Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng nho

- Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện thao tác của bài thực hành làm mẫu và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.

doc37 trang | Chia sẻ: phanlang | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng nho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG NHO (Phê duyệt tại Quyết định số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) Hà Nội - Năm 2013 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG NHO (Phê duyệt tại Quyết định số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên nghề: Trồng nho Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề trồng nho. Số lượng mô đun đào tạo: 5 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức: + Trình bày được các đặc điểm sinh trưởng của cây nho, yêu cầu ngoại cảnh và đất trồng nho; + Trình bày được các bước trong quy trình sản xuất nho: nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch nho; đặc điểm dịch hại và các biện pháp quản lý dịch hại nhằm sản xuất nho theo tiêu chuẩn an toàn được chứng nhận. + Nêu được tiêu chuẩn quả khi xuất vườn và các công việc trong tiêu thụ nho. - Kỹ năng: + Thực hiện được các khâu: chuẩn bị đất, giống, trồng và chăm sóc nho theo quy trình và các điều kiện cụ thể; + Nhận biết được sâu bệnh hại nho và áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả và bảo vệ môi trường ; + Thu hoạch, phân loại, đóng gói đúng yêu cầu, bán sản phẩm đạt hiệu quả cao - Thái độ: + Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc trong nghề trồng nho; + Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững. 2. Cơ hội việc làm Sau tốt nghiệp người học có đủ trình độ và năng lực làm việc ở các vị trí trong nghề trồng nho ở quy mô trang trại hay hộ gia đình; làm cán bộ khuyến nông cho các chương trình phát triển cây nho. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian khóa học: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu - Tổng thời gian đào tạo: 480 giờ - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó: + Thời gian học lý thuyết 68 giờ; + Thời gian thực hành 362 giờ III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Mã MĐ Tên mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 01 Chuẩn bị cây giống 80 14 56 10 MĐ 02 Trồng mới 74 8 56 10 MĐ 03 Chăm sóc nho 140 20 108 12 MĐ 04 Quản lý dịch hại nho 102 16 72 14 MĐ 05 Thu hoạch và tiêu thụ 68 10 48 10 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 Tổng cộng 480 68 340 72 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (72giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (32 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ). IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề “Trồng nho” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun (từ mô đun 1 đến mô đun 5) cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình dạy nghề trồng nho gồm 5 mô đun cụ thể như sau: - MĐ 01: “Chuẩn bị cây giống” có thời gian đào tạo 80 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: lựa chọn giống nho, làm vườn ươm và nhân giống nho đảm bảo số lượng và chất lượng cho sản xuất đại trà. - MĐ02: “Trồng mới” có thời gian đào tạo 74 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chuẩn bị đất, xác định mật độ khoảng cách hàng cây, chuẩn bị phân bón, đào hố và trồng mới một cách thành thạo. - MĐ03: “Chăm sóc nho ” có thời gian đào tạo 140 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 108 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: làm cỏ, tưới và tiêu nước, bón phân, ghép nho và cắt cành tạo tán - MĐ04: “Quản lý dịch hại nho” có thời gian đào tạo 102 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 72 giờ thực hành và 14 giờ kiểm tra; Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nho an toàn và hiệu quả. - MĐ05: “Thu hoạch và tiêu thụ” có thời gian đào tạo 68 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: thu hoạch, phân loại và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật và tính được hiệu quả kinh tế. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Lý thuyết nghề Vấn đáp/trắc nghiệm Không quá 60 phút 2 Thực hành nghề Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 8 giờ 3. Các chú ý khác - Chương trình dạy nghề trồng nho trình độ sơ cấp nghề nên bố trí giảng dạy kết hợp giữa cơ sở đào tạo và vùng trồng nho. - Trong quá trình giảng dạy, ngoài giáo viên chính cần mời chuyên gia, tham khảo thêm các tài liệu liên quan đến kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch nho. Có thể tổ chức cho học viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các trang trại trồng nho có uy tín trong và ngoài địa phương. - Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 80 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 62giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Chuẩn bị cây giống” được giảng dạy đầu tiên trong tất cả các mô đun. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. - Tính chất: Mô đun Chuẩn bị cây giống là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn trồng nho, các cơ sở ươm cây giống. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Nêu được đặc điểm các giống nho phổ biến, điều kiện sinh thái, kỹ thuật làm vườn ươm và giâm ghép nho. - Tính toán sơ bộ được các chi phí sản xuất nho; - Thực hiện được các khâu công việc giâm ghép và chăm sóc nho trong vườn ươm đảm bảo sản xuất giống sạch bệnh và cây giống khỏe; - Có thái độ hợp tác làm việc giữa các nhóm công việc sản xuất giống. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian STT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Đặc điểm hình thái và yêu cầu ngoại cảnh cây nho 18 6 11 1 2 Chuẩn bị vườn làm gốc ghép 24 4 19 1 3 Giâm hom làm gốc ghép 16 2 12 2 4 Ghép nho 18 2 14 2 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 14 56 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Đặc điểm hình thái và yêu cầu ngoại cảnh cây nho Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Nêu được giá trị kinh tế của cây nho; - Nêu được đặc điểm các bộ phận trên cây nho, điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây nho; - Nhận biết được đặc điểm một số giống nho phổ biến và loại đất có thể trồng được nho; - Có ý thức lắng nghe, hiểu bài ngay tại lớp học Nội dung của bài: 1. Giới thiệu về cây nho 1.1. Giá trị của cây nho 1.2. Tình hình sản xuất nho trên thế giới 1.3. Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam 2. Đặc điểm hình thái cây nho 2.1. Rễ cây nho 2.2. Thân, cành cây nho 2.3. Tua cuốn 2.4. Lá cây nho 2.5. Hoa, quả 3. Yêu cầu ngoại cảnh 3.1. Khí hậu 3.1.1. Nhiệt độ 3.1.2. Ánh sáng 3.1.3. Ẩm độ 3.1.4. Lượng mưa 3.2. Đất trồng nho 3.2.1. Tính chất vật lý 3.2.2. Tính chất hóa học 4. Các giống nho trồng phổ biến ở Việt Nam Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2. Chuẩn bị vườn làm gốc ghép Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước làm vườn ươm; - Thực hiện được công việc làm vườn ươm, chuẩn bị đất và đóng bầu; - Rèn luyện tính cẩn thận trong khi làm vườn ươm. Nội dung của bài: 1. Xây dựng vườn ươm 1.1. Chọn vị trí vườn ươm 1.2. Thiết kế và xây dựng vườn ươm 2. Chuẩn bị vườn làm gốc ghép 3. Chọn giống ghép 4. Chuẩn bị bầu đất Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3. Giâm hom làm gốc ghép Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước giâm hom nho - Thực hiện thành thạo kỹ thuật giâm nho; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. Nội dung của bài: 1. Xác định lượng hom giống cần giâm 2. Chọn cành, cắt hom 3. Xử lý và bảo quản hom 4. Giâm hom 5. Chăm sóc sau giâm Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 4. Ghép nho Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước ghép nho và tiêu chuẩn cây nho giống xuất vườn - Thực hiện thành thạo kỹ thuật ghép nho; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ. Nội dung của bài: 1. Xác định độ cao ghép 2. Chuẩn bị chồi ghép 3. Ghép 4. Chăm sóc sau ghép 5. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình mô đun “ Chuẩn bị cây giống” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề TRỒNG NHO; - Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: - Băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh hướng dẫn chuẩn bị trước khi nhân giống nho. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - ≥ 0,2- 0,5 ha vườn ươm gốc ghép nho (liên hệ trước để mượn vườn của các cơ sở gần nơi tổ chức lớp học). - Các dụng cụ, vật tư nhân giống: Cuốc, xẻng, vườn làm gốc ghép, vườn làm chồi ghép, túi PE, cọc giàn, dây kẽm, thùng tưới 4. Điều kiện khác: - Có giáo viên hỗ trợ dạy thực hành có khả năng làm mẫu. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi. - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện thực hiện các công việc có tính liên hoàn với nhau; Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm theo phiếu đánh giá. 2. Nội dung đánh giá 2.1. Lý thuyết + Các bộ phận chính của cây nho + Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến sinh trưởng cây nho; + Biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng giống nho + Các dụng cụ vật tư cho công việc trồng nho + Chuẩn bị vườn làm gốc ghép + Chọn giống ghép + Tiêu chuẩn cành giâm và chồi ghép 2.2. Thực hành: + Dự tính được chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và các vật tư khác trên diện tích trồng nho; + Dự kiến năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng nho; + Đóng bầu đất + Cắt và giâm cành + Thực hiện kỹ thuật ghép chồi + Chăm sóc sau giâm và ghép VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Chuẩn bị cây giống” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chương trình mô đun “ Chuẩn bị cây giống” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho những vùng trồng nho duyên hải miền trung và một số tỉnh khác có khả năng thích hợp trồng sau khi đã khảo sát. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo cách lấy ví dụ thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện thao tác của bài thực hành làm mẫu và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý + Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây nho + Biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng nho + Dự toán chi phí về giống và vật tư + Dự kiến được năng suất và hiệu quả kinh tế + Giâm cành + Ghép chồi + Chăm sóc sau giâm và ghép 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Ninh Thuận. Kỹ thuật trồng nho an toàn.2012. [2]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000. [3]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 [4]. Thái Hà, Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2011. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG MỚI Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 74 giờ (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 62 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Trồng mới” là một mô đun nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng nho; được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị cây giống”; - Tính chất: Mô đun “Trồng mới” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Nêu được các bước làm đất, chuẩn bị phân và trồng mới nho; - Xác định được lượng giống trồng, loại phân bón và lượng phân cần bón; - Tuân thủ thái độ học tập nghiêm túc và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Chuẩn bị đất trồng 8 2 6 2 Bón lót 26 2 22 2 3 Trồng mới 36 4 28 4 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 74 8 56 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Chuẩn bị đất trồng Thời gian:8 giờ Mục tiêu: - Nêu được các khâu công việc trong chuẩn bị đất trồng (chọn đất, xử lý tàn dư thực vật, cày bừa, đào hố); - Thực hiện được các khâu công việc trong chuẩn bị đất trồng (chọn đất, xử lý cỏ dại, cày bừa, đào hố); Nội dung của bài: 1. Chọn đất 2. Thu gom và xử lý tàn dư, cỏ dại 2.1. Thu gom tàn dư thực vật, cỏ dại 2.2. Xử lý tàn dư thực vật, cỏ dại 3. Cày bừa đất 3.1. Cày 3.2. Bừa 4. Đào hố 4.1. Xác định khoảng cách hàng, khoảng cách hố 4.2. Đào hố Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2. Bón lót Thời gian: 26 giờ Mục tiêu: - Chọn được các loại phân bón lót phù hợp cho cây nho - Tính toán được lượng phân lót cần bón Nội dung của bài: 1.Phân hữu cơ Tác dụng Liều lượng Cách bón Vôi Tác dụng Liều lượng Cách bón Lân Tác dụng Liều lượng Cách bón Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3. Trồng mới Thời gian: 36 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước trồng mới cây con - Thực hiện thành thạo các bước trồng mới đúng kỹ thuật. Nội dung của bài: 1. Thời vụ trồng mới 2. Các bước trồng mới 2.1. Cuốc lỗ 2.2. Rải cây 2.3. Trồng cây vào hố 3. Tưới và tiêu nước Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1.Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun ”Trồng mới nho” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng nho. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: - Băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh hướng dẫn trồng mới nho. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - ≥ 0.5 - 1 ha vườn trống để trồng mới nho (liên hệ trước để mượn vườn của các cơ sở gần nơi tổ chức lớp học); - Các loại máy làm đất, bơm nước phù hợp với diện tích vườn, máy cắt cỏ, các dụng cụ, trang thiết bị này có thể liên kết hay thuê, mướn ở các cơ sở trồng nho gần nơi tổ chức lớp học, Các dụng cụ, vật tư trồng mới: : cuốc, xẻng, dao, kéo, phân bón các loại, cây giống... 4. Điều kiện khác: - Có nông dân tay nghề lâu năm hỗ trợ làm mẫu khi thực hành. - Đồ bảo hộ lao động. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi. - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện các công việc có tính liên hoàn với nhau; Kiểm tra cá nhân: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm theo phiếu đánh giá. 2. Nội dung đánh giá + Thu gom và xử lý tàn dư thực vật + Kỹ thuật làm đất + Kỹ thuật bón phân và trồng mới + Thu gom và xử lý tàn dư thực vật + Thực hiện làm đất + Thực hiện bón phân và trồng mới VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “ Trồng mới” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chương trình mô đun “ Trồng mới” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho những vùng trồng nho duyên hải miền trung và một số tỉnh khác có khả năng thích hợp trồng sau khi đã khảo sát. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn trồng mới nho để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo cách lấy ví dụ thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện thao tác của bài thực hành làm mẫu và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý + Kỹ thuật làm đất, bón phân và trồng mới + Thực hiện làm đất, bón phân và trồng mới 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Ninh Thuận. Kỹ thuật trồng nho an toàn.2012. [2]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000. [3]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 [4]. Đường Hồng Dật. 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội [5]. Thái Hà, Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2011. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC NHO Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 140 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 114 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 6 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Chăm sóc nho” là một mô đun nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng nho; được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị cây giống” và mô đun “ Trồng mới”. - Tính chất: Mô đun “Chăm sóc nho” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm, nên bố trí giảng dạy tại cơ sở sản xuất hoặc trong vùng trồng nho. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN Kiến thức: - Nêu được các kỹ thuật tạo rãnh và tưới, tiêu nước - Nêu được kỹ thuật làm cỏ và bón phân; - Nêu được mục đích của việc cắt cành, tạo tán - Trình bày được mục đích của việc cắt tỉa cành quả; - Nêu được mục đích của việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và các loại chất điều hòa sinh trưởng; - Trình bày được mục đích của việc phủi nhị, tỉa chùm quả Kỹ năng: - Thực hiện được kỹ thuật kỹ thuật tạo rãnh và tưới, tiêu nước - Tính được lượng phân bón cần thiết và tiến hành làm cỏ bón phân; - Xác định được khoảng cách, vị trí cọc giàn - Thực hiện được kỹ thuật dựng cột, căng dây - Thực hiện được kỹ thuật cắt cành, tạo tán - Xác định được vị trí cắt tỉa cành; - Thực hiện được kỹ thuật cắt tỉa cành quả; - Lựa chọn và sử dụng được chất điều hòa sinh trưởng an toàn, hiệu quả; - Xác định được thời điểm phủi nhị và tỉa chùm quả - Thực hiện được kỹ thuật phủi nhị, tỉa chùm quả, quả và bao chùm quả Thái độ: - Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng mô đun - Bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận - Có ý thức trách nhiệm cao khi thực hành các công việc chăm sóc trên ruộng Nho của người dân tại địa phương. - Có ý thức rèn luyện tính làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và khoa học. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Tạo rãnh - Tưới, tiêu nước 14 2 12 2 Xới xáo, làm cỏ 20 2 17 1 3 Bón phân thúc 14 3 10 1 4 Làm giàn 18 3 14 1 5 Cắt cành - tạo tán 16 3 12 1 6 Cắt tỉa cành quả 14 2 11 1 7 Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng 14 2 12 8 Chăm sóc quả 24 3 20 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 6 6 Cộng 140 20 108 12 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Tạo rãnh - Tưới, tiêu nước Thời gian:14 giờ Mục tiêu: - Nêu được các kỹ thuật tạo rãnh và tưới, tiêu nước - Thực hiện được kỹ thuật kỹ thuật tạo rãnh và tưới, tiêu nước - Có ý thức an toàn lao động Nội dung của bài: 1. Tạo rãnh 1.1. Mục đích 1.2. Cách tiến hành 2. Tưới nước 2.1. Mục đích 2.2. Xác định phương pháp tưới 2.3. Cách tiến hành 3. Thoát nước 3.1. Mục đích 3.2. Yêu cầu 3.3. Cách tiến hành Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2. Xới xáo, Làm cỏ Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Thực hiện được kỹ thuật xới xáo, làm cỏ; - Cẩn trọng trong các khâu công việc Nội dung của bài: 1. Tác dụng của xới xáo, làm cỏ 2. Kỹ thuật làm cỏ 2.1. Số lầm làm cỏ trong năm 2.2. Kỹ thuật làm cỏ gốc 2.3. Kỹ thuật làm cỏ trắng 3. Xới xáo 3.1. Mục đích 3.2. Kỹ thuật xới xáo Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3. Bón phân thúc Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Thực hiện được kỹ thuật bón phân cho cây nho - Cẩn trọng trong các khâu công việc Nội dung của bài: 1. Loại phân bón thúc 1.1. Mục đích của việc bón thúcôi 1.2. Các loại phân bón thúc 2. Lượng phân bón thúc 2.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 2.2. Thời kỳ kinh doanh 3. Cách bón phân thúc 3.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản 3.2. Thời kỳ kinh doanh Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 4. Làm giàn Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Xác định được khoảng cách, vị trí cọc giàn - Thực hiện được kỹ thuật dựng cột, căng dây - Có trách nhiệm và an toàn lao động Nội dung của bài: 1. Xác định khoảng cách, vị trí cọc giàn 2. Dựng cột, căng dây 2.1. Dựng cột 2.2. Căng dây 3. Cắm cây cho nho leo 3.1. Cắm cây 3.2. Cột cây Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 5. Cắt cành – tạo tán Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được mục đích của việc cắt cành, tạo tán - Thực hiện được kỹ thuật cắt cành, tạo tán - Rèn luyện tính làm việc cẩn thận và khoa học Nội dung của bài: 1. Cắt cành 1.1. Mục đích 1.2. Tiến hành cắt cành 2. Tạo tán 2.1. Mục đích 2.2. Kỹ thuật tạo tán Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 6. Cắt tỉa cành quả Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Trình bày được mục đích của việc cắt tỉa cành quả; - Xác định được vị trí cắt tỉa cành; - Thực hiện được kỹ thuật cắt tỉa cành quả; - Có trách nhiệm trong công việc. Nội dung của bài: 1. Cắt cành 1.1. Mục đích 1.2. Tác động của việc cắt cành 1.3. Mùa vụ cắt cành 1.4. Kỹ thuật cắt cành 2. Tỉa cành 2.1. Mục đích 2.2. Kỹ thuật tỉa Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 7. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Nêu các loại chất điều hòa sinh trưởng và biện pháp sử dụng an toàn, hiệu quả; - Lựa chọn và sử dụng được chất điều hòa sinh trưởng thích hợp; - Rèn luyện tính làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và khoa học. Nội dung của bài: 1. Chất làm tăng đậu quả 2. Tăng kích thước quả và kích thích quả không hạt 3. Thúc đẩy sự chín nhanh 4. Chất làm trái chậm chín Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 8. Chăm sóc quả Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Trình bày được mục đích của việc phủi nhị, tỉa chùm quả - Xác định được thời điểm phủi nhị và tỉa chùm quả - Thực hiện được kỹ thuật phủi nhị, tỉa chùm quả, quả và bao chùm quả - Rèn luyện tính làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và khoa học Nội dung của bài: 1. Phủi nhị 1.1. Tác dụng 1.2. Xác định thời điểm phủi nhị 1.3. Kỹ thuật phủi nhị 2. Tỉa chùm quả 2.1. Mục đích 2.2. Cách tiến hành 2.2.1. Biện pháp thủ công 2.2.2. Biện pháp hóa chất 3. Tỉa quả 4. Bao chùm quả Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun ”Chăm sóc nho” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng nho. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: - Băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh hướng dẫn các công việc chăm sóc nho 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - ≥ 2 - 5 ha vườn đã trồng nho các giai đoạn sinh trưởng (liên hệ trước để mượn vườn của các cơ sở gần nơi tổ chức lớp học); - Các loại máy bơm nước, máy phun thuốc phù hợp với diện tích vườn, máy cắt cỏ, các dụng cụ, trang thiết bị này có thể liên kết hay thuê, mướn ở các cơ sở trồng nho gần nơi tổ chức lớp học, Các dụng cụ, vật tư chăm sóc nho: : cuốc, xẻng, dao, kéo, phân bón các loại, cây giống trồng dặm. 4. Điều kiện khác: - Có nông dân tay nghề lâu năm hỗ trợ làm mẫu các công việc chăm sóc nho. - Đồ bảo hộ lao động. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi. - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện các công việc có tính liên hoàn với nhau; Kiểm tra cá nhân: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm theo phiếu đánh giá. 2. Nội dung đánh giá + Kỹ thuật tưới tiêu nước + Xác định và tính toán lượng phân bón cho một đơn vị diện tích + Mục đích của việc cắt cành, tạo tán + Thực hiện kỹ thuật làm cỏ, bón phân + Thực hiện kỹ thuật làm giàn + Thực hiện cắt cành, tạo tán VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “ Chăm sóc nho” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chương trình mô đun “Chăm sóc nho” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho những vùng trồng nho duyên hải miền trung và một số tỉnh khác có khả năng thích hợp trồng sau khi đã khảo sát. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn chăm sóc nho để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo cách lấy ví dụ thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện thao tác của bài thực hành làm mẫu và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Tính toán lượng phân và loại phân phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của nho và phù hợp với từng loại đất - Thực hành: + Thực hiện bón phân, cắt tỉa cành và phủi nhị 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Ninh Thuận. Kỹ thuật trồng nho an toàn.2012. [2]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000. [3]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 [4]. Đường Hồng Dật. 2002. Cẩm nang phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội [5]. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong và Nguyễn Đăng Nghĩa. 2002. Sổ tay sử dụng phân bón. Nhà xuất bản nông nghiệp – TP. Hồ Chí Minh [6]. Bộ môn đất phân. 1992. Viện khoa học Nông nghiệp miền Nam. [7]. Thái Hà, Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2011. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI NHO Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 102 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 78giờ; Kiểm tra hết mô đun: 6 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Quản lý dịch hại nho” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng nho; được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị cây giống”, “Trồng mới”, “Chăm sóc nho”; mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập. - Tính chất: Mô đun ”Quản lý dịch hại nho” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm, nên bố trí giảng dạy tại cơ sở sản xuất hoặc trong vùng trồng nho. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Nêu được một số loại sâu bệnh hại chính trên cây nho - Nhận biết được các loại sâu bệnh gây hại chủ yếu trên nho và lựa chọn biện pháp phòng trừ hợp lý; - Có trách nhiệm trong công việc, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (h) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Phòng trừ sâu hại 28 6 20 2 2 Phòng trừ bệnh hại 32 4 26 2 3 Quản lý dịch hại tổng hợp 36 6 26 4 Kiểm tra kết thúc mô đun 6 6 Tổng cộng 102 16 72 14 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Phòng trừ sâu hại Thời gian: 28 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm hình thái, triệu chứng, tác hại của các loại sâu hại nho; - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ hiệu quả. - Có trách nhiệm trong công việc, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Nội dung của bài: 1. Sâu xanh da láng 1.1. Triệu chứng và tác hại 1.2. Đặc điểm hình thái 1.3. Biện pháp phòng trừ 2. Nhện vàng 2.1. Triệu chứng và tác hại 2.2. Đặc điểm hình thái 2.3. Biện pháp phòng trừ 3. Nhện đỏ 3.1. Triệu chứng và tác hại 3.2. Đặc điểm hình thái 3.3. Biện pháp phòng trừ 4. Bọ trĩ 4.1. Triệu chứng và tác hại 4.2. Đặc điểm hình thái 4.3. Biện pháp phòng trừ 5. Rệp sáp 5.1. Triệu chứng và tác hại 5.2. Đặc điểm hình thái 5.3. Biện pháp phòng trừ 6. Rệp vảy 6.1. Triệu chứng và tác hại 6.2. Đặc điểm hình thái 6.3. Biện pháp phòng trừ 7. Phòng trừ một số sâu hại khác Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2. Phòng trừ bệnh hại Thời gian: 32 giờ Mục tiêu: - Nhận biết được điều kiện phát sinh, phát triển, triệu chứng, tác hại của các loại bệnh hại nho - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ hiệu quả - Có trách nhiệm trong công việc, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Nội dung của bài: 1. Bệnh mốc sương 1.1. Triệu chứng 1.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 1.3. Biện pháp phòng trừ 2. Bệnh nấm trắng 2.1. Triệu chứng 2.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 2.3. Biện pháp phòng trừ 3. Bệnh rỉ sắt 3.1. Triệu chứng 3.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 3.3. Biện pháp phòng trừ 4. Bệnh nấm cuống 4.1. Triệu chứng 4.2. Nguyên nhân và điều kiện phát bệnh 4.3. Biện pháp phòng trừ 5. Tuyến trùng 5.1. Đặc điểm chung các bệnh do tuyến trùng 5.2. Triệu chứng 5.3. Biện pháp phòng trừ 6. Một số bệnh hại khác Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3. Quản lý dịch hại tổng hợp Thời gian: 36 giờ Mục tiêu: -Nêu được biện pháp phòng trừ dịch hại theo hướng an toàn hiệu quả; - Thực hiện được các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học và hóa học không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng; - Có trách nhiệm trong công việc. Nội dung của bài: 1. Hiểu biết về quản lý dịch hại tổng hợp 2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại nho 2.1. Biện pháp canh tác 2.2. Biện pháp vật lý, cơ giới 2.2. Biện pháp sinh học 2.3. Biện pháp hóa học Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun ”Quản lý dịch hại nho” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng nho. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: - Băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh hướng dẫn các công việc phòng trừ dịch hại nho 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - ≥ 2 - 5 ha vườn đã trồng nho đang trong giai đoạn khai thác (liên hệ trước để mượn vườn của các cơ sở gần nơi tổ chức lớp học); - Các loại máy bơm nước, máy phun thuốc phù hợp với diện tích vườn, máy cắt cỏ, các dụng cụ, trang thiết bị này có thể liên kết hay thuê, mướn ở các cơ sở trồng nho gần nơi tổ chức lớp học, - Các dụng cụ, vật tư để phòng trừ dịch hại: : sổ theo dõi, dao, kéo, thuốc bảo vệ thực vật, găng tay, khẩu trang.. 4. Điều kiện khác: - Có nông dân tay nghề lâu năm hỗ trợ làm mẫu các công việc phòng trừ dịch hại nho. - Đồ bảo hộ lao động, V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi. - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện các công việc có tính liên hoàn với nhau; Kiểm tra cá nhân: Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm theo phiếu đánh giá. 2. Nội dung đánh giá + Trình bày được đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại của các loại sâu, bệnh hại nho + Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nho có hiệu quả - Thực hành: + Phân biệt được đối tượng sâu, bệnh hại nho + Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “ Quản lý dịch hại nho” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chương trình mô đun “ Quản lý dịch hại nho” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho những vùng trồng nho duyên hải miền trung và một số tỉnh khác có khả năng thích hợp trồng sau khi đã khảo sát. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn phòng trừ dịch hại để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo cách lấy ví dụ thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện thao tác của bài thực hành làm mẫu và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Trình bày được đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại của các loại sâu, bệnh hại nho + Áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nho có hiệu quả - Thực hành: + Phân biệt được đối tượng sâu, bệnh hại nho + Sử dụng đúng loại thuốc để phòng trừ sâu, bệnh hại nho + Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp có hiệu quả 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Ninh Thuận. Kỹ thuật trồng nho an toàn.2012. [2]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000. [3]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 [4]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [5]. Trần Ngọc Viễn, 1997. Giáo trình hóa bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy trường đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. [6]. Thái Hà, Đặng Mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2011. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 68 giờ (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 54 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng nho; được giảng dạy sau mô đun “Chuẩn bị cây giống”, “ Trồng mới”, “Chăm sóc nho” và “Quản lý dịch hại nho”. - Tính chất: Mô đun ” Thu hoạch và tiêu thụ” là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN - Nêu được các khâu công việc trong kỹ thuật thu hoạch và đóng gói nho; - Xác định đúng độ chín thu hoạch; - Thực hiện được các khâu thu hoạch, phân loại, đóng gói, bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật và tính toán được hiệu quả kinh tế; - Có ý thức và cẩn trọng trong công việc. III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra 1 Tiêu thụ sản phẩm 26 4 20 2 2 Thu hoạch nho 24 4 18 2 3 Phân loại, đóng gói và bảo quản 14 2 10 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 68 10 48 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Tiêu thụ sản phẩm Thời gian: 26 giờ Mục tiêu: Tìm được người mua nho hoặc thị trường bán nho Thương thảo hợp đồng mua bán nho Ký hợp đồng mua bán nho Nội dung của bài: 1. Tìm hiểu thị trường 1.1. Thu thập và xử lý thông tin 1.2. Nhu cầu: 1.3. Dự kiến khả năng tiêu thụ quả nho 2. Quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm: 3. Nghiên cứu các điều khoản hợp đồng: 3.1. Hợp đồng kinh tế là gì? 3.2.Nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế 4. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng 4.1. Lựa chọn đối tác 4.2. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng 5. Soạn thảo và ký kết hợp đồng 5.1. Soạn thảo hợp đồng: 5.2. Soạn thảo thanh lý hợp đồng: Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2. Thu hoạch nho Thời gian: 24 giờ Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của quả và chùm nho chín; - Xác định đúng độ chín của chùm nho và thời điểm thu hoạch hiệu quả; - Thực hiện được thao tác cắt chùm quả; - Cẩn thận, có trách nhiệm. Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị thu hoạch 2. Thu hoạch Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3. Phân loại, đóng gói và bảo quản Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Nêu được cách phân loại, đóng gói và bảo quản nho; - Thực hiện đóng gói, bảo quản theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Cẩn thận, có trách nhiệm. Nội dung của bài: 1. Phân loại 1.1. Mục đích 1.2. Tiến hành phân loại 2. Đóng gói 3. Giao sản phẩm 4. Bảo quản nho Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1.Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun ” Thu hoạch và tiêu thụ” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề trồng nho. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: - Băng, đĩa, máy tính, máy chiếu, tranh ảnh hướng dẫn các công việc thu hoạch vào bảo quản nho 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp học 30 người. - ≥ 1 - 2 ha vườn đã trồng nho giai đoạn chuẩn bị thu hoạch (liên hệ trước để mượn vườn của các cơ sở gần nơi tổ chức lớp học); - Các dụng cụ, vật tư thu hoạch và bảo quản nho: :dao, kéo, bao đóng gói, thùng bảo quản, bình xịt... 4. Điều kiện khác: - Có giáo viên hỗ trợ dạy thực hành có khả năng làm mẫu V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá kiến thức: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi. - Đánh giá kỹ năng nghề: đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) thực hiện thực hiện các công việc có tính liên hoàn với nhau; Mỗi học viên thực hiện một bài tập tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng, giáo viên quan sát, theo dõi, đánh giá và cho điểm theo phiếu đánh giá. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: + Cách xác định thời điểm thu hoạch + Cách đóng gói và bảo quản nho - Thực hành: + Tiến hành thu hái, phân loại, đóng gói và bảo quản nho VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “ Thu hoạch và tiêu thụ” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. - Chương trình mô đun “Thu hoạch và tiêu thụ” có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho những vùng trồng nho duyên hải miền trung và một số tỉnh khác có khả năng thích hợp trồng sau khi đã khảo sát. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa hướng dẫn thu hái, bảo quản để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo cách lấy ví dụ thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện thao tác của bài thực hành làm mẫu và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Lý thuyết: + Cách xác định thời điểm thu hoạch + Cách đóng gói và bảo quản nho - Thực hành: + Tiến hành thu hái, phân loại, đóng gói và bảo quản nho 4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo [1]. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Ninh Thuận. Kỹ thuật trồng nho an toàn.2012. [2]. Nhóm tác giả Phạm Hữu Nhượng, Nguyễn Hữu Bình, Lê Xuân Đính, Lê Quang Quyển. Kỹ thuật trồng nho. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM năm 2000. [3]. Nhóm tác giả Lê Văn Kha, Nguyễn Thị Ý Thuận. Kỹ thuật trồng nho ghép. Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội vùng duyên Hải tỉnh Bình Thuận – SEDEC. 2002 [4]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [5]. Trần Ngọc Viễn, 1997. Giáo trình hóa bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy trường đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh. [6]. Thái Hà, Đặng Mai . Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong_trinh_day_nghe_chi_tiet11_125.doc