Đề cương bài giảng Cắt may căn bản

Cách may - Vắt sổ mép vải các chi tiết bán thành phẩm. - Ráp sườn vai: dùng đường may can rẽ. - Viền vòng cổ (viền gấp mép hoặc viền bọc mép), hoặc ráp bâu vào thân áo. - Ráp sườn áo: dùng đường may can rẽ. - May tay áo: may lai tay (dùng đường may mí ngầm), ráp sườn tay (dùng đường may can rẽ). - Ráp tay vào thân áo: dùng đường may can rẽ. - Lên lai áo: dùng đường may mí ngầm. - Thùa khuy, đính cúc. - Hoàn chỉnh sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, ủi.

pdf90 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương bài giảng Cắt may căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t là trong điều kiện môi trường khí hậu không phù hợp (độ ẩm cao, môi trường của vi sinh vật). Chúng làm giảm giá trị cảm quan của y phục như đổi màu, giảm độ bóng, làm bề mặt xỉn bẩn, không đảm bảo vệ sinh khi sử dụng, dẫn đến làm giảm độ bền của trang phục. Vi khuẩn, nấm mốc phát triển đặc biệt nhanh khi vật liệu bị ẩm ướt. Ví dụ: loại vải bông khi ở môi trường đất ẩm bị vi sinh vật phá huỷ trong vòng nửa tháng. Thông thường, các loại vải bông, lanh, gai, viscose, len dễ bị vi sinh vật phá huỷ hơn cả. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 28 b/ Cách bảo quản Y phục sau khi sử dụng phải được giặt sạch, phơi khô trước khi cất giữ. Tuỳ theo chất liệu của y phục mà áp dụng những biện pháp giặt tẩy cho thích hợp. Cần xếp các loại trang phục có màu sắc gần nhau vào cùng một chỗ. Đặc biệt lưu ý: tránh xếp trang phục màu trắng cạnh màu sẫm để tránh bị loang màu. Đối với hàng len, cần rải thêm long não (băng phiến) để loại trừ mối mọt, vi sinh vật. Khi để trong kho, hàng dệt may cần được xếp nơi khô ráo, thóang mát, xa nguồn nước, hoá chất hoặc nguồn thực phẩm. Các kiện, bao, hòm đựng y phục cần được đặt giấy cách ẩm, chống mục, chống ánh sáng như giấy phủ nến, hắc ín bao gói sản phẩm. Các kiện hàng phải đặt trên bệ, kệ, cách tường ít nhất 20cm. Vì môi trường ẩm thuận lợi cho vi sinh vật phát triển là 75 - 95%, do đó cần có biện pháp đảm bảo độ ẩm không khí thích hợp bên trong kho. Kho phải được sắp xếp thông thoáng, tránh ảnh hưởng trực tiếp của mưa gió. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 29 Chương III CÁC KỸ THUẬT MAY CĂN BẢN I - CÁC ĐƯỜNG MAY TAY CĂN BẢN 1. Chuẩn bị trước khi may a/ Chỗ ngồi may Chọn chỗ ngồi may thoáng mát để tạo sự thoái mái trong khi làm việc. Cần bố trí hợp lý giữa ghế ngồi và bàn làm việc cho phù hợp với tầm vóc, hạn chế cong cột sống. b/ Ánh sáng Cường độ chiếu sáng vừa đủ (300 lux) tương đương độ sáng ban ngày. Đối với hàng vải sáng màu có thể giảm 20 - 40%. Ngược lại, khi may hàng vải sẫm màu cần tăng thêm 20 - 40%. c/ Xâu chỉ Lấy chỉ vừa đủ dùng. Dùng kéo cắt vát đầu chỉ, vê nhọn, luồn qua lỗ kim (không nên bứt đầu chỉ, chỉ sẽ bị tưa xơ đầu khó xâu qua lỗ kim). d/ Cách cầm kim Cầm kim bên tay thuận, ngón cái và ngón trỏ kẹp đuôi kim tì vào đê. 2. Các đường may tay căn bản 2.1. May vắt a/ May vắt mí gấp mép * Cách thực hiện: - Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa để vải nằm êm. - Thực hiện ở bề trái vải, từ bên phải sang bên trái. Đâm kim lên sát mép vải gấp tại điểm (a). - Đâm kim xuống tại điểm (b) cách điểm (a) 0,5cm, đẩy kim lên tại điểm (c) và điểm (a') cùng một lúc. Điểm (b) và điểm (c) cách nhau một canh chỉ vải. - Thực hiện cho đến hết đường may. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 30 * Yêu cầu kỹ thuật: Các mũi may đều nhau, không nhăn vải. * Ứng dụng: Mũi may vắt mí gấp mép thường được dùng để vắt gấu quần, gấu áo, nẹp áo... b/ May vắt hàng rào * Cách thực hiện: - Gấp mép vải hai lần hoặc vắt sổ, lược một đường thưa để vải nằm êm. - Thực hiện đường vắt từ trái sang phải tạo thành các mũi chỉ đan chéo nhau ở bề trái vải. Ghim kim từ điểm (a) sang điểm (b) ở lớp vải trên và từ điểm (c) sang điểm (d) ở lớp vải dưới sát mép vải trên. - Thực hiện cho đến hết đường may. * Yêu cầu kỹ thuật: - Khoảng cách giữa các mũi may đều nhau. - Các mũi may ở bề mặt nhỏ và nhuyễn. * Ứng dụng: - Vắt các loại hàng dày không gấp mép cho êm. - Vắt gấp mép lai áo, nẹp áo, lai quần... Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 31 2.2. May luồn * Cách thực hiện: - Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa cho nếp vải nằm êm. - Thực hiện ở bề trái của vải, bắt đầu từ bên tay phải sang bên trái. Luồn kim vào bên trong mép vải gấp, may mũi lược chìm. Mũi may nhỏ khoảng 1 - 2 sợi chỉ vải và cách nhau khoảng 3 - 5mm. * Yêu cầu kỹ thuật: - Mũi may đều nhau và thẳng hàng. - Đường may ở bề mặt vải thật nhỏ, không thấy rõ. Bề trái vải không lộ đường chỉ. - Đường may thẳng, không nhăn vải. * Ứng dụng: Mũi luồn được ứng dụng để may viền tà áo, lai áo bà ba, áo dài... Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 32 II - CÁCH THÙA KHUY, ĐÍNH NÚT, KẾT MÓC 1. Thùa khuy Có nhiều loại khuy được thực hiện trên những trang phục của người lớn và trẻ em. Dù khuy ở vị trí nào cũng phải có đủ độ bền để chịu sự ma sát của nút. Do đó bờ khuy phải được thực hiện cứng, chắc. 1.1. Khuy chỉ thường a/ Cách thực hiện - Xác định vị trí khuy: Khuy áo nằm trên đường gài nút, cách nếp gấp của đinh áo 1 - 2cm. Bấm khuy lớn hơn đường kính nút khoàng 0,2cm. Có thể may lược một đường chỉ để bờ khuy được cứng. - Đâm kim lên ngay mép đuôi lỗ khuy ở phía bên trái. - Cầm chỉ phía đuôi kim quàng vào dưới mũi kim. Rút kim lên, ta được một mũi thùa khuy, - Thực hiện mũi thùa thứ hai cách mũi thứ nhất độ hai canh chỉ vải. Tiếp tục thùa cho hết lỗ khuy. b/ Yêu cầu kỹ thuật - Các mũi chỉ nằm liên tiếp kề sát nhau, không chồng chéo, đều nhau. - Góc quay ở đầu khuy phải tròn. - Bờ khuy thẳng, cứng chắc, không nhăn nhúm. - Các mũi chỉ phải cách đều mép khuy, độ căng của mũi chỉ thắt nút phải đều nhau. c/ Ứng dụng Khuy chỉ thường được thực hiện trên áo chemise, áo kiểu người lớn và trẻ em. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 33 1.2. Khuy chỉ một đầu đính bọ 1.3. Khuy chỉ đầu tròn (Khuy mắt phụng) 1.4. Khuy chảo (khuy vòng chỉ) 2. Đính nút Nút có nhiều loại khác nhau. Tuỳ theo mỗi loại nút mà ta có cách đính cho thích hợp với kiểu nút đó. Trước khi đính nút, ta cần vuốt thẳng nẹp, đánh dấu vị trí nút so đúng theo hàng khuy đã thùa (giữa tâm khuy). 2.1. Nút không chân Nút không chân thường được làm bằng nhựa, trên bề mặt có 2 hay 4 lỗ để kết chỉ. a/ Cách thực hiện - Đặt nút đúng vị trí. - Ghim kim vào lỗ nút thứ nhất từ dưới lên. - Dùng kim gút hoặc que tăm đặt lên giữa các lỗ nút. - Đâm kim vào lỗ nút thứ hai sao cho đường chỉ giăng ngang qua que tăm. Kéo sát chỉ. - May qua lại như trên cho nút áo được chắc. - Khi kim đang ở trên mặt vải, đâm kim vào lỗ nút (không xuyên qua vải) kéo sát chỉ. - Rút que tăm ra, quấn chỉ vòng quanh dưới nút và kết chỉ ở bề trái vải. Đối với nút 4 lỗ, ta thực hiện tương tự và có thể kết chỉ theo nhiều kiểu khác nhau. b/ Yêu cầu kỹ thuật Chân nút gọn, kết chắc chắn, không bị nhăn vải. c/ Ứng dụng Nút không chân được đính trên áo chemise, áo kiểu, quần tây nam và nữ. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 34 2.2. Nút có chân 2.3. Nút bóp 3. Kết móc Có nhiều loại móc với hình dạng và kích thước khác nhau. Tuỳ theo loại trang phục và vị trí cần đơm mà ta chọn loại móc thích hợp. Loại móc to được kết trên lưng quần, lưng váy, loại móc nhỏ kết ở áo phụ nữ, eo áo dài... Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 35 III - CÁC ĐƯỜNG MAY MÁY CĂN BẢN 1. Đường may can, can lật, can lật đè a/ May can - Ký hiệu: - Đặt 2 mặt phải của vải úp vào nhau, sắp bằng mép và may cách đều theo quy định. - Yêu cầu các mép vải bằng nhau, đường may thẳng, không nhăn vải. - Đường may can được ứng dụng để ghép nối các chi tiết vào nhau. b/ May can lật - Ký hiệu: - Thực hiện giống như may can, sau đó ta lật mép vải về một phía. - Yêu cầu các mép vải bằng nhau, đường may thẳng, lật vải sát đường may. - May can lật được ứng dụng để may tra lưng quần, cổ áo. c/ May can lật đè - Ký hiệu: Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 36 - Thực hiện giống như may can lật, sau đó may một đường chỉ đè lên các mép vải lật. - Yêu cầu các mép vải bằng nhau, đường may thẳng, không nhăn vải, hai đường may cách đều nhau. - Đường can lật đè được ứng dụng để may đường dọc ống quần, đường sườn áo. 2. May can rẽ, can rẽ chặn hai bên a/ May can rẽ - Ký hiệu: - May giống như can, sau đó ủi rẽ mép vải sang hai phía. - Yêu cầu các mép vải bằng mí, đường may thẳng, không nhăn vải, rẽ vải sát đường may. - Đường may can rẽ dùng để may đường dọc quần, sườn áo, may nẹp áo (nếu có). b/ Đường can rẽ chặn hai bên - Ký hiệu: Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 37 - Sau khi may can rẽ, úp mặt trái vải xuống may chặn hai bên. - Yêu cầu đường may chặn hai bên cách đều đường may can rẽ. - Ứng dụng đường may can rẽ để can nẹp, cổ áo phía trong (nếu có). 3. May can kê a/ May can kê sổ - Ký hiệu: - Đặt hai mép vải nằm chồng lên nhau khoảng 1cm, may một đường may giữa hai mép vải đó. - Yêu cầu đường may thẳng, không nhăn vải. - Đường may can kê sổ thường được dùng để can vải dựng cổ, manchette. b/ May can kê gấp mép - Ký hiệu: - Gấp mép vải vào bề trái khoảng 0,7cm, đặt chồng lên mặt phải của lớp vải thứ hai và may một đường đè lên sát mí nếp vải gấp. - Yêu cầu đường may mí cách đều nếp vải gấp, đường may thẳng không nhăn. - Ứng dụng đường may can kê gấp mép để may đường dọc ống quần, may đáp túi. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 38 4. May cuốn đè mí (may ép) - Ký hiệu: - Đặt hai bề trái vải úp vào nhau, mép vải dưới dư hơn mép vải trên khoảng 0,7cm. Sau đó gấp mép vải dưới lên ôm sát mép vải trên và may đường thứ nhất cách mép vải độ 1cm. Sau đó trải lớp vải dưới sang phía bên kia đối xứng với lớp vải trên qua đường nối, may đường thứ hai đè lên sát mí nếp vải gấp. - Yêu cầu hai đường may song song nhau, bám sát mí, đường may thẳng không nhăn, vải không bị vặn, không cộm. - Ứng dụng đường may cuốn đè mí để may đường đáy quần đùi nam, đường dọc ống quần bảo hộ lao động, đường sườn áo, nách áo... 5. May lộn a/ May lộn một đường - Ký hiệu: Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 39 - Đặt hai mặt phải vải úp vào nhau, may một đường cách đều mép vải. Lộn vải đưa mặt phải của vải ra ngoài. - Yêu cầu đường may thẳng, không bị vặn. - Ứng dụng đường may lộn một đường để may lộn cổ áo, nẹp áo, manchette... b/ May lộn hai đường - Ký hiệu: - Đặt hai mặt trái của vải úp vào nhau, sắp bằng mép và may đường thứ nhất cách đều mép vải 0,3cm. Xén gọn mép vải, lộn vải đưa mặt trái của vải ra ngoài và đường thứ hai cách nếp gấp của vải khoảng 0,5cm. - Yêu cầu các lớp vải bằng nhau, đường may thẳng, không nhăn, không bị vặn, không lộ sợi. - Ứng dụng may lộn hai đường để may đường vòng nách, đáy quần lưng thun... 6. May mí ngầm (may gấp mép) - Ký hiệu: Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 40 - Gấp mép vải vào mặt trái lần thứ nhất khoảng 0,7cm, gấp thêm một lần nữa to theo quy định (bản lai), may một đường sát mí nếp vải gấp. - Yêu cầu đường may thẳng đều, mép vải nằm êm, không bị vặn. - Ứng dụng của đường may mí ngầm để may đường lai áo, lai quần, lai tay... 7. May tra lật đè mí - Ký hiệu: - Đặt mặt phải của vải nằm úp vào mặt trong của chi tiết, sắp các mép vải bằng nhau, may đường thừ nhất cách đều mép vải 0,6cm. Lật mặt vải ra mặt ngoài của chi tiết, gấp mép vải và đặt chồm lên đường may thứ nhất, may đường thứ hai sát mí nếp vải gấp. - Yêu cầu của đường may thứ hai phủ kín và bám sát đường may thứ nhất nhưng không đè lên đường may thứ nhất (may lọt khe). Đường may thẳng, không nhăn, không bị vặn. - Ứng dụng may tra lật đè mí để may tra cổ áo, may tra manchette... Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 41 IV - CÁC ĐƯỜNG MAY VIỀN Trong quá trình may sản phẩm, việc thực hiện các đường viền ở mép vải sẽ giúp cho vải không bị tưa sợi và giãn rộng ra, nhất là ở phần cổ và nách áo. Đồng thời đường viền cũng làm tăng vẻ đẹp, làm nổi bật phần chính của y phục. 1. Viền gấp mép (viền dẹp) Mép vải được may nối với vải viền và gấp vào một mặt của sản phẩm. Ở mặt kia của sản phẩm ta không nhìn thấy lớp vải viền. a/ Cách thực hiện - Vẽ và cắt vải viền: Vẽ theo đúng hình dạng của mép vải muốn viền. Bề ngang vải viền khoảng 3,5cm. - May một đường chỉ dọc theo mép của sản phẩm để đường viền không bi giãn sau khi viền. - Đặt vải viền lên ngay mép vải muốn viền, xếp hai mép vải bằng nhau. + Nếu muốn vải viền ở bề mặt để trang trí nền áo thì ta đặt mặt phải vải viền áp vào bề trái áo. + Nếu muốn dấu vải viền vào bề trái áo thì ta đặt mặt phải của vải áp vào mặt phải của áo. Sau đó may can cách mép vải 0,5cm. - Cắt gọn mép vải, nếu đường viền là đường cong thì ta dùng mũi kéo nhắp răng cưa đều quanh mép vải. - Lật vải viền sang mặt bên kia của áo, vuốt cho thật sát nếp gấp. - Gấp mép còn lại của vải viền vào cho cách đều đường may, lược cho nếp vải nằm êm. - Áp dụng mũi vắt, mũi luồn hoặc may đè mí. b/ Yêu cầu kỹ thuật Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 42 - Đường viền phẳng, không nhăn, vải không bị vặn. - Bề ngang vải viền đều nhau trên suốt đường viền. c/ Ứng dụng Đường viền gấp mép được thể hiện trên những đường cong của sản phẩm như: vòng cổ áo, vòng nách áo... 2. Viền bọc mép (viền tròn) Đường viền bọc mép là kiểu viền mà vải viền bọc tròn theo đường cong của sản phẩm. Ở cả hai mặt của sản phẩm ta đều nhìn thấy vải viền. Thông thường, vải viền có màu hoà hợp hay tương phản với sản phẩm để làm nổi bật đường viền. a/ Cách thực hiện - Cắt vải viền theo cạnh xéo 45 độ, chiều dài bằng chiều dài mép vải định viền, chiều rộng từ 2 - 2,5cm. - Cắt sát mép vải để viền của sản phẩm (không chừa đường may). - May một đường chỉ dọc theo mép của sản phẩm để đường viền không bị giãn sau khi viền. - Đặt vải viền lên mép sản phẩm sẽ viền, mặt áp mặt, đường cắt của vải viền trùng với đường cắt của sản phẩm. Lược cho vải viền nằm êm và không bị dạt. - May can đường thứ nhất cách mép vải nhiều hay ít tuỳ theo yêu cầu đường viền to hay nhỏ. - Kéo vải viền trùm qua mép sản phẩm, gấp mép còn lại của vải viền và may đường thứ hai theo kiểu tra lật đè mí. b/ Yêu cầu kỹ thuật - Vải viền bó tròn đều dọc theo mép của sản phẩm. - Đường viền phẳng, không bị nhăn, không bị vặn. - Đường may tra lật đè mí không chồm lên vải viền (may lọt khe). Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 43 c/ Ứng dụng Viền bọc mép được ứng dụng để may những đường viền trang trí quần áo phụ nữ, trẻ em như: cổ áo, cửa tay, cổ áo bà ba, lai áo, lai quần... 3. Viền cuốn mép (viền vê, viền se vải) Đường viền cuốn mép có cách thực hiện đơn giản mà tạo nên hình dáng đặc biệt do mép vải được quấn se tròn thật nhỏ để dấu mí vải tưa sợi vào bên trong và may quấn quanh mép vải. a/ Cách thực hiện - Thực hiện trên bề trái vải. - Vê cuốn mép vải trên hai đầu ngón tay sao cho vải được cuộn vào bề trái thật nhỏ và thật khít. - Đưa kim quấn quanh mép vải, kéo chỉ hơi sát để múi vải nổi lên. Ta cũng có thể dùng mũi may vắt để vắt dính mứp vải. b/ Yêu cầu kỹ thuật - Đường viền tròn nhỏ, không tưa vải. - Các mũi chỉ cách đều nhau, múi vải nổi hơi cong. c/ Ứng dụng Đường viền cuốn mép được áp dụng để viền trên vải mỏng như viền khăn tay, lai váy đầm trẻ em, bìa áo gối... Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 44 V - CÁC KIỂU NẸP VIỀN ĐƯỜNG XẺ Các kiểu nẹp viền đường xẻ thường được thực hiện trên thân trước của áo chui đầu. Thông dụng và phổ biến nhất là các kiểu nẹp viền đường xẻ sau: 1. Đường xẻ hở, nẹp viền gấp mép Kiểu viền này có đường xẻ hở dạng chữ V, vải viền nằm trên bề mặt hoặc bề trái của thân áo. a/ Cách vẽ và cắt - Đường xẻ trên thân áo: vẽ đường xẻ ở đường giữa thân trước áo. Độ dài OP tuỳ ý. - Cắt vải viền: + Bề rộng: 7 - 8cm. + Bề dài: dài hơn đường xẻ OP khoảng 5cm. b/ Cách viền Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 45 - Đặt vải viền úp vào thân áo: + Nếu muốn vải viền ở bề mặt để trang trí nền áo thì ta đặt mặt phải vải viền áp vào bề trái áo. + Nếu muốn giấu vải viền vào bề trái áo thì ta đặt mặt phải của vải áp vào mặt phải của áo. - May can theo hai mép đường xẻ. Đường may có dạng chữ V (tại điểm P chỉ còn một mũi chỉ). - Cắt xẻ cùng lúc hai lớp vải áo và vải viền theo đường vẽ. - Lật vải viền sang mặt bên kia của áo, gấp mép còn lại của vải viền và may đường can kê gấp mép. c/ Yêu cầu kỹ thuật - Đường may thẳng, không nhăn vải. - Đường xẻ có dạng chữ V cân đối hai bên. - Các lớp vải phẳng, không nhăn vải ở đỉnh nhọn. Có thể may dằn lên vải viền nhièu đường song song để trang trí. 2. Đường xẻ khít, nẹp viền bọc mép (nẹp cơi) Kiểu viền này có hai mép nẹp viền nằm khít với nhau.Vải viền nổi trên bề mặt áo. 2.1. Viền nẹp to, vải nẹp cạnh xuôi a/ Cách vẽ và cắt - Cắt đường xẻ trên thân áo: xẻ ở đường giữa trước thân áo. + Độ dài OP tuỳ ý. + PQ: phần nhọn = 2cm. + OO1 = PP1: bề rộng đường xẻ khoảng 4cm. Vẽ nối OPQP1O1, cắt bỏ vải theo đường này. - Cắt vải nẹp viền: + Chiều rộng: khoảng 8cm. + Chiều dài: dài hơn OP khoảng 5cm. Cắt hai miếng vải nẹp, nếu vải mỏng ta có thể cắt thêm hai miếng lót. b/ Cách viền - Đặt bề mặt vải viền úp vào bề mặt thân áo, mép vải viền và mép đường xẻ trùng nhau. - May can cách mép đường xẻ 1cm và may từ O xuống khỏi P khoảng 1cm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 46 - Cắt xéo góc tại P và tại Q. - Lật vải viền sang bề trái áo, gấp vải viền sao cho hai nếp gấp ở hai bên khít nhau tai trục giữa. - Gấp mép còn lại của nẹp viền và may tra lật đè mí. - Lật thân áo lên, may dính đoạn PQ của thân áo với nẹp viền để tạo mũi nhọn. c/ Yêu cầu kỹ thuật - Đường may thẳng, không nhăn vải, không bị tưa chỉ ở các góc. - Hai mép nẹp viền nằm khít nhau. - Vải nẹp viền phẳng, không bị vặn. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 47 2.2. Viền nẹp nhỏ, vải nẹp cạnh xéo a/ Cách vẽ và cắt - Cắt đường xẻ trên thân áo: + Đoạn OP dài tuỳ ý. + OO1 = OO2 = 0,5cm. Vẽ nối O1PO2. Cắt xẻ theo đường OP. - Cắt vải viền: + Chiều dài = 2OP. + Chiều rộng: 2,5cm. b/ Cách viền May viền bọc mép đường xẻ theo đường liên tục từ O1 đến P đến O2. c/ Yêu cầu kỹ thuật - Đường may thẳng, không nhăn vải. - Hai mép nẹp viền nằm khít nhau. - Vải nẹp viền phẳng, không bị vặn. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 48 3. Đường xẻ kín, nẹp viền nằm chồng lên nhau (nẹp trụ) a/ Cách vẽ và cắt - Đường xẻ trên thân áo: vẽ đường xẻ ở đường giữa thân trước áo: + Độ dài OP tuỳ ý. + OO' = PP': bề rộng đường xẻ khoảng 3cm. Vẽ nối OPP'O'. Cắt xẻ theo đường xy. - Cắt vải nẹp viền: + Chiều rộng: khoảng 8cm. + Chiều dài: dài hơn OP khoảng 5cm. Cắt hai miếng vải nẹp viền. Nếu vải mỏng, ta có thể cắt thêm hai miếng vải lót cùng kích thước. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 49 b/ Cách viền - Đặt mặt phải của vải viền áp vào bề mặt thân áo, mép vải viền cách OP và O'P' khoảng 0,5cm. - May can theo đường OP và O'P'. - Nhắp xéo góc yP và yP'. - Gấp đôi nẹp lại đưa mặt phải của vải ra ngoài sao cho các nếp gấp trùng với đường OP và O'P'. - Gấp mép còn lại của vải viền và may tra lật đè mí (may viền bọc mép). Xếp cho hai miếng vải nẹp nằm chồng lên nhau. - Lật thân áo lên, may dính đường PP' của thân áo với vải nẹp viền. Nếu muốn may đuôi nẹp nổi trên bề mặt áo, ta đặt một lớp nẹp nằm ngoài, một lớp nằm trong. Gấp đuôi lớp nẹp ngoài thành hình mũi tên. May can kê gấp mép phần đuôi. c/ Yêu cầu kỹ thuật - Đường may thẳng, không nhăn vải. - Hai miếng nẹp viền nằm chồng lên nhau. - Vải nẹp viền phẳng, không bị văn. - Kích thước nẹp viền đúng theo thiết kế. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 50 Chương IV TRANG PHỤC TRẺ SƠ SINH I - BAO TAY EM BÉ 1. Cách tính vải Kích thước vải cần có: 13 x 36cm. 2. Cách vẽ Chiều dài: AB = 11cm. Chiều ngang: AC = 8cm. Phần cong đầu ngón tay: AE = 4cm. Vẽ nửa đường tròn có bán kính R = 4cm. 3. Cách cắt Đường vòng ngoài bao tay cắt chừa đều 0,5cm. Đoạn cổ tay BD cắt chừa 1cm. Cắt 4 miếng. 4- Cách may - Vắt sổ mép vải. - Thêu trang trí trên bao tay. - May đường vòng ngoài bao tay: dùng đường may can. - May đoạn cổ tay: dùng đường may mí ngầm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 51 - May đường chỉ thun rút dún cổ tay cách đoạn cổ tay BD 1cm. - Hoàn tất sản phẩm: cắt chỉ thừa, lộn bao tay ra mặt phải, giặt, là... 5- Yêu cầu sản phẩm - Bao tay may đúng kích thước. - Đường may phẳng, không nhăn. Đường rút dún mềm, không bị vặn. - Sản phẩm hoàn chỉnh, trang trí đẹp. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 52 II - XÂY EM BÉ 1. Ni mẫu (Kích thước mẫu) Tuổi Đoạn Từ mới sinh đến 3 tháng Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 9 tháng Chiều dài: AB 20cm 21cm 22cm Chiều ngang: BC 9,5cm 10cm 10,5cm Bán kính vòng cổ: AE 4,5cm 5cm 5,5cm 2. Cách tính vải Kích thước vải cần có: 30 x 60cm. 3. Cách vẽ (cho bé 3 tháng ) Chiều dài: AB (vải gấp đôi) = 21cm. Chiều ngang: BC = 10cm. a/ Vẽ vòng cổ Bán kính vòng cổ: AE = 5cm. Vẽ cung tròn tâm A, bán kính AE. DD1 = 1cm. Vẽ lại vòng cổ D1E. b/ Vẽ vành ngoài EF = BC - 2cm = 8cm. BC = BG = GH = 10cm. I là điểm giữa của HC. J là điểm giữa của CB. Vẽ cong vành ngoài xây qua các điểm D1, F, H, I, J, B. Nếu may xây vuông thì ta nối thẳng HC và CB. 4. Cách cắt a/ Cắt xây - Vành ngoài xây chừa đều 0,5cm - Vòng cổ cắt sát theo đường vẽ. Cắt 2 miếng vải xây. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 53 b/ Cắt vải viền vòng cổ Cắt 1 miếng vải theo canh xéo, chiều ngang 3,5cm, chiều dài 30cm. 5. Cách may - Trang trí trên xây. - May đường vành ngoài của xây: may lộn một đường. - May đường vòng cổ: dùng đường may viền bọc mép. Phần còn lại của vải viền may thành dây cột. - Hoàn tất sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, là... 6. Yêu cầu sản phẩm - Xây may đúng kích thước, hình dáng cân đối. - Sử dụng vải mềm, hút ẩm tốt. - Các đường viền đúng kỹ thuật, không nhăn vải. - Xây trang trí đẹp. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 54 III - MŨ EM BÉ 1. Cách tính vải Kích thước vải cần có: 35 x 70cm. 2. Cách vẽ và cắt a/ Miếng bên cạnh đầu Bề cao: AB = 13cm. Bề ngang: AD = 13,5cm. E là điểm giữa của AB. Kẻ EF//AD//BC. I là điểm giữa của AD. Kẻ IJ//AB//DC. BB1 = CC1 = EE1 = 2,5cm. Cách cắt: - Chừa đều 1cm đường may. - Cắt 4 miếng đối xứng nhau từng đôi một. b/ Miếng chính giữa đầu Bề dài: AB = 24cm. Bề cao phía trước mặt: BC = 4cm. Bề cao phía sau ót: AD = 3,5cm. Vẽ cong DG. Cách cắt: - Chừa đều 1cm đường may. - Cắt 2 miếng. c/ Miếng đáp phía trước mặt Bề ngang: AB = 18cm. AD = DG = GI = IB = 4,5cm. AC = 6cm. DE = 4cm. GH = 3,5cm. IJ = 3cm. BK = 2cm. Kéo dài JK. Lấy KK1 = 1cm. Vẽ cong CE, EH, HI, IK. Cách cắt: - Chừa đều 1cm đường may. - Cắt 2 miếng. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 55 3. Cách may Mũ may 2 lớp vải lồng vào nhau. - May miếng đáp phía trước mặt: Đặt mặt phải của 2 miếng đáp úp vào nhau, bắt đầu may từ B đến K1, may theo đường cong cho đến hết cạnh K1B đối diện. Nhắp góc các đường cong, lộn ra bề mặt. - Ráp 2 miếng bên cạnh đầu vào miếng chính giữa đầu. Đỉnh A của miếng bên cạnh đầu trùng với đỉnh C của miếng chính giữa đầu. Đường cong AIFC1 ráp vào đường cong CJD. Ráp 2 lớp mũ riêng ra. - Ráp miếng đáp phía trước mặt vào một lớp của mũ: Mặt dưới của miếng đáp úp vào bề mặt phía trước của mũ, may theo đường may BAB của miếng đáp và vòng phía trước mặt B1E1AE1B1 của mũ. - Lồng 2 lớp mũ bề mặt úp vào nhau, may dính đường phía sau ót, cho ruban vào hai bên góc B1 của miếng bên cạnh đầu. Lộn ra bề mặt, bẻ mép miếng dưới của mũ vắt dính vào chân miếng đáp. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 56 IV - ÁO EM BÉ 1. Ni mẫu Tuổi Ni Từ mới sinh đến 3 tháng Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 tháng đến 1 tuổi Da 25 27 30 Nv 18 19 20 Dt 18 20 21 Vc 23 23 24 Vn 42 44 46 Vb 44 46 48 2. Cách tính vải (cho bé 3 tháng tuổi) Kích thước vải cần có: 50 x 70cm. 3. Cách vẽ và cắt a/ Thân áo - Cách vẽ: Dài áo: AB (vải gấp đôi) = Rộng áo: AC = 25cm. + Vẽ cổ sau: Vào cổ: AE = 1/5 Vc + 0,5cm = 23/5 + 0,5 = 5cm. Hạ cổ: AF = 1/2 AE = 5/2 = 0,5cm. Vẽ cong vòng cổ EF. + Vẽ nách áo: Ngang vai: AG = CG1 = 1/4 Vn = 42/4 = 10,5cm. Hạ vai: GH = G1H1 = 1/10 Nv = 18/2 = 2cm. Vẽ cong nách áo. Khoảng giữa HI vẽ cong 0,5cm, khoảng giữa JH1 vẽ cong 1cm. + Vẽ cổ trước: Vào cổ: E1C = AE = 5cm. Hạ cổ: CF1 = E1C + 1cm = 6cm. Nối E1F1. M là điểm giữa của E1F1. Nối CM1. N là điểm giữa của MM1. Vẽ cong vòng cổ qua các điểm E1, N, F1. Vẽ đường cài nút 1cm, đinh áo 3cm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 57 - Cách cắt: Vòng cổ, nách áo chừa 0,5cm đường may. Sườn vai, lai áo chừa 1cm đường may. b/ Tay áo - Cách vẽ: Dài tay: AB = 18cm. Ngang tay: AC = AD = HI (của thân áo). Hạ nách tay: AO = IO (của thân áo) + 2cm = 4cm. + Vẽ nách tay sau: C1E = 1/3 C1A. Vẽ cong EA 1cm. + Vẽ nách tay trước: AF = 1/2 AD1. Khoảng giữa AF vẽ cong ra 0,5cm. Khoảng giữa FD1 vẽ lõm vào 0,5cm. + Vẽ sườn tay và cữa tay: BB1 = BB2 = AC - 2cm. Nối C1B1 và D1C2. - Cách cắt: Nách tay chừa 0,5cm đường may. Sườn tay, lai tay chừa 1cm đường may. Cắt 2 tay áo đối xứng nhau. 4. Cách may - Vắt sổ mép vải các bán thành phẩm. - Ráp đường sườn vai: dùng đường may can. - May viền cổ áo: may viền gấp mép. - May tay áo: + May lai tay: dùng đường may mí ngầm. + Ráp sườn tay: dùng đường may can. - Ráp tay áo vào thân: dùng đường may can. - May lai áo: dùng đường may mí ngầm. - Thùa khuy đính cúc hoặc may dây cột. - Hoàn tất sản phẩm: thêu trang trí, cắt chỉ thừa, giặt, là... 5. Yêu cầu sản phẩm - Áo may vừa với bé, đảm bảo bé cử động thoải mái. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 58 - Sử dụng vải mềm, hút ẩm tốt. - Các đường may êm phẳng, đúng kỹ thuật. - Tay ráp đúng, không căng, không dúm vải. - Áo được trang trí đẹp. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 59 Chương V Y PHỤC TRẺ EM I - ÁO TAY RÁP BÉ GÁI CĂN BẢN 1. Cách đo - Dài áo (Da): Từ chân cổ sau đến ngang mông (dài, ngắn tuỳ thích). - Ngang vai (Nv): Từ đầu vai trái sang đầu vai phải. - Dài tay (Dt): dài, ngắn tuỳ ý. + Tay ngắn: Từ đầu vai đến trên khuỷu tay khoảng 3 - 4cm. + Tay dài: Từ đầu vai đến mắt cá tay. - Cữa tay (Ct): Vòng quanh cánh tay ở vị trí đo dài tay. + Tay ngắn: Vòng quanh bắp tay. + Tay dài: Vòng quanh cườm tay. - Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát quanh vòng chân cổ. - Vòng ngực (Vn): Đo vừa sát quanh vòng ngực chỗ nở nhất. Ni mẫu (cho bé gái 6 tuổi): - Da: 45cm - Nv: 26cm - Dt: 32cm - Ct: 14cm - Vc: 25cm - Vn: 56cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m - Bé dưới 10 tuổi: 1 bề dài áo + 1 bề dài tay + 10cm lai áo và đường may. - Bé trên 10 tuổi: 2 (bề dài áo + 5cm lai áo và đường may). b/ Vải khổ 1,2m 1 bề dài áo + 1 bề dài tay + 10cm lai áo và đường may. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 60 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Thân trước a/ Xếp vải - Xếp 2 biên vải trùng nhau, bề trái ra ngoài, biên vải hướng về phía người cắt. - Từ biên vải đo vào 3cm đinh áo + 1cm cài nút. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo (Da): AB = 45cm. - Sa vạt: BS = 2cm. - Hạ cổ: AF = 1/5 Vc = 25/5 = 5cm. - Hạ vai: GH = 1/10 Nv = 26/10 = 2,6cm (= 2,5cm). - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 56/4 = 14cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang cổ: AE = 1/5 Vc = 5cm. - Ngang vai: AG = 1/2 Nv = 26/2 = 13cm. - Ngang ngực (Kích): CC1 = 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động = 56/4 + 3 = 17cm. - Ngang mông (Thùng): BB1 = Ngang ngực + 1cm = 17 + 1 =18cm. Vẽ sườn áo qua các điểm C1B1.Khoảng giữa sườn áo vẽ cong vào 1cm. Vẽ cong lai áo từ B1 đến S. b.3/ Vẽ cổ áo Nối EF. I là điểm giữa của EF. Nối E1I. J là điểm giữa của E1I. Vẽ cong vòng cổ qua các điểm E, J, F. b.4/ Vẽ nách áo Nối sườn vai EH. Vào nách CC2 = AG - 2cm = 13 - 2 = 11cm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 61 Nối HC2. K là điểm giữa của HC2. Nối C1K. L là điểm giữa C1K. Nối LC2. M là điểm giữa MC2. Vẽ cong vòng nách qua các điểm H, K, M, C1. c/ Cách cắt - Vòng cổ, vòng nách chừa 0,5cm đường may. - Sườn vai, sườn áo chừa 1cm đường may. - Lai áo chừa 2cm đường may. - Cắt 2 mảnh thân trước đối xứng nhau. 3.2. Thân sau a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động + 2cm đường may, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo (Da): AB = 45cm. - Hạ cổ: AF = 1cm. - Hạ vai: GH = 1/10 Nv = 2,6cm (= 2,5cm). - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 14cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang cổ: AE = 1/5 Vc = 5cm. - Ngang vai: AG = 1/2 Nv = 13cm. - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động = 17cm. - Ngang mông: BB1 = Ngang ngực + 1cm = 18cm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 62 Vẽ sườn áo qua các điểm C1B1. Khoảng giữa sườn áo vẽ cong vào 1cm. Vẽ lai áo từ B1 đến B. b.3/ Vẽ cổ áo Nối FF. I là điểm giữa của FF. Nối E1I. J là điểm giữa E1I. Vẽ cong vòng cổ qua các điểm E, J, F. b.4/ Vẽ nách áo Nối sườn vai EH. Vào nách CC2 = AG - 1cm = 13 - 1 = 12cm. Nối HC2. K là điểm giữa của HC2. Nối C1K. L là điểm giữa của C1K. Nối LC2. M là điểm giữa của LC2. Vẽ cong vòng nách qua các điểm H, K, M, C1. c/ Cách cắt - Vòng cổ, vòng nách chừa 0,5cm đường may. - Sườn vai, sườn áo chừa 1cm đường may. - Lai áo chừa 2cm đường may. 3.3. Tay áo a/ Xếp vải - Từ bìa vải đo vào 1/5 Vn + 1cm đường may, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. b/ Cách vẽ - Dài tay (Dt): AB = 32cm. - Hạ nách tay: AC = 1/10 Vn + 2cm = 56/10 + 2 = 7.6cm. - Ngang tay: CC1 = 1/5 Vn = 56/5 = 11cm. - Cữa tay: BB1 = 1/2 Ct + 2cm cử động = 14/2 + 2 = 9cm. - Giảm sườn tay: B1B2 = 1cm. Vẽ sườn tay áo qua các điểm C1B2. Vẽ cong lai tay từ B2 đến B. - Vẽ nách tay trước: Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 63 Nối C1A. O là điểm giữa của C1A. Khoảng giữa C1O vẽ cong lõm vào 0,5cm. Khoảng giữa OA vẽ cong ra 0,5cm. Vẽ cong vòng nách trước đi qua các điểm C1, O, A. - Vẽ nách tay sau: OO1 = 1cm. Vẽ cong vòng nách sau qua các điểm C1, O1, A (lượn cong theo đường nách trước). c/ Cách cắt - Vòng nách tay chừa 0,5cm đường may. - Sườn tay chừa 1cm đường may. - Lai tay chừa 2cm đường may. 3.4. Bâu áo Bâu lá sen đứng a/ Cách vẽ. AC là đường vải gấp đôi. Dài bâu: AB = 1/2 Vc - 1cm (đo theo vòng cổ trên hai thân áo, không tính đường cài nút) = 14 - 1 = 13cm. AC = 3cm. Bề cao bâu: CC1 = 1/5 Vc + 1 - 2cm = 5 + 1 = 6cm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 64 Nối CB. E là điểm giữa của CB. EE1 = 1cm. Vẽ cong đường chân bâu CE1B. Kẻ Bx vuông góc CB. Đầu bâu: BD = CC1 - 1cm = 6 - 1 = 5cm. Nối C1D. F là điểm giữa của C1D. FF1 = 1cm. Khoảng giữa DB vẽ cong ra 1cm. Vẽ cong đường ngoài vành bâu qua các điểm C1, F1, D, B. b/ Cách cắt - Cắt 2 miếng vải bâu chừa đều xung quanh 0,5cm đường may. - Cắt vải viền chân bâu theo canh xéo: + Chiều dài = Chiều dài chân bâu + 2cm. + Chiều rộng = 2,5cm. 4. Cách may - Vắt sổ mép vải các chi tiết bán thành phẩm. - Ráp sườn vai: dùng đường may can rẽ. - May bâu (may lộn một đường) và ráp bâu vào thân áo. - Ráp sườn áo: dùng đường may can rẽ. - May tay áo: may lai tay (dùng đường may mí ngầm), ráp sườn tay (dùng đường may can rẽ). - Ráp tay vào thân áo: dùng đường may can rẽ. - Lên lai áo: dùng đường may mí ngầm. - Thùa khuy, đính cúc. - Hoàn tất sản phẩm: trang trí, cắt chỉ thừa, giặt là... 5. Yêu cầu sản phẩm Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 65 - Áo may vừa với bé, đảm bảo cho bé cử động thoái mái. - Các đường may đúng kỹ thuật, không bị vặn. - Các chi tiết đối xứng phải đều nhau: khuy và nút, độ dài hai tay, độ dải hai thân trước... - Tay áo ráp đúng, không bị căng hay bị dúm vải. - Các chi tiết trang trí (nếu có) đẹp. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 66 II - ÁO ĐẦM THÂN LIỀN 1. Cách đo - Dài áo: Từ chân cổ sau đến giữa đùi ( dài, ngắn tuỳ thích). - Ngang vai: Từ đầu vai trái sang đầu vai phải. - Vòng cổ: Đo vừa sát quanh vòng chân cổ. - Vòng ngực: Đo vừa sát quanh vòng ngực chỗ nở nhất. Ni mẫu: - Da: 50cm - Nv: 26cm - Vc: 25cm - Vn: 56cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m 2 (bề dài áo + 5cm sa vạt và đường may). b/ Vải khổ 1,2m 1 bề dài áo + 5cm sa vạt và đường may. 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Thân trước a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/4 Vn + 3cm + 1/10 Vn, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo: AB = 50cm. - Sa vạt: BS = 2cm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 67 - Hạ cổ: AF = 1/5 Vc = 25/5 = 5cm. - Hạ vai: GH: = 1/10 Nv = 26/10 = 2,6cm. - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 56/4 = 14cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang cổ: AE = 1/5 Vc = 5cm. - Ngang vai: AG = 1/2 Nv = 26/2 = 13cm. - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động = 56/4 + 3 = 17cm. - Ngang mông: BB1 = Ngang ngực + 1/10 Vn = 17 + 5,6 = 22,6cm. Giảm sườn: B1B2 = 1cm. Vẽ sườn áo qua các điếm C1, B2. Vẽ cong lai áo từ B2 đến S. b.3/ Vẽ cổ áo Giống áo tay ráp bé gái căn bản. b.4/ Vẽ nách áo Nối đường sườn vai EH. Giống áo tay ráp bé gái căn bản. Chú ý: Sau khi vẽ xong ta điều chỉnh lai vòng nách như sau: - Đường ngang vai AG: giảm 1cm. - Đường hạ nách AC: 1cm. - Vẽ lại đường cong vòng nách. c/ Cách cắt - Vòng cổ, vòng nách chừa 0,5cm đường may. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 68 - Sườn vai chừa 1cm đường may. - Sườn áo chừa 1,5 cm đường may. - Lai áo chừa 2cm đường may. 3.2. Thân sau a/ Xếp vải - Xếp 2 biên vải trùng nhau, bề trái ra ngoài, biên vải hướng về phía người cắt. - Từ biên vải đo vào 3cm đinh áo + 1cm cài nút. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo: AB = 50cm. - Hạ cổ: AF = 1cm. - Hạ vai: GH = 1/10 Nv = 2,6cm. - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 14cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang cổ : AE = 1/5 Vc = 5cm. - Ngang vai: AG = 1/2 Nv = 13cm. - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động = 17cm. - Ngang mông: BB1 = Ngang ngực + 1/10 Vn = 22,6cm. Giảm sườn áo B1B2 = 1cm. Vẽ sườn áo qua các điểm C1, B2. Vẽ cong lai áo từ B2 đến B. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 69 b.3/ Vẽ cổ áo Giống áo tay ráp bé gái căn bản. b.4/ Vẽ nách áo Nối đường sườn vai EH. Giống áo tay ráp bé gái căn bản. Chú ý: Sau khi vẽ xong ta điều chỉnh lai vòng nách như sau: - Đường ngang vai AG: giảm 1cm. - Đường hạ nách AC: giảm 1cm. - Vẽ lại đường cong vòng nách. c/ Cách cắt Gấp phần nẹp đinh áo vào và cắt như thân trước. Cắt 2 mảnh thân sau đối xứng nhau. 4. Cách may - Vắt sổ mép vải các chi tiết bán thành phẩm. - May trang trí trên thân áo. - Ráp sườn vai: dùng đường may can rẽ. - Viền vòng cổ và vòng nách: dùng đường viền gấp mép hoặc viền bọc mép. - Ráp sườn áo: dùng đường may can rẽ. - May lai áo: dùng đường may mí ngầm hoặc viền bọc mép. - Thùa khuy, đính cúc hoặc may dây khoá kéo. - Hoàn tất sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, là... 5. Yêu cầu sản phẩm - Áo may vừa với bé, đảm bảo bé cử động thoải mái. - Các đường may đúng kỹ thuật. - Sản phẩm được hoàn tất sạch sẽ. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 70 III - ÁO TAY RÁP BÉ TRAI CĂN BẢN 1. Cách đo Giống áo tay ráp bé gái căn bản. Ni mẫu (cho bé trai 6 tuổi): - Da: 50cm - Nv: 26cm - Dt: 11cm - Ct: 14cm - Vc: 25cm - Vn: 56cm. 2. Cách tính vải Giống áo tay ráp bé gái căn bản. 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Thân trước a/ Xếp vải - Xếp 2 biên vải trùng nhau, bề trái ra ngoài, biên vải hướng về phía người cắt. - Từ biên vải đo vào 3cm đinh áo + 1cm cài nút. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo: AB = 50cm. - Sa vạt: BS = 2cm. - Hạ cổ: AF = 1/5 Vc = 25/5 = 5cm. - Hạ vai: GH = 1/10 Nv = 26/10 = 2,6cm. - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 56/4 = 14cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang cổ: AE = 1/5 Vc = 5cm. - Ngang vai: AG = 1/2 Nv = 26/2 = 13cm. - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động = 56/4 + 3 = 17cm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 71 - Ngang mông: BB1 = Ngang ngực = 17cm. Vẽ sườn áo qua các điểm C1, B1. Vẽ cong lai áo từ B1 đến S. b.3/ Vẽ cổ áo Giống áo tay ráp bé gái căn bản. FF1 = 2cm. Nối dài vòng cổ đến điềm F1. b.4/ Vẽ nách áo Nối đường sườn vai EH. Vào nách: CC2 = AG - 1cm = 13 - 1 = 12cm. Vẽ cong vòng nách giống áo tay ráp bé gái căn bản. Sau khi vẽ xong, hạ đường sườn vai EH xuống 2cm để cắt phần chồm vai. c/ Cách cắt Giống áo tay ráp bé gái căn bản. 3.2. Thân sau a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động + 2cm đường may, xếp vải theo canh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. b/ Cách vẽ Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 72 b.1/ Các đường ngang - Dài áo: AB = 50cm. - Hạ cổ: AF = 0,5cm. - Hạ vai: HG = 1/10 Nv = 2,6cm. - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 14cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang cổ: AE = 1/5 Vc = 5cm. - Ngang vai: AH = 1/2 Nv = 13cm. - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động = 17cm. - Ngang mông: BB1 = Ngang ngực = 17cm. Vẽ sườn áo qua các điểm C1, B1. Vẽ thẳng lai áo BB1. b.3/ Vẽ cổ áo Vẽ cong vòng cổ EF. b.4/ Vẽ nách áo Nối đường sườn vai EG. Vào nách: CC2 = AH - 1cm = 12cm. Vẽ cong vòng nách giống thân trước. Sau khi vẽ xong nâng đường sườn vai EG lên 2cm chồm vai. c/ Cách cắt Giống như thân trước. 3.3. Tay áo Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 73 Vẽ và cắt giống áo tay ráp bé gái căn bản. 3.4. Bâu áo Bâu đăng - tông (danton). a/ Cách vẽ AB là đường vải gấp đôi. Dài bâu: BC = 1/2 vòng cổ trên thân áo (đo cách đầu ve áo F1 1cm). Bề cao bâu: AB = 5 - 6cm (tuỳ thích). CC1 = 1,5cm. DD1 = 2cm. Khoảng giữa BC vẽ cong đến C1. c/ Cách cắt - Cắt 2 miếng vải bâu chừa đều xung quanh 0,5cm đường may. - Nếu vải mỏng ta có thể cắt thêm 1 miếng vải dựng (không chừa đường may) để lót. 3.5. Miếng đáp ve a/ Cách vẽ Vẽ theo vòng cổ và sườn vai thân trước. EM = 3cm. D1N = 4cm. Khoảng giữa MN vẽ cong 0,5cm. b/ Cách cắt Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 74 - Đoạn MN chừa 0,5cm đường may. - Cắt 2 miếng đối xứng nhau. 3.6. Túi áo a/ Cách vẽ Ngang túi: AB = 1/2 Nv - 1,5cm = 13 - 1,5 = 11,5cm. Dài túi = Ngang túi + 1cm = 11,5 + 1 = 12,5cm. b/ Cách cắt - Miệng túi chừa 3cm. - Xung quanh túi chừa đều 1cm. 4. Cách may - Vắt sổ mép vải các chi tiết bán thành phẩm. - May miệng túi. - Ráp túi vào thân trước. - Ráp sườn vai: dùng đường may can lật. - Ráp ve vào áo: May can rẽ đường F1D1. - May bâu áo: may lộn 1 đường C1D1A. - Ráp bâu vào áo: dùng đường may tra lật đè mí. - May lai tay: dùng đường may mí ngầm. - Ráp tay vào thân áo: dùng đường may can lật. - Ráp sườn tay và sườn thân: dùng đường may can rẽ. - Lên lai áo: dùng đường may mí ngầm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 75 - Làm khuy, kết nút. - Hoàn chỉnh sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, ủi... 5. Yêu cầu sản phẩm - Áo may vừa với bé, đảm bảo bé cử động thoái mái. - Các chi tiết nằm đúng vị trí theo thiết kế. - Các đường may ráp phẳng, không nhăn, đúng kỹ thuật. - Sản phẩm hoàn tất sạch sẽ. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 76 IV - QUẦN SHORT (QUẦN ÂU NGẮN) TRẺ EM 1. Cách đo - Dài quần (Dq): Từ ngang eo đến đùi (tuỳ thích). - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh vòng mông chỗ nở nhất. Ni mẫu: - Dq: 25cm - Vm: 52cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m 1 bề dài quần + 10cm lai và đường may. b/ Vải khổ 1,2m - nt - 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Thân trước a/ Xếp vải - Xếp 2 biên vải trùng nhau, bề trái ra ngoài, biên vải hướng về phía người cắt. - Tè biên vải đo vào 1,5cm đường may. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài quần (Dq): AB = 25cm. - Hạ đáy: AC = 1/4 Vm + 3cm = 52/4 + 3 = 16cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang lưng: AA1 = 1/4 Vm + 2cm xếp pli = 15cm. - Ngang đáy: CC1 = 1/4 Vm + 4cm = 17cm. Vẽ đường chính trung (đường pli giữa ống quần): Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 77 K là điểm giữa của CC1. Vẽ KL vuông góc với CC1. - Ngang ống: BB1 = CC1 - 2cm = 15cm. Nối đường sườn ống C1B1. b.3/ Vẽ đường đáy (cữa quần) Vào đáy: C1C2 = 2cm. Nối A1C2. Lấy C2M = 1/3 A1C2. Nối C1M. N là điểm giữa của C1M. Nối NC2. O là điểm giữa của NC2. Vẽ cong đường đáy quần qua các điểm A1, M, O, C1. c/ Cách cắt - Lưng quần, đường đáy chừa 1cm đường may. - Sườn ống, hông quần chừa 1,5cm đường may. - Lai quần chừa 3cm đường may. - Cắt 2 mảnh thân trước. 3.2. Thân sau a/ Xếp vải Đặt thân trước lên phần vải còn lại để cắt thân sau. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài quần: AB = 25cm (như thân trước). Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 78 - Hạ đáy (sau): AC = Hạ đáy trước + 1cm = 16 + 1 = 17cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang lưng (sau): AA1 = Ngang lưng trước = 15cm. - Ngang đáy (sau): CC1 = Ngang đáy trước + 1/10 Vm = 17 + 52/10 = 22,2cm. - Ngang ống: BB1 = CC1 - 2cm = 22,2 - 2 = 20,2cm. B1B2 = 1cm. Nối đường sườn ống C1B2 và lai quần BB2. b.3/ Vẽ đường đáy Vào đáy: C1C2 = 1/10 Vm = 5,2cm. Vẽ cong đường đáy quần như thân trước. c/ Cách cắt Giống như thân trước. 3.3. Túi quần a/ Cách vẽ Dài túi = Hạ đáy trước - 1cm = 16 - 1 = 15cm. Ngang túi = 2/3 Dài túi = 10cm. b/ Cách cắt Cắt 2 túi đối xứng nhau 3.4. Nẹp lưng quần Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 79 a/ Cách vẽ Bề dài = Vòng lưng đo trên quần sau khi xếp pli + 3cm. Bề ngang = 5cm. b/ Cách cắt Cắt 2 miếng vải lưng quần, 1 miếng vải lót. 4. Cách may - Vắt sổ mép vải các chi tiết bán thành phẩm. - May viền miệng túi (viền gấp mép) và ráp túi vào thân trước. - Ráp đường hông quần: dùng đường may can rẽ. - Ráp sườn ống: dùng đường may can rẽ. - Ráp đáy quần: dùng đường may can rẽ. - May lưng quần: + May lược dính pli ở thân trước. + May cặp nẹp lưng vào quần: dùng đường may tra lật đè mí. + Kết thun ở lưng thân sau. - Lên lai quần: dùng đường may mí ngầm. - Hoàn chỉnh sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, ủi... 5. Yêu cầu sản phẩm - Quần may vừa với bé, đảm bảo bé cử động thoải mái. - Đường chính trung thẳng ở giữa ống quần, Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 80 - Các đường may đúng kỹ thuật, lưng quần trước phẳng, không bị vặn. - Sản phẩm được trang trí đẹp, hoàn tất sạch sẽ. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 81 Chương VI Y PHỤC CĂN BẢN NGƯỜI LỚN I - QUẦN ĐÁY GIỮA LƯNG THUN 1. Cách đo - Dài quần (Dq): Từ ngang eo đến gót chân (dài, ngắn tuỳ ý). - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh vòng mông chỗ nở nhất. - Rộng ống (Rô): Rộng, hẹp tuỳ thích. Ni mẫu: - Dq: 100cm - Vm: 88cm - Rô: 18cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m 2 (bề dài quần + lưng + lai). b/ Vải khố 1,2m - Vòng mông < 80cm: 1 bề dài quần + lưng + lai. - Vòng mông > 80cm: 2 (bề dài quần + lưng + lai). c/ Vải khổ 1,4 - 1,6m 1 bề dài quần + lưng + lai. 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Xếp vải - Từ biên vải đo vào bằng Ngang đáy = 1/4 Vm + 1/10 Vm + 1,5cm đường may (nếu Ngang đáy > Ngang ống), hoặc bằng Ngang ống + 1,5cm đường may ( nếu Ngang ống > Ngang đáy), xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 82 - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. 3.2. Cách vẽ a/ Các đường ngang - Dài quần (Dq): AB = 100cm. - Hạ đáy: AC = 1/4 Vm + 1/10 Vm = 88/4 + 88/10 = 30,8cm (= 31cm). b/ Các đường xuôi - Ngang lưng: AA1 = 1/4 Vm + 1cm = 88/4 + 1 = 23cm. - Ngang đáy: CC1 = 1/4 Vm + 1/10 Vm = 31cm. - Ngang ống: BB1 = Rô = 18cm. c/ Vẽ đường đáy Vào đáy: C1C2 = 1/20 Vm = 88/20 = 4,4cm (= 4,5cm). Nối C2A1. Lấy C2E = 1/3 C2A1. Nối C1E. F là điểm giữa của C1E. Nối C2F. I là điểm giữa của C2F. Vẽ cong đáy quần qua các điểm A1, E, I, C1. d/ Vẽ đường ống G là điểm giữa của C1C2. Nối GB1.Lấy GH = 1/3 GB1. Vẽ cong C1H. Đường sườn ống qua các điểm C1, H, B1. 3.3. Cách cắt Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 83 - Đường đáy, sườn ống chừa 1cm đường may. - Lưng quàn, lai quần chừa 2cm đường may. 4. Cách may - Vắt sổ các mép vải, - Ráp đáy quần: dùng đường may can rẽ. - May sườn ống: dùng đường may can rẽ. - May lưng quần: dùng đường may mí ngầm. - Lên lai quần: dùng đường may mí ngầm. - Luồn thun vào lưng quần. - Hoàn chỉnh sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, ủi.. 5. Yêu cầu sản phẩm - Quần may vừa với người. - Các đường may phẳng, không nhăn, đúng kỹ thuât. - Sản phẩm hoàn tất sạch, đẹp. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 84 II - ÁO TAY RÁP CĂN BẢN 1. Cách đo - Dài áo (Da): Từ chân cổ sau (xương ót) đến mông ( dài ngắn tuỳ ý). - Hạ eo (He): Từ chân cổ sau đến trên eo 2cm. - Ngang vai (Nv): Từ đầu vai trái sang đầu vai phải. - Dài tay (Dt): Từ đầu vai xuống cánh tay (dài ngắn tuỳ ý). - Cữa tay (Ct): Đo dài tay đến đâu, vòng thước dây ngang đó. - Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát quanh chân cổ. - Vòng ngực (Vn): Đo vừa sát quanh ngực chỗ nở nhất. - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh mông chỗ nở nhất. Ni mẫu: - Da: 65cm - He: 35cm - Nv: 34cm - Dt: 20cm (tay ngắn) - Ct: 26cm - Vc: 32cm - Vn: 84cm - Vm: 88cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m - Tay ngắn: 2 (bề dài áo + lai + đường may). - Tay dài: 2 (bề dài áo+ lai + đường may) + 1 bề dài tay + lai + đường may. b/ Vải khổ 1,2m 1 bề dài áo + 1 bề dài tay + lai + đường may. (chung cho tay ngắn và tay dài). c/ Vải khổ 1,4 - 1,6m - Tay ngắn: 1 bề dài áo + lai + đường may. - Tay dài: 1 bề dài áo + lai + đường may + 30cm. 3. Cách vẽ và cắt Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 85 3.1. Thân trước a/ Xếp vải - Xếp 2 biên vải trùng nhau, bề trái ra ngoài, biên vải hướng về phía người cắt. - Từ biên vải đo vào 4cm đinh áo + 1,5cm cài nút. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo (Da): AB = 65cm. - Sa vạt: BS = 2cm. - Hạ cổ: AF = 1/5 Vc + 1cm = 32/5 + 1 = 7,4cm. - Hạ vai: GH = 1/10 Nv = 34/10 = 3,4cm (= 3,5cm). - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 84/10 = 21cm. - Hạ eo (He): AD = 35cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang cổ: AE = 1/5 Vc = 6,4cm. - Ngang vai: AG = 1/2 Nv = 34/2 = 17cm. - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 2 - 3cm cử động = 21 + 3 =24cm. - Ngang eo: Ngang ngực - 2cm = 24 - 2 = 22cm. - Ngang mông: BB1 = 1/4 Vm + 2 - 3cm cử động = 88/4 = 3 = 25cm. Giảm sườn: B1B2 = 1cm. Vẽ sườn áo qua các điểm C1, D1, B2. Vẽ cong lai áo B2S. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 86 b.3/ Vẽ cổ áo Giống áo tay ráp bé gái căn bản. b.4/ Vẽ nách áo Nối sườn vai EH. CC2 = AG - 4cm = 17 - 4 = 13cm. Nối HC2. C2I = 1/2 HC2. Vẽ cong vòng nách giống áo tay ráp bé gái căn bản. c/ Cách cắt - Vòng cổ chừa 0,5cm đường may. - Sườn vai chừa 1,5cm đường may. - Vòng nách chừa 0,7cm đường may. - Sườn áo chừa 2cm đường may. - Lai áo chừa 2 -3cm đường may. 3.2. Thân sau a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/4 Vm + 2 - 3cm cử động + 2cm đường may, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo: AB = 65cm. - Hạ cổ: AF = 2cm. - Hạ vai: GH = 1/10 Nv = 3,5cm. - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 21cm. - Hạ eo: AD = 35cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang cổ: AE = 1/5 Vc = 6,4cm. - Ngang vai: AG = 1/2 Nv = 17cm. - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 1 - 2cm cử động = 21 + 2 = 23cm. - Ngang eo: DD1 = Ngang ngực - 2cm = 21cm. - Ngang mông: BB1 = 1/4 Vm + 2 - 3cm cử động = 88/2 + 3 = 25cm. Giảm sườn: B1B2 = 1cm. Vẽ sườn áo qua các điểm C1, D1, B2. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 87 Vẽ cong lai áo BB2. b.3/ Vẽ cổ áo Giống áo tay ráp bé gái căn bản. b.4/ Vẽ nách áo Nối sườn vai EH. CC2 = AG - 2cm = 15cm. Nối HC2. C2I = 1/2 HC2. Vẽ cong vòng nách giống vòng nách thân trước. c/ Cách cắt Giống như thân trước. Chú ý: - Người bình thường: Sa vạt thân trước 2cm, hạ cổ thân sau 2cm. - Người ngực to, ưỡn ngực: Sa vạt thân trước 3cm, hạ cổ thân sau 1cm. - Người gù lưng, lưng tôm: Sa vạt 1 - 2cm ở giữa thân sau. 3.3. Tay áo a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/5 Vn + 2cm, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. b/ Cách vẽ - Dài tay (Dt): AB = 20cm. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 88 - Hạ nách tay: AC = 1/10 Vn = 3cm = 84/10 + 3 = 11,4cm (11,5cm). - Ngang tay: CC1 = 1/5 Vn = 84/5 = 16,8cm (= 17cm). - Cữa tay: BB1 = 1/2 Ct + 2cm = 26/2 + 2 = 15cm. - Giảm sườn tay: B1B2 = 1 - 2cm. Vẽ sườn tay áo qua các điểm C1, B2. Vẽ cong lai tay từ B2 đến B. - Vẽ nách tay trước: - Vẽ nách tay sau: Giống áo tay ráp bé gái căn bản. c/ Cách cắt - Vòng nách chừa 0,7cm đường may. - Sườn tay chừa 1,5cm đường may. - Lai tay chừa 2cm đường may. 4. Cách may - Vắt sổ mép vải các chi tiết bán thành phẩm. - Ráp sườn vai: dùng đường may can rẽ. - Viền vòng cổ (viền gấp mép hoặc viền bọc mép), hoặc ráp bâu vào thân áo. - Ráp sườn áo: dùng đường may can rẽ. - May tay áo: may lai tay (dùng đường may mí ngầm), ráp sườn tay (dùng đường may can rẽ). - Ráp tay vào thân áo: dùng đường may can rẽ. - Lên lai áo: dùng đường may mí ngầm. - Thùa khuy, đính cúc. - Hoàn chỉnh sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, ủi... Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 89 5. Yêu cầu sản phẩm - Áo may vừa người, phẳng, không nhăn ở vai, nách, ngang eo... - Các chi tiết nằm đúng vị trí theo thiết kế. - Các đường may phẳng, đúng kỹ thuật. - Sản phẩm được hoàn tất sạch, đẹp. Đề cương bài giảng CẮT MAY CĂN BẢN 90

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcat_may_can_ban_995_2_2289.pdf
Tài liệu liên quan