Đại cương về kỹ thuật

30) Một người không có chứng chỉ PE (Professional Engineer – Kỹ sư chuyên nghiệp) có thể sử dụng chức danh “ Kỹ sư” trong một công ty được không? Tại sao được và tại sao không? Liệt kê các bước trong quá trình đăng ký hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp? Trả lời: Theo em một người không có chứng chi PE vẫn có thể sư dụng chức danh “ kỹ sư” trong một công ty: Bởi vì, chứng chỉ PE là chứng chỉ công nhận hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp, chứ không ép buộc tất cảc mọi người đều phải có chứng chỉ này. Người này đã tốt nghiệp chuyên ngành thuộc khối ngành kỹ thuật và được công nhận là kỹ sư, ngoại trừ trường hợp người này chưa tốt nghiệp. Các bước trong quá trình đăng ký hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp: - Đầu tiên phải có bằng tốt nghiệp đại học từ một trường hoặc khoa đã được kiểm định chất lượng - Thi đỗ kỳ thi FE - Có thời gian tập sự - Cuối cùng là phải thi đỗ kỳ thi Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

doc21 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 7081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương về kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG BÁO Câu hỏi ôn tập môn Đại cương về Kỹ thuật (MEC 201)  1)     Kỹ thuật là gì? Hãy trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật. Trả lời: 1.1. – Theo từ điển American Heritage Dictionary of the English Language:” Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả”. - Theo Ủy ban kiểm định Hoa kỳ:”Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển cáccách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người”. - Theo Count Rumford, 1796:” Kỹ thuật la sự ứng dụng của khoa học đẻ phục vụ các nhu cầu của cuộc sống”. - Theo Sam Florman, 1976:”Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế”. - Theo trang web DiscoverEngineering của …….:”Kỹ thuật không phải là khoa học… Khoa học là khám phá tự nhiên. Kỹ thuật là sản phẩm nhân tạo”. 1.2. Trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật: 1.2.1. Kỹ thuật với chức năng khoa học ứng dụng: Hầu hết mọi người đều đồng ý kỹ thuật là ứng dụng khoa học và toàn học vào thực tế. - Quan tâm đến việc chuyển đổi khoa học cơ bản vào công nghệ, và từ đó, từ công nghệ sang sản phẩm hữu dụng hơn là mở rộng khoa học cơ bản. - Các kỹ sư thuần túy thường chỉ quan tâm đến thực tế, cũng như các nhà khoa học thuần túy thường chỉ quan tâm đến việc khám phá các tri thức mới. Nhưng trong thực tế, các nhà khoa học thực tiễn và các kỹ sư đèu đóng góp rất lớn vào quá trình biến những thành tựu khoa học thành thực tiễn. - Các kỹ sư có vai trò chuyển những ý tưởng thành các sản phẩm hay ứng dụng thực tế. - Các kỹ sư phát triển cả sản phẩm lẫn quá trình. 1.2.2. Kỹ thuật với chức năng sang tạo và giải quyết vấn đề: - Thứ nhất: Các nhà kỹ thuật thường giải quyết các vấn đề của mọi lĩnh vực của cuộc sống. Họ phải có khả năng nghe và hiểu được các yêu cầu đặt ra, vạch ra các hướng giải quyết có thể. - Thứ hai: Các nhà kỹ thuật nhất thiết phải thành thục trong việc sử dụng các cách tiếp cận tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề. Nhà kỹ thuật vừa phải sáng tạo khi giải quyết vấn đề, vừa phải tuân thủ các chuẩn mực đặt ra trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. 1.2.3. Kỹ thuật với chức năng tối ưu hoá: - Kỹ thuật, cũng giống như cuộc đời, được tối ưu hoá trong những giới hạn nhất định. Nhà kỹ thụât luôn phải đối diện với các giàng buộc/giới hạn khi giải quyết vấn đề. -Một khía cạnh không thể không để ý tới trong giới hạn tự nhiên trong kỹ thuật là tính xác xuất của sự kiện, trong đó có xác xuất xảy ra hỏng hóc. Ngoài ra còn có tính khả thi: Là khả năng của một đề án thỏa mãn các rang buộc xác định. Có một số khía cạnh của tính khả thi bao gồm: - Khả thi kỹ thuật: đánh giá đề án được các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra hay không. - Kinh tế: đánh giá đề án có mang lại giá trị lớn hơn chi phí cho nó hay không. - Tài chính: đánh giá liệu đề án có thu hút được đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện. 1.2.4. Kỹ thuật với chức năng ra quyết định. Các kỹ sư đưa ra các lời khuyên bằng cách lựa chọn những phương án khả dĩ nhất trong danh sách các lựa chọn. Họ cần thu thập các yêu cầu một cách rất cẩn thận. Dưa vào những phưong pháp đã được công nhận kết hợp với khả năng sang tạo của mình, họ phải lập ra một danh sách lựa chọn khả dĩ. 1.2.5. Kỹ thuật với chức năng giúp đỡ người khác. Các đề án kỹ thuật nào được thực thi cũng phải hoàn toàn đáp án được các yêu cầu của cộng đồng, với mục đích làm cho cuộc sống con người khoe mạnh và tiên nghi, đầy đủ hơn. 1.2.6. Kỹ thuật vvới chức năng nghề nghiệp. Kỹ thuật là nghề. Các kỹ sư được trả lương cho công việc của mình. Điều đó cũng có nghĩa, để trở thành kỹ sư bạn phải đáp ứng các đòi hỏi nhất định của người trả lương cho bạn. Không hoàn toàn đúng nếu gọi bất cứ ai có tấm bằng tốt nghiệp đại học lỹ thuật là kỹ sư. Người kỹ sư phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của công việc.   2)   Hãy nêu các công việc chính của kỹ sư? Trình bầy chức năng phân tích và thiết kế của các kỹ sư? Trả lời: 2.1. Các công việc chính của kỹ sư. - Phân tích - Thiết kế - Kiểm tra thử nghiệm - Phát triển - Bán hang - Nghiên cứu - Quản lý - Tư vấn - Dạy học 2.2. Chức năng phân tích và thiết kế. 2.2.1. Chức năng phân tích: Người kỹ sư chủ yếu làm việc với các vấn đề mô hình hóa. Sử dụng các nguyên tắc toán học, vật lý và khoa học kỹ thuật, khai thác các phần mềm ứng dụng kỹ thuật, người kỹ sư phân tích đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn khởi đàu của các đề án thiết kế, cung cấp các thong tin và trả lời các câu hỏi bằng các thong tin không đòi hỏi chi phí cao. Do vậy mỗi một kỹ sư đều phải biết tìm hiểu và phân tích bất cứ một vấn đề, nó giúp cho các kỹ sư có khả năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và triệt để hơn, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. 2.2.2. Chức năng thiết kế: Người kỹ sư thiết kế có nhiệm vụ chuyển đổi các khái niệm và thông tin ở bước phân tích sang kế hoạch, dự án chi tiết, các thông số quyết định việc phát triển và chế tạo sản phẩm. Đặc biệt phải lưu ý rằng khi có nhiều phương án khả thi, người kỹ sư thiết kế cần quan tâm các yếu tố như giá thành sản phẩm, tính sẵn có của vật liệu, tính dễ chế tạo và các yêu cầu công tác… để có lựa chọn phù hợp. Khả năng sang tạo đi đôi với tư duy phân tích, quan tâm các đặc tính chi tiết… là các yêu cầu quan trọng cảu người kỹ sư thiêt kế. Như vậy một kỹ sư muốn thực thi một đề án thì phải biết tự đặt ra các dụ kiến, dự định của mình về đề tài, dự án của mình để có thể thực hiên tốt. 3)     Hãy nêu và phân tích nội dung cơ bản của chiến lược học tập thành công? Trả lời: 3.1. Nội dung cơ bản của chiến lược học tập thành công: - Xác định rõ mục tiêu học tập và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đó. - Xây dưng kế hoạch thực hiện mục tiêu học tập. - Biết học và rút kinh nghiệm từ các thất bại. 3.2. Phân tích: 3.2.1. Xác định mục tiêu. Mỗi một con người đều có mục tiêu của mình và đặc biệt là sinh viên chúng ta. Bạn đang học một trường kỹ thuật và mục tiêu của bạn là tốt nghiệp ngành kỹ thuật mà bạn đã chọn. Kỹ thuật là một lĩnh vực học tập có rất nhiều đòi hỏi sự cố gắng của người học. Nhiều sinh viên thong minh, có năng khiếu cũng có thể bị thất bại nếu không quyết tâm thực hiện mục tiêu học tập. Trước hết, bạn cần tự trả lời câu hỏi: bạn quyết tâm đạt được mục tiêu chính là tốt nghiệp hay bạn mong muốn đạt được mục tiêu đó? Nếu bạn chỉ mong muốn đạt được mục tiêu, bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình. Nếu chỉ đơn thuần mong muốn đạt mục tiêu, bạn sẽ có thể tự cho mình thất bại, bạn có thể cho rằng, bạn luôn có một lựa chọn khác. Do vậy để thành công, bạn chỉ có một lựa chọn: tự cam kết với mình, hãy phấn đấu để học tập thành công. Để duy trì được quyết tâm đó, bạn luôn nhớ rằng: - Bạn đã chọn học kỹ thuật vì những lý do chính đáng của chính bạn; - Duy trì sự tập trung và nhắc nhở mình lý do và tính đúng đắn của sự lựa chọn đó; - Hãy tin tưởng ở khả năng của mình; bạn sẽ thành công; Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc xác định mục tiêu là bạn hãy viết nó ra, hãy viết tất cả những mục tiêu của bạn ra giấy; - Hãy chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể, càng chi tiết càng tốt; - Dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy nhất; - Xây dựng kế hoạch các việc cần làm để thực hiện từng mục tiêu đó; 3.2.2. Kế hoạch thực hiện. Để thu được thành công cho cả một mục tiêu lớn. Hãy xây dựng kế hoạch hành động cho từng giai đoạn ngắn, từng tuần, từng học kỳ hay cả một năm học một cách cụ thể. Bạn hãy tập học cách xây dựng cho mình những kế hoạch và thực hiện những kế hoạch đó từ nhỏ tới lớn. Hãy tìm hiểu toàn bộ chương trình đào tạo của ngành bạn đang học; hãy lập kế hoạch phấn đấu cho từng kỳ. Hãy phân tích cẩn thận và lập ra kế hoạch chi tiết đẻ thực hiện từng mục tiêu nhỏ. 3.2.3. Học từ thất bại. Khi bạn thử làm những công việc mới, việc thử nghiệm và sai sót là không thê tránh khỏi. Vì vậy, trong quá trình phấn đấu cho mục tiêu tốt nghiệp khóa đào tạo, bạn sẽ có thể có những thất bại nhỏ, thất vọng chán nản. Thất bại là thuộc tính cố hữu, là một phần của quá trình học tập ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, cách bạn xử sự với thất bại mới quyết định sự thành công hay không cho cả quá trình học tập. Để vượt qua vấn đề khó khăn, các nhà nghiên cứu giáo dục kỹ thuật đã tong kết và đưa ra các giai đoạn: - Giai đoạn 1: Cố gắng làm quen với vấn đề một cách chi tiết, xác định rõ mục đích, khẳng định quyết tâm là sẽ không có gì ngăn cản được bạn. - Giai đoạn 2: Thử một số giải pháp thong dụng. - Giai đoạn 3: Bạn hãy thu nhỏ phạm vi tìm kiếm lời giải và tập trung cao độ để tìm giải pháp cho vấn đề. Bạn làm như vậy thì bạn sẽ tìm thấy lời giải ở giai đoạn này. Sự kiên nhẫn là điều bạn có để hoàn thành giai đoạn 3. Tính kiên nhẫn giúp bạn: - Tính khéo léo tăng lên cùng khả năng kiên nhẫn. - Tính kiên nhẫn hết sức cần thiết duy trì tư duy của bạn để từ đó, bạn có thể đạt đến thành công. - Tính kiên nhẫn cho phép bạn đạt đến tầm tư duy hiệu quả. 4)     Hãy nêu và phân tích nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành công? Trả lời: 4.1. Các nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành công. - Nỗ lực; - Làm việc thong minh; - Quan điểm học tập đúng đắn; 4.2. Phân tích. 4.2.1. Nỗ lực: Nhiều học sinh phổ thông đã dễ dàng có được điểm học tập khá cao mà không cần học tập vất vả. Có nhiều người được sinh ra với mức độ thông minh cao hơn một số người khác. Các bạn học sinh có trí thông minh tốt có thể không cần đầu tư nhiều thời gian và công sức đẻ học thuộc các công thức hay để giải các bài toán đố cấp độ phổ thông và do đó, có thể đạt điểm cao khá dễ dàng. Nhưng trong đại học thì không như vậy, có nhiều sinh viên học giỏi ở phổ thông đã không đạt kết quả cao ở trường đại học. Tại sao lại như vậy? Thực tế là các bạn quá tự tịn vào khả năng của mình mà không chuyên cần học tập. Theo kết quả thống kê cho thấy đa phần sinh viên bị cảnh cáo và buộc thôi học là những học sinh khá giỏi thời phổ thông. Năng khiếu/ trí thông minh hay đức tính cần cù làm lên thành công? Thực tế bản than tôi cho thấy chi có cần cù chịu khó mới làm lên thành công. Không chỉ có bản thân tôi cho thấy như vậy mà từ trước như Thomas Alva Edison, nhà khoa học Mỹ, người đã phát minh ra bong đèn sợi đốt, từng tuyên bố “thiên tài là do 1% thông minh và 99% cần cù”. Như vậy là chúng ta đã thấy chỉ có cần cù chịu khó mới làm lên tất cả. Tuy nhiên các bạn cũng phải lưu ý rằng, không nên quá nỗ lực vào giai đoan cuối mà phải biết phân bố thời gian và sức lực một cách hợp lý. Con đường đi đến thành công trong kỹ thuật rất dài và gian nan. Để giữ vững quan điểm và lập trường của mình hãy cố gắng hết sức của mình. Hãy lập kế hoạch học tập chi tiết và hãy nhớ, đừng bao giờ để dành việc hôm nay cho ngày mai. 4.2.2. Làm việc thông minh. Cách làm việc thông minh chính là hãy suy nghĩ trước khi làm việc. Người làm việc thông minh sẽ phân tích yêu cầu cụ thể của công việc trước khi tiến hành làm; chọn được cách làm nhanh và hiệu quả nhất. Trong học tập đòi hỏi bạn phải học một cách thông minh. Hãy quan tâm các lời khuyên sau: 1. Vào đầu kỳ học, hãy tìm hiểu về các môn học mà bạn đã đăng ký. 2. Đến lớp đầy đủ, tập trung nghe giảng. 3. Ghi lại một cách hiệu quả các bài tập đã làm. 4.2.3. Quan điểm học tập đúng đắn. Để thành công trong học tập, bạn cần có quan điểm, suy nghĩ tích cực về vấn đề này. Tránh những suy nghĩ tiêu cực: - Không suy nghĩ quá bi quan nếu kết quả học tập chưa cao; - Không nên quá lạc quan, tự tin quá mức khi thành công; - Không thich nhận hay tìm kiếm sự trợ giúp – cho rằng nhận giúp đỡ là mình kém; - Không muốn chia sẻ ý kiến với người khác; - Không muốn thay đổi bản thân; luôn cho ý kiến của mình là đúng; Các bạn hãy nhớ hầu hết những quan điểm của mình để phục vụ bản thân mình là chính chứ không có bất cứ một sự thiệt thòi nào ở đây hết. 5)     Nêu mục đích của giờ học lý thuyết và vai trò của sinh viên trong giờ học lý thuyết? Trả lời: 5.1. Mục đích của giờ học lý thuyết. Giờ học lý thuyết là thời gian thầy, cô trình bày bài giảng đã được chuẩn bị để phục vụ nắm được các chủ điểm, vấn đề quan trọng của bài: - Tham khảo các nguồn thông tin, tài liệu khác nhau, trích dẫn các thông tin có lien quan nhất đến nội dung của môn học, nhằm trình bày các thông tin này một cách rõ rang, chính xác và dễ hiẻu có thể được. - Cung cấp các kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn giải đáp được các câu hỏi, bài tập, đồ án cũng như trong các kỳ thi của môn học. - Giải thích các vấn đề lý thuyết khó và trình bày các ví dụ minh họa cho các phương pháp và kỹ thuật giải quyết vấn đề mới - Đề xuất, gợi ý các tài nguyên học cần thiết cho thực hành; - Cung cấp các thông tin lien quan trực tiếp đến nội dung đánh giá kiến thức môn học. 5.2. Vai trò của sinh viên trong giờ học lý thuyết Nhiêm vụ quan trọng, chủ yếu của sinh viên khi tham giờ học lý thuyết là thu thập nhiều nhất có thể được các thông tin của môn học và đừng hy vọng học được gì nhiều khi đến lớp. Lý do là thông tin được cung cấp thường rất nhiều, với tốc độ nhanh. Các bạn hãy chú trọng làm sao ghi chép cho thật hiệu quả. Để buổi học thật sự có ích cho bạn, hãy đảm bảo theo các hướng dẫn sau: 1. Đọc trước bài trước khi đến lớp. 2. Dự lớp một cách thật tích cực. 3. Hãy đặt câu hỏi khi thích hợp. 4. Tập trung nghe giảng và ghi chép theo các kỹ thuật hữu ích cho bạn. 6)     Muốn có một buổi thảo luận tập thể để tạo ra các ý tưởng mới hiệu quả cần phải làm thế nào? Trả lời: Muốn có một buổi thảo luận tập thể để tạo ra các ý tưởng mới hiệu quả cần: Trước hết các bạn cần lắm vững những ý chính của giờ học lý thuyết mà giáo viên đưa ra trong giờ học lý thuyết. Đọc và tìm hiểu một cách cụ thể bài học thông qua giáo trình; Tự làm các bài tập thảo luận, câu hỏi thảo luận. Vì bài thảo luận có vai trò hết sức quan trọng. Cố gắng tìm các bài tập, câu hỏi có lien quan tới nội dung bài giảng. Nếu các nội dung lý thuyết khó hiểu, hãy tìm đọc các ví dụ tương ứng - hay các mục câu hỏi - trả lời trong sách – điều này giúp bạn tiếp cận vấn đề dễ hơn. Cố gắng tìm hiểu các thông tin có liên quan tới buổi thảo luận, để phục vụ cho những ý kiến được đề xuất trong buổi thảo luân. Tự tin khẳng định mình trước tất cả mọi người, luôn đưa ra ý kiến riêng cho mình và phục vụ cho buổi thảo luân. Trình bày chủ đề của minh một cách tự tin và triệt để làm sao thu hút được càng nhiều người cùng tham gia thảo luận về chủ đề của mình càng tốt. Cuối cùng là làm sao để giao viên đưa ra cho mình những ý kiến tốt cho chủ đề của mình. (có thể ý kiến của các bạn khác tôi, vậy các bạn hãy cho mình thêm ý kiến) 7)     Nêu các bước để áp dụng phương pháp khoa học? Trình bầy các phương pháp để kiểm nghiệm một giả thuyết? Trả lời: 7.1. Các bước sử dụng để áp dụng phưong pháp khoa học: 1. Định nghĩa vấn đề 2. Đề ra một giả thuyết 3. Kiểm nghiệm giả thuyết 4. Loại bỏ hoặc chấp nhận một cách có điều kiện 7.2. Trình bày các phưong pháp để kiểm nghiệm một giả thuyết: 7.2.1. Kiểm nghiệm một giảv thuyết bằng thí nghiệm. Kiểm nghiệm giả thuyết là một bước quan trọng trong phương pháp khoa học. Bước kiểm nghiệm này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Cách thông dụng nhất, giả thuyết được kiểm nghiệm bằng cách tiến hành thí nghiệm. Một thí nghiệm ở đây có thể là sự thăm dò, lấy mẫu thử của một hệ thống đã được thiết kế. VD: (tự lấy) 7.2.3. Kiểm nghiệm giả thuyết bằng phép phân tích: Trong một số trường hợp khác, một giả thuyết có thể được kiểm nghiệm bằng việc sử dụng kỹ thuật phân tích (giải thích) của phương pháp phân tích kỹ thuật. Phưong pháp kiểm nghiệm giả thuyết bằng phép phân tích là một phương pháp khá tối ưu, có thể cho ta biết độ chính xác của giả thuyết mà ta cần kiểm nghiệm khi đặt ra. VD (tự lấy) 8)     Sử dụng phép phân tích thứ nguyên để kiểm tra tính đúng đắn của một công thức (sẽ cho một công thức bất kỳ). Trả lời: Kiểm tra thứ nguyên là công cụ rất quan trọng trong đánh giá lời giải của các biểu thức toán học. Phân tích thứ nguyên là một công cụ dung để kiểm tra thứ nguyên của một biểu thức. Phân tích thứ nguyên chỉ việc xử lý các thứ nguyên không kèm theo xử lý các số. 9)     Chọn phương pháp phù hợp để giải bài toán sau: Giả sử bạn đang ở trên một chiếc thuyền. Ma sát giữa thuyền và nước là không đáng kể. Khi thuyền đứng yên trên mặt hồ, bạn đứng dậy và bước đi và bỗng thấy chiếc thuyền chuyển động. Hãy giải thích hiện tượng trên và xác định vận tốc di chuyển của thuyền tại thời điểm vận tốc của bạn là 0,75m/s. Giả thiết khối lượng của bạn là 60 kg , khối lượng của thuyền và bạn là 165 kg. Trả lời: 1. Có thể sử dụng phương pháp khoa học kết hợp với phân tích kỹ thuật để giải bài toán; 2. Có thể chỉ sử dụng duy nhất phương pháp phân tích kỹ thuật để giải bài toán này. (các bạn tự tìm hiểu hai phương pháp này và giải bài toán) 10)    Ý nghĩa của việc kiểm tra kết quả tính trong phương pháp phân tích kỹ thuật? Nêu và trình bầy khái quát về các công cụ kiểm tra kết quả trong phân tích kỹ thuật? Trả lời: 10.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra kết quả tính trong phương pháp phân tích kỹ thuật: - Giúp cho ta giải quyết vấn đề một cách triệt để hơn - Tự xem sét được công cụ và cách làm của ta có chính xác và có hiệu quả nhất chưa - Tổng hợp được tất cả các cách làm và phương pháp giải quyết vấn đề - Khẳng định được ý kiến và kết quả của ta khi nó đã được kiểm tra 10.2. Các công cụ kiểm tra kết quả trong phân tích kỹ thuật: 10.2.1. Sử dụng logic đề tránh các trả lời không có tính vật lý. Vì các kết quả trong tính toán kỹ thuật đưa ra các lượng vật lý nên tính logic được dùng để hạn chế các kết quả không có ý nghĩa. Các kêt quả này còn gọi là kết quả không có tính vật lý vì chúng không thể xảy ra một cách vật lý. Một trong các cách tốt nhất để tránh lỗi là tự đặt ra câu hỏi: kết quả có ý nghĩa gì không? Đừng bao giờ tính toán kỹ thuật mà không nghĩ xem kết quả có hợp lý hay không. Trong nhiều cách, đây là bước quan trọng nhất trong quá trình tính toán kỹ thuật. VD (tự lấy)! 10.2.2. Sử dụng logic để kiểm tra việc xử lý các biểu thức. Có thể sử dụng tính logic để kiểm tra việc xử lý các biểu thức toán học. Có một cách để làm điều đó là kiểm tra một biến có thay đổi như mong muốn khi các biến thay đổi hay không. Nói cách khác, ta có thể kiểm tra dạng dự đoán của biểu thức toán học. VD (tự lấy) 10.2.3. Sử dụng dự đoán để kiểm tra lời giải. Các dự đoán có thể dùng để kiểm tra lời giải. Các dự đoán cũng có thể dùng để phát hiện các lỗi trong công thức toán học. VD (tự lấy) 10.2.4. Sử dụng thứ nguyên để kiểm tra lời giải. Kiểm tra thứ nguyên là công cụ rất quan trọng trong đánh giá lời giải của các biểu thức toán học. VD (tự lấy) 11)    Nêu các loại định luật vật lý quan trọng thường được sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật. Trả lời: Một số lượng rất lớn các tính toán lỹ thuật bắt đầu từ một số lượng nhỏ các định luật vật lý. Có ba loại định luật vật lý quan trọng trong kỹ thuật: các định luật bảo toàn, các định luật chuyển động, và các định luật cơ bản. Các định luật về bảo toàn là các định luật quan trọng nhất như: Khối lượng, mô men động lượng, mô men quay, năng lượng. Các định luật bảo toàn là cơ sở cho nhiều tính toán kỹ thuật. Các định luật phổ biến khác được dùng làm xuất phát điểm cho các tính toán kỹ thuật là các định luật về chuyển động (ví dụ như 3 định luật của Newton). Loại thứ 3 là các định luật cơ bản mà chúng mô tả các quan hệ giữa các thuộc tính có thể đo được của hệ. Có 3 định luật cơ bản quan trọng là: Định luật Hooke, định luật Ohm, định luật chất khí lý tưởng. 12)    Trình bày khái niệm về độ chính xác và độ chụm? Hãy cho biết trong các đo lường sau đây, phép đo nào liên quan nhiều hơn đến độ chính xác và độ chụm: a. Khoảng phân bố điểm kiểm tra giữa kỳ? b. Tỉ lệ phần trăm khoảng cách xa điểm gốc khi ta ném một vật tự do? c. Giá trị dung sai khe hở của các buzi xe ôtô? d. Chiều dài của một viên thuốc con nhộng? Trả lời: 12.1. Độ chính xác và độ chụm. 12.1.1. Độ chính xác. Ở đây chúng ta nói về mặt định tính mối quan hệ giữa giá trị đo được và giá trị đúng: Mối quan hệ giữa giá trị đo và giá trị đúng được gọi là độ chính xác. Một kết quả đo được cho là chính xác nếu nó nằm gần giá trị đúng. 12.1.2. Độ chụm. Mối quan hệ giữa giá trị đo được lặp lại nhiều lần so với nhau được gọi là độ chụm. Một tập hợp kết quả đo được cho là chụm nếu các kết quả đo được tương tự nhau về số. 12.2. a. Không liên quan nhiều tới độ chính xác và độ chụm: Khoảng cách này không được chính xác do điểm kiểm tra giữa kỳ không đều nhau. b. Không liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì tỷ lệ phần trăm gần nhau là rất thấp. c. Có liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì giá trị dung sai khe hở này được chế tạo khá chính xác. d. Có liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì tỷ lệ chiều dài của các viên thuốc con nhộng khác nhau là rất thấp. 13)   Giá trị cực (extreme values) là gì? Chúng sẽ ảnh hưởng đến những giá trị nào sau đây khi chúng xuất hiện trong tập dữ liệu cần xử lý: a)      Số trung bình cộng d)      Số trung bình điều hòa b)      Số trung vị e)      Số trung bình nhân c)      Số trung bình nhân Trả lời: 13.1. Giá trị cực là: Là giá trị ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả của phép tính. Là giá trị xuất hiên tạo ra sự thay đổi lớn về xu hướng hội tụ, độ chụm, độ chính xác.(bổ xung thêm). 13.2. Khi giá trị cực xuất hiện trong tập dữ liệu cần xử lý nó sẽ ảnh hưởng tới giá trị số trung bình cộng và giá trị số trung bình nhân. Bởi vì những giá trị này sẽ bị thay đổi rất nhiều khi chịu ảnh hưởng của giá trị cực. (bổ xung thêm) 14)    Trình bày khái niệm về số chữ số có nghĩa của một con số? Nêu qui tắc làm tròn số và qui tắc xác định số chữ số có nghĩa ở kết quả tính toán cuối cùng? Số chính xác là gì và chúng có tuân theo các qui tắc trên không? Trả lời: 14.1. Khái niệm về số chứ số có nghĩa của một con số: Số chữ số có nghĩa của một con số là số xác định được kết quả của một phép tính hay một giá trị nào đó 14.2. Quy tắc. 14.2.1. Quy tắc làm tròn số. 1. Nếu số bị bỏ qua nhỏ hơn 5, thì viết số cuối trước nó (số bị làm tròn) như ban đầu. 2. Nếu số bị làm tròn lớn hơn hoặc bằng 5, thì viết số cuối cùng mới bằng số cũ cộng them 1. 14.2.2. Quy tắc xác định số chữ số có nghĩa ở kết quả cuối cùng. 1. Bắt đầu từ bên trái sang phải đến khi bạn bắt gặp số khác không đầu tiên (bỏ qua dấu thập phân). Gọi số khác không thứ nhất này là “1”. 2. Tiếp tục dịch chuyển sang phải, đếm từng con số (tiếp tục không để ý đến dấu thập phân). Khi bạn xác định được số con số cuối cùng bên phải, bạn đã xác định số chữ số có nghĩa. 14.3. Số chính xác. 1. Khái niệm: Số chính xác là số xác định được đúng nhất kết quả của một phép tính hay một giá trị nào đó khi cần tính toán. 2. Số chính xác không tuân theo các quy tắc để xác định số chữ số có nghĩa và quy tắc làm tròn số. 15)   Nêu và trình bầy nội dung cơ bản của các phương pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề kỹ thuật? Trả lời: Không có một chiến lược nào giải quyết được mọi vấn đề kỹ thuật. Các kỹ sư phải sử dụng nhiều phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau. Để đáp ứng với yêu cầu đa dạng trong kỹ thuật, 3 phương pháp giải quyết vấn đề thường được sử dụng là: phương pháp khoa học, phương pháp phân tích kỹ thuật và phương pháp thiết kế kỹ thuật. 15.1. Phương pháp khoa học. Cốt lõi của phương pháp khoa học là đưa ra một giả thuyết, tiến hành thử nghiệm, từ kết quả thử nghiệm sẽ có thể công nhận hoặc loại bỏ giả thuyết đã đặt ra. VD: (tự lấy) 15.2. Phương pháp phân tích kỹ thuật. Với phương pháp này, trước hết vấn đề được xác định rõ rang, tiếp đó, dữ liệu cần thiết sẽ phải được thu thập, các công cụ phân tích phải được chọn lọc và lời giải được tính toán bằng máy tính. VD: Xác định chế độ làm việc của dây chuyền sản xuất enzim (tự làm) 15.3. Phương pháp thiết kế kỹ thuật. Trong phương pháp thiết kế kỹ thuật, bạn phải xác định vấn đề một cách cẩn thận, phải thu thập dữ liệu, đưa ra các phương án khác nhau, phân tích và lựa chọn phương án, tiến hành thực thi và đánh giá giải pháp được chọn. Yếu tố quan trọng nhất của giải pháp cho các vấn đề thiết kế là phải xác định được vấn đề. VD: (tự lấy) 16)   Trình bày khái niệm về phương pháp thiết kế kỹ thuật và phương pháp phân tích kỹ thuật? Hãy nêu những điểm khác biệt giữa hai phương pháp này? Trả lời: 16.1. Khái niệm về phương pháp phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật là việc ứng dụng các nguyên lý của toán học và khoa học để giải quyết các bài toán kỹ thuật. 16.2. Khái niêm về phương pháp thiết kế kỹ thuật. Thiết kế kỹ thuật là sự mô tả một thiết bị hay hệ thống mới hoặc cải tiến một thiết bị, hệ thống nào đó. 16.3. Sự khác nhau cơ bản của hai phương pháp. 1. Trong phân tích, ta chỉ đi tìm một lời giải còn trong thiết kế cần tạo nhiều lời giải. 2. Trong phân tích, ta tính toán cho một lời giải còn trong thiết kế phải lựa chọn lời giải dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá. 3. Trong thiết kế ta nhất thiết phải thực thi lời giải còn trong phân tích ta không nhất thiết phải thực thi lời giải. 17)   Trình bày nội dung của phương pháp thiết kế kỹ thuật “Quẳng qua tường” khi thiết kế một sản phẩm mới? Cho biết ưu điểm của nó so với các phương pháp thiết kế khác? Đồng thời bạn hãy cho biết lý do khiến người kỹ sư thiết kế sản phẩm mới cần liên hệ với các bộ phận khác trong công ty? (các bạn tự làm câu này) 18)    Hãy trình bày nội dung cơ bản của kỹ thuật thiết kế đồng thời, thiết kế lại và thiết kế theo kỹ thuật ngược? Trả lời: 18.1. Kỹ thuật thiết kế đồng thời. Kỹ thuật đồng thời là phương pháp thiết kế hệ thống mà ở đó tất cả các yếu tố của vòng đời của sản phẩm được kể đến. Các yếu tố đó bao gồm sản xuất, điều khiển chất lượng, yêu cầu của người dung, hỗ trợ người dung, và vứt bỏ sau khi sử dụng. Phương pháp thiết kế với kỹ thuật đồng thời bao gồm thiết kế cho chế tạo và thiết kế cho môi trường. VD: Thiết kế và chế tạo đồ chơi 18.2. Kỹ thuật thiết kế lại. Thiết kế lại là thuật ngữ chỉ việc suy tính và thiết kế một hệ thống. Thiết kế lại dùng để miêu tả những thay đổi cơ bản của phương pháp kỹ thuật, phần mềm tính toán và hệ thống kinh doanh. VD: Hai ví dụ trong kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện có thể tìm thấy trong các cuộc “đổi mới” được đề xuất bởi Apple và Microsoft. Tháng 8 năm 2000 Apple giới thiệu một máy tính để bàn rất khác thường, máy Power Mac G4 Cube. Đó là một máy tính rất mạnh. Do thiết kế ấn tượng, nó khít trong một khối lập phương. Mặc dầu rất trang nhã, mẫu máy tính này bị chỉ trích do thiếu các khe cắm để nâng cấp, cổng ra/vào tiếng bị hạn chế và giá thành cao. Thiết kế này không thành công và nó không được dùng nữa vào năm 2001. 18.3. Kỹ thuật thiết kế theo kỹ thuật ngược. Kỹ thuật ngược là thuật ngữ chỉ quá trình sử dụng từng phần của một vật hay hệ thống để xác định nguyên lý làm việc của nó. Bạn có thể đã sử dụng “kỹ thuật ngược” từ hồi còn nhỏ với các mẫu đồ vật trong nhà vì bạn tò mò với sự lớn mạnh của công nghệ. Kỹ thuật ngược được sử dụng theo hai cách: 1. Thứ nhất, nó có thể được sử dụng để nắm lấy các ý tưởng mới từ những người cạnh tranh nhau. Đạo đức kỹ thuật yêu cầu rằng việc sử dụng các bằng sang chế phải tuân thủ chặt chẽ các luật về bản quyền. 2. Thứ hai, kỹ thuật ngược có thể sử dụng để chế tạo các bản copy của các chi tiết của các thiết bị cũ. 19) Nêu các lợi ích của nghề kỹ thuật? Theo bạn những lợi ích nào trong số đó là quan trọng nhất?  Vì sao? Trả lời: 19.1. Các lợi ích của nghề kỹ thuật. - Các sinh viên theo học ngành kỹ thuật sẽ là những người tổng hợp được rất nhiều các thông tin và một số điều kiện của xã hội. - Nghề kỹ thuật mang lại cho sinh viên rất nhiều cơ hội về việc làm tốt, lợi ích về một môi trường làm việc tốt. - Nghề kỹ thuật giúp cho mọi người làm trong công việc này có tính độc lập, tính chịu trách nhiệm, mức độ khó của công việc sẽ làm cho họ cần phải tìm hiểu sâu hơn về công việc làm cho họ năng động hơn rất nhiều. - Có thể hỏi rất nhiều người tại sao bạn lại chọn nghề kỹ thuật thì hầu hết họ trả lời là nghề kỹ thuật sẽ có được một công việc tốt sau này và có được một mức lương phù hợp, có thể cao hơn các ngành nghề khác. (các bạn cần lấy ví dụ để minh họa) 19.2. Lợi ích – tại sao? Theo những quan điểm về nghề kỹ thuật và tương lai của nghề này trong xã hội thì ta có thể khẳng định là lợi ích về một công việc tốt với một mức lương cao sẽ là lợi ích mà rất nhiều người nghĩ tới đầu tiên. Sống trong một xã hội như ngày nay ai cũng muốn có được một công việc tốt với mức lương cao, ngoài ra họ cũng cần sự thăng tiến trong xã hội. (các bạn hãy lấy ví dụ về một số việc làm tốt với mức lương cao, và một số nhà lãnh đạo đi lên từ nghề kỹ thuật) 20)    Trình bày về vai trò và những quan niệm chưa đúng về giao tiếp kỹ thuật? Trả lời: 20.1. Vai trò của giao tiếp kỹ thuật. 20.1.1. Giao tiếp kỹ thuật như là một kỹ năng chuyên nghiệp. Sự đam mê của chúng ta trong kỹ thuật có thể được nuôi dưỡng bởi ta luôn thấy vai trò quan trọng của các kỹ sư trong xã hội và những thách thức mà các kỹ sư gặp phải hang ngày. Giao tiếp kỹ thuật sẽ không hiệu quả nếu người nghe không hiểu được những thông điệp mà người kỹ sữ muốn truyền đạt. 20.1.2. Giao tiếp kỹ thuật và công việc. Nếu bạn giữ thái độ hoài nghi về tầm quan trọng của giao tiếp kỹ thuật, hãy quan tâm hơn đến những nguyên nhân, lý do có thể dùng để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn. Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật có tác động không chỉ đến khả năng tìm việc làm mà còn đến khả năng tiến thân trong nghề nghiệp của bạn. 20.2. Những quan niệm chưa đúng về giao tiếp kỹ thuật. - Giao tiếp kỹ thuật là một sự nhàm chán cố hữu; - Giao tiếp kỹ thuật là bị động; - Giao tiếp kỹ thuật tốt nhất là giao cho các chuyên gia về giao tiếp, không nhất thiết là nhà kỹ thuật; - Giao tiếp kỹ thuật tốt là năng khiếu sinh ra, không phải do rèn luyện. 21)    Nêu cách viết một câu văn và một đoạn văn trong một văn bản báo cáo kỹ thuật (có ví dụ minh họa)? Trả lời: 21.1. Cách viết một câu văn trong một văn bản báo các kỹ thuật. Câu là một cấu trúc ngữ pháp bao gồm chủ ngữ và động từ làm vị ngữ. Mỗi câu chỉ nên thể hiên một ý tưởng. Có hai lỗi về câu trong văn bản kỹ thuật là: Câu quá dài (nhiều hơn một ý tưởng), và câu quá ngắn (thiếu chủ ngữ hoặc động từ). Cần tránh sử dụng các liên từ (ví dụ: và, nhưng, hoặc…) để nối các ý tưởng riêng rẽ thành một câu. VD: (tự lấy ví dụ về câu) 21.2. Cách viết một đoạn văn trong một văn bản kỹ thuật. Bên cạnh cách tổ chức chung của một văn bản, mỗi đoạn cũng nên được cấu trúc rõ rang. Ý của mỗi đoạn phải truyền đạt được một công việc hoàn chỉnh và được tạo nên bởi các câu. Mỗi đoạn thường bắt đầu với một câu chủ đề nêu lên được mục đích của đoạn đó. Mỗi câu sau đó trong đoạn sẽ bổ sung ý cho câu chủ đề. Kết thúc một đoạn bằng câu kết luận, câu này tổng kết ý chính của cả đoạn. Do đó, mỗi câu trong đoạn văn đều có những mục đích cụ thể. VD: (tự lấy ví dụ) 22)  Nêu các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo kỹ thuật và mục đích của chúng? Trả lời: * Các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo kỹ thuật: 1. Tóm tắt: Tổng kết toàn bộ báo cáo, bao gồm tất cả các thành phần cần thiết. 2. Giới thiệu hoặc tổng quan: Cung cấp cho độc giả chủ đề của báo cáo; có thể đưa ra lịch sử nghiên cứu tương tự, có liên quan đã công bố. 3. Phương pháp hoặc mô hình hóa: Mô tả tiếp cận nghiên cứu, phương pháp thực hiện và việc phát triển mô hình (nếu có) 4. Kết quả: Trình bày các kết quả bao gồm số liệu thực tế chỉ ra các khuynh hướng. 5. Thảo luận: Giải thích các kết quả. 6. Kết luận các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tổng kết những điểm chính và đưa ra những gợi ý cho các nghiên cứu xa hơn, thừong viết theo kiểu liệt kê. 7. Tài liệu tham khảo: Danh sách các tài liệu tham khao được trích dẫn. 23)    Nêu các cách trích dẫn thông tin (có ví dụ minh họa) trong một văn bản báo cáo kỹ thuật? Trả lời: Cần phải thật chuyên nghiệp và có lương tâm nghề nghiệp để đưa ra các dẫn chứng khi sử dụng ý tưởng của người khác. Việc lấy một câu nói hoặc một ý kiến của ai đó mà không đề cập gì đến tác giả của nó được gọi là “ăn cắp văn”. Việc ăn cắp văn là sao chép và lấy ý kiến từ một hay nhiều nguồn tài liệu và áp dụng những ý kiến đó như thể là của mình mà không đề cập gì đến tác giả của chúng. Ăn cắp ý kiến không chỉ có nghĩa là sao chép câu chữ của người khác mà còn nghĩa là lấy ý tưởng mà không đề cập đến tác giả. Do vậy, cần phải đọc văn bản thật cẩn thận để chắc rằng không cố ý lấy ý tưởng, câu chữ mà không nhắc đến tác giả. Cần lưu ý khẳng định bản quyền tác giả bằng việc trích dẫn lại nghiên cưu của họ mà ta đã sử dụng trong đoạn văn bản của mình. Có rất nhiều kiểu trích dẫn, một trong những kiểu đó là liệt kê tên tác giả và ngày xuất bản ngay sau phần trích dẫn (trong ngoặc đơn). Một cách trích dẫn hay được sử dụng là sử dụng ngoặc vuông [ ], trong đó liệt kê số biểu diễn vị trí nguồn trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo. Nếu có nhiều hơn hai tài liệu được trích dẫn trong một ngoặc vuông, có thể dùng dấu gạch ngang nối giữa số đầu và số cuối (Ví dụ [11-13] có nghĩa là [11,12,13 ]. VD: Tự lấy. 24)    Nêu cấu trúc của một bài thuyết trình kỹ thuật? Những điểm cần lưu ý đặc biệt khi thuyết trình bằng máy tính? Trả lời : 24.1. Cấu trúc của một bài thuyết trình kỹ thuật. Các bạn cần nhắc lại một điều là trước khi viết mỗi từ của bài thuyết trình, bạn phải xác định những mục tiêu cần đạt của bài thuyết trình, khán giả nghe thuyết trình thuộc những đối tượng nào, và những ràng buộc khi thuyết trình là gì. Ràng buộc chính đối với bài thuyết trình là khoảng thời gian được giành cho bài nói của bạn. Trong lĩnh vực kỹ thuật, phần lớn các bài thuyết trình bạn trình bày sẽ bị ràng buộc về thời gian. Chìa khóa cho bài thuyêt trình thành công là tôn trọng thời giờ của người nghe bạn nói và sử dụng thời gian của họ một cách khôn ngoan. Cấu trúc chung của một bài thuyết trình gồm : Phần giới thiệu/tình hình chung hay phần khái quát, phương pháp, kết quả, thảo luận, và các kiến nghị. Bài thuyết trình kỹ thuật hiếm khi có phần tóm tắt, tổng quan vấn đề, hoặc gồm danh mục tài liệu tham khảo. 24.2. Các điểm cần lưu ý. Trình diễn sử dụng máy tính nhanh chóng trở thành phổ biến nhất cho các thuyết trình. Khi thuyết trình sử dụng máy tính, bạn nên chú ý đến màu sắc, cỡ chữ, và tính linh hoạt của chúng. Khi thiết kế bài thuyết trình bằng máy tính, bạn nên theo các bước sau : 1. Bạn chọn màu phù hợp có trong bảng phối màu. Hãy bắt đầu với màu có sẵn trong bảng. Chọn từ 2 đến 4 màu, và sủ dụng chúng cho toàn bộ file trình chiếu. Nếu bạn bị hạn chế về cảm xúc màu sắc hoặc có vấn đề về thị giác, bạn có thể nhờ một người bạn nhận xét việc chuẩn bị ban đầu của bạn. 2. Sử dụng một ít họ phông chư. Bạn có thể chọn cỡ chữ, và kiểu chữ để tạo nên một kiểu chữ của bạn, nhưng lưu ý việc sử dụng quá nhiều họ phông chữ là lãng phí, và rắc rối. 3. Hết sức cẩn thận với việc cho hiển thị các nội dung trong cùng một slide. Một số diễn giả sáng tác sự di chuyển các nội dung rất phản cảm cho khán giả. Tránh lạm dụng điều này trừ khi bạn hiểu rõ người nghe muốn gì. 25)    Trình bày nguyên tắc thiết kế slide trình diễn : a)      Chứa nội dung chỉ gồm các chữ hoặc các kí hiệu, phương trình? b)     Chứa các dữ liệu? c)     Chứa các đồ thị, hình vẽ? Trả lời : 25.1. Nguyên tắc thiết kế slide trình diễn với nội dung chỉ gồm các chữ hoặc các ký hiệu, phương trình. Slide chữ nên càng ít chữ càng tốt, chỉ đủ truyền đạt thông tin quan trọng. Bạn sẽ không được hoan nghênh khi dùng một slide toàn chữ : Khán giả sẽ đọc nội dung có trên màn hình thay vì họ quan sát những điều bạn trình bày – bạn có thể chứng minh nhận xét một thí nghiệm đơn giản : Hãy bố trí hai màn hình với hai slide, một slide toàn chữ và một sllide chứa thông tin ngắn gọn trước một nhóm khoảng 20 người hoặc hơn một chút, bạn sẽ thấy khán giả chú ý nhìn và nghe bạn nói nhiều hơn khi bạn sử dụng dạng thứ hai. Nói một cách khác, bạn muốn kiểm soát nội dung và trình bày thuyết trình cho khán giả từ chính bạn, chứ không phải là khán giả có thể tự tìm lấy. Đôi khi, ký hiệu hoặc phương trình có thể được sử dụng thay cho các từ bằng chữ. Việc chọn phương trình hoặc chữ phụ thuộc vào khán giả. Các slide chữ có hình dạng phù hợp với hình dạng các công cụ trực quan trợ giúp. Sẽ rất thuận lợi cho người nghe nếu slide chữ có định dạng phù hợp với định dạng của phương tiện sứ dụng. Sự phù hợp này còn có nghĩa là cỡ chữ càng lớn càng tốt. Với các slide chữ, nên sử dụng cỡ phông chữ lớn. Phần mềm trình chiếu có thể trợ giúp việc đảm bảo nhất quán định dạng trình chiếu nhất quán. Ngoài ra bạn cần chú ý đến việc viết tắt, việc viết tắt hay ký hiệu cho phép ta có thể sử dụng cỡ phông chữ lớn hơn. Các mạo từ, giới từ và từ phụ cần được loại bỏ để tránh việc người nghe thuyết trình sẽ đọc nội dung slide thay cho nghe nội dung do diến giả thuyêt trình. 25.2. Các slide chứa dữ lìệu. Các slide chứa dữ liệu gồm các bảng hoặc số liệu. Trong các buổi thuyết trình, điểm then chốt là các bảng chỉ chứa đựng các dữ liệu cần thiết (theo nội dung của bài nói). Nhiều diễn giả đôi khi photocopy như sau: “Tôi biết các bạn không thể đọc được tất cả các con số trong bảng này, nhưng lưu ý rằng tỷ số truyền 20:1 là tối ưu”. Nếu muốn nói cho người nghe biết tỷ số truyền tối ưu là 20:1, bạn hãy thiết kế một slide số liệu chuyên dụng cho nội dung này. Bạn có thể tạo nên các bảng chuyên dụng cho những vấn đề mà bạn muốn nhấn mạnh. 25.3. Các slide chứa đồ thị, hình vẽ. Sử dụng một cách tối ưu nhất các đồ thị và hình vẽ, để truyền đạt hiệu quả nhất các thông tin mà ta muốn cho khan giả biết. Nên sử dụng những hình ảnh quen thuộc, những đồ thị cơ bản nhất để truyền đạt thông tin. (bổ xung thêm) 26)    Hãy vẽ các đồ thị sau (sinh viên tự cho số liệu): a) Đồ thị biểu diễn kết quả học tập của sinh viên khóa 43 trong trường năm học 2008 (theo tỉ lệ phần trăm học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi). (vẽ biểu đồ hình quạt) b) Chi phí bảo dưỡng cho ba loại xe máy khác nhau. (biểu đồ hình cột) c) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả của quá trình sản xuất enzim. (biểu đồ đường) 27)     Trình bầy các nội dung cơ bản của kỹ năng thuyết trình? Trả lời : Các nội dung cơ bản của kỹ năng thuyết trình : 1. Phần chuẩn bị (các hoạt động trước khi thuyết trình) ; 2. Thuyết trình nhóm ; 3. Sự hồi hộp khi thuyết trình ; 4. Nói điều gì khi thuyết trình ; 5. Cuối cùng là nói như thế nào khi thuyết trình. (các bạn cần trình bày cụ thể tất cả các nội dung) 28)    Khi nào một công việc được coi là một nghề? Tại sao nói kỹ thuật là một nghề? Trả lời : 28.1. Các yếu tố để khẳng định một công việc là một nghề. 1. Khi nó là một công việc đòi hỏi người thực hiện làm toàn thời gian ; 2. Khi trường đào tạo đầu tiên về công việc đó được thành lập ; 3. Khi một hiệp hội nghề nghiệp địa phương được thành lập ; 4. Khi một hiệp hội nghề nghiệp quốc gia được thành lập ; 5. Khi bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp, gồm các qui tắc ứng sử được thông qua ; 6. Khi đạo luật liên bang (quốc gia) về nghề nghiệp đó được thiết lập, thông qua. 28.2. Kỹ thuật là một nghề. Kỹ thuật là một nghề vì nó đảm bảo đủ 6 chỉ tiêu của một nghề là : - Được trả công ; - Các hoạt động nghề nghiệp có tác dụng tốt cho cộng đồng ; - Cần được đào tạo bài bản, chính thống ; - Yêu cầu được kiểm soát, có tính thận trọng, và có kỹ năng khi thực hiện công việc ; - Có chứng nhận đăng ký hành nghề ; - Chịu trách nhiệm về hành vi, đạo đức khi hành nghề. 29)    Hãy nêu các bước và các yêu cầu để một sinh viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật có thể được công nhận hành nghề Kỹ sư chuyên nghiệp? Trả lời : Các bước và yêu cầu để một sinh viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật có thể được công nhận hành nghề Kỹ sư chuyên nghiệp : Đầu tiên phải có bằng tốt nghiệp đại học từ một trường hoặc khoa đã được kiểm định chất lượng, thi đỗ kỳ thi FE, có thời gian tập sự, cuối cùng là phải thi đỗ kỳ thi Nguyên tắc đạo đức và thực hành nghề nghiệp. (cần xem xét lại phần này các bạn nhé) Một người không có chứng chỉ PE (Professional Engineer – Kỹ sư chuyên nghiệp)  có thể sử dụng chức danh “ Kỹ sư” trong một công ty được không? Tại sao được và tại sao không? Liệt kê các bước trong quá trình đăng ký hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp? Trả lời: Theo em một người không có chứng chi PE vẫn có thể sư dụng chức danh “ kỹ sư” trong một công ty: Bởi vì, chứng chỉ PE là chứng chỉ công nhận hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp, chứ không ép buộc tất cảc mọi người đều phải có chứng chỉ này. Người này đã tốt nghiệp chuyên ngành thuộc khối ngành kỹ thuật và được công nhận là kỹ sư, ngoại trừ trường hợp người này chưa tốt nghiệp. Các bước trong quá trình đăng ký hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp: - Đầu tiên phải có bằng tốt nghiệp đại học từ một trường hoặc khoa đã được kiểm định chất lượng - Thi đỗ kỳ thi FE - Có thời gian tập sự - Cuối cùng là phải thi đỗ kỳ thi Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiai_de_cuong_dai_cuong_ky_thuat4.doc
  • rarbtd_ mba.rar
  • mhtCâu hỏi ôn tập lớp H32 - Diễn đàn Trường ĐHKTCN - TN (TNUT).mht
  • xlsdiem_43d.xls
  • pdfDKSD_k46.pdf
  • pdfDS_HUYHP.pdf
  • mhtĐại Cương Kỹ thuật -Giáo Trình-Ngân hàng-Giải ngân hàng - Diễn đàn Trường ĐHKTCN - TN (TNUT).mht