Đào tạo và Hỗ trợ lâm sàng trực tuyến (E - Mentoring)

Tóm tắt buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Gửi email cám ơn (xem mẫu) đến đại biểu đã tham gia buổi đào tạo và hỗ trợ. Bao gồm:  Đường Link dẫn đến bài khảo sát sau buổi đào tạo và hỗ trợ trên mạng internet  Slides của bài giảng lý thuyết  Tóm tắt các điểm chính để dạy thêm 1 ngày sau buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối 4.2 Nhập liệu Nhập các dữ liệu yêu cầu M&E vào cơ sở dữ liệu 1 ngày sau buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT 4.3 Hoàn chỉnh việc thu hình và âm thanh của bài giảng lý thuyết Kiểm tra đoạn thu âm và ghi hình của buổi đào tạo và hỗ trợ, lưu lại và tải lên trang web cho mọi người xem 1 ngày sau buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng

pdf36 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đào tạo và Hỗ trợ lâm sàng trực tuyến (E - Mentoring), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................... 21 VI. PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 22 Phụ lục A: Danh mục thiết bị cần mua sắm ..................................................................................... 22 Phụ lục B: Mẫu kế hoạch và chủ đề của chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến ............................................................................................................................................................. 24 Phụ lục C: Các công cụ và biểu mẫu .................................................................................................... 25 1. Hướng dẫn kết nối ......................................................................................................................................... 26 2. Mẫu thư mời bằng email ............................................................................................................................. 28 3. Mẫu email tóm tắt buổi hướng dẫn lâm sàng ..................................................................................... 29 4. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng word)....................................................................................................... 30 5. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng PowerPoint) ......................................................................................... 32 6. Những việc cần làm và không nên làm trong quá trình hướng dẫn một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến .................................................................................................................................... 33 7. Những việc cần làm và không nên làm trong khi tham gia một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến .................................................................................................................................................... 34 Phụ lục D: Mẫu lượng giá sau buổi hướng dẫn lâm sàng ........................................................... 35 GHI CHÚ ............................................................................................................................................ 36 Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 3 Dự án này do Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về Phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) hỗ trợ thông qua Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) theo các điều khoản của Thỏa thuận Hợp tác số 1U2GGH001140-01 Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 4 I. TỔNG QUAN Việt Nam đã đạt được những thanh tựu đáng kể trong việc mở rộng các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV, con số từ dưới 1.000 người được điều trị năm 2005 đã tăng lên trên 85.000 năm 2014. Gần đây Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên tại Châu Á áp dụng mục tiêu của Chương trình Phối hợp phòng chống AIDS của Liên hợp quốc (UNAIDS) đề ra. Đó là 90% người nhiễm được chẩn đoán, 90% số người được chuẩn đoán được điều trị, và 90% người được điều trị có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (90-90-90) vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi nhiều nỗ lực, bao gồm việc tiếp tục mở rộng các dịch vụ điều trị, giảm mất dấu và cải thiện chất lượng chăm sóc. Để đạt và duy trì những nỗ lực này, việc tăng cường năng lực cho hệ thống quốc gia về hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) chăm sóc và điều trị HIV là vô cùng cần thiết. Hệ thống hiện tại ở Việt Nam còn nhiểu vấn đề tồn tại, bao gồm việc quá phụ thuộc vào các tổ chức quốc tế và các chuyên gia tuyến trung ương, thiếu sự điều phối giữa các cán bộ HTKT và thiếu mô hình thống nhất hay phương pháp tiếp cận HTKT. Tại Việt Nam, các tuyến trên trong hệ thống y tế được giao nhiệm vụ HTKT và đào tạo cho tuyến dưới. Tuy nhiên, cán bộ HTKT phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc thiếu thời gian và nguồn lực cũng như các ưu tiên quan trọng khác về thời gian và chuyên môn của cán bộ HTKT. Đặc biệt việc HTKT tại chỗ rất tốn kém về nguồn lực, điều này khiến số lượng các chuyên gia kỹ thuật ít ỏi làm việc tại các trung tâm chuyên khoa gặp khó khăn trong việc hỗ trợ nhân viên y tế trên toàn quốc. Để giải quyết những thách thức này, HAIVN đã xây dựng mô hình HTKT cho Việt Nam dựa trên mô hình do Dự án ECHOTM thuộc Đại học New Mexico, Hoa Kỳ phát triển. Trong mô hình này, thuật ngữ Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến (E-mentoring) được dùng để chỉ việc các chuyên gia thực hiện việc đào tạo và hướng dẫn thảo luận ca bệnh và chăm sóc lâm sàng dựa vào hệ thống chăm sóc; tư vấn hỗ trợ lâm sàng cho các ca bệnh khó theo hướng dẫn điều trị HIV tại Việt Nam; hướng dẫn nhân viên y tế triển khai các hoạt động CTCL; giảng bài lý thuyết trực tuyến; và phổ biến, cập nhật các hướng dẫn và chính sách. Tài liệu hướng dẫn do HAIVN biên soạn để các bệnh viện hoặc cơ sở giảng dạy mong muốn sử dụng phương pháp tiếp cận này cho hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các nhân viên y tế và các cơ sở lâm sàng. Hướng dẫn bao gồm giới thiệu phương pháp tiếp cận, hướng dẫn từng bước cách thiết lập và vận hành một chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến, các biểu mẫu của các công cụ triển khai và đánh giá. Mục đích chính của tài liệu hướng dẫn đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến này là để sử dụng trong chương trình HIV, tuy nhiên phương pháp tiếp cận trong hướng dẫn này có thể dễ dàng chuyển giao và điều chỉnh để phù hợp với các bệnh và chương trình khác. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 5 II. ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ LÂM SÀNG TRỰC TUYẾN LÀ GÌ? Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến là mô hình được điều chỉnh cho Việt Nam từ một dự án do Khoa Nội, Trung tâm Khoa học Sức khỏe thuộc Đại học New Mexico xây dựng. Dự án có tên là Tăng cường đầu ra chương trình Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng hay gọi tắt là Dự án ECHO, được xây dựng như một phương pháp tiếp cận đổi mới nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc lâm sàng chất lượng cao đối với các bệnh mạn tính phức tạp cho các nhóm đối tượng sống ở vùng nông thôn và nghèo thông qua chương trình nâng cao năng lực cho các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu (BS CSSKBĐ) và các nhân viên y tế địa phương. Dự án ECHO sử dụng công nghệ trực tuyến từ xa qua video để quy tụ các BS CSSKBĐ tại cộng đồng và các chuyên gia đa ngành từ trường y khoa, trung tâm y tế nhằm mục đích đồng quản lý bệnh nhân của các BS CSSKBĐ. Mô hình này tăng cường kiến thức và năng lực cho người tham gia thông qua ba con đường chính: (1) đồng quản lý bệnh nhân theo suốt quá trình với sự tham gia của các chuyên gia địa phương và học qua ca bệnh, (2) cơ hội học hỏi lẫn nhau giữa các BS CSSKBĐ tại cộng đồng trong cùng điều kiện làm việc và (3) các bài giảng ngắn với các chủ đề liên quan tới thảo luận ca bệnh. Nhận ra những lợi ích tiềm năng của mô hình ECHO trong bối cảnh Việt Nam và HAIVN đã điều chỉnh mô hình để các trung tâm chuyên khoa tại Việt Nam có thể sử dụng mô hình này để đào tạo, hướng dẫn và HTKT cho các cán bộ chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV tại địa phương. Như trong Dự án ECHO, Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến nhằm mục đích nâng cao năng lực cho cán bộ y tế thông qua việc học từ các ca bệnh, học từ các học viên và học từ các bài giảng lý thuyết ngắn. Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến giống như hình thức hướng dẫn lâm sàng truyền thống ‘một thầy – một trò’ nhưng thay thế việc tương tác trực tiếp tại chỗ bằng giao tiếp thông qua công nghệ hội thảo video giữa các thành viên trong một nhóm lớn hơn. Tương tự với việc học từ xa, loại hình đào tạo lý thuyết qua mạng, Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến có rất nhiều lợi thế so với hướng dẫn lâm sàng truyền thống, bao gồm chi phí thấp hơn, giảm thời gian gián đoạn công việc của cả người hướng dẫn và học viên; và rút ngắn cách biệt về chuyên môn cho những người đang làm việc tại những Hình 1; adapted from Sanjeev Arora, M.D., University of New Mexico Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 6 vùng sâu vùng xa. Thêm vào đó, phương pháp tiếp cận này cho phép các học viên từ nhiều địa phương khác nhau có thể kết nối đồng thời với các chuyên gia tại đầu cầu trung tâm, cho phép họ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau giữa các học viên đến từ các đơn vị lâm sàng khác (Hình 1). Chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến đòi hỏi việc thành lập mạng lưới các đơn vị lâm sàng tham gia kết nối với đầu cầu trung tâm tại một cơ sở, nơi có các chuyên gia và hướng dẫn viên có chuyên môn sâu. Các đơn vị tham dự được yêu cầu chuẩn bị các ca bệnh lâm sàng để thảo luận theo mẫu qui định. Việc đào tạo và hướng dẫn sẽ do các hướng dẫn viên được chỉ định từ đơn vị đầu ngành thực hiện dựa trên hướng dẫn lâm sàng của Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế. Ngoài chăm sóc lâm sàng, chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến cũng có thể tập trung vào việc hướng dẫn các hoạt động cải thiện chất lượng. Trong các chương trình này, các đơn vị tham dự cũng sẽ trình bày các dự án cải thiện chất lượng đang diễn ra tại đơn vị mình và chia sẻ với mạng lưới các bài học kinh nghiệm, thành công và thách thức. Trong mô hình điển hình, mỗi buổi kéo dài hai tiếng và được tổ chức hai lần trong một tháng. Mỗi buổi khuyến khích từ 5-25 đơn vị tham gia. Các buổi sẽ bao gồm một bài giảng lý thuyết ngắn từ 10-15 phút do một thành viên của nhóm hướng dẫn hoặc một giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm. 60 phút tiếp đó sẽ dành cho các đơn vị tham dự trình bày ca bệnh và thảo luận do các hướng dẫn viên chủ trì. 15 phút cuối dành để tổng kết và trả lời các câu hỏi. Các buổi thảo luận nhóm định kỳ theo kế hoạch có thể được bổ sung bằng các buổi chỉ gồm nhóm hướng dẫn và một đơn vị lâm sàng hoặc cá nhân trên cơ sở quý một lần hoặc theo nhu cầu. Các buối thảo luận riêng này có thể bao gồm hội chẩn các ca bệnh khẩn cấp và thảo luận chuyên sâu về kết quả đo lường chất lượng, những lỗ hổng về chất lượng hiện tại của các dự án cải thiện chất lượng tại phòng khám tuân theo quy trình của Chương trình CTCL Quốc gia. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 7 III. 10 BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN MỘT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ LÂM SÀNG TRỰC TUYẾN Việc lập kế hoạch kỹ càng, đầu tư phù hợp về nguồn nhân lực và tài chính, cân nhắc các biện pháp khuyến khích người tham gia, cũng như việc liên tục giám sát và đánh giá đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ chương trình đào tạo hay hướng dẫn nào. Trong tài liệu hướng dẫn này, chúng tôi đưa ra 10 bước và các bộ công cụ bao gồm các mẫu biểu cần thiết để hỗ trợ các đơn vị triển khai thực hiện chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến. 10 bước này có thể chia làm 3 giai đoạn hoạt động: giai đoạn chuẩn bị, thực hiện và theo dõi. Giai đoạn 1: Chuẩn bị Bước 1: Đảm bảo sự tham gia của đơn vị chủ quản Một chương trình Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến thành công đòi hỏi phải có sự tham gia của các lãnh đạo cơ quan và có ít nhất một cá nhân thuộc đơn vị triển khai hiểu và tin tưởng mạnh mẽ vào mô hình, có thể vận động để mô hình được chấp nhận như một công cụ nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các tuyến dưới. Để có được sự tham gia của lãnh đạo cần phải có cơ sở lý luận vững chắc về các lợi ích tiềm năng của mô hình xuất phát từ lập trường của đơn vị. Những lợi ích này bao gồm: (1) tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho cán bộ, (2) năng lực của đơn vị trong việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo cho các tuyến dưới, (3) khả năng nhân rộng mô hình đối với các bệnh khác, Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 8 (4) khả năng sử dụng mô hình để tổ chức và cung cấp chứng chỉ đào tạo liên tục cho cán bộ y tế (CME); và (5) khả năng sử dụng mạng lưới sẵn để hỗ trợ công tác chuyển tuyến HAIVN hoặc các dự án quốc tế khác có thể hỗ trợ chi phí ban đầu để xây dựng hệ thống, tuy nhiên cần có sự hỗ trợ của đơn vị chủ quản để duy trì chương trình lâu dài và bền vững. Bước 2: Lựa chọn người tham gia và các đơn vị tham gia Trong đa số trường hợp, việc lựa chọn thanh viên và đơn vị phù hợp tham gia chương trình là điều hiển nhiên. Việc lựa chọn này có thể dựa vào các mối quan hệ chính thức hoặc không chính thức đã thiết lập trước đó, hoặc có thể liên quan tới việc phân công nhiệm vụ của Bộ Y tế. Đơn vị chủ quản có thể tuyển chọn những thanh viên tiềm năng tham gia thông qua một khóa tập huấn nào đó do đơn vị tổ chức, hoặc trong quá trình cán bộ hỗ trợ kỹ thuật quốc gia tham gia tập huấn tại tỉnh hoặc quận huyện. Việc cung cấp chứng chỉ đào tạo liên tục hoặc một vài thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) như webcam hoặc micro có thể có tác dụng khuyến khích các thanh viên tham gia. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 9 Bước 3: Xác định nhu cầu nhân sự Việc triển khai một chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến đòi hỏi đơn vị chủ quản phải cam kết giành thời gian và nhân sự cho dự án. Yêu cầu nhân sự và mô tả tóm tắt công việc cho đầu cầu trung tâm được liệt kê dưới đây. Vai trò của HAIVN hoặc các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật khác cũng được đề cập sau đây. Trưởng chương trình: Là Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Trưởng khoa - người được cơ quan bổ nhiệm và giữ trọng trách chính trong việc triển khai và duy trì tính bền vững lâu dài của dự án. (Trưởng chương trình cũng có thể là trưởng nhóm hỗ trợ kỹ thuật). Trưởng nhóm hỗ trợ kỹ thuật: Là bác sĩ lâm sàng có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực trọng tâm của chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến (ví dụ như HIV). Trưởng nhóm HTKT nên có ít nhất 5 năm kinh nghiệm lâm sàng và có kinh nghiệm trong HTKT lâm sàng và/hoặc cải thiện chất lượng cũng như có khả năng điều hành giỏi. Trưởng nhóm HTKT cần được đồng nghiệp công nhận như là một giáo viên tốt. Trưởng nhóm HTKT sẽ điều hành các buổi đào tạo hoặc HTKT trực tuyến, tham gia giảng các bài giảng lý thuyết ngắn, chia sẻ hướng dẫn, nguồn lực, bằng chứng và đưa ra các tư vấn lâm sàng và hướng dẫn các học viên. Các cán bộ hỗ trợ kỹ thuật lâm sàng khác (tùy chọn, và khi cần thiết): Là chuyên gia trong các lĩnh vực lâm sàng cụ thể và sẽ được mời tham gia vào từng buổi HTKT trực tuyến cụ thể để giảng bài trong lĩnh vực chuyên môn của họ và/hoặc có thể hỗ trợ trưởng nhóm HTKT trong các buổi thảo luận hoặc giảng dạy dựa vào các ca bệnh cụ thể. Ví dụ, trong một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến về HIV, sẽ có một chuyên gia về viêm gan hoặc một chuyên gia về các gây nghiện/Methadone được mời tham gia hỗ trợ. Cán bộ hỗ trợ CNTT: là 1 nhân viên CNTT của cơ quan, có khả năng giải quyết và khắc phục sự cố của thiết bị, đường truyền và có thể HTKT về tin học cho các người tham gia. Cán bộ hỗ trợ CNTT này phải có mặt trong tất cả các buổi đạo tạo và hỗ trợ trực tuyến và sử dụng thông thạo phần mềm Zoom. Cán bộ điều phối: Là bác sĩ, điều dưỡng hoặc một nhân viên bất kỳ nào của đơn vị có trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức, và chuẩn bị cho mỗi buổi HTKT trực tuyến. Cán bộ điều phối sẽ liên lạc thường xuyên với các đầu cầu tham dự, thu thập và tổng hợp các ca bệnh trước mỗi buổi HTKT trực tuyến, hỗ trợ trưởng nhóm HTKT chuẩn bị bài giảng lý thuyết, tóm tắt những điểm chính khi buổi HTKT kết thúc, và theo dõi tần suất tham gia của các tham dự viện bằng cách nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu. Đối tác quốc tế (ví dụ như HAIVN): Có thể hỗ trợ cán bộ điều phối (khi cần) trong việc lập kế hoạch, chuẩn bị cho buổi HTKT và thu thập dữ liệu. Có thể hỗ trợ trưởng nhóm trong việc giảng dạy và cung cấp các tài liệu hướng dẫn, bài báo và các tài liệu dựa trên Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 10 bằng chứng liên quan tới các khuyến cáo đã đưa ra trong buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 11 Bước 4: Thiết bị CNTT và cài đặt Lý tưởng nhất là có một phòng họp chuyên biệt cho các buổi đào tạo và HTKT trực tuyến và được trang bị hệ thống hội thảo trực tuyến qua màn hình video. Các thiết bị và cách cài đặt được đề xuất dưới đây cùng với bảng giá có trong phụ lục A.  Máy tính bàn hoặc máy tính xách tay (laptop) với cấu hình tối thiểu như sau: o CPU Intel Core i5 o RAM 4GB o HDD 160gb-320gb o Card VGA rời 512MB  Màn hình hiển thị lớn o LCD TV; 42 inches hoặc lớn hơn; và/hoặc o Máy chiều cùng với màn chiếu  Webcam, loa phòng họp và microphone (xem thêm giới thiệu về thiết bị tất- cả-trong-một) o Webcam có độ phân giải 1080p HD o Microphone đa hướng để bàn o Loa tích hợp  Đường truyền Internet ADSL o Băng thông tối thiểu 4MB  Phần mềm o Phần mềm hội thảo trực tuyến công nghệ đám mây (đề xuất tham khảo trang Zoom.us) Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 12 Giai đoạn 2: Thực hiện Bước 5: Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình và chương trình giảng dạy Lịch chương trình có các ngày cụ thể với các chủ đề nhất định cho ít nhất 6 tháng nên được lập trước khi thực hiện chương trình. Chủ đề cho bài giảng lý thuyết có thể được lựa chọn dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu, yêu cầu của các người tham gia, hoặc ý kiến chuyên gia của các trung tâm chuyên khoa. Các chuyên gia chuyên ngành có thể được mời để giảng bài lý thuyết ngắn khi cần thiết. Nếu có thể thì nên sắp xếp nội dung bài giảng lý thuyết phù hợp với các vấn đề của ca bệnh được trình bày. Lịch mẫu chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng 6 tháng có thể tham khảo ở Phụ lục B trong tài liệu hướng dẫn này. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 13 Bước 6: Xây dựng chương trình và các công cụ khi triển khai Dưới đây là ví dụ chương trình cụ thể của một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến. Cần thực hiện đúng theo lịch buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến đã xây dựng để các người tham gia tham gia chương trình đầy đủ. Thời gian Nội dung Người phụ trách 14:00 - 14:05 Chào mừng và giới thiệu chung Cán bộ điều phối 14:05 – 14:15 Cập nhật tình hình các ca bệnh đã được thảo luận trong buổi HTKT trước Trưởng nhóm HTKT 14:15 - 15:15 Thảo luận ca bệnh và tư vấn Trưởng nhóm HTKT 15:15 - 15:30 Bài giảng lý thuyết Trưởng nhóm HTKT Chuyên gia được mời 15:30 - 15:45 Câu hỏi và trả lời Trưởng nhóm HTKT 15:45 - 15:50 Người tham gia hoàn thành Phiếu đánh giá Cán bộ điều phối 15:50 – 16:00 Tóm tắt và phát biểu kết thúc Cán bộ điều phối Để tổ chức một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến thành công và suôn sẻ cần có một loạt các công cụ và biểu mẫu. Xin tham khảo bộ công cụ mẫu này trong Phụ lục C. 1. Hướng dẫn cách kết nối 2. Mẫu thư mời tham dự 3. Mẫu email tóm tắt sau mỗi buổi 4. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng văn bản) 5. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng PowerPoint) 6. Những việc nên làm và không nên làm trong quá trình hướng dẫn một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 7. Những việc nên làm và không nên làm trong khi tham gia một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 14 Bước 7: Tổ chức Hội thảo định hướng cho người tham gia Trước khi khởi động Chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến hoặc khi có đầu cầu mới tham dự, nên tổ chức một hội thảo giới thiệu hoặc định hướng cho người tham gia. Mục tiêu của hội thảo này là để giới thiệu cho các đầu cầu tham gia mới làm quen với mô hình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến, hướng dẫn cách sử dụng công nghệ, thu thập thông tin liên lạc cần thiết bao gồm địa chỉ email và số điện thoại di động, giới thiệu chương trình trực tuyến, và giúp các đầu cầu làm quen với mẫu trình bày ca bệnh. Hội thảo này cũng là cơ hội cho các trưởng nhóm HTKT lâm sàng tại đầu cầu trung tâm làm quen với những người tham gia, biết được nhu cầu học tập của họ cũng như mong đợi của họ về chương trình. Dưới đây là chương trình mẫu cho buổi hội thảo giới thiệu. Ví dụ mẫu về chương trình hội thảo giới thiệu Chương trình đào tạo và hỗ trợ trực tuyến Thời gian Nội dung Người phụ trách 13:30 – 14:00 Đăng kí; thu thập thông tin liên hệ 14:00 – 14:15 Chào mừng và giới thiệu các thành viên hội thảo 14:15 – 14:30 Khai mạc hội thảo 14:30 – 15:00 Giới thiệu chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 15:00 – 15:15 Giải lao 15:15 – 15:45 Trình diễn công nghệ và phần mềm về hỗ trợ trực tuyến 15:45 – 16:00 Giới thiệu mẫu trình bày ca bệnh, và quy trình chuẩn bị 1 ca bệnh vào để thảo luận 16:00 – 16:15 Giới thiệu chương trình một buổi sinh hoạt trực tuyến, lịch cả năm và chương trình giảng lý thuyết 16:15 – 16:45 Thảo luận, Hỏi và trả lời 16:45 – 17:00 Bế mạc Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 15 Bước 8: Tổ chức thực hiện các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Xem bảng dưới đây để nắm được những bước chi tiết trong chuẩn bị và điều hành các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến. Một vài lời khuyên về việc điều hành các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến sẽ được trình bày trong phụ lục C. Nội dung Thời gian Phụ trách 1 Trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 1.1 Mời đại biểu tham dự Gửi email mời tham dự buổi đạo tạo và hỗ trợ lâm sàng có đính kèm các thông tin sau: - Hướng dẫn “Cách kết nối” - Mẫu chuẩn bị ca bệnh để trình bày, thảo luận - Những điều nên làm và không nên làm trong khi tham gia một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 1-2 tuần trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối 1.2 Chuẩn bị các bài trình ca bệnh cho buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 1 tuần trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối Liên lạc với các PKNT để tập hợp các ca bệnh để thảo luận 1 tuần trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối Chọn những ca bệnh hay nhất để thảo luận trong buổi (khoảng 5 ca trong 1 buổi thảo luận)  Theo đúng chủ đề của buổi hỗ trợ lâm sàng  Minh họa cho những điểm giảng dạy chính  Có các minh họa điển hình; không nên quá phức tạp hoặc bất thường. 1 tuần trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối Rà soát và hoàn thiện các ca được lựa chọn - Đảm bảo các trường hợp được chuẩn bị theo mẫu qui định - Bỏ bớt những thông tin không cần thiết - Yêu cầu cung cấp thêm thông tin như là kết quả xét nghiệm hoặc X-Quang nếu thấy cần 3 ngày trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối 1.3 Hoàn chỉnh các tài liệu Chuẩn bị chương trình buổi hỗ trợ lâm sàng (xem Mẫu chương trình) 3 ngày trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối Hoàn chỉnh bài trình bày mẫu dạng PowerPoint với những nội dung sau (theo thứ tự như sau):  Chương trình buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng 1 ngày trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 16  Thảo luận ca bệnh (theo thứ tự của chương trình)  Tóm tắt những điểm chính của buổi thảo luận  Lượng giá  Thông báo ngày và chủ đề của buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến kế tiếp 2 Trong ngày đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 2.1 Nhắc người tham gia về buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Nhắc người tham gia bằng tin nhắn SMS và email; với chi tiết:  Chủ đề của buổi đào tạo và hỗ trợ  Thời gian  Mã số truy cập và tham gia buổi đào tạo và hỗ trợ Buổi sáng của ngày đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối 2.2 Chuẩn bị phần cứng và phần mềm Chuẩn bị 02 máy tính chủ có kết nối internet:  01 máy vi tính cho Cán bộ điều phối  01 máy vi tính cho nhân viên hỗ trợ CNTT 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Kết nối micro, camera với máy vi tính chủ và kiểm tra thử xem các trang thiệt bị có hoạt động không? 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Chuẩn bị USB 3G để dự phòng trong trường hợp có sự cố về đường truyền internet 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT 2.3 Chuẩn bị tài liệu cho buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng In sẵn bài trình bày PowerPoint. 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Gửi bài trình bày PowerPoint cho các thành viên trong ban tổ chức 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Chuẩn bị và đặt các hướng dẫn quốc gia và những tài liệu tham khảo khác trên bàn họp. 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Mở bài trình bày PowerPoint đã hoàn chỉnh và các files cần thiết khác (kết quả xét nghiệm, X- Quang) trong máy vi tính chủ và tắt tất cả các files khác không cần thiết. 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT 2.4 Bắt đầu buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 17 Kết nối Zoom 60 phút trước giờ bắt đầu buổi đào tạo và hỗ trợ 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Hỗ trợ đại biểu tham dự đăng nhập vào Zoom để tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ  Hướng dẫn đại biểu tham dự đánh máy tên của PKNT/tỉnh khi đăng nhập  Hướng dẫn đại biểu mới tham dự cách sử dụng các công cụ của Zoom (hộp chat, tắt microphone, v.v.) 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Thu thập email và số điện thoại của những người mới tham gia và lưu vào trong danh sách mời 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Nhắc các đơn vị tham dự báo cáo số người tham gia tại đơn vị trong thời gian làm lượng giá sau buổi đào tạo và hỗ trợ 1 giờ trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Nhấn nút thu âm để ghi lại bài trình bày. Vì sự riêng tư của bệnh nhân – không thu âm phần trình bày ca bệnh Ngay trước buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT 3 Buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến 3.1 Điều hành buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến Giới thiệu các tỉnh/đơn vị và người tham dự bắt đầu từ ban tổ chức Theo chương trình đã thống nhất Trưởng nhóm HTKT Giới thiệu chương trình buổi đào tạo và hỗ trợ Theo chương trình đã thống nhất Trưởng nhóm HTKT Giới thiệu báo cáo viên và chủ đề trình bày Theo chương trình đã thống nhất Trưởng nhóm HTKT Mời đại biểu trình bày các ca bệnh để thảo luận  Điều phối thảo luận ngắn  Tóm tắt ca bệnh và đưa ra khuyến nghị  Đề nghị báo cáo viên có lời phát biểu tóm lược trước khi qua ca bệnh khác Theo chương trình đã thống nhất Trưởng nhóm HTKT Báo cáo viên trình bày một bài lý thuyết 15 phút Theo chương trình đã thống nhất Trưởng nhóm HTKT hoặc chuyên gia được mời Kết luận và đưa ra các ý kiến bình luận, và các điểm quan trọng cần lưu ý sau buổi thảo luận. Theo chương trình đã thống nhất Trưởng nhóm HTKT 3.2 Báo cáo và đánh giá Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 18 Đề nghị đại biểu làm bài lượng giá sau buổi đào tạo và hỗ trợ trong đường link khảo sát trực tuyến Theo chương trình đã thống nhất Cán bộ điều phối Báo cáo kết quả lượng giá Theo chương trình đã thống nhất Cán bộ điều phối 3.3 Kết thúc buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến Theo chương trình đã thống nhất Cán bộ điều phối Thông báo ngày và chủ đề cho buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến kế tiếp Theo chương trình đã thống nhất Cán bộ điều phối Đưa ra nhận xét kết thúc buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến Theo chương trình đã thống nhất Cán bộ điều phối 4 Sau buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến 4.1 Tóm tắt buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Gửi email cám ơn (xem mẫu) đến đại biểu đã tham gia buổi đào tạo và hỗ trợ. Bao gồm:  Đường Link dẫn đến bài khảo sát sau buổi đào tạo và hỗ trợ trên mạng internet  Slides của bài giảng lý thuyết  Tóm tắt các điểm chính để dạy thêm 1 ngày sau buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ điều phối 4.2 Nhập liệu Nhập các dữ liệu yêu cầu M&E vào cơ sở dữ liệu 1 ngày sau buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT 4.3 Hoàn chỉnh việc thu hình và âm thanh của bài giảng lý thuyết Kiểm tra đoạn thu âm và ghi hình của buổi đào tạo và hỗ trợ, lưu lại và tải lên trang web cho mọi người xem 1 ngày sau buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng Cán bộ CNTT Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 19 Giai đoạn 3: Theo dõi và báo cáo Bước 9: Công nhận các buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến là một hoạt động Đào tạo liên tục (CME) Tạo điều kiện và khuyến khích các đầu cầu vệ tinh tham gia là một nhân tố quyết định thành công và sự bền vững của Chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến. Theo Luật Khám chữa bệnh và Thông tư số 22/2013/TT-BYT, các nhân viên Y tế Việt Nam phải hoàn thành 24 giờ CME mỗi năm. Vì vậy các đơn vị cần xem xét, cân nhắc việc lồng ghép chương trình đạo tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến vào chương trình giảng dạy vào kế hoạch đào tạo liên tục dành cho cán bộ y tế của đơn vị mình. Bước 10: Theo dõi, đánh giá và liên tục cải tiến chương trình Việc thu thập dữ liệu về chương trình phục vụ cho công tác giám sát và đánh giá là rất quan trọng. Dữ liệu số lượng người tham gia, số lượng các đầu cầu tham gia, và số lượng các tỉnh tham gia mỗi buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng cần được thu thập và cấp nhật thường xuyên. Sau mỗi buổi, các người tham gia được yêu cầu hoàn thành bảng khảo sát đánh giá buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến ngắn. Các đánh giá sâu hơn nên được thực hiện 6-12 tháng/một lần để đánh giá về tác động của chương trình, chuẩn bị cho kế hoạch chương trình năm tiếp theo và đưa ra lập kế hoạch điều chỉnh và cải thiện chương trình. Xin tham khảo mẫu đánh giá sau buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến ở Phụ lục D. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 20 IV. KẾT LUẬN Việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong chăm sóc và điều trị HIV đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công của Chương trình Quốc gia về HIV/AIDS tại Việt Nam. Mô hình hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ, theo mô hình truyền thống khá tốn kém về nguồn lực và khó để duy trì trong dài hạn. Đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến là phương pháp tiếp cận mới, sử dụng mạng internet để nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế thông qua việc dạy và học dựa trên ca bệnh, học hỏi lẫn nhau từ các đồng nghiệp các bài giảng lý thuyết ngắn. Trong hướng dẫn này, chúng tôi đã giới thiệu mô hình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến với các hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng bước về cách thức tổ chức và thực hiện một chương trình. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp các bộ công cụ và tài liệu mẫu để thực hiện. Chúng tôi hy vọng rằng bằng việc phổ biến tài liệu hướng dẫn thực hiện này tới các cơ quan, tổ chức đào tạo trên cả nước, HAIVN có thể hỗ trợ phát triển các mô hình mang tính sáng tạo và bền vững cho công tác đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật tại Việt Nam. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 21 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐỌC THÊM Todd Pollack, Nhung T. Vo, Vinh T. Dang, Liem T. Nguyen, Hieu Nguyen, Pham L. An, Lisa Cosimi. E-mentoring is Effective and Cost Saving in Resource Limited Settings. 6th Annual CUGH Global Health Conference; 2015 Sanjeev Arora, Summers Kalishman, Denise Dion, Dara Som, Karla Thornton, Arthur Bankhurst, Jeanne Boyle, Michelle Harkins, Kathleen Moseley, Glen Murata, Miriam Komaramy, Joanna Katzman, Kathleen Colleran, Paulina Deming and Sean Yutzy. Partnering Urban Academic Medical Centers And Rural Primary Care Clinicians To Provide Complex Chronic Disease Care. Health Affairs; 2011 Sanjeev Arora, M.D., Karla Thornton, M.D., Glen Murata, M.D., Paulina Deming, Pharm.D., Summers Kalishman, Ph.D., Denise Dion, Ph.D., Brooke Parish, M.D., Thomas Burke, B.S., Wesley Pak, M.B.A.,Jeffrey Dunkelberg, M.D., Martin Kistin, M.D., John Brown, M.A., Steven Jenkusky, M.D., Miriam Komaromy, M.D., and Clifford Qualls, Ph.D. Outcomes of Treatment for Hepatitis C Virus Infection by Primary Care Providers. New England Journal of Medicine; 2011. Sanjeev Arora, Summers Kalishman, Karla Thornton, Denise Dion, Glen Murata, Paulina Deming, Brooke Parish, John Brown, Miriam Komaromy, Kathleen Colleran, Arthur Bankhurst, Joanna Katzman, Michelle Harkins, Luis Curet, Ellen Cosgrove, and Wesley Pak. Expanding Access to Hepatitis C Virus Treatment— Extension for Community Healthcare Outcomes (ECHO) Project: Disruptive Innovation in Specialty Care. Hepatology; Vol. 52, No. 3, 2010. Susan Stewart and Christine Carpenter. Electronic mentoring:An innovative approach to providing clinical support. International Journal of Therapy and Rehabilitation; Vol 16, No 4, 2009. Maria Zolfo, David Iglesias, Carlos Kiyan, Juan Echevarria, Luis Fucay, Ellar Llacsahuanga, Inge de Waard, Victor Suàrez, Walter Castillo Llaque, and Lutgarde Lynen. Mobile learning for HIV/AIDS healthcare worker training in resource-limited settings. AIDS Research and Therapy; 2010, 7:35. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 22 VI. PHỤ LỤC Phụ lục A: Danh mục thiết bị cần mua sắm I. Đầu cầu trung tâm 1. Màn hình hiển thị lớn Lựa chọn 1: Sử dụng TV để trình chiếu  Độ lớn ít nhất 42 inch  Giá khoảng 8.000.000 đồng với thương hiệu LG 100hz.htm Lựa chọn 2: Máy chiếu và màn chiếu  Giá khoảng 10.000.000 – 15.000.000 đồng với thương hiệu Sony, tuỳ thuộc và tính năng các model (không bao gồm màn chiếu) 2. Hệ thống tích hợp Webcam, loa và micro  Giá khoảng 999 USD hoặc hơn cho Logitech CC3000e như bên dưới business?crid=1545 3. Phần mềm hỗ trợ hội thảo trực tuyến qua video  Phần mềm Zoom cho hội thảo qua video  Giá khoảng 120 USD – 600 USD/năm Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 23 II. Đầu cầu tham gia 1. Micro/Tai nghe  Các mẫu đề nghị của Logitech và giá tiền H340 Giá: 550.000 H250 Giá: 350.000 2. Webcam (có tích hợp micro),  Mẫu đề xuất mẫu: Logitech C310  Giá bán khoảng 50USD Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 24 Phụ lục B: Mẫu kế hoạch và chủ đề của chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Kế hoạch và chủ đề của chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Thời gian Chủ đề Hướng dẫn viên lâm sàng/Báo cáo viên Tháng 1 Tuần 1 Nhiễm trùng cơ hội Tuần 2 - Tuần 3 Tác dụng phụ của ARV Tuần 4 - Tháng 2 Tuần 1 Thất bại điều trị Tuần 2 - Tuần 3 ARV bậc 2 Tuần 4 - Tháng 3 Tuần 1 Đồng nhiễm Lao-HIV Tuần 2 - Tuần 3 Đồng nhiễm HIV/HBV Tuần 4 - Tháng 4 Tuần 1 Đồng nhiễm HIV/HCV Tuần 2 - Tuần 3 Rối loạn chuyển hóa ở Bệnh nhân HIV Tuần 4 - Tháng 5 Tuần 1 Bệnh tim ở bệnh nhân HIV Tuần 2 - Tuần 3 Lạm dụng chất gây nhiện ở bệnh nhân HIV Tuần 4 - Tháng 6 Tuần 1 Bệnh lý thận ở bệnh nhân HIV Tuần 2 - Tuần 3 Dự phòng trước phơi nhiễm Tuần 4 - Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 25 Phụ lục C: Các công cụ và biểu mẫu 1. Hướng dẫn kết nối 2. Mẫu thư mời qua email 3. Mẫu tóm tắt buổi đạo tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến qua email 4. Mẫu trình bày ca bệnh (định dạng word) 5. Mẫu trình bày ca bệnh (định dạng PowerPoint) 6. Những việc nên làm và không nên làm trong quá trình hướng dẫn một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến 7. Những việc nên làm và không nên làm trong khi tham gia một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 26 1. Hướng dẫn kết nối Cách sử dụng phần mềm ZOOM để tham dự hội thảo lâm sàng trực tuyến Bước 1: Truy cập vào trang web  Tại trình duyệt, gõ địa chỉ: https://zoom.us  Nhấn chuột vào chữ Join a Meeting (tham dự buổi họp) ở góc trên bên phải màn hình. Bước 2: Nhập mã số (ID) của buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến Nhập mã số (ID) của buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến (Mã số của buổi thảo luận trực tuyến): Mã số này sẽ được cung cấp cho quý đồng nghiệp thông qua email hoặc tin nhắn điện thoại. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 27 Bước 3: Cài đặt phần mềm Zoom  Khi một hộp thoại mới xuất hiện, nhấn chuột vào nút (tham gia)  Nhấn chuột vào chữ Save File (Lưu tập tin) để tải về máy và lưu Zoom installer vào màn hình nên của máy tính  Mở tập tin Zoom installer, nhấn chuột vào chữ RUN (kích hoạt) để bắt đầu buổi đạo tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Ghi chú:  Nếu anh chị sử dụng máy tính để bàn, máy tính của anh chị cần có loa và micro để tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến một cách toàn vẹn và đầy đủ.  Để bật webcam và micro, vui lòng mở Zoom và nhấn chuột vào phần Cài đặt (Settings - góc phải bên trên) và kiểm tra các thiết bị của anh chị trong phần Audio/Video.  Trong trường hợp anh chị tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến trước khi buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến chính thức bắt đầu, anh chị sẽ được thông báo:  Vui lòng chờ người điều khiển (máy chủ) bắt đầu buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến  Trong khi đó, các anh chị có thể kiểm tra âm thanh bằng cách nhấn vào nút  Trong trường hợp anh chị gặp bất kỳ sự cố nào trong khi tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến, vui lòng liên lạc ______________, điện thoại: _________ để biết thêm thông tin.. Join Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 28 2. Mẫu thư mời bằng email LOGO CỦA ĐỐI TÁC Chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến để cải thiện chất lượng điều trị HIV (E-mentoring) THƯ MỜI Chúng tôi rất hân hạnh kính mời anh chị và các đồng nghiệp tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến về điều trị HIV Chủ đề: Người trình bày: Ngày/giờ: Đường link: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm ZOOM và tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến: Các bước sử dụng ZOOM:  Bước 1: Đăng nhập vào trang web: https://zoom.us  Bước 2: Nhấn chuột vào chữ “join meeting”  Bước 3: Tải phần mềm ZOOM  Bước 4: Nhập mã số (ID) để tham gia vào buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến Vui lòng xem file đính kèm: “Hướng dẫn đăng nhập” để biết thêm chi tiết Liên hệ: 1. 2. Cám ơn anh chị đã quan tâm và tham gia chương trình của chúng tôi. Xin vui lòng giúp chúng tôi cải thiện chương trình! Nếu anh chị có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến, xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email nêu trên. Ghi chú: Nếu email này làm phiền anh, chị, xin anh, chị vui lòng cho chúng tôi biết để chúng tôi bỏ tên của anh, chị ra khỏi danh sách gửi thư mời. Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 29 3. Mẫu email tóm tắt buổi hướng dẫn lâm sàng LOGO CỦA ĐỐI TÁC TẠI ĐÂY Chương trình đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến để cải thiện chất lượng điều trị HIV TÓM TẮT BUỔI ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN Thưa Anh/chị, Cám ơn anh/chị đã tham gia buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến ngày Chủ đề: Báo cáo viên: Thành phần tham dự  __ Số cơ sở tham dự  ___Số tỉnh tham dự  __ Số đại biểu tham dự Tóm tắt phần thảo luận và những điểm chính cần lưu ý: Lượng giá: Vui lòng dành ra 3 phút để nhận xét buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến thông qua đường link dưới đây: https://www.surveymonkey.com/s/VW73QRD Nhận xét: Nếu anh chị có câu hỏi hoặc nhận xét để giúp chúng tôi cải thiện chương trình, vui lòng liên lạc với chúng tôi: 1. Tên của cán bộ điều phối và thông tin liên lạc 2. Tên của chuyên viên vi tính và thông tin liên lạc Buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng kế tiếp Ngày/Thời gian: Chủ đề: Một lần nữa xin cảm ơn và mong gặp lại anh chị trong buổi sinh hoạt lần sau Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 30 4. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng word) Ngày _ _/_ _/_ _ _ _ PKNT Báo cáo viên Thông tin của bệnh nhân Tuổi Giới tính Ngày chẩn đoán HIV Lý do trình bày ca bệnh Tiền sử các bệnh nhiễm trùng cơ hội Ngày Loại NTCH Xử trí Tiền sử dị ứng thuốc Ngày Loại dị ứng Thuốc nghi ngờ dị ứng 1. 2. Tiến sử điều trị ARV trước khi được đăng ký Ngày Phác đồ Tuân thủ 1. 2. Dấu hiệu/Triệu chứng chính Tóm tắt việc theo dõi điều trị ARV: T0 T6 T12 T18 T24 T30 T36 T42 T48 Cân nặng (kg) Giai đoạn lâm sàng CD4 (cell/mm3) Hgb (g/dl) ALT(U/l) Độ thanh thải Creatinine HIV RNA (cps/ml) Phác đồ ARV Tuân thủ Các xét nghiệm khác Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 31 Được điền trong lúc hỗ trợ lâm sàng trực tuyến: Tóm tắt vấn đề chính Kế hoạch điều trị đề xuất Theo dõi cần thiết Cập nhật sau 1-3 tháng Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 32 5. Mẫu trình bày ca bệnh (Dạng PowerPoint) Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 33 6. Những việc cần làm và không nên làm trong quá trình hướng dẫn một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Cần làm  Đến đúng giờ để chuẩn bị sẵn sàng  Hạn chế tối đa sự phân tán và gián đoạn bằng cách để mọi người biết rằng anh, chị đang ở trong một buổi đào tạo trực tuyến  Nhắc nhở những người tham gia về tính bảo mật, riêng tư của người bệnh  Trang phục chuyên nghiệp và duy trì diện mạo chuyên nghiệp trước camera  Đặt điện thoại di động của anh, chị ở chế độ yên lặng (rung)  Duy trì giao tiếp qua ánh mắt về phía camera, thay vì màn hình trong khi trình bày  Nói chậm và rõ ràng  Lên chương trình rõ ràng và thực hiện chương trình đúng theo lịch  Đưa ra câu hỏi và khuyến khích sự tham gia  Nhắc lại câu hỏi của học viên để đảm bảo rằng mọi người đều hiểu  Tạo cơ hội để mọi người tham gia ý kiến nếu có thể  Khuyến khích học viên lần lượt có ý kiến. Khi nhiều người cùng có ý kiến, hãy xếp theo thứ tự  Chuyển hướng cuộc hội thoại nếu ai đó nói ngoài lề hoặc phê phán hay đối đầu với đồng nghiệp  Tóm tắt các khuyến cáo và các điểm cần học  Nhiệt tình và sôi nổi Không nên  Làm lộ bí mật của người bệnh  Phê phán người khác vì họ nói sai  Nói chuyện trong lúc người khác đang trình bày  Bàn chuyện không liên quan hoặc nói chuyện điện thoại trong buổi thảo luận  Khoa chân múa tay hoặc uốn éo cơ thể quá nhiều  Để buổi thảo luận quá giờ  Sử dụng từ lóng Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 34 7. Những việc cần làm và không nên làm trong khi tham gia một buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Cần làm  Tham gia buổi thảo luận đúng giờ  Đảm bảo phòng của anh, chị đủ ánh sáng  Hạn chế tối đa sự phân tán và gián đoạn bằng cách để mọi người biết rằng anh, chị đang ở trong một buổi đào tạo trực tuyến  Đặt điện thoại di động của anh, chị ở chế độ yên lặng (rung)  Trang phục chuyên nghiệp và duy trì diện mạo chuyên nghiệp trước camera  Duy trì giao tiếp qua ánh mắt về phía camera, thay vì màn hình trong khi nói hoặc đặt câu hỏi  Tắt micro của anh, chị khi anh, chị không nói  Trước khi nói, chờ sự đồng ý của người hướng dẫn  Sử dụng hộp chat để tham gia nếu anh, chị không có micro  Giới thiệu về mình khi anh, chị tham gia hoặc trước khi có ý kiến  Chuẩn bị các câu hỏi và trình bày các trường hợp bệnh để thảo luận  Hoàn thành phần đánh giá buổi thảo luận  Hãy tham gia thực sự! Không nên  Làm lộ bí mật của người bệnh  Đặt camera ở vị trí quá thấp hoặc quá cao  Làm việc khác trong khi tham gia vào buổi thảo luận  Tham gia tại địa điểm ồn ào  Nói chuyện trong lúc người khác đang trình bày  Bàn chuyện không liên quan hoặc nói chuyện điện thoại trong buổi thảo luận  Phê phánngười khác hoặc đồng nghiệp khác  Chia sẻ màn hình khi chưa được đồng ý Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 35 Phụ lục D: Mẫu lượng giá sau buổi hướng dẫn lâm sàng Lượng giá buổi đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến Ngày sinh hoạt trực tuyến: |__|__|/|__|__|/|__|__|__|__| (ngày/tháng/năm) Tên của đơn vị tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến: _______________________________________ Ngày hôm nay có bao nhiêu PKNT tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến tại đơn vị của anh chị? |___|___| Tổng số đại biểu tham dự: |___|___| Tên các PKNT tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến tại đơn vị của anh/chị: 1. __________________________________ 2. __________________________________ 3. __________________________________ 4. __________________________________ 5. __________________________________ 6. __________________________________ 7. __________________________________ Số đại biểu tham dự tại mỗi PKNT: 1. |___|___| 2. |___|___| 3. |___|___| 4. |___|___| 5. |___|___| 6. |___|___| 7. |___|___| Anh chị đánh giá như thế nào về chất lượng kỹ thuật (đường truyền internet, âm thanh và hình ảnh) của buổi ĐT và HTLS ngày hôm nay? Yếu Trung bình Tốt Rất tốt Tuyệt vời Anh chị đánh giá như thế nào về chủ đề của buổi ĐT và HTLS trực tuyến ngày hôm nay? Không hữu ích gì hết Hơi hữu ích Hữu ích Rất hữu ích Cực kỳ hữu ích Thông tin/kiến thức trong buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến này có liên quan đến công việc hiện tại của anh chị không? Không liên quan gì hết Hơi liên quan Liên quan Rất liên quan Cực kỳ liên quan Anh chị đánh giá kiến thức của anh chị về nội dung của bài giàng ngày hôm nay trước khi anh chị tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến này như thế nào? Yếu Trung bình Tốt Rất tốt Tuyệt vời Anh chị đánh giá kiến thức của anh chị về nội dung của bài giàng ngày hôm nay sau khi anh chị tham dự buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến này như thế nào? Yếu Trung bình Tốt Rất tốt Tuyệt vời Anh chị đánh giá như thế nào về chất lượng chung của buổi ĐT và HTLS trực tuyến ngày hôm nay? Yếu Trung bình Tốt Rất tốt Tuyệt vời Anh chị mong muốn chủ đề nào khác trong những buổi đào tạo và hỗ trợ trực tuyến sắp tới? ______________________________________________ ______________________________________________ Anh chị sử dụng thiết bị nào để tham dự vào hội thảo lâm sàng trực tuyến? (Chọn một câu) Máy vi tính bàn Máy vi tính xách tay Smartphone Máy tính bảng Hướng dẫn thực hiện đào tạo và hỗ trợ lâm sàng trực tuyến tại Việt Nam 36 GHI CHÚ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfelectronic_mentoring_implementation_guide_v1_3_vie_1848.pdf
Tài liệu liên quan