Đại cương giun sán - Nguyễn Ngọc San

+ Các biện pháp vệ sinh cá nhân: Cần được dặc biệt quan tâm: rửa tay, cắt móng tay, không cho trẻ mút tay. Không mặc quần áo thủng đít, rửa sạch hậu môn bằng xà phòng. Quần áo ngủ, đồ lót phải thay giặt hàng ngày, đun nước sôi, phơi nắng + Các biện pháp vệ sinh tập thể: - Nên lau nhà, hạn chế quét nhà. - Tẩy rửa, khử trùng các dụng cụ công cụ công cộng: thau, chậu ,đồ chơi.Tổ chức cho trẻ rửa tay trước khi an. diều trị cho cả tập thể vườn trẻ, gia đinh Nên duy tri tẩy giun cho các cháu định ki 3 tháng một lần (nhất là các cháu ở các nhà trẻ) bằng mebendazole hoặc combantrin.

pdf41 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 4079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương giun sán - Nguyễn Ngọc San, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại cương giun sán Giun đũa - giun tóc - giun kim Học viện quân y Bộ môn Sốt rét - Kí sinh trùng và Côn trùng TS Nguyễn Ngọc San Đại cương giun sán • Giun sán là những động vật đa bào, có các cơ quan riêng biệt • Giun sán sống kí sinh ít hơn, do cấu tạo cơ thể đã có nhiều thay đổi thích nghi với đời sống kí sinh. • Đa số giun sán kí sinh ở ống tiêu hoá, bất thường có thể di chuyển lạc chỗ. 1. Khái niệm về giun sán • Phương thức sinh sản khác nhau rõ rệt giữa giun tròn, sán lá, sán dây. • Đường xâm nhập của GS vào cơ thể vật chủ khác nhau. Chủ yếu theo đường tiêu hoá • Đường thải mầm bệnh GS khác nhau, chủ yếu theo đường tiêu hoá. • Bệnh GS rất phổ biến ở các nước nhiệt đới do có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của GS và các vật chủ trung gian. 1. Khái niệm về giun sán 2.1. Chiếm đoạt dinh dưỡng của cơ thể vật chủ 2.2. Gây độc cho cơ thể vật chủ 2.3. Tác hại cơ học 2.4. Gây dị ứng cho vật chủ 2.5. Mở đường cho vi khuẩn xâm nhập 2. Tác hại của giun sán với vật chủ • Lâm sàng: chỉ tham khảo vì các triệu chứng không điển hình. • Xét nghiệm KST học: tùy theo vị trí kí sinh và đường thải mầm bệnh ra ngoại cảnh. + Hình thể: chuẩn vàng. + Miễn dịch học: cho kết quả không chính xác. + Kĩ thuật SHPT đã và đang có nhiều hứa hẹn. • Dịch tễ học. 3. Chẩn đoán bệnh giun sán Nguyên tắc điều trị bệnh giun sán: + Chọn thuốc có hiệu quả với nhiều loại giun sán + Dùng thuốc với nồng độ cao để có tác dụng mạnh. + Sau khi uống thuốc điều trị, nên dùng thuốc tẩy. + Phải xử lí GS sau khi tẩy, tránh ô nhiễm. + Sau khi tẩy GS áp dụng BP vệ sinh, chống tái nhiễm + Cần điều trị định kì giun sán (6 - 12 tháng) để PC tái nhiễm và biến chứng. 4. điều trị bệnh giun sán Thuốc điều trị giun: + Piperazin (dietylen diamin), hexahydrat + Levamisole: levaris, decaris, solaskil... + Mebendazole: vermox, fugacar, soltric... + Albendazole: zentel, zenben, alzental. + Pyrantel: combantrin, antiminth, panatel... + Thiabendazole (mitezol) + Diethylcarbamazin (DEC, banocid, notezin...) 4. điều trị bệnh giun sán Thuốc điều trị sán: + Mebendazole: vermox, fugacar, soltric... + Albendazole: zentel, zenben, alzental. + Niclosamid: yomesal, niclocide, tamox... + Praziquantel: pratez, biltricid, cesol + Triclabendazol: egaten 4. điều trị bệnh giun sán + Điều trị hàng loạt. + Điều trị chọn lọc. + Điều trị ca bệnh. + Điều trị dự phòng. + Điều trị biến chứng. 4. điều trị bệnh giun sán 5.1.Phòng chống các bệnh giun sán truyền qua đất (Geohelminth) + Mục tiêu trước mắt PCBGS là giảm cường độ nhiễm. + BP hiệu quả nhất là các biện pháp tổng hợp: - Vệ sinh cá nhân - Vệ sinh môi trường. 5. Phòng chống bệnh giun sán 5.2. PCBGS truyền qua sinh vật PCCBGS truyền qua sinh vật cơ bản như nguyên tắc PCCBGS truyền qua đất, chú ý: + Các BP phòng và diệt VC trung gian truyền bệnh. + Giáo dục kiến thức vệ sinh chung, vệ sinh ăn uống, nhằm thay đổi các phong tục ăn gỏi cá, các thức ăn sống, tái hoặc chưa nấu chín. + Kết hợp với Thú y, đề xuất BP bảo vệ gia súc, chống lại mầm bệnh KST. 5. Phòng chống bệnh giun sán 6.1. Ngành phụ giun tròn- Nematodes: Có một lớp: Nematoda, chia ra 2 lớp phụ: + Lớp phụ Phasmidia: chia ra các bộ - Ascaridia (giun đũa, giun kim). - Rhabditida (giun móc, giun lươn). - Spirudida (giun chỉ). + Lớp phụ Aphasmidia: có các bộ. - Enoplida (giun soắn). - Trichocephalata (giun tóc). 6. Phân loại 6.2. Ngành phụ giun dẹt- Platodes: * Lớp sán lá - Trematoda. + Sán lưỡng giới. + Sán phân giới. * Lớp sán dây - Cestoda. Có hai bộ: + Bộ Cyclophyllidae: đầu có 4 giác, tử cung bịt kín. + Bộ Pseudophyllidae: đầu có 2 rãnh, tử cung có lỗ đẻ. 6.3. Ngành giun đốt: có nhiều lớp trong đó có lớp đỉa, vắt (Hirudinea) có liên quan đến y học. 6. Phân loại Giun đũa người Ascaris lumbricoides Giun đũa trưởng thành Giới thiệu hình thể ấu trùng giun đũa Trứng giun đũa 1. Đặc điểm sinh học Vòng đời sinh học của giun đũa A.lumbricoides Tóm lại: Giun đũa A. lumbricoides chỉ có một vật chủ. Trứng giun cần một thời gian phát triển ở môi trường ái khí để hoàn thành vòng đời. Khi di cư, ấu trùng có thể lạc chỗ qua các mao mạch phổi rồi về tim, qua vòng tuần hoàn lớn và có thể bị giữ lại ở các bộ phận, các mô của cơ thể (ví dụ: ở hạch bạch huyết, lách, não, tủy). Trong quá trình di cư ấu trùng có thể gây những phản ứng dị ứng cấp tính hoặc có thể tập trung ở thận rồi vào nước tiểu, ít khi qua được nhau thai vào bào thai. Giun trưởng thành kí sinh ở ruột non, hút thức ăn đã được tiêu hoá. Giun rất ít bám vào thành ruột. Để chống lại nhu động ruột, giun cong mình tựa vào thành ruột và hay thay đổi vị trí. ấu trùng giun đũa: Di cư trong cơ thể, ấu trùng có thể gây những tác hại ở nơi chúng cư trú. Giun trưởng thành: • Chiếm một phần thức ăn của cơ thể, làm suy yếu cơ thể nếu số lượng giun nhiều. • Những biến chứng cơ học do giun đũa • Khi điều trị, giun bị chết nát trong ruột, chất độc của giun có thể gây nhiễm độc nguy hiểm, thường gặp ở TE 2. Vai trò y học Ve Đám trứng Ve Thanh trùng ấu trùng Giun đũa A.lumbricoides trưởng thành trong ruột bệnh nhân. Lâm sàng: Không chính xác do triệu chứng gây ra thường không điển hình. Xét nghiệm: Xét nghiệm phân tìm trứng giun là chủ yếu, kết quả chính xác. Có thể siêu âm hoặc nội soi phát hiện giun trưởng thành ở các phủ tạng trong cơ thể. 3. Chẩn đoán • Điều trị lẻ tẻ, điều trị hàng loạt, điều trị chọn lọc. • Khả năng tái phát nhiễm giun đũa rất cao, cần điều trị định kì 3 tháng, 6 tháng một lần. • Các thuốc điều trị giun đũa bao gồm: Santonin, Tinh dầu giun, piperazin loại citrat hoặc adipinat, Oxy Levamisol, mebendazole, albendazol 4. điều trị Nguồn bệnh: người là nguồn bệnh duy nhất. Mầm bệnh: là trứng giun đũa đã phát triển, có ấu trùng ở bên trong. Đường lây: qua đường tiêu hóa, theo thức ăn, rau quả, nước bị ô nhiễm... Tình hình nhiễm giun: 5. Dịch tễ học  Quản lí tốt nguồn phân: không đi ngoài bừa bãi, dùng hố xí đúng quy cách.  Thức ăn chế biến hợp vệ sinh, che bụi, che ruồi...  Không ăn thức ăn rau sống, chưa nấu chín...  Giáo dục ý thức vệ sinh.  Kết hợp giải quyết nguồn bệnh: điều trị định kì, điều trị hàng loạt. 6. Phòng chống Giun tóc Trichuris trichiura 1. Đặc điểm hinh thể. 1.1. Giun trưởng thành: 1.2. Trứng 2. đặc điểm sinh học. + Vật chủ: giun tóc kí sinh ở người. + Vị trí kí sinh: giun tóc kí sinh ở đại tràng và manh tràng. Cũng có khi kí sinh ở ruột thừa, rất ít khi kí sinh ở ruột non. Khi kí sinh giun cắm phần đầu vào thành ruột để hút máu, phần đuôi ở trong lòng ruột. + Vòng đời: vòng đời sinh học của giun tóc đơn giản, chỉ có một chủ. Vòng đời của giun tóc T.trichiura. Trứng được thụ tinh theo phân ra ngoại cảnh. ở ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi, trứng phát triển tới giai đoạn có ấu trùng bên trong lúc đó có khả năng lây nhiễm trở lại vào người qua đường ăn uống. Thời gian phát triển ở ngoại cảnh trung bình cần khoảng 2 tuần. Khi người nuốt phải trứng có ấu trùng vào trong ruột, ấu trùng thoát vỏ ở ruột non, rồi đi dần xuống đại tràng, manh tràng, phát triển thành giun trưởng thành ở đó. Thời gian từ khi nhiễm phải trứng tới khi giun tóc bắt đầu đẻ trứng khoảng một tháng. Như vậy giun tóc chỉ có một vật chủ, cần giai đoạn phát triển trứng ở ngoại cảnh. Giun tóc không có chu ki chu du trong cơ thể vật chủ. Giun tóc sống trong người 5 - 6 nam. 3. Vai trò y học. 3.1. Biểu hiện tại chỗ: Giun tóc gây tổn thương niêm mạc đại tràng, kích thích các tổn thương ở đại tràng, gây nên các triệu chứng giống lị amíp. Biểu hiện: đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân ít, có lẫn nhầy máu. 3.2. Biểu hiện toàn thân: Nhung người nhiễm giun tóc nặng mới có triệu chứng thiếu máu rõ, điển hinh, hồng cầu có thể dưới 1 triệu/ml máu, tỉ lệ huyết sắc tố dưới 40%. 4. Chẩn đoán bệnh giun tóc. Thường dễ dàng, dựa vào xét nghiệm phân tim trứng giun tóc. Trứng giun tóc thường xuất hiện trong phân khoảng 2 tháng sau khi nuot phải trứng giun. Có thể dùng phương pháp xét nghiệm phân trực tiếp. Trong các trường hợp xét nghiệm trực tiếp âm tính, có thể dùng các phương pháp tập trung trứng. 5. Điều trị Điều trị bệnh giun tóc tương đối khó khăn do cách bám của giun vào thành ruột. Các thuốc có hiệu lực là oxentel, mebendazole.... nếu dùng dưới dạng uống phải dùng viên bọc gelatin vi thuốc có thể làm bỏng niêm mạc miệng, không dùng cho trẻ em. 6. Dịch tễ học và phòng chống. 6.1. Dịch học: 6.1.1. Tinh hinh nhiễm giun: 6. 2. Nguồn bệnh: Nguồn bệnh duy nhất là người. Mặc dù có một số tác giả cho rằng nguồn bệnh có thể từ các loài động vật: lợn, khỉ, chim, quạ...nhưng chưa được công nhận. 6.1.3. Mầm bệnh 6.1.4. Đường lây: Theo đường tiêu hoá do ăn phải trứng có ấu trùng giai đoạn lây nhiễm. 6.2. Biện pháp phòng chống : Giống như đối với giun đũa, người ta không đặt vấn đề phòng chống riêng bệnh giun tóc vi tác hại ít, đặc điểm dịch học giống giun đũa, nên có thể kết hợp trong phòng chống giun đũa. Giun kim Enterobius vermicularis 1. Đặc điểm hinh thể. 1.1. Giun trưởng thành: Hinh ống, nhỏ, màu trắng đục, đầu hơi phinh, có 2 mép hinh lang trụ chạy dọc 2 bên thân như 2 nếp gờ. 1.2.Trứng giun kim: Trứng hinh bầu dục, một mặt phồng, bị lép một góc như đầu bánh mi, một mặt lép. Ve Đám trứng 2. Đặc điểm sinh học. òng đời sinh học của giun kim E. vermicularisV Người là vật chủ duy nhất của giun kim. Giun trưởng thành sống kí sinh chủ yếu ở manh tràng, đại tràng. dầu bám vào màng nhầy ruột. Giun hấp thụ nhung chất chứa trong ruột. Sau khi giao phối, giun đực chết và bị tống ra ngoài theo phân. Giun cái với tử cung đầy trứng, di chuyển về phía trực tràng, tới hậu môn, rồi ra vùng quanh hậu môn, đẻ trứng ở các nếp nhăn hậu môn. Thường đẻ trứng vào buổi tối.Trứng sinh ra có phôi ngay, sau vài giờ có thể truyền bệnh. Thường không thấy trứng giun kim trong phân, hoặc chỉ thấy ở đầu bãi phân. Người nuốt phải trứng thường qua tay bẩn hoặc đồ vật đưa lên miệng. Trứng qua miệng xuống ruột nở ra ấu trùng, ấu trùng xuống manh tràng, đại tràng, phát triển thành giun trưởng thành. 3. Vai trò y học. + Ngứa hậu môn: Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa hậu môn, ngứa thường xuất hiện vào buổi tối, vào giờ đi ngủ, vi giun cái đẻ trứng vào thời gian này. Khi đó nhiệt độ giường ấm áp kích thích giun cái đẻ trứng. + Rối loạn tiêu hoá: + Rối loạn thần kinh: Giun đẻ ở hậu môn gây ngứa làm trẻ em mất ngủ, quấy khóc về đêm. Trẻ em có nhiều giun có cơn co giật kiểu động kinh, chậm lớn, xanh xao, gầy còm. + Giun kim còn có thể gây tác hại ở cơ quan sinh dục nữ. + Nhiễm giun kim lâu trong cơ thể có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển cơ thể của trẻ: 4. Chẩn đoán. + Lâm sàng: dấu hiệu ngứa ngáy, ngọ nguậy, buồn ở hậu môn về đêm rất đặc hiệu. Nếu khám ngay, có thể thấy giun cái trưởng thành ở các nếp nhăn hậu môn. Các triệu chứng khác nói chung không đặc hiệu. + Xét nghiệm kí sinh trùng: - Xét nghiệm phân tim trứng giun ít thấy, hoặc nếu có chỉ thấy ở đầu bãi. Phương pháp giấy bóng kính dính: - Phương pháp Scriabin: dùng tam bông tẩm nước muối sinh lí quệt các nếp nhan hậu môn, rồi rửa nước muối sinh lí, li tâm nước rửa lấy cặn làm tiêu bản, soi trên kính hiển vi. Tim trứng giun trưởng thành ở hậu môn (thường vào buổi tối 22 giờ). 5. Điều trị. + Nguyên tắc điều trị: Bệnh giun kim có tính chất gia đình và tập thể. Bệnh nhân rất dễ bị tái nhiễm, phải điều trị hàng loạt, phải kết hợp điều trị với các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh. Giun kim sống kí sinh ở đại tràng, manh tràng, thuốc để điều trị giun kim phải khó bị phân hủy. Phải tính toán liều tối thiểu có tác dụng, phải dùng dài ngày, mới có kết quả. + Các thuốc hịên đang được sử dụng điều trị giun kim: piperazin, tím gentian, mebendazole (vermox), combantrin... 6. Dịch tễ học và phòng chống. 6.1. Dịch tễ học: Giun kim do có chu ki phát triển trực tiếp không phụ thuộc vào nhung yếu tố địa lí khí hậu. Lứa tuổi trẻ em là lứa tuổi dễ mắc bệnh, tỉ lệ nhiễm cao nhất ở trẻ em trước tuổi đi học và học sinh. Bệnh có tính chất gia đinh và cộng đồng nhà trẻ, cơ quanMật độ dân đông đúc là yếu tố quan trọng trong truyền bệnh và tái nhiễm bệnh. Trứng và ấu trùng giun kim có thể khuếch tán ở mọi chỗ: chan, chiếu, mọi vật dụng như ghế ngồi, thậm chí tiền ở ngân hàng cũng có trứng giun. 6.2. Phòng chống: + Các biện pháp vệ sinh cá nhân: Cần được dặc biệt quan tâm: rửa tay, cắt móng tay, không cho trẻ mút tay. Không mặc quần áo thủng đít, rửa sạch hậu môn bằng xà phòng. Quần áo ngủ, đồ lót phải thay giặt hàng ngày, đun nước sôi, phơi nắng + Các biện pháp vệ sinh tập thể: - Nên lau nhà, hạn chế quét nhà. - Tẩy rửa, khử trùng các dụng cụ công cụ công cộng: thau, chậu ,đồ chơi..Tổ chức cho trẻ rửa tay trước khi an. diều trị cho cả tập thể vườn trẻ, gia đinh Nên duy tri tẩy giun cho các cháu định ki 3 tháng một lần (nhất là các cháu ở các nhà trẻ) bằng mebendazole hoặc combantrin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkst_dai_cuong_giun_san_gi_dua_gi_toc_gi_5167.pdf
Tài liệu liên quan