Chuyên đề An toàn lao động

 Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường. Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp,đặc biệt luôn ẩn chứa và phát sinh những mối nguy hiểm, rủi ro không thể lường trước được. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tai nạn lao động đến mức thấp nhất???  Là một sinh viên, mỗi chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức về bảo hộ lao động để khi bước vào công việc có thể tạo ra môi trường làm việc vừa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo sự an toàn cho bản thân và tất cả mọi người.

doc16 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề An toàn lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG PHỤ LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 2 I. Định nghĩa tai nạn lao đông 2 II. Phân loại tai nạn lao động 2 III. Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam trong 6 tháng đấu năm 2014 2 1. Số vụ tai nạn lao động 2 2.Tình hình tai nạn lao động ở các địa phương 3 3. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn 3 4. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất 3 IV. Tai nạn lao đông do thi cống lắp ghép kết cấu BTCT 3 1. Điểm qua một số tai nạn do lắp ghép KC BTCT điển hình ở VN năm 2014 4 a. Sập sàn bê tong kho giấy 4 b. Sập sàn bê tong cầu vượt Tân Vạn 5 c. Trần nhà đổ sập khi đang tháo dỡ 5 d. Sập sàn bê tong khách sạn ở Pleiku 6 e. Sập sàn bê tong KDL Vàm Cỏ Đông 7 2. Nguyên nhân gây tai nạn khi thi công lắp ghép KC BTCT 8 a. Nguyên nhân chủ quan 8 b. Nguyên nhân khách quan 13 3. Giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động 14 a. Giải pháp vĩ mô-chiến lược 14 b. Giải pháp vi mô-cơ sở 16 C. KẾT LUẬN 16 MỞ ĐẦU Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có hiệu quả,năng suất chất lượng và đật hiệu quả cao là nhân tố quyết điịnh đến sự phát triển của đất nước, xã hội,gia điình và bản thân người lao động. Bất cứ ở chế độ xã hội nào, lao động của con người vẫn luôn là nhân tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “ xã hội có cơm ăn áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động, xây dựng giàu có, xã hội dân chủ cũng là nhờ người lao động, tri thức mở mang cũng nhờ lao động,lao động chính là động lực chính thúc đẩy sự tiên bộ của loài người’ Vì thế mà việc quan tâm đến an toàn của người lao động là vô cùng cần thiết để hạn chế những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. NỘI DUNG ĐỊNH NGHĨA TAI NẠN LAO ĐỘNG -Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động  PHÂN LOẠI TAI NẠN LAO ĐỘNG -Tai nạn lao động được chia thành 3 loại: Tai nạn lao động chết người: là tai nạn lao động dẫn đến chết người (chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra, ). Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này. Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên. THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 1. Số vụ tai nạn lao động Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 06 tháng đầu năm 2014 cả nước đã xảy ra 3.454 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 3.505 người bị nạn trong đó số vụ TNLĐ chết người là 258 vụ. So với 06 tháng đầu năm 2013, số vụ TNLĐ tăng 132 vụ (tăng 3%), tổng số nạn nhân tăng 74 người (tăng 2%), số vụ TNLĐ chết người giảm 65 vụ (giảm 20%) và số người chết giảm 25 người (giảm 8%). Số vụ TNLĐ chết người: 258 vụ Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 58 vụ Số người chết: 280 người Số người bị thương nặng: 660 người Nạn nhân là lao động nữ: 1.187 người 2. Tình hình TNLĐ ở các địa phương 2.1. Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong 6 tháng đầu năm 2014 TT Địa phương Số vụ Số người bị nạn Số vụ chết người Số người chết Số người bị thương nặng 1 Tp Hồ Chí Minh 645 646 45 46 71 2 Bình Dương 280 283 17 19 11 3 TP Hà Nội 90 90 16 18 0 4 Quảng Ninh 171 178 16 21 104 5 Thanh Hoá 27 34 13 15 19 6 Long An 181 181 9 9 8 7 Thái Nguyên 54 55 8 10 11 8 Lâm Đồng 8 9 8 8 1 9 Hà Tĩnh 15 19 7 7 12 10 Hải Phòng 75 78 7 7 42 Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động chiếm 57,14% số người chết vì tai nạn lao động trên toàn quốc. 2.2. Các địa phương báo cáo không có TNLĐ chết người trong 06 tháng đầu năm 2014: Sóc Trăng, Nam Định, Bình Thuận, Phú Yên, Cần Thơ, Bình Phước, Yên Bái, Hậu Giang, Điện Biên, Vĩnh Long, Sơn La. 3. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người Lĩnh vực xây dựng chiếm 37,04% tổng số vụ tai nạn và 34,5% tổng số người chết; Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 17,3% tổng số vụ và 16,1% tổng số người chết; Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 6,2 % tổng số vụ và 5,7% tổng số người chết; Lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện chiếm 3,7% tổng số vụ và 3,4% tổng số người chết. 4. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất Ngã từ trên cao chiếm 30% tổng số vụ và 28% tổng số người chết; Điện giật chiếm 23,46% tổng số vụ và 21,84% tổng số người chết; Vật rơi, đổ sập chiếm 14,81% tổng số vụ và 13,79% tổng số người chết; Tai nạn giao thông chiếm 14% tổng số vụ và 13% tổng số người chết; Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 11,1% tổng số vụ và 10,3% tổng số người chết. TAI NẠN DO THI CÔNG LẮP GHÉP KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP Tai nạn lao động rất phong phú và đa dạng, nguy hiểm luôn rình rập người lao động bất cứ khi nào.Đối với lĩnh vưc xây dựng những tai nạn do thi công lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép là một trong những loại tai nạn đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng của những người công nhân, để lại bao đau thương mất mát cho gia định nạn nhân và cho toàn xã hội. Và đâu chính là nguyên nhân chính khiến nó trở thành nỗi khiếp sợ thật sự như vậy với xã hôi? Hãy cùng tôi đi tìm lời giải cho những tai nạn trong quá trình thi công lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép và cùng nhau đề ra những giải pháp hiệu quả để hạn chế những tai nạn thương tâm, góp phần tạo nên một môi trường làm việc an toàn,tin cậy. Điểm qua một số tai nạn lắp ghép kết cấu điển hình trong năm 2014 Sập sàn bê tông kho giấy, 17 người bị thương Hiện trường: Đang đổ bê tông trước hiên kho giấy, hàng chục công nhân té nhào xuống đất vì sập sàn ở độ cao 7 m. Một người chết tại chỗ, 17 người bị thương. Diễn biến Ông Trương Cảnh Tuyên, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, tai nạn xảy ra tối 3/2 tại công trình xây dựng kho chứa nguyên liệu của Nhà máy giấy Lee & Man (cụm công nghiệp Phú Hữu A, huyện Châu Thành). Anh Nguyễn Văn Khoe (43 tuổi, TP Cần Thơ) chết tại chỗ, 17 người bị thương, trong đó nhiều người bị thương nặng, được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay trong đêm. Theo ông Tuyên, tai nạn xảy ra khi hàng chục công nhân đang đổ khoảng 30 m2 sàn bê tông cuối cùng trước hiên mặt tiền nhà kho. Sàn này dài khoảng 50 m, rộng 4 m do Công ty CP Xây dựng Ngân Quý (Cần Thơ) thi công. Nguyên nhân Quá trình thi công không đảm bảo an toàn Công nhân chưa được huấn luyện an toàn lao động Không kiểm tra an toàn giàn giáo cốt pha trước khi thi công công trình. Dẫn đến việc hệ thống giàn không chịu nổi ứng lực khi liên tục gia tải lên mặt sàn khiến cho công trình đổ sập xuống Nguồn: Sập sàn bêtông cầu vượt Tân Vạn Hiện trường Sáng 5/6/2014, mặt sàn cầu vượt ngã ba Tân Vạn cao hơn 2m (thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương), đang đổ bêtông bất ngờ sập xuống đè chết một công nhân. Diến biến 5h30 ngày 5/6/2014, gần chục công nhân đã đổ sàn bêtông nhịp cuối của cầu vượt ngã ba Tân Vạn (thị xã Dĩ An, Bình Dương, gần cầu Đồng Nai). Bất ngờ sàn bêtông ướt mặt cầu dài khoảng 4 m, cao hơn 2m đổ ầm xuống khiến các công nhân nháo nhào phóng xuống đất từ độ cao hơn 2m, thoát nạn. Riêng ông Lê Văn Thế (48 tuổi, ngụ Sóc Trăng) đứng dưới khu vực trung tâm sàn bêtông không kịp chạy đã bị tấm sắt cốp pha đè chắn ngang người, tử vong. Lực lượng chức năng thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương đã khám nghiệm hiện trường làm rõ nguyên nhân tai nạn. Nguyên nhân Cơ quan chức năng xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của công nhân tại công trình xây dựng cầu vượt Tân Vạn là do dàn cốt pha kém chất lượng. Nguồn: Trần nhà đổ sập khi đang tháo dỡ, 2 người chết thảm Hiện trường Khi 2 người thợ đang dùng máy phá bê tông phá trần ngôi nhà ở Hải Phòng thì bất ngờ cả trần nhà sập xuống, đè lên khiến cả 2 người chết thảm tại chỗ. Diễn biến Sáng 28-10, tại số nhà 35, xóm Trung, phường Đằng Giang, Ngô Quyền (TP Hải Phòng) đã xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọngj khiến 2 người chết thảm. Khi 2 người thợ đang dùng búa, máy cắt bê tông để phá trần ngôi nhà cấp 4 thì phần mi và trần bằng bê tông của ngôi bỗng đổ sập xuống, đè chết cả 2 người. Theo một số nhân chứng, thời điểm xảy ra vụ việc vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 28-10-2014, 2 người thợ đang đứng trên mái ngôi nhà cấp 4 ngôi nhà số 35, dùng búa và máy cắt bê tông để cắp dỡ phần mái ngôi nhà 1 tầng thì bất ngờ cả khối bê tông của phần mi và mái ngôi nhà rộng hơn chục m2 bất ngờ đổ sập xuống. Hậu quả vụ tai nạn khiến khối bê tông nặng đè lên cả 2 người thợ đang thi công khiến họ chết thảm tại chỗ. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an quận Ngô Quyền kết hợp cùng các lực lượng chức năng địa phương đã khẩn trương có mặt tại hiện trường tiến hành điều tra làm rõ. Quá trình điều tra, lực lượng công an nhanh chóng làm rõ 2 nạn nhân là Cao Đức Đông (SN 1982) và Đào Văn Hải (SN 1987), đều trú tại xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Đến trưa 28-10, sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể 2 nạn nhân cho gia đình lo hậu sự. Nguyên nhân Không tuân thủ quy tắc an toàn Biện pháp tháo dỡ kém, sai nguyên tắc. Nguồn: Sập sàn bê tông khách sạn đang thi công, 1 người tử vong Hiện trường: Khoảng 10 giờ 15 phút sáng 12-9, tại công trình xây dựng Khách sạn Tân Khải Hoàn trên đường Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, đã xảy ra vụ sập sàn bê tông trong lúc thi công, làm một người chết, một người bị thương nặng. Diễn biến: Hai nạn nhân là anh Nguyễn Văn Nhơn và anh Lê Văn Ba (32 tuổi), cùng quê ở tỉnh Bình Định. Các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết nạn nhân Nguyễn Văn Nhơn đã tử vong. Anh Lê Văn Ba đã tỉnh và đang được điều trị. công trình Khách sạn Tân Khải Hoàn. Đội thi công ở tầng 7 lúc đó có 12 người. Riêng anh Ba và anh Nhơn đang sửa chữa ở tầng 6. Khi sàn bê tông đổ xuống đã đè lên người anh Nhơn và anh Ba. Ngoài ra, nhiều người khác may mắn thoát chết nhờ bấu víu vào lưới thép của sàn bê tông. Nguyên nhân Công tác thi công không đảm bảo an toàn Hệ thống lưới bảo vệ không đảm bảo yêu cầu an toàn dẫn đến việc che chắn công trình không hiệu quả Hệ thống giàn giáo cốt pha không đạt yêu cầu Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an, thiếu kiến thức trong thi công. Nguồn: Sập trần bêtông Khu du lịch Vàm Cỏ Đông, 2 người thiệt mạng Hiện trường Được phân công phá bỏ trụ tháp giả trong khu du lịch, 4 thanh niên "cưa gốc" làm trần bêtông nặng vài tấn đổ ập xuống đất cướp đi mạng sống 2 người. Diễn biến Chiều 1/7, tai nạn lao động trong lúc phá hủy công trình tháp giả bằng bêtông cốt thép ở khu du lịch Vàm Cỏ Đông (xã Thạnh Đức, Bến Lức, Long An) làm 2 thanh niên thiệt mạng. Hai người còn lại thoát chết nhờ nhanh chân nhảy kịp ra ngoài. Theo các nhân chứng, đầu giờ chiều cách cổng chính của khu du lịch khoảng 25 m có 4 công nhân được giao nhiệm vụ phá vỡ trụ tháp giả. Sau một lúc phá nóc bất thành, nhóm công nhân nghĩ cách "cưa gốc" để một lúc sau xe cẩu vào thu dọn. Do đập phá không đồng bộ, một bên trần bêtông bị nghiêng rồi sập xuống đè chết Lê Thanh Bình (27 tuổi) và Nguyễn Văn Tiến (22 tuổi, cùng ngụ Long An). Sau một giờ bị vùi dưới đống đổ nát, xe cẩu mới nâng được khối bêtông để kéo xác Bình và đồng nghiệp ra ngoài. Vụ việc khiến giao thông trên quốc lộ 1A đoạn đi qua ấp 1, xã Thạnh Đức, bị ùn tắc cục bộ nhiều giờ. Nguyên nhân Không tuân thủ quy tắc an toàn Biện pháp tháo dỡ kém sai nguyên tắc Các công nhân thiếu kinh nghiệm trong tháo dỡ lại không có người chỉ đạo các bước cần làm nên xảy ra sự cố đáng tiếc. Nguyên nhân gây tai nạn khi thi công lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép: Trên đây là 5 tai nạn điển do thi công lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép ở Việt Nam trong năm 2014. Và đâu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cái kết thương tâm như vây Nguyên nhân chủ quan: * Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 54,1%, cụ thể: Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 6,1% tổng số vụ; +Biện pháp tháo dỡ công trình kém,sai nguyên tắc Tháo dỡ kém an toàn Các công nhân thiếu kinh nghiệm trong tháo dỡ lại không có người chỉ đạo các bước cần làm nên xảy ra sự cố đáng tiếc làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của Việc phá dỡ phải được nhà quản lý thực hiện nghiêm túc trước khi cho phép công nhân làm việc. Việc phá dỡ phải được giám sát bởi những đốc công không chỉ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phá dỡ mà còn phải hiểu biết những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng. Trước hết phải nghiên cứu tính chất vật lý và thiết kế của công trình cần phá dỡ để tìm phương án thích hợp. Dù công trình bằng bê tông, gạch, thép, hay gỗ thì bên trong nó cũng tập trung nhiều nội lực và ứng suất. Các lực và phản lực này công bằng khi công trình được hoàn thiện, tạo ra sự cân bằng và ổn định cho toàn bộ cấu trúc. Khi tập trung hoặc di chuyển các tải trọng sẽ tạo ra sự mất cân bằng cấu trúc đó và có thể gây sập đổ toàn bộ hoặc cục bộ. Một số công trình mới cũng có những vấn đề đặt biệt như kết cấu có ứng suất tập trung hoặc gia cường ứng suất trong quá trình thi công. Có thể tìm hiểu những vấn đề này bằng cách trao đổi với khách hàng hoặc với chính quyền địa phương. Từ đó đề ra phương án tháo dỡ có thuyết minh kèm theo bản vẽ hoặc phác đồ về quy trình phá dỡ, các yêu cầu về máy móc, thiết bị kể cả các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết. +Công tác huấn luyện không sâu sát và triệt để Việc huấn luyện chỉ nằm ở lí thuyết suông, không soi sát và có những trường hợp tập huấn về bảo vệ an toàn lao động định kì. + Công tác thanh tra kiểm tra định kì về an toàn lao động còn sơ sài Cần phải có những lực lượng thanh tra kiểm tra chuyên môn để khảo sát tình tình an toàn lao động và thực hiện an toàn lao động ở từng cấp ngành địa phương để công tác thực hiện an toàn lao động đảm bảo hiệu quả cao nhất. +Lo ngại về chất lượng thẩm định: Theo quy định, tất cả các công trình trước khi thi công đều phải lập hồ sơ biện pháp thi công rất công phu, được thẩm định rất kỹ với mục tiêu là đảm bảo chất lượng công trình thi công và an toàn đối với công trình lân cận, song sự cố vẫn xảy ra. Sau khi sự cố xảy ra, tất thảy các chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát kể cả các cơ quan quản lý nhà nước đều khẳng định: “Dự án có đầy đủ hồ sơ biện pháp thi công với công nghệ thi công được áp dụng theo tiêu chuẩn hiện đại nhất. Hồ sơ đã được cơ quan có chức năng thẩm định, cấp phép và công trình thi công dưới sự giám sát của các nhà thầu tư vấn có uy tín”. Trong khi đó, nguyên tắc cơ bản đối với bài toán biện pháp thi công là không được để sự cố mất an toàn xảy ra đối với công trình xây dựng và các công trình, vật kiến trúc lân cận. Nếu để xảy ra sự cố, có nghĩa bài toán phương án, biện pháp thi công đã không đạt yêu cầu. Khẩu hiệu được treo ở hầu hết các công trình xây dựng, nhưng thực tế những gì xảy ra cần cơ quan chức năng xem xét lại...  Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 9,8% tổng số vụ; + Quy trình thi công nguy hiểm, kém an toàn +Công tác quản lí lao động và xây dựng quy trình thi công cho công nhân còn quá sơ sài và thiếu trách nhiệm Công nhân làm việc trong điểu kiện nguy hiểm rình rập do sự chủ quan của chính bản thân và sự quản lí yếu kém của các bộ phận chuyên trách. Công nhân không kiểm tra giản giáo trước khi thi công trên cao dẫn đến sự làm việc của hệ thống giàn giáo không đảm bảo và hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra. Xây dựng là ngành, lĩnh vực có điều kiện lao động nặng nhọc và có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ. Tuy vậy, trên thực tế phần lớn các đơn vị, DN hoạt động trong lĩnh vực này dường như công tác đảm bảo VSATLĐ, xây dựng môi trường làm việc an toàn, cải thiện điều kiện làm việc... chưa phải là mối quan tâm hàng đầu của cả người sử dụng lao động (NSDLĐ) và kể cả người lao động (NLĐ). Anh Đỗ Văn Nam, phụ trách nhóm thợ chuyên nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng thẳng thắn: Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng mà đáp ứng đầy đủ, đảm bảo về các quy định của pháp luật về ATLĐ thì bây giờ chỉ có ở các DN nhà nước. Còn đối với các nhóm nhận thầu các công trình nhỏ lẻ như bọn mình thì hoàn toàn không có. Bởi nếu đầu tư cho công tác VSATLĐ thì không đủ sức. Trong công việc mỗi NLĐ đều phải có ý thức tự bảo vệ mình bằng kinh nghiệm tích luỹ của bản thân. Nói thì vậy chứ trong quá trình làm việc cũng vẫn xảy ra TNLĐ. Tuy nhiên, chưa đến mức độ gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người. Trên thực tế hiện nay thì việc chấp hành công tác VSATLĐ ở khối DN Nhà nước nhìn chung là tốt, công tác đảm bảo VSATLĐ được quan tâm, chú trọng, tích cực xây dựng môi trường làm việc an toàn; NLĐ được tham gia tập huấn và được trang bị đầy đủ các trang thiết bị BHLĐ, khám sức khoẻ định kỳ... Còn đối với các DN tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi được thanh tra, kiểm tra thì đa phần đều có những vi phạm về công tác đảm bảo VSATLĐ. Có một thực tế đáng lo ngại hiện nay là NSDLĐ thường bỏ qua các quy định của pháp luật về VSATLĐ. Điển hình là việc không thực hiện công tác huấn luyện về VSATLĐ cho NLĐ. Nếu có, thường thì cũng chỉ phổ biến sơ sài trong một khoảng thời gian nhất định trước giờ làm việc. Điều này rất nguy hiểm là bởi phần lớn NLĐ là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, việc nắm bắt, ý thức thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình lào việc, nhất là các công việc trên cao còn hạn chế. Đã dẫn đến tình trạng NLĐ vi phạm các quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, BHLĐ là khá phổ biến. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNLĐ đáng tiếc. Bởi TNLĐ thường xảy ra nhất trong lĩnh vực xây dựng là ngã cao và rơi vật liệu xây dựng vào người làm việc ở dưới thấp. *Nguyên nhân người lao động chiếm 24,6%, cụ thể: Người lao động vi phạm quy trình quy phạm an toàn lao động chiếm 18,5% tổng số vụ; + Người lao động chủ quan, làm việc thiếu an toàn trong quy trình thi công Phần lớn các công trình xây dựng đang thi công trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ,việc triển khai các biện pháp an toàn lao động được thực hiện khá hời hợt. Nhiều công nhân đang làm việc trên dàn giáo không thắt dây an toàn, công trình gần đường giao thông không có lưới che chắn, do đó nguy cơ cát, gạch có thể rơi từ trên công trình xuống bất cứ lúc nào. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho chính công nhân đang làm việc trên công trường mà còn tiềm ẩn nhiều tai nạn cho người dân xung quanh. Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, nhà cao từ ba tầng trở lên phải dùng dây thừng giằng về bốn hướng hoặc gá vào phía có kết cấu vững chắc và dùng lưới bảo hiểm khi chống nhiều tầng giáo. Tuy nhiên, điều này dường như vẫn chưa được áp dụng ở các công trình xây dựng hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đặc biệt là những công trình xây nhà ở dân dụng. Làm việc trên cao nhưng người lao động không thắt dây an toàn Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 6,1% tổng số vụ; Phụ nữ tham gia lĩnh vực xây dựng nhưng không có phương tiện bảo hộ Ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân, lực lượng lao động chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Lực lượng chủ yếu ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức an toàn vệ sinh lao động. Do ý thức tự bảo vệ mình và bảo hộ chưa tốt là nguyên nhân chính dẫn đến những vụ tai nạn đau lòng. Có tới hơn 80% công nhân ngành xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ và lao động tự do, phần nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức bảo hộ lao động rất kém, chỉ biết làm lấy ngày công, ít khi quan tâm đến an toàn lao động. Trong khi các chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công, đảm bảo an toàn lao động không được coi trọng là một trong số nguyên nhân dẫn đến những vụ TNLĐ thương tâm. Trong khi các đơn vị xây dựng vẫn còn thờ ơ trong việc bảo hộ lao động theo đúng quy định như đăng ký, kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, trang bị phương tiện bảo hộ, ký hợp đồng với người lao động... Nguyên nhân khách quan Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 33,3% tổng số vụ; do tổ chức lao động chiếm 4,9% tổng số vụ; + Trang thiết bị thi công không đảm bảo an toàn Tr Hệ thống trang thiết bị thi công không đảm bảo an toàn, chưa qua kiểm duyệt hoặc kiểm duyệt không sâu sát dẫn đến những hậu quả nghiệm trong trong quá trình thi công kết cấu bê tông cốt thép. + Tổ chức lao động không đảm bảo chất lượng -Lãnh đạo,chỉ đạo sản xuất phải chưa tập trung, người lao động không chấp hành kỷ luật nghiêm, tự giác trong làm việc. - Tổ chức lao động không khoa học, hợp lý và không có sự hợp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận. Còn lại 21,3% xảy ra do các nguyên nhân khách quan khác nhau Giải pháp giải thiểu tai nạn lao động Giải pháp vĩ mô-chiến lược Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong 06 tháng đầu năm 2014, để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị: Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp với Thanh tra nhà nước về lao động trong việc điều tra, xử lý nhanh, dứt điểm các vụ tai nạn lao động để kịp thời giải quyết chế độ cho người lao động bị tai nạn lao động cũng như có biện pháp khắc phục những sai phạm Các Bộ, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác an toàn lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động, đặc biệt là các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn lao động, hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, thống kê, báo cáo tai nạn lao động. 3. Uỷ ban nhân dân các địa phương quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, đặc biệt là 10 địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động trong 06 tháng đầu năm 2014. 4. Các doanh nghiệp triển khai thực hiện tốt các nội dung về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. Tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. 5. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động của Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2014 nhằm đạt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010. 6. Triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động. Giải pháp vi mô-cơ sở Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đến từng địa phương, ban ngành, sâu sát trong người lao động để nâng cao nhận thức về ATVSLĐ cho mọi người lao động để họ tự ý thức bảo vệ mình. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về công tác bảo hộ lao đông tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn,địa phương. Quan trọng hơn là cần sự cố gắng nỗ lực của các cấp trong triển khai thực hiện, nhất là đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở. Để hạn chế những TNLĐ đáng tiếc xảy ra, không chỉ riêng người lao động mà các chủ đầu tư cần ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc sử dụng nguồn lao động, cần đào tạo cơ bản, thực hiện giám sát điều kiện lao động tại các công trình một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Để giảm thiểu tai nạn lao động cũng như an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng, nhà thầu cần cải thiện điều kiện làm việc, cũng như trang bị các dụng cụ an toàn cần thiết cho công nhân, người lao động. Bên cạnh đó, các nhà thầu cũng phải đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị thi công để hạn chế rủi ro tai nạn lao động xảy ra. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì NSDLĐ phải kiểm tra để đảm bảo chất lượng, quy cách trước khi cấp; không sử dụng phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng. KẾT LUẬN Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp,đặc biệt luôn ẩn chứa và phát sinh những mối nguy hiểm, rủi ro không thể lường trước được. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tai nạn lao động đến mức thấp nhất??? Là một sinh viên, mỗi chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức về bảo hộ lao động để khi bước vào công việc có thể tạo ra môi trường làm việc vừa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo sự an toàn cho bản thân và tất cả mọi người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docan_toan_lao_dong_5119.doc