Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào campuchia - Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Văn Thắng

Sáu là, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. * Năng lực tài chính Để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp trước hết cần lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán. Phát triển các công cụ tài chính cần thiết, tạo hàng hóa như: cổ phiếu, trái phiếu công ty thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng nhu cầu của các DNVN. Khuyến khích và phát triển các định chế tài chính trung gian như: các công ty đầu tư tài chính, công ty thuê mua tài chính để tăng việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường. * Năng lực công nghệ Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào đầu tư nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học trong vấn đề nghiên cứu các giải pháp công nghệ và công nghệ cơ bản tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động đầu tư ở Campuchia. * Năng lực quản lý DNVN cần lựa chọn người lãnh đạo doanh nghiệp thực sự là người quản lý năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, có tầm nhìn chiến lược, chịu khó nghiên cứu nắm bắt những vấn đề mới, am hiểu luật lệ, thị trường Campuchia Nếu trước đây doanh nghiệp có thể chọn người thân, người cùng ê kíp, cấp trên gửi gắm thì bây giờ khi đầu tư sang Campuchia bắt buộc doanh nghiệp phải chọn người thực sự có năng lực bởi nếu không doanh nghiệp sẽ không cạnh tranh được với các nhà đầu tư nước ngoài khác tại Campuchia. Đề bạt, bổ nhiệm người lãnh đạo doanh nghiệp cần coi trọng tiêu chí “Tâm – Tài – Trí – Tầm”. Bảy là, tăng cường mối quan hệ Chính phủ và Doanh nghiệp. Chính phủ là người nắm thông tin đầu tiên về các diễn biến trong hoạt động đầu tư, hợp tác kinh tế Việt Nam – Campuchia. Các cuộc đàm phán song phương, các Hiệp định, thỏa thuận được ký kết giữa Chính phủ hai nước qua kênh chính phủ và phi chính phủ cần được truyền đạt thông tin và định hướng đến doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp hỗ trợ chính phủ trong việc phản ánh kịp thời những tích cực và hạn chế của pháp luật, chính sách đầu tư đã ban hành để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Doanh nghiệp cần thông tin cho chính phủ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình đầu tư từ phía Campuchia để có thể trao đổi, đàm phán giải quyết tránh thiệt hại kinh tế cho cả hai bên, làm chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

pdf10 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam vào campuchia - Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Văn Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 126-135 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGUYỄN VĂN THẮNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI) là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Campuchia cũng nằm trong xu thế đó. Bài viết nhằm làm rõ sự cần thiết khách quan, thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của DNVN vào Campuchia. 1. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề mang tính toàn cầu và là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện FDI là nhằm mở rộng thị trường, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng quota xuất khẩu của nước nhận đầu tư. Ngày nay, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng và điều kiện của mỗi nước mà hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cân bằng và song hành với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào. Việt Nam đến nay, trải qua hơn 20 năm đổi mới đã và đang thành công trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Song dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và với tư cách một thành viên của WTO, nhiều doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đã mạnh dạn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Campuchia. Việt Nam và Campuchia vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống từ lâu đời. Việt Nam và Campuchia có chung hàng ngàn ki lô mét đường biên giới, sự gần gũi về trình độ phát triển và lịch sử văn hoá cùng với sự tương đồng về việc lựa chọn mục tiêu, con đường xây dựng, phát triển đất nước, trở thành một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định, tiếp tục thiết lập và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Với bề dày truyền thống hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam với Campuchia cũng đã được thiết lập từ lâu, mặc dù có nhiều bước thăng trầm nhưng về cơ bản vẫn phát triển và khá toàn diện. Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngoài những lĩnh vực hợp tác truyền thống, các bên tập trung nhiều hơn đến hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp của Việt Nam với Campuchia. Ngay từ năm 1987, khi Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành, các DNVN đã tìm kiếm cơ hội đầu tư sang Campuchia, nhất là một số doanh nghiệp tư nhân của những địa phương có chung đường biên giới với Campuchia. Các ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA... 127 doanh nghiệp này đã thực hiện một số dự án đầu tư trực tiếp theo thoả thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước [5, tr. 18]. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp của DNVN vào Campuchia chưa tương xứng với mối quan hệ, tiềm năng, lợi thế của mỗi nước trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, khuyến khích các DNVN đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào Campuchia hiện nay là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn [2, tr. 115]. 2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA 2.1. Những kết quả đạt được Tính từ tháng 7/1999 đến tháng 5/2010, Việt Nam có 63 dự án đầu tư tại Campuchia, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên gần 900 triệu USD, quy mô trung bình đạt 14,2 triệu USD/dự án. Trong đó, ngành công nghiệp có 40 dự án, ngành nông nghiệp có 15 dự án, ngành viễn thông có 7 dự án, ngành du lịch có 1 dự án. Campuchia hiện là một trong 3 quốc gia dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong tổng số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các DNVN. Hiện tại, Việt Nam đã có 200 doanh nghiệp thành lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện, cửa hàng tại Campuchia [1, tr. 9]. Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đầu tư mạng di động trên 200 triệu USD. Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) đã phát triển 4 lĩnh vực đầu tư vào dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm trên đất bạn. Việc BIDV thành lập ngân hàng tại Campuchia, "Ngân hàng Đầu tư Phát triển Campuchia" (BIDC) vào tháng 9/2009 từ mua lại, đổi tên một ngân hàng tư nhân tại Phnompenh và tăng vốn điều lệ lên 70 triệu USD, sau 8 tháng hoạt động, tổng tài sản của BIDC đã đạt hơn 150 triệu USD; hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào Campuchia trên 30 triệu USD, đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn để phát triển kinh doanh tại thị trường nước bạn. Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) thành lập Hãng hàng không Combodia Angkor Air, trong đó Vietnam Airlines đóng góp 49% vốn, tương đương 100 triệu đôla Mỹ; và phía Campuchia đóng góp 51%. Thời hạn đầu tư là 30 năm. Hãng Cambodia Angkor Air khai trương dịch vụ bay từ 27/07/2010. Cùng lúc, Ngân hàng BIDV Việt Nam cũng đầu tư 100 triệu đôla vào lĩnh vực bảo hiểm ở Campuchia. Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và Công ty Kasimex CPC có dự án liên doanh khai thác bauxit với vốn giai đoạn 1 là 20 triệu USD. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với hai dự án trồng 10.000 ha cao su, nhà máy chế biến gỗ 10.000m3 mỗi năm và một mỏ khai thác chế biến sắt với tổng vốn đầu tư 102,4 triệu USD; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng đã tài trợ 4 triệu USD xây dựng Học viện Bóng đá Campuchia khởi công vào ngày 15/4/2010 tại Phnôm Pênh NGUYỄN VĂN THẮNG 128 Tập đoàn FPT thông qua Công ty FPT Telecom, đang đệ trình hồ sơ xin cấp phép đầu tư cho dự án đầu tư, phát triển, khai thác mạng viễn thông tại vương quốc Campuchia, với tổng vốn đầu tư từ 6 đến 10 triệu USD. Theo đó, FPT Telecom sẽ đầu tư 100% vốn cung cấp dịch vụ điện thoại di động trước tiên tại 3 thành phố là Phnom Penh; Siemriep và Sihanoukville. Đồng thời, Công ty cổ phần Hệ thống thông tin FPT cũng vừa khai trương văn phòng đại diện tại Lào và Campuchia. Các văn phòng này sẽ nghiên cứu mở rộng triển khai cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống, thông qua hai hệ thống cáp kết nối quốc tế qua ngõ Việt Nam thông qua hai cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh và An Giang. Như vậy, tính đến nay, Tập đoàn FPT đã thành lập văn phòng đại diện tại 9 quốc gia ở nước ngoài. Công ty Cổ Phần đường Bình Định và Công ty NILV Việt Nam có dự án liên doanh Nhà máy sản xuất phức hợp đường, Ethanol và điện; tổng vốn đầu tư xấp xỉ 70 triệu USD. Công ty phân bón Star Long An có dự án nhà máy phân bón NPK, công suất 350.000 tấn một năm. Trong những dự án đầu tư vào Campuchia, bệnh viện Chợ Rẫy - Phnompenh, liên doanh giữa Saigontourist và Công ty Sokimex, với tổng vốn đầu tư hơn 27 triệu USD, được xem là dấu ấn của kết quả triển khai thực hiện Hội nghị đầu tư hợp tác kinh tế Campuchia tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2009. Bệnh viện được xây dựng trên diện tích 5 ha, với 500 giường, trang thiết bị khám chữa bệnh theo công nghệ châu Âu. Bệnh viện sẽ hoàn thành sau 18 tháng thi công. Phát biểu tại Lễ khởi công bệnh viện Chợ Rẫy - Phnompenh, ngày 15/5/2010, Thủ tướng chính phủ Campuchia Hun Sen, nói: “Bệnh viện Chợ Rẫy tại Thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện có danh tiếng trong khu vực. Hàng ngày có khoảng 250 người Campuchia sang Việt Nam chữa bệnh, trong đó 2/3 đến bệnh viện Chợ Rẫy. Bản thân tôi, mặc dù đã từng khám bệnh tại Pháp, Nhật, Singapore... nhưng tôi vẫn chọn Chợ Rẫy làm nơi khám bệnh. Sắp tới, bệnh viện Chợ Rẫy – Phnompenh đi vào hoạt động, không chỉ nhân dân Campuchia mà còn cả người nước ngoài đến Campuchia cũng nhận được sự chăm sóc y tế tốt. Lúc đó họ sẽ càng đến Campuchia đông hơn, khi biết Campuchia đã có một bệnh viện đẳng cấp quốc tế". Việt Nam đã có công thư giới thiệu Petro Vietnam với các bộ, ngành Campuchia và ngày 13/11/2009 bản hợp tác khảo sát, thăm dò dầu khí Lô 15 tại Biển Hồ trên diện tích 6.900km2, thời hạn 30 năm với dầu và 35 năm với khí, giữa Petro Vietnam và đối tác nước bạn đã được ký kết. Việt Nam và Campuchia đã liên doanh thành lập Công ty Alumina khảo sát, thăm dò, đầu tư nhà máy sản xuất alumin trên diện tích 1.254km2. Việt Nam cũng cam kết đẩy nhanh tiến độ dự án thủy điện Stung Treng công suất 980MW. Trong hành trang kinh doanh ở Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam đặt lên đầu mục tiêu “giúp bạn cũng là giúp mình”; “win-win” (cùng có lợi, cùng thắng); và “lời hứa đi đôi với việc làm”. Trong vòng 5 năm tới, với việc triển khai các dự án ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA... 129 thủy điện Stung Treng (công suất 980 MW), thủy điện hạ Sesan 2 (công suất 420 MW) thì giá trị đầu tư của Việt Nam vào nước này sẽ đạt tối thiểu 6 tỷ USD. Hiện tại, Campuchia đang thực hiện một chính sách kinh tế mở khá thông thoáng với tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt nước ngoài hay trong nước. Họ mở cửa cả những lĩnh vực nhạy cảm như bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng vốn là những lĩnh vực mà nhiều quốc gia khác yêu cầu phải có doanh nghiệp nội địa tham gia góp vốn. Thủ tướng Campuchia Hun Sen thậm chí cam kết biến Campuchia thành nước có môi trường kinh doanh tốt nhất khu vực và đảm bảo với các nhà đầu tư về một môi trường có lợi và thúc đẩy đầu tư. Bộ trưởng kiêm Tổng Thư ký CDC Sok Chanda Sophea cho rằng, có 8 lý do để đầu tư vào Campuchia, đó là đất nước này có sự ổn định về chính trị; ổn định về kinh tế vĩ mô; Chính phủ ủng hộ kinh doanh; khuyến khích cạnh tranh đầu tư; bảo đảm đầu tư; đất đai và lao động dồi dào; đã hội nhập thị trường quốc tế và có vị trí chiến lược. Campuchia cũng đối xử bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư, không phân biệt trong và ngoài nước. Các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông mở cửa 100%. Bên cạnh đó là các chính sách như miễn thuế lợi tức 6-9 năm, miễn thuế nhập khẩu, được tự do chuyển lợi nhuận về nước... Đặc biệt, Campuchia là 1 trong 50 nước nghèo nhất trên thế giới và được rất nhiều nước như Mỹ, EU miễn thuế ở các ngành may mặc, da giày Vì vậy, nếu DNVN đầu tư vào Campuchia, làm ra sản phẩm dưới xuất xứ của nước này để xuất đi các nước sẽ được mức thuế ưu đãi 0% [4, tr. 27]. Tuy nhiên, Bộ trưởng kiêm Tổng Thư ký CDC cũng cho biết, đây là sự ưu đãi chỉ đặc biệt với Việt Nam chứ không phải dành cho tất cả các nhà đầu tư các nước khác. Thủy điện, dầu khí, khai khoáng, trồng cao su là bốn lĩnh vực được các DNVN chú trọng khi đầu tư vào Campuchia. 2.2. Những hạn chế và nguyên nhân Mặc dù FDI của DNVN vào Campuchia đứng thứ 3 trong tổng số hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI của Việt Nam, nhưng so với tiềm năng, lợi thế hiện có thì hoạt động FDI của DNVN vào Campuchia còn rất khiêm tốn. Tính đến hết năm 2009, vốn bình quân một dự án của DNVN FDI vào Campuchia là 14,2 triệu USD, với mức vốn như vậy DNVN chỉ được xếp vào loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của thế giới, điều này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNVN trên thị trường Campuchia. Sở dĩ có các hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất, nhận thức về vai trò của FDI trên lãnh thổ Campuchia chưa đúng mực. FDI là lĩnh vực còn rất mới đối với các DNVN. Cái gì mới mẻ đều khiến người ta nghi ngại, lo sợ, rụt rè khi tiếp cận vì vậy nhiều DNVN chưa quan tâm lắm đến việc FDI vào Campuchia là tất yếu. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ có trách nhiệm trong các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và một số nhà đầu tư Việt Nam còn có nhận thức sai lầm rằng: Việt Nam đang thiếu vốn, đang cần thu hút vốn FDI nên không có khả năng và chưa cần thiết đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thứ hai, cơ chế chính sách của nhà nước Việt Nam trong hoạt động FDI còn thiếu. Khi chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, cơ chế chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước Việt Nam về FDI còn thiếu, chưa đồng bộ, NGUYỄN VĂN THẮNG 130 thậm chí còn chồng chéo lên nhau gây ra nhiều bất cập. Với Campuchia, nước có quan hệ truyền thống lâu đời nhưng chúng ta vẫn chưa có cơ chế đặc thù để khuyến khích DNVN đầu tư vào. Các văn bản liên quan đến đầu tư còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp và giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong quá trình thẩm định, cấp phép, điều chỉnh, thanh lý, giải thể doanh nghiệp Các cấp Bộ, ngành, địa phương có chung đường biên giới với Campuchia chưa có những chủ trương, biện pháp thích hợp để khắc phục khó khăn; không kịp thời sửa đổi, thay thế, ban hành mới những quy định về quản lý hoạt động FDI nhằm thúc đẩy DNVN đột phá FDI vào Campuchia. Thứ ba, năng lực cạnh tranh của DNVN trên thị trường Campuchia còn yếu. Khả năng tài chính của các DNVN còn quá eo hẹp nên rất khó khăn trong việc tham gia đấu thầu và trúng thầu các dự án lớn ở Campuchia. Trình độ khoa học công nghệ của DNVN cũng ở mức thấp và còn nhiều bất cập. So với mức trung bình của khu vực, công nghệ của DNVN cả ở khu vực doanh nghiệp nhà nước lẫn khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn rất lạc hậu. Trình độ công nghệ của DNVN chủ yếu ra đời từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX nên rất khó cạnh tranh được với các nước khác. Kinh nghiệm đầu tư và kinh nghiệm thương trường của DNVN còn hạn chế. Một mặt, DNVN còn chịu ảnh hưởng của cơ chế “xin-cho” nên còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. Mặt khác, hơn 20 năm đổi mới mặc dù đã có nhiều thành tựu đáng kể nhưng so với kinh nghiệm hàng trăm năm phát triển kinh tế thị trường của các nước khác thì DNVN còn kém xa. Thứ tư, sự hỗ trợ đầu tư từ phía Nhà nước cho các DNVN trong FDI vào Campuchia còn mờ nhạt, thiếu đồng bộ từ cơ chế chính sách đến các biện pháp cụ thể. Muốn đầu tư, DNVN phải tự tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt cơ hội dẫn đến làm mất thời gian, tốn kém và tăng chi phí làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Các cơ chế hỗ trợ về vốn, lãi suất cho vay, thủ tục pháp lý, thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục chuyển vốn, ngoại tệ, tài sản trong nước sang Campuchia, chuyển lợi nhuận từ Campuchia về Việt Nam, thủ tục đưa lao động Việt Nam sang Campuchia và đưa lao động Campuchia về Việt Nam đào tạo không được quy định rõ ràng. Chính những điều này làm mất cơ hội đầu tư của DNVN khi thời cơ qua đi. Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Trình độ quản lý của các DNVN (cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân ) còn yếu, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp chưa am hiểu thị trường, nhận thức hiểu biết tập quán kinh doanh của Campuchia chưa cao. Về trình độ người lao động, hầu hết các dự án đầu tư sang Campuchia của DNVN đều ở quy mô nhỏ, lực lượng lao động chỉ ở mức trung bình, chưa đáp ứng khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao do đó việc phải gấp rút đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động chất lượng cao là hết sức cần thiết. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA... 131 Tóm lại, trong điều kiện kinh nghiệm FDI chưa nhiều, chưa hiểu hết môi trường đầu tư, sự khác biệt về phong tục tập quán, ngôn ngữ cùng với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước Thái Lan, Trung Quốc muốn thành công trong FDI ở Campuchia, DNVN cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế thiếu sót trên, nâng cao trình độ nhận thức hiểu biết, tăng cường tiềm lực tài chính vững vàng, quyết đoán, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn thử thách điều đó sẽ mang đến thành công. 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA - Một là, đổi mới nhận thức về FDI nói chung và FDI vào Campuchia nói riêng. Mọi hành động và giải pháp thực tiễn đều bắt nguồn từ nhận thức, có nhận thức đúng mới đi đến có giải pháp tối ưu. Cho đến nay, nhiều nhà quản lý cũng như nhiều nhà đầu tư Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức về hoạt động FDI. Không ít người cho rằng nếu dòng vốn trong nước chảy ra bên ngoài sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, ảnh hưởng đến mức đầu tư trong nước, gây thất thoát ngoại tệ và không giải quyết được vấn đề việc làm đang bức xúc ở trong nước. Nhiều người còn lo ngại rằng sức cạnh tranh của DNVN còn yếu, khó cạnh tranh thắng lợi ngay chính thị trường Việt Nam thì không thể cạnh tranh và hoạt động có lãi ở thị trường Campuchia. Việc lập luận như trên là chưa toàn diện, chưa thấy hết lợi ích và vai trò mà hoạt động đầu tư trực tiếp vào Campuchia đã và đang mang lại cho nền kinh tế cũng như cho bản thân các doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, nếu dòng vốn của một nước đầu tư ra nước ngoài càng tăng thì càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường và tăng cơ hội kinh doanh, từ đó tăng việc làm, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển tạo điều kiện làm tăng khả năng thu hút dòng vốn đầu tư từ bên ngoài vào. - Hai là, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cơ chế chính sách đặc thù về FDI vào Campuchia. Chính phủ Việt Nam cần ban hành hệ thống cơ chế chính sách, quy định và các văn bản hướng dẫn cụ thể việc cấp phép cho các doanh nghiệp, cơ chế đảm bảo vốn, cơ chế chuyển tiền và tài sản sang Campuchia để đầu tư, cơ chế giám sát các vấn đề về tài chính, về thuế tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của doanh nghiệp. Xem xét ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể một số nội dung của Nghị định số 78/2006/NĐ-CP về đầu tư ra nước ngoài phù hợp với mối quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam – Campuchia. Chính phủ cần khẩn trương ban hành các chính sách tạo cơ sở pháp lý cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy FDI của DNVN vào Campuchia. - Ba là, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về FDI của DNVN vào Campuchia. Khi đầu tư vào Campuchia, các DNVN cần phải có sự hiểu biết đầy đủ, rõ ràng về pháp luật, môi trường đầu tư, phong tục tập quán sinh hoạt và tiêu dùng của cư dân Campuchia cũng như những lợi thế của mình so với đối tác. Do vậy, vấn đề xúc tiến đầu NGUYỄN VĂN THẮNG 132 tư để các doanh nghiệp biết được những lợi thế này là hết sức cần thiết. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan thương vụ, tham tán kinh tế của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các địa phương Việt Nam có đường biên giới và các cửa khẩu với Campuchia tăng cường hơn nữa các hình thức tiếp xúc giao lưu trao đổi thông tin, hội thảo, giới thiệu quảng bá kêu gọi đầu tư cả ở cấp trung ương lẫn địa phương theo tinh thần Thỏa thuận hợp tác thương mại, dịch vụ, đầu tư của Chính phủ hai nước. Tổ chức biên dịch tài liệu của Campuchia về luật pháp, chính sách và cơ hội đầu tư tại Campuchia ra tiếng Việt cung cấp cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý đầu tư thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử, cổng thông tin điện tử Chính phủ nhằm tăng cường hiểu biết và ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về FDI, vấn đề cấp thiết hiện nay là rà soát lại và chính xác hóa các dự án FDI của DNVN vào Campuchia. Thực hiện phân cấp quản lý đầu tư một cách cụ thể, rõ ràng và triệt để cho các tỉnh, thành phố trong việc cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư, đồng thời giảm khối lượng công việc cho các cơ quan quản lý tổng hợp. Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích mang tính chất đặc thù riêng biệt phù hợp với cơ chế ưu đãi của Chính phủ Campuchia dành cho các DNVN khi đầu tư sang Campuchia. Cần xây dựng những giải pháp mang tính đột phá, cú hích để khuyến khích các DNVN tích cực hơn nữa, tăng tốc đầu tư trực tiếp vào Campuchia. - Bốn là, thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích DNVN trong quá trình thực hiện FDI vào Campuchia. * Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư Bất cứ doanh nghiệp nào đang đầu tư tại Campuchia cũng rất cần Nhà nước hỗ trợ về vốn nhưng trước hết cần tập trung hỗ trợ cho các dự án đầu tư có mục tiêu quan trọng tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta thuộc danh mục các ngành nghề, dự án khuyến khích FDI vào Campuchia như: dự án sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam; dự án khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước; dự án trồng và chế biến cây công nghiệp Sự hỗ trợ thể hiện bằng cách cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi suất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp với Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại Campuchia trong các lĩnh vực như trên có thể cho vay vượt quá 15% vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại. Trong một số trường hợp đặc biệt, Nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẽ rủi ro với doanh nghiệp. * Ưu đãi về thuế DNVN đầu tư vào Campuchia chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro hơn đầu tư ở trong nước vì vậy cần được sự ưu đãi về thuế nhất là trong một số lĩnh vực đặc thù như đã nêu ở trên. Các dự án đầu tư trên được áp dụng mức thuế suất ưu đãi về khoảng thời gian miễn ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA... 133 giảm thuế, cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào. Đặc biệt, cho phép các dự án mà DNVN đầu tư ở Campuchia trong các lĩnh vực giống hay có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam thì cần được hưởng các ưu đãi thuế đầu tư ít nhất là ngang hàng với doanh nghiệp trong nước đang được hưởng theo Luật đầu tư. * Chính sách ngoại hối thuận lợi Khi các DNVN thực hiện FDI vào Campuchia tất yếu có sự chuyển đổi ngoại tệ giữa Việt Nam và Campuchia, nguy cơ rủi ro trong tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự biến động trên thị trường ngoại hối có tác động đến nhu cầu đầu tư của các DNVN, vì vậy để có thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thuận lợi cho hoạt động FDI vào Campuchia cần hoàn thiện tổ chức ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư trên thị trường Campuchia. * Hỗ trợ đào tạo lao động. Lực lượng lao động người Campuchia trình độ còn rất thấp chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động cho DNVN về cả số lượng lẫn chất lượng. Mặt khác, Chính phủ Campuchia còn khống chế tỷ lệ lao động nước ngoài với 10% lao động phổ thông và không vượt quá 20% lao động kỹ thuật. Đây là quy định khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải bài toán sắp xếp nhân lực cho việc sản xuất của doanh nghiệp khi phải đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình hay dự án. Với những lý do trên, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho các DNVN đầu tư trực tiếp sang Campuchia đào tạo lực lượng lao động. Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam hàng năm cho Chính phủ Campuchia và các Hiệp định về giáo dục – đào tạo đã ký kết giữa hai nước cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các các lĩnh vực FDI của DNVN sang Campuchia, viện trợ đào tạo cán bộ các cấp nhất là cấp xã của Campuchia tại Việt Nam [3, tr. 36]. Năm là, hoàn thiện hệ thống dịch vụ đầu tư và xây dựng chiến lược đầu tư linh hoạt. Nhà nước cần tăng cường hiệu quả của những dịch vụ như: viễn thông, mở rộng mạng lưới thông tin, cung cấp thông tin về thị trường, về tình hình cạnh tranh, về đối tác cho doanh nghiệp. Chính phủ cần xây dựng công tác dự báo và định hướng thị trường, chiến lược xây dựng ngành chủ lực, xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu sản phẩm, các kế hoạch minh bạch hóa chế độ tài chính và công tác quản lý. FDI vào Campuchia, mỗi doanh nghiệp đã là “doanh nghiệp quốc tế” và mang tính chất toàn cầu đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét và tính toán lại toàn bộ chiến lược kinh doanh trong đầu tư ở Campuchia. Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận, nắm bắt thông tin thị trường, tận dụng thời cơ lập phương án đầu tư, đấu thầu; chủ động đàm phán ký kết các hợp đồng, dự án đầu tư và thực hiện có hiệu quả đảm bảo mục tiêu sinh lợi cho doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, cần linh hoạt điều chỉnh NGUYỄN VĂN THẮNG 134 chiến lược phát triển đầu tư cả về lĩnh vực đầu tư lẫn hình thức đầu tư khi có những biến động kinh tế của Campuchia cũng như khu vực và thế giới. Một điểm yếu của DNVN trong đầu tư là sự phản ứng của doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường còn rất chậm. Ví dụ, trong năm 2008, trước áp lực tăng giá do lạm phát toàn cầu, phản ứng của DNVN chỉ là tăng giá bán sản phẩm hay thực hiện tiết kiệm mà ít có doanh nghiệp nào phản ứng với lạm phát thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách tái cấu trúc tổ chức, đầu tư đổi mới công nghệ, cải tổ quy trình quản lý nâng cao hiệu quả kinh tế. Hoặc là không nhanh chóng nắm bắt thời cơ tăng tốc đầu tư vào Campuchia khi các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Sáu là, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. * Năng lực tài chính Để nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp trước hết cần lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán. Phát triển các công cụ tài chính cần thiết, tạo hàng hóa như: cổ phiếu, trái phiếu công ty thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng nhu cầu của các DNVN. Khuyến khích và phát triển các định chế tài chính trung gian như: các công ty đầu tư tài chính, công ty thuê mua tài chính để tăng việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường. * Năng lực công nghệ Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào đầu tư nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học trong vấn đề nghiên cứu các giải pháp công nghệ và công nghệ cơ bản tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động đầu tư ở Campuchia. * Năng lực quản lý DNVN cần lựa chọn người lãnh đạo doanh nghiệp thực sự là người quản lý năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, có tầm nhìn chiến lược, chịu khó nghiên cứu nắm bắt những vấn đề mới, am hiểu luật lệ, thị trường Campuchia Nếu trước đây doanh nghiệp có thể chọn người thân, người cùng ê kíp, cấp trên gửi gắm thì bây giờ khi đầu tư sang Campuchia bắt buộc doanh nghiệp phải chọn người thực sự có năng lực bởi nếu không doanh nghiệp sẽ không cạnh tranh được với các nhà đầu tư nước ngoài khác tại Campuchia. Đề bạt, bổ nhiệm người lãnh đạo doanh nghiệp cần coi trọng tiêu chí “Tâm – Tài – Trí – Tầm”. Bảy là, tăng cường mối quan hệ Chính phủ và Doanh nghiệp. Chính phủ là người nắm thông tin đầu tiên về các diễn biến trong hoạt động đầu tư, hợp tác kinh tế Việt Nam – Campuchia. Các cuộc đàm phán song phương, các Hiệp định, thỏa thuận được ký kết giữa Chính phủ hai nước qua kênh chính phủ và phi chính phủ cần được truyền đạt thông tin và định hướng đến doanh nghiệp. Ngược lại, doanh ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA... 135 nghiệp hỗ trợ chính phủ trong việc phản ánh kịp thời những tích cực và hạn chế của pháp luật, chính sách đầu tư đã ban hành để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Doanh nghiệp cần thông tin cho chính phủ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình đầu tư từ phía Campuchia để có thể trao đổi, đàm phán giải quyết tránh thiệt hại kinh tế cho cả hai bên, làm chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Đầu tư nước ngoài (2008). Dự báo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài năm 2008 và 2009. Hà Nội. [2] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Nguyễn Hữu Hiểu (2000). Giải pháp tài chính thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4, tr. 36. [4] Trần Lãm (1994). Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước ASEAN. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12 (260), tr. 27. [5] Nguyễn Thanh Long (1987). Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia trong điều kiện mở rộng phân công lao động quốc tế XHCN. Luận án PTS, Hà Nội. Title: DIRECT INVESTMENT OF VIETNAMESE BUSINESS IN CAMBODIA - CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Abstract: In the context of globalization and international economic integration, at present, Foreign Direct Investment (FDI) is the general trend of the countries in the region and the world. So, in order to mix with that trend, Vietnamese business also promote direct investment in Cambodia. This article focuses on clarifying the objective situation and measures to promote direct investment in Cambodia of Vietnamese business. ThS. NGUYỄN VĂN THẮNG Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế ĐT: (CQ) 054.3833542. (NR) 054.3624612. (DĐ) 0914.534.327 Email: thangnguyenvandhsphue@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf16_243_nguyenvanthang_20_nguyen_van_thang_9575_2021027.pdf
Tài liệu liên quan