Đề cương ôn tập học phần: dân số và hệ sinh thái nhân văn

Với người H'mông, quản lý lửa rừng trong mùa đốt rẫy là việc hết sức hệ trọng. Họ hiểu rõ mất rừng là không có nước, hết củi đốt, mất đất để phát triển nương rẫy trong các vụ sau. Do vậy, họ có luật ngăn cấm việc đốt rẫy tràn lan mà họ khuyến khích làm rẫy gần nhau để "thú rừng ăn không nổi, sâu bọ phá không xuể.". Qua tập tục của người H'mông cho thấy, đây là một kho tư liệu quý phản ánh nhiều khía cạnh của xã hội truyền thống người H'mông. Đó là kinh nghiệm cổ truyền trong sản xuất, trong bảo vệ nương rẫy và sử dụng tài nguyên rừng. Điều quan trọng nữa là kinh nghiệm sản xuất này được đặt ngay trong các "hành lang pháp luật truyền thống" dễ thi hành. được dân tự nguyện tham gia và tự kiểm soát.

doc17 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học phần: dân số và hệ sinh thái nhân văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không kiểm soát được. Từ đó các giải pháp mà họ đưa ra thường sai lệch, phản khoa học. 2. Thuyết quá độ dân số: Đây là thuyết nghiên cứu sự biến đổi dân số qua các thời kỳ dựa vào những đặc trưng cơ bản của động lực dân số. Thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở hiện tượng biến đổi dân số diễn ra ở Châu Âu bắt đầu từ thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Trên cơ sở thay đổi mức sinh và mức tử theo thời gian, quá độ dân số được chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (1750 - 1800): Mức sinh và mức tử đều tương đối cao, gia tăng tự nhiên thấp. - Giai đoạn 2 (1800 - 1875): Mức sinh và mức tử tiếp tục cao, gia tăng tự nhiên rất cao dẫn đến dân số tăng nhanh. - Giai đoạn 3 (1875 - 1950): Mức sinh giảm, mức tử tiếp tục giảm đến mức thấp nhất, tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần. - Giai đoạn 4 (1950 - 1975): Mức sinh và mức tử đều ở mức tương đối thấp, tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp dẫn đến dân số ổn định. Trong 4 giai đoạn nói trên thì giai đoạn 2 và 3 là các giai đoạn trung gian. Các giai đoạn quá độ dân số ở các nước không hoàn toàn giống nhau. Giai đoạn quá độ dân số bị kéo dài hay rút ngắn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước hoặc nhóm nước. Thực chất con người có thể điều khiển quá trình quá độ dân số bằng những biện pháp khác nhau. Mô hình trên được gọi là mô hình dân số kinh điển. Căn cứ mô hình này có thể thấy được sự phát triển của dân số thế giới nói chung và của mỗi nước hoặc nhóm nước nói riêng đang ở giai đoạn nào. Theo lý thuyết này, tiến trình dân số của mỗi nước đều trải qua 3 thời kỳ: Thời kỳ trước quá độ; thời kỳ quá độ và thời kỳ sau quá độ. Trong bất cứ thời kỳ nào, mức sinh và mức tử đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến động dân số. 3. Học thuyết Mác - Lênin về dân số: Trong các tác phẩm kinh điển về duy vật lịch sử, Mác - Ăngghen và Lênin đã đề cập nhiều tới vấn đề dân số. Nội dung cơ bản của học thuyết này bao gồm những điểm chính sau đây: - Mỗi hình thức kinh tế - xã hội có quy luật dân số tương ứng với nó. Đây là luận điểm quan trọng hàng đầu của học thuyết Mác - Lênin về dân số. - Sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cư suy cho cùng là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Sản xuất vật chất quyết định sự sống của xã hội và của con người, là cơ sở cho việc tái sản xuất con người. Tái sản xuất con người là tiền đề của sản xuất vật chất, không có con người thì không thể có bất kỳ hình thức sản xuất nào. Chỉ khi nào quá trình tái sản xuất con người ở mức độ hợp lý thì xã hội mới phát triển, chất lượng cuộc sống mới được nâng cao. - Căn cứ vào những điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội, mỗi quốc gia phải có trách nhiệm xác định số dân tối ưu để đảm bảo sự hưng thịnh cho đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Như vậy việc xác định quy mô dân số hợp lý đối với lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng. Cần điều chỉnh dân số như việc điều chỉnh việc phát triển kinh tế thì xã hội mới thật sự ổn định. - Con người có đủ khả năng để điều khiển các quá trình dân số theo mong muốn của mình nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phải xác định tốc độ phát triển dân số thích hợp và đưa ra một phương thức tốt nhất tác động đến quá trình tái sản xuất dân cư. Câu 2: Tính quy luật của sự phát triển dân số? Quy trình phát triển dân số, thực chất là tái sản xuất dân cư, chịu ảnh hưởng của nhiều quy luật, trong đó có quy luật sinh học và quy luật kinh tế - xã hội. Quá trình này có một số quy luật nhất định, mà chủ yếu là các quy luật về mặt xã hội. - Tính quy luật giữa người sản xuất và người tiêu thụ trong bản thân mỗi con người. Trong mỗi con người cụ thể bao gồm hai khía cạnh: sản xuất và tiêu thụ. Khác với loài vật, mỗi con người là một thực thể xã hội, có ý thức và khả năng lao động sáng tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của chính mình và của xã hội. Với tư cách là người sản xuất, con người có khả năng lao động để tìm ra của cải vật chất, suy rộng ra nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Con người lại là người tiêu thụ những sản phẩm được lấy ra trong xã hội, suy rộng ra dân cư là thị trường tiêu thụ rộng lớn của xã hội. Hai khía cạnh trên ở mỗi con người không phải bao giờ cũng song song tồn tại, có thể hiểu: Sự tiêu thụ của con người mang tính chất tuyệt đối, còn sự lao động mang tính chất tương đối. Tính chất tuyệt đối, vĩnh viễn về sự tiêu thụ của con người là điều thể hiện rất rõ ràng. Con người sản xuất, ngược lại, chỉ có tính chất tương đối. Từ quy luật này có thể thấy rằng, khi nền sản xuất phát triển chậm, năng suất lao động thấp, chất lượng cuộc sống hạn chế thì sự tăng nhanh dân số có nghĩa là tăng thêm số lượng người tiêu dùng, mối quan hệ cung và cầu bị phá vỡ, việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước sẽ chịu những sức ép lớn vấn đề dân số. - Tính quy luật giữa phương thức sản xuất và sự phát triển dân số. Mỗi phương thức sản xuất trong lịch sử phát triển của nhân loại đều có những quy luật riêng về dân số. Nói cách khác, phương thức sản xuất ra sao thì sẽ có quy luật dân số tương ứng như thế. Quy luật nào cũng chỉ có giá trị trong phạm vi của phương thức sản xuất đó mà thôi. Trình độ, năng suất lao động xã hội và bản chất mối quan hệ xã hội quyết định quá trình phát triển dân số. Quan hệ sản xuất cũng tác động mạnh mẽ đến việc tái sản xuất dân cư. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất có một phương thức kết hợp giữa lực lượng lao động với tư liệu sản xuất và phương thức phân phối của cải vật chất. Điều này được thể hiện rõ trong các hình thức kinh tế - xã hội. Ngoài vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng (cơ sở kinh tế), thì thượng tầng kiến trúc (chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học, giáo dục...) cũng có những tác động quan trọng đến tái sản xuất dân cư. Trong điều kiện cụ thể, phương thức sản xuất có thể thúc đẩy hoặc giảm bớt sự gia tăng dân số. - Ảnh hưởng của sự biến động dân số đối với sự phát triển xã hội. Sự biến động dân số không phải là nhân tố quyết định đối với sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tiến trình phát triển, đặc biệt là đến năng suất lao động xã hội. Nhìn chung, năng suất lao động xã hội là thước đo mức độ hợp lý hay không hợp lý của tốc độ gia tăng dân số của quá trình tái sản xuất dân cư trong mỗi xã hội ở 1 giai đoạn nào đó. Nhìn chung, nền kinh tế càng phát triển thì nhịp độ gia tăng dân số càng chậm lại. Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, dân số tăng chậm, thậm chí ở một số quốc gia dân số không tăng mà còn giảm đi, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội; ngược lại, ở phần lớn các nước đang phát triển, dân số vẫn tăng với nhịp độ cao, gây mất cân đối giữa tốc độ phát triển kinh tế và sự tăng dân số. Tuy nhiên, tình hình phát triển dân số không phải lúc nào cũng phản ánh đúng bản chất chế độ xã hội. Điều này được lý giải ở chỗ sự phát triển dân số còn chịu sự tác động của hàng loạt nhân tố khác... Câu 3: Kết cấu xã hội? Kết cấu xã hội là tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ được phân chia theo các tiêu chuẩn xã hội khác nhau như lao động, nghề nghiệp, trình độ văn hóa. Trong dân số học, việc nghiên cứu kết cấu xã hội có ý nghĩa rất quan trọng vì thế mà kết cấu xã hội ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động của toàn xã hội. Kết cấu xã hội bao gồm kết cấu theo lao động, kết cấu theo nghề nghiệp, kết cấu theo trình độ văn hóa. 1. Kết cấu dân số theo lao động: Dân số theo lao động chủ yếu là dân số hoạt động. Đó là những người có thể lao động bao gồm: những người có việc làm hưởng lương; những người đang tìm việc làm (không tính người hưu trí, nội trợ, quân nhân, sinh viên, học sinh). Bộ phận dân số hoạt động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân được gọi là hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động thường được phân chia vào các khu vực lao động. Ứng với một khu vực có một lượng lao động nhất định. Trên cơ sở của tính chất sản xuất, người ta chia ra 3 khu vực sản xuất chính: (1) - Khu vực 1: nông - lâm - ngư nghiệp; (2) - Khu vực 2: công nghiệp và xây dựng; (3) - Khu vực 3: thương nghiệp, giao thông, hành chính, giáo dục, y tế, dịch vụ... Tính chất nền sản xuất phản ánh tình hình xã hội của một quốc gia và thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. * Dựa vào quan hệ sản xuất có ba khu vực: (1) - Khu vực nhà nước; (2) - Khu vực tập thể; (3) - Khu vực gia đình (tư nhân). * Dựa vào thời gian ra đời có hai khu vực: (1) - Khu vực lao động cổ truyền: nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ...; (2) - Khu vực lao động hiện đại: công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ... 2. Kết cấu dân số theo nghề nghiệp: Kết cấu dân số theo nghề nghiệp là tập hợp nhóm người lao động được sắp xếp theo nghề nghiệp khác nhau. Ví dụ: công nhân, viên chức, trí thức, nông dân... Kết cấu theo nghề nghiệp phản ánh trình độ phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì sự phân công lao động càng sâu, có nghĩa là số lượng ngành nghề càng tăng. 3. Kết cấu dân số theo trình độ văn hóa: Kết cấu dân số theo trình độ văn hóa là tập hợp các nhóm người được xếp theo trình độ văn hóa. Kết cấu này phản ánh trình độ học vấn của đất nước, thể hiện gián tiếp để biết được tình hình, khả năng phát triển kinh tế xã hội của đất nước đó. Để xây dựng kết cấu dân số theo trình độ văn hóa người ta phải thống kê các chỉ số sau: (1) - Số lượng người mù chữ; (2) - Số lượng người đi học các cấp; (3) - Số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật; (4) - Số lượng công nhân kỹ thuật lành nghề. Trong đó, số lượng người đi học các cấp, số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và số lượng công nhân kỹ thuật lành nghề là những chỉ số được quan tâm nhất vì đây là lực lượng lao động quan trọng, có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Câu 4: Chất lượng cuộc sống? Mối quan hệ của chúng với sự phát triển dân số? * Chất lượng cuộc sống: Chất lượng cuộc sống là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, thực phẩm, vui chơi giải trí... cho nhu cầu của con người. Các điều kiện này làm cho con người dễ dàng đạt được sự hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Chất lượng cuộc sống cao là đặc trưng cơ bản của một xã hội văn minh, có trình độ phát triển cao về nhiều mặt. Tuy nhiên, khái niệm chất lượng cuộc sống thay đổi tùy theo quan niệm văn hóa xã hội và truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng và của từng cá nhân trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Ở các nước khác nhau thì chất lượng cuộc sống khác nhau; trong một quốc gia, chất lượng cuộc sống ở các vùng cũng không giống nhau. Có thể nói, chất lượng cuộc sống là tầm văn minh của một dân tộc. Nếu sự gia tăng dân số không có kế hoạch sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số của chất lượng cuộc sống dẫn đến làm giảm chất lượng cuộc sống. * Mối quan hệ của chất lượng cuộc sống với sự phát triển dân số: Chất lượng cuộc sống có mối quan hệ rất chặt chẽ với sự phát triển dân số. Nếu dân số phát triển một cách hợp lý thì chất lượng cuộc sống mới được đảm bảo và nâng cao. Nếu dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép với chất lượng cuộc sống, từ đó gây ra những tiêu cực tới chất lượng cuộc sống như: (1) - Tạo ra sự nghèo khổ; (2) - Thiếu lương thực, thực phẩm; (3) - Gây sức ép lên giáo dục, y tế; (4) - Gây sức ép lên tài nguyên thiên nhiên. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tăng dân số và chất lượng cuộc sống như sau: Dân số tăng nhanh Kinh tế văn hóa kém phát triển Thừa lao động, thiếu việc làm ↑ ↓ Năng suất lao động thấp Khai thác TN quá mức, MT suy giảm ↑ ↓ Sức khỏe kém, bệnh tật tăng, tuổi thọ thấp ← Nghèo đói, mù chữ, xã hội phân hóa giàu nghèo Tệ nạn xã hội phát triển, trật tự an ninh rối loạn * Một số chỉ số của chất lượng cuộc sống chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển dân số: + Sự phát triển kinh tế - xã hội: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng trực tiếp đến tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người (GNP/người). Các nước đang phát triển là những nước lạc hậu, chủ yếu dựa vào đời sống nông nghiệp, công cụ lao động thô sơ dẫn đến năng suất lao động thấp, dẫn đến mức sống thấp. Các nước phát triển thì ngược lại, chất lượng cuộc sống cao. + Lương thực - thực phẩm: Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lương thực - thực phẩm tăng. Mặt khác, cơ thể cần được thường xuyên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để bù đắp lại năng lượng đã chi phí trong các hoạt động sống và lao động, đồng thời để đáp ứng việc xây dựng cơ thể trong việc tạo các tế bào mới để đảm bảo sự phát triển. + Công ăn việc làm: Tốc độ gia tăng dân số cao ở các nước đang phát triển làm gia tăng người lao động. Ở những nước này, có nguồn lao động dồi dào nhưng vốn đầu tư để mở mang sản xuất và xây dựng cơ bản lại ít dẫn đến thừa lao động. + Giáo dục: Giáo dục là một trong những chỉ số cơ bản nói lên chất lượng cuộc sống. Giáo dục đảm bảo trình độ học vấn - phản ánh trình độ văn minh của xã hội và là điều kiện cần và đủ để con người phát triển toàn diện. Dân số tăng nhanh, không cân đối với tỷ lệ phát triển kinh tế - xã hội sẽ không có khả năng và điều kiện đầu tư thích đáng cho giáo dục. + Sức khỏe và dịch vụ y tế: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như: Tuổi thọ trung bình thấp; Tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao; Quy mô gia đình bị ảnh hưởng. Dân số tăng nhanh cũng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, thiếu nước sạch, ảnh hưởng đến điều kiện phục vụ và dịch vụ y tế. + Nhà ở, sinh hoạt, giao thông và các dịch vụ xã hội khác: Dân số tăng nhanh làm tăng nhu cầu nhà ở và các công trình công cộng như trường học, bệnh viện dẫn đến hiện tượng lấn chiếm đất trồng trọt, diện tích đất canh tác giảm xuống. Bên cạnh đó là nước sạch, giao thông... Câu 5: Quan hệ giữa sinh thái và hệ xã hội? - Hệ sinh thái là một hệ chức năng, bao gồm các nhân tố vô sinh và sinh vật luôn luôn tác động tương hỗ với nhau làm thành một hệ thống động thái thống nhất. Hệ sinh thái là một khái niệm rộng và linh hoạt, vì thế có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có mối quan hệ tương hỗ giữa các sinh vật và môi trường, có sự trao đổi vật chất, thông tin và năng lượng giữa chúng với nhau, thậm chí chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Hoạt động của hệ sinh thái tuân theo các quy luật chung của lý thuyết hệ thống. Nó được xác định như một tập hợp các đối tượng, hoặc các thuộc tính liên kết bằng nhiều mối tương tác. Lý thuyết hệ thống được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học giúp cho sự hiểu biết và giải thích các mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần trong hệ thống. Trong hệ sinh thái các thành phần sống và không sống luôn luôn liên hệ với nhau và không ngừng trao đổi nguyên liệu thông qua chu trình vật chất và năng lượng. Trong các thành phần của hệ sinh thái thì khí quyển, đất, nước là những nguyên liệu sơ cấp, còn động vật, thực vật và vi sinh vật là những tác nhân vận chuyển và là những bộ máy trao đổi vật chất và năng lượng. Chúng được đặc trưng bằng mối quan hệ năng lượng giữa sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng, thông qua xích thức ăn và mạng lưới thức ăn. - Hệ xã hội được hình thành trên các yếu tố: dân tộc, khoa học - kỹ thuật, phong tục tập quán, văn hóa xã hội, chuẩn mực đạo đức, thể chế và cơ cấu xã hội... Văn hóa loài người bao gồm nhiều mức độ khác nhau về kỹ thuật, tiếng nói, tín ngưỡng, tổ chức xã hội... Kết quả của quá trình tiến hóa đã hình thành nên xã hội loài người. Khái niệm xã hội là bao gồm tất cả các sản phẩm khác nhau của văn hóa con người ở mức độ quần thể. Đó là các sản phẩm của lao động, là tổ chức xã hội, các hoạt động xã hội; đó cũng bao gồm các sản phẩm văn hóa như trí thức, kỹ thuật... Xã hội loài người do nhu cầu phát triển mà kiểm tra, điều khiển các quá trình tự nhiên. Đặc điểm của mối quan hệ đó không chỉ con người không thể tồn tại thiếu tự nhiên mà tự nhiên cũng không thể tiếp tục tồn tại mà không có tác động của trí tuệ và sự điều khiển của con người. Sinh thái nhân văn là khoa học xã hội - tự nhiên được kết hợp một cách biện chứng như một hệ thống động thái thống nhất và hữu cơ giữa các điều kiện tự nhiên và xã hội. Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội là mối quan hệ biện chứng mà trong đó sự thay đổi của hệ thống này trực tiếp ảnh hưởng đến cơ cấu và chức năng của hệ thống kia. Câu 6: Nội dung của phát triển bền vững miền núi? Vùng miền núi Việt Nam có những điều kiện sinh thái phức tạp, văn hóa truyền thống phong phú, tài nguyên thiên nhiên đa dạng... Đối với hệ sinh thái nông nghiệp thì bền vững được xem là khả năng duy trì được năng suất mùa màng kể cả khi bị sức ép nặng nề hay các cú sốc. Trong phân tích, đánh giá tính bền vững của các hệ sinh thái thường đề cập đến sự tương hợp giữa ba khối nhân tố: sinh thái, kinh tế, xã hội. Ba khối nhân tố này tương tác với nhau trong một hệ thống hoàn thiện và được thể hiện qua các đặc tính: năng suất, bền vững, ổn định, công bằng, hợp tác và thích nghi. Như vậy, đối với vùng miền núi, việc xây dựng một nên nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sinh học, đặc điểm tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội của từng vùng cụ thể. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, những nội dung sau đây cần thiết cho sự phát triển bền vững cần phải được chú ý: - Tăng cường sử dụng các giống cây trồng mới kháng sâu bệnh; sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh một cách hợp lý. Phát triển nhanh chóng chăn nuôi, sử dụng nhiều phân hữu cơ hơn. - Bảo đảm tái sinh rừng và trồng rừng. Tác dụng đến điều tiết khí hậu, làm sạch môi trường, chống lũ lụt, bảo đảm nguồn sinh thủy cho các dòng sông. - Lựa chọn và phổ biến các loại hình sử dụng đất thích hợp. Cần phải đa dạng hóa cây trồng, phổ cập các biện pháp canh tác nông - lâm kết hợp... - Đầu tư theo chiều sâu, thâm canh tăng vụ để đạt sản lượng cao trên đơn vị diện tích kết hợp chặt chẽ với chế biến nông - lâm sản. Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồi núi rất quan trọng và phải tiến hành thận trọng. - Ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới về giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, phân bón, bảo vệ thực vật, kỹ thuật cach tác... - Quan điểm kết hợp kinh tế với yếu tố xã hội và môi trường. Bản chất là tìm ra loại hình sử dụng đất bền vững, phát triển loại cây trồng thích hợp trên đất dốc. - Phát triển và thâm canh ruộng nương bậc thang có hiệu quả, thực hiện theo phương thức nông - lâm kết hợp. Câu 7: Con người trong thiên nhiên và trong vũ trụ, truyền thống của con người Việt Nam? Theo quan niệm truyền thống, khi bàn đến các bậc vĩ nhân là người ta thường nói đến núi - sông, nói đến non nước kỳ vỹ. Quan niệm như vậy phảng phất có ý nghĩa phong thủy bởi vì hoạt động của con người là biểu hiện "khí vận hành" của đất trời, một lý giải có tính chất truyền thống gắn liền con người với thiên nhiên. Những con người như Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... là "tinh khí" của đất trời, giống như "địa linh sinh ra nhân kiệt". + Trong thơ văn: Các sỹ phu ngày xưa rất coi trọng thiên nhiên. Thiên nhiên, nói cách khác là phong cảnh núi, sông, trời, biển... là đề tài vô tận của các nhà thơ xưa. Chỉ có những tấm lòng coi trọng thiên nhiên, quý thiên nhiên thì thật sự mới làm nên được những vần thơ bất hủ... Thiên nhiên trong thơ văn cũng có tâm hồn, có sức sống như một nhân vật. + Trong nghệ thuật tạo hình: Cụ thể là trong hội họa, điêu khắc, người Việt rất thích phong cảnh núi sông, chim muông, thú vật. Hình tượng tứ linh (long, ly, quy, phượng) rất phổ biến. Những bức tranh tứ bình, tứ quý (xuân, hạ, thu, đông) hay tùng, trúc, cúc, mai, hay tranh hoa, chim, gà, lợn, cá chép... đâu đâu cũng có. Tranh thủy mặc hay tranh sơn thủy cũng rất được ưa chuộng, với cảnh tượng là thiên nhiên tươi đẹp, ấm áp, không nhộn nhịp mà hết sức tinh tế, yên tĩnh, con người hòa nhập vào thiên nhiên, con người và thiên nhiên nằm trong một thể thống nhất. + Trong kiến trúc: Quan điểm kiến trúc truyền thống của người Việt Nam là một khung cảnh có rừng núi, có sông nước với bầu không khí tĩnh mịch, lắng đọng. Chẳng hạn như đình, chùa, miếu, nhà thờ và những kiến trúc có tính chất tôn giáo... + Phong tục và tín ngưỡng: Phong tục và tín ngưỡng của người Việt Nam về đất nước, cây con cũng khá đặc sắc. Nhiều vùng có các tục lệ "hạ điền", thờ thần cây, thần đất, thần nước, thần núi, thần sông... có các hương ước bảo vệ cây cối, đất đai... Ngày hội là nét văn hóa, nét sinh hoạt đẹp của văn minh truyền thống Việt Nam. Ngày hội cũng là điều kiện tạo dựng một môi trường giao tiếp tình cảm, trí tuệ, tài năng của người dân. + Trong vũ trụ quan của người Việt cũng như ở một số nước Á Đông, ba yếu tố "thiên - địa - nhân" thì yếu tố "thiên" là thứ nhất. Ở người Việt thường chú ý đến các mối quan hệ, thường hay dùng cặp phạm trù "thiên - nhân" để khảo sát thiên nhiên và xã hội. Trong quan hệ "thiên - nhân" theo quan điểm phương Đông là hợp nhất, là tương cảm. Trong mối quan hệ đó, thế ứng xử của con người phải giữ mối hài hòa, tạo thế cân bằng, tôn trọng thiên nhiên. Không thể cho rằng quan niệm truyền thống về quan hệ giữa con người với thiên nhiên của người Việt Nam đã hoàn chỉnh khoa học cân bằng sinh thái. Thậm chí trong quan niệm về thiên nhiên vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm, thần bí. Ví dụ: thuyết "phong thủy", "mạch đất", quan niệm "đất có thổ công, sông có hà bá, rừng núi có sơn thần, thổ địa"... là tư tưởng thần thánh hóa, tôn giáo hóa lực lượng thiên nhiên. Có thể cho rằng đó là mặt tiêu cực nhưng khách quan là có lợi cho việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nhìn chung, quan niện truyền thống của người Việt về quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong thẩm mỹ và vũ trụ quan triết học không phải là đối lập mà ngược lại cho rằng: người với thiên nhiên là một chỉnh thể. Người Việt Nam vốn có tinh thần cộng đồng sâu sắc, cái cá thể thường nằm trong cái quần thể. Bảo vệ môi trường vốn không phải chỉ môt vùng nhỏ hẹp mà còn phải được mở rộng ra khu vực cả quốc gia và hơn nữa. Tinh thần cộng đồng quần thể đó cần phải được phát huy trong công cuộc bảo vệ môi trường thiên nhiên và nhân văn hiện tại và sau này như một thành tố trong luân lý học sinh thái. Câu 8: Hệ quả của triết lý: "Nhân định thắng thiên"? Khi ý thức dân tộc lên cao, nhất là sau những cuộc chống xâm lược thành công, với ý thức "thế thiên hành đạo", người nông dân tưởng rằng "nhân định có thể thắng thiên". Thật ra triết lý này cũng góp phần phát huy năng động chủ quan của con người trong sự tương quan với sinh thái. Nghiêng đồng đổ nước ra sông là một ví dụ. Trong thời gian ngắn mà gần như 100% tập thể hóa, dĩ nhiên là có nhiều nguyên nhân, nhưng cũng đã có phần đóng góp của triết lý này. Điều đó đã để lại một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, vẫn được nông dân bảo vệ sau khi hợp tác xã tan rã... Triết lý "nhân định thắng thiên" quan niệm người là hoa của đất, cho nên nhiều việc làm chỉ tính đến việc được hay không mà không tính đến hiệu quả về kinh tế. Ví dụ việc đưa cây chè, cây cà phê trồng ở vùng đồng bằng... Triết lý "nhân định thắng thiên" thường dẫn đến nhiều hành động không phù hợp với quy luật khách quan, mà thường là trường hợp được khái quát là "điếc không sợ súng". Thiệt hại này thường lớn trong điều kiện thịnh hành tư tưởng bao cấp, xem "tiền là vỏ hến", "nước sông công lính" cố làm cho kỳ được. Phải có những trả giá quá đắt, lúc đó người ta mới tỉnh ngộ. Ngoài ra, một số cá nhân còn cho rằng, việc không thành là do khuyết điểm duy ý chí. Thật ra về mặt triết lý, duy ý chí có chung nguồn gốc rễ với duy tâm chủ quan. Trong sự vươn lên hiện nay, tuy có nhiều cố gắng, nhưng vì ảnh hưởng của triết lý "nhân định thắng thiên", cho nên nó như một thứ "lạt mềm buộc chặt", đẩy người ta vào chỗ dùng những phương pháp lạc hậu để chiến thắng nền văn hóa đói nghèo. Thực ra cái mới trong triết lý hiện nay là sự thừa nhận những kinh nghiệm truyền thống dựa trên những lý giải khoa học, để cho người nông dân tự mình biết suy nghĩ ngay trên mảnh đất của chính mình trong điều kiện mới. Câu 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong? Tử vong do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến. Đó là các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Có thể phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong thành các nhóm như sau: + Chế độ xã hội: Nếu chế độ xã hội nhân đạo, ưu việt, tỷ lệ tử giảm do có nhiều phương tiện chăm sóc sức khỏe. Bao gồm chế độ dinh dưỡng, công tác y tế và ứng dụng các tiến bộ y học. - Dinh dưỡng: Thức ăn và dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính gây chết ở nhiều nước đang phát triển. Suy dinh dưỡng làm xuất hiện một số bệnh, giảm sức đề kháng của cơ thể, dễ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng dẫn đến tăng tử vong ở trẻ em và trẻ sơ sinh. - Bệnh tật: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển. Bệnh chủ yếu ở các nước đang phát triển là nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, suy dinh dưỡng...; các nước phát triển là tim mạch, ung thư, hô hấp, tiêu hóa... - Công tác y tế: Là các công tác như vệ sinh môi trường công cộng, cung cấp nước sạch, mở rộng và tăng cường dịch vụ y tế, giáo dục sức khỏe cộng đồng; các tiến bộ y học như tiêm phòng vacxin, các kỹ thuật miễn dịch góp phần ngăn chặn dịch bệnh làm giảm tỷ lệ tử vong. + Chiến tranh: Chiến tranh là yếu tố làm mức độ tử vong gia tăng nhanh chóng. Chỉ tính riêng chiến tranh thế giới thứ II đã có hơn 50 triệu người bị chết. Sau chiến tranh còn kéo theo chết đói, chết rét, dịch bệnh... + Tai nạn thiên nhiên: Bão lụt, động đất, núi lửa, sóng thần... Các tai nạn thiên nhiên kể trên cũng gây nên những hậu quả lớn, làm chết nhiều người. Ví dụ năm 2004, sóng thần ở Indonesia đã làm chết hơn 300.000 người... + Tai nạn lao động: Khi dân số tăng nhanh, ở nhiều nơi đời sống xã hội còn thấp, khoa học kỹ thuật kém phát triển dẫn đến hiểu biết kém do đó xảy ra nhiều tai nạn lao động. + Tai nạn giao thông: Hiện nay tai nạn giao thông ngày càng tăng do các phương tiện cơ giới tăng lên, lưu lượng đi lại lớn trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp thời cũng như ý thức của người tham gia giao thông chưa tự giác thực hiện luật lệ giao thông. + Ô nhiễm môi trường: Do sự phát triển công nghiệp không có kế hoạch và đô thị hóa nhanh dẫn đến nhiều bệnh tật ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Việc ăn những chất độc hại, thở những khí độc hại hoặc lối sống và nhịp độ công việc không phù hợp với sinh lý cơ thể đều là những nguyên nhân cho con người mắc bệnh và tử vong. Câu 10: Dân số, tri thức địa phương, kết hợp tri thứ địa phương với tri thức khoa học? Dân số với mật độ và sự phân bố dân cư là nhân tố cực kỳ quan trọng, quyết định sự tác động của hệ thống xã hội lên hệ sinh thái. Mật độ dân số cao sẽ gây tác động lớn hơn đến môi trường so với mật độ dân số thấp. Sự phân bố dân cư, đặc biệt là tỷ lệ trẻ em và người già là nhân tố quan trọng trong quan hệ thống nhất giữa xã hội và môi trường. Tốc độ dân số tăng nhanh và tỷ lệ tử vong lại thấp làm cho tỷ lệ người ăn theo rất cao, vẫn gây nên tình trạng thiếu lao động. Tri thức địa phương có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu sinh thái nhân văn. Người địa phương đã sống trong mối liên hệ mật thiết với môi trường qua hàng chục năm, là nguồn thông tin vô giá về cấu trúc động thái hệ sinh thái nông thôn. Theo Đacuyn: tri thức của người nông dân đã được thử thách qua áp lực chọn lọc mạnh mẽ và lâu dài. Tri thức địa phương không giống với tri thức khoa học, nó được hình thành chủ yếu dựa vào sự tích lũy mò mẫm chứ không phải dựa vào những thử nghiệm mang tính khoa học và có hệ thống. Tri thức địa phương rất có ích trong việc xác định các vấn đề, có hạn chế ảnh hưởng đến việc quản lý hệ sinh thái. Nó cũng có giá trị như một nguồn thông tin có xu hướng lâu dài và những sự cố bất thường mà có thể chúng không thể xảy ra trong khoảng thời gian các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu ở địa phương đó. Tuy nhiên, sự hiểu biết nhân quả của người địa phương thường khó mà sánh được với khái niệm khoa học. Việc thu thập tri thức địa phương không dễ dàng, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn phải tìm hiểu và học hỏi, sử dụng nó như một nguồn ý tưởng và giả thuyết và kiểm tra giả thuyết đó trong khuôn khổ của khoa học hiện đại. Bằng việc học hỏi để kế thừa tri thức địa phương, có thể làm tăng thêm khả năng thu thập số liệu của các nhà khoa học. Nếu nhà khoa học biết phối hợp với người địa phương để nghiên cứu hệ tài nguyên địa phương thì số liệu họ thu thập được về quản lý hệ sinh thái sẽ có giá trị về nhiều mặt. Câu 11: Môi trường và tài nguyên trong phát triển? Môi trường theo nghĩa chung nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Khái niệm chung như vậy được cụ thể hóa đối với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu. Đối với cơ thể sống thì môi trường sống là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đối với con người thì môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và những cộng đồng con người. Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên có thể phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội. Trong sử dụng cụ thể thì tài nguyên được phân loại theo các dạng như tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật... Theo khả năng tái tạo, tài nguyên lại được phân loại thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được... Trong phát triển, môi trường và tài nguyên được gắn với nhau, song song nhau. Đề cập đến môi trường là phải đề cập đến tài nguyên. Việc bảo vệ môi trường cũng có nghĩa là phải bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong môi trường. Môi trường ô nhiễm thì tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng; ngược lại, tài nguyên thiên nhiên mà cạn kiệt thì môi trường sẽ bị suy thoái nghiêm trọng. Hiện nay, nước ta có Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao nhiệm vụ thường trực Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước, Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản, Ban Chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường... nhằm quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống cho nhân dân, cho đất nước. Câu 12: Các mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển? Phát triển kinh tế - xã hội gọi tắt là phát triển, là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Phát triển là xu thế tự nhiên của mỗi cá nhân con người hoặc cộng đồng loài người. Đối với mỗi quốc gia, quá trình phát triển phải nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định, tiêu biểu cho sức sống vật chất và tinh thần của người dân trong quốc gia đó. Giữa môi trường và phát triển đương nhiên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển. Đối với mỗi vùng nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung, luôn tồn tại song song hai hệ thống: hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường. Hệ thống kinh tế - xã hội cấu thành bởi các thành phần sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo nên một dòng nguyên liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa, phế thải, lưu thông giữa các phần tử cấu thành hệ. Hệ thống môi trường với các thành phần môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Khu vực giao giữa hai hệ tạo thành môi trường nhân tạo. Khu vực này thể hiện tất cả mối quan hệ giữa phát triển và môi trường. Môi trường thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế... Các hoạt động phát triển luôn có hai mặt lợi và hại, bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt. Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với đời sống và sản xuất của con người. Chiến lược phát triển 10 năm lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc đã đề cập đến mối quan hệ giữa phát triển với môi trường, dân số, tài nguyên thiên nhiên... Những tư tưởng về "tiếp cận tổng hợp về môi trường và phát triển", "phát triển một cách có thể duy trì và phù hợp với môi trường"... đã nêu ra một cách rõ ràng. Điều này đã trở nên hiển nhiên đối với tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển, là mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường phải được gắn bó với nhau trong xây dựng mục tiêu, xác định chiến lược, kế hoạch hóa, cũng như điều hành và quản lý thực hiện các mục tiêu đó. Câu 13: Phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa? Kiến thức bản địa còn được gọi là kiến thức truyên thống hay kiến thức địa phương. Một số nhà nghiên cứu có sự phân biệt sự khác nhau ở một số khía cạnh của ba thuật ngữ trên, nhưng ở đây, cả ba khái niệm trên được xem như gần đồng nghĩa. Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định. Hiện nay chưa có một phương pháp nghiên cứu bản địa nào hoàn chỉnh. Tuy vậy, phần lớn các nhà nghiên cứu đều sử dụng các phương pháp điều tra nhanh nông thôn để thu thập và phân tích kiến thức bản địa. Việc sử dụng các phương pháp điều tra nông thôn cho nghiên cứu này là do chúng đáp ứng được cả khía cạnh kỹ thuật lần kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để nghiên cứu kiến thức bản địa, người đi thu thập phải có nhiều hiểu biết sâu hơn về kỹ thuật lẫn xã hội, so với các điều tra kinh tế xã hội nói chung. Hiện tại gần đây, phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa được kết hợp từ hai phương pháp là phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA = Rapid Rural Apraisal) và phương pháp điều tra có người dân tham gia (PRA = Participatory Rural Apraisal) để khắc phục những hạn chế sau: - Việc xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn không tham khảo ý kiến của cộng đồng; các kết quả thường ít được thông tin lại cho những người đã chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng. - Các nghiên cứu, khảo sát kéo dài; nhiều kết luận và quyết định không phù hợp với thực tiễn, ít hiệu quả hoặc không thể chấp nhận về mặt văn hóa của nhân dân địa phương. Để điều tra thu thập và đánh giá kiến thức bản địa nên dùng cả hai phương pháp nói trên. Phương pháp RRA và PRA đã được nhiều tài liệu đề cập nhưng cần nhấn mạnh các nguyên tắc sau đây (do Louise G. đề nghị): - Sử dụng linh hoạt cả RRA và PRA, cho phép sửa đổi ít nhiều trong quá trình phỏng vấn và tiếp cận với nhân dân. - Kiểm tra nhanh kết quả bằng phương pháp lập tam giác kiểm tra chéo để khẳng định hay loại trừ kết quả vừa tìm được. - Kết hợp đa ngành để điều tra thực tế; phải đa dạng hóa những người cung cấp thông tin; kiến thức thu được phải được phối hợp lại để phân tích đánh giá về nhiều mặt kỹ thuật và xã hội. PRA được sinh ra từ RRA để giảm bớt các sức ép của RRA và để tạo thuân lợi cho nông dân sáng tạo, dựa trên cơ sở là họ đã cùng tham gia phát hiện hơn là khuyên bảo người bên ngoài mới đến. Những ai theo đuổi PRA cần phải thực nghiệm, phát hiện, thử thách qua các mô hình cụ thể để cải tiến công cụ PRA chính trong bản thân mình. Việc vận dụng thành công phương pháp PRA đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết của người nghiên cứu, rất công phu... Câu 14: Mối quan hệ giữa kiến thức bản địa, văn hóa và môi trường miền núi? Kiến thức bản địa còn được gọi là kiến thức truyền thống hay kiến thức địa phương. Một số nhà nghiên cứu có sự phân biệt sự khác nhau ở một số khía cạnh của ba thuật ngữ trên, nhưng ở đây, cả ba khái niệm trên được xem như gần đồng nghĩa. Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định. Kiến thức bản địa có nhiều đặc điểm nổi bật, trong đó chứa đựng nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những hạn chế do không còn phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội hiện đại. Nhìn chung, xét trong mối tương quan với văn hóa và môi trường miền núi, kiến thức bản địa có mối quan hệ với văn hóa và môi trường miền núi thể hiện qua các đặc điểm của kiến thức bản địa như sau: - Kiến thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong một cộng đồng địa phương nhất định. - Kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng địa phương - nơi đã hình thành và phát triển kiến thức đó. - Kiến thức bản địa do toàn thể cộng đồng sáng tạo ra qua lao động trực tiếp. - Kiến thức bản địa được lưu giữ bằng trí nhớ và được truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau. - Kiến thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương. - Kiến thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông thôn bền vững theo hướng người dân tham gia và ít tốn kém, góp phần bảo vệ môi trường miền núi... + Kiến thức bản địa có tính đa dạng cao vì nó được hình thành trong những điều kiện tự nhiên khác nhau và được mọi thành viên trong cộng đồng sáng tạo ra... đã làm cho hệ thống này hết sức phong phú. Tuy nhiên, kiến thức bản địa cũng có một số mặt hạn chế như sau: - Tính địa phương rất cao nên khó phổ cập rộng rãi cho các vùng khác. - Nhiều kiến thức bản địa ngày nay đã không còn phù hợp với hoàn cảnh xã hội và điều kiện môi trường hiện đại. Ngoài ra, hệ thống kiến thức bản địa cũng đang bị lãng quên và xói mòn nhanh chóng trong cơn lốc phát triển và biến đổi xã hội do nhiều nguyên nhân: Sự chiếm đoạt đất đai; Nền kinh tế hàng hóa thị trường; Sự tàn phá thiên nhiên, ô nhiễm môi trường; Sự thay đổi xã hội và gia đình; Thái độ của xã hội; Sự xói mòn của đa dạng văn hóa... Có thể thấy rằng, quý trọng và đánh giá đúng kiến thức bản địa là góp phần bảo vệ, duy trì văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam nói chung và văn hóa và môi trường của miền núi nói riêng. Câu 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh? Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, một số yếu tố tác động trực tiếp và một số yếu tố tác động gián tiếp. Tuy nhiên ta chỉ đề cập một số tác động sau đây. + Chi phí nuôi con và lợi ích của đứa con: Đối với người Tây Âu, vì phải chi phí cao cho việc nuôi con (ăn ở, học hành, quần áo, thuốc men...) cho nên các cặp vợ chồng phải cân nhắc có bao nhiêu người con vì cuộc đời họ gắn liền với công nghiệp, thời gian cho con rất ít. Lợi ích của con cái thể hiện rõ nhất ở các nước chậm và đang phát triển: - Con cái đem lại lợi ích cho gia đình (chủ yếu là về lao động). - Nhiều nước quan tâm đến việc "nối dõi tông đường"... + Tình trạng phụ nữ: Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng phụ nữ có vai trò quyết định: Trình độ học vấn; Danh vọng và tham gia công tác xã hội; Tiếng nói trong gia đình và trong xã hội; Quyền quyết định ly hôn và kết hôn;... Tuy nhiên có 2 chỉ số quan trọng nhất là trình độ học vấn và tham gia của họ vào công tác xã hội: Phụ nữ có học vấn cao thì mức sinh giảm hơn phụ nữ có học vấn thấp, học vấn góp phần giảm sinh sản thông qua tuổi kết hôn, tiếp thu quan niệm mới;... Tham gia công tác xã hội thì người phụ nữ cũng có tiếp xúc với những quan niệm mới. + Tỷ lệ chết của trẻ em và trẻ sơ sinh: Những nước có tỷ lệ trẻ em và trẻ sơ sinh chết cao thì mức sinh cao và ngược lại, những nước có tỷ lệ trẻ em và trẻ sơ sinh chết thấp thì mức sinh thấp... + Mong muốn về số con và có con trai: Gắn liền với các chuẩn mực xã hội, nhiều nước chậm và đang phát triển còn tồn tại các quan niệm: "đông con là nhà có phúc", "nhiều con là nhiều của"... ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm sinh đẻ. Theo điều tra cho biết, xu hướng thích hiện nay là "2 trai, 1 gái". Việc yêu thích con trai góp phần tăng mức sinh trong đó Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Triều Tiên thích con trai nhiều nhất bởi vì họ quan niệm: "Con trai nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, đảm bảo cho cha mẹ lúc về già...". + Tuổi kết hôn: Qua điều tra cho thấy, chậm kết hôn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm sinh. Chậm kết hôn sẽ rút ngắn thời gian có con để có thể trưởng thành hơn trong giai đoạn phát triển, giúp cho họ học hành. + Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ mới sinh để trẻ sinh trưởng và phát triển bình thường. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ chống vi khuẩn cho nên trẻ mới sinh phải cho bú đều đặn. Việc cho con bú cũng đồng thời có tác dụng làm chậm có kinh trở lại ở phụ nữ đảm bảo giãn khoảng cách giữa các lần sinh sản, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con. + Thu nhập: Những nước có thu nhập quốc dân và thu nhập đầu người cao thường có mức sinh thấp, ngược lại những nước có thu nhập thấp thì mức sinh lại cao. Vì vậy, việc nâng cao phúc lợi cũng là một biện pháp giảm khả năng sinh sản. + Chính sách dân số và quy mô gia đình: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức sinh thông qua hoạch định chính sách phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, các yếu tố khác quan niệm về truyền thống gia đình, quy mô gia đình như: "Con cái là lộc trời cho", "trời sinh voi sinh cỏ"... cũng có tác động tới mức sinh ở nhiều nước. Câu 16: Những hạn chế của kiến thức bản địa? Kiến thức bản địa còn được gọi là kiến thức truyên thống hay kiến thức địa phương. Một số nhà nghiên cứu có sự phân biệt sự khác nhau ở một số khía cạnh của ba thuật ngữ trên, nhưng ở đây, cả ba khái niệm trên được xem như gần đồng nghĩa. Kiến thức bản địa là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định. Kiến thức bản địa có nhiều đặc điểm nổi bật, trong đó chứa đựng nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó, kiến thức bản địa cũng có những hạn chế như sau: + Tính địa phương rất cao nên khó phổ cập rộng rãi cho các vùng khác nhau: Ví dụ: Người nông dân Nghệ An đã tạo ra giống cam Xã Đoài nổi tiếng, hay tại Phú Thọ có bưởi Đoan Hùng... Song các giống cây này chỉ thích nghi và có phẩm chất cao trong một vùng nhỏ hẹp quanh địa phương đã tạo ra nó. Khi chúng chuyển sang gây trồng ở vùng khác thì chất lượng thường bị suy giảm. Tại một vùng, một kỹ thuật canh tác có thể rất có giá trị nhưng không thể áp dụng cho làng bên cạnh do sự khác biệt về địa hình, thậm chí do tập tục... + Nhiều kiến thức bản địa ngày nay đã không còn phù hợp với hoàn cảnh xã hội và điều kiện môi trường hiện đại. Ví dụ: Phương thức canh tác rẫy; Phương thức du canh, du cư... + Kiến thức bản địa đang dần bị lãng quên và xói mòn nhanh chóng do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân nó là do nó biến đổi liên tục qua các thế hệ, cụ thể là kiến thức bản địa được lưu giữ bằng trí nhớ và truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau... Câu 17: Kết cấu theo độ tuổi của dân số? Kết cấu theo độ tuổi của dân số là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo độ tuổi nhất định. Trong dân số học, kết cấu theo độ tuổi được chú ý nhiều vì nó tổng hợp tình hình sinh - tử, khả năng phát triển của dân số và dự báo nguồn lao động của mỗi nước. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể phân chia dân số theo độ tuổi theo hai cách: + Độ tuổi có khoảng cách đều nhau: Sự chênh lệch về tuổi giữa hai độ tuổi kế tiếp nhau có thể là 1 năm, 5 năm, hoặc 10 năm (thường dùng khoảng cách 5 năm). + Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau, được chia thành ba nhóm: - Nhóm dân số trẻ (dưới độ tuổi lao động). - Nhóm dân số trưởng thành (trong độ tuổi lao động). - Nhóm dân số già (hết độ tuổi lao động). Các nước đang phát triển thường có kết cấu dân số trẻ: Từ 0 - 14 tuổi chiếm > 35%. Trên 60 tuổi chiếm > 10%. Kết cấu dân số trẻ có ưu điểm là có nguồn lao động dồi dào; việc tiếp thu những tri thức mới có nhiều thuận lợi. Tuy vậy, việc nuôi dưỡng, đào tạo và bố trí công việc thường gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn để mở mang sản xuất và xây dựng cơ bản nhằm tạo công ăn việc làm cho lớp trẻ. Các nước kinh tế phát triển thường có kết cấu dân số già: Từ 0 - 14 tuổi chiếm < 35%. Trên 60 tuổi chiếm > 10%. Kết cấu dân số già có ưu điểm là tỷ lệ phụ thuộc thấp, nền kinh tế phát triển ở mức cao. Tuy vậy, nguy cơ là thiếu nguồn lao động ở tương lai không xa. Bên cạnh đó, sự tiếp cận những tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ mới cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi người lớn tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn trong cộng đồng. Sự già hóa dân số còn làm cho tái sản xuất dân số thu hẹp dẫn đến giảm dân số. Câu 18: Tháp dân số? Tháp dân số (tháp tuổi) là biểu đồ biểu diễn thành phần nam và nữ, theo các độ tuổi trong một thời kỳ nhất định nhằm cụ thể hóa, phân tích dễ dàng cấu trúc dân số một nước, một lãnh thổ, một địa phương. Trên tháp tuổi, trục hoành thể hiện số lượng nữ giới một phía, phía kia chỉ số lượng nam giới (có thể tính bằng số lượng nguời hoặc tỷ lệ phần trăm trong tổng số dân); trục tung chỉ độ tuổi cho cả hai giới. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có kết cấu tuổi và giới khác nhau, thể hiện qua những hình tháp khác nhau. Có 3 kiểu tháp dân số điển hình: + Kiểu mở rộng (hình tam giác), còn gọi là tháp dân số trẻ: Đặc điểm: Đáy tháp rộng, càng lên cao càng hẹp nhanh. Điều này thể hiện mức sinh cao, tỷ lệ trẻ em cao, tỷ lệ người già thấp, tuổi thọ trung bình không cao. Đây là kiểu kết cấu dân số của các nước chậm phát triển, có dân số trẻ và tăng nhanh. Điển hình: Mêhicô, Ấn Độ... + Kiểu thu hẹp (hình chuông), còn gọi là tháp dân số trưởng thành. Đặc điểm: Tháp có hình dạng đứng, trên có vòm hơi tròn. Điều này thể hiện mức sinh thấp, tỷ lệ trẻ thấp hơn kiểu mở rộng và đang giảm, tỷ lệ tử thấp, tuổi thọ trung bình cao, số người trong độ tuổi lao động nhiều. Đây là kiểu tháp trung gian giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già. Điển hình: Nhật Bản, Hoa Kỳ... + Kiểu ổn định (hình con quay), còn gọi là tháp dân số già. Đặc điểm: Phần đáy và phần trên của tháp có bề ngang tương đương nhau, chứng tỏ số lượng người ở các nhóm tuổi gần như bằng nhau. Kiểu này phản ánh mức sinh và mức tử vong thấp, tuổi thọ trung bình cao. Đây là kiểu kết cấu của các nước phát triển có dân số già và tăng chậm. Điển hình: Thụy Điển, Đức... Câu 19: Ảnh hưởng của gia tăng dân số nhanh đến công ăn việc làm? Gia tăng dân số ảnh hưởng nhiều đến chất lương cuộc sống. Một trong những chỉ số của chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng dân số là công ăn việc làm. Tốc độ gia tăng dân số cao ở các nước đang phát triển hiện nay làm gia tăng số lượng người lao động. Ở những nước này, nguồn lao động dồi dào nhưng vốn đấu tư để mở mang sản xuất và xây dựng cơ bản lại ít dẫn đến thừa lao động. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy: - Năm 1975 có 24,7% số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp. - Năm 1980 tăng lên 29,5%, chiếm 1/3 lực lượng lao động thế giới (chủ yếu nằm trong các nước đang phát triển). Ở Việt Nam, tình hình thường xuyên thiếu việc làm rất trầm trọng và chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Năm 1998, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở mức 28,19%, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ này cao nhất: 37,78% và vùng Tây Bắc có tỷ lệ thấp nhất: 18,12%. Kết quả điều tra còn cho thấy trong tổng số lao động thường xuyên thiếu việc làm ở nông thôn phần lớn thuộc khu vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Hiện trạng này đã tạo ra luồng lao động từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm trong thời gian nông nhàn. Tỷ lệ gia tăng dân số cao, lực lượng lao động tăng nhanh trong khi đất đai canh tác có hạn và ngày càng bị thu hẹp. Lao động nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là "con trâu đi trước, cái cày theo sau" vì thế hiệu quả kinh tế rất thấp. Phát triển công nghiệp và dịch vụ để giải quyết việc làm hiện nay lại khó khăn về vốn. Đây là một thách thức lớn đối với những nước có mức thu nhập đầu người thấp... Câu 20: Bảo vệ nương rẫy và tài nguyên rừng qua luật tục của các dân tộc? Luật tục của nhiều dân tộc là bộ phận đặc sắc của văn hóa dân gian. Nó phản ánh khá đầy đủ tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng. Nó thể hiện nhiều kiến thức địa phương liên quan đến sản xuất, bảo vệ môi trường và quản lý xã hội được cả cộng đồng thừ nhận và tuân thủ. Ở đây, ta chỉ phân tích kiến thức bản địa của người H'mông trong việc bảo vệ nương rẫy và tài nguyên rừng qua luật tục của họ. Người H'mông có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau kể cả vật chất lẫn tâm linh. Mối quan hệ đặc biệt chặt chẽ rất cao trong cả cộng đồng người Mông. Ví dụ: trồng một giống cây mới, nuôi một con vật mới cũng phải được sự ủng hộ của cả cộng đồng người Mông. Lời cam kết của cộng đồng là thiêng liêng là không thể thay đổi. Nếu ai phá vỡ lời cam kết thì sẽ có khung hình phạt rất nặng. Nhờ có quan hệ cộng đồng khăng khít, nên tương trợ, giúp đỡ nhau trên cơ sở đất đai, rừng núi, tài nguyên là của chung mọi người trong bản làng. Tính cộng đồng của xã hội người H'mông là một thuận lợi để toàn dân tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển vùng cao. Với người H'mông, quản lý lửa rừng trong mùa đốt rẫy là việc hết sức hệ trọng. Họ hiểu rõ mất rừng là không có nước, hết củi đốt, mất đất để phát triển nương rẫy trong các vụ sau. Do vậy, họ có luật ngăn cấm việc đốt rẫy tràn lan mà họ khuyến khích làm rẫy gần nhau để "thú rừng ăn không nổi, sâu bọ phá không xuể...". Qua tập tục của người H'mông cho thấy, đây là một kho tư liệu quý phản ánh nhiều khía cạnh của xã hội truyền thống người H'mông. Đó là kinh nghiệm cổ truyền trong sản xuất, trong bảo vệ nương rẫy và sử dụng tài nguyên rừng. Điều quan trọng nữa là kinh nghiệm sản xuất này được đặt ngay trong các "hành lang pháp luật truyền thống" dễ thi hành. được dân tự nguyện tham gia và tự kiểm soát. Chúc các bạn ôn tập tốt, làm bài thi đạt kết quả cao Hoàng Hà Nam 48B - KHMT, Khoa Sinh Học Trường Đại Học Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDân số và hệ sinh thái nhân văn.doc