Đề cương môn ký sinh trùng 1

Câu 1, Nêu các thiệt hại của KST đối với chăn nuôi và sức khỏe con người. lấy thí dụ để chứng minh Trả lời: · Một số loại bệnh KST ,xảy ra ở thể cấp tính khi phát sinh có khả năng lây lan mạnh, diễn ra nhanh và có tỷ lệ chết cao Ví dụ: bệnh cầu trùng ở gà và thỏ có khả năng gây chết hàng loạt khi không có vaxin · Phần lớn KST gây bệnh cho vật nuôi ở thể mãn tính: kéo dài, tỉ lệ ốm thấp, tỉ lệ chết ít. Tác hại là âm thầm, dai dẳng, gây thiệt hại lớn do con người ít chú ý. Những tác hại thường thấy là: · làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi. ví dụ: lợn nhiễm sán ruột lợn bị giảm tăng trưởng 3kg/ tháng so với lợn không bị nhiễm sán. · làm giảm năng suất chuồng nuôi: ví dụ: +thịt: do tăng trọng của vật nuôi giảm nên năng suất thịt giảm + trứng: gà bị nhiễm sán lá sinh sản không có khả năng đẻ trứng hoặc là trứng dễ vỡ + sữa: bò nhiễm sán lá gan thì sản lượng sữa 15% · làm giảm phẩm chất sản phẩm chăn nuôi: ví dụ: +nếu lợn bị gạo thì thịt săn chắc, mất phẩm chất +cừu bị ghẻ làm lông bị đứt gãy, lông có phẩm chất kém +trâu, bò bị ghẻ, ve làm da bị viêm loét nên da này không thuộc được · giảm khả năng sinh sản, cày kéo của gia súc ví dụ:vụ đông xuân nước ta, bệnh Fasciola thường làm trâu, bò gầy yếu, đổ ngã nên làm giảm sức cày kéo của gia súc · có 1 số loại KST còn truyền lan từ gia súc sang người, gây nguy hiểm cho người ví dụ: bệnh gạo, giun xoắn, sán lá gan nhỏ, giun bao · bệnh KST thường ghép thêm các bệnh khác do khi gia súc mắc bệnh KST sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm kế phát.

doc83 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn ký sinh trùng 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho súc vật để ngăn chặn mầm bệnh gieo rắc rộng và phòng ngừa cho gia súc tái nhiễm. Hàng năm nên tẩy sans toan đàn ít nhất là 2 lần.lần thứ nhất vào mùa xuân, lần thứ hai vào mùa thu. + Ủ phân theo phương pháp sinh vật học để lợi dụng nhiệt tiêu diệt trứng + Xử lý các cơ quan nhiễm sán, nếu gan bị nhiễm sán thì phải được giữ lại, nấu chin cho lợn hoặc gia súc khác ăn + Diệt ký chủ trung gian: tháo cạn nước những đồng cỏ , chăn lầy lội, ảm ướt…Dùng những chất có khả năng dieeetj ốc (vôi bột, sunfat đông) . Phát triển nuôi những súc vật ăn ký chủ trung gian như : vịt ngan, ngỗng, các trắm. + Vệ sinh thức ăn, nước uống: Không chăn thả súc vật ở những bãi chăn lầy lội, ăm thấp. + tránh nhập súc vật từ những vùng có bệnh, khi chưa kiểm tra và điều trị triệt để. Bệnh sán lá dạ cỏ do Paramphistomatata. - Hình thái: Paramphistomum cervi có hình khối chop dài 5-12mm màu hồng nhạt, có hai giác bám: giác miệng ở đầu sán, giác bụng lợn hơn giác miệng và ở cuối thân sán. Lỗ miệng nằm ở đấy giác miệng. Hầu phát triển. Thực quản ngắn. hai manh tràng uốn cong không phân nhánh. Hai tinh hoàn hình khối phân thùy xếp trên dưới nhau ở phần sau của sán. Buồng trứng hình khối tròn ở giữa tinh hoàn và giác bụng. Tuyến noãn hoàng hình chum nho, phân bố từ sau giác miệng đến giác bụng ở hai bên thân sán. Trứng amu tro nhạt, hình trứng, ở đầu nhỏ hơn có nắp trứng, kích thước 0,11-0,16mm . - Vòng đời: Sán trưởng thành thường ký sinh ở dạ dày cỏ. Sau khi thành thục sinh dục, sán đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi sau 11-12 ngày trưng nở ra miiracidium. Miracidium bơi trong nước tìm ký chủ trung gian. Nếu gặp ký chủ thích hợp miracidium chui vào cơ thể ốc và phát triển thành sporocyst. Bằng sinh sản vô tính, mỗi sporocyst có thể sinh ra 9 redia, mỗi redia sinh ra 20 ceraria. Do đó, từ một miracidium có thể sinh ra 180 cercaria. Qua trình này tiến hành trong cơ thể ốc và cần 52-60 ngày. Cerearia sau khi hình thành, chui ra khỏi ký chủ trung gian, bơi trong nước mtj thời gian và biến thành adolescaria trong những vũng nước và trên cây cỏ thủy sinh. Nếu súc vật nuốt phải adolescaria, trong cơ thể ấu trùng được giả phóng và di hành phức tạp , cuối cùng đến dạ cỏ và phát triển thành sán trưởng thành, lại tiếp tục đẻ trứng sau thời gian 207 ngày. - Bệnh tích: Bệnh tích thấy rõ là: xác chết gày còm, niêm mạc nhợt nhạt, ccos những vết loét nông ở môi và mũi. Dạ cỏ có nhiều sán. . Niêm mạc, dạ cỏ, dạ múi khế, tá tràng và ruột bị viêm cata hay xuát huyết. Trong dịch rỉ viêm có nhiều sán non , có khi thấy sán non ở dưới niêm mạc tá tràng, dạ múi khế, dạ cỏ, và cả hệ thống lâm ba ruột. Niêm mạc dễ tách ra khỏi thành ruột . tuyến ruột bị biến đổi, đôi khi bị phá hủy toàn bộ. mạch máu và mạch lâm ba dãn ra. Thành dạ múi khé và tá tràng bị phù. Ở hạch lâm ba ruột có những biến đổi thoái hóa. Niêm mạc của dạ mũi khế và tá tràng bị sừng hóa và thấm xuất tế bào, túi mật to ra, mật màu vàng nhạt. Gan xung huyết. lách cứng và khô. Tim dãn to, vách tâm nhic bị thâm nhiễm. Cơ tim nhão, đôi khi thấy xuất huyêt ở tim. - Triệu trứng: Do ấu trùng sau khi xâm nhập vào cơ thể, tiếp tục di hành và cư trú trong các cơ quan , làm cho súc vật mệt mỏi, sau vài ngày xuaatd hiện ỉa chảy, gày còm. Đuôi, quanh chân sau dính phân lỏng. Niêm mạc ở mũi, mắt, xoang miệng hơi nhạt. Mũi loét. Nhiệt độ cơ thể bình thường. Sau 7-10 ngày có khi nhiệt độ tăng tới 40-40,5C. Thủy thũng ở vùng dưới vú và vùng gian hàm. Khi ỉa cahyr nặng trong phân có máu, chất nhày mùi thối. lông xù dễ rụng. Mắt sâu, trũng , lờ đờ. Dạ cỏ bị liệt. Đau bụng. Nghiến răng. Khi cảm nhiễm nặng, con vật ngày càng gầy yếu trầm trọng rồi chếtsau từ 5 dến 30 ngày. Những súc vật nuôi tốt, cảm nhiễm nhẹ, bệnh kéo dài đến 3-4 tuần, sau đó khỏi triệu chứng mất dần. Trong thời gian bị bệnh, hồng cầu giảm, bạch cầu trung tính tăngđồng thời nhân chuyển về bên trái. Bạch cầu ưa axit va limphoxit tăng. Hồng cầu không đều nhau, tăng hồng cầu nhiễu hình. Bệnh ở dạng mãn tính hoặc do sán trưởng thành gây ra thường biểu hiện: Con vật gầy còm dần, kém ăn, ỉa chảy liên tục, thủy thũng ở vùng gian hàm và dưới vú. Niêm mạc nhợt nhạt. Nhiệt độ thân thể bình thường. - Chẩn đoán: Với súc vật còn sống, dựa vào triệu chứng lâm sang hoặc dựa vào xét nghiệm phân bằng phương pháp gạn rửa sa lắng để tìm trứng sán Với súc vật chết, mổ khám tìm sán trưởng thành và sán non và dựa vào bệnh tích để kết luận. - Điều trị: Điều trị bệnh này cho trâu, bò, có thể dùng Hexacloretan liều 0,2-0,4g/kg thể trọng, cho uống một lần. hiện nay có thể dùng Benzimidazol. Ngoài ra có thể điều trị bằng Bithionol, Hexachlorophen, Resorantel. - Phòng ngừa: Những biện pháp chủ yếu là: Làm khô ráo những vùng lầy lội trên đồng cỏ, bãi chăn, cải tạo đất, làm cho ký chủ trung gian không thể tồn tại được. Nuôi vịt ngan, ngỗng, và những thủy cầm khác để diệt ký chủ trung gian Tổ chức diệt ký chủ trung gian bằng những chất hóa học (CuSO4, CaO…)Không chăn thả gia súc ở những bãi chăn ẩm thấp, lầy lội có ký chủ trung gian. Định kỳ tẩy giun sán cho toàn đàn Ủ phân theo phương pháp sinh vật học để diệt trứng trong phân. Bệnh sán dây moniezia ở gia súc nhai lại . - Hình thái. Do sán dây M.ọiezia và M. benedeni thuộc họ Anoplocephalidae gây nên; ở ruột non của cừu, dê, bò. Mexpansa hinhg dải băng màu trắng, có đầu cổ và than. Dài 1-5cm, rộng 1,6cm,. Đầu hơi tròn, có 4 giáp bám hình bầu duc, có ddinhr đầu nhưng không có móc đỉnh . Mỗi đỗi có hai ơ quan sinh dục ở hai bên gồm hai buồng trứng, hai tuyến dinh dưỡng, noãn hoàng, một tuer cung và hai âm đạo Bộ phận sinh duc đực có nhiều tinh hoàn (300-400 cái) ở giữa đốt sán. Mỗi tinh hoàn có ống dẫn tinh thông với túi dương vật hình lê và với lỗ sinh sản cái. Đốt sán khi già thì đầy trứng , các bộ phận khác đều thoái hóa. Phaand sau mỗi đốt coa tuyến giữa đốt xếp thành hang ngang, hình vòng hoặc tòn. Trứng sán hình ba cạnh hơi tròn hoặc hình bốn cạnh, trong có thai 6 móc. Thai trứng được bao bọc trong một khí quan hình lê. M.benedeni rất giống loài trên. Đốt sán này rộng hơn một chút. Điểm quan trọng để phân biệt là sự sắp xếp của tuyến giữa đốt. Tuyến này hình dải băng có nhiểu điểm lấm tấm, tập trung ở giữa hoặc một bên đốt sán. - Vòng đời: Cần ký chủ trung gian. Đốt sand chửa rụng theo phân ra ngoài; vỡ ra nhiều trứng. trứng có thai 6 móc, nếu bị nhên đất(Oribatidae) ăn phải. Sau đó phát triển thành Cysticercoid. Thời gian phát triển ở nhện đất cần 120-180 nagyf. Ký chủ cuối cùng ăn cỏ có lẫn nhện đất, vào đường tiêu hóa, ấu trùng chui ra bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành. Thời gian phát triển ở cơ thể súc vật dài ngắn tùy theo loài sán: M.benedeni là 50 ngày, M.expansa là 37-40 ngày. Tuổi thọ của sán dây là 75 ngày, có trường hợp tới 7 tháng. - Triệu chứng: Sán dây gây tổn thương đối với ký chủ, biểu hiện ở 3 maetj: Tác dụng của chất độc: Trong qua trình sống, sán sinh ra các chất độc gây cho ruột, hạch lâm ba, màng treo ruột…vv những tổn thương lam cho súc vật non chậm lớn, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc bệnh truyền nhiễm mãn tính va ccacs ký sinh trung khác. Tác dụng cơ gới: một con vật có thể bị nhiễm vai chục con sán. Sán tập trung ở ruột non, làm ruột phinh to, tắc, có khi bị vỡ. Chiếm đoạt chất dinh dưỡng: ngày đêm mỗi sán dai them 8cm, chúng lấy rất nhiều chất dinh dưỡng của ký chủ. Triệu chứng lâm sàng : súc vật ăn ít khát nước, kiết lị, trong phân có lẫn những đốt sán. Thân nhiệt cao hay nằm. niêm mạc nhợt nhạt, long không bong. Một vai trường hợp có triệu chứng thần kinh, run giật, quay cuồng và đầu lúc lắc Thương tổn cơ thể bệnh học: long ngực, bụng va bao tim có nước đục hoặc hơi trong, sợi cơ nhợt. Niêm mạc ruột, mang bao tim có điêmt xuất huyết, ruột viêm cata, phổi thường tích nước. Ruột non dầy sán có khi bị vỡ. - Chẩn đoán Tim đốt sán: trực tiếp tìm đốt sán va mảnh đốt sán trong phân. Nếu ít đốt sán có thể lam theo phương theo pháp gạn rửa để lắng rôi cho lên giấy để tìm. Tìm trứng sán: làm theo phương pháp phong phú. Trứng hình 3 cạnh, hơi tròn, màu tro nhạt, Cần chú ý có khi trong ruột non có sán nhưng không tìm thấy trứng vì tử cung khép kín, trứng không theo phân ra ngoài. - Điều trị: Có nhiều loại thuốc điều trị, nhưng dùng sunfat đồng 1%, hiệu quả cao, giá thành hạ, dễ áp dụng. Liều dùng 15-150ml tùy theo tuổi + Cừu 1-1,5 tháng : 15-20ml + Cừu trưởng thành: 80-100ml + Cừu 3-6 tháng: 120-150ml Sunfat đông với muối ăn với tỷ lệ 1:100 Sunfat đồng với phenothiazin và muối, tỷ lệ 1:5:100 cho ăn trong cả thời gian chăn dắt, nếu thời tiết nóng thì ngừng trong 2-4 tuần - Phòng bệnh + Tầy sán trước lúc trưởng thành: Sunfat đồng tẩy được sán còn non và trưởng thành. Đàn gia súc chăn dắt trên bãi đã co mầm bệnh sau khi chăn 30-35 ngày phải dùng thuốc tẩy và không để chậm quá sau ngày thứ 50, vì một lần tẩy không thể hết sán, sau 10-15 ngày tẩy lại lần thứ hai. + Giử vệ sinh đồng cỏ: khai hoàng đồng cỏ, trồng cấy những loại cỏ có ích, cải tạo đồng cỏ để diệt mầm bệnh và khống chế ký chủ trung gian. Trong thời gian chăn thả có thể cho gia súc uống thuốc phòng Sunfat đồng hạt với muối ăn hoặc sunfat đồng với phenothiazin và muối ăn. + Thực hiện những biện pháp chống bệnh sán dây cho các súc vật khác như dê, cừu, bò trường thành , vì có thể truyền bệnh lẫn cho nhau va cho súc vật non. Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus: - Hình thái. + Căn bệnh là ấu trùng Cysticereus cellulosae, thường ký sinh ở cơ lưỡi, cơ cổ, cơ mông, não, mắt tim, tổ chức dưới da. Ấu trùng là bọc mầu trắng, đường kính 8-10mm, có hình hạt gạo bên trong chứa dịch theertrong suốt và một đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Vỏ ngoài bọc là lớp mô liên kết. + Sán trưởng thành là taenia solium ký sinh ở ruột non người, dài 2-7m. Đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám, có đỉnh đầu và hai hàng móc đỉnh gồm 22-32 móc. Đột cổ nhắn, hẹp. Sán có 700-1000 đốt. Đốt chưa thành thục, có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Đốt già hình chữ nhật, tử cung phân 7-12 nhánh. Trứng hình tròn hoặc bầu dục. - Vòng đời Sán trưởng thành có đầu cắm sâu vào niêm mạc ruột non người để ký sinh. Những đốt sán già được thải theo phân ra ngoài trong chứa đầy trứng. nếu ký chủ trung gian (lơn, ga, chó mèo…) nuốt phải trứng, ở ruột non thai 6 móc được giải phóng. Sau 24-72 giờ thai này chui vào mạch má, ống lâm ba ruột và theo hệ tuần hoàn veeg các cơ, lúc đầu hình bọc nước, sau 60 ngày trong bọc hình thành 1 đầu sán có đủ móc, giác và bọc này gọi là gạo lợn. Khi người ăn phải gạo lợn C. cellulosae ở trong đường tiêu hóa đầu sán nhô ra và cắm vào niêm mạc ruột non, tiếp tục phát triển sau 2-3 tháng thành sán trưởng thành T. solium và lại tiếp tục thải đốt già theo phân ra ngoài. Sán T. solium có thể tồn tại 25 năm ở người. - Bệnh tích. Lợn nhiễm nhẹ không có biến đổi rõ rệt. Lúc đầu thai 6 móc di chuyển trong cơ thể làm tổn thương tổ chức. Khi gạo hình thành, nếu ở não, gây rối loạn thần kinh, còn ở cơ gây tổn thương không rõ. - Triệu chứng Không rõ, khi mổ mới thấy các thương tổn về bệnh lý. Nếu gạo ở não gây rối loạn thần kinh. Người bị gạo thường có triệu chứng rõ: Nếu ở não thì gạo chèn ép, cản trở tuần hoàn máu, gây tụ máu, khi ở mắt thì mắt bị mờ, chảy nước mắt và co khai bị mù. Triệu chứng thường thấy : nhức đầu, bại liệt, co giật nôn mửa, rối loạn thị giác, suy nhược toàn thân. Khi ở cơ bệnh nhân bị mỏi đau cơ. Những gạo ở dưới da gây hiện tượng đau khó chịu. - Chẩn đoán + Chẩn đoán khi gia súc còn sống: rất khó vì triệu chứng không điển hình. + Chẩn đoán bằng miễn dịch: lấy đầu sán ở trong bọc chế kháng nguyên tiêm nội bì(0,2ml). SAu khi tiêm 15-45 phút, nơi tiêm sưng và đỏ thì dương tính. Phương pháp này kém chính xác, có thể dùng phương pháp ELISA để chấn đoán cho kết quả chính xác hơn. + Chẩn đoán sau chết. Chính xác nhất tìm gạo ở cơ dài, cơ lưỡi, cơ hàm và tim. - Phòng trị: Bệnh gạo lợn là bệnh chung ở người và gia súc, phải kết hợp giữa thú y và y tế, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp dưới đây: Xây dựng củng cố và thực hiện nghiêm túc quy định kiểm nghiệm thịt. Nếu thấy gạo thì tùy mức độ nặng nhẹ mà xử lý: trên 4ocm thịt có trên 3 hạt gạo thì thịt phải hủy ngay, chế biến làm thức ăn cho gia cầm hoặc đem chon. Nếu 40cm chỉ có 3 hạt gạo thì xử lý theo một số phương pháp sau: Luộc chín ở nhiệt độ 60-75 C, toàn bộ ấu trùng sẽ chết + Ướp muối: cho thịt vào nước muối đặc ướp 3 tuần lễ thì gạo bị chết. + Ướp lạnh từ 10-15C. Đối với gạo bò ướp khoảng 10 ngày, gạo lợn ướp 15 ngày. Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người và gia súc gồm: + Xây dựng tốt hố xí hai ngăn, ngăn ngừa lợn, bò ăn phải đốt sán trong phân người. + Phải có chuồng lợn, chuồng bò, không thả rông lợn. + Nâng cao ý thức vệ sinh của nhân dân. Chẩn đoán và điều tra bệnh sán dây bò, lợn cho người. Phải chẩn đoán cho nhân dân ở vùng có dịch bằng cách hỏi bệnh nhân dân và kết hợp kiểm tra phân tìm đốt sán. Có nhiều loại thuốc: Diclophen, dương xỉ đực... nhưng hiện nay thường dùng một số bài thuốc sau: Hạt bí ngô bỏ vỏ 50g Hạt cau 70-100g Sunfat manhe 20-30g Bệnh gạo bò do ấu trùng cysticercus - Hình thái Căn bệnh là ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở cơ tim cơ lưỡi, cơ đùi..., có hình bọc nhỏ, hơi tròn, màu trắng trong, dài 5-9mm, rộng 3-6mm, trong bọc chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ngược ra phía ngoài. Đầu sán này có 4 giác bám. Không có đỉnh và móc đỉnh. Sán trưởng thành là Taeniarhynchus saginatus ký sinh ở ruột non người, dài 4-12m, gồm 1000-2000 đốt sán. Đầu sán tròn có 4 giác bám to, không đỉnh và không có móc đỉnh. - Vòng đời Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người, đốt già thường rụng một hoặc nhiều đốt và theo phân ra ngoài. Khi đốt sán phân hủy, trứng sán khuyech tán ra môi trường bên ngoài.nếu bò ăn phải trứng sán vào đường tiêu hóa, đến ruột, thai 6 móc được nở ra và xuyên qua thành ruột theo hệ tuần hoàn về tim và đến các cơ quan lưỡi và đùi ...Ở đó hình thành ấu trùng Cysticorcus bovin sau 3-6 tháng (thành gạo bò). Ấu trùng vào đến ruột, đầu nhô ra bám vào niêm mạc ruột. Sau khoảng 9 tháng thành sán trưởng thành, mỗi ngày sán có thể dài them 8-9 đốt. - Triệu chứng Triệu chứng lâm sang: Giai đoạn đầu, triệu chứng tương đối rõ, bò bê, lần đầu nhiễm gạo thì than nhiệt cao 40-41C, rõ nhất ở mấy tháng đầu, triệu chứng cũng điển hình , gầy yếu, ỉa chảy nặng, vào ngày 4-5 ỉa chảy ít đi ăn ít hay nằm, ngùng nhai lại. Dạ cỏ chướng hơi, khi ấn mạnh vào dạ lá sách, tổ ong , kiểm tra cơ hàm, 4 chân, cơ bụng, con vật đau, niêm mạc nhợt khô, kết mạc hơi vàng, nhịp thở, sau 6-12 ngày con vật khôi phục lại sức khỏe, các triệu chứng giảm đi, có trường hợp con vật chết, thường vào ngày thứ 7 thân nhiệt hạ thấp từ 40C xuống 34C, thường chết vào ngày thứ 8 - Bệnh tích Mổ khám xác chết con vật bị cấp tính thấy nhiều điểm tụ huyết ở tổ chức dưới da cơ hàm, cơ bụng, cơ liên sườn, tim, có nhiều điểm tụ huyết trong xoang bụng có nước lẫn máu, dạ cỏ viêm cata, nioeem amcj ruột non xung huyêt viêm nặng, màng bụng, lách đều có nhiều vệt tụ huyết, hạch màng treo ruột sưng to trong có nước, bổ đội hạch có máu hơi đỏ xung huyết mạch máu não. - Chẩn đoán. Khi sống; tương đối khó, thời kỳ đầu cần theo dõi triệu chứng lâm sang. Khi đã thành gạo ở cơ thể, khó chuẩn đoán chính xác. Có thể dùng phương pháp ELISA để chẩn đoán chính xác. Khi chết: mổ khám gạo ở cơ hàm , cơ tim...vv - Phòng trừ Bệnh gạo lợn và gạo bò là bệnh chung ở người và gia súc, phải kết hợp giữa thú y và y tế, áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp dưới đây: Xây dựng củng cố và thực hiện nghiêm túc quy định kiểm nghiệm thịt. Nếu thấy gạo thì tùy mức độ nặng nhẹ mà xử lý: trên 4ocm thịt có trên 3 hạt gạo thì thịt phải hủy ngay, chế biến làm thức ăn cho gia cầm hoặc đem chon. Nếu 40cm chỉ có 3 hạt gạo thì xử lý theo một số phương pháp sau: Luộc chín ở nhiệt độ 60-75 C, toàn bộ ấu trùng sẽ chết + Ướp muối: cho thịt vào nước muối đặc ướp 3 tuần lễ thì gạo bị chết. + Ướp lạnh từ 10-15C. Đối với gạo bò ướp khoảng 10 ngày, gạo lợn ướp 15 ngày. Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người và gia súc gồm: + Xây dựng tốt hố xí hai ngăn, ngăn ngừa lợn, bò ăn phải đốt sán trong phân người. + Phải có chuồng lợn, chuồng bò, không thả rông lợn. + Nâng cao ý thức vệ sinh của nhân dân. Chẩn đoán và điều tra bệnh sán dây bò, lợn cho người. Phải chẩn đoán cho nhân dân ở vùng có dịch bằng cách hỏi bệnh nhân dân và kết hợp kiểm tra phân tìm đốt sán. Có nhiều loại thuốc: Diclophen, dương xỉ đực... nhưng hiện nay thường dùng một số bài thuốc sau: Hạt bí ngô bỏ vỏ 50g Hạt cau70-100g Sunfat manhe 20-30g Bệnh giun đũa bê nghé do neoascaris vitulorum -Hình thái: Giun có màu vàng nhạt, đầu có 3 môi với đáy rộng.Thực quản hình trụ với đáy phình to ra.Lỗ bài tiết ở ngang vùng có vòng thần kinh. Giun đực 2 gai giao cấu đều bằng nhau, có 28 đôi núm thịt.Lỗ sinh dục cái ở khoảng 1/8 phía trước thân.gai giao cấu dài 0,99-1,25 -Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp.Giun đẻ trứng theo phân ra ngoài,Ơr nhiệt độ 28-30 độ trứng phát triển đến giai đoạn gây nhiễm cần 12-15 ngày.Ở nhiệt độ từ 15-18 độ cần thời gian trên 1 tháng.Nếu bê nghé nuốt phải trứng gây nhiễm ấu trùng vào ruột và di hành phát triển thành giun trưởng thành sau 13 ngày.Nếu bò trước khi đẻ nuốt phải trứng gây nhiễm, ấu trùng giải phóng ở ruột non, di hành qua đường tuần hoàn vào bào thai và phát triển ở bê nghé sau khi được đẻ ra sau 17-24 ngày đã có trứng giun đũa trong phân.Giun đũa chỉ sống được 3-4 tháng trong cơ thể vật chủ -Triệu chứng: Bệnh tiến triển ngắn nhất là 5 ngày, dài nhất là 48 ngày.Bê nghé tghuwowngf chết vào ngày 7-16 sau khi phát bệnh.Bê nghé ốm có dáng đi lù khù,chậm chạp, đầu cúi ,lưng cong.theo mẹ chậm chạp rồi bỏ ăn, hay nằm, thở yếu, nằm ngửa giãy giụa.Bê nghé gầy sút, lông xù, mắt lờ đờ,niêm mạc nhợt nhạt mũi khô. Hơi thở thối. Thân nhiệt cao 40-41 độ. Khi sắp chết thân nhiệt hạ xuống bình thường. Phân từ màu xanh đen chuyển sang màu vàng sẫm, rồi trắng mùi thối khắm. Phân dính ở khuỷu chân, xung quanh hậu môn, nghé gầy sút nhanh. Con vật thường chết sau khi nằm ngục tại chỗ và bị nhiều cơn đau bụng dữ dội -Chẩn đoán: Căn cứ vào triệu chứng lâm sáng: Phân trắng lỏng, khắm thối Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng giun trong phân Mổ khám tìm giun trưởng thành ở ruột và ấu trùng ở gan, phổi. -Điều trị: Piperarin: liều 0,3-0,5g/kg thể trọng cho qua miệng. Sunfat đồng 1%: liều 2-2,5g/kg thể trọng, cho uống qu ống cao su hoặc chai cao su Tinh dầu giun:30-60 mi/con cho qua miệng. -Phòng trừ : Cần tẩy giun cho gia súc bị bệnh.Định kì tẩy vệ sinh chuồng trại.Cần ủ phân đúng qui cách để diệt trứng giun.Cần phải chăm sóc tốt bê nghé để nâng cao sức đề kháng. 10.Giun đũa gà - hình thái : giun màu trắng, kích thước 5-7 cm, đầu có 3 môi. + con cái : đuôi có cánh đuôi, đuôi hơi phình ra mang 2 gai giao cấu bằng nhau, không có bánh lái. Phía trước lỗ huyệt có giáp trước huyệt do lớp cơ tạo thành coi như bánh lái + con đực : đuôi chứa hậu môn, lỗ sinh dục cái ở giữa cơ thể Trứng có kích thước lớn, hình bầu dục, 2 cạnh bên song song với nhau, vỏ nhẵn, màu tro nhạt, bên trong chứa nhiều phôi bào xếp không kín trong trứng Vòng đời : phát triển trực tiếp không cần VCTG, theo kiểu giun đũa, không có quá trình di hành. Dạng trưởng thành ký sinh ở ruột gà, con cái đẻ trứng trứng theo phân ra môi trường và nở thành trứng ấu trùng loại A1, sau đó phát triển thành trứng ấu trùng A2, trứng ấu trùng trứng A3 ( ấu trùng gây nhiễm). gà ăn phải trứng ấu trùng A3 sẽ mắc bệnh. Trứng ấu trùng 3 sau khi vào ruột nó chui sâu vào niêm mạc ruột. Sau 19 – 23 ngày lột xác thành dạng trưởng thành ký sinh ở ruột Nếu gà ăn không ăn trứng ấu trùng A3 thì A3 sẽ chui vào giun đất ( KC dự trữ) và khi gà ăn giun đất sẽ nhiễm bệnh. Triệu chứng và bệnh tích + triệu chứng : không có triệu chứng điển hình. Gà vẫn ăn uống bình thường, nhưng tăng trọng kém. Có hiện tượng rối loạn tiêu hóa ỉa chảy xem kẽ táo bón, phân có nhiều chất nhầy. gà đẻ mắc bệnh thì sản lượng trứng giảm + bệnh tích không điển hình, chủ yếu là bệnh tích ở niêm mạc ruột, chứa nhiều chất chứa và có nhiều con giun màu trắng Phòng và trị bệnh + có nhiều thuốc điều trị : Piperazon : 0.2 – 0.3 g/kgP trộn vào thức ăn Phenolthiazin : 0.5g/P trộn vào thức ăn Mebendazol : 0.5g/P trộn thức ăn Ngoài ra có thể sử dụng cây thuốc lá tươi thái nhỏ 1g/ con trộn thức ăn tinh 3-5 ngày liên tục Xăng 2-3 ml/ con tiêm trực tiếp vào diều + phòng bệnh : bệnh nhiễm qua thức ăn nên phòng bệnh chủ yếu bằng thức ăn, nước uống làm chuồng trại cao, máng ăn nước uống cao. Tích cực diệt côn trùng, gặm nhấm. Câu 24: Đặc điểm hình thái chung, cấu tạo của ngành tiết túc ( Arthropoda) - Cơ thể của động vật tiết túc ký sinh thường đối xứng hai bên, phân đốt dị hình ( các đốt có xu hướng tập trung thành những nhóm đốt khác nhau). Sự phân đốt dẫn đến cơ thể chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng. + Đầu gồm các đốt, trên cùng chứa bộ não, các giác quan và các phần phụ miệng. + Ngực do 3 đốt giữa dính lại gồm: đốt ngực trước, đốt ngực giữa, đốt ngực sau. + Bụng do các đốt còn lại tạo nên( như ở côn trùng). Ở ve, bét các đốt bụng dính lại thành một khối. Động vật tiết túc thường có chân, cánh ( là những phần phụ gắn vào cơ thể) luôn khớp với cơ thể. Chân gồm nhiều đốt, cũng khớp động với nhau và hoạt động dễ dàng. + Vỏ kitin bọc ngoài cơ thể, do các tế bào hạ bì tiết ra. Vỏ được phát triển mạnh, là bộ xương ngoài chống các tác động của ngoại cảnh. Vỏ kitin là điểm tựa cho hệ cơ và cơ quan chuyển vận, hoạt động linh hoạt. Do vỏ kitin cản trở sự tăng trưởng của cơ thể nên khi lớn lên, động vật tiết túc phải lột xác. Hiện tượng lột xác có tính chu kỳ, nhưng cũng có khi không đi đôi với sự lớn lên. - Hệ thần kinh: gồm hạch não, vòng thần kinh hầu và chuỗi thaanfkinh bụng. Hạch não đã tập trung thành khối, có cấu tạo cao và phức tạp như bộ não; cũng gồm: não trước, não giữa và não sau ( như ở côn trùng). - Cơ quan vận động: có chân phân đốt khớp động với cơ thể. Chân của tiết túc vận động linh hoạt và linh động. - Hệ tiêu hóa phát triển. Ống tiêu hóa phân hóa thành nhiều phần, có tuyến nước bọt và gan tụy để tiết dịch tiêu hóa. - Hệ hô hấp có nhiều dạng. Động vật tiết túc sống ở nước, sống bằng mang, mang là những tấm mỏng có nhiều lá nhỏ. Những loài ở cạn, hô hấp bằng phổi hoặc ống khí. Phổi là những túi đặc biệt, trong có nhiều túi kitin. - Hệ tuần hoàn: gồm tim hình ống dài, có nhiều đoạn phình rộng thành túi tim với những lỗ tim ( Ostea) để máu trở về tim. Hệ mạch hở. Hệ tĩnh mạch không phát triển. Một số loài ký sinh nhỏ ( ghẻ), tim và hệ mạch tiêu giảm hoàn toàn ( dấu hiệu chưa hoàn chỉnh hệ toàn hoàn của động vật tiết túc). - Hệ bài tiết: là những hậu đơn thận biến dạng. Thận chỉ là những ống thể xoang sắp xếp ở tuyến râu, tuyến hàm ( lớp giác xác), ở tuyến hang ( lớp nhện).Lớp hình nhện và lớp côn trùng có những ống Malpighi làm nhiệm vụ bài tiết. - Sinh sản và phát triển: Động vật tiết túc chỉ sinh sản hữu tính, một số loài có hiện tượng xử nữ sinh. Câu 25: Tác hại và vai trò truyền bệnh của động vật tiết túc. - Vai trò: Bản thân chân đốt ký sinh có thể gây bệnh trực tiếp, làm hại gia súc, gia cầm. Trong quá trình ký sinh, chúng hút máu, làm rách da, phá hoại lông gia súc, làm gia súc chậm lớn, sinh sản kém. Nhiều loài chân đốt làm thủng, rách da ký chủ, tiết độc tố và các dịch khác, gây ngứa, viêm các tổ chức dưới da, lỗ chân lông, gây liệt do ve. Một số loài gây bệnh nặng cho gia súc ( bệnh giòi, bệnh ghẻ). Câu 26: Hình thái, vòng đời, tác hại và biện pháp phòng trừ ve cứng ( Ixodidae). Họ ve cứng: - Hình thái, cấu tạo: Luôn có mai cứng bằng kitin, cứng phủ ở mặt lưng của ve trưởng thành, ấu trùng và trĩ trùng. Cơ thể gồm 2 phần chính: đầu giả và than. Trên đầu giả mang 1 đôi kìm ( Chelicera), tấm dưới miệng có nhiều hàng gai nhọn hướng về phía sau và một đôi xúc biện. Đáy đầu giả có 2 hố hình tròn hoặc bầu dục ở mặt lưng với nhiều lỗ nhỏ là cơ quan cảm giác. Mặt lưng của thân ve có mai lưng phủ kín lưng ( ve đực) hoặc chỉ phủ một phần phía trước ( ấu trùng, thiếu trùng, ve cái). Trên mai lưng thường có mắt, rãnh cổ, rãnh cạnh, rãnh gữa sau và mấu đuôi. - Vòng đời: Ve cứng phát triển qua 3 giai đoạn: ấu trùng, thiếu trùng, và trưởng thành. Ấu trùng có 3 đôi chân, thiếu trùng có 4 đôi chân, đều chưa có lỗ sinh dục. Dạng trưởng thành có 4 đôi chân. Các giai đoạn phát triển , ve cứng đều bám vào ký chủ, hút máu no rồi mới biến thái sang giai đoạn khác hoặc đẻ trứng. Ve đực và ve cái ký sinh chủ và giao cấu, sau khi hút máu no, rơi xuống đất. Ve cái đẻ trứng thành ổ trên mặt đất và có màng nhầy bảo vệ. Trứng ve nhỏ, hình cầu, màu vàng nâu hoặc nâu sậm. Sau một thời gian, trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng bò lên sân cỏ, ẩn dưới lá cây, nhất là những lá có nhiều lông ( mua, sim, cỏ tranh), khi ký chủ đi qua, nhanh chóng bám vào và hút no máu rồi biến thái ngay trên ký chủ đó hay rơi xuống đất thành biến trùng. Thiếu trùng lại hút máu no và biến thành ve trưởng thành, rồi tiếp tục chu kỳ trên. + Ve 1 ký chủ: Tất cả các giai đoạn phát triển đều hút máu và biến thái ngay trên cùng một ký chủ. + Ve 2 ký chủ: Ấu trùng hút máu no và biến thành thiếu trùng trên cùng một ký chủ. Sau khi hút máu no, thiếu trùng rơi xuống đất biến thái thành ve trưởng thành. Ve này lại bò lên loài ký chủ khác. + Ve 3 ký chủ: Mỗi giai đoạn phát triển ( ấu trùng, thiếu trùng, trưởng thành) sau khi hút máu no đều rơi xuống đất, biến thái, rồi lại bám vào ký chủ mới. - Tác hại: Ve cứng vừa ký sinh gây hại cho động vật nuôi và các động vật khác, lại là những vật môi giới, vật trung gian và là ổ chứa và nhân lên các mầm bệnh của các ổ dịch thiên nhiên, rồi truyền cho súc vật nuôi và người. - Phòng trừ: Cần có biện pháp phòng trừ tỏng hợp. Biện pháp này gồm 3 nội dung: + Diệt ve trên cơ thể gia súc: Biện pháp cơ học: dung khi gia súc có số lượng ít. Trước hết dung que quấn bông tẩm dầu hỏa bôi vào nơi có nhiều ve, dung kẹp bắt ve. Biện pháp hóa học: dung trên đàn gia súc có số lượng lớn, bằng cách tắm, phun, sát, soa… Những thuốc thường dung là: dung dịch chlorophos ( dipterex) 3-5 % dung 1-3 lít/ con vật, butox 0,0025 %. Sau khi phun thuốc, cần nhốt gia súc nơi dâm mát đến khi khô thuốc mới chăn thả . Để diệt ve cho gia súc có thể dung thuốc thảo mộc: Hạt thân mát ( Milletia ichthyochtona), hoặc rễ cây cóc ( Derris) 3 phần; Nước 100 phần; Xà phòng 4 phần. Biện pháp sinh học: Tạo điều kiện phát triển những động vật ăn ve như gà, sáo sậu, hoặc những loài nấm gây bệnh cho ve. Có thể trồng những cây ve sợ để xua ve trên đồng cỏ. + Diệt ve ở chuồng trại: Trát kín các khe hở trên tường, vách, nền… rồi phun thuốc diệt ve ( dipterex 3-5 %) theo định kỳ. Không độn chuồng bằng lá cây, cỏ tươi. Cỏ cắt về cần phơi để hết ve mới cho gia súc ăn. + Diệt ve ngoài thiên nhiên: Làm thay đổi môi trường, điều kiện sống của ve như: phát quang bụi rậm quanh chuồng trại, bãi chăn, đồng cỏ. Chăn dắt luân phiên đồng cỏ để ve chết đói. Dùng thuốc hóa học. Câu 27: Bệnh ghẻ ngầm ở gia súc do Sarcoptes. Bệnh ghẻ ngầm do các phân loài của loài Sarcoptes seabiei. Mỗi phân loài chuyên ký sinh trên một số ký chủ nhất định. - Hình thái: Con đực dài 0,200- 0,350 mm, con cái dài 0,350- 0,500 mm tùy theo phân loài. Màu xám bóng hoặc màu nâu nhạt. Thân hình bầu dục hay tròn. Mặt lưng có nhiều đường vân song song, khoảng cách giữa các vân có nhiều tơ, gai và vẩy tam giác với mũi nhọn hướng về sau. Không có mắt. Lỗ âm môm của con cái ở sau chân. Lỗ sinh dục của con đực ở giữa đôi chân. Lỗ hậu môn ở phía sau mặt lưng. Chân có 4 đôi. Mỗi chân gồm 5 đốt.Chân có nhiều tơ rất dài. Đầu giả ngắn, bầu dục. - Vòng đời: Cái ghẻ ngầm S.saebiei xâm nhập lớp biểu bì, đào rãnh lấy dịch làm bao và dịch tế bào làm mất chất dinh dưỡng. Đực và cái giao cấu ở rãnh. Con cái đẻ 40- 50 trứng trong vòng 3-7 ngày rồi nở thành ấu trùng.Sau ít lâu, ấu trùng biến thái thành thiếu trùng có 4 đôi chân, 2 đôi chân trước có giác bàn chân, 2 đôi chân sau có tơ như trưởng thành nhưng chưa có lỗ sinh dục. Sau ít lâu, thiếu trùng phát triển thành ghẻ trưởng thành. Sau lúc thụ tinh, con đực chết, con cái đào rãnh trong biểu bì để đẻ trứng. Ấu trùng sau lúc nở đào thủng mái của rãnh thành 1 lỗ thoát ra ngoài. Trong điều kiện thích hợp, vòng đời cần 15- 20 ngày. - Triệu chứng: Rụng lông do cọ xát và do viêm bao lông. Lông rụng thành những bãi tròn, lúc đầu chỉ 2- 3 mm, càng ngày càng lan rộng ra xung quanh, do ghẻ cái sinh sản nhanh.Chúng không tập trung 1 nơi mà di cư khắp cơ thể. Cho nên những chỗ rụng lông lan rộng và tăng thêm. Rụng lông do ghẻ ngầm thì rụng toàn bộ, đều, lan ra chậm. Đóng vẩy: Những chỗ ngứa có mụn nước to bằng đầu đanh ghim. Mụn này phát triển xung quanh 1 con ghẻ cái do nước bọt của ghẻ cái kích thích. Do gãi, cọ xát, mụn bật ra và mất đi để lại những vết thương rồi tương dịch chảy ra, cùng với máu và những mảnh thượng bì khô tại chỗ đóng thành vẩy màu nâu nhạt. Con vật ngứa liên tục, không ngủ được nên gầy dần rồi chết. Bệnh ghẻ ngầm tiến triển theo 3 thời kỳ nối tiếp nhau: thành điểm lỗ chỗ, thành mảng, rồi lan ra toàn thân. - Bệnh tích và chứng viêm nội bì nặng. - Chẩn đoán: Cần chẩn đoán toàn diện căn cứ vào trứng, tình hình dịch tễ và chuẩn đoán bằng soi kính tìm cái ghẻ. - Điều trị: Cần chọn phương pháp chữa: tắm hoặc xát, phun. Xát thuốc dung khi ít gia súc và phạm vi nhiễm ghẻ nhỏ. Sau khi chữa, làm vệ sinh chuồng trại. Dùng 1 số loại thuốc sau để phun tắm, bôi hoặc xát vào gia súc: Stetocid 2-5 %, Ditrifon 1- 3 % cách 1 tuần lại phun lại; Dipterex 0,05 % để phun, nếu nhiễm nặng, cahs 2- 3 ngày phun 1 lần làm đến khi khỏi. Câu 28: Bệnh mò bao lông ở gia súc do Demodex. Giống Demodex ký sinh ở tuyến nhờn, bao lông mao của thú, người, chó, trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngựa. - Hình thái: Thân dài khoảng 0,25 mm. Đầu giả rộng và lồi cạnh. Ngực mang 1 đôi chân hình mấu, ngắn. Bụng dài có vân ngang trên mặt lưng và mặt bụng. Phần phụ miệng gồm 1 đôi xúc biện, kìm và 1 tấm dưới miệng. Cơ quan sinh dục đực ở mặt lưng phần ngực của con đực. Âm môn ở mặt bụng, trước lỗ sinh dục của con cái. Trứng hình thoi. - Vòng đời: Chưa thật rõ. Mò bao lông phát triển trên da vật chủ. Ấu trùng có 3 đôi chân, và chắc chắn có 3 giai đoạn thiếu trùng. Mò Demodex chụi đựng khá, có thể sống vài ngày ngoài cơ thể vật chủ ở nơi ẩm. Trong điều kiện thực nghiệm sống được 21 ngày trên 1 miếng da để chỗ ẩm và lạnh. - Triệu chứng: Hai dạng bệnh thường gặp. Da dày và nhăn nheo xuất hiện vẩy hoặc thể vẩy, lông rụng ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh và màu vàng đỏ. Dạng khác là do nhiễm vi khuẩn, tường dạng này xuất hiện trước dạng vẩy. Phát triển những mụn nhỏ, đường kính vài mm hoặc có thể là những nốt áp xe, đôi khi gặp cả những ổ hoại tử. Ở chó gặp cả 2 dạng đó, nổi mụn ở bụng, hai bên chân, trên mặt, khuỷu chân, trên chân. Ở lợn, thường phát triển nốt áp xe rộng. - Chẩn đoán: Soi kính hiển vi tìm mò. - Điều trị: Cạo lông xung quanh vùng bị bệnh, bôi lên da dung dịch Trypaxin 1 % với liều 0,5 ml/ 1kg thể trọng, bôi 2 lần cách nhau 3- 5 ngày. Dùng Ditrifon 1- 2 % để tắm, ngâm, sát vào nơi ghẻ. Tiêm Ivermectin 0,2- 0,4 mg/ kg thể trọng. Tiêm dưới da. Tiêm 0,5- 1 ml/kg thể trọng thuốc Trypanxin 1 % vào dưới da, tiêm 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 ngày, đồng thời tiêm Penicillin ( khi đã mưng mủ). Câu 29: Ruồi trâu và mòng ( hình thái sinh học, tác hại, phòng trừ). - Sinh học: Ruồi trâu thỉnh thoảng đẻ trứng trên phân bò, trâu, ngưa, nhưng thích nhất là đẻ trên các đống rác mục nát, hôi thối, ẩm ướt. Mỗi lần ruồi đẻ 25- 50 trứng, cả đợt khoảng 800 trứng. Trứng nở sau 1- 4 ngày, mùa lạnh có thể dài hơn. Ấu trùng ăn thực vật, nếu thời tiết nóng, chúng thành thục sau 14- 24 ngày. Giai đoạn thiếu trùng khoảng 6- 9 ngày, mùa lạnh thì lâu hơn. Ruồi sau khi ra khỏi kén nhộng ( thiếu trùng) 9 ngày và sau hút máu thì bắt đầu đẻ trứng. Toàn bộ vòng đời khoảng 30 ngày. Thường 8 ngày sau kho nở thì ruồi đực giao hợp với ruồi cái. Tuổi thọ của ruồi trâu từ 20- 72 ngày. Ruồi trâu: Stomoxys calcitrans hút máu trâu, bò, ngựa để sống. Chúng hút thật no trong khoảng 3- 4 phút rồi lại bay sang vật chủ khác để hút máu. Chúng thích ánh sang cho nên không gặp ở những chuồng trâu bò tối tăm. Ruồi trâu đốt trâu bò làm giảm năng suất, thể trọng cơ thể sút 15- 20 %. Bò sữa giảm 40- 60 % sản lượng sữa, có khi ngừng tiết sữa. - Tác hại: Ruồi trâu Stomoxys calcitrans có thể truyền một cách cơ giới cho gia súc một số loài trùng roi. Ở nước ta chúng đã truyền bệnh surra và có thể truyền bệnh viêm kết mạc mắt truyền nhiễm của bò.Truyền nhiễm bệnh nhiệt than, sốt, lở mồm long móng, đậu gà, viêm não ngựa, bệnh tularemia…Chúng còn là ký chủ trung gian của sán dây gia cầm, của giun tròn ngựa và còn truyền bệnh cho người như bại liệt trẻ em. - Phòng trừ: Diệt ruồi trâu. Mỗi ngày vẩy 2 lần cho gia súc thả chăn hay làm việc ngoài trời bằng 1 trong các dung dịch sau: crezin 5 %, axit boric 10 %, axit picric 1 %, saponoin 10 %, nên bôi nhiều vào chỗ lông có máu. Giữ chuồng sạch, rửa nền chuồng bằng crezin. Ngoài ra có thể phun, tắm, bôi dung dịch Permetrin 0.1 % cho gia súc. Câu 30: Đặc điểm hình thái, sinh học, nguyên tắc chẩn đoán, nguyên tắc phòng trừ các bệnh do đơn bào ( Protozoa). - Hình thái cấu tạo:Cơ thể gồm nguyên sinh chất, hạt nhân,có khi có màng tế bào.Chất nguyên sinh bên ngoài cơ thể thường đồng nhất, có khi hình thành lớp màng ngoài do nguyên sinh chất đặc lại.Trên màng này có khi có các tiêm mao, hoặc các chân giả. Lớp nguyên sinh chất bên trong chứa nhân tế bào, không bào tiêu hóa, không bào bài tiết, ribosom,… -Sinh học: +Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu qua màng cơ thể hoặc bằng cách hình thành không bào tiêu hóa + Sinh sản gồm: Sinh sản vô tính liệt phân, đâm chồi, hoặc sinh nha bào.Từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con Sinh sản hữu tính: kết hợp giữa 2 tế baò sinh sản đực và cái để thành hợp tử +Vòng đời phát triển: Đơn bào kí sinh có loài chỉ sinh sản vô tính ,có loài vừa sinh sản vô tính kết hợp với sinh sản hữu tính, hoặc sinh sản vô tính và hữu tính xen kẽ thế hệ, và cần nhiều vật chủ. Những đơn bào kí sinh trong tế bào thường không có cơ quan vần chuyển. Những đơn bào kí sinh ngoài tế bào thường có cơ quan vần chuyển. - Nguyên tắc chẩn đoán: Thường dung các phương pháp +Nhuôm giem sa và kiểm tra dưới kính hiển vi tìm đơn bào kí sinh + Tiêm truyền đv thí nghiệm: lấy máu súc vậy ghi mắc bệnh , tiêm truyền cho động vật thí nghiệm.Sau 1 thời gian lấy máu động vật này tìm căn bệnh + Dựa vào triệu chứng điển hình của căn bệnh và những dẫn liệu về dịch tễ học +Phương pháp tập trung để tìm đơn bào kí sinh: Qua li tâm thông thường Qua li tâm bằng ống Li tâm sau khi trao đổi ion + Các phương pháp huyết thanh miễn dịch: phản ứng ngưng kết trực tiếp, phương pháp huỳnh quang gián tiếp, phương pháp chẩn đoán elisa…. _Nguyên tắc phòng trừ: +Điều trị bệnh đơn bào có thể dung huyết thanh.Điều trị bằng thuốc hóa học + Phòng bệnh chủ yếu phải hạn chế súc vật chết và ngăn ngừa bệnh lưu hành.Dùng thuốc đẻ diệt trừ căn bệnh trong cơ thể súc vật. Dùng máu của động đã khỏi bệnh để miễn dịch cho đv có tính cảm thụ. Câu 31: Bệnh tiên mao trùng ở gia súc do Trypanosoma evansi. Căn bệnh ký sinh ở huyết tương ( ngoài hồng cầu) của trâu, bò, ngựa. Loài gây thiệt hại cho gia súc ở nước ta là T.evansi. Ký sinh trùng này còn gây bệnh Surra ở nhiều nước vùng nhiệt đới. - Đặc điểm: Trypanosoma evansi dài 18- 34 micro m, hình thoi có một nhân lớn ở giữa thân và nhân phụ nối với một tiên mao ( roi) vòng về phía sau thân và nối với thân bằng Golgi, …….Phần roi tự do ở cuối thân dài 5- 6 micro m. Khi nhuộm ….phần nguyên sinh chất bắt màu xanh nhạt, nhân bắt màu hồng. T.evansi ký sinh ở huyết tương của ngựa, trâu, bò, ngoài ra còn gặp ở những động vật móng guốc, khỉ. Vật gieo truyền là Tabanus, Stomoxys. - Triệu chứng: Ruồi mang mầm bệnh hút máu trâu, bò, sau khoảng 1 tuần trâu, bò thường phát bệnh và con vật sốt, nhiệt độ lên tới 40- 41 độ C. Trong khoảng 2 ngày liền, sau hạ xuống gần bình thường, 2- 6b ngày sau lại sốt, cứ thế nhiều đợt. Nếu bệnh nhẹ, khoảng cách giữa 2 cơn sốt kéo dài 1- 2 tháng. Niêm mạc mắt tụ máu thành màu đỏ tía, có khi có chấm máu, chảy ra nước mắt. Mắt có dử đặc, có hi trâu bị sưng mắt. Sau 2- 4 ngày mắt bớt sưng, niêm mạc mắt, miệng, âm đạo trở nên vàng ệch. Ở chân, hang, vú, bìu dịch hoàn, âm hộ, bụng, nách, ngực, hàm, dưới hàu có hiện tượng thủy thủng ( phù). Nhiều trâu bò bị liệt 2 chân sau, hoặc chân bị cứng lại, có khi bị bại liệt cả nửa thân sau, đứng không vững. Hạch hang, nách, dưới hàm… thường bị sung rất to. Trâu bò gầy sút nhanh, kém ăn, đi táo ( có thể đi tả), lông xù xì, da khô. Bệnh có thể kéo dài 2- 3 tháng. Con vật suy sụp nhưng vẫn ăn tới lúc chết. Khi gần chết, tim đập nhanah, yếu. Có khi trâu bò bị bệnh nặng sốt cao đột ngột, máu có nhiều ký sinh trùng, bệnh chưa lịp phát ra nhưng trâu bò lăn lộn như điên rồi chết. Ở ngựa, thời kỳ nung bệnh cấp tính là 4- 7 ngày, bán cấp tính là 1- 1,5 tháng và mãn tính là 4- 6 tháng, có khi tới vài năm. Triệu chứng điển hình ở ngựa là: sốt trên 40 độ C, sốt lên xuống ( sôt 2- 3 ngày, nghỉ 4- 6 ngày), có khi cách quãng dài hơn. Khi sốt có ký sinh trùng ở máu ngoại vi. Tim đập nhanh 60- 80 lần/ phút, hô hấp tăng. Nước tiểu vàng, ít. Ngựa kém ăn, gầy dần, tim yếu, thiếu máu nặng, hạch sưng. Con vật mệt mỏi, đi đứng siêu vẹo, quay vòng, 4 chân run, hay nằm, liệt chân và dễ chết. Cơ chế sinh bệnh: Khi vào máu vật chủ, tiên mao trùng sinh sản nhiều bằng phân đôi theo chiều dọc nhiều lần, số lượng tăng lớn, gây tắc mạch máu. Độc tố của tiên mao trùng vào hệ thần kinh, làm con vật trúng độc. Độc tố làm rối loạn chức năng điều hòa thân nhiệt, làm vật sốt. Tiên mao trùng còn ngăn chức năng tạo hồng huyết cầu, tủy xương, làm lượng hồng cầu giảm sút nhiều, máu nhạt, loãng. Chất đỏ của máu ( huyết sắc tố) biến thành chất vàng của mật ( đảm sắc tố) ngấm vào cơ thể làm niêm mạc vàng. Tiên mao trùng làm thương tổn vách mạch máu, huyết dịch xuất ra ngoài nhiều, sinh thủy thũng, dần dần chảy xuống vùng thấp. Huyết dịch đông lại, một phần các tổ chức biến thành mỡ nên thủy thũng chứa chất đặc như keo. Do hệ thần kinih bị trúng độc, con vật ốm. Phát ra những triệu chứng thần kinh: run rẩy, bại liệt, cứng chân, lăn lộn điên cuồng trước khi chết. Chất độc của tiên mao trùng còn ảnh hưởng đến gan, làm chức năng dự trữ chất đường của gan giảm, trong khi cơ thể vẫn sử dụng đường, ký sinh trùng cũng tiêu hao đường nên lượng đường trong máu giảm sút. Máu thiếu huyết sắc tố nên không hút được dưỡng khí nên axit tích lại trong máu. - Chẩn đoán: Căn cứ vào triệu chứng điển hình ( sốt lên xuống, gầy sút nhanh, thủy thũng, liệt chân…) kết hợp với dẫn lieu dịch tễ học. - Điều trị: Phải kết hợp điều trị diệt căn bệnh, dung thuốc hỗ trợ ( trợ tim) và tăng cường chăm sóc bồi dưỡng con vật. có thể dung 1 trong các thuốc sau: + Naganin ( naganol, bayer 205, suramin, moranyl), liều dung 0,01- 0,015/kg thể trọng, pha với nước sinh lý hoặc nước cất thành dung dịch 10 %, tiêm vào tĩnh mạch cổ. + Trypamidium, liều 3,5 mg/ kg thể trọng pha nước cất thành dung dịch 6 %, tiêm bắp thịt. + Berenil ( Azidin) liều 3,5 mg/ kg thể trong pha với nước cất hoặc dung dịch glucoza 5 %thành dung dịch 7 % thuốc, tiêm vào bắp thịt. - Phòng bệnh: Ngăn không cho tiên mao trùng gây bệnh: Để gia súc làm việc điều độ, cho ăn no, đủ chất ( nhất là cỏ tươi). Chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Định kỳ chẩn đoán tiên mao trùng bằng phương pháp ngưng kết và điều trị triệt để. Ngăn ngừa không cho ruồi trâu, mòng truyền bệnh. Phải phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời. Câu 32: Bệnh Lê dạng trùng ở gia súc do Piroplasma. - Trong hồng cầu bò, trâu, ký sinh trùng sinh sản phân đôi thành hình lê rồi dần dần thành hình bầu dục và hình cầu. Hồng cầu lúc này thường bị vỡ, giải phóng các ký sinh trùng non, trôi nổi trong máu rồi xâm nhập vào các hồng cầu khác. Sự sinh sản đôi khi có thể tiến hành tới 5- 6 lần ( mỗi ngày thường xảy ra 1 lần). Khi thì 1 cá thể, khi dạng sinh sản thấy dạng 2 lê chụm đầu. CÓ khi ký sinh trùng kết hợp với nhau thành nhiều con trong 1 hồng cầu ( do hồng cầu bị 2 hoặc 3 ký sinh trùng non xâm nhập hoặc ký sinh trùng sinh sản quá nhanh khi hồng cầu chưa kịp vỡ). Sau đó hình thành phôi tử đực và cái. Khi ve hút máu bò, trâu mắc bệnh, đến dạ dày ve, ký sinh trùng được giải phóng và những phôi tử đực và cái kết hợp tạo thành trứng trần. Trứng này chuyển động theo chân giả và cắm sâu vào vách dạ dày ve. Vách dạ dày ve lúc này ngày càng căng, rồi vỡ ra. Các bào tử thể được giải phóng, chuyển lên mõm ve và khi hút máu lại truyền bào tử thể cho bò. Quá trình phát triển trong cơ thể ve cần 20- 30 ngày, để ký sinh trùng có khả năng gây nhiễm. Mặt khác, trứng sau khi cắm sâu vào vách dạ dày, nhiều trứng đi qua vách dạ dày vào ổ trứng và trứng lê dạng trùng đi hẳn vào trong trứng non của ve. Khi trứng ve được đẻ ra đã nhiễm sẵn lê dạng trùng. Khi trứng ve phát triển thành ấu trùng, trĩ trùng, ve trưởng thành, trứng lê dạng trùng cũng song song phát triển hình thành hàng trăm bào tử, tiến lên mõm ve và xâm nhập vào bò khi ve này hút máu. Như vậy, lê sinh sản vô tính ở gia súc ( bò) và sinh sản hữu tính ở ve. - Triệu chứng: Bò nội thương nhẹ, phần lớn ở dạng mang lê dạng trùng. Sau 8- 15 ngày ve có lê dạng trùng hút máu bò, bệnh bắt đầu phát với những triệu chứng nối tiếp nhau: sốt, đái ra huyết sắc tố, niêm mạc mắt, miệng, tai, âm đạo có màu vàng, thiếu máu. Bò tường sốt cao từ 39độ8 tăng dần lên 41- 42 độC. Sốt liên tục nhiều ngày. Khi bắt đầu sốt, con vật kém ăn, khát nước, uống nhiều sau đó ngày càng uống ít. Phân táo, có chất nhầy dính máu, nhai lại kém, miệng luôn chảy nước, tim đập nhanh, thở khó, có khi ho. Lượng sữa giảm rồi cạn hẳn. Bò đái ra huyết sắc tố ngay sau khi phát bệnh 2- 3 ngày. Niêm mạc mắt, miệng âm đạo có màu vàng, có khi da cũng vàng.Ở giai đoạn này, con vật bỏ ăn uống, không nhai lại, da cỏ cứng, hoặc vẫn đi táo, hoặc chuyển sang đi tả mạnh.Tim càng đập mạnh và càng nhanh hơn hoặc yếu đi. Thở khó và gấp, có khi bắp thịt chân, mắt co giật từng cơn, sưng hầu, má, lưỡi sưng, khó liếm cỏ. Con vật hay nằm, quay đầu áp lên ngực, bò chửa dễ xảy thai, sót nahu. Sau 8 ngày phát bệnh, thấy rõ bần huyết, máu rất loãng. Niêm mạc mắt từ vàng chuyển sang tái nhợt. Bần huyết nghiêm trọng gây ngạt thở, tim ngừng đập và chết. Con vật chết trong khi đang sốt mạnh hoặc nhiệt độ cơ thể hạ thấp hơn mức bình thường rồi mới chết. Nếu chữa bệnh kịp thời, chăm sóc bồi dưỡng chu đáo, nhiệt độ thân thể, nước tiểu sẽ trở về bình thường. - Bệnh tích: Xác chết gầy còm, cứng lại nhanh, bên ngoài xác chết thường có nhiều ve. Niêm mạc mắt, miệng,mũi, tai, âm đạo, hậu môn tái nhợt. Khi mổ súc vật, bắp thịt tái nhợt, nhũn và ứ nước. Lớp mỡ dưới da vàng nhợt, ứ nước. Xoang bụng, ngực chứa nước vàng và hồng nhạt, loãng, khó đông. Tm sưng to có khi nhũn, màu nhợt. Xoang bao tim tích máu nước màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt. Màng bao tim có chấm xuất huyết hoặc xuất huyết thành mảng. Gan sưng to, tụ máu hoặc lấm tấm máu. Mép gan dày, gan có vùng cứng, vùng nát.Túi mật sưng to. Nước mắt dính đặc, lổn nhổn, có bột màu đen. Lá nách sưng dầy lên, nất nhũn, mủn như bùn. Dạ múi khế thường rỗng, niêm mạc tụ máu, có chấm máu. Dạ lá sách khô, cứng như quả bưởi. Niêm mạc dạ lá sách dễ bóc ra. Dạ cỏ phần nhiều chứa chất lỏng. Bọng đái thường chưa nước tiểu vàng thẫm hoặc đỏ. - Cơ chế sinh bệnh: Khi ký sinh, lê dạng trùng phá hoại số lượng lớn hồng cầu, tiết độc tố, làm tan huyết sắc tố gây thiếu máu nghiêm trọng, sốt, đái ra huyết sắc tố, rối loạn nghiêm trọng hệ thống tuần hoàn, tim đạp mạnh, mạch không đều. Do lê dạng trùng sinh ssanr ký sinh trong nhiều hồng cầu làm hồng cầu to ra khó đi qua được các mao quản nhỏ, làm tắc mao quản nên những bộ phận nhiều máu nhất ( tim, gan, nách) bị sưng to, nát, nhũn hoặc vỡ. Xoang ngực, xoang bụng, xoang bao tim bị tích nước, thịt và mỡ ứ nước. Do tuần hoàn bị tắc ở gan và thiếu huyết sắc tố làm ảnh hưởng cơ năng bài tiết mật, mật sản sinh ít, không chảy điều hòa xuống ruột làm con vật ốm bị đi táo, dạ lá sách cứng. Độc tố của lê dạng trùng gây rối loạn thần kinh nhất là khi được tích lại nhiều, làm vật chết do các trung khu thần kinh bị rối loạn. Những bò nhiễm lê dạng trùng sau khi khỏi trong cơ thể có sức miễn dịch từ 6- 10 tháng. - Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng bệnh, bệnh tích mổ khám hoặc những tài liệu dịch tễ học. Dùng phương pháp phiết kính máu, nhuộm giem sa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm lê dạng trùng trong hồng cầu. Tiêm truyền bệnh thí nghiệm cho bò non chưa nhiễm bệnh. - Điều trị: Phải kết hợp đồng thời những biện pháp sau: Dùng thuốc diệt lê dạng trùng như: Berenil liều 0,0035g/ kg thể trọng, pha thành dung dịch 7 %, tiêm sâu vào cơ hoặc tiêm vào dưới da; hoặc dung Diamidin 0,002g/kg thể trọng pha thành dung dịch 1- 7 % tiêm vào cơ. Trước khi dung thuốc diệt lê dạng trùng phải kết hợp với thuốc trợ tim, thuốc tẩy nhẹ, thuốc giảm sốt, thuốc chống trúng độc do ký sinh trùng. Phải kết hợp diệt ve trên cơ thể bò bị ốm. Phải chú ý chăm sóc con vật ốm: con vật ốm phải ở nơi thoáng khí, yên tĩnh, ấm áp, sạch sẽ. Bồi dưỡng bằng cỏ tươi, cháo cám, ngô, thức ăn có nhiều chất đạm, cho uống nước sạch pha muối, nếu cần phải tiếp máu. - Phòng bệnh: Phải kết hợp 3 phương pháp: Tránh nhập nội lê dạng trùng và ve. Kiểm dịch biên giới, cách ly những con ốm hoặc nghi nhiễm bệnh để kiểm tra và chữa. Trừ hết ve trê cơ thể bò nhập nội. Diệt ve trên cơ thể bò và trên đồng cỏ. Tiêm phòng bằng máu bò địa phương đã khỏi bệnh hoặc bằng thuốc Hacmosporidin vào mùa phát bệnh. Câu 33: Bệnh biên trùng ở gia súc do Anaplasma. Căn bệnh ở bò nước ta do Anaplasma marginale thuộc họ Anaplasmatidae ký sinh trong hồng cầu của bò, cừu, dê, ngựa, lợn. Anaplasma marginale gồm những đơn bào ký sinh không có nguyên sinh chất vì nhân tế bào của ký sinh tùng chiếm toàn bộ trùng thể. Những đơn bào ký sinh này luôn nằm ngoài rìa hồng cầu. Hình dạng ký sinh trùng như hình dấu chấm, đường kính 0,001mm. - Triệu chứng: Ở nước ta biên trùng thường ghép với bệnh lê dạng trùng, có khi bệnh phát ra nhân dịp tiêm vacxin dịch tả trâu bò, hoặc bò đã mắc 1 bệnh khác. Đã thấy nhiều trường hợp bò mang biên trùng nhưng không phát bệnh. Bệnh chỉ phát khi sức đề kháng của vật chủ kém. Khi bệnh biên trùng ghép với bệnh lê dạng trùng, triệu chứng và bệnh tích của lê dạng trùng thường chiếm ưu thế. Khi bệnh biên trùng không ghép với bệnh khác, thời kỳ nung bệnh dài ( khoảng 1 tháng) và có thể phát ra ở các thể. + Thể cấp tính: Trong máu chứa nhiều ký sinh trùng, sốt cao (40- 41 độ C) nhưng gián đoạn ( hàng tháng sốt 1 lần), dần dần chứng bần huyết cấp tính xuất hiện, con vật chết. Da có khi thấy vàng nhưng không đái ra huyết sắc tố. Thể cấp tính có thể giết đến 95 % gia súc ốm. + Thể mạn tính: Trong máu ( hồng cầu) chứa ít ký sinh trung, triệu chứng không rõ, con vật gầy và bần huyết dần, ngày càng gầy rạc. - Bệnh tích: Chủ yếu thấy bần huyết, nách sưng, gan có màu vàng nhạt như chin, thận có màu vàng nhạt, hạch không bị viêm. Bạch cầu đơn nhân tăng. Não có khi thấy những chấm xuất huyết. Tủy xương đông lại, có màu vàng nhạt. Máu khô đông nhưng vẫn đỏ tươi. Xác chết có khi vàng da. - Chẩn đoán: Căn cứ vào bệnh lý lâm sàng và bệnh lý giải phẫu. Phiết kính máu nhuộm giemsa tìm biên trùng trong hồng cầu. Tiêm truyền cho động vật thí nghiệm để tìm biên trùng. - Điều trị: có thể dung các thuốc sau để chữa: Heamosporidin 0,0005 g/ kg thể trọng, pha thành 1- 2 % với nước cất, tiêm dưới da. Biomycin ( Na) 0,003 g/kg thể trọng, pha thành 1 % với nước cất, tiêm tĩnh mạch. Kết hợp với thuốc điều trị phải dung thuốc hỗ trợ và tiếp máu. - Phòng bệnh: Diệt ve trên cơ thể gia súc, trong chuồng trại, tiến hành luân phiên đồng cỏ. Chẩn đoán và chữa trị kịp thời cho súc vật ốm. Câu 34: Bệnh cầu trùng gà do Eimeria. - Dịch tễ học: Gà nhiễm cầu trùng do nuốt phải noãn nang cầu trùng có sức gây nhiễm. Những noãn nang này có từ phân gà nhiễm và phân bố nhiều ở nền chuồng, sàn chơi, dụng cụ chăn nuôi. Bệnh phát triển mạnh ở những nơi chăm sóc, quản lý kém. Bệnh thường phát nhiều và nặng vào mùa mưa ẩm ( mùa xuân). - Cơ chế sinh bệnh: Khi tử bào tử ( Sporozoit) xâm nhập vào tế bào biểu mô sau đó dinh dưỡng và tăng kích thước, sinh sản liệt phân tăng số lượng cầu trùng, làm hàng loạt tế bào này ở ruột bị phs hoại mạnh, gây viêm ruột, rối loạn chức năng tiêu hóa, không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Những tổn thương trên làm cho gà gầy còm, thiếu máu, kiết lỵ. Độc tố được sản sinh làm con vật trúng độc dẫn đến rối loạn thần kinh, cánh rủ xuống, con vật lờ đờ, kém hoạt bát. Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập và chất độc trong ruột ngấm vào đầu độc khắp cơ thể. - Triệu chứng: + Thể cấp tính: Bệnh diễn ra từ vài ngày tới 2, 3 tuần ở gà con. Thời gian đầu gà con chậm chạp, lờ đờ, lông dựng, ăn ít, phân lỏng dính bết ở hậu môn. Gà vận động không bình thường, mất thăng bằng, cánh bị tê liệt, uống nhiều nước, trong diều chứa nhiều dịch thể, bỏ ăn.Niêm mạc và mào gà tái nhợt do thiếu máu. + Thể mạn tính: Thường xảy ra ở gà 4- 6 tháng tuổi trở lên. Triệu cguwngs lâm sang không rõ, không điển hình như ở thể cấp tính. Bệnh kéo dài từ vài tuần tới vài tháng. Gà gầy còm, chân bị tê liệt nhẹ. Lượng trứng giảm, thỉnh thoảng bị kiết lỵ, ít gà bị chết. - Bệnh tích: Xác chết gầy còm, niêm mạc và mào gà nhợt nhạt. Phân dính xung quanh hậu môn. Trong phân thường có lẫn máu. Manh tràng bị sưng to ( E.telle) hoặc đoạn giữa ruột non bị sưng ( E.necatrix) hoặc ở tá tràng sưng ( E.hagani). Niêm mạc ruột dầy lên, chất chứa trong ruột màu xám hoặc hồng nhạt. Thỉnh thoảng lẫn máu. - Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sang và những dẫn liệu dịch tễ học ( mùa phát bệnh, tuổi gà bị nhiễm…). Dùng phương pháp xét nghiệm phân ( Fii Heborn) để tìm noãn nang là tốt hơn cả. - Điều trị: Dùng 1 trong những loại thuốc sau: Furazolidon liều 0,003- 0,004 g/ kg thể trọng, trộn với thức ăn trong quá trình 3- 5 ngày. Rigecoccin liều 0,025- 0,05 % trong thức ăn của gà dùng trong 4 ngày liền. - Phòng bệnh: Cách ly gà bệnh và gà khỏe. Nuôi riêng gà con với gà lớn. Tiến hành ủ phân, làm vệ sinh tiêu độc dụng cụ, chuồng trại để tiêu diệt noãn nang. Cho gà ăn thức ăn trộn Furazolidon với tỷ lệ 0,0125%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương môn ký sinh trùng 1.doc
Tài liệu liên quan