Đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012

Có 3 đk đc coi là cơ sở x/đ TN khách quan: - Có quy phạm pháp lý quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng phát sinh từ TNKQ. - Có sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng các quy phạm pháp lý QT nêu trên - Có mối qh nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất phát sinh. VD: Tàu vũ trụ của Mỹ nổ tung khi quay về trái đất. Mảnh vỡ rơi xuống TQ, gây thiệt hại -> căn cứ 1: CƯ về TNQT đối vs thiệt hại do phương tiện bay QT gây ra 1972 -> căn cứ 2: Sự kiện tàu vũ trụ nổ -> thiệt hại -> mqh nhân quả -> Mỹ phải chịu TNPLQT khách quan. Đ/k 1 có ý nghĩa là cơ sở pháp lý, đk 2 là cơ sở thực tiễn của trách nhiệm này. Nguồn gốc xuất hiện của sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng các qp pháp lý của TNKQ có quan hệ vs yếu tố hoàn cảnh đặc biệt là sự xuất hiện tình thế khi qgia mất khả năng kiểm soát đối vs sự vận hành nguồn nguy hiểm cao độ, do xuất hiện quá trình k mong muốn, bất ngờ, k thể khắc phục đc vs việc áp dụng các BP hiện có. Đk về sự kiện chỉ có ý nghĩa là cơ sở thực tiễn để xác định TN vật chất từ hvi mà LQT k cấm khi tồn tại các ĐƯQT chuyên biệt điều chỉnh các sự kiện này. Và các ĐƯQT như vậy đc áp dụng trong các lĩnh vực cụ thể: Biển, hàng k, vũ trụ Trong trường hợp ko có các Điều ước QT quy định, các quốc gia ko có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do việc thực hiện các hoạt động hợp pháp mà gây ra thiệt hại. 3. Các hình thức t/h TNPLQT khách quan: Khi xác định tính chất, mức độ thiệt hại để giải quyết trách nhiệm bồi thường từ việc quốc gia thực hiện các hvi mà luật QT ko cấm, có thể áp dụng thiệt hại thực tế để giải quyết v/đ bồi thường vì với thiệt hại này, nghĩa vụ bồi thường của quốc gia gây thiệt hại là bắt buộc. Thiệt hại trực tiếp là giá trị tài sản đã bị phá họa và các chi phi mà quốc gia bị hại bỏ ra để loại bỏ thiệt hại đó. Có thể áp dụng 2 h/t: - Đền bù = tiền hoặc hiện vật, ng/tắc chung của việc BT là sự BT phải tương xứng vs thiệt hại xảy ra và phải bồi thường toàn bộ. Là h/thức chủ yếu để t/h TN này.

doc151 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h án đảm bảo ng/tắc này. Các TP có nơi thường trú tại nơi có trụ sở Tòa, đc hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao tại Hà Lan và khi tạm trú tại nước ngoài, nơi mà họ k mang quốc tịch. Bên cạnh các TP của Tòa, khi phiên tòa mở ra, các bên có thể lựa chọn TP ad hoc nhằm đảm bảo ng/tắc công bằng. Khi 1 trong các bên TC có TP mang quốc tịch nước mình, phía bên kia có quyền đề cử trọng tài ad hoc của mình hoặc yêu cầu k đưa trọng tài mang qt phía bên kia vào list mem tham gia xét xử. Nếu cả 2 bên đều k có TP mang qt nước mình thì mỗi bên có thể lựa chọn 1 vị TP ad hoc. Tiêu chuẩn của TP ad hoc tương tự tiêu chuẩn của các TP của Tòa. - Các phụ thẩm là n~ chuyên gia trong lĩnh vực hợp tác chuyên môn, có thể đc Tòa tự lựa chọn hoặc theo yêu cầu các bên đưa ra trc khi kết thúc thủ tục viết. Họ có quyền tham dự các phiên họp của Tòa hay Tòa rút gọn nhưng k có quyền bỏ phiếu. - Ban thư ký gồm chánh tk, phó chánh tk và các nhân viên. Chánh tk và phó chánh tk do Tòa bầu ra theo phương thức bỏ phiếu kín, vs nhiệm kỳ 7 năm. Các nhân viên tk do Tòa hoặc chánh tk Tòa đề cử. BTK là cq hành chính thường trực của Tòa và chỉ phụ thuộc vào Tòa, đảm trách các dịch vụ tư pháp và là bên liên lạc giữa Tòa vs các qgia. 3. Thẩm quyền, chức năng: - Trong mọi t/hợp xảy ra TC, thẩm quyền của Tòa đều đc xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể TC và khi thẩm quyền của Tòa đc viện dẫn đến thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên sự tự nguyện của các bên hữu quan mà k bị bất kỳ sức ép chính trị, KT nào. Phạm vi TC là k giới hạn nhưng thẩm quyền giải quyết TC bị giới hạn bởi chủ thể: TACLQT chỉ có thẩm quyền giải quyết TC giữa các qgia. - Các qgia có thể lựa chọn thẩm quyền giải quyết TC của Tòa đc thiết lập theo 3 phương thức: + Chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc VD: Tranh chấp biển Bắc giữa Đức – Đan Mạch – Hà Lan + Chấp nhận trc thẩm quyền của Tòa trong các ĐƯQT + Tuyên bố đơn phương chấp nhận trc thẩm quyền của Tòa. VD: Vụ Nicaragoa kiện Mỹ: Tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền của Pháp viện thường trực QT của Nicaragoa năm 1929, tuyên bố đơn phương chấp nhận của Mỹ năm 1946. Pháp viện là cq tài phán của Hội quốc liên à LHQ ra đời, pháp viện đổi tên thành TACLQT à vào thời điểm xác lập thẩm quyền của TA, TC chưa phát sinh - Ngoài vai trò giải quyết TCQT, hđ thực tiễn của Tòa còn để thực thi 1 chức năng quan trọng khác là đưa ra các kết luận tư vấn. Thẩm quyền thể hiện chức năng này của Tòa nhằm đáp ứng yêu cầu của các cq chính của LHQ và các tổ chức chuyên môn đc ĐHĐ cho phép. Các qgia k đc quyền yêu cầu Tòa cho các kết luận tư vấn về các TC của mình. - Thẩm quyền chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, UB trọng tài hoặc UB hòa giải và các ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các qgia. 4. Thủ tục tố tụng tại phiên tòa: Tòa tiến hành xét xử 1 vụ TC theo 2 trình tự đầy đủ và rút gọn. Thành phần của 1 phiên tòa có thể là toàn bộ các thẩm phán (có thể bao gồm cả các TP ad hoc), có thể ít hơn nhưng tối thiểu là 9 vụ TP. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa có thể thành lập các tòa đặc thù như tòa rút gọn trình tự tố tụng, gồm 5 TP (chánh án, phó chánh án và 3 TP khác), tòa đặc biệt gồm 3 TP hoặc nhiều hơn, tòa rút gọn thành phần hay tòa ad hoc đối vs từng vụ việc (thành phần theo sự chấp thuận của các bên). Các bước thuộc trình tự xét xử của Tòa thường gồm 2 giai đoạn là giai đoạn xem xét về hình thức (gđ xem xét thẩm quyền của Tòa) và gđ xét xử về nội dung vụ việc, theo 2 thủ tục nói và viết. - Xét xử về hình thức: Giải thích n~ vấn đề mang tính thủ tục: + Xác định TA có thẩm quyền hay k + Hợp nhất vụ kiện + Xin can dự: Chủ thể có quyền và lợi ích liên quan trong vụ việc có thể xin can dự). VD: Trong vụ kiện giữa Mỹ và Nicaragoa có 2 qgia xin can dự - Xét xử về nội dung: + Thủ tục viết: Các bên hoàn thành và trao đổi bị vong lục, phản bị vong lục về lập luận của từng bên và các lý lẽ luận tội hay bào chữa + Thủ tục nói (TT tranh tụng): Tg và địa điểm do Tòa quyết định, có tính đến yêu cầu của các bên và tg biểu của Tòa. - Khi hoàn thành các thủ tục nêu trên, Tòa ra quyết định cuối cùng phân giải TC là 1 bản án xét xử nội dung, đc thông qua sau quá trình nghị án. Phán quyết đc HĐXX thông qua theo ng/tắc đa số. T/hợp số phiếu thuận bằng số phiếu chống thì Chánh án của Tòa nghiêng về phía nào thì phán quyết theo phía đó. Tuy nhiên, có n~ vụ có thể kết thúc mà Tòa k cần đưa ra phán quyết, đó là t/hợp, 2 bên tự giải quyết và đạt đc thỏa thuận hòa bình giải quyết TC hoặc bên nguyên đơn rút đơn kiện hay cả 2 bên thỏa thuận từ bỏ vụ kiện. - Về pháp lý, phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối vs các bên. Nếu 1 trong các bên k chịu thi hành bản án, phía bên kia có quyền yêu cầu HĐBA can thiệp, buộc phải chấp hành. Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị pháp lý trong mqh giữa các bên TC. Tuy nhiên, trong 1 số t/hợp, phán quyết của Tòa có tác động gián tiếp đối vs bên t3. VD: Các mem của ĐƯQT đa phương k thể bỏ qua phán quyết của Tòa, liên quan đến việc giải thích ĐƯ đó. Trong t/hợp các bên bất đồng trong việc giải thích và t/h phán quyết thì có thể yêu cầu Tòa giải thích hoặc sửa đổi phán quyết. Toàn xem xét và có thể chấp thuận hay từ chối yêu cầu này. Các chủ thể LQT, ngoài t/hợp viện dẫn kết quả giải quyết của Tòa vs tính chất của luật tập quán thì hoàn toàn có thể chấp nhận và áp dụng từng phần hay toàn bộ phán quyết của Tòa vs tư cách là phương tiện bổ trợ nguồn của LQT. II. Tòa án luật biển QT: 1. Được thành lập theo CWLB 1982, Phụ lục VII về Quy chế của TAQT về luật biển. Thành lập ngày 1/8/1996, trụ sở chính đặt tại Hamburg (Đức) 2. Thẩm quyền, chức năng: - TALBQT có thẩm quyền giải quyết các TC giữa các qgia mem cũng như tất cả các thực thể khác k phải là qgia mem của CƯ trong tất cả các t/hợp liên quan đến việc quản lý và khai thác vùng – di sản chung của toàn thể loài ng. Tòa cũng có thẩm quyền vs mọi TC đc đưa ra theo các thỏa thuận giữa các bên. Như vậy, khi xác định thẩm quyền của tòa, CƯ k giới hạn chủ thể tham gia TC chỉ là các qgia mem mà còn có sự mở rộng phạm vi chủ thể TC tới các qgia k phải là mem, cq quyền lực và các tự nhiên nhân, pháp nhân yêu cầu đc 1 qgia bảo trợ. - Giải quyết các TCQT trong lĩnh vực biển: + TC phát sinh từ việc giải thích, thi hành các điều khoản trong CƯ 1982 trong lĩnh vực t/h các quyền chủ quyền hay quyền tài phán của qgia ven biển, đối vs các quyền tự do của các qgia khác về hàng hải, hàng k, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, đối vs việc nghiên cứu khoa học biển, đối vs các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền KT. + TC phát sinh giữa các bên trong quá trình quản lý, khai thác các vùng di sản chung của loài ng + TC phát sinh từ quá trình giải quyết, thi hành các ĐƯQT khác có liên quan mà các bên đã dẫn chiếu tới TALB * Điểm khác cơ bản về thẩm quyền của TALBQT so vs TACLQT là việc Tòa này k có thẩm quyền giải thích luật. Các chủ thể TC cũng k buộc phải lựa chọn tòa vs ý nghĩa là cq tài phán bắt buộc khi có TC xảy ra. 3. Cơ cấu tổ chức: Do các mem CƯ luật biển quyết định - Thẩm phán: 21 ng, nhiệm kỳ 9 năm - Tiêu chí: Tương tự như qđ của TACLQT - ĐHĐ của cq quyền lực có quyền định ra các khuyến nghị chung về sự đại diện và phân bổ đảm bảo ng/tắc công bằng về địa lý và tính chất đại diện cho các nền PL chủ yếu trên TG. - Viện giải quyết các TC liên quan đến đáy biển, gồm 11 trong tổng số các thẩm phán của Tòa, đc bầu ra theo đa số. 4. Trình tự tố tụng: - Việc xét xử của Tòa có thể tuân theo trình tự đầy đủ hoặc trinh tự rút gọn, thông qua tòa trọng tài. - CƯLB 1982 – cơ sở pháp lý cho tổ chức và hđ của Tòa, đc sự bảo trợ của LHQ, cũng như sự tham gia của các chuyên gia về LQT của LHQ. Chính vì vậy, TALBQT cũng có nhiều điểm tương đồng vs TACLQT, nhất là về thủ tục tố tụng tại phiên tòa và giá trị pháp lý của phán quyết. - Phán quyết của Tòa có giá trị bắt buộc đối vs các bên TC và nếu 1 bên k tuân thủ phán quyết, phía bên kia có quyền yêu cầu HĐBA LHQ có các biện pháp thích hợp để đảm bảo t/h phán quyết. Tuy nhiên, TALB mới thành lập nên ít kinh nghiệm, thiếu các biện pháp bảo đảm cho các phán quyết đc thi hành. Câu 8: So sánh 1 mô hình TACLQT và TALBQT? 1. Giống: - Đều là các cq tài phán QT, t/h chức năng tư pháp QT (xét xử) - Thẩm quyền của Tòa đều xác định dựa trên cơ sở ý chí của các chủ thể, tòa chỉ giải quyết TC khi các bên cùng yêu cầu - Tiêu chí thẩm phán, thủ tục tố tụng có nét tương đồng (đều có TT hình thức và TT nội dung) - Các phán quyết có giá trị chung thẩm, bắt buộc thi hành đối vs tất cả các bên, các bên k có quyền kháng án 2. Khác: - TACL là TA có thẩm quyền chung, TALB là TA có thẩm quyền chuyên môn trong lĩnh vực luật biển nen mức độ chuyên môn hóa cao hơn - Nhìn chung, cơ cấu TALBQT mềm dẻo hơn - Các chủ thể đc giải quyết TC của TALBQT đc mở rộng hơn so vs TACLQT. - Thẩm quyền, chức năng Câu 9: So sánh cq tài phán QT và cq tài phán qgia? 1. Giống: - Đều là cq giải quyết TC - Các phán quyết cuối cùng đều có hiệu lực tyhi hành bắt buộc - Đều có 2 loại là TA và trọng tài - Trình tự, thủ tục tố tụng đc qđ cụ thể trong luật 2. Khác: Tiêu chí CQTPQT CQTPQG Chủ thể đc giải quyết TC Là các chủ thể của LQT Chủ thể của LQG (thể nhân, pháp nhân) Cách thức xây dựng Do chủ thể LQT thỏa thuận, thừa nhận, xây dựng trên cơ sở ĐƯQT Xây dựng trên cơ sở LQG Thẩm quyền Tùy nghi, phụ thuộc vào các bên TC lựa chọn Đương nhiên Giá trị plý của phán quyết Đc các chủ thể TC thừa nhận và đảm bảo t/h trên cơ sở các ng/tắc cơ bản của LQT Đc đảm bảo t/h bằng cưỡng chế NN Nguồn Sd LQT LQT + LQG Cấp xét xử Chỉ có 1 cấp 2 cấp: ST, PT Hiệu lực kháng án Các bên k có quyền kháng án Các bên có quyền kháng án Câu 10: Phân biệt giải quyết TC nhờ bên t3 vs giải quyết TC ở cq tài phán QT? Tiêu chí Thông qua bên t3 Cq tài phán QT Hình thức Các yêu sách, n~ sự xúc tiến, các giải pháp, khuyến nghị Các phán quyết có hiệu lực pháp lý bắt buộc Chủ thể giải quyết TC Bên t3: Qgia, tổ chức, cá nhân… Cq tài phán QT Cơ sở hình thành Do các bên TC tự lựa chọn hoặc bên t3 tự đứng ra Cq xây dựng trên cơ sở ĐƯQT, có thẩm quyền tùy nghi Tính chất Giải quyết k triệt để các TC, mang tính chất xúc tiến, hỗ trợ việc giải quyết là chủ yếu à Là BP giải quyết gián tiếp Giải quyết triệt để các TC, các phán quyết có hiệu lực bắt buộc, các bên k có quyền kháng án à Là BP giải quyết trực tiếp Câu 11: ĐN, đặc điểm và phân loại trọng tài QT? 1. ĐN: Là cq tài phán QT đc các qgia và các chủ thể khác của LQT thỏa thuận thành lập, trên cơ sở ĐƯQT về trọng tài, theo đó, các bên TC thỏa thuận trao cho 1 hoặc 1 số cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết TC phát sinh giữa họ vs nhau. Trong quan hệ QT, Tòa trọng tài giải quyết TC phát sinh từ các quan hệ mang tính liên qgia là 1 trong số thiết chế tài phán, thuộc sự lựa chọn của các qgia. 2. Đặc điểm: - Tòa TT k có thẩm quyền đương nhiên. Cơ sở xác định thẩm quyền của TTT là sự nhất trí của các bên TC về việc đưa vụ TC ra giải quyết tại TTT. Sự nhất trí này phải đc thể hiện 1 cách rõ ràng, minh bạch trong 1 ĐƯQT về TT. ĐƯQT về TT có thể là ĐƯQT song phương hoặc đa phương. Ngoài việc thể hiện rõ sự nhất trí của các bên về việc giải quyết TC thông qua TTT, nội dung của các ĐƯQT này đồng thời xác định thẩm quyền, trình tự thành lập TTT, đối tượng TC, thủ tục xét xử, nguồn luật đc TTT áp dụng, thủ tục đưa ra phán quyết và nghĩa vụ của các bên phải tuân thủ phán quyết TT. Trong 1 số t/hợp, sự nhất trí về việc thành lập TTT để giải quyết TC có thể đc ghi nhận trong n~ điều khoản đặc biệt (điều khoản TT) của các ĐƯQT ký kết giữa các bên. - TTT đc thành lập tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên liên quan, vs thành phần có thể chỉ là 1 cá nhân hoặc cả 1 hội đồng. Trong t/hợp TTT ddc thành lập vs 1 TT viên duy nhất thì ng này nhất thiết phải là công dân có uy tín của nước t3. Nếu là HĐ TT thì các bên có thể thỏa thuận về số lượng TT viên tham gia HĐ tùy thuộc vào từng TC cụ thể. Cách cơ cấu thành phần HĐ TT phải đảm bảo ng/tắc công bằn. Số lượng TT viên tham gia HĐ TT bao h cũng phải là số lẻ (thường là 3 hoặc 5) để đảm bảo việc lựa chọn chủ tịch HĐ TT và thông qua phán quyết của HĐ TT theo ng/tắc đa số. Trong thành phần HĐ TT, mỗi bên TC có quyền chỉ định 1 số lượng TT viên bằng nhau là công dân của nước mình hoặc nước t3. Các TT viên này (hoặc các bên TC) sẽ tiếp tục thỏa thuận để chỉ định 1 TT viên khác làm chủ tịch HĐ TT. Chủ tịch HĐ TT bắt buộc phải là công dân của nước t3 k liên quan đến vụ TC. - Thủ tục tố tụng tại TTT do các bên TC thỏa thuận qđ. Nếu k thỏa thuận đc, các bên phải tuân theo thủ tục tố tụng đã đc qđ tại CƯ Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hòa bình các TCQT. Thủ tục tố tụng TT cũng đã đc qđ trong Quy chế mẫu về thủ tục TT do UB LQT của LHQ soạn thảo và đc thông qua năm 1958. Tuy nhiên, các qđ này chỉ có tính chất khuyến nghị. - Luật áp dụng để giải quyết các TC tại TTT là các ng/tắc và các qp của LQT, cụ thể là các ĐƯQT mà các bên ký kết hoặc tham gia (trc hết là ĐƯQT liên quan trực tiếp đến TC) và TQQT. Các ĐƯQT và TQQT này là cơ sở pháp lý để xác định mức độ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của các bên. Trên cơ sở đó, TTT sẽ ra phán quyết để dàn xếp TC. Ngoài các nt và qp LQT, trong 1 số t/hợp, nếu ĐƯQT (hoặc điều khoản) về TT mà các bên ký kết có qđ về khả năng viện dẫn các loại nguồn khác, chẳng hạn như PL qgia, các nt PL chung hoặc 1 qđ đặc biệt nào đó thì TTT có thể áp dụng các nguồn này để giải quyết TC. VD: Trong vụ Trail Smelter 1941, TTT đc thành lập để giải quyết TC giữa Canada và Mỹ liên quan đến việc 1 nhà máy luyện kim của Canada đã gây ô nhiễm vì chất sulphur dioxide gây thiệt hại cho cây trồng ở 1 số vùng lãnh thổ Mỹ giái vs biên giới Canada. Để giải quyết TC này, các bên đã thỏa thuận k chỉ áp dụng LQT mà còn áp dụng các qđ của PL Mỹ. 3. Phân loại: * Căn cứ vào thành phần của TTT: - TTT cá nhân: Tòa có duy nhất 1 TT viên - TTT tập thể: Tòa có từ 3 TTT viên trở lên * Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết TC - TTT có thẩm quyền chung: Tòa có thẩm quyền giải quyết các TC phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa các chủ thể của LQT. VD: TTT thường trực Lahaye đc thành lập trên cơ sở CW Lahaye 1899 và 1907 về giải quyết hòa bình các TCQT… - TTT có thẩm quyền chuyên môn: Tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết các TC trong 1 hoặc 1 số lĩnh vực hợp tác nhất định. VD: TTT QT về luật biển… * Căn cứ vào tính chất hđ: - TTT thường trực (TTT quy chế): Là n~ Tòa đc thành lập để giải quyết các TC 1 cách thường xuyên. Các Tòa này có quy chế hđ, thủ tục rõ ràng và có trụ sở. VD: TTT thường trực Lahaye… - TTT vụ việc (TTT ad hoc): Là n~ Tòa đc thành lập để giải quyết 1 vụ TC cụ thể và sau khi vụ việc đc giải quyết xong, Tòa sẽ chấm dứt hđ. VD: TTT đc thành lập năm 1988 để giải quyết TC lãnh thổ giữa Ai Cập và Israel… TTT thường trực và TTT vụ việc đều có điểm mạnh riêng. Do đó, chủ thể TC có thể dựa vào nội dung, tính chất của từng loại TC cũng như yêu cầu đặt ra mà quyết định việc lựa chọn TTT. -Vs TTT thường trực: + Có quy chế, thủ tục tố tụng rõ ràng + Có kinh nghiệm thực tiễn, dựa trên n~ kinh nghiệm này mà tòa có thể giúp các bên chỉ định đc các TT viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế thích hợp, tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết TC. + Có các nhân viên chuyên nghiệp giúp đỡ các bên trong quá trình tố tụng - Vs TTT vụ việc: + Khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu của các bên + Các bên có thể tiết kiệm đc án phí do k phải chịu chi phí điều hành 4. Giá trị pháp lý của phán quyết TT: Về ng/tắc, phán quyết của TTT là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối vs các bên TC. Các bên có nghĩa vụ thi hành và k có quyền khiếu nại. Phán quyết của TTT chỉ đc xem xét lại trong t/hợp có n~ đk mới có ảnh hưởng cơ bản đến nội dung phán quyết mà trc đó TTT chưa đc biết đến. Nhưng trong thực tiễn, phán quyết của TTT có thể bị coi là vô hiệu và các bên k có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết đó trong 1 số t/hợp sau: - ĐƯQT (hoặc điều khoản) về TT mà các bên ký kết bị vô hiệu - TTT vượt quá thẩm quyền mà các bên thỏa thuận trao cho - Có dấu hiệu mua chuộc mem của HĐ TT - Trong quá trình giải quyết TC, TTT đã vi phạm nghiêm trọng n~ qđ về thủ tục tố tụng Sau khi TT ra phán quyết, nếu như các bên có quan điểm khác nhau về hiệu lực cũng như về việc giải thích và thi hành phán quyết TT thì chính TTT đó sẽ xem xét và giải quyết. Câu 12: Các cq tài phán QT trong khuôn khổ WTO và ASEAN? I. WTO: Xét 1 cách tổng thể, cơ chế giải quyết TC của WTO bao gồm hệ thống giải quyết TC chung, đc áp dụng vs các TC phát sinh trong tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hóa, TM dịch vụ, sh trí tuệ liên quan đến TM, theo qđ của thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết TC (DSU) và hệ thống giải quyết TC đc qđ trong các hiệp định cụ thể như HĐ về hàng dệt và may mặc (gọi là hệ thống giải quyết TC chuyên biệt). Về ng/tắc, TC thuộc đối tượng có thể viện dẫn đến cơ chế giải quyết TC của WTO là TC phát sinh giữa các mem của TC này, bao gồm k chỉ các qgia độc lập, có chủ quyền mà còn cả 1 số vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt, hoàn toàn tự chủ trong các mqh TM hoặc tổ chức QT, như EC. Việc giải quyết TC phát sinh giữa các mem của WTO đc giải quyết trên cơ sở các ng/tắc công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận đc đối vs các bên TC. Căn cứ vào Thỏa thuận về giải quyết TC (DSU), các mem WTO có thể lựa chọn cho mình các biện pháp giải quyết TC khác nhau, như tham vấn, môi giới, hòa giải, trung gian, kể cả việc lựa chọn thiết chế tài phán QT khác nhau, như tài phán trọng tài QT. Và nếu sau khi đã tiến hành các biện pháp nêu trên mà TC vẫn chưa đc giải quyết thì các bên có thể khiếu nạu ra trc Cq giải quyết TC (DSB) của WTO. DSB k phải là cq chuyên biệt đc thành lập để giải quyết TC giữa các mem của WTO mà nó chính là ĐHĐ của WTO (vs cơ cấu mem bao gồm đại diện ở cấp đại sứ của các qgia mem). Thành phần của DSB còn phải tính đến cả Tổng giám đốc WTO. DSB có quyền quyết định thành lập và thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia (PANEL) và nhóm phúc thẩm, giám sát việc t/h các quyết định về giải quyết TC, cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các HĐ TM vs 1 mem, kể cả cho phép áp dụng các BP trừng phạt. Trên thực tiễn hđ, DSB thực sự trở thành 1 trong số thiết chế tài phán quan trọng trong lĩnh vực hợp tác KT, TM giữa các qgia. * Trình tự giải quyết TC tại DSB: - Trong t/hợp các bên k giải quyết đc TC bằng các BP như tham vấn, trung gian, hòa giải hay TT QT thì vụ TC sẽ đc đệ trình lên DSB. Sau khi thụ lý, DSB sẽ thành lập nhóm chuyên gia để tiến hành các hđ tác nghiệp cần thiết. Nhóm chuyên gia (PANEL) gồm 3 mems, trừ t/hợp các bên TC yêu cầu thành lập nhóm chuyên gia vs 5 mems, là n~ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực LTM QT, cũng như chính sách TM QT nói chung. Khi tham gia nhóm chuyên gia, các mem phải hđ vs tư cách độc lập và k chịu sự chi phối của bất kỳ CP nào. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia là đánh giá khách quan về các vấn đề TC và tiến hành các điều tra khác để giúp DSB trong việc đưa ra các quyết định hoặc khuyến nghị thích hợp. Sau khi xem xét TC, nhóm chuyên gia sẽ soạn thảo báo cáo và đệ trình DSB để cq này đưa ra quyết định cuối cùng về giải quyết TC. - Các bên TC có quyền phản đối báo cáo của nhóm chuyên gia và kháng cáo lên cq phúc thẩm. Bản báo cáo của nhóm chuyên gia sẽ đc thông qua tại phiên họp của DSB, trừ khi 1 trong các bên TC kháng cáo hoặc DSB bằng thủ tục đồng thuận k thông qua báo cáo. - Trong t/hợp các bên kháng cáo bản báo cáo, vụ TC sẽ đc đệ trình lên các cq phúc thẩm của WTO để giải quyết. Cq phúc thẩm thường trực (AB) đc thành lập để xem xét kháng cáo của các bên TC về vấn đề PL và giải thích PL đc nêu ra trong bản báo cáo của nhóm chuyên gia. Cq phúc thẩm bao gồm 7 mems do DSB bổ nhiệm vs nhiệm kỳ 4 năm và có thể đc tái bổ nhiệm. Mem của cq phúc thẩm phải đại diện cho các nhóm nước có lợi ích KT khác nhau. Các mem này hđ vs tư cách độc lập và k bị chi phối bởi bất kỳ thế lực nào. Khi có đề nghị phúc thẩm, cq phúc thẩm thường trực sẽ lập ra 1 nhóm phúc thẩm riêng gồm 3 mems. Nhóm này có quyền xem xét để nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ n~ giải thích, kết luận pháp lý nêu trong báo cáo của PANEL. Báo cáo của nhóm phúc thẩm sẽ đc đệ trình lên DSB và việc thông ua báo cáo này theo ng/tắc đồng thuận tiêu cực và gần như mang tính chất tự động. Tức là, các bên TC có nghĩa vụ t/h vô đk quyết định cuối cùng của DSB trên cơ sở báo cáo phúc thẩm và thời hạn xem xét phúc thẩm tối thiếu là 60 ngày, có thể gia hạn nhưng tối đa k quá 90 ngày. - Dựa trên báo cáo của nhóm chuyên gia và cq phúc thẩm, DSB sẽ thông qua các quyết định hoặc khuyến nghị thích hợp. Các quyết định hoặc khuyến nghị này sẽ đc các bên tự nguyện thi hành trong 1 thời hạn nhất định theo qđ của DSU. Trong t/hợp bên thua kiện k tự nguyện thi hành, bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép họ t/h các biện pháp đòi bồi thường thiệt hại và tiếp theo là các biện pháp trả đũa TM đối vs bên thua kiện. VD: Vụ kiện Mỹ - EU về 240tr USD cho Mỹ tự ý tăng giá nhập khẩu các mặt hàng. Đây là hvi vi phạm LTM QT của WTO. Sau khi xét xử ở DSB, EU đc phép tăng giá nhập khẩu hàng của Mỹ vào thị trường cho đến khi thu đủ lại 240tr USD (trả đũa theo ng/tắc tương xứng). II. ASEAN: Trong khuôn khổ ASEAN, các TC giữa các qgia mem đc các bên chủ động giải quyết thông qua thương lượng hòa giải. Nếu k đạt đc thỏa thuận qua thương lượng thì các bên sẽ thành lập 1 HĐ cấp cao (cấp bộ trưởng) để xem xét TC và đưa ra n~ quyết định cũng như n~ khuyến nghị thích hợp. Cơ chế giải quyết TC này đã đc qđ cụ thể trong HƯ thân thiện và hợp tác khu vực ĐNA đc các qgia ASEAN ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh lần t1 (2/1976). Riêng trong lĩnh vực KT, quá trình giải quyết TC đc t/h trên cơ sở Nghị định thư về cơ chế giải quyết TC đã đc bộ trưởng KT các nước mem ASEAN ký kết ngày 20/11/1996 (NĐT Manila 1996). Theo NĐT Manila 1996, việc giải quyết TC nếu k đạt đc thỏa thuận ở giai đoạn tham vấn hoặc sd các biện pháp khác như trung gian, hòa giải thì các bên TC có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại Hội nghị KT cao cấp (SEOM). Để giải quyết TC, SEOM sẽ thành lập 1 Ban hội thẩm (Panel) gồm 3 mems (trừ t/hợp các bên thỏa thuận số mem là 5), vs chức năng đánh giá 1 cách khách quan TC đã đc đệ trình và thu thập các chứng cứ để giúp cho SEOM đưa ra các quyết định phù hợp. Trong 1 số t/hợp đặc biệt, SEOM cũng có thể quyết định trực tiếp xử lý TC mà k cần thành lập Ban hội thẩm. Sau khi SEOM ra quyết định, nếu các bên TC k thỏa mãn vs quyết định đó thì có thể kháng cáo lên Hội nghị bộ trưởng KT (AEM). AEM là cq cao nhất có thẩm quyền giải quyết các TC trong lĩnh vực KT giữa các qgia mem ASEAN. AEM sẽ xem xét TC và đưa ra quyết định cuối cùng. QĐ của SEOM hoặc AEM sẽ đc các bên t/h trong 1 khoảng tg nhất định theo qđ của NĐT Manila 1996. Ngoài các cq như Ban hội thẩm, SEOM và AEM, Ban thư ký ASEAN cũng là cq có thẩm quyền giải quyết TC. Theo NĐT Manila, BTK ASEAN có trách nhiệm: - Giúp đỡ Ban hội thẩm trong quá trình giải quyết TC - Theo dõi và duy trì các quyết định của SEOM và AEM - Đứng ra hòa giải hoặc làm trung gian để hỗ trợ các qgia mem giải quyết TC. Câu 13: So sánh cơ chế giải quyết TC của WTO và ASEAN? 1. Giống: Cơ chế giải quyết Tc có nhiều điểm tương đồng nhau. Thực chất, cơ chế của ASEAN là sự mô phỏng cơ chế của WTO vs 1 vài thay đổi cho phù hợp vs ng/tắc tổ chức và hđ của ASEAN. - Phải qua tham vấn, hòa giải… - Đều có cấp phúc thẩm - Giá trị pháp lý của phán quyết 2. Khác: WTO chỉ đơn thuần là 1 tổ chức hợp tác về KT, ASEAN là 1 tổ chức hợp tác cả về chính trị, văn hóa, an ninh, XH. Do đó, khi giải quyết bất cứ TC nào, các qgia ASEAN đều cố gắng giải quyết ở giai đoạn tham vấn mà ít khi phải đưa ra các cq giải quyết TC. Điều này, vừa giúp cho TC đc giải quyết 1 cách nhanh chóng, kịp thời, vừa k làm ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác hữu nghị trong các lĩnh vực khác giữa các bên TC. Câu 14: Phân biệt 2 cơ chế giải quyết TC tại TAQT và Trọng tài QT? - Trình tự giải quyết TC bằng TT linh hoạt và mềm dẻo hơn, dựa trên thỏa thuận của các bên TC: + Thành phần HĐ TT do các bên thỏa thuận, lựa chọn, số lượng luôn là số lẻ. Các bên có quyền lựa chọn TT viên, mỗi bên thỏa thuận chọn số lượng TT viên bằng nhau, chủ tịch HĐ TT do cả 2 bên cùng lựa chọn + Thủ tục tố tụng: Các bên tự do thỏa thuận (vs TA, thủ tục tố tụng đã đc qđ cụ thể trong Quy chế hoặc điều lệ) à đơn giản, linh hoạt hơn rất nhiều. Để tiết kiệm tg và chi phí, các bên TC sẽ thỏa thuận đưa ra các qđ tố tụng đơn giản, linh hoạt, cho phép rút ngắn quá trình đưa ra phán quyết. Do đó, phán quyết TT khi đc đưa ra sẽ kịp thời giải quyết TC phát sinh, k để vấn đề trở nên quá phức tạp, trc n~ tác động bởi các yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Tuy nhiên, hạn chế trong t/hợp 2 bên TC có mâu thuẫn gay gắt, căng thẳng, có thái độ k hợp tác thỏa thuận. - Tính công khai: + TA: Phải đảm bảo ng/tắc xét xử công khai à ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của qgia thua kiện + TT: K đặt ra yêu cầu xét xử công khai à Đảm bảo đc danh dự và uy tín của gia, đảm bảo danh dự và uy tín đó k bị ảnh hưởng khi thiết lập n~ mqh QT trong tương lai, nhất là khi qgia có hvi chưa phù hợp vs PL QT hoặc là bên thua kiện. Đặc biệt, xét xử kín có ý nghĩa lớn nếu như vụ TC liên quan đến bí mật qgia. - Các biện pháp bảo đảm thực hiện phán quyết: Về mặt pháp lý thì cả phán quyết của TA và TT đều có giá trị pháp lý bắt buộc nhưng phán quyết của TA có giá trị bảo đảm cao hơn. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ Câu 1: ĐN chế định trách nhiệm pháp lý QT và phân loại trách nhiệm pháp lý QT? 1. ĐN Chế định TNPL QT: Theo khoa học LQT, chế định TNPLQT là tổng thể các ng/tắc và quy phạm LQT điều chỉnh các quan hệ phát sịnh giữa các chủ thể LQT vs nhau vì có hvi vi phạm LQT hoặc t/h hvi mà LQT k nghiêm cấm đã gây ra thiệt hại cho chủ thể LQT khác. Theo chế định này, chủ thể gây thiệt hại phải có nghĩa vụ đáp ứng các đòi hỏi và yêu cầu vật chất cũng như phi vật chất cho chủ thể bị hại. Còn trong t/hợp cần thiết, chủ thể gây thiệt hại có thể bị trừng phạt QT. VD: Giả định VINASAT 1 nổ bùm, mảnh vỡ rơi xuống TQ -> VN phải bồi thường thiệt hại 2. Phân loại: * Căn cứ vào tính chất thiệt hại: - TN vật chất VD: Mỹ gian lận thương mại gây thiệt hại 240tr USD cho EU. EU tăng thuế các mặt hành nhập khẩu của Mỹ thu đủ lại 240tr - TN phi vật chất: gây ra thiệt hại danh dự, chủ quyền, vị thế, uy tín, phẩm giá của qgia trên trường QT. VD: Hàng năm, BNG Hoa Kỳ đưa ra báo cáo nhân quyền của các qgia trên TG, trong đó, nhận xét k đúng về tình hình nhân quyền của VN, đây là nhận xét mang tính chủ quan của HK, k theo chuẩn mực chung của QT, làm mất hình ảnh của VN à VN phản đối và HK phải xem xét lại * Căn cứ vào tính chất của hvi gây thiệt hại: - TNPLQT chủ quan: Phát sinh từ hvi vi phạm LQT, gây ra thiệt hại cho chủ thể khác của LQT - TNPLQT khách quan: Phát sinh từ hvi LQT k nghiêm cấm nhưng LQT yêu cầu phải BTTH nếu xuất hiện thiệt hại từ hđ này của qgia. VD: Hđ vũ trụ: vệ tinh nhân tạo rời quỹ đạo, bị rơi gây thiệt hại; nổ tàu vũ trụ… Câu 2: Phân tích TNPLQT dưới góc độ là chế định của LQT và dưới góc độ là quan hệ pháp luật QT? 1. Dưới góc độ là chế định của LQT: Chế định TNPLQT là công cụ pháp lý cần thiết, nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy phạm luật QT của chủ thê luật QT do ý nghĩa răn đe và khôi phục lại các quyền cùng trật tự pháp lý bị xâm hại của chế định này, thông qua các hình thức và thể loại truy cứu trách nhiệm. Chế định này đc sử dụng như 1 công cụ đặc biệt nhằm điều chỉnh các QHQT cấp chính phủ và đảm bảo cho luật QT thực hiện chức năng của mình. Điều này lý giải vì sao trong cả 2 hệ thống PLQG và QT đều tồn tại chế định TNPL tương ứng. Việc gắn hậu quả của các hvi pháp lý của chủ thể LQT vs TNPLQT là căn cứ để phân biệt giữa hvi mang tính chính trị vs hvi pháp lý QT của chủ thể LQT. Các chủ thể quan hệ PLQT nếu có sự vi phạm các cam kết và nghĩa vụ QT, nếu k đặt ra vấn đề truy cứu TNPLQT thì một mặt, quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác sẽ bị xâm phạm, k đc bảo vệ hoặc khôi phục. Mặt khác, tiềm ẩn nguy cơ về ý thức k tôn trọng các qđ của LQT, do k có sự ràng buộc nghĩa vụ của chủ thể LQT vs n~ hậu quả xấu mà chủ thể đó đã gây ra cho chủ thể khác hoặc gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng QT. Các qđ của chế định TNPLQT đc viện dẫn để giải quyết quan hệ PLQT phát sinh giữa các chủ thể LQT, khi xảy ra sự kiện vi phạm lợi ích chính đáng của 1 chủ thể LQT hoặc khi lợi ích của cộng đồng QT bị xâm phạm. Trong quan hệ này, TNPLQT đc hiểu là sự cưỡng chế trong LQT để buộc chủ thể đã t/h hvi trái PL QT hoặc tuy t/h hvi mà LQT k cấm nhưng gây ra thiệt hại cho chủ thể khác, phải loại bỏ thiệt hại đã gây ra, phải t/h 1 hoặc 1 số yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại, kể cả việc phải gánh chịu n~ BP trừng phạt do chủ thể bị thiệt hại hoặc các chủ thể khác áp dụng trên cơ sở PL QT. 2. Dưới góc độ quan hệ PLQT: Chủ thể quan hệ TNPLQT là chủ thể của luật QT, bao gồm chủ thể chịu TNPLQT và các chủ thể thực hiện truy cứu TNPLQT. Trong số các chủ thể của TNPLQT nói chung, quốc gia là chủ thể phải chịu TN về những hvi nhất định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ko phụ thuộc vào việc họ ở trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia. Quốc gia phải chịu TN về hvi của cơ quan nhà nc, trong cả t/hợp cơ quan hoặc người đại diện lạm dụng chức vụ hoặc hoạt động quá thẩm q`, gây thiệt hại cho chủ thể # của luật QT. Với hvi của cá nhân là công dân của quốc gia thì TNPLQT của quốc gia đc đặt ra khi có cơ sở để k/định quốc gia đã ko thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết để trừng trị cá nhân vi phạm hoặc giữ gìn trật tự công cộng theo yêu câu của PL nói chung. LQT cũng quy định rõ việc truy cứu TNHS đối với cá nhân có hvi vi phạm luật QT de dọa, làm ảnh hưởng đến hòa bình an ninh QT. Khi quốc gia vi phạm nghiêm trọng PLQT thì quốc gia phải gánh chịu TNPLQT (VD, liên quan đến tội ác QT), còn các cá nhân thì chịu TNHS. Theo luật QT, việc cá nhân thực hiện hvi tội phạm với tính chất thừa hành công vụ ko là cơ sở pháp lý để giải thoát cho cá nhân khỏi TNHS. Sự trừng phạt tiến hành theo thẩm quyền tài phán QY hoặc quốc gia. Địa vị pháp lý của cá nhân (nguyên thủ qgia, ng đứng đầu CP, bộ trưởng BNG) ko là cơ sở để loại bỏ TNHS khi cá nhân đó có hvi vi phạm mang t/chất tội ác QT. Theo LQT hiện hành, việc truy cứu TNHS của cá nhân về tội chống hb nhân loại, các tội ác war… đc t/h k có giới hạn về thời hiệu và sựu quy kết trách nhiệm là trên cơ sở chứng minh đc rằng các cá nhân đó đã có hvi phạm tội ác QT liên quan đến hđ của qgia và các cq NN. Điều này đc thể hiệ trong Quy chế của các TAQT đc thành lập để xét xử các TP war vào các năm 1945, 1946; trong 1 loạt các CWQT về các TPHSQT; các quyết định của HĐBA LHQ (2/1993, quyết định thành lập TAQT điều tra và xét xử TP ở Nam Tư cũ…). Câu 3: Cơ sở của TNPLQT? Trong luật QT cũ, việc xđ TNPLQT chủ yếu viện dẫn các quy định của luật tập quán QT và theo nguyên tắc chung của PL, đó là 1 chủ thể khi hoạt động vì lợi ích của mình gây thiệt hại cho chủ thể khác thì có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã gây ra. Hiến chương LHQ ghi nhận việc truy cứu TNPLQT đối với hvi vi phạm nghiêm trọng hòa bình an ninh QT trong Điều 39 41 42. Ngoài hiến chương, việc xác đinh TNPLQT của chủ thể luật QT còn căn cứ vào các văn bản PLQT quan trọng khác như Công ước 1948 về Tội diệt chủng. 1973 về Tội phân biệt chủng tộc… Câu 4: Vi phạm PLQT? 1. Khái niệm: Sự vi phạm pháp luật quốc tế thường có hai dấu hiệu: có hành vi trái pháp luật và có thiệt hại. Ngoài ra, phải xác định được mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Hành vi trái pháp luật quốc tế: Là hành động hoặc không hành động, trái với các quy định và cam kết quốc tế gây ra thiệt hại cho chủ thể khác hoặc lợi ích cộng đồng quốc tế. Về mặt khách quan tính trai pháp luật biểu hiện ở sự mâu thuẫn giữa hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế so với các quy định của luật này. Hành vi trái pháp luật sẽ xuất hiện trong trường hợp chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế không thực hiện hoặc thực hiện k đúng nghĩa vụ quốc tế của mình, gây ra hậu quả thiệt hại về lợi ích vật chất hoặc tinh thần cho chủ thể khác. 2. Phân loại vi phạm pháp luật quốc tế: * Tội ác quốc tế: Được hiểu là các hành vi đe dọa hòa bình và an ninh nhân loại. Được xác đinh trong Công ước về chống tội diệt chủng năm 1948, Công ước năm 1973 về chống chủ nghãi Apacthai, Công ước về không áp dụng thời hiệu khởi tố đối với các tên tội phạm chiến tranh chống nhân loại năm 1968. Vì chưa có sự rõ ràng của vấn đề phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế, Ủy ban luật quốc tế của Liên hợp quốc đang tiến hành soạn thảo Công ước về trách nhiệm pháp lý quốc tế (trong đó có phần phân loại các vi phạm pháp luật quốc tế). Theo Điều 19 Dự thảo Công ước này, các vi phạm pháp luật quốc tế được hiểu là hành vi của quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế, không phụ thuộc vào khách thể của các cam kết đó, còn tội ác quốc tế được hiểu là hành vi trái pháp luật quốc tế xuất hiện trong trường hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tế xuất hiện trong trường hợp quốc gia vi phạm các cam kết quốc tê có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống quốc tế, xâm phạm tới lợi ích sống còn của các quốc gia và các dân tộc, chà đạp lên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tê, đe dọa hòa bình, an ninh nhân loại, ví dụ, xâm lược, thiết lập và duy trì chế độ thuộc địa, chế độ Apacthai, gây ô nhiễm bầu khí quyển và biển mang tính chất nghiêm trọng…Như vậy, các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế khác không phải là tội ác quốc tế được coi là vi phạm pháp luật quốc tế thông thường. Theo ý kiến của Ủy ban, một số loại vi phạm pháp luật quốc tế kể trên cần áp dụng một chế độ trách nhiệm pháp lý riêng biệt. Đối với tôi ác quốc tế, các chủ thể khác của luật quốc tế và thậm chí cả cộng đồng quốc tế đều có thể hành động cần thiết để trừng trị chủ thể đã gây ra tội ác đó. Đối với các vi phạm pháp luật quốc tế hông thường thì chỉ quốc gia bị hại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. * Các vi phạm pháp luật quốc tế thông thường: Là hành vi của chủ thể luật quốc tế trái với pháp luật quốc tế về mức độ, không nghiêm trọng như tội ác quốc tế nhưng đã gây thiệt hại cho một hoặc một số chủ thể luật quốc tế khác. VD: việc không hành động cần thiết để dẫn tới hành động chống lại đại diện ngoại giao nước ngoài; vi phạm các nghĩa vụ thương mại…Trong các trường hợp đó, trách nhiệm pháp lý đặt ra trong quan hệ giữa chủ thể vi phạm pháp luật quốc tế với chủ thể bị thiệt hại. Cần phân biệt hành vi vi phạm luật quốc tế với hành vi thiếu thân thiện của các quốc gia. Hành vi thiếu thân thiện được hiểu là một hành vi của quốc gia làm thiệt hại cho quốc gia khác nhưng không vi phạm tới cam kết quốc tế. Các hành vi thiếu thân thiện đó làm thiệt hại tới lợi ích không được luật quốc tế bảo vệ của các quốc gia khác.VD: hành vi hạn chế một số quyền của các nhân và pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại; tăng thuế hải quan ở một số mặt hàng nhập khẩu; quốc hữu hóa đối với sở hữu nước ngoài. Trong các trường hợp này, quốc gia bị đối xử thiếu thân thiện có quyền tự hành động để đối phó lại nhưng không được vi phạm các quy định và cam kết quốc tế. Hiên tại, luật quốc tế chưa có quy định cấm áp dụng các hành vi thiếu thân thiện như trên trong quan hệ quốc tế. Do vậy, vai trò quan trọng trong vấn đề điều chỉnh các quan hệ loại này thuộc về các quy phạm đạo đưc svà chính trị quốc tế. Ngoài ra, cần phân biệt hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế với hành vi vi phạm được xác định là loại tội phạm có tính chất quốc tế (là các tội phạm hình sự, do cá nhân thực hiện, xâm phạm tới trật tự pháp lý quốc tế hoặc quốc gia và mang tính chất nguy hiển trên phạm vi quốc tế). Cơ sở pháp luật của sự truy cứu trách nhiệm đối với các loại tội phạm này là các công ước quốc tế về đấu tranh chống một số loại tội phạm đặc biệt (tội không tặc, tội khủng bố, tội buôn bán ma túy, chất phóng xa…) và các quy phạm pháp luật hình sự của các quốc gia được ban hành trên cơ sở các công ước đó. Điểm khác biệt cơ bản của tội phạm mang tính chất quốc tế là ở chỗ, những tội phạm này được thực hiện bởi các cá nhân, không có liên quan đến chính sách của quốc gia. (Các cá nhân khi phạm tội phạm có tính chất quốc tế không phải là các nhà chức trách hoặc công chức thay mặt quốc gia khi thi hành công vụ). Về nguyên tắc, quốc gia không chịu trách nhiệm về hoạt động của các cá nhanh, do vậy các loại tội phạm nêu trên không là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế của chủ thể luật quốc tế. Câu 5: ĐN, cơ sở xác định và hình thức thực hiện TNPL chủ quan? 1. ĐN: Đây là loại hình TNPLQT, bao gồm TN vật chất và phi vật chất. Vì vậy, chủ thể gây ra thiệt hại phải có nghĩa vụ BTTH cả về vật chất cũng như phi vật chất cho chủ thể bị hại trong quan hệ QT. VD: BNG Hoa Kỳ xin lỗi, cam kết k đưa ra báo cáo nhân quyền sai về VN. Hiện nay, theo tg, mức độ nhận xét đã thiện chí hơn nhiều. 2. Cơ sở xác định: a. Cơ sở pháp lý: - Xác định TNPLQT của chủ thể luật quốc tế là dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật về hành vi do chủ thể thực hiện bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải gánh chịu TNPLQT. Các quy định này đc ghi nhận trong điều ước quốc tế, tập quán pháp, quyết định của tòa án và trọng tài quốc tế, các văn bản bắt buộc của tổ chức quốc tế liên CP và văn bản đơn phương của quốc gia. VD: + Cơ quan tài phán QT: Vụ kiện Mỹ - EU về 240tr USD, phán quyết của DSB (WTO) là cơ sở pháp lý buộc Mỹ - ben thua kiện phải thực thi, tuân thủ… + Tổ chức QT liên CP: Quyết định của HĐBA LHQ về trừng phạt Iran, Irac, Triều Tiên về vấn đề hạt nhân -> cơ sở pháp lý truy cứu TNPL của các qgia này… + VBPLQG: VN tuyên bố cho tàu thuyền của các qgia tự do đánh bắt cá ở vùng đặc quyền KT của VN. Nhưng sau đó, VN lại cấm đánh bắt cá trong vùng đặc quyền KT mà k có lý do, k thông báo trc vs các qgia về việc đình chỉ cam kết đơn phương -> vi phạm văn bản pháp lý của chính mình và vi phạm cam kết QT. b. Cơ sở thực tiễn: * Có hành vi trái PLQT: Là hành vi vi phạm các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế, ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng các cam kết quốc tế, kể cả việc ko thực hiện những hành vi cần phải thực hiện theo đúng quy định của luật QT nhằm ngăn ngừa trừng trị kẻ vi phạm. Biểu hiện: - Có thể xuất phát từ việc quốc gia ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng những nghĩa vụ QT đã cam kết. Tại hội nghị Lahaye 1930, ủy ban pháp điển hóa luật QT đã ghi nhận việc quốc gia phải chịu TN về những hvi của cơ quan mình gây tổn hại cho quốc gia khác vì ko tôn trọng nghĩa vụ QT. - Có thể là hvi ko thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ tố tụng QT. VD: nghĩa vụ phải chấp hành các phán quyết của Tòa án hay trọng tài QT trong khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia mà các bên tự thừa nhận thẩm quyền của các cơ quan này theo đúng quy chế của tòa án, trọng tài QT. - Đôi khi hvi trái pl còn bắt đầu từ việc quốc gia làm trái với những quy định trong các văn bản pháp luật mà quốc gia đơn phương ban hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện quyền chính đáng của họ. Vd t/hợp quốc gia đơn phương đình chỉ một cách bất hợp pháp việc thực hiện chế độ pháp lý trên các vùng lãnh hải/tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kt, gây cản trở quyền qua lại của tàu thuyền nc ngoài…trong các vùng đó theo như qđ thông thường của PL qgia cũng như Luật biển QT. à Hvi trái pl luôn đc coi là đk cơ bản để có cơ sở xác định có hay ko TNPLQT. Thiếu đk này thì ko đặt ra TNPLQT. * Có thiệt hại: Để buộc 1 chủ thể luật QT phải gánh chịu TN bồi thường do hvi trái pl của mình thì hvi đó dù ở mức độ hay hình thức nào cũng phải đã gây ra thiệt hại cho chủ thể khác. Thiệt hại có thể là: vật chất (lãnh thổ, tài sản QG) hoặc phi vật chất( chủ quyền, uy tín QG). Nhiều t/hợp là cả 2. X/định rõ thiệt hại là cơ sở qtrong để tính toán việc bồi thường. QG gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp. Yếu tố thiệt hại ko có ý nghĩa quyết định với việc x/định có TNPLQT hay ko nhưng là cơ sở giải quyết bồi thường thiệt hại khi x/đ đã có TNPL. * Có mối q/hệ nhân quả giữa hvi trái pl và thiệt hại xảy ra: Mối qh nhân quả giữa thiệt hại – hvi vi phạm là mqh của sự vận động nội tại mà về ng/tắc, nguyên nhân phải xảy ra trc kết quả trong khoảng tg xác định. Hvi trái pl là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định với thiệt hại xảy ra. Xem xét mối qh nhân quả là 1 trong các yếu tố x/định TNPLQT , đảm bảo tính khách quan. Ngoài 3 yếu tố trên, hiện nay, vấn đề lỗi của chủ thể vi phạm ko là yếu tố có tính đk trong x/định TNPLQT của 1 chủ thể. Lý do: - Bởi TNPLQT trong nhiều loại hình k cần xác định yếu tố lỗi: TP diệt chủng, chiến tranh, xâm lược… - TNPLQT ngoài chủ quan còn có TNPLQT khách quan. Khách quan: K cần tồn tại lỗi vì đây là hvi k bị LQT nghiêm cấm nên k có lỗi - N~ vụ tranh chấp nhỏ liên quan đến lĩnh vực TM như tranh chấp Mỹ - EU -> k cần xác định lỗi do TNPLQT có ng/tắc đã gây thiệt hại phải bồi thường, gây thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu -> lỗi k có vai trò xác định tăng hay giảm mức BTTH. 3. Hình thức t/h TNPLQT chủ quan: * TN phi vật chất và các hình thức tương ứng: - Thể loại phi vật chất là 1 dạng TNPLQT, theo đó, chủ thể vi phạm luật QT có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt tinh thần cho chủ thể bị hại, trong 1 số t/hợp phải gánh chịu thiệt hại vật chất do các biện pháp trả đũa/trừng phạt mà một chủ thể áp dụng trên cơ sở quy định của LQT. - Thể loại phi vật chất x/hiện do sự vi phạm quy phạm PLQT để bảo vệ lợi ích của chủ thể khác (vd : vi phạm quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao). Nó x/hiện trong cả t/hợp khi ko có thiệt hại vật chất xảy ra do vi phạm PLQT. TN phi vật chất có thể áp dụng 1 trong 3 p/thức truy cứu TNPLQT: + Phương thức đáp ứng và làm thỏa mãn các yêu cầu, đòi hỏi của bên bị hại: hường đc bên gây hại tiến hành thong qua các h/động như hứa ko vi phạm, xl, bày tỏ sự đáng tiếc, trừng phạt n~ ng vi phạm… VD: N~ ng Kh’mer cực đoan ở Campuchia phá tượng đài ng chiến sỹ quân tình nguyện VN -> TN phi vật chất à Campuchia đã gửi điện chia buồn, tạ lỗi, đảm bảo xây dựng lại tượng đài ở Phnompenh, bắt n~ tên Kh’mer cực đoan phải chịu TNPL nghiêm khắc theo LHS Campuchia. + Phương thức trả đũa: Là hình thức truy cứu TNPLQT do bên bị hại tiến hành, nhằm trừng phạt những hvi vi phạm PLQT. Theo ng/tắc chung, việc truy cứu TNPLQT dưới hình thức trả đũa cần đc tiến hành 1 cách vừa mức. VD: Mỹ - TQ trong lĩnh vực nhân quyền. BNG Mỹ nhận xét nhân quyền các nước, rất chú trọng đến TQ và có n~ nhận xét mang tính chủ quan, thiếu chính xác. Ngay sau đó, TQ tuyên bố nhận xét nhân quyền của Mỹ vs đủ tư liệu cần thiết -à tuân thủ ng/tắc tương xứng của LQT. Trong việc xác định hình thức trả đũa, cần phân biệt nó vs hình thức đáp lại hvi thiếu thân thiện. Sự đáp lại hvi thiếu thân thiện là việc trả đũa lại hvi k đạo đức của chủ thể khác. VD: 1 qgia triệu hồi đại sứ của mình về nước vì sự tuyên bố thiếu thân thiện của qgia nơi có đại sứ trên. + Trừng phạt QT: Là h/thức truy cứu TNPLQT nghiêm khắc nhất, áp dụng với hvi vi phạm luật QT nghiêm trọng và thường đc tiến hành mang t/chất tập thể. Hình thức trừng phạt thường đc thực hiện trong khuôn khổ của LHQ, trên cơ sở quyết định của HĐBA, nhằm áp dụng biện pháp trừng phạt với quốc gia vi phạm hòa bình hoặc đe dọa hòa bình. VD: Quyết định trừng phạt của HĐBA đối vs Irrac năm 1991. Trừng phạt đc tiến hành theo 3 phương thức: trừng phạt phi vũ trang, trừng phạt = lực lượng vũ trang và trừng phạt = cách hạn chế chủ quyền. _ Trừng phạt phi vũ trang đc tiến hành = cách cắt đứt 1 phần/hoàn toàn QHQT, cắt đứt giao thông, thông tin, cắt đứt QH ngoại giao. _ Trừng phạt = lực lượng vũ trang như thực hiện các chiến dịch ko quân, hải quân, bộ binh nhằm khôi phục hòa bình và an ninh. _ Trừng phạt = cách hạn chế chủ quyền như chiếm đóng 1 phần lãnh thổ, hạn chế quyền có lực lượng vũ trang. Trong việc áp dụng phương thức trừng phạt, nguyên tắc vừa mức ko đc áp dụng. Tuy nhiên, k phải trừng phạt QT là vô giới hạn. Trừng phạt chấm dứt khi mục đích của trừng phạt đã đạt đc. Nếu khi mục đích đã đạt đc mà vẫn tiếp tục trừng phạt thì là vi phạm LQT. LQT cũng qđ việc 1 nhóm qgia t/h biện pháp trừng phạt k dựa trên cơ sở quyết định của HĐBA là hvi bất hợp pháp. LQT cũng cho phép qgia hoặc nhóm qgia có quyền tự vệ chính đáng khi bị xâm lược. Tuy nhiên, hvi đó k phải là BP trừng phạt đc t/h vs ý nghĩa là 1 trong n~ hình thức truy cứu TNPLQT. * TN vật chất và các hình thức tương ứng: - Thể loại vật chất của TNPLQT là 1 dạng của TNPLQT, theo đó chủ thể vi phạm PLQT phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt vật chất cho chủ thể bị hại. - Thể loại vật chất x/hiện khi có các yếu tố cấu thành vi phạm là có hvi vi phạm PLQT, có thiệt hại xảy ra trên thực tế và có có mối qh nhân quả giữa hvi vi phạm – thiệt hại vật chất xảy ra. Có 2 h/thức t/h trách nhiệm vật chất là phục hồi nguyên trạng và đền bù thiệt hại. + Phục hồi nguyên trạng: Là hình thức truy cứu TNPLQT về mặt vật chất, bên gây hại có nghĩa vụ khôi phục lại các thiệt hại vật chất cho bên bị hại gần với hiện trạng vật chất ban đầu. Chỉ thực hiện trong t/hợp có đk. VD: Mỹ đánh phá VN suốt thời kỳ war ở miền bắc, đánh hỏng cầu Long Biên -> Mỹ phải xây dựng, khôi phục lại cầu LB nguyên trạng trc khi bị bắn phá. + Đền bù thiệt hại: Là hình thức truy cứu TNPLQT về mặt vật chất, bên gây hại đền bù các thiệt hại vật chất cho bên bị hại = tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị tương đương với tài sản bị thiệt hại. Hình thức đền bù thiệt hại đc t/h theo cách thức, bên gây TH đền bù TH thực tế về vật chất cho bên bị hại, đền bù có thể trong 1 lần hoặc nhiều lần. Câu 6: Các t/hợp miễn TNPLQT chủ quan? 4 t/hợp: Sự khác nhau giữa hvi QG dẫn đến việc miễn TN với hvi vi phạm buộc phải có TNPLQT ở chỗ, về h/thức hvi đó có các yếu tố cấu thành vi phạm pl nhưng hoàn toàn có cơ sở để miễn truy cứu TNPLQT. VD: trong dự thảo Công ước về TNPLQT, UB LQT của LHQ nói rõ rằng có những t/hợp tồn tại rõ 2 đk của hvi trái PLQT nhưng ko thể rút ra k/luận có sự vi phạm PLQT như các biện pháp trả đũa sự vi phạm PL, t/hợp bất khả kháng, thiên tai, tự vệ chính đáng. Tuy nhiên, Luật QT ko cho phép các quốc gia vêinj dẫ miễn TNPLQT để vi phạm các quy phạm QT mang t/chất jus cogen. - Biện pháp trả đũa : là hvi 1 quốc gia thực hiện do có sự vi phạm PLQT của quốc gia khác. Biện pháp trả đũa về nguyên tắc có thể vi phạm cam kết quốc tế. Nếu quốc gia thực hiện bphap’ này trên cơ sở nguyên tắc vừa mức thì đc miễn truy cứu TNPLQT - Trong t/hợp tự vệ chính đáng theo đúng ng/tắc tương xứng qđ trong HC LHQ ko làm phát sinh TNPLQT. - Trong các t/hợp bất khả kháng do thiên tai, nhân hoại… TNPL ko đặt ra nếu hvi xảy ra vượt quá khả năng của quốc gia hoặc nằm ngoài vòng kiểm soát của nó. Trong t/hợp bất khả kháng, qgia hoàn toàn k có khả năng thể hiện ý chí của mình về việc thay đổi tình thế. - Ngoài ra, quốc gia đc miễn truy cứu TNPLQT trong t/hợp hvi của quốc gia, từ góc độ các quy phạm luật QT chung là vi phạm song việc thực hiện hvi đc sự đồng ý của qgia bị vi phạm. VD: Mỹ đóng quân ở Hàn, Nhật -> miễn TNPLQT cho Mỹ do các qgia đã ký HĐ đồn trú của llvt Mỹ tại Hàn, Nhật. Câu 7: ĐN, cơ sở xác định và các hình thức thực hiện TNPLQT khách quan? 1. ĐN: Đây là loại hình TNPLQT, chủ thể gây hại có nghĩa vụ BTTH về mặt vật chất cho chủ thể bị hại trong quan hệ QT, mặc dù hvi gây ra TH là hvi LQT k nghiêm cấm (hvi hợp pháp). 2. Cơ sở xác định: Có 3 đk đc coi là cơ sở x/đ TN khách quan: - Có quy phạm pháp lý quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng phát sinh từ TNKQ. - Có sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng các quy phạm pháp lý QT nêu trên - Có mối qh nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất phát sinh. VD: Tàu vũ trụ của Mỹ nổ tung khi quay về trái đất. Mảnh vỡ rơi xuống TQ, gây thiệt hại -> căn cứ 1: CƯ về TNQT đối vs thiệt hại do phương tiện bay QT gây ra 1972 -> căn cứ 2: Sự kiện tàu vũ trụ nổ -> thiệt hại -> mqh nhân quả -> Mỹ phải chịu TNPLQT khách quan. Đ/k 1 có ý nghĩa là cơ sở pháp lý, đk 2 là cơ sở thực tiễn của trách nhiệm này. Nguồn gốc xuất hiện của sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng các qp pháp lý của TNKQ có quan hệ vs yếu tố hoàn cảnh đặc biệt là sự xuất hiện tình thế khi qgia mất khả năng kiểm soát đối vs sự vận hành nguồn nguy hiểm cao độ, do xuất hiện quá trình k mong muốn, bất ngờ, k thể khắc phục đc vs việc áp dụng các BP hiện có. Đk về sự kiện chỉ có ý nghĩa là cơ sở thực tiễn để xác định TN vật chất từ hvi mà LQT k cấm khi tồn tại các ĐƯQT chuyên biệt điều chỉnh các sự kiện này. Và các ĐƯQT như vậy đc áp dụng trong các lĩnh vực cụ thể: Biển, hàng k, vũ trụ… Trong trường hợp ko có các Điều ước QT quy định, các quốc gia ko có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do việc thực hiện các hoạt động hợp pháp mà gây ra thiệt hại. 3. Các hình thức t/h TNPLQT khách quan: Khi xác định tính chất, mức độ thiệt hại để giải quyết trách nhiệm bồi thường từ việc quốc gia thực hiện các hvi mà luật QT ko cấm, có thể áp dụng thiệt hại thực tế để giải quyết v/đ bồi thường vì với thiệt hại này, nghĩa vụ bồi thường của quốc gia gây thiệt hại là bắt buộc. Thiệt hại trực tiếp là giá trị tài sản đã bị phá họa và các chi phi mà quốc gia bị hại bỏ ra để loại bỏ thiệt hại đó. Có thể áp dụng 2 h/t: - Đền bù = tiền hoặc hiện vật, ng/tắc chung của việc BT là sự BT phải tương xứng vs thiệt hại xảy ra và phải bồi thường toàn bộ. Là h/thức chủ yếu để t/h TN này. - Thay thế thiệt hại = việc chuyển giao cho chủ thể bị hại những đối tượng tương ứng về ý nghĩa và giá trị, thay thế cho đối tượng mất đi. VD: Xây lại cầu, trả lại hiện vật đã mất trong war… Câu 8: So sánh TNPLQT chủ quan và TNPLQT khách quan? 1. Giống: - Đều là TNPLQT - 3 đk là cơ sở xác định: Đều có thiệt hại, sự kiện và mqh nhân quả - Phương thức t/h: Đều có TN vật chất 2. Khác: * ĐN * Cơ sở xác định * Phương thức: - CQ: TN vật chất + TN phi vật chất - KQ: Chỉ có TN vật chất, k có phi vật chất * T/hợp miễn TNPL: - CQ: 4 cases - KQ: K có t/hợp miễn trách Câu 9: Tại sao k có t/hợp miễn TNPLQT khách quan? Sự kiện xảy ra là sự kiện bất ngờ, k lường trc đc, vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát của con ng. Đây là loại thiệt hại nằm ngoài ý chí của chủ thể, bất chấp các BP bảo đảm mà các qgia hữu quan đã áp dụng. Phạm vi, mức độ thiệt hại rất to lớn và nghiêm trọng, mà khả năng xuất hiện các loại thiệt hại luôn là nguy cơ tiềm tàng. -> K dự liệu đc để có thể qđ các t/hợp miễn trách.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề cương hỏi đáp môn công pháp quốc tế đại học luật năm 2012.doc