Chương V: Ôn bệnh

Vì Ôn tà phạm vào gây bệnh, nên gọi là Ôn bệnh. Nội kinh nói “Mùa Đông không tàng tinh, sang Xuân tất sinh Ôn bệnh”, vì không tàng tinh, thời chính khí tất phải hư, tà khí dễ phạm vào, phục ở mạc nguyên, đến mùa Xuân phát sinh bệnh nhiệt, đó là nguyên nhân gây bệnh Ôn. Bệnh ôn chia làm 4 loại khác nhau: 1. Thấp ôn 2. Thử ôn 3. Xuân ôn 4. Đông ôn. THẤP ÔN Nguyên nhân: Ngày thường hay nằm ngồi nơi ẩm thấp, lại ăn nhiều đồ sống lạnh, gây nên thấp tà lại cảm phải nhiệt khí do đó phts sinh bệnh thấp ôn. Bệnh trạng: Trong Hung phúc bức bách khó chịu, tứ chi mệt mỏi, tinh thần uỷ mị, mình nóng đầu nặng, mạch tượng Trệ, Sác, rêu lưỡi dày, miệng tuy khát mà không muốn uống nước. Cũng có khi uống nhưng chẳng uống nhiều, đó là do thấp gây ra.Nếu thân thể đau đớn nặng nề, tinh thàn mỏi mệt, mình nóng, mồ hôi ra nhiều, mạch Đại rêu lưỡi khô trắng, khát muốn uống nước, đó là Thấp nhiệt đều nặng. Nếu tinh thần mỏi mệt, tiểu tiện đỏ và ít, đại tiện dễ dàng, đó là thấp ở hạ tiêu.

doc24 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2711 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương V: Ôn bệnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V ÔN BỆNH Vì Ôn tà phạm vào gây bệnh, nên gọi là Ôn bệnh. Nội kinh nói “Mùa Đông không tàng tinh, sang Xuân tất sinh Ôn bệnh”, vì không tàng tinh, thời chính khí tất phải hư, tà khí dễ phạm vào, phục ở mạc nguyên, đến mùa Xuân phát sinh bệnh nhiệt, đó là nguyên nhân gây bệnh Ôn. Bệnh ôn chia làm 4 loại khác nhau: 1. Thấp ôn 2. Thử ôn 3. Xuân ôn 4. Đông ôn. THẤP ÔN Nguyên nhân: Ngày thường hay nằm ngồi nơi ẩm thấp, lại ăn nhiều đồ sống lạnh, gây nên thấp tà lại cảm phải nhiệt khí do đó phts sinh bệnh thấp ôn. Bệnh trạng: Trong Hung phúc bức bách khó chịu, tứ chi mệt mỏi, tinh thần uỷ mị, mình nóng đầu nặng, mạch tượng Trệ, Sác, rêu lưỡi dày, miệng tuy khát mà không muốn uống nước. Cũng có khi uống nhưng chẳng uống nhiều, đó là do thấp gây ra.Nếu thân thể đau đớn nặng nề, tinh thàn mỏi mệt, mình nóng, mồ hôi ra nhiều, mạch Đại rêu lưỡi khô trắng, khát muốn uống nước, đó là Thấp nhiệt đều nặng. Nếu tinh thần mỏi mệt, tiểu tiện đỏ và ít, đại tiện dễ dàng, đó là thấp ở hạ tiêu. Biến chứng: Nếu để lâu không chữa, thấp nhiệt nung nấu hoá Hoả, mình nóng miệng khát nhiều, mặt nhờn bẩn, mồ hôi tự tháot ra, rêu lưỡi vàng và ráo, đầu lưỡi đỏ, mạch Trầm, Sác cũng có khi bệnh kịch lắm thì mình đại nhiệt, tinh thần hôn mê, nục huyết, môi se, răng xám, trong lỗ mũi có sắc đen thuộc về chứng rất nguy hiểm. Cũng có khi do thấp nhiệt không giải, hãm vào Tâm bào khiến thần minh hôn ám, nói mê lảm nhảm, lưỡi cứng khó nói, tứ chi quyết lãnh. Cũng có khi thấp nhiệt không giải được, nhiệt tà thấu ra cơ phu, mọc ra những nốt mụn trắng, Đó là do tà khí đạt ra bên ngoài, tức là một triệu chứng rất lành, trong thời kỳ đó cần phải kiêng tránh phong hàn. Nếu bị phong hàn, thì các nốt mụn trắng đó sẽ lặn đi, nhiệt tà lại hãm vào trong thời rất nguy hiểm (chứng Bạch bội- nốt mụn trắng- nếu mọc ở khắp mặt mũi và sắc mặt quang nhuận thời là thuận nếu mọc ở bụng mà có vẻ khô khan, tinh thần hôn mê, lưỡi rụt, hoăc thở xuyễn, mồ hôi ra như dầu...là nghịch, chứng rất nguy). Bệnh thấp ôn tinh thần mỏi mệt tựa như bệnh Âm hư, thì rất lâu khỏi và kỵ phát hãn. Nếu nhầm dùng phép phát hãn thời sẽ sinh ra chứng hôn mê bất tỉnh, tai điếc mắt mờ cũng rất nguy. Phương pháp trị liệu: Bệnh thấp ôn đủ các chứng trạng như trên, mình nóng đầu nặng, mạch Trệ, Sác, miệng dù khát mà không mà không muốn uống nước, hoặc dù uống cũng uống chút ít, cho uống bài “Tân hương hậu phác thang”. Nếu thân thể nặng nề, đau đớn, tinh thần mỏi mệt, mìh nóng, mồ hôi ra nhiều, mạch Đại, rêu lưỡi khô trắng, khát muốn uống ước cho uốg bài “Xương truật bạch hổ thang”. Nếu tinh thần mỏi mệt, tiểu tiện khô ít và đỏ, đại tiện khoái lợi...cho uống bài “Tam nhân thang” hoặc “Tứ linh tán”. Nếu mình nóng, miệng khát nhiều, mặt nhờn bẩn, mồ hôi tự toát ra, rêu lưỡi vàng và ráo, đầu lưỡi đỏ, mạch Trầm Sác, cho uống bài “Bạch hổ thang gia Nhân sâm phương”. Nếu mình nóng quá, tinh thần hôn mê và nục huyết...uống bài “Tê giác địa hoàng thang”. Nếu thấp nhiệt hãm vào Tâm bào, khiến tinh thần hôn mê, nói năng lảm nhảm...cho uống bài “Tử tuyết đan”. BÀI THUỐC TÂN HƯƠNG HẬU PHÁC THANG (Băng Ngọc Đường) Hậu phác 1 đ/c Hoắc hương 3 đ/c Bội lan 3 đ/c Phật thủ 1 đ/c Hương duyên 1 đ/c Cốc nha 3 đ/c Đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, uống làm 1 lần. Phương giải: Bài này dùng Hậu phác có khí vị ân hương, tính chất tẩu thoán để trừ tà. Ngoài ra các vị Hoắc hương, Phật thủ, Bội lan, Hương duyên đều có công năng khai trung cốc đàm, dùng làm Tá cho sự bất cập của Hậu phác; Cốc nha là thứ Cốc khí, có thể sinh tân dịch, dùng nó để hoà và để hoãn cái táo của cơ thể. Phàm bệnh Thấp ôn mà thân thể nặng nề, phát sinh chứng đầu nặng, rong hung buồn bực, rêu lưỡi nhờn dính...nên kíp uống bài này, nhờ cái vị thơm tho để khai thông nó ra, khiến cho cái khí Thấp trọc hoá tan, thời chứng nhiệt sẽ lui. Riêng có chứng nhiệt nhiều thấp ít, thời bài này không nên uống. XƯƠNG TRUẬT BẠCH HỔ THANG (Trương thị y thông) Tức là bài Bạch hổ gia thêm Thương truật 3 đ/c. Phép đun uống đúng như bài Bạch hổ. Phương giải: Dùng nguyên phương bài Bạch hổ để thanh nhiệt hoà Vị, gia thêm Thương truật, có khí vị tân táo để hoá thấp. Bệnh thấp ôn thân thể nặng nề, đau rức nên uống bài này để thanh giải. TAM NHÂN THANG (Ngô Cúc Thông) Hạnh nhân 5 đ/c Bạch đậu khấu 3 đ/c ý dĩ 6 đ/c Hoạt thạch 6 đ/c Thông thảo 2 /c Trúc diệp 2 đ/c Hậu phác 2 đ/c Bán hạ 5đ/c Dùng Cam lan thuỷ 8 bát, đun còn 3 bát, bỏ bã, chia uống 3 lần. Phương giải: Bài này dùng Hoạt thạch, Dĩ nhân, Thông thảo để đạm thấm lợi thuỷ, khiến cho bệnh do tiểu tiện mà bài tiết ra ngoài. Đậu khấu nhân, Bán hạ, Hậu phác có khí vị tân hương hoà trung để mở mang hung cách, Trúc diệp thanh nhiệt, Hạnh nhân lợi khí. Bệnh Thấp ôn tiểu tiện ít và đỏ, đại tiện khoái lợi, Hung cách bĩ muộn, tứ chi mỏi...nên uống bài này để thanh lợi. TỨ LINH THANG (Ngô Cúc Thông) Mao truật 3 đ/c Phục linh 3 đ/c Trư linh 4 đ/c Trạch tả 4 đ/c Đun 6 bát nước, cạn còn 3 bát, bỏ bã, chia uống 3 lần. Phương giải: Bài này dùng Mao truật có khí vị tân táo để hoá thấp, 3 vị linh có vị đạm thấm để lợi thấp. Thấp trọc một khi đã hoá tan, thời các chứng bệnh sẽ khỏi. BẠCH HỔ GIA NHÂN SÂM THANG Xem ở môn Thương hàn TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG (Thiên Kim) Đại hoàng 1 lạng Bạch thược 3 đ/c Đan bì 3 đ/c Tê giác 3 đ/c Đun với 5 bát nước, cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống làm 2 lần; còn bã để lại đó, lại đun thêm 1 bát nữa, và cũng uống làm 1 lần. Phương giải: Tê giác vị hàm vào huyết để thanh nhiệt, Địa hoàng trừ bỏ tích tụ để bổ Âm, Bạch thược dồn ác huyết sinh tân huyết, Đan bì tả bỏ chứng hoả nhiệt ở trong huyết, bài này tuy nói là thanh hoả, mà thực thời chuyên chú về Tư âm; Dù nói là chỉ huyết mà thực là trừ bỏ huyết ứ. ứ huyết đã trừ bỏ tân huyết sẽ sinh ra. Âm đã tư được thời hoả sẽ tắt, đó là phương pháp trị bệnh ngay từ ở gốc vậy. Nếu Tâm hoả qua thịnh, thời gia Hoàng cầm, Hoàng liên để tả nhiệt. Huyết ứ ở trong Hung bộ mà đau thời gia thời gia Đại hoàng, Đào nhân để trục ứ. Phương pháp biến hoá đó cần ở nơi y giả phải chú ý thời mới khỏi sai lầm. TỬ TUYẾT ĐAN Xem ở môn Thương phong BỆNH THỬ NHIỆT Nguyên nhân: Tiết trời mùa Hạ, khí nóng trang lan, dãi dầu ở ngoài đường, cảm phải khí đó, gây thành thử nhiệt bệnh. Bệnh trạng: Trong hung nghe bức bách khó chịu, thường thường tiết tả, miệng khát tiể tiện vàng ít, mạch Sác, đó là thử nhiệt lại kiêm cả thấp. Nếu phát sinh ố hàn thân thể nặng nề và đau đớn, sau khi tiểu tiện xong thấy rùng mình nổi gai ốc, tay chân đều giá lạnh, đó là thử nhiệt lại kiêm cả Phong; nếu mặt đỏ miệng khát, mồ hôi ra nhiều, trong Tâm phiền táo, mạch Hồng Đại và Sác đó là khí thử nhiệt dồn vào bên trong, sắp gây thành tình trạng vong Âm rất nguy. Biện chứng: Nếu để lâu không chữa khí thử nhiệt dồn bức vào bên trong, mồ hôi ra nhiều, chính khí hao tán, mạch Tán, Đại suyễn cấp; Trong lúc này nhiệt cũn theo mồ hôi thoát ra, hoàn toàn thuộc hư, cũng là một chứng hậu rất nguy. Nếu nhiệt tà hãm vào bên trong, mình nóng nhiều, thường thưòng nói mê, con mắt lờ đờ, đó là tà đã vào Quyết âm. Cũng có khi vì lao dịch mà sinh ra táo kết, hoả động Tâm Tỳ, gây nên chứng Hàn, Nhiệt mãi không dứt, Suyễn ho và thổ, Nục...lưỡi trắng, miệng không khát, đầu rức như sưng lên, mắt trông chẳng tỏ, Hung-cách phiền muộn, đó là biến sinh chứng Thử-sái. Cũng có khi vì Thử tà hãm vào bên trong vít lấp các khiếu, mình nóng, bỗng dưng phát kinh, tau chân giá lạnh, đại tiện không thông, đó là đã biến thành chứng Thử giản. Phương pháp trị liệu: Bệnh Thử nhiệt đủ các chứng trạng như đã nói ở trên, thỉnh thoảng tiết tả, miệng khát, tiểu tiện vàng hoặc ít, mạch Sác...vẫn uống bài Lục nhất tán. Nếu ố nhiệt phát hàn thân thể nặng nề, đau nhức, tiểu tiện xong thời rùng mình nổi gai ốc...Hư mà có mồ hôi thòi uống bài “Thanh thử ích khí”, Thực mà không có mồ hôi thời uống bài “Tân gia Hương nhu ẩm”. Nếu mặt đỏ miệng khát, mồ hôi ra nhiều trong Tâm phiền táo, mạch Hồng, Đại và Sác...cho uống bài “Bạch hổ thang”. Nếu hư lắm, mạch hiện ra Khổng, cho uống bài Bạch hổ gia Nhân sâm thang. Nếu Thử nhiệt hãm vào bên trong, mồ hôi ra nhiều, chính khí bị hao tán...cho uống bài “Sinh mạch tán”. Nếu nhiệt tà hãm vào sâu, mình nóng thường thường nói mê...cho uống bài “An cung Ngưu hoàng hoàn” hoặc bài “Tử tuyết đan”. Nếu do hoả động Tâm, Tỳ mà phát sinh chứng hàn nhiệt không rứt, thở gấp, ho nhiều, thổ, nục huyết, mắt trông không tỏ...cho uống bài “Thanh lạc ẩm gia Hạnh nhân ý dĩ hoạt lạc phương”. Nếu các khiếu bị vít lấp biến thành chứng Thử giản cho uống bài “Thanh doanh thang” hoặc cho uống bài “Tử tuyết đan”. Trong thời kỳ dưỡng bệnh nếu người bệnh khát nhiều, nên cho ăn Tây qua để giải khát, vì Tây qua vị cam tính hàn, vốn đã có tên là Thiên sinh Bạch hổ, công năng thanh thử nhiệt rất đáng kể. Nếu sau khi mắc bệnh Thử nhiệt đã khỏi, rêu lưỡi còn thấy đỏ và bóng loáng, trong miệng khô ráo...đó là vì bệnh lâu ngày làm thương tới Âm, trong phép điều dưỡng nên cho ăn, uống nhiều thứ dưỡng Âm, đại khái như Ngẫu trấp, Thiên đông, Mạch đông, Hoa phấn...đều rất nên thường dùng. BÀI THUỐC LỤC NHẤT TÁN (Lưu Hà Gian) Hoạt thạch 6 lạng Cam thảo 1 lạng Thần sa 3 đ/c Các vị trên cùng tán bột, mỗi lần uống 3 đ/c, hoà nước giếng uống. Bài này có tên là Ích nguyên tán, Thiên thuỷ tán. Chủ trị: Chữa về mùa Hạ trúng phải khí Thử nhiệt, làm thương đến Nguyên khí, tong ngoài đều nhiệt, không còn khí lực để cử động, phiền khát muốn uống nước, trong Tường, Vị đều khô kiệt...Nó lại có công năng làm cho sinh san được dễ dàng, hạ nhũ, chứng Kiết lỵ, lý cấp hậu trọng đều nên dùng. Phương giải: Con người ta, Nguyên khí hư không chống trọi được thời chết. Tà khí thịnh mà không có gì ngăn ngừa lại cũng chết. Giờ Thử nhiệt làm thương đến Nguyên khí, không dủ khí lực để cử động. Lúc này nếu dùng Sam, Kỳ để bổ khí, thời tà khí sẽ nhờ đó mà thịnh thêm. Dùng Cầm, Liên thanh nhiệt thời chính khí thêm tôn. Muốn công nhiệt phải cho khéo, cần phải làm thế nào để cho khỏi tổn thương Nguyên khí, muốn Bổ hư phải cho khéo, cần làm thế nào cho khỏi giúp tà khí. Vậy cần phai tìm đến những vị có khí vị thuần tuý để làm chủ. Hoạt thạch bâm thụ cái khí dung hoà cua Thổ, dẫn hành lệnh thanh túc cua Tây phương, bảo trì cái hình thiên- trọc của Thu kim. Khí hàn có thể thắng được nhiệt, vị cam không làm hại đến Tỳ, khác với Thạch cao có tính chất ngưng trệ...nó có công năng ở trên thời thanh được thuỷ- nguyên, ở dưới thời làm thông được thuỷ đạo, rồi quét rửa cái tà cua 6 phủ theo đường tiểu tiện mà bài tiết ra ngoài. Cam thảo bẩm thụ tính xung hoà của loài thảo, nó điều hoà bên trong chỉ khát sinh tân, dùng nó làm Tá để điều hộ Nguyên khí mà tả hư hoả, như vậy thời năm Tạng lại được điều hoà, không còn vướng mắc. Như Tâm làm chủ của 5 tàng, vì khí Thử nhiệt mà làm rối loạn bên trong , khiến cho Thần minh không yên, phai được vị Thần sa để trấn áp, thời Thận thuỷ mới có thể hồi phục; lại dùng nước mát để thấm nhuần, thời tà nhiệt mới có thể kíp trừ. Đến như chứng nhiệt Lỵ khi mới phát sinh mà Lý cấp hậu trọng, dùng nó là nhờ được công năng “hoạt khả khứ trược” của nó; dùng để chữa đàn bà sinh nở và hạ nhũ...cũng theo nguyên lý đó. Bài này ích khí mà không giúp tà, trục tà mà không hại đến chính khí; xứng đáng với dạnh hiệu là ích nguyên, nên cùng với hai bài Bạch hổ, Sinh mạch chia ra làm “ba chân vạc vậy”. THANH THỬ ÍCH KHÍ THANG (Lý Đông Viên) Hoàng kỳ 1 đ/c Hoàng Bá 1 đ/c Mạch môn 2 đ/c Thanh bì 1 đ/c Bạch truật 1,5 đ/c Thăng ma 0,5 đ/c Đương quy 0,7 đ/c Trích thảo 1 đ/c Ngũ vị 0,,8 đ/c Thần khúc 1 đ/c Nhân sâm 1 đ/c Trạch tả 1 đ/c Trần bì 1 đ/c Cát căn 1 đ/c Xương truật 1,5 đ/c Đại táo 2 quả Sinh khương 3 lát Chủ trị: Chữa về mùa trưởng Hạ, khí Thấp nhiệt nấu nung, tứ chi mệt mỏi, tinh thần kém sút, mình nóng, thở gấp, Tâm phiền, tiểu tiện vàng, khát nước, mồ hôi tự toát ra và mạch Hư... Bấy nhiêu vị hợp làm 1 thang, đun với 5 bát nước, cạn còn 2 bát, chia uống 2 lần. Còn bã, đun thêm 1 bát nữa mà uống. Phương giải: Khí thử lưu hành ở mùa Hạ, đến trưởng Hạ lại kiêm cả Thấp lẫn Thử. Bài này kiêm trị cả hai chứng đó. Vì khí Thử bốc nóng, khiến cho Biểu khí dễ tiết ra ngoài lại kiêm cả Thấp khiến Trung khí không được bền. Dùng Hoàng kỳ làm cho vít đặc lại ở ngoài Biểu; còn Bạch truật , Thần khúc, Cam thảo thời dùng để điều trung. Vì khí Thử tràn lan, Phế kim bị mắc bệnh, nên dùng Nhân sâm, Ngũ vị, Mạch môn để bổ Phế, liễm Phế và thanh Phế tức là theo cái nghĩa của Nội kinh dạy rằng: “Giúp ích cho cơ quan bất thắng”. Hỏa thịnh thời thuỷ suy cho nên dùng Hoàng bá, Trạch tả để thấm nhuần hoá nguyên. Tân dịch mất miệng khát cho nên dùng vị Đương quy, Cát căn để sinh tân dịch cho Vị. Thanh khí không thăng lên được thời dùng vị Thăng ma làm cho thăng lên. Trọc khí không giáng xuống được, thời dùng Thanh bì, Trần bì làm cho giáng xuống. Còn vị Bạch truật sở dĩ dùng tới nó là vì kiêm cả chứng Thấp của mùa trưởng Hạ vậy. Trình Ứng Mao nói: “Người ta chỉ biết có một phương pháp thanh thử, bài này thời lại thêm cả phương diện ích khí, cái nguyên nhân là bởi Thử thương đến khí, ích khí không gì riêng là làm cho Kim địch được Hoả, mà phàm cái khí bốc lên, thời sẽ biến làm thành tân dịch; còn có khí dẫn xuống thời sẽ làm thứ thuỷ ở Thận. Thuỷ khí đã đầy đủ, thời chứng Hoả dù mạnh tợn đến đâu cũng phải lui. TÂN GIA HƯƠNG NHU ẨM (Ngô Cúc Thông) Hương nhu 2 đ/c Ngân hoa 3 đ/c Biển đậu hoa 3 đ/c Hậu phác 2 đ/c Liên kiều 3 đ/c Bấy nhiêu vị hợp làm 1 thang, đun với 5 bát nước cạn còn 2 bát, bỏ bã uống 1 bát, nếu mồ hôi ra được thời thôi không uống nước sau. Phương giải: Hương nhu có khí vị tân ôn thơm tho, nó có công năng theo đường kinh của Phế thấu suốt ra tới Lạc; Biển đậu hoa mùi thơm mà tính tán, lại hay bảo toàn tân dịch, sơ dĩ dùng hoa mà không dùng hạt, vì hạt nó ngưng trệ mà không được khinh động bằng hoa; Hậu phác có khí vị khổ ôn, có công năng tả được chứng thực- mãn; Hậu phác là một loại bì (vỏ, da) lấy vỏ, lấy vỏ để trị bệnh ngoài da thưòi không còn gì phạm tới Thượng tiêu hoặc Trung tiêu nữa. Còn Liên kiều, Ngân hoa là mượn cái khí vị tân lương của nó, để đạt a ngoài Biểu của Phế kim. Toàn thể bài này dẫn đạt ra Biểu hết thảy. Đem bài này so với bài trên; bài trên chữa về chứng hư, lấy mồ hôi ra nhiều làm tiêu chuẩn; bài này trị về chứng trực, lấy mồ hôi ra làm mục đích. Sự phân biệt về hư thực đó saimột ly đi một dặm, chúng ta phải suy xét kỹ mới được. BẠCH HỔ THANG Xem bài ở trên môn Thương hàn) BẠCH HỔ GIA NHÂN SÂM THANG (Trọng Cảnh) Thạch cao 1 lạng Tri mẫu 6 đ/c Cam thảo 2 đ/c Ngạch mễ 5 đ/c Nhân sâm 3 đ/c Các vị trên đun với 5 bát nước, khi nào gạo chín là thuốc được, uống nóng 1 bát. Chủ trị: Chữa bệnh ở Thái dương trúng nhiệt, mồ hôi ra, ố hàn, mình nóng và khát. Phương giải: Mồ hôi ra, ố hàn, mình nóng, không khát là chứng Phong. Mồ hôi ra, ố hàn, mình nóng và khát nước là trúng Hạt, Hạt là Thử. Chứng trạng của hai bệnh này giống nhau, chỉ lấy khát hay không khát để phân biệt. Nhưng chứng Thương hàn và chứng Phong đều có chứng là ở lưng ố hàn, với thỉnh thoảng ố Phong và khát, cũng cho uống bài Bạch hổ gia Nhân sâm thang. Bởi Phế chủ về khí, giờ Hoả hun nóng lên Phế kim, thời Phế sẽ bị thương; Phế bị thương thời Vệ khí hư, Vệ khí hư thời Biểu bất túc, do đó phát sinh chứng mồ hôi ra, mình nóng và ố hàn. Nội kinh nói: “Tâm di nhiệt tới Phế, truyền làm chứng Cách tiêu, bị chứng Cách tiêu thời khát...” đó đều là do Tướng hoả làm hại tới Phế mà gây nên. Vậy ta phải chú trọng về cứu Phế và làm lui Hoả ở Phế, cho nên dùng nó làm Quân; Tri mẫu dẫn lên trong Phế để tả hoả và thấm nhuần thêm cho cái nguồn cuat thuỷ; Nhân sâm thời sinh tân dịch, gíp cho Nguyên khí đã bị thương, nên dùng để làm Thần; còn Ngạch mễ, Cam thảo thời bổ Thổ để sinh Kim, cho nên dùng để làm Tá... SINH MẠCH ẨM (Y lục phương) Nhân sâm 3 đ/c Mạch đông 3 đ/c Ngũ vị 1 đ/c Đun với 3 bát nước cạn còn 1 bát, chia uống 2 lần. Nếu mồ hôi chưa ứt, thời lại đun 1 liều nữa, khi nào mồ hôi thật chỉ thời thôi. Phương giải: Nội kinh nói: “Đại khí ơ trong Hung lấy Phế làm chủ”. Khí Thử nhiệt làm thương đến Phế, Phế bị thương thưòi khí cũng bị thương, cho nên phát sinh ra chứng hơi ngắn mỏi mệt, Suyễn và hop. Phế chủ bì mao, Phế bị thương thưòi mất cái công năng hộ vệ Bì mao, cho nên mồ hôi toát ra. Nhiệt làm thương đến Nguyên khí, khí bị thương thời không sinh ra được tân dịch, cho nên miệng khát. Bài này dùng Nhân sâm làm Quân để bổ khí, tức là bổ Phế; dùng Mạch đông làm Thần để thanh khí tức là thanh Phế; Ngũ vị làm Tá để liễm khí tức là liễm Phế. Một phương diện thời bổ, một phương diện thời thanh, một phương diện thời liễm,.phương pháp như vậy thời đủ. Sở dĩ đặt tên cho nó là Sinh mạch, vì mạch được khí thời đầy, không được khí thưòi thiếu. Đông Viên nói: “Mùa Hạ thời uống bài Sinh mạch gia Hoàng kỳ, Cam thảo gọi là Sinh mạch Bảo nguyên thang, khiến cho khí lực cua người ta sinh ra rất chóng, lại ra Đương quy, Bạch thược gọi là Nhân sâm ẩm tử, để chữa về chứng khí hư Suyễn khái, Thổ huyết, Nục huyết” đó là một lệ riêng, chứng hư hoả có thể dùng phương pháp bổ vậy. AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN Xem bài trên môn Thương phong TỬ TUYẾT ĐAN Xem bài trên môn Thương phong THANH LẠC ẨM (Ngô Cúc Thông) Hà diệp biên 2 đ/c Tiên ngân hoa 2 đ/c Tây qua thuý y 2 đ/c Biển đậu hoa 1 đ/c Ty qua bì 2 đ/c Tiên trúc diệp 2 đ/c Bấy nhiêu vị hợp làm 1 thang, đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần. Phương giải: Bài này dùng toàn những vị có công năng thanh giải Thử nhiệt, khí vị nhẹ nhàng công hiệu rất chóng, ta không nên thấy những vị tầm thường mà rẻ rúng. GIA VỊ THANH LẠC ẨM (Ngô Cúc Thông) Hà diệp biên 2 đ/c Tiên ngân hoa 2 đ/c Tây qua thuý y 2 đ/c Biển đậu hoa 1 đ/c Ty qua bì 2 đ/c Tiên trúc diệp 2 đ/c Hạnh nhân 2 đ/c Hoạt thạch mạt 3 đ/c Dĩ nhân 2 đ/c Các vị trên đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, chia làm uống 2 lần. Phương giải: Bài này dùng nguyên bài Thanh lạc ẩm để thanh giải Thử nhiệt, lại gia thêm vị Hạnh nhân lợi khí, Dĩ nhân, Hoạt thạch lợi Thấp. Bệnh Thử nhiệt để lâu không chữa biến thành Thử sái, thổ huyết, nục huyết, hàn nhiệt mãi không dứt, nên uống bài này để thanh giải. Bệnh này do hoả dồn ngược lên huyết phận, đem so với chứng hư lao chân âm khuy tổn khác nhau rất xa, ta không nên điều trị nhầm kẻo di hại về sau. THANH DOANH THANG (Ôn bệnh điều biện phương) Tê giác 3 đ/c Nguyên sâm 3 đ/c Sinh địa 5 đ/c Trúc diệp tâm 1 đ/c Mạch đông 3 đ/c Đan sa 3 đ/c Ngân hoa 3 đ/c Liên kiều 2 đ/c Hoàng liên 2,5 đ/c Các vị trên đun với 8 bát nước, cạn còn 3 bát, bo bã, chia uống nóng 3 lần. Phương giải: Dùng Tê giác, Trúc diệp, Đan sa, Hoàng liên để an thần và thanh Tâm; Sinh địa, Ngân hoa, Liên kiều để thanh doanh trừ nhiệt. Phàm bệnh Thử nhiệt bỏ lâu không chữa, hoặc chữa nhầm khiến cho tà hãm vào trong Huyết phận, mình nóng không mát, thốt nhiên cứng đờ...kíp cho uống bài này để thanh cái nhiệt ở Doanh và Tâm- thần được yên, thưòi chứng thân thể cứng đờ có thể hồi phục ngay. BỆNH XUÂN ÔN Nguyên nhân: Mùa Đông lạnh lẽo lại ham mê phòng dục, khiến ho tinh khí bị hao tổn nhiều, cái tà của Phong hàn do đó mà xâm nhập vào cơ thể, đến mùa Xuân sinh ra bệnh gọi là bệnh Xuân ôn. Bệnh trạng: Bệnh Xuân ôn thì mình nóng, hơi ố phong hàn nóng nhiều rét ít, hoặc chỉ nóng, không ố hàn, miệng khát, mồ hôi tự toát ra, hoặc không khát mà ho. Biến chứng: Nếu để lâu không chữa, tà Phong ôn hãm vào trong, tuyền ngược lên Tâm bào, khiến cho trong Tâm bức bách và nóng, nói năng lảm nhảm, tinh thần hôn mê. Nếu thuận truyền vào Vị phủ, thời thành chứng Bĩ thực, đại tiện bĩ kết, nói mê, trào nhiệt, đau ở xung quanh rốn. Có khi vì khí Xuân ôn hoá nhiệt làm thương đến âm, miệng khát nhiều, ố nhiệt, mặt đỏ bừng, lưỡi đỏ và phiền táo. Phương pháp trị liệu: Xuân ôn bệnh đủ các chứng trạng như trên, nhiệt nhiều hàn ít, hoặc chỉ nhiệt, không ố hàn mà miệng khát, mồ hôi tự toát ra, đầu nhức, hoặc không khát mà ho...cho uống bài “Tang cúc ẩm” hoặc “Ngân kiều tán”. Nếu Phong ôn hãm vào trong, nghịch truyền lên Tâm bào, trong Tâm bức bách mà óng, tinh thần hôn mê, nói năng bậy bạ...uống bài “An cung ngưu hoàng hoàn” hoặc “Tử tuyết đan”. Nếu bệnh truyền vào Vị phủ thành chứng bĩ thực, không đại tiện nói mê, trào nhiệt, đau xung quanh rốn, uống bài “Đại thừa khí thang”. Nếu hoá nhiệt thương Âm, miệng khát, mặt đỏ...cho uống bài “Bạch hổ thang” hoặc bài “Bạch hổ gia Nhân sâm thang”. Trong thời kỳ điều dưỡng bệnh nhân nhiệt nhiều và khát lắm, nên uống “ngũ trấp ẩm” để bài tiết hoả độc và tư âm. BÀI THUỐC NGÂN KIỀU TÁN Xem ở môn Thương phong AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN Xem môn Thương phong TỬ TUYẾT ĐAN Xem ở môn Thương phong CHÍ BẢO ĐAN Xem ở môn Thương phong ĐẠI THỪA KHÍ THANG Xem ở môn Thương hàn BẠCH HỔ THANG Xem ở môn Thương hàn BẠCH HỔ GIA NHÂN SÂM THANG NGŨ TRẤP ẨM (Ôn bệnh điều biện) Lê chấp Tiên vi căn chấp Bột tễ chấp Mạch đông chấp Ngẫu chấp 5 vị trên, nhiều ít tuỳ ý, hoà đều uống ngay cho mát. Nếu không muốn lạnh quá, thì cho vào ấm đun sôi mà uống cũng được. Phương giải: Bài này gồm tất cả các vị tính chất cam hàn. Vị hàn hay thanh được nhiệt, vị ngọt thời hay cứu Âm và chỉ khát rất thần hiệu. BỆNH ĐÔNG ÔN Nguyên nhân: Mùa Đông mắc phải ôn tà, gây thành bệnh gọi là Đông ôn. Bệnh trạng: Mình nóng, đầu rức và ho; hoặc mình nóng không ố hàn, phiền khát trong cuống họng đau và hạ lỵ. Biến chứng: Nếu để lâu không chữa, muốn phát hãn mà hãn không ra được, tà khí uất át chẳng bài tiét, sẽ phát thành chứng Ban (nổi lên từng phiến to sắc đỏ, thời là “ban”, nếu mọc từng nốt lấm tấm đỏ thời là “chẩn”) hoặc có khi ôn tà hãm vào trong, ngược truyền lên Tâm bào, trong Tâm buồn bực, nóng nay, tinh thần hôn mê, nói năng lảm nhảm, lưỡi cứng và tứ chi quyết lãnh. Cũng có khi mồ hôi không ra được mà gây thành chứng Suyễn, mạch Tán Đại hoặc Phù Đại mà Khổng, đó là triệu chứng vong Âm. Cũng có khi khí nhiệt hun nóng lên Phế lạc, Phế lạc bị đứt, huyết sẽ tràn ra ngoài. Phương pháp trị liệu: Bệnh Đông ôn đu các chứng trạng như trên, nhức đầu và ho, Suyễn...uống bài “Ngân kiều tán”. Nếu mình nóng không ố hàn, miệng khát uống bài “Ngân kiều tán” gia Thiên hoa phấn 3 đ/c. Cuống họng đau thì uống bài “Ngân hoa tán” gia Cương tàm, Mã bột, Lam căn mỗi vị đều 3 đ/c. Hạ lỵ thời uống bài “Ngân kiều tán” gia Mộc hương, Chỉ thực mỗi vị 1 đ/c. Nếu phát hãn mà mồ hôi không ra được, nhiệt tà bí uất át, phát sinh Ban chẩn; Phát Ban thời uống “Hoá ban thang”; Phát Chẩn thời uống “Ngân kiều tán” bỏ Đạu sị gia Sinh địa, Đan bì, Đại thanh diệp, Huyền sâm. Nếu Ôn tà hãm vào trong ngược truyền lên Tâm bào mà sinh ra tinh thần hôn mê, nói năng lảm nhảm, cho uống “Thanh cung thang”, “Ngưu hoàng hoàn”, “Tử tuyết đan” và “Chí bảo đan”. Nếu vì nhiệt nhiều dồn mồ hôi ra nhiều quá gây nên chứng Suyễn, mạch Tán Đại hoặc Phù Đại Khổng...uống bài “Bạch thược gia Nhân sâm thang”. Nếu nhiệt tà hun lên Phế lạc, khiến Phế lạc bị đứt ra máu cho uống bài “Tê giác địa hoàng thang” hợp với Ngân kiều tán, hoặc bài “Ngọc nữ tiễn” gia huyền sâm thang. BÀI THUỐC NGÂN KIỀU TÁN Xem ơ môn Thương phong TANG CÚC ẨM Xem ở môn Thương phong NGÂN KIỀU TÁN GIA THIÊN HOA PHẤN THANG (Ôn bệnh phương) Bài Ngân kiều tán gia Thiên hoa phấn 3 đ/c. Phép đun uống như bài Ngân kiều tán. Phương giải: Dùng nguyên bài Ngân kiều tán có tính lương để tiết bỏ Phong nhiệt, gia thêm Thiên hoa phấn để thanh nhiệt sinh tân. Tóm lại bài này trị chứng khát rất thần hiệu. NGÂN KIỀU TÁN GIA CƯƠNG TÀM MÃ BỘT LAM CĂN PHƯƠNG (Ôn bệnh điều biện) Liên kiều 1 lạng bạc hà 6 đ/c Ngân hoa 1 lạng Trúc diệp 4 đ/c Cát cánh 6 đ/c Cam thảo 5 đ/c Kinh giới 4 đ/c Đạm đậu sị 5 đ/c Ngưu bàng 6 đ/c Cương tàm 3 đ/c Mã bột 3 đ/c Lam căn 3 đ/c Bấy nhiêu vị làm 1 thang, phép đun uống cũng như bài Ngân kiều tán. Phương giải: Dùng nguyên bài ngân kiều tán để cho lương tiết bỏ Phong nhiệt, gia Cương tàm, Mã bột, Lam căn để trừ bỏ phù nhiệt và chữa đau ở cuống họng. NGÂN KIỀU TÁN GIA MỘC HƯƠNG CHỈ THỰC PHƯƠNG (Băng Ngọc Đường) Bài Ngân kiều tán gia: Mộc hương 1 đ/c Chi thực 1 đ/c Phép đun uống theo nguyên phương Phương giải: Dùng bài Ngân kiều tán để lương tiết bỏ Phong nhiệt, gia Mộc hương, Chỉ thực để lợi khí hành trệ, trừ uế khí và tiêu chứng tích, có công năng chữa bệnh nhiệt lỵ rất hay. HOÁ BAN THANG (Ôn bệnh phương) Thạch cao 1 lạng Tri mẫu 4 đ/c Cam thảo 3 đ/c Nguyên sâm 3 đ/c Tê giác 2 đ/c Ngạch mễ 1 chén Các vị hợp làm 1 thang, đun với 8 bát nước, cạn lấy 3 bát, bỏ bã, chia uống nóng làm 3 lần. Còn bã lại đun thêm 1 chén nữa mà uống. Phương giải: Bài này là theo một phương pháp “Nhiệt phạm vào bên trong chữa bằng vị cam hàn vả tá bằng vị khổ cam”. Người xưa phần nhiều dùng bài Bạch hổ để biến thành bài hoá ban thang, vì cho là bệnh phát sinh ở Dương minh kinh, Dương minh kinh hủ về cơ nhục, chứng ban phát sinh khắp mình đều đỏ, từ trong suốt ra ngoài, cho nên dùng vị Thạch cao để trừ bỏ cái nhiệt ở Phế và Vị; Tri mẫu thanh Kim bảo Phế và trị cái khí Dương nhiệt đang lúc mạnh tợn ở kinh Dương minh; Cam thảo thanh nhiệt giải độc hoà trung; Ngạch mễ thanh Vị nhiệt, để bảo toàn Vị dịch. Bài này sở dĩ dùng 2 vị Huyền sâm, Tê giác là vì sắc ban tía đỏ, mộc hoả thái quá, biến chứng rất chóng. Nếu chỉ dùng những vị táo kim ở trong bài bạch hổ, để làm thanh túc khí Thượng tiêu, e không đủ sức, nên mới gia Huyền sâm khai thông khí của Thận kinh cho giao tiếp lên với Phế, khiến cho dưới nước trên trời cùng một khí, rồi cùng tuần hoàn với nhau, không đến nỗi suối nguồn bỗng dưng tắc chảy. Tê giác khí vị cam hàn, bẩm thụ cái khí tương sinh của Mộc với Hoả, nó lại đầy đủ cái thế dụng dương- cương, nhờ cái khí hàm hàn của nó để cứu Thận thuỷ, giúp Tâm hoả, dồn cho cái khí độc của ban bài tiết ra ngoài. NGÂN KIỀU TÁN KHỨ ĐẬU SỊ GIA SINH ĐỊA ĐAN BÌ ĐẠI THANH DIỆP BỘI HUYỀN SÂM PHƯƠNG (Ngô Cúc Thông) Nguyên bài Ngân kiều tán gia thêm: Sinh địa 4 đ/c Đan bì 3đ/c Đại thanh diệp 3 đ/c Huyền sâm 1 lạng Phép đun uống theo nguyên phương Phương giải: Ngân kiều tán để bài tiết Phong nhiệt; gia Sinh địa, Đan bì, Đại thanh diệp, Huyền sâm để thanh cái nhiệt trong huyết, giảm bỏ Đậu sị vì sợ nó ôn. Bệnh Đông ôn phát chẩn, nên uống bài này. NGỌC NỮ TIỄN GIA HUYỀN SÂM THANG (Ngô Cúc Thông) Thạch cao 1 lạng Tri mẫu 4 lạng Sinh địa 6 đ/c Ngưu tất 3 đ/c Mạch môn 6 đ/c Nguyên sâm 4 đ/c Đun với 8 bát nước, cạn còn 3 bát, chia uống làm 2 lần. Còn bã lại đun thêm 1 bát nữa mà uống. Phương giải: Dùng Thạch cao, Tri mẫu để thanh cái nhiệt ở trong Vị; Mạch môn, Nguyên sâm để tư âm ở Phế và Thận; Sinh địa bổ huyết, Ngưu tất giáng huyết...Phàm bệnh Đông ôn bỏ lâu không chữa, hoặc chữa nhầm khiến cho nhiệt hun lên Phế lạc, đến nỗi Phế lạc bị đứt, huyết do đó ràn ra, kíp cho uống bài này để trị bệnh đó, thời huyết sẽ ngưng ngay. THANH CUNG THANG Xem ở môn Ôn độc BỔ DI CÁC BÀI CHỮA TRÊN MÔN THỬ TRÚNG NGŨ LINH TÁN (Trọng Cảnh) Trư linh 1 lạng Phục linh 1 lạng Trạch tả 1 lạng Bạch truật 1 lạng Quế 5 đ/c Các vị trên tánbột, mỗi lần uống 3 đ/c, hoà với nước giếng. Chủ trị: Chữa Hoắc loạn, Thổ tả, miệng khát, muốn uống nước, mình đau và phát nhiệt. Phương giải: Đây là bài của Trọng Thánh chữa chứng nhiệt Hoắc loạn mà lại kiemem cả Phong hàn Biểu tà. Nhưng ta có thể nhân đây mà suy: Nếu thấy chứng trạng đúng như trên thưòi trong bài này nên dùng Quế chi. Nếu lại có ẩn phục có Thử thấp và ăn nhiều đồ sống lạnh mà phát sinh bệnh, thời nên đổi Quế chi làm Nhục quế; Nếu bên ngoài không có Phong hàn ở Biểu, bên trong không có ăn uống thức sống lạnh thưòi không nên dùng Quế . CHI TỬ SỊ THANG (Trọng Cảnh) Chi tử 5 đ/c Hương sị 5 đ/c Đun với 2 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã, để nguôi cho uống 1 lần. Chủ trị: Chữa chứng Nhiệt hoắc loạn lại kiêm cả Thử chứng, uống nhầm phải Quế, Phụ mà gây nên nguy hiểm. Phương giải: Vương Mạnh Anh nói: “Đây là 1 bài thuộc về Thổ tễ (uống vào cho thổ) trong môn Thương hàn mà đối với phương pháp chữa nhiệt hoắc loạn, thời chuyên dùng bài này làm Chủ- tễ, bởi Chi tử tính khổ hàn, có công năng bài tiết được uất nhiệt. Sị là thứ đậu đã đồ chín, ủ thành mốc, tính nó rất hoà trung. Phàm bệnh hoắc loạn phần nhiều do Thấp uất hoá nhiệt mà phát sinh rắc rối ở Trung châu, chỉ 2 vị đó mới là “đối chứng lương dược”. Khá tiếc từ xưa đến giờ không ai hiểu thấu nghĩa đó; Vả cái hay của hai vị đó không phải một vài lời có thể nói rõ được hết. Nếu hợp với Trúc diệp thời thanh được chứng Thử phong. Hợp với bạch đậu khấu thời khai thông được uế tắc. Khí Thấp nhiều thời dùng hậu phác, Hoạt thạch làm Thần. Khí nhiệt thấp ứng thời dùng Hoàng cầm, Hoàng liên làm Tá. Cùng với Mộc qua, Biển đậu thòi hoà trung. Hợp với Cam thảo, Thử niêm thời hoá độc. Nếu dùng nhầm nhiệt dược phát sinh táo- loạn hôn trầm, phải nhờ đến nó để giải cứu. Công dụng như vậy thật xác đáng. Thế mà các y- giả từ xưa đến nay trị chứng Hoắc loạn. không biết dùng tới nó, há chẳng phải là một điều thiếu sót lớn ư? TẢ KIM HOÀN (Trương Cảnh Nhạc) Hoàng liên 1 lạng Ngô thù 1 lạng 2 vị cùng tán bột, luyện với nước hồ loãng, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 3 đ/c. Dùng Trần mộc qua đun lấy nước làm thang. Chủ trị: Chữa Hoắc loạn chuyển cân, hoả tà bốc nóng ở bên trong. Phương giải: Chứng này vì khí Thấp thịnh mà Phong mộc phạm tới Tỳ thổ, thời Trương Thạch Ngoan chủ dùng Bình vị tán mà gia thêm Mộc qua. nếu do nhiệt thắng mà hoả táo phạm vào “cân” thời dùng bài này hay hơn hết. GIÁ KHINH THANG (Vương Mạnh Anh) Tiên trúc diệp 4 đ/c Đạm đậu sị 3 đ/c Sơn chi 1,5 đ/c Tang diệp 2 đ/c Thạch hộc 3 đ/c Sinh biển đậu 3 đ/c Trần mộc qua 1 đ/c Tỉnh đầu thảo 1 đ/c Đun với 4 bát nước, cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống 2 lần. Chủ trị: Chữa bệnh hoắc loạn khi đã khỏi mà dư tà chưa hết, mình vẫn còn nóng, miệng vẫn còn khát, và chứng nhiệt tà phục bên trong, khiến cho mình lạnh, mạch Trầm, thang dược không vào được, thỉnh thoảng lại nấc. Phương giải: Bài này dùng Trúc diệp, Tang diệp, Sơn chi để giải nhiệt thanh Phế; Thạch hộc, Biển đậu để thanh giải Trung châu; Mộc qua, Tỉnh đầu thảo để giải trừ chứng nhiệt còn sót lại khắp thân thể. CHÍ HOÀ THANG (Vương Mạnh Anh) Bắc sa sâm 4 đ/c Tỳ bà diệp 3 đ/c Tiên trúc diệp 3 đ/c Sinh cam thảo 6 phân Sinh biển đậu 4 đ/c Trần mộc qua 1 đ/c Thạch hộc 4 đ/c Mạch môn 3 đ/c Trần xương mễ 4 đ/c Đun với 5 bát nước cạn còn 2 bát, bỏ bã, chia uống làm 2 lần. THUYẾT MINH Ôn bệnh tức là bệnh nhiệt, bệnh này rất dễ làm thương tổn đến âm dịch. Cho nên về phương pháp điều trị phải dùng tới các vị tân, lương, khing tiết và cam, hàn để cứu Âm, không được phạm tới một vị tân nhiệt nào, nếu không lại phạm tới cái lỗi lửa cháy lại thêm dầu rất là nguy hiểm. Ôn bệnh không chữa mà đến nỗi chết chẳng qua có năm trường hợp: Ôn bệnh ở Thượng tiêu bỏ lâu không chữa, cái hoá nguyên của Phế bị tuyệt, như vậy thời chết. Tâm thần bị vít ở trong, gây nên chứng trong bế ngoài thoát, như vậy thời chết. Ôn bệnh ở Trung tiêu bỏ lâu không chữa, Dương minhquá thực khiến cho Thổ khắc Thuỷ, là chứng chết. Tỳ uất tà nhiệt phát sinh chứng Hoàng, lâu rồi các khiếu bị vít lấp thời chết Ôn bệnh ở Hạ tiêu bỏ lâu không chữa, nhiệt tà vào sâu, làm tiêu háo mất tân dịch, khiến cho tân dịch bị khô kiêt là chứng chết. Cho nên Ôn bệnh khi mới phát sinh, thấy có Biểu chứng, nên dùng bài Ngân kiều, Tang cúc...để cho bài tiết một cách nhẹ nhàng; Nếu có Vị nhiệt thời uống bài Bạch hổ gia Nhân sâm thang...để cho thanh giải. Nếu trong Vị có thực nhiệt, thời dùng Thừa khí để hạ. Bệnh vào đến Hạ tiêu thời dùng bài Huyền sâm Sinh địa...để dưỡng Âm thanh nhiệt làm chủ. Lúc nào ta cũng phải nhận cho rõ ràng, đừng phạm tới những vị tân nhiệt, thời Ôn bệnh năng vẫn có thể chữa được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔn bệnh.doc
Tài liệu liên quan