Đánh giá đơn xin vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các kỹ thuật khác có thể áp dụng: Cơ sở hợp lý cho định giá Phân tích hoà vốn Phân tích mức độ nhạy cảm Giá trị hiện tại ròng Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Các phụ lục có thể có: Báo cáo về các cuộc viếng thăm thực địa Đánh giá tài sản thế chấp Báo cáo của tư vấn kỹ thuật

ppt35 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá đơn xin vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá đơn xin vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Roy Perryman Do Thi Kim Hao Hà Nội, Tháng 7 năm 2006 Đánh giá đơn xin vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN hay SME) – Các mục tiêu khoá học Mục tiêu: Mục tiêu tổng thể của khoá học là củng cố kiến thức và kỹ năng của các học viên khi làm việc với một đơn xin vay vốn của một khách hàng là doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ. Tiếp đó, học viên sẽ hiểu được quá trình đánh giá đơn xin vay vốn sẽ bao gồm các nguồn thông tin cả khách quan lẫn chủ quan, đồng thời biết được các nguồn thông tin này cần được đánh giá nghiêm túc ra sao để đưa đến một quyết định mang tính cân bằng (dung hoà). Trọng tâm của việc đánh giá luôn được đặt trên khả năng trả nợ vay từ nguồn tiền mặt tạo ra và từ kết quả của kế hoạch dự án đầu tư đang xét đến. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Tiếp nhận đơn xin vay Rủi ro tín dụng bắt đầu với đơn xin sử dụng tiện ích tín dụng. Các đơn như vây có hai hình thức: Đơn thăm dò Đơn chính thức Chỉ khi đơn chính thức được trình lên người cho vay mới thực sự bắt đầu phải cọ xát với rủi ro. Trong nhiều trường hợp mẫu đơn ban đầu được thiết kế sao cho nó cung cấp đầy đủ thông tin đối với người cho vay để có thể đưa ra quyết định xem liệu có tiếp tục xem xét đơn này một cách nghiêm túc hay không. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Tiếp nhận đơn xin vay Đưa câu hỏi (yêu cầu) thăm dò Nghiên cứu xem xét khách hàng và dự án Uy tín khách hàng và hồ sơ theo dõi Bản chất Mục đích Đáp ứng các tiêu chí về tư cách/chính sách tín dụng Phần đóng góp Thế chấp!!! Nộp đơn chính thức Thu thập thông tin Phân tích (thẩm tra – xem xét các bằng chứng) Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các nguồn thông tin Các nguồn: Kế hoạch kinh doanh Các sổ sách ghi chép (hồ sơ) tại ngân hàng Các tổ chức tham chiếu Các cuộc thăm viếng tại chỗ Kiến thức cá nhân Các nguồn bên ngoài Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Điều mà các số liệu tài chính không nói ra • Chất lượng quản lý (ban lãnh đạo) của doanh nghiệp • Nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm/dịch vụ • Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ • Chất lượng của cơ sở khách hàng của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các khách hàng có nợ xấu hoặc nợ đang có nghi vấn không được thông báo • Các kế hoạch trong tương lai đối với doanh nghiệp và liệu tài sản của doanh nghiệp có đủ để hỗ trợ các kế hoạch đó không • Liệu doanh nghiệp có phải phụ thuộc vào một loại sản phẩm/dịch vụ duy nhất hay không Sự chính xác của các đánh giá về giá trị hàng tồn lưu kho, kể cả các hàng tồn lầu đã lạc hậu/cũ (điều này cũng có thể được áp dụng đối với việc đánh giá giá trị của các loại tài sản khác) • Doanh nghiệp cho nợ tiền trong bao lâu? Có thể có những khoản tiền sẽ không bao giờ được thanh toán và cần phải được coi là “nợ xấu”. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Xếp loại (Đánh điểm) rủi ro Thiết kế hệ thông xếp loại “Thuật ngữ ‘Hệ thống xếp loại’ bao gồm tất cả các phương pháp, quy trình, kiểm soát và thu thập số liệu cùng với hệ thống công nghệ thông tin (IT) hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro tín dụng, xếp loại tín dụng nội bộ và lượng hoá các ước tính về khả năng không trả nợ và mất mát”. Mục đích của hệ thống xếp loại là chỉ căn cứ vào rủi ro không thanh toán nợ mà xếp hạng theo thứ tự tất cả các khách hàng, nghĩa là chất lượng tín dụng của người vay được tính riêng, trước khi xem xét đến bất kỳ một hình thức giảm nhẹ nào như thế chấp, bảo lãnh hay hỗ trợ từ một thực thể khác dù chính thức hay không. Tác động của các yếu tố giảm nhẹ lên rủi ro tín dụng được tính đến về sau trong quá trình thẩm định tín dụng, việc xếp hạng theo bản chất cung cấp nhát cắt đầu tiên trong đánh giá rủi ro cũng như cơ sở để đánh giá sự cần thiết hay yêu cầu về các yếu tố giảm nhẹ. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Xếp loại rủi ro Quá trình phát triển phương pháp xếp loại 1.  Đồng ý về các tiêu chí rủi ro 2. Gán điểm/tỷ trọng cho các tiêu chí 3. Kiểm tra hệ thống trên cả danh mục 4 Thực hiện Xem xét lại 6 Thay đổi Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Vốn lưu động ĐỊNH NGHĨA - Các chuyên gia kế toán có thể tranh luận về định nghĩa này, nhưng các ngân hàng thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ: HÀNG TỒN LƯU KHO + CÁC KHOẢN PHẢI THU – CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ = VỐN LƯU ĐỘNG HOẶC TÀI SẢN NGẮN HẠN RÒNG   Điều này có nghĩa là gì? Làm thế nào để biết như vậy là tốt hay xấu?   Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Vốn lưu động Điều này có nghĩa là gì? Vốn lưu động là số tiền cần thiết để tài trợ cho các tài sản lưu động của một doanh nghiệp và thường tăng lên tỷ lệ thuận với doanh thu. Hầu hết các doanh nghiệp đều có hàng tồn lưu kho hoặc các khoản phải thu, thường là cả hai. Hầu hết các doanh nghiệp cũng sử dụng tín dụng từ các nhà cung cấp. Tuy nhiên rất ít doanh nghiệp có khả năng sử dụng khoản tín dụng đó ở mức có thể tài trợ đủ cho cả hàng tồn kho và các khoản phải thu. TỶ LỆ VỐN LƯU ĐỘNG TRÊN DOANH THU Đây là lý do vì sao nhiều người cho vay sử dụng tỷ lệ này:- Các khoản phải thu + Tồn lưu kho – Các khoản phải trả/Doanh thu X 100 = Tỷ lệ Vốn lưu động trên Doanh thu   Đánh giá ĐƠN XIN VAY VỐN CỦA DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn “Đầu tư tài sản cố định/vốn" là chi tiền bây giờ để thu lợi ích trong tương lai. Chúng ta có xu hướng coi việc mua sắm máy móc là một loại giao dịch thường có trong đầu tư, nhưng thực tế là các quyết định mang tính dài hạn hơn này bao gồm cả những chủ đề sau đây: Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn Mua thêm máy móc mới; Mua máy mới để thay thế cho máy cũ hiện có; Mua máy mới để giảm bớt lao động hiện tại; Đi thuê hoặc mua (đặc biệt khi tính toán đến các tác động về thuế); Mở rộng lực lượng lao động; Mở rộng cơ sở nhà xưởng; Giới thiệu một chiến dịch quảng cáo vì lợi ích lâu dài; Giới thiệu một dòng sản phẩm mới; Thay thế dòng sản phẩm/dây chuyền sản xuất.   Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn Về bản chất các quyết định đầu tư vốn liên quan đến một giai đoạn dài hơn nên rõ ràng là kỹ thuật được sử dụng phải tính đến sự thay đổi về mặt giá trị theo thời gian. Các kỹ thuật đánh giá thẩm định hiện tại dựa trên dòng tiền mặt dự báo mà không tham chiếu đến các xu hướng lạm phát (mặc dù cả hai phương pháp đều tính đến sự thay đổi trong giá trị của tiền theo thời gian không liên quan đến lãi suất). Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG Chúng ta đều đã quan với khái niệm lãi suất gộp (hoặc lãi suất kép) và biết rằng 100 đồng với mức lãi suất 10%/năm sẽ tăng lên thành 121 đồng sau 2 năm. Ngược lại, 121 đồng trong 2 năm có thể được chiết khấu ở mức 10%/năm để thấy “giá trị hiện tại” của số tiền đó tại mức lãi suất như vậy là 100. Lãi suất có liên quan đến dự án thường chính là chi phí của vốn đối với công ty đó - hoặc mức lãi sau thuế trên tiền vay, hoặc chi phí cơ hội của việc đầu tư vào dự án thay vì đầu tư vào nơi khác. Nếu chúng ta giả sử rằng trong trường hợp này mức lãi suất là 10%/năm, có thể sử dụng các bảng sau để chuyển đổi “dòng tiền mặt ròng” trong ví dụ của chúng ta thành “giá trị hiện tại” của các dòng tiền đó đối với mỗi kỳ. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn Như vậy chúng ta có thể nói rằng dự án sẽ có thu nhập ròng là số dương ở mức giá trị hôm nay là 34 đồng. “Giá trị hiện tại ròng" là một công cụ hỗ trợ có giá trị đối với việc ra quyết định và có thể giúp xếp hạng dự án về khả năng sinh lời sau khi đã tính đến sự thay đổi về mặt giá trị của tiền theo thời gian. Hạn chế của phương pháp này là thu nhập theo % để so sánh với chi phí vốn không có sẵn ngay nhưng có thể khắc phục điều này bằng cách kết hợp sử dụng nó với phương pháp Tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn TỶ SUẤT HOÀN VỐN NỘI BỘ Phương pháp này sử dụng cùng một nguyên tắc như cách tiếp cận trước nhưng với mục đích tìm ra tỷ lệ/hệ số chiết khấu mà tại đó các giá trị hiện tại của dòng tiền vào và dòng tiền ra là bằng nhau, có nghĩa là khi giá trị hiện tại ròng bằng 0. Con số phần trăm này sau đó có thể được so sánh với chi phí vốn để cho công ty một đo lường về mức độ sinh lời được thể hiện theo cách này cũng như giá trị hiện tại ròng đã được tính toán. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn Tỷ suất hoàn vốn nội bộ KHÔNG PHẢI là lợi nhuận bởi chi phí của tiền vốn phải được trừ đi. Trong ví dụ này – 16% - 10% = 6% Liệu mức thu nhập như vậy có chấp nhận được? So với các lựa chọn khác thì thế nào? Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Thẩm định đánh giá đầu tư vốn Thái độ của chúng ta đối với các quyết định đầu tư vốn “Nghệ thuật" của thẩm định đánh giá không phải ở năng lực tính toán toán học, bởi một khi bạn nắm được phương pháp bạn sẽ nhớ được chúng. Kỹ năng thực sự nằm ở chỗ lựa chọn các dự án xứng đáng ngay từ đầu, đánh giá cả về thời gian lẫn tiền bạc một cách chính xác trong một thời gian dài và sau đó diễn giải kết quả thu được. Là cán bộ ngân hàng, chúng ta cần áp dụng kỹ thuật ở nơi nó hữu dụng chứ không phải ở nơi vô dụng. Tuy nhiên nếu thời gian và tiền bạc đề xuất mang một tầm quan trọng nào đó, chúng ta sẽ tự giúp mình và giúp cả công ty nếu chúng ta nắm được cả những phương án lựa chọn khác – hãy nhớ rằng các quyết định như vậy không chỉ cho việc mua sắm máy móc mà còn nhiều yếu tố dài hạn khác nữa. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các loại và giá trị của tài sản thế chấp Mặc dù trọng tâm trước hết trong các quyết định tín dụng là năng lực thanh toán, người chuyên viên tín dụng cần phải xem xét cả thế chấp và giá trị của tài sản dùng để trả nợ nếu các kế hoạch không thể trở thành hiện thực. Một phương pháp được các ngân hàng sử dụng là so sánh nghĩa vụ/tài sản nợ với giá trị của tài sản khi bắt buộc phải bán. Cách tiếp cận này hữu ích khi xem xét tình trạng nợ của công ty trong tương quan với các tài sản có của họ. Để làm phân tích này, giả sử rằng giá trị của tài sản trong bảng cân đối tài sản cuối cùng gần xấp xỉ với giá trị hiện tại của tài sản; Nếu biết có sự chênh lệch đáng kế thì giá trị theo thị trường gần nhất sẽ được áp dụng. Thông thường các tài sản lớn như cơ sở nhà xưởng kinh doanh cần phải được định giá bởi các chuyên gia độc lập.   Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các loại và giá trị của tài sản thế chấp Bởi khi công ty không thể trả nợ thì tài sản sẽ buộc phải bán, chúng ta có thể giả thiết rằng các tài sản đó có khả năng không thể bán được theo giá trị hiện tại của chúng. Tuy nhiên giá thiết này đôi khi có thể không đứng vững trong thời gian lạm phát cao hoặc khi thiếu thiết bị trên thị trường. Trên cơ sở kinh nghiệm trong quá khứ về các vụ phá sản, một số ngân hàng đã áp dụng các chỉ số so sánh sau: Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các loại và giá trị của tài sản thế chấp CÁC CHỈ SỐ SO SÁNH CỦA GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN % giá trị trên bảng cân đối tài sản hay theo đánh giá chuyên nghiệp.   TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Đất đai nhà xưởng sở hữu - 60% - 75% (các con số sẽ thấp hơn đối với các toà nhà công nghiệp, cao hơn đối với nhà ở, cửa hàng, khách sạn hay các toà nhà lớn đang có nhu cầu cao)   Các toà nhà đi thuê theo hợp đồng thuê ngắn hạn - 0% (thông thường thời gian thuê là dưới 21 năm với mức giá thuê được xem xét lại thường xuyên)  Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các loại và giá trị của tài sản thế chấp Máy móc - 10% - 30% Thiết bị văn phòng - 10% - 20% (Giả thiết rằng máy móc có thể dễ dàng tách khỏi nhà xưởng và vận chuyển, nếu không sẽ không có giá trị bởi chi phí vượt quá giá bán) Xe cộ - 25% - 50% (thường thì xe cộ có thể được bán thanh lý với giá gần bằng giá trên bảng cân đối tài sản nhưng có thể có vấn đề với các loại xe cũ) Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các loại và giá trị của tài sản thế chấp TÀI SẢN CÓ NGẮN HẠN Lưu kho/nguyên vật liệu - 20% - 50% Công việc dở dang - 0% - 20% Hàng hoá hoàn chỉnh - 10% - 50% (chỉ số so sánh phụ thuộc vào nhu cầu và liệu hàng tồn kho có đang ở trong tình trạng có thể bán được hay không) Các khoản phải thu - 50% - 75% (không tính bất kỳ khoản nợ xấu/khó đòi nào cũng như các khoản nợ đã quá hạn trên 6 tháng) TÀI SẢN CÓ VÔ HÌNH Bản quyền, thương hiệu - 0% Sở hữu trí tuệ, đặc quyền kinh doanh - 0% Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các loại và giá trị của tài sản thế chấp Sau khi các chỉ số này được tính toán, kết quả sẽ được so sánh với nghĩa vụ nợ/tài sản nợ hiện có – bao gồm cả các nghĩa vụ ngắn hạn và trung dài hạn (không kể vốn chủ sở hữu). Điều này có thể chỉ ra liệu doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ hay không nếu các tài sản bị buộc phải bán đi vào ngày lập bảng cân đối tài sản. Đây là một công cụ hữu ích nhưng chỉ cho những đo lường rất sơ bởi tài sản nợ có thể tăng lên và tài sản có có thể bị tiêu hao. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các loại và giá trị của tài sản thế chấp SỬ DỤNG TÀI SẢN THẾ CHẤP   Mục tiêu trước hết của việc nắm giữ tài sản thế chấp là giảm rủi ro tín dụng. Điều này có thể đạt được ngay cả khi tất cả các chủ nợ phải chia nhau số tài sản. Các lý do chủ yếu để lấy tài sản thế chấp là:   1. Nó ngăn cản khách hàng thanh lý một số tài sản nhất định 2. Nó giảm bớt rủi ro tín dụng bằng việc cho Ngân hàng có các quyền ưu tiên hơn đối với tài sản so với các chủ nợ khác. 3. Nó có thể cho phép Ngân hàng bán tài sản trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. 4. Nó có thể cho phép Ngân hàng kiểm soát các hành động của chủ doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đang ở trong tình trạng khó khăn về tài chính. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Các loại và giá trị của tài sản thế chấp CÁC LOẠI THẾ CHẤP Bất kỳ một tài sản hay quyền đối với tài sản nào cũng có thể được xem xét để thế chấp cho vay tín dụng, tuy nhiên việc ngân hàng chấp nhận nó hay không được quyết định bởi một số yếu tố sau: 1. Tài sản có thể đưa ra thị trường không? Nó có thể bán dễ dàng không?  2. Giá của tài sản có thể biết chính xác được không? - Liệu có thể đặt một mức giá lên tài sản không?  3. Liệu giá tài sản có ổn định không? - Liệu giá trị của tài sản sẽ tăng, giảm hay dao động?  4. Việc chuyển giao quyền đối với tài sản có hợp pháp không? - Tài sản đó có được phép thế chấp không?  5. Việc đặt tài sản làm thế chấp có tốn kém và gặp khó khăn gì không? - Có cần thiết phải có sự kiểm soát thực tế đối với tài sản để việc thế chấp có hiệu quả hay không?   Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Viết báo cáo thẩm định đánh giá tín dụng Phần 1 – Các thông tin chung Nhận biết, xác định vị trí và đưa ra các thông tin pháp lý cơ bản về doanh nghiệp thụ hưởng triển vọng. Phần 2 – Các tiêu chí tư cách (đủ điều kiện để vay vốn) Khẳng định rằng doanh nghiệp đáp ứng theo định nghĩa pháp lý về SME cũng như các tiêu chí tư cách để xin vay vốn hoặc bảo lãnh trong khuôn khổ dự án Cải cách EU-Trung Quốc.   Phần 3 – Mô tả doanh nghiệp và các hoạt động Xác định xem doanh nghiệp phát triển/biến đổi sang hình thức hiện tại khi nào, ở đâu và như thế nào, đồng thời đưa ra tổng quan giới thiệu sơ bộ về các hoạt động chủ yếu và các mục tiêu kinh doanh cơ sở.   Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Viết báo cáo thẩm định đánh giá tín dụng Phần 4 – Các tài sản kinh doanh Nhận biết các tài sản hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Phần 5 – Quan hệ với ngân hàng và Hồ sơ tín dụng Thiết lập uy tín và khả năng trả nợ của người thụ hưởng, bao gồm cả các khoản vay hiện tại và trong quá khứ. Phần 6 – Quyền chủ sở hữu, Ban lãnh đạo và Tổ chức Xác định ai là người kiểm soát doanh nghiệp Cái nhìn chung về ban lãnh đạo doanh nghiệp cần được tổng kết lại theo các tiêu chí đặc điểm chung, quan điểm, tính thích đáng, tính đáng tin cậy và ổn định. Có cấu tổ chức (nếu cần thiết và phù hợp)   Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Viết báo cáo thẩm định đánh giá tín dụng Phần 7 – Triển vọng lĩnh vực ngành Thiết lập tình trạng hiện tại của lĩnh vực ngành cũng như những diễn biến trông đợi trong tương lai Phần 8 – Sản phẩm/dịch vụ Thiết lập và mô tả các sản phẩm kinh doanh, tầm quan trọng tương đối của mỗi sản phẩm cũng như các hạn chế khó khăn và sự bảo hộ đặc biệt mà các sản phẩm này có thể trở thành đối tượng. Phần 9 – Quá trình sản xuất Mô tả quá trình sản xuất, năng lực, kết quả hoạt động và các hạn chế khó khăn.  Nếu cần thiết, có thể mô tả về kỹ các quy trình sản xuất chủ yếu. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Viết báo cáo thẩm định đánh giá tín dụng Phần 10 – Các nhà cung cấp   Thiết lập mức độ tin cậy của nguồn cung cấp và mức độ ổn định của chi phí đối với các đầu vào thiết yếu của sản xuất Phần 11 – Phân tích thị trường   Nhận biết các thị trường mục tiêu đối với sản phẩm của doanh nghiệp và các xu hướng có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai. Thiết lập vị thế hiện tại trong mỗi phân đoạn thị trường và các mục tiêu trong tương lai. Phần 12 - Cạnh tranh   Nhận biết vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên các thị trường lựa chọn. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Viết báo cáo thẩm định đánh giá tín dụng Phần 13 – Kế hoạch tiếp thị Mô tả cách thức mà doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra thị trường, các sắp xếp về phân phối, các chính sách về khuyến mại và định giá. Phần 14 – Dự án đầu tư/Nhu cầu vốn lưu động Cung cấp đầy đủ các thông tin về dự án đầu tư đề xuất, kế hoạch thực hiện và cấp tài chính. Phần 15 – Yêu cầu vay vốn Tổng kết tất cả các khía cạnh nêu ra trong đơn xin vay vốn. . . Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Viết báo cáo thẩm định đánh giá tín dụng Phần 16 – Phân tích tài chính Thực hiện việc phân tích tài chính đầy đủ dựa trên kết quả hoạt động trong quá khứ bằng cách sử dụng các báo cáo tài chính (đã được kiểm toán) để thiết lập tính vững mạnh, lợi nhuận và mức thanh khoản của doanh nghiệp, nhận xét về các kết quả và xu hướng. Phần 17 – Dự báo tài chính Xem xét một cách cẩn thận các dự báo tài chính dưới ánh sáng của các kết quả kinh doanh trong quá khứ và bằng cách hiểu rõ các cơ sở mà dự báo được lập trên đó cũng như các giả thiết được sử dụng. Phần 18 – Phân tích SWOT Đánh giá chung về vị thế của doanh nghiệp, cả từ bên trong lẫn bên ngoài Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Viết báo cáo thẩm định đánh giá tín dụng Phần 19 – Các yếu tố môi trường Nhận xét về bất kỳ một tác động bất lợi nào mà dự án có thể gây ra đối với môi trường Phần 20 - Tổng kết về các rủi ro chính và các biện pháp giảm nhẹ Chi tiết các rủi ro chủ yếu được cảm nhận và khách hàng dự định tránh/giảm nhẹ chúng bằng cách nào. Phần 21 - Xếp loại rủi ro chung Đây là một phần trong khuyến cáo để đo lường rủi ro xuyên qua các yếu tố then chốt (Basel II) Phần 22 – Kết luận và khuyến nghị Đưa ra một tổng kết chung ngắn gọn chính xác và các khuyến nghị rõ ràng cho người ra quyết định. Đánh giá đơn xin vay vốn của DNVVN – Viết báo cáo thẩm định đánh giá tín dụng Các kỹ thuật khác có thể áp dụng: Cơ sở hợp lý cho định giá Phân tích hoà vốn Phân tích mức độ nhạy cảm Giá trị hiện tại ròng Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Các phụ lục có thể có: Báo cáo về các cuộc viếng thăm thực địa Đánh giá tài sản thế chấp Báo cáo của tư vấn kỹ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptDanh gia don vay von cua DNVVN (1).ppt
Tài liệu liên quan