Chương 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp

TÀI SẢN : Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm laäp báo cáo, đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của DN. Tài sản được phân thành:  Tài sản lưu động PHULUC\PL-C2.ppt - PL 2.1TM  Tài sản cố định PHULUC\PL-C2.ppt - PL 2.1TSCD NỢ VÀ VỐN CỔ PHẦN (vốn chủ sở hữu): Phản ánh nguồn hình thành các loại vốn của DN có đến thời điểm báo cáo bao gồm:  Nợ: nợ ngắn hạn PHULUC/PL-C2.ppt#14. PL 2.1NNH; nợ dài hạn PHULUC/PL-C2.ppt#16. PL 2.1NDH  Vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu) PHULUC/PL-C2.ppt#17. PL 2.1VC

pdf48 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 2.1 Dẫn nhập về PTTC 2.2 Các bảng báo cáo tài chính 2.3 Phân tích các tỷ số tài chính 2.4 Bài tập trên lớp 1. Phân tích tài chính nhằm trả lời các câu hỏi:  Doanh nghiệp huy động và phân bổ nguồn vốn như thế nào? Có hợp lý hay không?  Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả không?  Vốn có được cung cấp đủ và đúng lúc cần? 2. Mục đích của phân tích tài chính:  đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết định kinh doanh của công ty.  Nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển của Công ty.  Nhận biết được những tồn tại về tài chính của công ty.  Lập nhu cầu vốn cần thiết cho năm kế hoach 2.1 DẪN NHẬP VỀ PTTC-DN 3. Phân tích tài chính phụ thuộc vào:  Quan điểm của nhà phân tích  Độ bao quát và chiều sâu của PTTC.  Số lượng và chất lượng của số liệu có được 4. Công cụ của phân tích tài chính:  Công cụ được sử dụng duy nhất là các tỷ số tài chính  Các phương pháp khác bao gồm:  Phân tích điểm hòa vốn  Chiết khấu dòng ngân lưu  Dự báo tài chính 5. Yêu cầu của phân tích tài chính:  Phải đánh giá được thực trạng tình hình họat động tài chính của DN trên phương diện bảo đảm vốn cho SX- KD.  Phải đánh giá được hiệu quả sử dụng của từng loại vốn khác nhau trong hoạt động SX-KD.  Phải lượng hóa được các nhân tố ảnh hường đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp hàng năm phải báo cáo tình hình tài chính của mình thông qua 4 bảng báo cáo tài chính căn bản sau đây:  Bảng cân đối kế toán (Bảng tổng kết tài sản)  Báo cáo thu nhập (Báo Cáo Lời Lỗ)  Báo cáo ngân lưu (Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ)  Báo cáo vốn cổ phần 2.2 CÁC BẢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CĂN BẢN 2.2.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. KHÁI NIỆM. Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định (ngày 31.12) theo hai cách phân loại vốn và nguồn hình thành vốn cân đối nhau. Nó bao gồm các loại tài sản, tài sản nợ và vốn cổ phần của một công ty. Nguyên tắc kế toán: TÀI SẢN = NƠ + VỐN CỔ PHẦN Hay: TÀI SẢN = NGUỒN 2. THÀNH PHẦN CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN : Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm laäp báo cáo, đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của DN. Tài sản được phân thành:  Tài sản lưu động PHULUC\PL-C2.ppt - PL 2.1TM  Tài sản cố định PHULUC\PL-C2.ppt - PL 2.1TSCD NỢ VÀ VỐN CỔ PHẦN (vốn chủ sở hữu): Phản ánh nguồn hình thành các loại vốn của DN có đến thời điểm báo cáo bao gồm:  Nợ: nợ ngắn hạn PHULUC/PL-C2.ppt#14. PL 2.1NNH; nợ dài hạn PHULUC/PL- C2.ppt#16. PL 2.1NDH  Vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu) PHULUC/PL-C2.ppt#17. PL 2.1VCP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ( THE BALANCE SHEET ) A. NỢ PHẢI TRẢ 1/ Nợ ngắn hạn  Phiếu thanh toán  Khoản phải trả  Chi phí tích lũy 2/ Nợ dài hạn  Trái phiếu dài hạn công ty  Vay dài hạn ngân hàng  Hoãn thanh toán thuế thu nhãp  Tài sản chờ xử lý B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU. 1/ Cổ phần ưu đãi 2/ Cổ phần thông thường 3/ Lơi nhuận giữ lại 4/ Vốn bổ sung TỔNG NGUỒN = (A)+(B) A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 1/ Tiền mặt & đầu tư ngắn hạn 2/ Khoản phải thu 3/ Tồn kho 4/ Tài sản lưu động khác B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH & ĐTDH 1/ Tài sản cố định:  TSCĐ hữu hình  TSCĐ vô hình  TSCĐ thuê tài chính  Khấu hao TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế) 2/ Các khoản ĐT tà chính dài hạn 3/ Chi phí XDCB dở dang 4/ Các khoản ký quỹ dài hạn khác TỔNG TÀI SẢN = (A) + (B) NỢ VÀ VỐN CSH (NGUỒN)TÀI SẢN HẠN CHẾ CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.  Bảng cân đối kế toán không phản ánh giá trị hiện tại, vì các kế toán viên thường sử dụng các con số thống kê trong quá khứ để lập bảng.  Một vài khoản mục được đưa vào bảng CĐKT để tính có thể không chính xác, chẳng hạn: khoản phải thu đang trong hạn thu, hàng dự trữ để bán, TSCĐ đang trong vòng đời hoạt động…  Nhiều khoản mục có giá tri tài chính bị bỏ qua (lô đi) bởi vì nó gặp những trở ngại quákhó trong tính toán giá trị, thí dụ: nguồn nhân lực con người trong DN. Xem: C2-TSTC.ppt#28. BÀI TẬP TRÊN LỚP 2.2.2 BÁO CÁO THU NHẬP 1. Khái niệm. Báo cáo thu nhập là một báo cáo tổng hợp phản ảnh kết quả hoạt động SX-KD trong năm của DN. Nó bao gồm doanh thu bán hàng và các chi phí phát sinh của công ty trong thời gian hạch toán. 2. Thành phần của báo cáo thu nhập. THU NHẬP: Nguồn thu dự tính hay thực tế của DN từ SX – KD hay thực hiện các dịch vụ khác. CHI PHÍ: Các chi phí để thực hiện SX sản phẩm và chi phí bán hàng. THU NHẬP RÒNG: Phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí. Doanh thu thuần1 - Giá vốn hàng bán Lãi gộp - Chi phí hoạt động khác (chi phí gián tiếp) Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) - Lãi vay phải trả (nếu có) Thu nhập trước thuế - Thuế thu nhập 2 Thu nhập sau thuế (NI) BÁO CÁO THU NHẬP (BÁO CÁO LỜI LỖ) (Income statement) 1 Doanh thu thuần được tính như sau: Tổng doanh thu Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu Trừ: Các khoản giảm trừ Giảm giá Hàng bán bị trả lại Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK = Doanh thu thuần 2 Phương pháp tính thuế thu nhập DN theo Luật Thuế TN DN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 – Chương 2:  Căn cứ để tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất.  Xác định thu nhập tính thuế: 1. TN tính thuế = TN chịu thuế - TN miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước. 2. TN chịu thuế = DT – Chi phí được trừ + Các khoản TN (kể cả TN nhận được từ nước ngoài) 3. TN từ hoạt động chuyển nhượng BĐS phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. 4. Doanh thu = toàn bộ số tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng DV, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà DN được hưởng. 1. Mục đích: Cho biết tình hình ngân lưu trong quá khứ như một công cụ hỗ trợ cho việc: a) Dự toán tình hình ngân lưu trong tương lai b) Đánh giá khả năng tạo ra và sử dụng tiền mặt của cấp quản trị. c) Xác định khả năng chi trả của một công ty đối với tiền lãi, cổ tức cũng như các khoản nợ đáo hạn. 2.2.3 BÁO CÁO NGÂN LƯU 2. Khái niệm: Báo cáo ngân lưu là báo cáo tóm tắt dòng tiền (thu chi tiền mặt) của một tổ chức trong một giai đoạn xác định. ° Báo cáo ngân lưu giải thích:  xuất sứ của lượng tiền mặt  tiền mặt được chi vào những khoản mục nào. 3. Thành phần của báo cáo ngân lưu. a) Ngân lưu từ hoạt động sản xuất- kinh doanh: Ngân lưu vào (Cash inflow) bao gồm:  Các khoản thu từ khách hàng  Lợi tức và cổ tức thu được  Các khoản thu khác Ngân lưu ra (Cash outflow) bao gồm:  Tiền mặt trả cho nhà cung cấp  Trả tiền thù lao lao động  Trả lãi và thuế  Các khoản chi khác b) Ngân lưu từ hoạt động đầu tư: Ngân lưu vào gồm:  bán các loại tài sản, nhà máy vào trang thiết bị.  bán các loại chứng khoán đầu tư dài hạn.  thu hồi vốn cho vay Ngân lưu ra bao gồm:  mua sắm tài sản, nhà máy và trang thiết bị.  mua các loại chứng khoán dài hạn  cho vay vốn c) Ngân lưu tư hoạt động tài trợ Ngân lưu vào bao gồm: ° vay tiền từ các chủ nợ ° phát hành cổ phiếu và trái phiếu Ngân lưu ra : ° trả các khoản vay tới hạn ° mua lại cổ phiếu ° trả cổ tức cho cổ đông Ngân lưu được tính như sau: a) Ngân lưu ròng = Lãi ròng ± Các khoản không phải bằng tiền NLR = LR + Khấu hao TSCĐ – Thuế thu nhập b) Ngân lưu từ hoạt động SX = NLR ± Thay đổi TSLĐ và Nợ c) Ngân lưu từ đầu tư d) Ngân lưu từ hoạt động tài trợ Xem TD: ..\..\BT-MAU-1-2-3.xls Bảng: Báo cáo ngân lưu của công ty Thịnh Phát Ngày 31/12/2012 ĐVT: Tỷ ĐVN NLR=1803+(- 2540)+625=-112 Báo cáo thay đổi tình hình tài chính trong kỳ: TM0= 1416 TM1= 1304 TM=-112 -112.00Ngân lưu ròng 625.00Ngân lưu từ tài trợ -120.00Lãi trả cho các nhà đầu tư vào DN5/ -55.00Tiền trả nợ vay và lãi vay3/ Thu từ lãi tiền gửi2/ 800.00Tiền thu từ đi vay1/ NGÂN LƯU TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢIII. -2,540.00Ngân lưu từ hoạt động đầu tư -2,540.00Tiền mua TSCĐ4/ 0.00Tiền đầu tư vào các đơn vị khác3/ 0.00Thu từ bán TSCĐ2/ 0.00Tiền thu hồi các khoản ĐT vào đơn vị khác1/ NGÂN LƯU TỪ HOẠT ĐỘNG ĐTII. 1,803.00Ngân lưu từ HĐSX - KD -812.00Các khoản chi khác8/ -1,400.00Tiền trả các khoản phải tra'7/ -1,125.00Tiền nộp thuế v nộp NN6/ -6,018.00Tiền đã trả cho CNV5/ -2,898.00Tiền đã trả cho người bán4/ 0.00Thu khác3/ 56.00Tiền thu từ các khoản nợ phải thu2/ 14,000.00Tiền thu từ bán hàng1/ NGÂN LƯU TỪ HOẠT ĐỘNG SX-KDI KHOẢN MỤC TÍNH ST T BÁO CÁO THAY ĐỔI TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Tiền mặt đầu kỳ Cộng: Tiền mặt có trong kỳ Trừ : Sử dụng tiền mặt trong kỳ Tiền mặt có cuối kỳ 1. Mục đích của phân tích các báo cáo tài chính  Các nhà phàn tích khảo sát các mối liên hệ giữa các khoản mục khác nhau trong các báo cáo tài chính dưới hình thức các tỷ số tài chính  Câu hỏi đặt ra khi phân tích các báo cáo tài chính: Ta đang tìm kiếm điều gì ?  Phân tích các báo cáo tài chính cho ta thấy được:  Khả năng sinh lợi  Mức rủi ro kỳ vọng của mỗi loại hình đầu tư của doanh nghiệp 2.3 PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2. Khái niệm tỷ số tài chính: Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau. Thí dụ: CR = TSLĐ/NNH 3. Phương pháp phân tích TSTC: a) So sánh các TSTC của năm phân tích với các tỷ số của các năm trước đó. b) So sánh với các TSTC của các DN cùng ngành (cùng quy mô) c) So sánh các TSTC với trung bình ngành (TBN) 4. Các nhóm tỷ số tài chính: A. Nhóm tỷ số đánh giá khả năng sinh lời bao gồm:  Lợi nhuận biên tế  Suất sinh lời trên vốn đầu tư (suất hoàn vốn đầu tư) - ROI.  Suất sinh lời trên tổng vốn (suất hoàn vốn tài sản) – ROA  Suất sinh lời trên vốn cổ phần thường (suất hoàn vốn cổ phần thường) – ROE  Kỳ thu tiền bình quân  Số vòng quay tồn kho  Số vòng quay tổng vốn B. Nhóm tỷ số đánh giá rủi ro  Việc đánh giá rủi ro chủ yếu dựa trên khả năng thanh khoản cuûa công ty .  Câu hỏi đăt ra tiếp theo: Công ty có đủ tiền mặt để thanh toán khoản nợ đáo hạn vào ngày mai không? Công ty có đủ tiền mặtt để thanh toán khoản nợ đáo hạn sau 6 tháng nữa? a. Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn b. Tỷ số thanh toán nhanh c. Các tỷ số về quản lý nợ: D/A và T.I.E SUẤT SINH LỜI TRÊN VỐN CỔ PHẦN THƯỜNG (ROE) ROE : Đo lường hiệu quả sử dụng vốn CPT của công ty, tức đo lường thu nhập / 1$ VCPT được đưa vào kinh doanh, hay mức hoàn vốn đầu tư cho chủ sở hữu. ROE = Lãi ròng / Vốn CPT ROETP-12 = 156.74/5438 = 2.88% BA THÀNH PHẦN XÁC ĐỊNH ROE. ROE = (LR/DT)*(DT/TTS)*(TTS/VCPT) ROE = LN biên * Hiệu suất của TTS * Đòn cân tài chính 156.74/5438 = (156.74/14210)*(14210/8796)*(8796/5438) 2.88% = 1.10% * 1.62 * 1.62 A. LỢI NHUẬN BIÊN (Profit margin)  Lợi nhuận biên (còn gọi là suất doanh thu) đo lường lượng lãi ròng có được trên 1 đồng DT thu được  Tỷ số này đặc biệt quan trọng đối với các nhà QTSX vì nó phản ánh chiến lược giá của một công ty và nó cho phép kiểm soát các chi phí sản xuất. Công thức tính lợi nhuận biên tế: LNM = Lãi ròng /Doanh Thu Lợi nhuận biên của công ty Thịnh Phát năm 2012: (156.74/14210) = 1.10% Suất sinh lời trên tổng vốn (Return On Assets) - ROA ROA: Đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của một công ty.  ROA đo lường suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và của nhà đầu tư. Còn ROE chỉ đo lường suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Công thức tính ROA: ROA = LỢI NHUẬN BIÊN * HIỆU SUẤT TÀI SẢN=LR/TTS Suất sinh lời trên vốn của công ty Thịnh Phát năm 2012: ROA = 156.74 / 8796 = 1.78% B. HIỆU SUẤT TÀI SẢN (Asset Turnover)  Hiệu suất tài sản: Đo lường doanh thu thu được trên 1$ vốn tài sản bỏ vào SX-KD. Thí dụ: HSTS = 0.94 có nghĩa trong 1 đồng tài sản được đưa vào đầu tư, công ty thu được 94 cents doanh thu. . Các tỷ số tài chính có liên quan đến hiệu suất tài sản: Vòng Quay Tồn Kho, Kỳ Thu Tiền Bình Quân, Kỳ thanh toán bình Quân, Hoàn vốn Tài Sản Cố định. 1. VÒNG QUAY TỒN KHO (Inventory Turnover) . Vòng quay tồn kho đo lường mức luân chuyển tài sản hàng hóa (dới hình thức tồn kho- dự trữ) trong một năm của công ty. Công thức tính vòng quay tồn kho: VTK = Giá vốn hàng bán / (Giá trị tồn kho bình quân) Vòng quay tồn kho của công ty Thịnh phát năm 2012: VTK = 12078.501/396 = 30.5 vòng/năm TTK = 365/30.5≈12ng VTK = 30.5 vòng, có nghĩa tồn kho của doanh nghiệp quay được trung bình 30.5 v/năm, nói một cách khác, hàng hóa đã nằm trong kho khoảng 12 ngày trước khi được bán ra. 2) KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN (DSO) Days Sales Oustanding DSO = Đo lường thời gian trung bình thu tiền từ khách hàng mua TD. Công thức tính kỳ thu tiền bình quân (DSO): DSO= (KPThu*365)/DT DSO = (960*365)/14210 ≈ 25 ngày Kỳ thu tiền bình quân của Thịnh Phát khoảng 25 ngày 3) SỐ NGÀY SỬ DỤNG TIỀN BÌNH QUÂN (Days’ sale in cash) Số ngày sử dụng tiền bình quân : Đo lường thời gian trung bình số tiền mặt của công ty có thể đáp ứng được cho các nghiệp vụ kinh tế của công ty. Công thức tính số ngày sử dụng tiền bình quân : NTM= (Tiền mặt và các khoản tương đương *365)/DT NTM= 1304*365/14210 = 33.5 ngày. Lượng tiền mặt của công ty Thịnh Phát đủ đáp ứng cho các nghiệp vụ kinh tế trong 33.5 ngày. 4) KỲ THANH TOÁN BÌNH QUÂN (Payables Period)  Kỳ thanh toán bình quân = đo lường thời gian trung bình thanh toán tiền của công ty đối với hàng mua tín dụng. Đây là tỷ số kiểm soát nợ của công ty.  Công thức tính kỳ thanh toán bình quân: PP = (KPTrả*365)/CPSX hàng hóa PP12 = (540*365)/12078 = 16 ngày Thanh toán tiền mua hàng bình quân của công ty Thịnh Phát là 16 ngày. 5. HIỆU SUẤT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ( Fixed Asset Turnover) HS-TSCĐ = Đo lường lượng doanh thu thu được trên 1 đồng TSCN được đưa vào SX-KD. Công thức tính hiệu suất TSCĐ: HTSCĐ = Doanh thu / TSCĐ ròng Hiệu suất TSCĐ của công ty Thịnh Phát năm 2012: HTSCĐ= 14210/4496 = 3.2 vòng/năm HTSCĐ = 3.2, có nghĩa TSCĐ của Thịnh Phát quay được 3.2 v/năm hay cứ 1 đồng TSCĐ được đưa vào SX-KD, công ty thu lại được 3.2 đồng doanh thu. C. ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (Financial Leverage) Các công ty có đòn bẩy tài chính, lợi dụng vốn cổ đông - tức dùng vốn chủ sở hữu làm cơ sở vay mượn (thế chấp) với mong muốn kiếm được lợi nhuận vượt trội.  Tỷ số đòn bẩy tài chính được tính bằng tỷ số giữa suất sinh lợi của vốn CSH và suất sinh lời của tổng vốn.  Tỷ số đòn bẩy tài chính càng lớn ROE càng lớn và rủi ro cũng tăng theo Công thức tính: Chỉ số đòn bẩy tài chính= ROE/ROA = TTS/ VCPT 1. ÑAÙNH GIAÙ KHAÛ NAÊNG THANH TOAÙN NGẮN HAÏN 1.1 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (CR – Curent ratio). Tỷ số CR cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn phải trả, CR  2/1 kha năng thanh toán tốt Công thức tính: CR = TSLĐ/ NNH CR= 4300/1358 =3.2 lần Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty Thịnh Phát năm 2012 là 3.2 lần. Có nghĩa, nếu nợ ngắn hạn đáo hạn cùng một lúc thì TSLĐ của TP có thể thanh toán 3.2 lần nợ ngắn hạn của công ty (khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao ). QR : đo lường khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn (NNH) bằng TSLĐ thanh khoản cao.  QR  1/1 Khả năng thanh toán tốt Công thức tính: QR = (4300-396)/1358 = 2.9 lần Khả năng thanh toán nhanh của Thịnh Phát là 2.9 lần hay Thịnh Phát chỉ có thể đảm bảo thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn bằng 2.9 đồng TSLĐ thanh khoản cao. NNH KPTTM NNH TKTSLDQR  1.2 Tỷ số thanh toán nhanh (QR – Quick ratio) 1.3 Tỷ số ngân lưu từ hoạt động SX-KD so với nợ ngắn hạn.  Ý nghĩa: Đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng ngân lưu từ hoạt động SX-KD của công ty. Công thức tính: Tỷ số = (Ngân lưu từ HĐ SX-KD)/ NNH Tỷ số = 1803/1358 = 132.8% Năm 2012, Thịnh Phát có thể đảm bảo thanh toán 1đồng NNH bằng 1.32 đồng thu nhập từ hoạt động SX-KD. Tỷ số thanh toán tiền mặt: Tỷ số = 1304/1358 = 0,96 (Năm 2012, Thịnh Phát có thể đảm bảo thanh toán 1 đồng NNH bằng 0.96 đồng tiền mặt). 2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NỢ DÀI HẠN.  Rủi ro khả năng thanh toán dài hạn bao gồm:  đánh giá khả năng chi trả lãi vay và vốn gốc của các khoản nợ dài hạn đáo hạn  Nếu công ty không thanh toán đúng hạn, có nghĩa nó mất khả năng thanh toán, do đó công ty phải tái cấu trúc lại cơ cấu vốn hoặc thanh lý nợ  Các tỷ số về nợ: a) Tỷ số nợ dài hạn b) Tỷ số nợ trên vốn c) Đòn cân nợ 2.1 Tỷ số nợ dài hạn. Đo lường tỷ lệ nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn dài hạn của công ty. Tỷ lệ này đánh giá mức rủi ro của nơ dài hạn trong cơ cấu vốn của một DN. Công thức tính: Tỷ số NDH= NDH/ (NDH + VCP) Tỷ số = 2000/(2000+5438 )=26.9% Tỷ số Nợ Dài Hạn của Thịnh Phát năm 2012 là 26.9% trong tổng vốn dài hạn. 2.2 Tỷ số tổng nợ trên tổng vốn. Đo lường tỷ lệ tổng nợ (dưới mọi hình thức có hay không trả lãi) trong tổng vốn của công ty. Tỷ lệ này đánh giá mức rủi ro của công ty trong thanh toán nợ. Công thức tính: Tỷ số nợ= Tổng Nợ/Tổng vốn Tỷ số Nợ = 3358/8796= 38.18% Năm 2012, nợ dưới mọi hình thức (có trả lãi hay không) chiếm 38.18% trong cơ cấu vốn của công ty Thịnh Phát. 2.3 Đòn cân nợ. Đòn cân nợ: Đo lường tỷ lệ tổng nợ so với tổng vốn cổ phần thường của công ty. Tỷ lệ này đánh giá hiệu quả của vốn cổ phần thường trong thế chấp vay nợ. QĐ 27/2007/QĐ_BTC, điều 27, quy định về an toàn vốn của các DN, tỷ lệ D/E≤ 6. Công thức tính: Tỷ số đòn cân nợ= Tổng Nợ/TổngVốn Cổ Phần Thường Tỷ số đòn cân nợ = 2000/5438= 0.3678 Đòn cân nợ của Thịnh phát năm 2012 là 0.3678 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn cổ phần thường thế chấp công ty vay được 0.3678 đồng. 3. Số lần thanh toán lãi vay từ thu nhập  Ý nghĩa: Tỷ số T.I.E cho chúng ta thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập. Nó còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn  TIE  { 5 –6 } lần Khả năng thanh toán mạnh  TIE  [ 3 – 4} lần Khả năng thanh toán bình thường  TIE < 3 lần  Khả năng thanh toán yếu Công thức tính: TIE = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Lải vay phải trả TIE = 263.98/55 = 4.8 lần Khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập của Thịnh Phát năm 2012 là 4.8 lần (tốt). D. NHÓM TỶ SỐ ĐÁNH GIÁ CỔ PHIẾU 1. Tỷ số P/E.  Tỷ số P/E cho nhà đầu tư biết mình phải mất bao lâu mới có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận của công ty ( Cho rằng lợi nhuận = không đổi qua các năm)  Tỷ số P/E có thể được diễn đạt bằng một cách khác, đó là chi phí phải trả để có được một đồng lợi nhuận.  Nếu lấy nghịch đảo của P/E (tức 1/(P/E) = E/P) nhà đầu tư có thể xác định được suất sinh lợi tương đối trên vốn đầu tư. Công thức tính: P/E = Thị giá cổ phiếu/ Thu nhập trên một cổ phiếu = P0 / EPS 2. Tỷ số suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROI). ROI Đo lường mức hoàn vốn đầu tư hay suất sinh lời trên vốn đầu tư của công ty. Công thức tính ROI: %.).(*. %)(* int 382 54382000500 250198263 1     ROI ED TEBITROI erest Năm 2012, Thịnh Phát có suất sinh lời trên vốn đầu tư là ROI=2.38% 2. Tỷ số P/B.  Tỷ số P/B đo lường thị giá cổ phiếu (Price) trên thư giá cổ phiếu (Book Value).  Thị giá cổ phiếu = là giá trị thị trường của cổ phiếu, giá được mua/bán trên thị trường chứng khoán.  Thư giá cổ phiếu = giá trị sổ sách (giá trị kế toán) của cổ phiếu. PHÂN LOẠI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU.  Các nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm đến thu nhập từ cổ phiếu mang lại được gọi là các nhà đầu tư tiềm năng. Nếu thị trường chứng khoán có các nhà đầu tư tiềm năng chiếm đa phần thì thị trường ssẽ ổn định hơn (ít biến động) và rủi ro sẽ thấp.  Các nhà đầu tư cổ phiếu không quan tâm đến lợi nhuận từ cổ phiếu mà chỉ quan tâm đến chênh lệch giá, tức mua thấp bán cao được gọi là nhà đầu cơ.  Trong thị trường chứng khoán nếu nhà dầu cơ chiếm đa phần thì thị trường sẽ biến động mạnh và rủi ro sẽ rất cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc2_pttc_2013_sv_512.pdf
Tài liệu liên quan