Cơ Cấu Tổ Chức Tại Ngân Hàng EXIMBANK

Cơ Cấu Tổ Chức Tại Ngân Hàng EXIMBANK Giới thiệu ngân hàng: Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam. Tên tiếng Anh:Vietnam export import commercial joint stock bank Vốn điều lệ: 8.800.080.000.000 VND Trụ sở chính: 07 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Webside: www.eximbank.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng kí thuế số 0301179079 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/7/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 10/8/2009. Ngành nghề kinh doanh: huy động vốn, tiếp nhận vốn, cho vay, hùn vốn liên doanh, làm dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài, hoạt dộng bao thanh toán, đại lý bảo hiểm

doc9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ Cấu Tổ Chức Tại Ngân Hàng EXIMBANK, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM Chủ đề: Cơ Cấu Tổ Chức Tại Ngân Hàng EXIMBANK Giảng Viên: Họ tên thành viên: Giới thiệu ngân hàng: Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam. Tên tiếng Anh:Vietnam export import commercial joint stock bank Vốn điều lệ: 8.800.080.000.000 VND Trụ sở chính: 07 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Webside: www.eximbank.com.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng kí thuế số 0301179079 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/7/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 10/8/2009. Ngành nghề kinh doanh: huy động vốn, tiếp nhận vốn, cho vay, hùn vốn liên doanh, làm dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài, hoạt dộng bao thanh toán, đại lý bảo hiểm… Mô hình tổ chức của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban kiểm soát Hội Đồng Quản Trị Các hội đồng/ ủy ban Văn phòngHĐQT Tổng giám đốc Các hội đồng/ ủy ban phòng ban trung tâm Khối Khối Khối Khối Khối Khối Khối Khối KH DN KHCN Ngân quỹ PTKD CNTT Nguồn nhân lực hoạt động văn phòng ĐTTC P.Tín dụng P.Tín dụng P.Kinh doanh P.Quan hệ TTQL dữ liệu P.Quản lý P.Pháp chế P.HC DN cá nhân tiền tệ quốc tế HTCS, b/mật nhân sự tuân thủ quản trị P.Khác hàng P.Khách hàng P.Ngân quỹ P.Nghiên cứu TT phát triển P.Phát triển P.Xử lý P.Quản lý Doanh nghiệp cá nhân phát triển bảo trì SP nguồn NL Nợ xây dựng CNTT P.Thanh toán P.Quản lý P.Kinh doanh P.Thẩm định TT nghiên cứu TT đào tạo P.Quản lý P.Mở rộng Quốc tế thẻ vàng giá DASP, DV rủi ro phát triển CNTT mạng lưới P.Đầu tư P. Tiếp thị P.Kiểm tra Tài chính KS nội bộ P.Điều hành P.Kế toán TSC-TSN Sở giao dịch/ chi nhánh Phòng/ điểm giao dịch Giới thiệu các bộ phận: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng bao gồm tất cả các các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của ngân hàng. Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng, nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại, giúp việc cho Tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc. Các bộ phận nghiệp vụ: trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, EXIMBANK có 8 khối và 25 phòng ban nghiệp vụ, trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc, mỗi khối, phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng cụ thể, tạo nên bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống ngân hàng. Ví dụ: Khối khách hàng doanh nghiệp: phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng doanh nghiệp, trong đó phòng tín dụng doanh nghiệp phụ trách các nghiệp vụ tín dụng liên quan đến khách hàng doanh nghiệp, phòng thanh toán quốc tế thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế liên quan đến khách hàng doanh nghiệp. Khối khách hàng cá nhân: tương tự như khối khách hành doanh nghiệp nhưng đối tượng phục vụ ở đây là các cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Khối ngân quỹ và đầu tư tài chính: gồm có các phòng: kinh doanh tiền tệ, ngân quỹ, kinh doanh vàng, đầu tư tài chính, điều hành TSC- TSN có nhiệm quản lý vốn của ngân hàng, các hoạt động về kinh doanh tiền tệ và đầu tư. Khối phát triển kinh doanh: bao gồm các phòng: quan hệ quốc tế, nghiên cứu phát triển, thẩm định và tiếp thị. Nhiệm vụ của khối này là mở rộng quan hệ của ngân hàng, quảng bá hình ảnh, nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ, tư vấn chính sách phát triển ngân hàng… Khối công nghệ thông tin: gồm các phòng: trung tâm quản lý dữ liệu, HTCS, bảo mật, trung tâm phát triển bảo trì sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, trung tâm nghiên cứu dự án sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin. Chức năng chính của khối là các nghiệp vụ liên quan đến bảo mật, công nghệ thông tin cho ngân hàng… Khối nguồn nhân lực: gồm các phòng: quản lý nhân sự, phát triển nhân lực, trung tâm đào tạo. Chức năng chính của khối này là quản lý và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động của ngân hàng… Khối giám sát hoạt động: gồm các phòng: pháp chế tuân thủ, xử lý nợ, quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát nội bộ, kế toán. Nhiệm vụ của khối này là kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng, đưa ra và xử lý các vấn đề phát sinh… Khối văn phòng: bao gồm: phòng hành chính quản trị, phòng quản lý xây dựng, phòng mở rộng và phát triển mạng lưới. Các chi nhánh và phòng giao dịch: các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc phù hợp với điều lệ và quy định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch, phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh. Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của EXIMBANK được thực hiện theo mô hình tổ chức hỗn hợp, đó là mô hình kết hợp giữa kiểu mô hình tháp truyền thống, theo chức năng và theo đối tượng khách hàng. Cơ cấu tổ chức theo mô hình tháp truyền thống bởi vì: cũng giống như hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam hiện này, EXIMBANK cũng có một hội sở chính, dưới hội sở chính là các chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh, dưới chi nhánh cấp 1 là các chi nhánh cấp 2 tại các quận, huyện và rất nhiều các phòng giao dịch, điểm giao dịch trên toàn quốc. Tuy nhiên tại mỗi chi nhánh các phòng ban lại được tổ chức theo chức năng của từng bộ phận như: phòng tín dụng, phòng thanh toán quốc tế, phòng đầu tư tài chính… do vậy cơ cấu tổ chức của EXIMBANK cũng theo mô hình chức năng. Bên cạnh đó cơ cấu EXIMBANK còn được tổ chức theo mô hình đối tượng khách hàng, nghĩa là các phòng ban được tổ chức để phục vụ theo từng đối tượng khách hàng, ví dụ như phòng tín dụng có phòng tín dụng phục vụ khách hàng là doanh nghiệp thuộc khối khách hàng doanh nghiệp, nhưng cũng có phòng tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân nằm trong khối khách hàng cá nhân của ngân hàng… Mô hình cơ cấu của EXIMBANK được tổ chức theo tiêu chí phục vụ lợi ích của khách hàng. Ưu điểm của mô hình: Tách biệt chức năng quản trị với chức năng kinh doanh, tách biệt giữa chức năng bộ phận quản trị kiểm soát với bộ phận phục vụ khách hàng do đó khách hàng được phục vụ tốt hơn, đảm bảo lợi ích của khách hàng đến giao dịch và sử dụng dịch vụ ngân hàng. NH đã áp dụng nguyên tắc chuyên môn hóa trong hoạt động KD giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng trong Ngân hàng. Tận dụng được tài năng, chuyên môn của từng người, giảm bớt sự phức tạp trong cơ cấu tổ chức. Thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn, giảm bớt gánh nặng về việc quản trị cho nhà lãnh đạo Dễ tuyển chọn được nguồn nhân lực phù hợp với vị trí, tiêu chuẩn hoạt động. Vì mỗi phòng ban đều có những nhiệm vụ, chức năng riêng do đó việc tuyển chọn nhân lực cũng chỉ dựa trên tiêu chí của từng phòng ban sao cho phù hợp với năng lực và hoạt động của mình, nên dễ tuyển chọn được nhân lực chất lượng cao, hơn là cách tuyển truyền thống, dựa vào bằng cấp để rồi không phù hợp với công việc, lại tốn công đào tạo. Giúp ngân hàng có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường 1 cách tốt hơn, nâng cao hiệu quả của hoạt động Marketing trong ngân hàng. Chuyên môn hóa chức năng của từng phòng ban để phục vụ tốt không những về nghiệp vụ mà còn đối với từng nhóm khách hàng, điều này giúp ngân hàng quản lý, phục vụ tốt cho khách hàng bên cạnh đó, tạo lợi thế cạnh tranh, dễ dang giới thiệu các sản phẩm mới cho khách hàng, nắm bắt nhu cầu thị trường thông qua nguyện vọng của khách hàng. Phù hợp với những ngân hàng lớn, đáp ứng được khối lượng công việc nhiều. Việc chuyên môn hóa theo chức năng và đối tượng giúp ngân hàng giải quyết được khối lượng lớn công việc do có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và chất lượng. Nhược điểm: Bộ máy cồng kềnh, mô hình tổ chức có nhiều khối, nhiều phòng ban làm tốn kém nhiều chi phí :chi phí quản lý, chi phí nhân công, chi phí thuê địa điểm… Thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng ban nghiệp vụ, tạo điều kiện cho Hội đồng quản trị và ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực, tài lực vào các định hướng chiến lược.Nhưng cũng chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.  Giảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các bộ phận chức năng làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Các bộ phận thường có khuynh hướng coi trọng lĩnh vực của họ hơn các lĩnh vực khác, do đó phát sinh ranh giới giữa các bộ phận dẫn đến việc hợp tác lỏng lẻo Khó khăn cho NH trong quá trình xác định chi phí liên quan bởi vì nhiều hoạt động lặp lại khi tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Ví dụ cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng sản phẩm thanh toán thẻ. Do mục tiêu giữa các khối, các phòng ban khác nhau nên dễ xảy ra mâu thuẫn khi nhà quản trị đề ra các mục tiêu và chiến lược kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ Cấu Tổ Chức Tại Ngân Hàng EXIMBANK.doc