Đánh giá nhu cầu chuyển đổi nghề của phụ nữ hành nghề mại dâm tại tỉnh Khánh Hoà 2010

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu  Nghiên cứu sẽ được thông qua Hội Đồng Y Đức có đăng ký.  Các nguy cơ tiềm tàng với đối tượng phỏng vấn sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu vì các thông tin thu thập trong nghiên cứu là không nhạy cảm.  Phỏng vấn được tiến hành khi có sư đồng ý của đối tượng tham gia  Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được tiến hành ở một nơi đảm bảo riêng tư

pdf8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá nhu cầu chuyển đổi nghề của phụ nữ hành nghề mại dâm tại tỉnh Khánh Hoà 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Đề cương nghiên cứu Tên đề tài nghiên cứu: “Đánh giá nhu cầu chuyển đổi nghề của phụ nữ hành nghề mại dâm tại tỉnh Khánh Hòa” Người thực hiện: Bs, Ths Trần Thị Kim Oanh Ngày: 10/07/2010 1. Giới thiệu 1.1. Lý do thực hiện nghiên cứu Phụ nữ mại dâm (PNMD) tại Việt Nam chiếm một tỷ lệ cao trong nhóm dân số dễ tổn thương và phải đối mặt với nhiều thách thức như nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, không ổn định về kinh tế, kỳ thị của xã hội và các vấn đề gia đình. Gần đây, nhóm PNMD này được chú trọng hơn khi trở thành một trong 3 nhóm dân số có nguy cơ cao nhất về lây nhiễm HIV tại Việt Nam, cùng với nhóm tiêm chích ma túy (IDUs) và nam giới có quan hệ đồng tính (MSM).i Khảo sát năm 2009 cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV trong số những PNMD khác nhau nhiều theo khu vực địa lý, khoảng từ 0.3% tại Đà Nẵng đến 6% tại Hà Nội và tỷ lệ này lên tới 23% trong nhóm gái mại dâm đường phố ở Hải Phòng.ii Hơn nữa, những báo cáo gần đây chỉ ra rằng PNMD bán dâm để có tiền phục vụ cho việc tiêm chích do đó nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này tăng lên gấp đôi.iii PNMD và người tiêm chích ma túy như là những cầu nối tới nhóm dân số nói chung, làm tăng sự phát triển của đại dịch HIV tại Việt Nam, đặc biệt trong nhóm có quan hệ tình dục dị giới. iv PNMD ngoài nguy cơ lây nhiễm HIV, họ còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Họ bị kỳ thị và gạt ra khỏi xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các công việc khác thay thế, giáo dục, các dịch vụ hỗ trợ xã hội, và dịch vụ y tế. Vấn đề này trầm trọng hơn do họ sợ bị các lực lượng chức năng bắt giam và sự hiểu biết thấp về các nhà lập chính sách. Những yếu tố này kết hợp với tạo ra một động lực lớn để phát triển các nghề thay thế cho PNMD, và các bằng chứng chỉ ra rằng trong nhóm PNMD có mong muốn tìm một nghề khác để kiếm thu nhập ngoài việc bán dâm. Trong một cuộc điều tra với nhóm đối tượng đích là PNMD tại Andhra Pradesh, Ấn Độ được thực hiện bởi M. Kim Blankenship và cộng sự v, cuộc điều tra cho thấy 63% PNMD mong muốn có một công việc khác không liên quan đến việc bán dâm. Xu hướng STD/HIV/AIDS tại Khánh Hòa Khánh Hòa là tỉnh duyên hải miền Nam Trung Bộ được biết đến nhiều với đặc thù du lịch biển. Trong cơ chế thị trường và trong khi kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, du lịch phát triển đã kéo theo các dịch vụ vui chơi giải trí phát triển, là cơ hội cho các hình thức mại dâm gián tiếp xuất hiện. 2 Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 04/1993 tại trung tâm phòng chống lạm dụng ma túy tỉnh Khánh Hòa (nay là Trung tâm Giáo dục-Lao động-Xã hội). Tình hình nhiễm HIV từ năm 2001 đến 2010 tại Khánh Hòa như sau: Năm HIV Tỷ lệ mới phát hiện/ 100.000 dân AIDS Tổng số chết tích luỹ Số mới phát hiện Số tích luỹ Số mới phát hiện Số tích luỹ 2001 164 926 15,31 56 451 356 2002 120 1046 11,04 31 482 391 2003 278 1324 25,24 77 559 446 2004 235 1559 21,16 96 655 499 2005 221 1780 19,91 100 755 583 2006 143 1923 11,90 131 886 687 2007 112 2035 0,933 62 948 733 2008 83 2175 0,69 52 1035 801 2009 - - - - - - 31/5/2010 109 2492 102 1303 913 Theo các chuyên gia về HIV/AIDS, hiện tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn của một đại dịch tập trung, đo đó vẫn còn thời gian để thực hiện các chương trình can thiệp dự phòng hiệu quả sẽ có những tác động lớn vào sự lan rộng của HIV. Trong sự đáp ứng tới các nghiên cứu về sự dễ tổn thương của PNMD, rất nhiều sáng kiến đã được đưa ra để hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này, bao gồm cả các chương trình giảm hại và dự phòng lây truyền HIV.6 Những nỗ lực này là một bước đi có giá trị và cần thiết để giảm lây nhiễm HIV trong nhóm PNMD, tuy nhiên, có một cần thêm bằng chứng rằng sẽ nâng cao hiệu quả của các chương trình này. Ví dụ, rất ít nghiên cứu đáp ứng nhu cầu và mong muốn về thay đổi nghề nghiệp trong nhóm PNMD. Một đánh giá nhu cầu xem xét các yếu tố liên quan đến nhu cầu và các cách thay đổi nghề, và phát triển trong số PNMD sẽ cung cấp thông tin giá trị cho các chương trình can thiệp với đối tượng đích là PNMD. Xác định các cách để hỗ trợ PNMD tìm các phương tiện kiếm thu nhập thay thế là một cách tiếp cận có khả năng tác động rất lớn đến cuộc sống của những phụ nữ này bới vì nó giải quyết được nguyên nhân gốc dễ. Tổng quan tài liệu nghiên cứu cho thấy ngày càng có nhiều chương trình, dự án, tổ chức, cá nhân can thiệp trên nhóm quần thể này. Vì thế càng phải có nhiều ý kiến đóng góp cho các chương trình khai thác tốt hơn hiệu quả đầu tư. Nghiên cứu này sẽ là một đóng góp đó. Bước tiếp theo là đề xuất các khuyến nghị để thực hiện các can thiệp hiệu quả nhất trên nhóm đối tượng này. Vì vậy để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc hành nghề của 3 phụ nữ mại dâm làm cơ sở thiết kế các can thiệp, chương trình hiệu quả thiết thực và đem lại lợi ích cho nhóm người bị tổn thương này, nhóm nghiên cứu xây dựng và đề xuất nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu nghề nghiệp của phụ nữ hành nghề mại dâm tại tỉnh Khánh Hòa” với sự phối hợp kỹ thuật của Viện nghiên cứu Y xã hội học (ISMS) Hà Nội, các nghiên cứu sinh trong dự án “Phát triển năng lực nghiên cứu của các chuyên gia y tế công cộng trong lĩnh vực y tế và y tế công cộng tại Việt Nam” do ISMS/PCVN thực hiện. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố liên quan đến nhu cầu chuyển đổi công việc của phụ nữ mại dâm tại tỉnh Khánh Hòa nhằm cung cấp thông tin, đề xuất các can thiệp hiệu quả hơn trong chương trình can thiệp trên nhóm phụ nữ mại dâm tại tỉnh Khánh Hòa 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhu cầu chuyển đổi công việc mại dâm của phụ nữ mại dâm tại Khánh Hòa. 2) Tìm hiểu thực trạng các chương trình can thiệp cho phụ nữ mại dâm liên quan đến việc thay đổi công việc. 3) Cung cấp thông tin, đề xuất các khuyến nghị, góp phần góp tiếng nói cùng với các nhà hoạch định chính sách, thiết kế chương trình can thiệp trên nhóm phụ nữ mại dâm. Chúng tôi sẽ sử dụng khung hoạt động sau để hướng dẫn điều tra của chúng tôi: 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tế học mô tả cắt ngang có phân tích, Kết hợp nghiên cứu định tính với định lượng. Hoàn cảnh dẫn dắt vào công việc mại dâm Hành nghề Mong muốn đổi công việc Yếu tố không thuận lợi Yếu tố thuận lợi Chưa/không có ý định chuyển đổi công việc (i.e hành nghề mại dâm) 4 Cỡ mẫu nghiên cứu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu quần thể đã biết 1: [ ( z2 * p * q ) + ME2 ] n = [ ME2 + z2 * p * q / N ]  n: số phụ nữ mại dâm tham gia nghiên cứu  P: tỷ lệ đối tượng nghiên cứu muốn thay đổi nghề. Do không có số liệu này nên chọn p=0.5 để đạt được cỡ mẫu lớn nhất.  Q = 1-p=0.5  ME: Sai số biên =5%  Z=1.96  N: Tổng số PNMD ở Khánh Hòa ước tính 600. Áp dụng công thức trên tính được n = 235. Dự kiến 10% đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu. Như vậy ta có n=259 (làm tròn thành 260 mẫu). 2.2. Địa điểm và đối tượng tham gia nghiên cứu Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Thành Phố Nha Trang và 4 huyện Ninh Hòa, Vạn ninh, Diên Khánh, Cam Ranh 2.3. Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu định lượng Quy trình chọn mẫu. Phụ nữ mại dâm sẽ được tuyển chọn tham gia vào nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (RDS), đây là một dây truyền giới thiệu đối tượng tham gia vào nghiên cứu, do đó mẫu nghiên cứu sẽ được tuyển chọn từ mạng lưới của các phụ nữ mại dâm tại Khánh Hòa. Một chuỗi tuyển đối tượng thành công được dự tính là có 3-6 vòng khi đó chúng ta có thể tiếp cận được tới nhóm những phụ nữ mại dâm khó tiếp cận nhất. Tuyển hạt giống Những hạt giống đầu tiên sẽ được tuyển thông qua đồng đẳng viên. Đồng đẳng viên sẽ được hướng dẫn về tiêu chí tuyển chọn hạt giống, sau đó họ sẽ tiếp cận những phụ nữ mại dâm mà họ thấy đủ các tiêu chuẩn. Sau khi các đối tượng này được sàng lọc và đủ tiêu chuẩn thì sẽ trở thành những hạt giống và được tham gia vào vòng phỏng vấn chính thức. 5 Chọn và sàng lọc đối tượng tham gia nghiên cứu. Đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được các hạt giống giới thiệu, đó chính là vòng thứ 2 và cứ tiếp tục. Một chuỗi tuyển chọn tốt là có ít nhất 3 vòng, nếu một chuỗi tuyển chọn của một hạt giống nào bị dừng lại ở dưới 2 vòng, thì nên tuyển tại một hạt giống khác tương tự như hạt giống này nếu chưa đạt được cỡ mẫu. Một hệ thống coupon sẽ được sử dụng để quản lý các chuỗi tuyển người và theo các bước sau: 1. Mỗi đối tượng sẽ được phát 3 coupons để tuyển những đối tượng khác. Những đối tượng phải được tuyển chọn thông qua hệ thống coupon, chỉ có những người có coupon mới được phỏng vấn. 2. Người tuyển chọn sẽ thông báo với những người mà họ định giới thiệu về những thông tin về nghiên cứu, và cho họ biết về những thông tin về tiền mà họ được nhận khi giới thiệu đúng đối tượng tham gia nghiên cứu (bao gồm cả tiền đi lại). Đồng thời cũng cho họ biết về các nguy cơ tiềm tàng, họ sẽ được nhóm nghiên cứu phỏng vấn. 3. Những người đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được sàng lọc để đảm bảo đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, sau đó sẽ được yêu cầu giới thiệu đối tượng khác tham gia nghiên cứu và được phỏng vấn. 4. Những người đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phỏng vấn tại một nơi đảm bảo riêng tư. Nghiên cứu định tính Nhóm nghiên cứu cũng sẽ phỏng vấn sâu với đại diện từ:  Sở lao động thương binh xã hội  Trung tâm giáo dục lao động xã hội (Trung tâm 05-06)  Sở Y tế  Trung tâm phòng chống HIV/AIDS  Hội phụ nữ  Các tổ chức phi chính phủ có can thiệp trên nhóm phụ nữ mại dâm  Trung tâm hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ  Công an Để thu thập các thông tin về thực trạng các chương trình can thiệp cho phụ nữ mại dâm. 2.4. Thu thập số liệu Số liệu định lượng Tiến hành phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc đối với 260 phụ nữ mại dâm. Bộ câu hỏi phỏng vấn sẽ được thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi tiến hành thu thập 6 số liệu. Số liệu đinh tính Tiến hành phỏng vấn sâu (sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc) 20 phụ nữ mại dâm và 20 đại diện của các tổ chức (chính phủ, phi chính phủ; tư nhân, nhà nước, tổ chức xã hội), cá nhân có triển khai các chương trình can thiệp /cung cấp dịch vụ cho phụ nữ mại dâm. 2.5. Phân tích số liệu Số liệu định tính  Các cuộc phỏng vấn sâu sẽ ghi âm lại với cam kết bảo mật thông tin.  Các files ghi âm sẽ được gỡ băng ra các files words  Được phân tích bằng phần mềm Atlas.ti Số liệu định lượng Yêu cầu đối với việc nhập liệu:  Sử dụng phần mềm Epidata để nhập 2 lần cho toàn bộ phiếu thu thập được  So sánh: hai bộ số liệu Epidata sẽ được so sánh và kết quả so sánh sau khi so sánh của 2 bộ dữ liệu Epidata sẽ được sử dụng. Số liệu được nhập chỉ chấp nhận nếu sự khác nhau giữa 2 bản là ít hơn 5% các mục thông tin.  Bộ số liệu Epidata cuối cùng sau khi sửa những lỗi nhập liệu được xác định trong kết quả so sánh.  Xây dựng bộ dữ liệu SPSS với đầy đủ các nhãn cho các biên và các giá trị trả lời. 2.6. Quản lý chất lượng số liệu. Phỏng vấn viên có trách nhiệm phải hoàn thành bộ câu hỏi. Bộ câu hỏi với 5% thông tin bị thiếu hoặc nhiều hơn sẽ không được chấp nhận và giám sát cần yêu cầu phỏng vấn viên thực hiện lại cuộc phỏng vấn hoặc loại bỏ các bảng câu hỏi đó. Nếu trong một ngày, một điều tra viên nộp tại từ 2 phiếu trở lên với >5% câu trả lời bị missing, GSV sẽ thông báo cho nhóm trưởng. Nếu sự sai lệch đó là do kiến thức và thái độ của điều tra viên thì điều tra viên đó sẽ bị thay thế. 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu  Nghiên cứu sẽ được thông qua Hội Đồng Y Đức có đăng ký.  Các nguy cơ tiềm tàng với đối tượng phỏng vấn sẽ được hạn chế đến mức tối thiểu vì các thông tin thu thập trong nghiên cứu là không nhạy cảm.  Phỏng vấn được tiến hành khi có sư đồng ý của đối tượng tham gia  Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được tiến hành ở một nơi đảm bảo riêng tư 7  Không chụp ảnh, quay phim  Các thông tin thu thập sẽ không bao gồm các thông tin cá nhân như tên hay địa chỉ  Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu sẽ hoàn toàn được giữ bí mật, chỉ trong nhóm nghiên cứu biết. . 2.7. Thời gian dự kiến STT Các hoạt động Thời gian 1 Xây dựng đề cương nghiên cứu-bản dự thảo 7/2010 2 Thảo luận, thống nhất đề cương, thời gian, kinh phí, hợp đồng. 8/2010 3 Rà soát các tài liệu nghiên cứu. 9/2010 4 Xây dựng kế hoạch nghiên cứu (kế hoạch thực địa chi tiết) 10/2010 5 Xây dựng/chỉnh sửa các công cụ thu thập số liệu 10/2010 6 Thử nghiệm các công cụ thu thập số liệu 10/2010 7 Chỉnh sửa và hoàn thiện bộ công cụ 11/2010 8 Liên hệ đối tác và chuẩn bị thực địa 11/2010 9 Tuyển các ĐTV tại địa phương 11/2010 10 Tập huấn cho ĐTV và GSV 11/2010 11 Thu thập số liệu 11-12/2010 12 Làm sạch, nhập và so sánh số liệu 2 lần nhập (số liệu định lượng) hoặc gỡ băng (số liệu định tính) 1/2011 13 Phân tích số liệu 1-3/2011 14 Tổng kết kết quả ban đầu 4/2010 15 Viết báo cáo ban đầu 4-5/2011 16 Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo 6/2011 17 Viết đề tài đăng tải 7-8/2011 8 3. Tài liệu tham khảo 1 UNGASS. Declaration of Commitment on HIV and AIDS adopted at the 26 th United Nations General Assembly Special Session in June 2001. Hanoi: 2010. 1 Sentinel Surveillance Survey 2009: community-based samples. VAAC, 2009 1 Tran TN, Detels R, Long HT, Phung LV, Lan HP: HIV infection and risk characteristics among female sex workers in Hanoi, Vietnam. J Acquir Immune Defic Syndr 2005, 39:581-586. 1 Nguyen Anh Tuan et al. Human immunodeficiency virus (HIV) infection patterns and risk behaviours in different population groups and provinces in Viet Nam. Bulletin of the World Health Organization 2007;85:35-41. 1 Kim M. Blankenship et al. Results of a Cross-sectional Survey of Female Sex Workers in Rajahmundry, Andhra Pradesh. A summary report. May 2007. 1 UNGASS, 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá nhu cầu chuyển đổi nghề của phụ nữ hành nghề mại dâm tại tỉnh Khánh Hoà 2010.pdf
Tài liệu liên quan