Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước tài nguyên và môi trường cấp xã

Khoản 1. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 2. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu thập và thẩm định dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trên địa bàn từ hai xã, thị trấn, thị tứ trở lên;

doc335 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước tài nguyên và môi trường cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản; - Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; - Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền. 2. Thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản ở cơ sở - Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật. - Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng cán bộ công chức địa chính xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các đối tượng hoạt động khoáng sản tại địa phương nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về khoáng sản thì phải báo cáo với cấp trên. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với ủy ban nhân dân cấp huyện và chính quyền cơ sở tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động khoáng sản tại địa bàn xã, khi tiến hành kiểm tra thì thực hiện theo các nội dung sau: - Nội dung kiểm tra đối với hoạt động khoáng sản: + Kiểm tra giấy phép hoạt động khoáng sản gồm Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và giấy phép chế biến khoáng sản. + Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ của chủ giấy phép khai thác khoáng sản, gồm. - Kiểm tra việc bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh lao động. - Kiểm tra việc bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản. - Kiểm tra việc bảo đảm quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác - Trình tự thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản Trình tự thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật. 4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản do tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm mà không phải là tội phạm nhưng theo quy định phải bị xử lý theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản ở cơ sở thực hiện theo quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản và Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. - Thẩm quyền xử phạt phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản của chính quyền cơ sở. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Đối với cá nhân được quyền phạt tiền trong quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường, không quá 5.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định ở trên. + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại. - Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Bài 4: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢI QUYẾT CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CƠ SỞ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG VÀ VEN BIỂN I. TÀI NGUYÊN ĐẤT, TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN 1. Xử lý một số tình huống trong lĩnh vực tài nguyên đất 1.1. Trường hợp đòi lại đất đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp: a. Tình huống 1. Nhiều gia đình ở xã, phường, thị trấn sau khi xây dựng gia đình cho con trai, hoặc gả chồng cho con gái, đã chuyển nhượng một phần đất thổ cư của minh cho con làm nhà ở. Một thời gian sau, do không may, con trai hoặc con gái bị chết, do đó con dâu đi bước nữa, con rể đi lấy vợ khác, gia đình nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ đòi lại số đất đã chuyển nhượng, dẫn đến sự tranh chấp, đề nghị UBND xã, phường, thị trấn giải quyết. * Giải pháp giải quyết - Uỷ ban nhân dân xã cử cán bộ địa chính- xây dựng đến xem xét một cách đầy đủ diễn biến của sự việc. Chú ý là phải ghi đầy đủ lời trình bày của các bên. - Kiểm tra lịa toàn bộ hồ sơ giấy tờ pháp lý có liên quan đến diện tích đất đang tranh chấp. - Mời các bên tranh chấp lên trụ sở UBND xã để giải quyết. Việc giải quyết trước hết trên tinh thần hoà giải. Dựa vào pháp luật và chính sách của Nhà nước về đất đai để giải quyết theo các bước sau đây: + Nếu đất chuyển nhượng quyền sử dụng đã được hợp thức hoá theo đúng quy định của pháp luật đất đai thì gia đình của nhà chồng hoặc vợ trước không được quyền đòi lại đấtở trên – áp dụng Điều 10 Luật Đất đai 2003. + Nếu đất đã được chuyển nhượng quyền sử dụng trên thực tế từ lâu nhưng về mặt văn bản giấy tờ chưa tiến hành làm thì UBND xã phải tiến hành các thủ tục theo đúng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho vợ hoặc chồng của người quá cố. + Nếu việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai mới chỉ thoả thuận bằng miệng, người được chuyển nhượng chưa nhận đất và giấy tờ thủ tục chưa làm theo đúng quy định của pháp luật thì UBND cấp xã phải xem xét điều chính đất đai một cách hợp lý bảo đảm cho mọi người có đất để sản xuất nông nghiệp và có đất để ổn định nhà ở theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật đất đai hiện hành. b. Tình huống 2. Bố mẹ bán nhà và đất ở cho người khác nhưng không cho con cái biết hoặc con cái không đồng ý bán. Sau khi bố mẹ mất con cái đòi lại đất do bố mẹ mình đã chuyển quyền sử dụng cho người khác, dẫn đến sự tranh chấp, đề nghị UBND xã giải quyết. Giải pháp giải quyết: - UBND xã cử cán bộ địa chính, xây dựng đến nắm lại một cách đầy đủ, chính xác việc mua bán chuyển nhượng nhà và đất giữa các bên. - Nắm tình hình dư luận của quần chúng nhân dân xung quanh về việc mua bán chuyển nhượng giữa các bên trước đây, đặc biệt là thu thập nghe ý kiến của những người già trong gia tộc. - Ghi lời khai của một số người biết rõ sự việc để làm tài liệu tham khảo trong khi giải quyết. - Áp dụng các biện pháp nhăn chặn không để xảy ra tình trạng tranh chấp, xô xát như giải thích, động viên các bên tự kiềm chế, bình tĩnh chờ giải quyết, dùng người có uy tín trong gia tộc để khuyên can. - Mời các bên lên trụ sở UBND xã để hoà giải, tạo điều kiện cho các bên bàn bạc, dàn xếp với nhau. Nếu không tự hoà giải được thì UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào thẩm quyền đã được quy định phân cấp tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 để giải quyết. 1.2. Trường hợp không thi hành quyết định thu hồi đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Tình huống Khi cải tạo, xây dựng mới các công trình công cộng như đường xá, trường học, trạm xá, nhà văn hoá; các dự án phát triển nhà ở; xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế..., đòi hỏi phải thu hồi đất đai, di chuyển, sắp xếp lại các cụm dân cư. Có gia đình không chịu di chuyển với những lý do khác nhau. UBND xã phải giải quyết. Giải pháp giải quyết: - UBND xã xem lại cơ sở pháp lý của việc xây dựng mới, cải lại: + Đã có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh về xây dựng cải tạo lại các công trình, dự án đó và Nghị quyết đó đã giao cho UBND cùng cấp tổ chức thực hiện chưa ? + Đã có văn bản đề nghị của UBND xã và được cơ quan cấp trên có thẩm quyền chuẩn y về việc cải tạo, xây dựng mới các công trình đó chưa? - Tổ chức kiểm tra lại toàn bộ tính hợp lý, hợp pháp của các công trình, dự án như: các tài liệu giấy tờ pháp lý có liên quan đến toàn bộ công trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; vị trí, quy mô của công trình, dự án. Nếu phát hiện thấy có vấn đề chưa thật hợp lý, hợp pháp thì cần phải đề nghị hoàn chỉnh bổ sung cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. - Tổ chức gặp mặt các hộ phải di chuyển để tìm hiểu, giải thích thêm và trực tiếp nghe những ý kiến đề xuất và những nguyên nhân dẫn đến việc không chấp hành của họ. Từ đó đưa ra các giải pháp cho từng trường hợp. Sau cuộc họp đó, tình hình có thể dẫn đến các khả năng như sau: + Các hộ không di chuyển do việc đền bù không thoả đáng. Đối với trường hợp này, UBND cần tiến hành thêm các bước sau đây: Thứ nhất: Tính toán xem xét lại việc đền bù, nếu việc tính toán lại thấy đã hợp lý thì giải thích cho họ rõ. Nếu tính toán trước đây chưa hợp lý thì điều chỉnh cho hợp lý với tinh thần bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân. Thứ hai: Công khai việc tính toán đền bù và có thể tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của quần chúng- nếu đưa ra tranh thủ lấy ý kiến của qùân chúng thì phải chuẩn bị kỹ các mặt: danh mục các khoản tiền đền bù, những quy định của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Thứ ba: Sau khi tính toán lại và tham khảo ý kiến quần chúng nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh mức đền bù và thông báo đến từng người có trách nhiệm và phải thực hiện việc di chuyển. Nội dung thông báo phải nói rõ: mức đền bù theo mới hoặc bổ sung thêm, thời hạn cuối cùng phải di chuyển, trách nhiệm của họ phải chịu nếu như tiến độ công trình bị chậm lại do khâu di chuyển không đảm bảo thời gian. Tất cả các bước tiến hành đều nghi văn bản và lưu hồ sơ. + Không di chuyển do yếu tố tâm lý tác động như: nhà cửa, vườn tược do cha ông để lại, nhà đang làm ăn phát đạt, đất ở mới không thích hợp do xa đường lớn, xa trường học, xa chợ, địa thế không đẹp, đất xấu, đất nguyên là vườn bỏ hoang... Đối với trường hợp này thì UBND xã cần tiến hành các bước sau: . Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch xã trực tiếp gặp gỡ, giải thích, động viên họ đến chỗ ở mới vì lợi ích chung trong đó có bản thân họ. . Bố trí những người trong gia tộc, đặc biệt là những người cao tuổi có uy tín trong gia tộc để thuyết phục, động viên. . UBND xã xem xét lại nơi ở của họ chuyển đến có vấn đề nào chưa hợp lý. Nếu cần thiết và có thể theo đề nghị của họ thì chuyển cho họ địa điểm khác, nhưng vẫn phải trên cơ sở tuân thủ sự quy định của Luật Đất đai và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. . Sau khi đã tiến hành thêm các bước cần thiết, xác định trách nhiệm của họ nếu không chấp hành quyết định của UBND có thẩm quyền. + Không di chuyển do sự kích động xúi dục của kẻ xấu có thể ở trong hoặc ngoài diện phải di dời. Trong trường hợp này phải tiến hành các bước sau: . Tuyên truyền, giải thích cho quần chúng thấy rõ chủ trương đúng đắn của Hội đồng nhân và của các cấp chính quyền, vì lợi ích chung. . Phó Chủ tịch kiêm trưởng công an xã, trực tiếp nắm tình hình, phát hiện các phần tử kích động, xúi dục. Khi phát hiện được phải củng cố tài liệu, chứng cứ để đua ra đấu tranh công khai trước quần chúng nhân dân. Nếu kẻ xúi dục kích động nằm trong số phải di dời thì tập thể UBND xã, phường, thị trấn xem xét kỹ, cân nhắc các mặt và có thể chọn ngay những hộ đó làm trọng điểm và áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết trước. . Đối với các hộ đã tự giáo di dời thì phải nhanh chóng giải phóng mặt banừg, tập kết vật liệu và tiến hành khởi công công trình gây khí thế chung. . Sau khi đã tiến hành các bước công tác trên mà một số vẫn cố tình không chấp hành quyết định của chính quyền, cố tình chống đối cản trở việc thực hiện quyết định thì UBND xã, phường, thị trấn hoặc các cấp chính quyền cấp trên tiến hành sử dụng các biện pháp cưỡng chế. * Khi tiến hành biện pháp cưỡng chế cần chú ý làm tốt các bước công tác sau: + Họp thảo luận, thống nhất chủ trương trong tập thể UBND, có thể mời các ban, ngành, đoàn thể quần chúng tham gia. + Báo cáo với cơ quan cấp trên xin ý kiến chỉ đạo cụ thể và xin tăng cường lực lượng giúp địa phương. + Tổ chức lực lượng thực hiện biện pháp cưỡng chế. + Tuyên truyền, giải thích để quần chúng hiểu và ủng hộ khi tiến hành cưỡng chế. + Tổ chức tốt việc thông tin liên lạc với UBND, công an, ban chỉ huy quân sự cấp trên để thông báo tình hình và xin ý kiến, xin tăng cường lực lượng khi cần thiết. + Tiến hành hoạt động cưỡng chế. Trong khi tiến hành cưỡng chế, nếu có hành động tụ tập, chống đối lại người thi hành nhiệm vụ thì lập hồ sơ xử lý như trường hợp vi phạm về an ninh chính trị và trật tư an toàn xã hội. + Sau khi tiến hành cưỡng chế tiếp tục làm công tác tư tưởng để ổn định tình hình. Đồng thời tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình phát hiện kịp thời kẻ xấu kích động quần chúng chống lại chính quyền, có biện pháp đấu tranh ngăn chặn, không để gây hậu quả xấu xảy ra. 1.3. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất trái phép. - UBND xã, phường, thị trấn nắm tình hình cụ thể, chính xác việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép giữa các bên thông qua người bán, người mua, người biết sự việc mua bán để nắm tình hình về diện tích đất mua bán, diễn biến của việc mua bán... - Nếu việc mua bán chưa xong thì đình chỉ việc mua bán. - Nếu việc mua bán đã xong thì lập biên bản về sự việc đó. - UBND xã, phường, thị trấn yếu cầu các đương sự về trụ sở UBND và giải quyết như sau: + Làm các thủ tục đề nghị thu hồi đất đã mua bán trái phép. + Xoá bỏ hợp đồng mua bán đất đai. + Xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi chuyển quyền sử dụng trái phép sau khi đã xem xét, cân nhắc kỹ các mặt. 1.4. Trường hợp giao đất sai thẩm quyền dẫn đến tranh chấp đất đai. Mặc dù Điều 37 Luật Đất đai 2003 đã quy định rõ thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, song do không nắm vững pháp luật hoặc do động cơ cá nhân, một số cán bộ xã, phường, thị trấn đã ký quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đich, bao gồm cả việc giao đất cho những nhười chưa đủ điều kiện được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, việc làm đó đã dẫn đến tranh chấp đất đai, gây mất ổn định ở địa phương. Giải pháp giải quyết Sau khi nhận được đơn của các đương sự đề nghị giải quyết, UBND xã cần tiến hành một số việc sau đây: - UBND xã họp để xem xét và tự kiểm điểm về việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đich sử dụng đất sai ở những khâu nào: thẩm quyền, thủ tục, xác định đối tượng..... xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc ký quyết định giao đất không đúng thẩm quyền và xử lý kỷ luật thích đáng những người vi phạm. - Mời những người có quyết định được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đến trụ sở UBND xã giải thích và nhận thiếu sót về việc giao đất sai, cho thuê đất sai, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sai và thu lại quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, hoặc quyết định cho phép chuyển mục đich sử dụng đất. Đồng thời UBND cũng xác định trách nhiệm hoàn tất hồ sơ gửi lên cấp có thẩm quyền để xin giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho những người có đủ điều kiện được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. - UBND xã thông báo những quyết định trên cho toàn thể nhân dân biết. - Thu hồi toàn bộ số đất trên để sử dụng theo đúng quy định của nhà nước. - Yêu cầu các hộ tháo dỡ bỏ nhà, lều quán... đã làm trên đất được cấp sai. Nếu họ không tự giác chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế, sau khi đã giải thích, thuyết phục đầy đủ. - Đối với những trường hợp không có quyết định được giao đất những chiếm đất làm nhà làm lều quán thì yêu cầu họ dỡ bỏ ngay. Nếu không chấp hành thì áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất để sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. 1.5. Trường hợp lấn, chiếm đất công dưới mọi hình thức Trong thời gian qua, tình trạng lấn, chiếm đất dưới các hình thức như phá, lấn đường, lấn ao, hồ, mương máng thoát nước... để làm nhà, lều quán, canh tác...đã làm ảnh hưởng đến giao thông đi lại và vệ sinh môi trường. Do việc lấn chiếm đó, nhiều nơi đã dẫn đến tình trạng tranh cấp, xô xát gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến trật tư, an toàn của xã hội. Giải pháp giải quyết Khi nhận được các thông tin, báo cáo trên, UBND xã cần tiến hành các bước sau: - UBND xã cử cán bộ địa chính - xây dựng xuống để xem xét tại thực địa và lập biên bản về việc lấn, chiếm trên. - Đối chiếu kiểm tra giữa thực địa và bản đồ của xã để đảm bảo chính xác, khách quan. - Mời các hộ có hành vi lấn, chiếm đất lên trụ sở UBND xã để truyền đạt những nội dung sau: + Nói rõ hành vi của họ đã vi phạm pháp luật đất đai và vi phạm bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Nói rõ tác hại của việc lấn chiếm đất đai của họ như đã làm cản trở giao thông, làm mất lối thoát nước, gây ứ đọng, làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. + Tiến hành các biện pháp xử lý đối với những người có hành động trên như sau: . Cảnh cáo về những hành vi vi phạm. . Yêu cầu khôi phục lại phải được tiến hành dứt diểm trong một thời gian cụ thể như việc định thời gian phải dựa trên khối lượng công việc, khả năng lao động, điều kiện thời tiết... để đảm bảo khả năng thực tế trong việc hoàn thành khối lượng công việc. Nếu những hộ nào không có khả năng để khôi phục các công trình thì xã, phường, thị trấn huy động xã viên làm và hộ đó chịu mọi phí tổn. Cần chú ý đến hoàn cảnh cụ thể nếu đúng thực tế là họ không thể có khả năng để khôi phục lại các công trình thì địa phương có sự xem xét miễn giảm một phần chi phí này cho họ. + Đối với hộ dây dưa, cố tình chống lại thì địa phương áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất và khôi phục công trình. Khi tiến hành các biện pháp cưỡng chế cần lưu ý: . Phải có sự bàn bạc thống nhất cao trong UBND xã, phường, thị trấn, có thể mời đại diện các ban, ngành, đoàn thể quần chúng cùng tham dự, bàn bạc và thống nhất chủ trương. . Tổ chức lực lượng để tiến hành cưỡng chế thật chu đáo và phải đề ra nhiều phương án đảm bảo tính chủ động. . Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của cơ quan cấp trên, phải đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên với UBND cấp huyện, công an và Ban chỉ huy quân sự cấp trên. . Làm tốt công tác tuyên truyền cho quần chúng trước khi tiến hành cưỡng chế để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng. . Nắm chắc tình hình diễn biến của các đối tượng bị cưỡng chế, trước khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế. + Sau khi tiến hành cưỡng chế, UBND xã cần họp rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng để đảm bảo ổn định tình hình. 1.6. Thu hồi đất và giao đất trong việc xây dựng chùa. Trong thời gian gần đây ở nhiều địa phương, nhiều dòng họ tổ chức xây dựng nhà thờ, trong đó không ít trường hợp sử dụng cả đất canh tác để xây dựng. Một số nhà thờ họ được xây dựng từ lâu và chiếm một diện tích rất lớn gây lãng phí trong sử dụng đất, gây thắc mắc giữa các dòng họ. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, động chạm đến quyền tự do tín ngưỡng, đến tâm linh của con người, vì vậy khi giải quyết các trường hợp này phải thật khéo léo, tránh sự phản ứng của quần chúng, tránh mọi sơ hở để kẻ xấu lợi dụng. Mặt khác, việc giải quyết các trường hợp này phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giải pháp giải quyết - UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống kiểm tra xem xét tình hình thực địa đối với các nhà thờ đã xây dựng từ lâu để làm cơ sở cho việc giải quyết. Nắm só liệu chính xác về diện tích sử dụng của nhà thờ từ trước như diện tích xây nhà thờ, vườn, sân, diện tích canh tác để chi dùng vào việc Họ. Nếu diện tích quá nhiều cần thu hồi thì báo cáo với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, không được tự tiện xử lý. - Đối với các trường hợp xin đất để xây dựng mới nhà thờ của dòng họ thì UBND xã phải giải thích rõ, theo quy định của pháp luật đất đai: Nhà nước ta không quy định về giao đất để làm nhà thờ của dòng họ và do vậy, dòng họ nào cần đất có nhà thờ để thờ cóng thì chỉ được xây dựng trên đất ở của mình đã có mà thôi. Việc xây dựng đó chỉ được tiến hành sau khi đã báo cáo và được cấp có thẩm quyền đồng ý. 1.7. Xử lý trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích Trong quá trình sử dụng đất được giao, một số người đã tuỳ tiện sử dụng đất vào mục đích khác để phục vụ cho nhu cầu hoặc kiểm lời trước mắt như tự chuyển đất nông nghiệp sang đất ở, đất cho tư nhân thuê đất canh tác dọc các trục đường quốc lộ để mở quán dịch vụ kinh doanh , bán đất cho tư nhân làm nhà dưới hình thức khác nhau lấy tiền lập quỹ riêng. Việc làm đó đã vi phạm chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai, gây bất bình trong nhân dân. Trước tình hình đó đòi hỏi UBND xã phải có những biện pháp tích cực để thu hồi lại số đất trên, trả lại cho nhà nước. Giải pháp giải quyết - UBND xã, phường phải cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra xem xét, nghiên cứu tình hình thực tế việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và sau đó lập biên bản vi phạm. - Mời những hộ gia đình, cá nhân vi phạm lên UBND xã và tổ chức cuộc họp gồm những người vi phạm, đại diện UBND xã, cán bộ địa chính – xây dựng và đại diện các đoàn thể. Trong cuộc họp đó UBND xã phải giải thích cho những người vi phạm thấy rõ việc vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai mà nguyên nhân do họ gây ra.Yêu cầu các hộ tự giáo tháo dỡ lều quán, tháo dỡ nhà đã làm, san lập trảo lại mặt bằng của đất cho nhà nước, chi phí cho việc tháo dỡ trên do hộ gia đình, cá nhân vi phạm gánh chịu. - UBND xã thông báo về những quyết định của mình như sau: + Xác định việc làm sai của hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng đất. + Yêu cầu các hộ đã làm nhà, lều quán trái phép phải khẩn trường tháo dỡ, san lấp trả lại mặt bằng của đất canh tác, ghi rõ thời hạn cuối cùng phải thực hiện xong. + Những hộ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật Đất đai và UBND xã, phường, thị trấn tổ chức lực lượng tháo dỡ. Chi phí cho việc tháo dỡ do chủ hộ phải chịu thanh toán. + Khi lực lượng tháo dỡ đang làm việc nếu ai có hành vi chống đối sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. - UBND xã chuẩn bị lực lượng và kế hoạch để thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Để làm tốt công tác này cần chú ý các khâu công tác sau: + Tổ chức nắm tình hình diễn biến của công việc tháo dỡ, thái độ của các hộ phải tháo dỡ nhất là các biểu hiện tiêu cực. + Tổ chức lực lượng để thực hiện biện pháp cưỡng chế: người, phương tiện, lực lượng hỗ trợ của ban chỉ huy quân sự, công an, phòng thương binh xã hội ( nếu đối tượng vi phạm có thương binh, gia đình liệt sỹ) + Tổ chức thông tin liên lạc với cấp trên. 2. Vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước 2.1. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật Thực tế hiện nay do nhu cầu sử dụng nước vào các mục đích khác nhau, các cơ quan, tổ chức và cá nhân đã tổ chức thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn quản lý của UBND xã, phường, thị trấn nhưng không có giấy phép. Khi nhận được phản ánh của nhân dân, UBND xã phải giải quyết. Giải pháp giải quyết - UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra, sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc. - Mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải lên UBND xã, phường, thị trấn để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự. Trong cuộc họp đó UBND xã phải phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về tài nguyên nước. + Nếu thuộc trường hợp bắt buộc phải có giấy phép theo quy định của pháp luật thì yêu cầu dừng ngay việc thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải. Xử lý theo thẩm quyền quy định, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên để có biện pháp xử lý. Đồng thời yêu cầu nếu có nhu cầu thì phải xin giấy phép hoạt động về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật. + Nếu thuộc trường hợp không phải xin Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước thì cho tổ chức cá nhân đó tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước. Nhưng yêu cầu phải thông báo cho UBND xã biết về mục đích, vị trí, nhu cầu, lưu lượng nước cần sử dụng để UBND xã thường xuyên kiểm tra và hoạt động đúng vị trí mà quy hoạch về tài nguyên nước đã được phê duyệt. 2.2. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không đúng với nội dung ghi trong giấy phép. - UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra, sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc. - Mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải lên UBND xã để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự. Trong cuộc họp đó UBND xã phải phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về tài nguyên nước. + UBND xã kiểm tra nội dung giấy phép sau đó so sánh với thực tế hoạt động của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để chỉ ra những hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép. Yêu cầu dừng ngay việc thăm dò, khai thác, sử dụng và xả nước thải không đúng ghi trong giấy phép. + UBND xã tiến hành xử lý theo thẩm quyền quy định, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên để có biện pháp xử lý. + Trong trường hợp đối tượng cố tình không thực hiện quyết định của UBND xã thì dùng biện pháp cưỡng chế. 2.3. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Thực tế hiện nay do nhu cầu của đời sống, sản xuất, tổ chức, hộ gia đình đã sử dụng nguồn nước để ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác; khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ trên sông, ngòi gây ô nhiễm nguồn nước. Khi nhận được phản ánh của nhân dân, UBND xã phải giải quyết. Giải pháp giải quyết - UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra, sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc. - UBND xã mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan lên UBND xã để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự. Trong cuộc họp đó UBND xã phải phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về tài nguyên nước và những vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của các đối tượng. Yêu cầu các đối tượng dừng ngay các hoạt động và giải quyết các hậu quả do vi phạm của mình gây ra. - UBND xã ra thông báo về những quyết định của mình như sau: + Xác định việc làm sai của hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý, khai thác và sử dụng và bảo vệ nguồn nước. + Yêu cầu các hộ đã ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác; khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ gây ô nhiễm nguồn nước phải khẩn trương tháo dỡ, san lấp trả lại mặt bằng thông thoáng của nguồn nước, ghi rõ thời hạn cuối cùng phải thực hiện xong. + Những hộ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và UBND xã tổ chức lực lượng tháo dỡ. Chi phí cho việc tháo dỡ do chủ hộ phải chịu thanh toán. + Khi lực lượng tháo dỡ đang làm việc nếu ai có hành vi chống đối sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. - UBND xã chuẩn bị lực lượng và kế hoạch để thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Để làm tốt công tác này cần chú ý các khâu công tác sau: + Tổ chức nắm tình hình diễn biến của công việc tháo dỡ, thái độ của các hộ phải tháo dỡ nhất là các biểu hiện tiêu cực. + Tổ chức lực lượng để thực hiện biện pháp cưỡng chế như người, phương tiện, lực lượng hỗ trợ của ban chỉ huy quân sự, công an, phòng thương binh xã hội ( nếu đối tượng vi phạm có thương binh, gia đình liệt sỹ) + Tổ chức thông tin liên lạc với cấp trên. 3. Vi phạm trong hoạt động khoáng sản Do nhu cầu của đời sống, sản xuất, hiện nay nhiều tổ chức, hộ gia đình đã sử dụng đã tổ chức khai thác tài nguyên khoáng sản như khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản không xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gây o nhiễm môi trường; làm mất trật tự, trị an trong thôn, bản và trong toàn xã. Khi nhận được phản ánh của nhân dân, UBND xã phải giải quyết. Giải pháp giải quyết - UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra, sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo tình hình với cấp trên để phối hợp giải quyết. - UBND xã mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ gây ô nhiễm nguồn nước và những hộ gia đình, cá nhân có liên quan lên UBND xã để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự. Trong cuộc họp đó UBND xã phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định củ pháp luật về tài nguyên khoáng sản. Yêu cầu các đối tượng dừng ngay các hoạt động và giải quyết các hậu quả do vi phạm của mình gây ra. - UBND xã ra thông báo về những quyết định của mình như sau: + Xác định việc làm sai của hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng và bảo vệ nguồn nước. + Yêu cầu các hộ phải khẩn dừng ngay việc khái thác khoáng sản, trả lại mặt bằng thông thoáng nh ban dầu, ghi rõ thời hạn cuối cùng phải thực hiện xong. + Những hộ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về khoáng sản và UBND xã tổ chức lực lượng cưỡng chế nếu xét thấy cần thiết. - UBND xã chuẩn bị lực lượng và kế hoạch để thực hiện các biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. Để làm tốt công tác này cần chú ý các khâu công tác sau: + Tổ chức nắm tình hình diễn biến của công việc tháo dỡ, thái độ của các hộ phải tháo dỡ nhất là các biểu hiện tiêu cực. + Tổ chức lực lượng để thực hiện biện pháp cưỡng chế: người, phương tiện, lực lượng hỗ trợ của ban chỉ huy quân sự, công an, phòng thương binh xã hội ( nếu đối tượng vi phạm có thương binh, gia đình liệt sỹ) + Tổ chức thông tin liên lạc với cấp trên. II. TÌNH HUỐNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hiện nay nhiều tổ chức, hộ gia đình, và cá nhân đã tổ chức tập kết rác thải rắn không đúng nơi quy định, mà đổ đầu nơi khu dân cư đã hoặc xả nước thái chăn nuôi hoặc nước thải của các cơ sở sản suất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Khi nhận được phản ánh của nhân dân, UBND cấp xã phải giải quyết. Giải pháp giải quyết - UBND xã cử cán bộ địa chính- xây dựng xuống hiện trường để kiểm tra, sau đó lập biên bản ghi nhận sự việc. - UBND xã mời tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan lên UBND xã để giải quyết. UBND xã mời cán bộ các ban ngành, phó Chủ tịch phụ trách công an, cán bộ địa chính – xây dựng đến dự. Trong cuộc họp đó UBND xã phải phân tích, giải thích cho đối tượng đó về những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Yêu cầu các đối tượng dừng ngay các hoạt động và giải quyết các hậu quả do vi phạm của mình gây ra. - UBND xã ra thông báo về những quyết định của mình như sau: + Xác định việc làm sai của tổ chức hộ gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Yêu cầu các hộ phải khẩn trương dừng ngay việc đổ rác, xả nước thải không đúng nơi quy định, ghi rõ thời hạn phải thực hiện xong việc giải quyết hậu quả. + Những hộ vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, khi cán bộ xử phạt mà người vi phạm có hành vi không chấp hành sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. PHẦN PHỤ LỤC BIỂU MẪU Mẫu số 1 UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xã Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BB-VPHC , Ngày tháng.năm BIÊN BẢN Vi phạm hành chính về lĩnh vực......................... ----------------------------------------- Hôm nay, vào hồigiờ phút, ngày..thángnăm......... Tại. Chúng tôi gồm: I. Đại diện bên lập biên bản: - Ông (bà).. - Ông (bà).. II. Đại diện bên vi phạm: - Ông (bà).. - Ông (bà).. Lập biên bản sự việc sau: Ông (bà) hoặc tổ chức:đã vi phạm quy định tại: - Điều..Khoản Điểm. - Điều..Khoản Điểm. Của Nghị định số ................ Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực .................... Trong điều kiện, hoàn cảnh: - Tình tiết giảm nhẹ:.. - Tình tiết tăng nặng:. Biên bản kết thúc hồigiờ phút, ngàytháng..năm, đã thông qua mọi thành viên trong buổi làm việc cùng nghe, nhất trí với nội dung ghi trong biên bản. Biên bản được lập thành..bản, đánh số thứ tự từ 01 đến.. ĐẠI DIỆN BÊN VI PHẠM ĐẠI DIỆN BÊN LẬP BIÊN BẢN Mẫu số 2 UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xã Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: .......... , Ngày tháng.năm.. QUYẾT ĐỊNH Xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật.......... CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN.... - Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/20003; - Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 01/7/2013; - Căn cứ Nghị định số... ngày... tháng... năm...của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ...............................................; - Theo đề nghị của ................; - Xét nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Xử phạt đối và ông, bà (hoặc tổ chức): ............. Địa chỉ:....... Ngành nghề:...... Vì đã có hành vi vi phạm luật đất đai: 1. ......... quy định tại Điều..KhoảnĐiểm......... .......... quy định tại Điều..KhoảnĐiểm......... của Nghị định số........................ của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực ................. Những hành vi vi phạm trên có những tình tiết giảm nhẹ: ... Những tình tiết tăng nặng: . Hình thức xử phạt tiền tổng cộng là (viết bằng số): . Viết bằng chữ: Biện pháp xử lý hành chính khác: .. Điều 2. Ông, bà ( hoặc tổ chức): .. có trách nhiệm đến cơ quan Kho bạc Nhà nước Nộp tiền phạt và thi hành nghiêm chỉnh các biện pháp hành chính tại Điều 1 quyết định này, trong thời hạn .. ngày kể từ ngày. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu không tự thi hành, sẽ bị cưỡng chế thi hành, trừ trường hợp buộc tháo dì công trình xây dựng trái phép. Ông, bà (hoặc tổ chức): . có quyền khiếu nại đến . trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được quyết định xử phạt. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày .. tháng .. năm 200. Nơi nhận: - . CHỦ TỊCH (ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Mẫu số 3 UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xã Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BB- UBND .., ngày. tháng .năm 20 BIÊN BẢN Về việc hoà giải tranh chấp................... -Thi hành Điều Luật Đất đai năm 2003 Căn cứ đơn của ông (bà) : .......... Địa chỉ: ...... Thành phần hội nghị 1.Đại diện cho UBND xã có: - Ông (bà):.. - Ông (bà): Cán bộ địa chính xã. 2. Và sự tham gia của: - Ông (bà):, Đại diện mặt trận Tổ quốc. - Ông (bà):, Trưởng thôn. 3. Chủ sử dụng đất có: - Ông (bà):.. - Ông (bà):.. 4. Thành phần có liên quan được mời dự có: - Ông (bà):.. - Ông (bà):.. Đã tiến hành hoà giải về việc tranh chấp đất đai giữa hộ ông (bà) Và hộ ông (bà) thống nhất lập biên bản như sau: II. Diễn biến và nội dung của hội nghị: Hội nghị đã tiến hành và các nội dung sau: - Ông (bà):.. thay mặt UBND xã công bố lí do hội nghị, nội dung vụ việc tranh chấp đồng thời giải thích về quyền và nghĩa vụ của các thành viên tham dự hội nghị. Ông (bà): cán bộ địa chính xã thông báo nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng đất của hai bên theo hồ sơ lưu giữ tại xã, giải thích một số quy định của Pháp luật Đất đai có liên quan. Hai bên đương sự trình bày diễn biến quá trình sử dụng đất và giấy tờ sử dụng đất hiện có, lý do tranh chấp và nguyện vọng của mình. Đại diện các đoàn thể phát biểu ý kiến phân tích. Ông (bà):đại diện UBND xã phân tích đúng sai, gợi ý cho hai bên hoà giải. Hai bên đương sự tiến hành thảo luận. Hội nghị thống nhất kết quả. Dưới đây là nội dung chi tiết: III. Kết luận chung của hội nghị (kết quả hòa giải) (Ghi rõ ý kiến chung của hội nghị,nếu hai bên thoả thuận và nội dung hoà giải thì ghi rõ các nội dung thoả thuận. Nếu có hoạch định tranh chấp đất đai thì phải vẽ sơ đồ mô tả kèm theo và ghi rõ sau 15 ngày nếu 2 bên không có ý kiến gì khác thì UBND xã sẽ ra quyết định công nhận hoà giải thành. Nội dung hiệu lực có hiệu lực thi hành. Nếu hai bên không nhất trí được và nhau thì ghi rõ nội dung không nhất trí, nguyên nhân). Biên bản này đã đọc lại cho mọi người cùng nghe , nhất trí và cùng kí tên dưới đây. Biên bản này lập thành bản gửi cho hai bên đương sự, UBND xã giữ một bản, gửi cho.. HAI BÊN ĐƯƠNG SỰ CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA T/M UBND XÃ.. Mẫu số 4 UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xã Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /QĐ-CT ., ngày. tháng .năm 20 QUYẾT ĐỊNH Về việc công nhận hoà giải tranh chấp............. CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ ( phường, thị trấn) - Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003; - Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai năm 2003; - Căn cứ biên bản hội nghị hoà giải tranh chấp đất đai ngày ././.. của UBND xã ( phường, thị trấn):..... giữa hộ ông (bà) :..địa chỉ...... với hộ ông (bà):..địa chỉ.., QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quyết định công nhận hoà giải thành về tranh chấp đất đai giữa hộ ông (bà) và hộ ông (bà). và nội dung như sau: (có biên bản hội nghị hoà giải kèm theo) Kể từ ngày.././.nội dung thoả thuận giữa hai bên có hiệu lực thi hành. Hai bên có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh thoả thuận. Điều 2. Giao cho ông cán bộ địa chính xã lập thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất cho hai bên theo đúng nội dung thoả thuận. Đôn đốc thực hiện các nội dung thoả thuận khác, báo cáo kết quả với UBND xã. Điều 3. Các ông uỷ viên văn phòng xã, cán bộ địa chính xã, các ông (bà) có tên ở Điều 1 chiụ trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: -....... CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu, họ tên) Mẫu số 5 Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢN Tên CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH Số: /QĐ-XPHC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........, ngày....... tháng........ năm........ QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT TIỀN (Theo thủ tục đơn giản)  - Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 01/7/2013; - Căn cứ Điều................. Nghị định số... ngày...tháng...năm...của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực................. ; Xét hành vi vi phạm do................. Thực hiện; Tôi, .................          Chức vụ:............; Đơn vị............ , QUYẾT ĐỊNH :   Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với: Ông (bà)/tổ chức :................; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):........................; Địa chỉ: ....................................; Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD............; Cấp ngày ............          tại ....................................;  Bằng hình thức phạt tiền và mức phạt là: ........................ Đồng (Ghi bằng chữ....................................). Lý do: - Đó có hành vi vi phạm hành chính:............ Hành vi của Ông (bà)/tổ chức............ Đó vi phạm quy định tại điểm ............ Khoản............ Điều... Của Nghị định số............ Ngày ............ Tháng ............ Năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ......... Những trình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: Điều 2. Ông (bà)/tổ chức............ phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ... tháng ... năm ... Trừ trường hợp ... Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức .....cố trình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc tại điểm thu phạt số... của Kho bạc Nhà nước ....... trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt Ông (bà)/tổ chức........................ Có quyền khiếu nại, khởi kiện đối và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.  Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này được giao cho : 1. Ông (bà)/tổ chức: ........................để chấp hành; 2. Kho bạc ............ Để thu tiền phạt; Quyết định này gồm ............ trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu số 6 Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢN Tên CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH Số: /QĐ-XPHC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........, ngày.......tháng........năm........ QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH BẰNG HÌNH THỨC PHẠT CẢNH CÁO (Theo thủ tục đơn giản)  - Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 01/7/2013; - Căn cứ Điều.......... Nghị định số......................... ngày....... tháng......năm về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ................... ; Xét hành vi vi phạm hành chính do .......... thực hiện; Tôi, ..........     Chức vụ: .......... ; Đơn vị.......... , QUYẾT ĐỊNH:  Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối và: Ông (bà)/tổ chức: .......... ; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......... ; Địa chỉ:.................... ; Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD.......... ; Cấp ngày .......... .......... Tại .......... ; Lý do: - Đó có hành vi vi phạm hành chính:.......... Quy định tại điểm.......... Khoản.......... Điều.......... Của Nghị định số.......... Ngày........ Tháng.......... Năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực....... Những trình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này được gửi cho: 1. Ông (bà)/tổ chức.......... Để chấp hành; 2. .......... . Quyết định này gồm .......... trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu số 7  Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢN Tên CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN Số: /BB-TG-VPHC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........, ngày....... tháng........ năm........ BIÊN BẢN TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH - Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 01/7/2013; Căn cứ Điều... Nghị định số...............ngày....... tháng...năm... của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực.........................................; Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số...ngày... tháng... năm do ................ Chức vụ ................ ký; Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, Hôm nay, hồi.... giờ... ngày... tháng....năm....... tại............, Chúng tôi gồm: 1. ................. Chức vụ: ................ ; 2. ................. Chức vụ: ................ ; ...................................................., Người vi phạm hành chính là: Ông (bà)/tổ chức:................ ; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ................ ; Địa chỉ: ................ ; Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...; Cấp ngày................Tại .................; Và sự chứng kiến của: 1...............                                          Nghề nghiệp:.....................;      Địa chỉ thường trú:............................; Giấy chứng minh nhân dân số:........; Ngày cấp: ...........;Nơi cấp:.............; 2. ................                 Nghề nghiệp:........;       Địa chỉ thường trú:....................; Giấy chứng minh nhân dân số:.............. Ngày cấp:........... Nơi cấp:.............; Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:          STT Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ Số lượng Chủng loại, nhóm hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện Ghi chú  Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác. Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm. Biên bản này gồm .......... Trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cựng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau: ý kiến bổ sung khác (nếu có) NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số 8 Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢN Tên CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH Số: /QĐ-KPHQ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........, ngày....... tháng........ năm........ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH GÂY RA TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG XỬ PHẠT VỀ.... - Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 01/7/2013; - Căn cứ Điều............... Nghị định số............. của Chính phủ ngày ... tháng... năm...quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực............... ; Vì............... nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính; Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, Tôi, ...............            Chức vụ:............... ; Đơn vị............... , QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối và Ông (bà)/tổ chức: ............... ; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............... ; Địa chỉ: ............... ; Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD...............; Cấp ngày............... Tại............... ; Lý do: - Đó có hành vi vi phạm hành chính:............... Quy định tại điểm............... Khoản ............... Điều............... Của............... Những trình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ............... . Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ............... . Hậu quả cần khắc phục là: Biện pháp để khắc phục hậu quả là: Điều 2. Ông (bà)/tổ chức............... Phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày............... Tháng............... Năm............... Trừ trường hợp............... quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/tổ chức............... Cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành. Ông (bà)/tổ chức............... Có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày....... Tháng....... Năm....... Quyết định này gồm... Trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho: 1. Ông (bà)/tổ chức:......... Để chấp hành; 2. .........; NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên) Mẫu số 9 Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢN Tên CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH Số: /QĐ-CC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......ngày.......tháng........năm........ QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ...  - Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 01/7/2012; Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về........ Số......... ngày........... tháng........... năm ........... của...........; Tôi,......................... ; Chức vụ: ........... ; Đơn vị:....................... , QUYẾT ĐỊNH:  Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số........... ngày........... tháng........... năm ........... Của........... Về........... Đối với: ........... ; Ông (bà)/tổ: ........... ...........; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ........... ; Địa chỉ:.................................; Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ...........; Cấp ngày........... Tại...................... * Biện pháp cưỡng chế Điều 2. Ông (bà)/tổ chức:........... Phải nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.  Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày........... Quyết định có........... Trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. Quyết định này được giao cho Ông (bà)/tổ chức........... Để thực hiện. Quyết định này được gửi cho: 1. ........... Để ........... ; 2. ........... Để ........... NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu ) Mẫu số 10 Tên CƠ QUAN CHỦ QUẢN Tên CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN Số: /QĐ-TGTVPT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ........, ngày....... tháng........năm........ QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH Căn cứ Điều.......của Luật xử lý vi phạm hành chính, ngày 01/7/2013; Căn cứ Điều............. Nghị định số... ngày... tháng... năm... của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực.............; Xét ............. ; Tôi,.............      ; Chức vụ:............. ; Đơn vị............. , QUYẾT ĐỊNH :   Tạm giữ : Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của  Ông (bà)/tổ chức: ....;  Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động):............. ; Địa chỉ: ............. ; Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD............. ; Cấp ngày............. Tại ............. ; Lý do: - Đó có hành vi vi phạm hành chính:... Quy định tại điểm............. Khoản............. Điều............. Nghị định số............. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực............. . Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này). Quyết định này được gửi cho: 1. Ông (bà)/tổ chức: ............. Để chấp hành; 2.............. Quyết định này gồm............. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang. Ý KIẾN THỦ TRƯỞNG NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ (Ký, ghi rõ họ tên) MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1_tai_lieu_chung_6943.doc
Tài liệu liên quan