Chuyên đề Tổng quan về quốc hội

5.5 Mối quan hệ giữa Quốc hội và MTTQ Đây là mối quan hệ phối hợp theo quy định của Hiến pháp và luật. + MTTQVN tham gia bầu cử ĐBQH + Kiến nghị với QH về chương trình xây dựng pháp luật. + Tham gia phản biện, đóng góp ý kiến đối với các dự án luật, dự án nghị quyết của QH. + MMTQ thay mặt nhân dân giám sát hoạt động của các ĐBQH, đề xuất ý kiến bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu không xứng đáng.

ppt13 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tổng quan về quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VỀ QUỐC HỘIGS.TS Trần Ngọc ĐườngChuyên gia cao cấp- Viện NCLP1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Quốc hội - Viện nguyên lão (gồm những đại biểu của tầng lớp chủ nô quý tộc), Đại hội nhân dân (đại biểu của những người cầm vũ khí) có thể xem là những thiết chế dân chủ đại diện ra đời đầu tiên từ thời cổ đại Hy la.Nghị viện của các nước như ngày nay chỉ ra đời từ cách mạng tư sản gắn liền với việc ban hành Hiến pháp và phát triển qua các bước thăng trầm khác nhau.Quốc hội khóa I nước ta ra đời trong cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước ngày 6/1/1946 và gắn liền với việc ban hành Hiến pháp năm 1946. Từ đó cho đến nay Quốc hội nước ta đã phát triển và trưởng thành qua 12 khóa với 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và năm 1992 (sửa đổi bổ sung một số điều năm 2001)2. Tính chất của Quốc hội Tính đại diện: “Quốc hội cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân” (Điều 83 Hiến pháp năm 1992)Tính quyền lực Nhà nước của Quốc hội “Quốc hội cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” Điều 83 Hiến pháp năm 1992)Tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội “Đối với Chính phủ, cơ quan đại diện (QH) là nhân dân, nhưng nhân dân được thu nhỏ. Đối với nhân dân QH là Chính phủ nhưng Chính phủ được mở rộng” (Mác- Anghen toàn tập. T1, tr 412) Quốc hội hình ảnh chân thực của nhân dân thu nhỏ.3. Vai trò của Quốc hội Vai trò của QH trong tổ chức quyền lực chính trị:+ QH tạo lập nền tảng chính trị- pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước của một quốc gia (cầm quyền một cách dân chủ, chính thức và chính đáng)+ QH thể hiện và thực hiện sâu sắc tính chất dân chủ trong đời sống nhà nước- động lực của sự phát triển xã hội.Vai trò của QH trong xây dựng NN pháp quyền XHCN+Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của NN pháp quyền (thông qua việc thực hiện chức năng lập pháp)+ Thiết chế đảm bảo cho hiệu lực của hiệu quả của hoạt động hành pháp và tư pháp mạnh; phòng chống sự tha hóa của quyền lực NN (thông qua việc thực hiện chức năng giám sát)Vai trò của QH trong phát triển KT-XH+ Góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, xóa đói giảm nghèo+ Tạo sự đồng thuận trong xã hội+ Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy Nhà nước+ Thúc đẩy giải quyết xung đột, mang lại hòa bình cho các dân tộc bằng việc hòa giải và thỏa hiệp giữa các lợi ích khác nhau nhằm đạt được các nghị quyết quan trọng ở tầm quốc gia. 4. Một số nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của QH4.1 Nguyên tắc công khai, minh bạchCông khai, minh bạch là một nguyên tắc nền tảng trong tổ chức và hoạt động của QH bởi QH nhận sự ủy quyền, giao quyền từ nhân dân; nhân dân phải kiểm soát được sự ủy quyền đó và đánh giá việc thực hiện sự ủy quyền đó đối với từng ĐBQH do mình bầu ra. Đồng thời công khai minh bạch đòi hỏi các ĐBQH nâng cao trách nhiệm của mình.Biểu hiện của công khai, minh bạch+ Công khai, minh bạch trong tổ chức QH+ Các phiên họp toàn thể QH được công khai cho báo chí và công chúng biết; Xu hướng ngày càng có nhiều cuộc họp của UB và HĐDT được công khai cho báo chí và công chúng tham dự.+ Các ĐBQH tiếp cận với công chúng và tiếp xúc cử tri4. Một số nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Quốc hội (tiếp) 4.2 Nguyên tắc làm việc tập thể, quyết định theo đa sốNguyên tắc này bắt nguồn từ tính chất dân chủ của QH và vị trí pháp lý bình đẳng ngang quyền của ĐBQH.Nguyên tắc này đòi hỏi: phảo có một số lượng ĐB tối thiểu cần thiết có mặt tại phiên họp toàn thể và biểu quyết với tỷ lệ đồng ý quá bán tổng số ĐBQH mới có giá trị (50%+1) (Trong trường hợp đặc biệt phải có ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH)4. Một số nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Quốc hội (tiếp)4.3 Nguyên tắc bình đẳng, ngang quyền giữa các ĐBQHCác ĐBQH đều bình đẳng và ngang quyền như nhau: + Bình đẳng về điều kiện làm việc+ Bình đẳng trong thảo luận, tranh luận- Để đảm bảo sự bình đẳng, pháp luật về thủ tục và nội quy hoạt động của QH quy định rất chặt chẽ, cụ thể. 5. Các mối quan hệ cơ bản của QH5.1 Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và QH- Đảng lãnh đạo NN nói chung, QH nói riêng là một tất yếu lịch sử ở nước ta (Điều 4 Hiến pháp)- Đảng lãnh đạo chứ Đảng không làm thay NN, làm thay Quốc hội. Vì vậy, một mặt Đảng viên là ĐBQH vừa phải chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, vừa phải phát huy vai trò là người đại biểu của nhân dân và mặt khác Đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo của mình để QH phát huy hết trách nhiệm, không trở thành hình thức.5. Các mối quan hệ cơ bản của QH (tiếp)5.2 Mối quan hệ giữa ĐBQH và cử triĐây là mối quan hệ “máu thịt”, không có cử tri thì không có ĐBQH- ngược lại không có ĐBQH thì những vấn đề mà cử tri quan tâm và mong muốn không đưa ra được ở diễn đàn quốc gia để xem xét, giải quyết. Trong mối quan hệ này đòi hỏi ĐBQH phải nâng cao trách nhiệm trước cử tri, phản ánh đúng đắn, đầy đủ ý nguyện của cử tri trên diễn đàn QH.5. Các mối quan hệ cơ bản của QH (tiếp)5.3 Mối quan hệ giữa QH và Chính phủĐây là mối quan hệ tuân theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực NN:+ QH và Chính phủ đều thống nhất ở nguồn gốc, bản chất và mục đích vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.+ Theo Hiến pháp, Chính phủ là cơ quan chấp hành của QH. Chính phủ chịu trách nhiệm trước QH là đối tượng chịu sự giám sát tối cao của QH.+ Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất phải có sự phối hợp với QH trong việc thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của QH trên cơ sở làm đủ, làm đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định. 5. Các mối quan hệ cơ bản của QH (tiếp)5.4 Mối quan hệ giữa QH và các cơ quan tư pháp Đây cũng là mối quan hệ tuân theo nguyên tắc: quyền lực NN là thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực NN.+ QH và các cơ quan tư pháp đều thống nhất ở nguồn gốc, bản chất và mục tiêu chung+ Theo sự phân công, các cơ quan tư pháp thực hiện quyền tư pháp theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; QH tôn trọng sự phân công này.+ Các cơ quan tư pháp là đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội và phối hợp với QH trong việc thực hiện các chức năng của QH trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định. 5. Các mối quan hệ cơ bản của QH (tiếp)5.5 Mối quan hệ giữa Quốc hội và MTTQ Đây là mối quan hệ phối hợp theo quy định của Hiến pháp và luật.+ MTTQVN tham gia bầu cử ĐBQH+ Kiến nghị với QH về chương trình xây dựng pháp luật.+ Tham gia phản biện, đóng góp ý kiến đối với các dự án luật, dự án nghị quyết của QH.+ MMTQ thay mặt nhân dân giám sát hoạt động của các ĐBQH, đề xuất ý kiến bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu không xứng đáng. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt1_chuyen_de_1_tong_quan_ve_quoc_hoi_4045.ppt
Tài liệu liên quan