Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là một tất yếu khách quan

1.1. Tìm hiểu chung về cổ phần hoá DNNN 1.1.1. Khái niệm cổ phần hoá DNNN: Kể từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế đến nay từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội dưới sự quản lý của Nhà nước, bộ mặt kinh tế nước ta không ngừng thay đổi theo hướng tích cực. Sau Đại hội VI, VII, VIII, Đảng đã đặt nhiệm vụ đổi mới và sắp xếp lại các DNNN lên hàng đầu và một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này là tiến hành cổ phần hoá DNNN: Nhóm 1: Cổ phần hoá thực chất là tư nhân hoá. Nhóm 2: Cổ phần hoá là nhằm xác định chủ sở hữu cụ thể đối với Doanh nghiệp. Nhóm 3: Thực chất cổ phần hoá là quá trình xã hội hoá DNNN ở các nước có nền kinh tế thị trường, trong quá trình cải cách khu vực kinh tế Nhà nước, cổ phần hoá gần như đồng nghĩa với Công ty hoá, được hiểu là quá trình chuyển hoá DNNN thành Công ty cổ phần chỉ có thể phát hành cổ phần mới hoặc bán cổ phần cũ cho các thành phần kinh tế khác. Đó không phải là nội dung của quá trình cổ phần hoá. Còn quá trình chuyển DNNN sang hình thức Công ty cổ phần có sự tham gia của các thành phần kinh tế khác giống như nước ta đang làm được gọi là tư nhân hoá. ở Việt Nam, theo luật Công ty ban hành 1990 thì Công ty phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu ngay từ khi thành lập. Riêng đối với Công ty cổ phần là bảy thành viên. Vì vậy, muốn chuyển DNNN thành Công ty cổ phần thì phải có ít nhất 7 thành viên mua cổ phần của Doanh nghiệp đó. Do đó, cổ phần hoá DNNN phải bao gồm cả nội dung chuyển đổi sở hữu một phần hay toàn bộ giá trị Doanh nghiệp cho các nhà đầu tư ngoài quốc doanh. Như vậy, trong điều kiện Việt Nam, chúng ta có thể hiểu các khái niệm tư nhân hoá, Công ty hoá và cổ phần hoá như sau: Công ty hoá DNNN là chuyển toàn bộ hoặc một phần vốn, tài sản và quyền quản lý của Nhà nước sang cho các thành phần kinh tế khác. Tư nhân hoá có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: bán toàn bộ, cho không, bán một phần, hoặc chuyển sang hoạt động dưới dạng Công ty . Công ty hoá DNNN là chuyển DNNN từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang hoạt động dưới hình thức Công ty, tức là có từ hai chủ sở hữu trở lên. ở Việt Nam, đã có một số DNNN chuyển sang dạng Công ty - tư hợp doanh, Công ty TNHH. Cổ phần hoá DNNN là quá trình chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản, vốn và quyền quản lý DNNN sang các thành phần kinh tế khác dưới dạng Công ty cổ phần. Như đã trình bầy ở trên, cổ phần hoá DNNN có thể hiểu một cách đơn giả là: Sau khi xác định giá trị của Doanh nghiệp theo giá thị trường, trị giá đó được chia thành các phần bằng nhau (gọi là cổ phần) tổng số cổ phần đó được đem bán cho các đối tượng có nhu cầu mua bao gồm: các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các Công ty tài chính, các quỹ bảo hiểm và các tầng lớp dân cư. Nhà nước với tư cách là người bán có thể giữ lại một số cổ phần trong tổng số cổ phần của Doanh nghiệp. Sau khi bán sang những người đã mua cổ phần (gọi là cổ đông), những người chủ mới của Doanh nghiệp sẽ nhóm họp lại để thông qua bản điều lệ bầu ra Hội đồng quản trị, quyết định chiến lược, phương án và kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần mới. Tóm lại, quá trình cổ phần hoá thực chất là quá trình chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ giá trị của DNNN cho các thành phàan kinh tế và các nhân hay nói cách khác, cổ phần hoá DNNN cũng thuộc hành vi mua bán trong đó Nhà nước sẽ thu được tiền do bán cổ phiếu từ DNNN còn các cổ đông sẽ được quyền sở hữu một phần Doanh nghiệp, có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh và được hưởng lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ nộp thuế hoặc chia sẻ rủi ro kinh doanh (nếu có) để góp phần làm cho khu vực kinh tế Nhà nước trở nên năng động hơn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

doc10 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là một tất yếu khách quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty hoá DNNN là chuyển DNNN từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang hoạt động dưới hình thức Công ty, tức là có từ hai chủ sở hữu trở lên. ở Việt Nam, đã có một số DNNN chuyển sang dạng Công ty - tư hợp doanh, Công ty TNHH. Cổ phần hoá DNNN là quá trình chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản, vốn và quyền quản lý DNNN sang các thành phần kinh tế khác dưới dạng Công ty cổ phần. Như đã trình bầy ở trên, cổ phần hoá DNNN có thể hiểu một cách đơn giả là: Sau khi xác định giá trị của Doanh nghiệp theo giá thị trường, trị giá đó được chia thành các phần bằng nhau (gọi là cổ phần) tổng số cổ phần đó được đem bán cho các đối tượng có nhu cầu mua bao gồm: các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các Công ty tài chính, các quỹ bảo hiểm và các tầng lớp dân cư. Nhà nước với tư cách là người bán có thể giữ lại một số cổ phần trong tổng số cổ phần của Doanh nghiệp. Sau khi bán sang những người đã mua cổ phần (gọi là cổ đông), những người chủ mới của Doanh nghiệp sẽ nhóm họp lại để thông qua bản điều lệ bầu ra Hội đồng quản trị, quyết định chiến lược, phương án và kế hoạch kinh doanh của Công ty cổ phần mới. Tóm lại, quá trình cổ phần hoá thực chất là quá trình chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ giá trị của DNNN cho các thành phàan kinh tế và các nhân hay nói cách khác, cổ phần hoá DNNN cũng thuộc hành vi mua bán trong đó Nhà nước sẽ thu được tiền do bán cổ phiếu từ DNNN còn các cổ đông sẽ được quyền sở hữu một phần Doanh nghiệp, có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh và được hưởng lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ nộp thuế hoặc chia sẻ rủi ro kinh doanh (nếu có) để góp phần làm cho khu vực kinh tế Nhà nước trở nên năng động hơn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. 1.1.2. Mục tiêu của quá trình cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam. * Xét trong phạm vi Doanh nghiệp: Mục tiêu chủ yếu của quá trình cổ phần hoá DNNN là: a) Chuyển một phần quyền sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Xét trong phạm vi Doanh nghiệp, đây là mục tiêu quan trọng nhất, do đó cần thể hiện rõ hơn: cổ phần hoá nhằm thực hiện đổi mới phương thức quản lý, tạo ra động lực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tình trạng kém hiệu quả trong khu vực kinh tế Nhà nước vừa là gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, vừa là nguy cơ đối với nền tài chính quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, một Doanh nghiệp yếu kém sẽ có nhiều khả năng dẫn đến phá sản. Vì vậy, mục tiêu cuối cùng của cổ phần hoá chính là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp. Muốn đạt được các mục tiêu này trước hết phải giải quyết được vấn đề sở hữu và quản lý Doanh nghiệp. Cổ phần hoá sẽ đáp ứng các yêu cầu này, tiếp sức cho Doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, không phải Công ty cổ phần nào cũng làm ăn phát đạt, vấn đề cốt lõi còn tuỳ thuộc vào năng lực của người quản trị, cơ chế quản lý của Công ty cổ phần sẽ cho phép dễ dàng tìm và thay đổi người quản trị giỏi hơn. b) Khả năng huy động vốn trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh. Các Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang thiếu vốn nghiêm trọng. Trong khi đó Nhà nước đang bội chi ngân sách. Không thể và cũng không nên bao cấp vốn cho một khu vực làm ăn kém hiệu quả như vậy. Các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước sẽ không bao giờ cho DNNN vay nếu như DNNN chưa được đổi mới. Hiện tại họ chỉ có thể làm ăn với DNNN thông qua hình thức mua, thuê, liên doanh... Khi chyển sang Công ty cổ phần Doanh nghiệp có điều kiện dễ dàng huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài rất cần thiết và có lợi cho nền kinh tế nước ta vì những lý do sau: Ta đang thiếu vốn trong khi đó các nước, nhất là các nước trong khu vực lại đang thừa vốn và muốn đầu tư vào Việt Nam. Ta đang rất cần máy móc thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta. Ta đang thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý trong cơ chế thị trường, cho nên việc các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần và có thể tham gia trực tiếp quản lý Công ty sẽ cho chúng ta cơ hội tiếp cận cách quản lý của họ. Bên nước ngoài cùng tham gia đầu tư có thể sẽ giúp cho Công ty cổ phần tìm kiếm thị trường ở ngoài nước, tiến tới tiếp cận nhanh chóng với bên ngoài. Tuy nhiên, hiện chúng ta còn trong giai đoạn thí điểm nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu cho phép bán cổ phần cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tất nhiên sẽ có nhiều bất lợi cho ta. Mặt khác, các luật lệ nhằm chi phối người nước ngoài trong lĩnh vực này chưa đầy đủ. Hiện có hai luật liên quan trực tiếp là luật đầu tư nước ngoài và luật Công ty. Song cả hai luật này còn sơ sài, chưa đủ để điều chỉnh hoạt động của người nước ngoài trong Công ty cổ phần nhất là về mặt tài chính. Do tầm quan trọng của vấn đề này, thiết nghĩ chúng ta vên nhanh chóng đề ra những luật lệ cụ thể rõ ràng đối với việc mua cổ phần của người nước ngoài. Vấn đề huy động vốn trong nước trong quá trình cổ phần hoá DNNN cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Có người cho rằng cán bộ công nhân viên chức cũng như người có thu nhập thấp thì lấy đâu ra tiền để mua cổ phiếu? Thực ra vấn đề này không đáng lo ngại mấy vì vốn nhàn rỗi trong dân còn rất lớn, do đó, vấn đề cần xem xét ỏ đây là việc cổ phần bán ra có đủ sức hấp dẫn hay không chứ không nên lo dân không đủ tiền mua. Dù vậy chúng ta cũng cần quan tâm ý kiến này, vì nếu tiến hành cổ phần hoá DNNN ồ ạt trên diện rộng thì có thể tầng lớp nhân dân lao động sẽ không đủ khả năng tài chính để mua cổ phần. Khi đó quyền kiểm soát trong các Công ty cổ phần này có thể sẽ rơi vào tay các nhà tư bản trong và ngoài nước. ý kiến khác lại cho rằng khôngnên bán cổ phần cho các DNNN khác vì thực chất cổ phần hoá đó vẫn thuộc sở hữu Nhà nước. Thật ra tuy vẫn là vốn đầu tư của Nhà nước nhưng trong trường hợp này đã có sự thay đổi căn bản. Về quản lý thậm chí còn tạo sự điểu chỉnh vốn từ nơi thừa, hiệu quả thấp sang nơi thiếu vốn và có hiệu quả cao hơn. Mặt khác, tuy là vốn Nhà nước nhưng ở đây đã được đầu tư dưới hình thức mới là mua cổ phần, do vậy nó không mang tính bao cấp như trước và hiệu quả vốn đầu tư chắc chắn sẽ được cải thiện. c) Tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ Doanh nghiệp Một trong những vấn đề vướng mắc mà ta còn lúng túng là việc giải quyết quyền làm chủ của người lao động trong DNNN.. Nguyên nhân có bản là ta chưa coi trọng và chưa có cơ chế cụ thể để người lao động thực hiện quyền làm chủ về kinh tế. Từ đó quyền làm chủ chỉ dừng lại ở nguyên tắc, khẩu hiệu chứ chưa đi vào thực chất. “Làm chủ tập thể” trở thành vô chủ. Với việc cổ phần hoá các DNNN tất cả cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp đều có thể tham gia mua cổ phần của Công ty. Họ trở thành người chủ thực sự của Doanh nghiệp, có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, cụ thể thông qua lá phiếu biểu quyết tương ứng với số cổ phần hiện có hiện sở hữu. Quyền lợi của họ gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh do đó tạo động lực thúc đẩy họ làm việc. Và điều quan trọng khác so với trước kia là họ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quản lý Công ty. Đó là sự làm chủ thực sự của người lao động. Nhưng một vấn đề khác lại đặt ra là quyền làm chủ của mỗi người không giống nhau, người giàu thì có quyền hơn người nghèo. Điều này chưa hẳn là sự bất công bởi vì trong một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh thì người giỏi sẽ giàu, kẻ yếu sẽ nghèo. Điều quan trọng là Nhà nước phải tạo ra môi trường cho chân lý này được thể hiện trong thực tế, tránh tình trạng kẻ làm ăn phi pháp thì giàu, người làm ăn chân chính thì nghèo, cũng như tránh hiện tượng phân phối theo lối bình quân làm triệt tiêu động lực làm giàu và đó chắc chắn không phải là sự công bằng. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta cần có chính sách ưu tiên mua cổ phần đối mới người lao động trong DNNN đựoc cổ phần hoá nhằm dành cho người lao động được hưởng lợi nhiều hơn, và để tránh tình trạng phân hoá giàu nghèo sâu sắc - một khuyệt tật của nền kinh tế thị trường. Và đây cũng là biện pháp có ý nghĩa định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. * Đối với toàn xã hội a) Cổ phần hoá DNNN nhằm cấu trúc lại nguồn vốn đầu tư của Nhà nước lành mạnh hoá nền tài chính của quốc gia. Xét trên phạm vi tòan xã hội, đây là mục tiêu chính của chương trình cổ phần hoá DNNN. Quá trình này sẽ tạo điều kiện mới cho việc cơ cấu lại nền kinh tế phân bố theo nhiều thành phần và phân công lao động toàn xã hội theo tác động của thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cần xác định cụ thể vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước trên những ngành mũi nhọn, chiến lược để có thể thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế, chứ không nên đầu tư hoạt động tràn lan, không nắm chắc hiệu quả của vốn đầu tư. Cổ phần hoá sẽ giúp Nhà nước rút vốn từ những Doanh nghiệp không cần giữ hình thức quốc doanh hiện đang tồn tại trong những lĩnh vực then chốt. Ngân sách Nhà nước sẽ đỡ bớt gánh nặng do việc phải tài trợ cho khu vực kinh tế Nhà nước quá lớn nhưng làm ăn kém hiệu quả. Lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia là một trong những nhiệm vụ cấp bách của đất nước ta hiện nay. b) Thu hút tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân và từ nước ngoài dưới hình thức bán cổ phần, tạo tiền đề cho sự hình thành thị truờng chứng khoán ở Việt Nam và quốc tế hoá một số Doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, Cổ phần hoá DNNN sẽ thu hút vốn từ trong và ngoài nước qua việc bán cổ phần. Đây là tiền đề cho việc xây dựng một thị trường vốn đa dạng phong phú và cũng là cơ sở ra đời thị trường chứng khoán. Việc bán cổ phần cho bên nước ngoài sẽ tạo điều kiện quốc tế hoá một số Doanh nghiệp, giúp nền kinh tế nước ta nhanh chóng tiếp cận với nền kinh tế thế giới. c) Cổ phần hoá DNNN nhằm điều chỉnh cơ cấu sở hữu theo các mục tiêu chính trị xã hội của Nhà nước. Quá trình cổ phần hoá DNNN sẽ chuyển cho công chúng có chọn lọc uu tiên, cho cán bộ công nhân viên chức trong Doanh nghiệp sở hữu một phần lớn lực lượng sản xuất của xã hội và qua đó chuyển nhượng lợi tức cho người lao động. Tóm lại Cổ phần hoá DNNN là một quá trình chuyển đổi về mặt quan hệ sản xuất trong DNNN nhằm khắc phục những yếu kém chung của khu vực kinh tế Nhà nước hiện nay: Về quan hệ sở hữu: Cổ phần hoá chuyển DNNN từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang dạng Doanh nghiệp có nhiều ngưòi chủ thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Sự thay đổi này sẽ xoá bỏ tính mơ hồ của sở hữu Nhà nước, tạo động lực làm chủ thực sự trong Doanh nghiệp. Về quan hệ quản lý: Cổ phần hoá thay thế hình thức quản lý bằng bộ máy Nhà nước theo phong cách viên chức Nhà nước sang hình thức quản lý bằng Đại hội cổ đông theo phong cách doanh nhân - quản trị chuyên nghiệp. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả quản trị Doanh nghiệp. Về quan hệ phân phối: Cổ phần hoá sẽ thay thế việc tập trung các lợi ích vào Nhà nước để phân phối lại bằng hình thức mở rộng sự phân phối các lợi ích một cách trực tiếp cho công chúng thông qua tiền lãi được chia theo cổ phần. Điều này sẽ kích thích công chúng làm giàu chính đáng. 1.2. Tính tất yếu của Cổ phần hoá DNNN ở Việt nam. 1.2.1. Cổ phần hoá DNNN là phù hợp với xu thế thời đại, xu thế quốc tế, đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn đặt ra. Thực tế cho thấy rằng một quốc gia với hệ thống các DNNN cồng kềnh, làm ăn không có hiệu quả trong suốt thời kỳ kế hoạch hoá tập trung khó có thể phát huy nội lực và khai thác tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài một cách tốt nhẩt. Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới đã rất chú trọng đến hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước do vậy Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới sắp xếp lại các DNNN. Trước đây, chúng ta xây dựng quá nhiều DNNN và quá nhiều hình thức sở hữu công cộng. Đây là quan điểm chủ quan nóng vội duy ý chí do vậy hiệu quả kinh tế-xã hội mà các DNNN này đạt được rất thấp. Theo yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, chúng ta dần tiến hành cổ phần hoá DNNN tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có khả năng tham gia điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Lý do thứ hai là quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường đòi hỏi khách quan phải đồng bộ hoá các loại thị trường, đặc biệt là thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường các yếu tố đầu vào, cổ phần hoá là một bước để phát triển Công ty cổ phần và là cơ sở cho việc thiết lập thị trường chứng khoán. Thứ ba là do xu thế Việt Nam phải hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bắt buộc Việt Nam phải có bước cải cách để phù hợp với xu thế phát triển của các nước. Muốn phát huy được nội lực và thu hút được các yếu tố bên ngoài thì khu vực kinh tế Nhà nước phải thu hẹp lại. Theo ông Nguyễn Văn Huy, Phó ban chỉ đạo Trung ương đổi mới DNNN so với năm 1995, các chỉ tiêu tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách và khả năng cạnh tranh của DNNN trong năm 1997 và đầu năm 1998 ở một số ngành, địa phương đang có dấu hiệu trì trệ, giảm sút đặc biệt là những DNNN bị thua lỗ kéo dài không có khả năng tồn tại vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Tỷ trọng Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (trong tổng số gần 6000 DNNN) có xu hướng tăng từ 10% (năm 1995) đã tăng lên 22% (năm 1996), 32% (năm 1997) và 35% (3 tháng đầu 1998). Theo một số chuyên gia kinh tế, nếu hạch toán đúng và đủ thì tỷ trọng này có thể lên đến 50% . Cổ phần hoá có thể giải quyết được tình trạng này và ngoài ra còn: Xoá bỏ tình trạng vô chủ của các DNNN. Đây là một hiện trạng đáng buồn cho cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, khi Nhà nước giao cho các giám đốc quản lý các DNNN nay chính là quản lý tài sản Nhà nước thì họ luôn mắc phải ý nghĩ sai lầm cho rằng đó không phải là tài sản của mình mà là tài sản của Nhà nước, do vậy dẫn đến tình trạng làm ăn tuỳ tiện vô trách nhiệm và thậm chí thất thoát tài sản Nhà nước một cách nghiêm trọng. Cổ phần hoá DNNN đã thực hiện rõ người chủ đích thực của Công ty cổ phần do vậy khắc phục được tình trạng này. Tháo gỡ khó khăn cho ngân sách Nhà nước đồng thời huy động được vốn nhàn rỗi trong xã hội. Khi các DNNN chuyển sang Công ty cổ phần thì ngân sách Nhà nước đã bớt đi một gánh nặng là phải bao cấp cho Doanh nghiệp đó. Đồng thời hình thức Công ty cổ phần là hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới dạng phát hành trái phiếu một cách nhanh và hiệu quả nhất. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đang thiếu vốn trầm trọng, để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì cổ phần hoa sẽ là một biện pháp hữu hiệu. Tạo động lực mới trong quản lý Doanh nghiệp, một khi Công ty cổ phần có chủ thì rõ ràng quyền lợi của họ gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó Công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty chịu sự giám sát chặt chẽ của hội đồng quản trị nên tính hiệu quả trong hoạt động tất yếu sẽ được nâng cao. Khi DNNN chuyển sang Công ty cổ phần thì quyền sở hữu công ty phải tách bạch rõ ràng nên nhiều người có chuyên môn quản lý sẽ được tuyển lựa để nâng cao hoạt đông kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.2.2. Một số kết quả đạt được ở các Công ty cổ phần. Theo nghị định 28/CP (1996), nghị định 44/CP (1998), hơn 110 Doanh nghiệp Việt Nam được chuyển thành công ty cổ phần trên tổng số 5800 DNNN hiện có. Trong 6 tháng cuối năm 1998 đã đạt được gấp hơn 4 lần so với 6 năm trước đó (90 Doanh nghiệp so với 20 Doanh nghiệp). Riêng thành phố Hà Nội đạt gấp 10 lần (20 Doanh nghiệp so với 2 Doanh nghiệp). Ngoài ra trong toàn quốc còn khỏang 150 DNNN đã đăng ký và đang tích cực chuẩn bị các thủ tục chuyển thể vào đầu 1999 Tờ “Đầu tư” số 88 (387) ra ngày 2/11/1998 cũng cho hay: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đang đề nghị Chính phủ cho phép khoảng 10 Doanh nghiệp Việt Nam là những tổng Công ty lớn đang làm ăn có lãi (như các Doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí, bưu điện, xăng dầu) được tiến hành cổ phần hoá một số bộ phận trực thuộc theo những cách thức riêng để thành lập một số Công ty cổ phần mới để có thể niêm yết được trên thị trường chứng khoán, góp phần đẩy nhanh quá trình ra đời của thị trường chứng khoán ở Việt Nam và khiến cho hoạt đông của thị trường chứng khoán trở nên sôi động hơn. Trong bài phỏng vấn “Sẽ cổ phần hoá hết ngành may” với ông Bùi Xuân Khu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam do báo “Đầu tư” số 24 (323) ra ngày 23/3/98 thực hiện, ông Khu cho biết: “Chủ trương của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam là cổ phần hoá hầu hết các Doanh nghiệp ngành may và một phần các Doanh nghiệp ngành dệt của mình”. Ông khẳng định “Việc cổ phần hoá này sẽ giúp cho việc tăng cường sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp ngành dệt may trong quá trình phát triển”. Các Doanh nghiệp dệt may hiện đang là ngành thu hút được một lực lượng lao động lớn, xấp xỉ 550.000 người và là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai sau dầu thô. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may: 1,3 tỷ USD. Theo dự kiến, cùng với những khả năng của các Doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các thị trường phi quốc gia và việc thực hiện Hiệp định buôn bán hàng dệt may với EU 1998 - 2000 (năm 1998, ngành dệt may: 1,5 - 1,6 tỷ USD) gặp nhiều khó khăn lớn. Cũng theo ông Khu, trừ ngành may thời gian qua đã có sự đổi mới thiết bị gần như 100%, còn phần lớn tranh thiết bị của ngành dệt cũ. Đầu tư cho ngành dệt gặp rất nhiều khó khăn. Do nhu cầu vốn lớn, hậu quả trả lại Ngân hàng lớn, trích khấu hao cũng lớn khiến cho giá thành sản phẩm bị đội lên, khó cạnh tranh được. Không những vậy, do đầu tư không đồng bộ nên sản phẩm vải làm ra chất lượng chưa cao, sản phẩm của ngành may vẫn thực hiện theo công đoạn gia công là chính, sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm dệt may ngay trên chính thị trường nội địa còn đuối. Điều này đòi hỏi nội lực từ bản thân các Doanh nghiệp rất lớn. Một trong các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dệt may là cổ phần hoá. 18 Công ty may hiện có thuộc Tổng Công ty Dệt may sẽ thực hiện cổ phần hoá bắt đầu từ 1998 trừ 2 Công ty may 10 và Việt Tiến. “Hai Doanh nghiệp này sẽ không tham gia cổ phần hoá và sẽ trở thành những đối trọng trong sản xuất và kinh doanh của Ngành dệt may”. Theo ước tính, tài sản của mỗi Doanh nghiệp ngành may hiện có khoảng 10 tỷ đồng. 4 Doanh nghiệp ngành may đăng ký cổ phần hoá năm 1998: may Phương Đông, Bình Minh, Thăng Long và Hưng Yên. Đối với các Công ty được thành lập mới tại các địa phương (dự kiến lên tới 45 Doanh nghiệp) sẽ được cổ phần hoá ngay từ đầu. “Tổng Công ty sẽ tham gia vốn sáng lập Doanh nghiệp, phần vốn còn lại sẽ được huy động từ địa phương và từ các thành phần khác. Đây là biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm của các thành viên trong hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp”. Trong ngành dệt, việc cổ phần hoá sẽ chậm hơn một chút và sẽ thực hiện theo phương thức cổ phần hoá từng phần. Báo “Đầu tư” số 20 (422) (8/3/99): hiện nay cả nước có 74 Doanh nghiệp được thành lập theo QĐ 90/TTg ngày 7/3/99 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là TCT 90). Theo số liệu thống kế, tính đến hết 1998, tổng vốn điều lệ của 74 TCT là hơn 12.550 tỷ VND về hiệu quả kinh doanh các TCT 90 tỏ ra hơn hẳn các TCT 91 mặc dù các TCT 91 hơn hẳn về quy mô. Năm 1997, một lao động trong khu vực TCT 90 tạo ra doanh thu 129 triệu đồng trong khi chỉ số này ở khu vực TCT 91 là xấp xỉ 100 triệu đồng. Điểm cơ bản của mô hình TCT 90 là vốn ít và trình độ công nghệ thấp. Do vậy TCT 90 ít có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh, khả năng tham gia xuất khẩu hạn chế. Để bổ khuyết cho những yếu điểm này và đồng thời cũng giải phóng sức sản xuất, sức sáng tạo của các TCT 90 theo hướng vươn lên thành những tập đoàn kinh tế mạnh, trong 2 năm tới cần tích cực thực hiện cổ phần hoá một số TCT 90 hoặc cổ phần hoá nhiều bộ phận nắm giữ công nghệ chủ chốt của những ngành thuộc TCT 90. Chỉ có bằng con đường này, các TCT 90 mới có thể nhanh chóng phát triển vốn, công nghệ hiện đại và đào tạo, tuyển lựa cho mình đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế kỹ thuật có đầy đủ năng lực và phẩm chất, đủ sức trụ vững và liên tục phát triển trong môi trường mang tính cạnh tranh cao khi hội nhập với khu vực và quốc tế. Ông Nguyễn Minh Thông, Phó ban quản lý và đổi mới Doanh nghiệp Trung ương cho biết: “Việc sắp ban hành quy chế cho phép người nước ngoài mua cổ phiếu của các DNNN chuyển sang Công ty cổ phần và đưa một trong hai trung tâm giao dịch mua bán chứng khoán vào hoạt động thí điểm sẽ đẩy nhanh hơn tiến trình cổ phần hoá DNNN năm 1999”. Theo Ban quản lý Doanh nghiệp Trung ương, tính đến hết 1998, có 116 DNNN nhận được quyết định chuyển thành Công ty cổ phần. Riêng trong 5 tháng cuối năm 1998, số lượng các DNNN chuyển thành Công ty cổ phần đã tăng vọt so với thời gian trước (86 Doanh nghiệp). Mặc dù chưa đạt được mục tiêu cổ phần hoá 150 DNNN trong năm 1998 nhưng tính tới nay số DNNN đăng ký chuyển thành Công ty cổ phần cũng không ít (hơn 250 đơn vị). Tại một số đơn vị khảo sát, vốn đã tăng 183%, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước tăng 153,5%, lao động tăng 9%, lợi nhuận sau thuế tăng 131%, thu nhập bình quân tăng 29%, cổ tức bình quân đạt 2,6 %/tháng, cao gấp 3 lần lãi suất tiền gửi tiết kiệm, có Công ty đạt 5% (như Nước mắm Kiên Giang). Có thể kết luận rằng không phải cổ phần hoá tự nó sẽ có hiệu quả trước biến động của thị trường; song trong một môi trường như nhau thì Doanh nghiệp theo mô hình của Công ty cổ phần hoá hoạt động tốt hơn hoặc chí ít cũng không kém hơn DNNN, tăng thực lực của Nhà nước tại Doanh nghiệp, đồng thời vẫn duy trì được vai trò chỉ đạo của Nhà nước. Chương2 Thực trạng và giải pháp cho tiến trình cổ phần hoá DNNN hiện nay. 2.1. Một số tồn tại trong quá trình cổ phần hoá DNNN. Cổ phần hoá một bộ phận DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm tăng cường hiệu quả cuả Doanh nghiệp, góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công cuộc đổi mơío và hội nhập khu vực, thế giới. Đây là một trong những giải pháp cần thiết để tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động của quá trình đổi mới quản lý DNNN. So với mục tiêu chuyển 178 DNNN thành Công ty cổ phần trong năm 1998 và so với số các DNNN không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn thì việc cổ phần hoá tiến hành còn chậm và không đồng đều giữa các ngành, các tỉnh, thành phố và các Tổng Công ty Nhà nước. 2.1.1. Lựa chọn Doanh nghiệp cổ phần hoá. Theo lời Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng thì tình hình phổ biến hiện nay là một số vị trí, ngành và địa phương tuy có nhiều DNNN nhưng đăng ký cổ phần còn quá ít. Trong khi đó, một số bộ, ngành, địa phương đã đăng ký rồi nhưng triển khai lại rất chậm thậm chí có nơi đăng ký xong rồi để đấy hoặc hầu như không triển khai. Cho đến nay còn 5 bộ, 35 tỉnh, thành phố và 11 Tổng Công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập chưa triển khai cổ phần hoá một đơn vị nào. Một vấn đề là việc lựa chọn các Doanh nghiệp cổ phần hoá một cách ồ ạt dựa vào ý kiến Giám độc hay người lãnh đaọ trong Doanh nghiệp mà không căn cứ vào chương trình tổng thể sắp xếp lại DNNN của Chỉnh phủ và sau đó là phương án kinh doanh khả thi của Doanh nghiệp (có nên cổ phần hoá Doanh nghiệp có số vốn quá nhỏ và thua lỗ triền miên không). 2.1.2. Xác định giá trị tài sản Doanh nghiệp. Trở ngại lớn nhất hiện nay là khi tiến hành cổ phần hoá là quy trình xác định giá trị Doanh nghiệp quá phức tạp; việc xác định nợ để làm trong sạch tài chính Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn; quá trình sắp xếp lại lao động sao cho hài hoà giữa mục tiêu, hiệu quả kinh doanh với giải quyết tốt các vấn đề xã hội còn nhiều vướng mắc và nhất là khó khăn khi xây dựng phương án sản phẩm đang có thị trường ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó thị trường vốn chưa phát triển, chưa có phương thức thích hợp để giao dịch cổ phiếu, cũng là những yếu tố không thuận lợi cho cổ phần hoá. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá DNNN để huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên, không phải để tư nhân hoá.” Thẩm định giá trị tài sản tại các DNNN thường chiếm 30% thời gian của toàn bộ quá trình do sự bất đồng về giá trị còn lại của tài sản cố định, thiếu những chứng từ nguyên bản về quyền sở hữu (thậm chí có cả Doanh nghiệp làm việc lâu năm) cộng vào giá trị Doanh nghiệp cả những tài sản không có khả năng hoạt động và các khoản nợ đáng nghi và đặc biệt là thiếu phương pháp cơ sở để định giá trị của những tài sản vô hình như: know-how, uy tín Doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Hơn nữa việc thuê một Công ty kiểm toán xác định giá trị Doanh nghiệp gặp nhiều mâu thuẫn do giá trị thẩm định qua kiểm toán thường hơn giá trị thẩm định cuối cùng 20 - 30%. Theo quy định của NĐ 44/CP về việc chuyển DNNN thành Công ty cổ phần khi xác định giá trị DNNN chỉ Doanh nghiệp nào không thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê thì cơ quan quyết định giá trị Doanh nghiệp mới xem xét thuê kiểm toán độc lập. Do vậy, nguyên nhân giá trị Doanh nghiệp thường cao hơn giá trị kiểm toán một phần cũng vì cơ quan quyết định giá trị Doanh nghiệp không phải là người mua nên buôn bán với giá cao. Khi thị trường chứng khoán sớm muộn rồi cũng sẽ ra đời thì vấn đề này sẽ là một trở ngại lớn vì theo quy định quốc tế, bất cứ Công ty nào tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đều phải có kiểm toán. Vấn đề thứ hai trong việc xác định giá trị tài sản Doanh nghiệp là việc xác định vốn tự có của Doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn được hình thành ngoài khoản vốn do Nhà nước cấp cho Doanh nghiệp và còn gọi là vốn tự bổ sung. Nguồn vốn của vốn tự bổ sung một phần là do công của người lao động trong Doanh nghiệp và một phần xuất phát từ các chính sách của Nhà nước như từ khoản chênh lệch giá từ các đợt đánh giá trị hàng tồn kho hoặc là một số Doanh nghiệp được vay ưu đãi nhưng phải khấu hao nhanh để trả vốn vay. Do vậy, việc hạch toán rạch ròi phần nào là do công lao của người lao động, phần nữa là do chính sách của Nhà nước là rất khó. Đưa ra một tỷ lệ chung để áp dụng cho các Doanh nghiệp thường là cho các Doanh nghiệp có vốn tự bổ sung lớn không yên tâm khi bước vào cổ phần hoá. Vấn đề công nợ cũng là một vấn đề bức xúc của nhiều DNNN bước vào cổ phần hoá. Đầu 1998, tổng số nợ trong khu vực DNNN đã lên tới 170.000 tỷ VND, trong đó 75.000 tỷ VND là nợ phải thu, 95.000 tỷ VND là nợ phải trả. Con số 178 DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cổ phần hoá trong năm 1998 chưa được đẩy mạnh chủ yếu là do nợ còn nhiều và tình hình tài chính chưa lành mạnh hoá. 2.1.3. Bán và mua cổ phiếu: con đường lắm gian nan. Nghị định 44 cũng quy định sau 3 tháng, số cổ phần bán ra không đáp ứng được yêu cầu kế hoạch đề ra thì phải xem xét lại để giảm giá xuống bằng giá sổ sách, nếu trường hợp giá bằng sổ sách mà vẫn không bán được thì báo cáo Bộ Tài chính để Bộ quyết định lại. Kiểm toán là bước trước đó, nó giúp cho giá bán cổ phần gần hơn với người mua vì kiểm toán là một cơ sở để người mua biết và tin vào Doanh nghiệp, do đó sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hoá nhanh hơn. Hiện nay, số các DNNN đăng ký cổ phần hoá trong năm 1999 đã lên tói 355 trong đó Hà Nội đứng đầu vơí 40 Doanh nghiệp. Những kinh nghiệm đầu tiên về cổ phần hoá cùng với những quy định cởi mở của NĐ 44/ CP về cổ phần hoá đã tháo gỡ được một số vướng mắc trong việc đánh giá tài sản của các Doanh nghiệp khi chuyển sang Công ty cổ phần. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thì khó khăn chính hiện nay không phải là đánh giá tài sản Doanh nghiệp mà là việc bán cổ phần. Do chưa có thị trường chứng khoán nên việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở các Công ty cổ phần chủ yếu phân bổ cho cán bộ công nhân viên, số lượng cổ đông ngoài nhìn chung chiếm tỷ lệ không lớn. Theo quy định của Luật pháp Việt Nam, Công ty cổ phần được phát hành hai loại cổ phiếu là cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu dành cho cán bộ công nhân viên trong Công ty theo mức mỗi năm làm việc cho Nhà nước được mua tối đa là 10 cổ phần với mức hạ 30% so với các đối tượng khác. Nhưng tổng mức giá trị ưu đãi cho người lao động không quá 20% giá trị vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp. Đối với các Doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ từ 40% giá trị Doanh nghiệp theo sổ sách kế toán thì giá trị ưu đãi không quá 30%. Việc bán cổ phần sẽ thuận lợi hơn nếu các thông tin về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp rõ ràng và cụ thể hơn. Theo các chuyên gia của Philips Fox, hãng luật quốc tế đã nghiên cứu về cổ phần hoá ở Việt Nam nhiều năm nay, điều mà các nhà đầu tư quan tâm là số lượng và chất lượng thông tin về hoạt động của Công ty, tính rõ ràng của phương án cổ phần hoá và các quyền lợi gắn liền với cổ phiếu. Ông Nigel Russel thuộc Phillips Fox cho rằng, vẫn chưa rõ liệu bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính của Công ty, phương án cổ phần hoá và điều lệ Công ty cổ phần có được đưa ra công khai cho các nhà đầu tư hay không vì NĐ 44/CP chỉ quy định rất chung chung là thông tin về Công ty phải được công khai hoá, chứ không nói rõ là thông tin bao gồm những gì. Một điều mà các cổ đông quan tâm là mức độ và bản chất của sở hữu Nhà nước và sở hữu của người lao động trong Doanh nghiệp cổ phần hoá. Theo quy định của NĐ 44/CP, trong trường hợp Nhà nước giữ cổ phần đặc biệt (tức là khi Nhà nước giữ số cổ phần nhiều gấp đôi so với cổ đông lớn nhất) thì Nhà nước sẽ giữ quyền bầu cử trong 6 vấn đề bao gồm những quyết định chiến lược, kế hoạch 5 năm và kế hoạch đầu tư vào liên doanh, thay đổi cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm các chức vụ quản lý quan trọng trong Doanh nghiệp. Theo ông Russel, điều khoản này làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của Doanh nghiệp cổ phần hoá. Ngoài ra, theo các chuyên gia của Phillips Fox, khả năng chuyển nhượng của cổ phiếu Việt Nam hiện nay rất khó khăn là do chưa có thị trường chứng khoán. Còn ông Willilam G. Magennis cũng là một luật gia của Phillips Fox thì cho rằng nguyên nhân sự chậm chạp của quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam có thể gói gọn trong một số từ “sợ hãi”: sợ điều chưa biết, sợ mất quyền lợi, sợ mất việc, sợ cạnh tranh và sợ trách nhiệm. Chính nỗi “sợ hãi” này cũng ngăn cản quyết định đầu tư của người mua cổ phiếu. Theo ông Magennis, để giải quyết vấn đề này, chỉ có một cách là tăng cường giáo dục chặt chẽ cho mọi người biết phải kinh doanh như thế nào trong nền kinh tế thị trường. 2.2. Nguyên nhân: 2.2.1. Từ cấp chỉ đạo: Cổ phần hoá DNNN là công việc mới, phức tạp, vì vậy việc nghiên cứu các cơ chế chính sách cổ phần hoá còn chậm chạp. Các văn bản ban hành còn thiếu đồng bộ, quy trình triển khai phức tạp, còn nhiều mặt chưa phù hợp. Trong thời gian dài, cần quy định phạm vi DNNN được phép cổ phần hoá, chưa đề ra mục tiêu cổ phần hoá hàng năm để thực hiện. Mặc khác, đây là công việc rất nhạy cảm, song lại chưa có kinh nghiệm để khi triển khai cổ phần hoá vừa mang lại tăng trưởng kinh tế vừa giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy công việc được tiến hành rất thận trọng, phải dần dần qua thực tế mới có thể bổ sung hoàn chỉnh được cách thực hiện. Khung pháp lý chưa hoàn thiện cho hoạt động của Công ty cổ phần, thị trường chứng khoán cũng như nhiều vấn đề liên quan đến quá trình đưa DNNN trở thành Công ty cổ phần (Luật phá sản, luật Ngân hàng, luật Ngân sách...) Do vậy, các ngành, các cấp và nhất là các Giám đốc DNNN còn rụt rè, do dự trong quá trình đăng ký cổ phần hoá. Nguyên nhân nữa là do chưa có sự ràng buộc về pháp luật nên việc thực hiện không nghiêm túc. Công tác chỉ đạo còn lúng túng và chậm chạp do Cổ phần hoá DNNN là một quá trình phức tạp và mới mẻ ở Việt Nam nên nếu thiếu công tác chỉ đạo thật sát sao thì chỉ có một số DNNN do phần lớn cán bộ trong ban chỉ đạo là kiêm nhiệm nên ít có thời gian để thường xuyên đôn đốc hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho DNNN. Công tác tuyên truyền vận động từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước từ TW tới địa phương chưa được đẩy mạnh việc thực hiện các quy định công khai taì chính của DNNN chưa thành nền nếp thường xuyên. Các thông tin về kết quả của những Doanh nghiệp đã cổ phần hoá chưa được phổ biến sâu rộng trong nhân dân và người lao động trong các DNNN. Thủ tục thành lập Hội đồng xác định, thẩm định giá trị Doanh nghiệp còn quá cồng kềnh và phiền toái cho nhiều Doanh nghiệp (Đặc biệt là DNNN thuộc các tổng Công ty 91, các Bộ, ngành TW)phải chờ đợi quá lâu đối với cơ quan tài chính. Chưa tạo ra một môi trường kinh tế thực sự bình đẳng, chưa tạo ra một mặt bằng thống nhất về cơ chế chính sách cho các thành phần kinh tế cùng cạnh tranh và phát triển. Còn một số ưu đãi cho DNNN như mức vay, lãi suất cho vay, khoanh nợ và xóa nợ tại các Ngân hàng thương mại, chưa phải nộp tiền thuế đất và được miễn thuế khi vay vốn Ngân hàng. Nói chung các DNNN đều có các khoản nợ, trong đó có nhiều đơn vị có những khoản nợ rất lớn hoặc là do thua lỗ trong sản xuất kinh doanh hoặc là do công tác đầu tư phát triển. Do vậy, khi lập phương án chuyển sang Cổ phần hoá thì việc đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất để xử lý các món nợ cho các Doanh nghiệp thưòng vấp phải các vấn đề rất nan giải là phải định hướng được hướng thanh toán công nợ. Bên cạnh đó, chung quanh phuqoqng pháp định giá xác định giá trị DNNN chuyển sang cổ phần hoá cũng thường hay gây ra tranh cãi kéo dài. 2.2.2. Về phía các Doanh nghiệp Một số bộ và địa phương, Tổng công ty Nhà nước chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa chủ trương Cổ phần hoá một bộ phận DNNN do đó thiếu tính chủ động và chưa kiên quyết trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Một số giám đốc Doanh nghiệp không thật sự nhiệt tình với công tác Cổ phần hoá Doanh nghiệp mình vì họ cho rằng làm giám đốc DNNN thì nhẹ nhàng hơn, trách nhiệm không nặng, đồng thời quyền lợi về mọi mặt được bảo đảm hơn. Vấn đề xác định giá trị DNNN cũng gặp nhiều khó khăn và rắc rối. Đối với tài sản cố định đặc biệt là máy móc thiết bị tại Doanh nghiệp sản xuất thường xuất hiện sự đối nghịch giữa giá trị sổ sách là giá trị hiện hành (khi nhập các thiết bị tân trang lỗi thời với giá gốc cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của nó) do đó dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa cổ phần hoá tại Doanh nghiệp và hội đồng thẩm tra giá trị DNNN. Ngoài ra, khó khăn do các tài sản bị chiếm dụng, cho mượn, thuê, thế chập, tạm giữ.... gây ra là đáng kể, bởi các DNNN khó kiểm soát được tài sản do vậy khi tiến hành cổ phần hoá phải thu hồi về trước khi tiến hành kiểm kê, đánh giá mà giải quyết các công nợ. 2.2.3. Nguyên nhân khách quan. Thị trường vốn chưa phát triển, chưa hình thành thị trường chứng khoán cho nên chưa có phương thức thích hợp để giao dịch cổ phiếu và từ đó chưa tạo thuận lợi cho sự thúc đẩy cổ phần hoá. Hiệu quả của việc duy trì quá lâu cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp và từ khi đổi mới một bộ phận DNNN hãy còn làm ăn kém hiệu quả, ì ạch và một đội ngũ cán bộ thiếu năng lực. 2.3.Giải pháp cho quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta hiện nay. 2.3.1. Đổi mới, sắp xếp lại các DNNN. Cổ phần hoá DNNN và sắp xếp DNNN là hai nội dung hết sức cơ bản của Nghị quyết Trung ương IV dưới tiêu đề là tiếp tục đổi mới DNNN sắp xếp hai nội dung cải cách Doanh nghiệp này tách rời nhau thì tất sẽ không đạt được xếp vào loại cổ phần hoá, còn sắp xếp lại DNNN giúp xác định rõ những Doanh nghiệp cần phải cổ phần hoá để tạo điều kiện cho các cấp, các ngành nhận thức rõ cổ phần hoá là một việc làm bắt buộc không làm trước thì phải làm sau. Việc chọn ra những DNNN đủ tiêu chuẩn cho việc cổ phần hoá để đem lại thành công và tạo ra hiệu quả trong hoạt động về sau của DNNN đã được cổ phần hoá. Từ đó, chúng ta có thể chia ra 2 loại Doanh nghiệp: Doanh nghiệp thuộc loại cổ phần hoá và Doanh nghiệp không thuộc loại cổ phần hoá. Những Doanh nghiệp không thuộc loại cổ phần hoá bao gồm: Các Doanh nghiệp phục vụ cho an ninh quốc phòng. Các Doanh nghiệp có các công nghệ và sản phẩm kỹ thuật cao thuộc lĩnh vực bí mật quốc gia. Những DNNN đã và đang trong tình trạng phá sản, không có phương án khắc phục, cơ cấu vốn mất cân đối nghiêm trọng. Những DNNN quá nhỏ (với chủ sở hữu dưới 500 triệu VDN) 2.3.2. Thành lập các tổ chức ban chỉ đạo cổ phần cấp bộ, tỉnh, thành phố. Trên Trung ương hiện nay, chúng ta có Ban chỉ đạo Trung ương về cổ phần hoá còn đối với các bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên thành lập một tổ chức gọi là Ban cổ phần hoá để sắp xếp phân loại DNNN đồng thời tổ chức triển khai chủ trương cổ phần hoá DNNN. Các tổ chức này được cấp kinh phí hoạt động độc lập và hoạt động theo chế độ chuyên trách từ khi tiến hành làm thí điểm cho đến lúc hoàn thành công tác cổ phần hoá. Để thành lập một tổ chức tham gia trực tiếp vào Hội đồng quản trị và ban giám đốc của Công ty cổ phần và tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại Doanh nghiệp sẽ là cơ quan trung ương các tổ chức cấp bộ, tỉnh, thành phố. Quá trình cổ phần hoá rất phức tạp do vậy việc thành lập một tổ chức chương trình chuyên nghiệp với vai trò là người tư vấn, hỗ trợ cho người tiến hành cổ phần hoá về mặt kỹ thuật (định giá tài sản Doanh nghiệp, xác định giá kinh doanh, phương án kinh doanh tiếp thị tại Doanh nghiệp cổ phần, biện pháp quản lý sau cổ phần hoá....) là rất cần thiết trong lĩnh vực cung cấp thông tin cho hãng, kinh nghiệm cổ phần hoá ở các Doanh nghiệp khác đặc biệt giúp cho các Doanh nghiệp xây dựng phương án thực hiện cổ phần hoá và phương án đổi mới Doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá. 2.3.3. Hoàn thiện khung pháp lý cho quá trình cổ phần hoá. Theo ông Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương đổi mới dịch vụ và Ban chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá Doanh nghiệp: Việc tạo lập cho được một khung pháp lý thông thoáng, hiệu quả đang là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp. Về nguyên tắc xác định giá trị Doanh nghiệp hiện còn rắc rối, gây mất nhiều công sức, thì giờ không cần thiết. Số vốn của Nhà nước ít (dưới 5 tỷ VND) thì cho phép được kiểm toán nội bộ để xác định giá trị Doanh nghiệp mà không nhất thiết phải được cơ quan kiểm toán độc lập xác nhận. Những số liệu trong sổ sách kế toán đã qua xác định của kiểm toán nội bộ được xem là những số liệu chính thức để trình các cơ quan thẩm quyền xét duyệt trong quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp. Đối với những Doanh nghiệp không tính được tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh bình quân của ba năm cuối trước khi cổ phần hoá vì không có Doanh nghiệp tương ứng để so sánh thì sẽ được vận dụng các cách linh hoạt. Bên cạch việc hoàn thiện dần một văn bản chủ đảo để hướng dẫn quá trình cổ phần hoá thì Nhà nước cần ban hành pháp lệnh về cổ phần hoá có tính chất bắt buộc việc thực hiện cổ phần hoá đối với các DNNN. Chúng ta cũng cần sớm ban hành và hoàn thiện một số luật căn bản làm cơ sở pháp lý cho quá trình cổ phần hoá như: các luật thuế, luật thừa kế và thế chấp, luật Ngân sách, luật về phát hành và giao dịch mua bán chứng khoán. ... Với một khung pháp lý hội đủ 2 tiêu chuẩn đầy đủ và chặt chẽ thì các DNNN vốn e ngại việc cổ phần hoá cũng sẽ phải thực hiện cổ phần hoá. 2.3.4. Giải quyết nhanh chóng một số khúc mắc tồn tại trong Doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá và sau khi thành lập Công ty cổ phần. a) Vấn đề nợ đọng: Để xử lý chính xác, cần phải dựa vào những nợ nần, những nguyên nhân khách quan bao gồm: thay đổi cơ chế chính sách, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể cho vay không còn khả năng tự trả nợ, do DNNN khác chiếm dụng nay đã bị giải thể không còn khả năng trả nợ. Ngoài ra còn do thiên tai, tư nhân có thể bị chết...., những khoản nợ đã được cơ quan chức năng xem xét xoá nợ. Những nguyên nhân chủ quan bao gồm: tham ô, lợi dụng chức vụ, cố ý làm trái, mua bán lòng vòng từ nguồn vốn đi đến chiếm dụng, quản lý yếu kém, vi phạm chế độ tài chính, khai khống và xác nhận khống nợ, thành lập Doanh nghiệp không đúng chức năng, không đủ điều kiện đẫn đến phát sinh nợ. Ngoài ra còn người giả mạo, giải thể để xù nợ, nợ có móc ngoặc giữa con nợ và chủ nợ, nợ phát sinh không phù hợp với hợp đồng kinh tế. Theo ban chỉ đạo và thanh toán nợ Trung ương, sau khi làm thủ tục sẽ xử lý ngay các DNNN có đủ điều kiện, loại cần phân tích thêm về những phát sinh nợ, loại nào vượt thẩm quyền phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết, có loại chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát nhân dân đề nghị khởi tố. Riêng đối với các Doanh nghiệp cổ phần hoá thì khi xác định giá trị Doanh nghiệp để phát hành cổ phiếu sẽ trừ đi các khoản nợ và các khoản nợ này sẽ do Công ty cổ phần sắp thành lập thanh toán theo quyết định của các tổ chức tín dụng. b) Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Chuyển từ DNNN sang Công ty cổ phần đòi hỏi hầu hết các Doanh nghiệp phải sắp xếp đổi mới lại tổ chức hoạt động. Hậu quả là thường dẫn đến việc dư thừa lao động. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết việc làm và chế độ cho bộ phận cán bộ công nhân viên một cách thoả đáng để cho moi người dân đều nhận thức được cổ phần hoá là một hướng đi tích cực của Nhà nước. Nhà nước cho phép dùng tiền bán cổ phiếu trong cổ phần của Nhà nước để đóng bảo hiểm và thanh toán cho nhiều cán bộ công nhân viên về nghỉ hưu, về chế độ một lần trước khi Doanh nghiệp chuyển sang Công ty cổ phần, hoặc có thể dùng tiền từ nguồn bán các Doanh nghiệp nhỏ phá sản, những ứ đọng chậm luân chuyển, tài sản không cần dùng để trợ cấp cho các đối tượng này. Ngoài ra đối với người lao động bị giảm biên chế cần bổ sung một số chính sách như thế nào? Vấn đề huy động tiền bán cổ phiếu vào sử dụng ngay cho mục tiêu đào tạo người lao động, trợ giúp lao động dôi dư hoặc cho chính Doanh nghiệp cổ phần hoá sử dụng là điều rất thiết thực để phát huy hiệu quả của đồng vốn, cơ quan tài chính cần có hướng dẫn cụ thể cho Doanh nghiệp thực hiện. c) Bán cổ phiếu ưu đãi. Nghị định 28/CP quy định chính sách cấp không một số cổ phiếu tương đương 10% giá trị Doanh nghiệp và bán chịu một số cổ phiếu tương đương 15% giá trị Doanh nghiệp theo lãi suất ưu đãi đối với người lao động trong DNNN tiến hành cổ phần hoá. Dù là cấp không và bán chịu (theo NĐ/28 CP ) hoặc bán giảm giá và bán trả dần (theo NĐ 44/CP ) thì thực chất cũng đều giúp cho người lao động có được sở hữu cổ phần từ một phần nguồn vốn hiện có hoặc nguồn sẽ thu của Nhà nước ở Công ty cổ phần hoá, song NĐ 28/ CP qua thực tế đã biểu hiện nhược điểm là: Do quy định tổng số cổ phần cấp không tương đưong 6 tháng lương cấp bậc nên Doanh nghiệp thực hiện chưa được 30% mức quy định của Nhà nước. Mặt khác, loại cổ phiếu này vẫn thuộc sở hữu Nhà nước không được chuyển nhượng nên chưa thật hấp dẫn. Về tổng cổ phần ưu đãi cho người lao động, NĐ 44/CP theo Thông tư 104-TC của Bộ Tài chính “mỗi cổ phần bán ưu đãi, người lao động phải trả 70.000 đồng còn 30.000 là giá trị ưu đãi cho người lao động”. Do đó tổng giá trị ưu đãi là tổng giá trị được giảm giá còn giá trị cổ phần ưu đãi là gồm cả phần mua bằng tiền mặt và phần giảm giá. Nếu tổng số năm công tác của người lao động trong Doanh nghiệp nhân với mức giảm giá, tương đương 20% phần vốn của Nhà nước tại Doanh nghiệp thì tổng giá trị cổ phần ưu đãi có thể hơn 20% cổ phần vốn của Nhà nước tại Doanh nghiệp. Việc quy định mức cổ phiếu cấp cho mỗi người và tổng số cổ phiếu được cấp không quá 10% giá trị Doanh nghiệp là chưa hợp lý. Việc quy định mua chịu một số cổ phiếu trả chậm trong 5 năm với lãi suất 4%/năm và hàng năm người lao động phải trả tối thiểu 20% giá trị cổ phiếu mua chịu và 4% lãi trên số nợ vay là chưa khuyến khích người lao động. Khi thực hiện cổ phần hoá, nhiều Doanh nghiệp cần được giải quyết cho cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, mất sức, về hưởng chế độ một lần nhưng khó khăn về tài chính nên không đóng bảo hiểm xã hội liên tục và cơ quan bảo hiểm xã hội không làm thủ tục. Để động viên khuyến khích người lao động, đề nghị Nhà nước cho phép vận dụng tổng số cổ phiếu được cấp không quá 10% giá trị Doanh nghiệp hoặc không quá 12 tháng lương cấp bậc đối với mỗi người lao động: Nhà nước nên quy định mọi người lao động được mua chịu số cổ phiếu theo quy định, phần cổ phiếu mua bằng tiền mặt là tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi người không khống chế mức tối đa nếu ở đó phần cổ phiếu được phép bán ra người lao động không mua hết. Để khuyến khích nhiều Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Nhà nước nên có chính sách cho phép dùng tiền bán cổ phiếu để đóng bảo hiểm và thanh toán cho những cán bộ công nhân viên về nghỉ chế độ một lần trước khi Doanh nghiệp chuyển sang Công ty cổ phần. Hoặc cho phép Ban cổ phần hoá Doanh nghiệp được sử dụng nguồn tài chính từ việc bán tài sản, hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển, tài sản không cần dùng, một phần vốn giữ để thanh toán có chế độ hưu trí, mất sức, nghỉ chờ việc, nghỉ hưởng trở cấp một lần của người lao động ở những cơ sở không có điều kiện mua bảo hiểm xã hội trước khi cổ phần hoá. Đề nghị giảm giá trị Doanh nghiệp đối với các Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong năm 1997: 5%; 1998: 3%; 1999: 0%. Về vốn, vấn đề bán cổ phiếu cho người nước ngoài, theo ông Trần Văn Tá - Thứ trường bộ Tài chính thì bước đầu quan trọng nhất là tuyên truyền giải thích để họ biết về chủ trương, cơ chế chính sách về cổ phần hoá của Nhà nước. Hiểu được việc mua cổ phần có được những lợi ích gì khác so với hình thức đầu tư trước đây. Phải lựa chọn các Doanh nghiệp trong loại hình Doanh nghiệp đã được Chỉnh phủ cho phép tiến hành thí điểm bán cổ phần cho người nước ngoài, đó là các Doanh nghiệp được phép bán cổ phần ra công chúng. Để khuyến khích các Doanh nghiệp có vốn tích luỹ cao (hơn 80% giá trị Doanh nghiệp) thì mức cổ phiếu được mua chịu, trả chậm sẽ nâng lên mức tối da là 30% giá trị tài sản Doanh nghiệp. Đối với phần thủ nhập từ cổ tức của các cổ đông là người lao động trong Doanh nghiệp, dự kiến sẽ được miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu. Ngoài ra, Nhà nước nên quy định Giám đốc, kế toán trưởng không được mua quá cổ phần ưu đãi bình quân của Doanh nghiệp nhằm đảm bảo công tác trong Doanh nghiệp và khuyến khích vai trò tích cực của Giám đốc trong công tác cổ phần hoá. 2.3.5. Thành lập thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Thị trường vốn hay thị trường chứng khoán được ví như một cái chợ để thực hiện hành vi mua bán hàng hoá đó là chứng khoán và cổ phiếu của các Công ty, là các hàng hoá được mua bán rộng rãi nhất. Theo quy định, các Doanh nghiệp nước ngoài chuyên kinh doanh chứng khoán muốn tham gia vào Công ty chứng khoán ở Việt Nam thì phải lập liên doanh với một Doanh nghiệp Việt Nam. Lúc này đã có một Công ty chứng khoán Nomura (Nhật) hiện đang làm tư vấn tài chính cho Savimex, Doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được thí điểm bán cổ phần cho người nước ngoài. Ông Trần Tô Tử, một nhà nghiên cứu kinh tế ở thành phố HCM cho rằng Việt Nam cần phải xây dựng một vài Công ty cổ phần đại chúng mới có thể có một thị trường cổ phiếu. Điều này cũng có nghĩa là buổi đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có thể là thị trường trái phiếu chủ yếu là các loại trái phiếu do Chính phủ phát hành. Khi nhiều Công ty cổ phần đại chúng ra đời, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng thì sẽ tạo điều kiện cho công chúng nắm giữ nhiều cổ phiếu. Từ đó, họ mới có nhu cầu mua đi bán lại, tạo nên thị trường, công chúng cũng có thể hiểu đúng, hiểu rõ Công ty mà họ lựa chọn để thẩm định giá trị Công ty, giá trị cổ phiếu, quyết định giá mua bán các cổ phiếu đó. Ông Trần Tô Tử nói: “Có người lo ngại mở thị trường chứng khoán hoặc Cổ phần hoá hoá DNNN rộng rãi sẽ không có người mua chứng khoán vì thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay còn quá thấp. Điều nay không phải là một khó khăn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì những tầng lớp dân cư có thu nhập thấp song họ vẫn họ vẫn muốn tiết kiệm. thị trường chứng khoán sớm mở sẽ tạo điều kiện cho họ biết tiết kiệm ngày càng nhiều hơn. Phương thức huy động vốn qua thị trường chứng khoán theo nguyên lý “góp gió thành bão” sẽ tập hợp số vốn này, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Kiến nghị “Cổ phần hoá chỉ là một giải pháp, tuy rất quan trọng nhưng không phải là chủ yếu trong toàn bộ công việc lớn và bức xúc mà chúng ta đang làm là sẵp ếp và đổi mới DNNN”. Các quan chức ở Ban đổi mới Doanh nghiệp ở thành phố HCM nhấn mạnh cổ phần hoá không phải là “thần dược” để có sự biến đổi toàn bộ thực trạng trong khu vực kinh tế Nhà nước. Nhưng để tiến trình cổ phần hoá được nhanh hơn, ban đổi mới Doanh nghiệp thành phố đã dự thảo một số kiến nghị với TW để xử lý những tồn tại trong cổ phần hoá: Đề nghị thống nhất quan điểm, nguyên tắc và phương pháp định giá Doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá. Cần chi tiết và cụ thể hoá: phần vốn góp liên doanh của Doanh nghiệp cổ phần hoá, các tiêu thức và phương pháp tính toán bổ sung cho việc tính giá trị lợi thế thương mại trong tương lai của Doanh nghiệp. Đề nghị xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn trong việc bán cổ phần giá ưu đãi cho người lao động đặc biệt phải cân nhắc thêm thành phần lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ. Ngoài những chính sách ưu đãi cho người lao động khi cổ phần hoá, cần nghiên cứu thêm việc tiếp tục giải quyết chính sách tương tự đối với số lao động dôi dư sau cổ phần hoá. Nhanh chóng nghiên cứu việc bán cổ phần khi cổ phần hoá theo cơ chế đấu giá và thống nhất quan điểm khi cho đấu giá bán cổ phần thì phải chấp nhận giá cổ phần có thể tăng cao hơn hoặc thấp hơn. Nghiên cứu chủ trương huy động vốn xã hội, đặc biệt là các cổ đông là nhà đầu tư chiến lược có khả năng góp vốn lớn, năng lực quản lý cao, nhằm tạo ý nghĩa thực sự cho việc phát triển DNNN sau khi chuyển thể thành Công ty cổ phần. Kết luận Cổ phần hoá là một trong những biện pháp quan trọng có tầm chiến lược nhằm thúc đẩy đổi mới cơ chế quản lý và đổi mới cơ cấu DNNN. Song đó không phải là “phép mầu” luôn gặp thuận lợi. Trước những thách thức đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn của quá trình hội nhập quốc tế và tác động của cơ chế thị trường, không có ngoại lệ nào đối với bất kỳ loại hình Doanh nghiệp nào. Sự thành công của một Doanh nghiệp tuỳ thuộc trước tiên vào sự sáng suốt của đội ngũ cán bộ quản lý và ý thức làm chủ của tậpt hể lao động trong Doanh nghiệp. Cổ phần hoá là mô hình thúc đẩy hình thành các yếu tố tích cực đó. Đặc điểm xã hội hoá khá rộng rãi của mô hình này có thể vận dụng thích hợp trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh hiện nay của đất nước khi thực hiện cổ phần hoá DNNN thuận lợi có mà khó khăn cũng có do vậy Đảng và Nhà nước cần vận dụng kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới song vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Đó là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của qúa trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCo phan hoa cac DNNN - bai khac.DOC
Tài liệu liên quan