Đề cương học phần Cơ sở dữ liệu

Kiến thức: học phần cơ sở dữ liệu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để khai thác hiệu quả một cơ sở dữ liệu quan hệ. Sinh viên sẽ được thực tập với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. Môn học đề cập đến 5 khối kiến thức: 1- Tổng quan về cơ sở dữ liệu; 2- Mô hình dữ liệu quan hệ; 3- Ngôn ngữ truy vấn SQL; 4- Ràng buộc toàn vẹn; 5- Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu. - Kỹ năng: giúp sinh viên phát triển tư duy; kỹ năng thiết kế, xây dựng và khai thác hiệu quả một cơ sở dữ liệu quan hệ; kỹ năng thao tác thành thạo với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. Từ đó có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học phục vụ cho các môn học khác có truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. - Thái độ: sinh viên phải theo dõi bài giảng trên lớp, đọc giáo trình, tài liệu qua đó mới thực hiện được bài kiểm tra, bài thực hành, bài tập về nhà và bài thi cuối kỳ và tích lũy kiến thức để phục vụ cho các môn học tiếp theo cũng như phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.

pdf7 trang | Chia sẻ: nguyenlam99 | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương học phần Cơ sở dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2014 ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 1. Thông tin về giảng viên 1.1. Họ và tên giảng viên phụ trách học phần: Trần Minh Tùng - Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ - Địa điểm làm việc: Trường Đại học Tài chính – Marketing. - Địa chỉ liên hệ: Khoa Công nghệ Thông tin – Trường ĐH Tài chính – Marketing. - Điện thoại: 0903.399.476 Email: tungvnmu@yahoo.com 1.2. Họ và tên giảng viên phụ trách học phần: Trương Xuân Hương - Họ và tên giảng viên phụ trách học phần: Trương Xuân Hương - Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân - Thời gian, địa điểm làm việc: khoa Công nghệ thông tin, 2C Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình - Địa chỉ liên hệ: khoa Công nghệ thông tin, 2C Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình - Điện thoại:0985707161 Email: xuanhuong23785@yahoo.com 2. Thông tin chung về học phần - Tên học phần: CƠ SỞ DỮ LIỆU - Tên tiếng Anh: Databases - Mã học phần: IMA1206 - Số tín chỉ: 4 - Áp dụng cho ngành/chuyên ngành đào tạo: Hệ thống thông tin quản lý - Bậc đào tạo: Đại học, cao đẳng - Hình thức đào tạo: Chính quy - Yêu cầu của học phần: Bắt buộc - Các học phần tiên quyết: Tin học đại cương - Các học phần học trước: Toán rời rạc - Các học phần học song hành: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật - Phân bổ giờ tín chỉ đối với các hoạt động: + Nghe giảng lý thuyết: 30 tiết + Làm bài tập trên lớp: 10 tiết + Thảo luận: 5 tiết + Thực hành: 30 tiết + Tự học: 105 tiết - Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Cơ sở dữ liệu 3. Mục tiêu của học phần 3.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần - Kiến thức: học phần cơ sở dữ liệu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để khai thác hiệu quả một cơ sở dữ liệu quan hệ. Sinh viên sẽ được thực tập với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. Môn học đề cập đến 5 khối kiến thức: 1- Tổng quan về cơ sở dữ liệu; 2- Mô hình dữ liệu quan hệ; 3- Ngôn ngữ truy vấn SQL; 4- Ràng buộc toàn vẹn; 5- Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu. - Kỹ năng: giúp sinh viên phát triển tư duy; kỹ năng thiết kế, xây dựng và khai thác hiệu quả một cơ sở dữ liệu quan hệ; kỹ năng thao tác thành thạo với hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server. Từ đó có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng đã học phục vụ cho các môn học khác có truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. - Thái độ: sinh viên phải theo dõi bài giảng trên lớp, đọc giáo trình, tài liệu qua đó mới thực hiện được bài kiểm tra, bài thực hành, bài tập về nhà và bài thi cuối kỳ và tích lũy kiến thức để phục vụ cho các môn học tiếp theo cũng như phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai. 3.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể về kiến thức của học phần - Nắm vững những khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các loại mô hình dữ liệu như mô hình thực thể kết hợp, mô hình dữ liệu quan hệ. - Nắm vững những khái niệm liên quan trong một cơ sở dữ liệu quan hệ: quan hệ, thuộc tính, miền giá trị, bộ, lược đồ quan hệ, thể hiện của quan hệ, khóa, siêu khóa, khóa chính, khóa ngoại. - Kỹ năng thực hiện các phép toán trên ngôn ngữ đại số quan hệ: phép hợp, phép giao, phép trừ, phép tích Descartes, phép chia, phép chiếu, phép chọn, phép kết. - Kỹ năng thực hiện các câu lệnh SQL thông qua các ngôn ngữ con như: + Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu: lệnh CREATE, DROP, ALTER. + Ngôn ngữ thao tác dữ liệu: lệnh INSERT, UPDATE, DELETE, SELECT, các truy vấn lồng, gom nhóm và kết hợp. + Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu: lệnh GRANT, DENY, REVOKE. - Nắm vững những khái niệm về ràng buộc toàn vẹn khi xây dựng cơ sở dữ liệu. - Kỹ năng xác định phụ thuộc hàm, bao đóng, phủ tối thiểu, khóa của lược đồ quan hệ và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu khi thiết kế cơ sở dữ liệu. 4. Tóm tắt nội dung học phần Học phần cơ sở dữ liệu nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để khai thác hiệu quả một cơ sở dữ liệu quan hệ. Môn học đề cập đến 5 khối kiến thức: - Tổng quan về cơ sở dữ liệu: giúp sinh viên nắm vững những khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các loại mô hình dữ liệu như mô hình thực thể kết hợp, mô hình dữ liệu quan hệ. - Mô hình dữ liệu quan hệ: giúp sinh viên nắm vững những khái niệm liên quan trong một cơ sở dữ liệu quan hệ: quan hệ, thuộc tính, miền giá trị, bộ, lược đồ quan hệ, thể hiện của quan hệ, khóa, siêu khóa, khóa chính, khóa ngoại. - Ngôn ngữ truy vấn SQL: giúp sinh viên nắm vững cú pháp và cách thức thực hiện các loại truy vấn thông qua các ngôn ngữ con như: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu gồm lệnh CREATE, DROP, ALTER; Ngôn ngữ thao tác dữ liệu gồm lệnh INSERT, UPDATE, DELETE, SELECT, các truy vấn lồng, gom nhóm và kết hợp; Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu gồm lệnh GRANT, DENY, REVOKE. - Ràng buộc toàn vẹn: giúp sinh viện nắm được những khái niệm về ràng buộc toàn vẹn khi xây dựng cơ sở dữ liệu. - Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu: giúp sinh viên nắm được các kỹ năng xác định phụ thuộc hàm; bao đóng; phủ tối thiểu; khóa của lược đồ quan hệ; các dạng chuẩn của lược đồ quan hệ và cách thức chuẩn hóa cơ sở dữ liệu theo dạng chuẩn 1, dạng chuẩn 2, dạng chuẩn 3, dạng chuẩn BC, dạng chuẩn 4. 5. Nội dung chi tiết học phần Chương 1: Tổng quan về cơ sở dữ liệu 1.Một số khái niệm cơ bản 1.1.Định nghĩa cơ sở dữ liệu 1.2.Các đối tượng sử dụng cơ sở dữ liệu 1.3.Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 1.4.Các ứng dụng của cơ sở dữ liệu 2.Mô hình dữ liệu 2.1.Khái niệm về mô hình dữ liệu 2.2.Các loại mô hình dữ liệu 2.2.1. Mô hình thực thể kết hợp 2.2.2.Mô hình phân cấp 2.2.3.Mô hình mạng 2.2.4.Mô hình dữ liệu quan hệ 2.2.5.Mô hình dữ liệu hướng đối tượng 2.2.6.Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán 3. Lược đồ và thể hiện cơ sở dữ liệu 3.1. Khái niệm về lược đồ cơ sở dữ liệu 3.2. Khái niệm về thể hiện cơ sở dữ liệu 4.Mô hình thực thể kết hợp 1.4.1.Thực thể 1.4.2.Thuộc tính 1.4.3.Loại thực thể 1.4.4.Mối kết hợp 1.4.5.Bản số của mối kết hợp Chương 2: Mô hình dữ liệu quan hệ 1.Các khái niệm cơ bản 1.1. Quan hệ 1.2. Thuộc Tính 1.3. Miền giá trị 1.4. Bộ 1.5. Lược đồ quan hệ 1.6. Thể hiện của quan hệ 1.7. Siêu khoá – Khóa - Khoá chính – Khóa ngoại 2. Chuyển từ mô hình thực thể kết hợp sang mô hình dữ liệu quan hệ 3. Các phép toán trên ngôn ngữ đại số quan hệ 3.1. Các phép toán quan hệ 3.1.1. Phép chiếu 3.1.2. Phép chọn 3.1.3. Phép kết 3.2. Các phép toán tập hợp 3.2.1. Phép hợp 3.2.2. Phép giao 3.2.3. Phép trừ 3.2.4. Phép tích Descartes 3.2.5. Phép chia 3.2.6. Phép đổi tên Chương 3: Ngôn ngữ truy vấn SQL 1. Giới thiệu 2. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu 2.1. Lệnh CREATE 2.2. Lệnh DROP 2.3. Lệnh ALTER 3. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu 3.1. Lệnh INSERT 3.2. Lệnh UPDATE 3.3. Lệnh DELETE 3.4. Lệnh SELECT 3.5. Các truy vấn lồng 3.5.1. Truy vấn lồng phân cấp 3.5.2. Truy vấn lồng tương quan 3.6. Gom nhóm và kết hợp 3.6.1. Các hàm kết hợp: COUNT, MIN, MAX, SUM, AVG 3.6.2. Gom nhóm - mệnh đề GROUP BY 3.6.3. Điều kiện khi gom nhóm - mệnh đề HAVING 4. Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu 4.1. Lệnh GRANT 4.2. Lệnh DENY 4.3. Lệnh REVOKE Chương 4: Ràng buộc toàn vẹn 1. Giới thiệu 1.1 Khái niệm ràng buộc toàn vẹn 1.2 Các yếu tố của ràng buộc toàn vẹn 2. Phân loại ràng buộc toàn vẹn 2.1.Ràng buộc toàn vẹn có bối cảnh là một quan hệ 2.1.1.Ràng buộc toàn vẹn về khoá chính 2.1.2.Ràng buộc toàn vẹn về miền giá trị 2.1.3.Ràng buộc toàn vẹn liên thuộc tính 2.1.4.Ràng buộc toàn vẹn liên bộ liên thuộc tính 2.2.Ràng buộc toàn vẹn có bối cảnh là nhiều quan hệ 2.2.1.Ràng buộc toàn vẹn về khoá ngoại 2.2.2.Ràng buộc toàn vẹn liên thuộc tính liên quan hệ 2.2.3.Ràng buộc toàn vẹn liên bộ liên quan hệ 2.2.4.Ràng buộc toàn vẹn do thuộc tính tổng hợp 2.2.5.Ràng buộc toàn vẹn do chu trình Chương 5: Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu 1.Các vấn đề thường gặp khi tổ chức dữ liệu 2.Phụ thuộc hàm 2.1 Định nghĩa phụ thuộc hàm 2.2 Cách xác định phụ thuộc hàm cho lược đồ quan hệ 2.3 Một số tính chất của phụ thuộc hàm - hệ luật dẫn Armstrong. 3. Bao đóng 3.1.Bao đóng của tập phụ thuộc hàm 3.2.Bao đóng của tập thuộc tính 3.4.Thuật toán tìm bao đóng của một tập thuộc tính 4. Khóa của lược đồ quan hệ 4.1.Định nghĩa 4.2.Thuật toán tìm một khoá của một lược đồ quan hệ 4.3.Thuật toán tìm tất cả các khoá của một lược đồ quan hệ 5.Phủ của tập phụ thuộc hàm 5.1.Tập phụ thuộc hàm tương đương 5.2.Phủ của tập phụ thuộc hàm 5.3.Phủ tối thiểu 6. Chuẩn hóa lược đồ cơ sở dữ liệu 6.1. Mục đích 6.2. Dạng chuẩn 1 6.3. Dạng chuẩn 2 6.4. Dạng chuẩn 3 6.5. Dạng chuẩn BC 6.6. Dạng chuẩn 4 6. Học liệu - Tài liệu bắt buộc: Bài giảng và bài tập của khoa Công nghệ thông tin. - Tài liệu tham khảo: [1] Trần Xuân Hải, Nguyễn Tiến Dũng, Giáo trình SQL server 2005, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 2009 [2] Nguyễn An Tế, Giáo trình nhập môn cơ sở dữ liệu, nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM, 1996 [3] Phạm Hữu Khang, Microsoft SQL Server 2008 - Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu, nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2009 [4] Jeffrey A.Hoffer, Modern Database Management, 2000 - Website tham khảo: [1] [2] [3] [4] 8. Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của Giảng viên 9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần 9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: 20% 9.2. Kiểm tra – đánh giá định kỳ:20%  Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận);  Bản thu hoạch, báo cáo, thảo luận, thuyết trình;  Phần tự học, tự nghiên cứu (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/tuần; bài tập nhóm/tháng; bài tập cá nhân/học kỳ,);  Hoạt động theo nhóm  Kiểm tra – đánh giá giữa kỳ 9.3. Thi cuối kỳ: 60% 9.4. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập - Phần bài kiểm tra định kỳ: 20% - Phần bài tập thường xuyên: 20% Duyệt Trưởng khoa Trưởng bộ môn (Ký tên) (Ký tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_mon_co_so_du_lieu_0349.pdf
Tài liệu liên quan