Chùa Dư Hàng (Phúc Lâm Tự) _ Ngôi chùa di tích lịch sử

Chùa Dư Hàng ( Phúc Lâm Tự ) _ Ngôi chùa di tích lịch sử I. Giới thiệu chung Việt Nam là đất nước có lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước. Trong suốt những năm tháng ấy là quá trình hình thành, xây dựng và vun đắp một nền văn hóa mang đậm bản săc dân tộc cũng như gìn giữ nếp sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nền văn hóa ấy, nếu là phi vật thể được thể hiện qua lối sống, qua phong tục tập quán, qua cách ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Còn nếu là vật thể, nét văn hóa ấy được thể hiện trong các công trình kiến trúc mỹ thuật của người Việt Nam. Với một lịch sử phát triển lâu dài, cha ông ta đã để lại một hệ thống các di sản kiến trúc mỹ thuật rất phong phú và đặc sắc, thể hiện rõ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung, những công trình này vẫn thể hiện được những nét riêng trong phong cách mỹ thuật, trong sự phát triển của từng thời kỳ lịch sử. Một trong những hệ thống các công trình kiến trúc còn lại nhiều nhất và thể hiện rõ nét những đặc trưng của kiến trúc mỹ thuật Việt Nam truyền thống đó là hệ thống các đền chùa. Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa Dư Hàng _ Hải Phòng là một trong những ngôi chùa cổ và nổi tiếng, có phong cách kiến trúc độc đáo ở phía Bắc Việt Nam. Chùa hàng năm thu hút rất đông các tín đồ phật tử từ khắp các nơi trong cả nước cũng như khách du lịch, đặc biệt là trong dịp lễ hội chùa. II. Lịch sử chùa Dư Hàng Chùa Dư Hàng có tên chữ là Phúc Lâm Tự, là một ngôi chùa cổ kính, có qui mô vào loại lớn ở Hải Phòng. Trước kia, chùa Dư Hàng thuộc xã Dư Hàng Kênh ( huyện An Dương ) nay thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Chùa xưa kia là một thảo am ( lều cỏ ), chỉ được dựng bằng tre lá. Nếu căn cứ vào bản ghi chép trên bia ký của chùa Dư Hàng thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980- 1009). Vào cuối thời vua Lê Đại Hành thường có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225- 1400), các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử Sơn, đã có mối quan hệ với bản chùa Dư Hàng. Vì vậy, từ xưa đến nay, chùa Dư Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm huý nhật vị sư tổ đệ nhất "Điền Ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư", tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2- 11 Âm lịch, vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 3-11 Âm lịch. Đến đời vua Lê Gia Tông ( 1672 ), quan Đô úy Nguyễn Đình Sách từ quan xuất gia, lấy pháp hiệu Chân Huyền đã xuất tiền và kêu gọi nhân dân đóng góp tiền để tậu ruộng đất, làm chùa to rộng, có đủ gác chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng . Đến đời Thành Thái, vào năm 1899, Hòa thượng Thông Hạnh đã trùng tu ngôi chùa, xây gác chuông. Năm 1917, chùa được sửa chữa lại to đẹp hơn và còn lại đến nay. Thượng tọa trụ trì Thích Quảng Tùng đang tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Quy mô của chùa hiện nay được hoàn thiện và xây dựng thêm thư các, vườn tượng, sửa sang vườn tháp trong những năm gần đây theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Năm 1962, tại chùa đã diễn ra một sự kiện quan trọng, gắn liền với phong trào đấu tranh yêu nước, đòi quyền dân sinh, dân chủ của tăng ni, phật tử cùng đông đảo học sinh, thầy giáo, thợ thuyền lao động. Họ đã tập trung tại chùa Dư hàng làm lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh, khi cả nước được tin cụ mất tại Sài Gòn. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Hội Tăng già cứu quốc Hải Phòng đã làm lễ ra mắt tại chùa, điểm tổ chức "Tuần lễ vàng", đồng thời các đoàn thể quần chúng cách mạng họp bàn việc đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường từ Pháp trở về Việt nam, ghé thăm đồng bào, chiến sĩ Hải Phòng. Suốt 9 năm kháng chiến, chùa Dư Hàng đã mở rộng cửa thiền nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kháng chiến qua phong trào "áo ấm mùa Đông" cho binh sĩ, lương thực nuôi quân. Có nhiều vị tu hành ở chùa đã hăng hái tòng quân cứu nước, tiêu biểu có cố hòa thượng Đinh Quang Lạc đã được Chính phủ trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba. Cho đến nay, dù phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã được các thế hệ hòa thượng, tăng ni, tín đồ phật tử sở tại chung sức, chung lòng sửa sang, gìn giữ, trông coi để chùa ngày thêm khang trang, đẹp đẽ.

doc10 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chùa Dư Hàng (Phúc Lâm Tự) _ Ngôi chùa di tích lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chùa Dư Hàng ( Phúc Lâm Tự ) _ Ngôi chùa di tích lịch sử I. Giới thiệu chung Việt Nam là đất nước có lịch sử hơn bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước. Trong suốt những năm tháng ấy là quá trình hình thành, xây dựng và vun đắp một nền văn hóa mang đậm bản săc dân tộc cũng như gìn giữ nếp sống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nền văn hóa ấy, nếu là phi vật thể được thể hiện qua lối sống, qua phong tục tập quán, qua cách ứng xử giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người. Còn nếu là vật thể, nét văn hóa ấy được thể hiện trong các công trình kiến trúc mỹ thuật của người Việt Nam. Với một lịch sử phát triển lâu dài, cha ông ta đã để lại một hệ thống các di sản kiến trúc mỹ thuật rất phong phú và đặc sắc, thể hiện rõ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung, những công trình này vẫn thể hiện được những nét riêng trong phong cách mỹ thuật, trong sự phát triển của từng thời kỳ lịch sử. Một trong những hệ thống các công trình kiến trúc còn lại nhiều nhất và thể hiện rõ nét những đặc trưng của kiến trúc mỹ thuật Việt Nam truyền thống đó là hệ thống các đền chùa. Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa khác nhau. Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc địa phương. Chùa Dư Hàng _ Hải Phòng là một trong những ngôi chùa cổ và nổi tiếng, có phong cách kiến trúc độc đáo ở phía Bắc Việt Nam. Chùa hàng năm thu hút rất đông các tín đồ phật tử từ khắp các nơi trong cả nước cũng như khách du lịch, đặc biệt là trong dịp lễ hội chùa. II. Lịch sử chùa Dư Hàng Chùa Dư Hàng có tên chữ là Phúc Lâm Tự, là một ngôi chùa cổ kính, có qui mô vào loại lớn ở Hải Phòng. Trước kia, chùa Dư Hàng thuộc xã Dư Hàng Kênh ( huyện An Dương ) nay thuộc địa bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Chùa xưa kia là một thảo am ( lều cỏ ), chỉ được dựng bằng tre lá. Nếu căn cứ vào bản ghi chép trên bia ký của chùa Dư Hàng thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980- 1009). Vào cuối thời vua Lê Đại Hành thường có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225- 1400), các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử Sơn, đã có mối quan hệ với bản chùa Dư Hàng. Vì vậy, từ xưa đến nay, chùa Dư Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm huý nhật vị sư tổ đệ nhất "Điền Ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư", tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2- 11 Âm lịch, vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 3-11 Âm lịch. Đến đời vua Lê Gia Tông ( 1672 ), quan Đô úy Nguyễn Đình Sách từ quan xuất gia, lấy pháp hiệu Chân Huyền đã xuất tiền và kêu gọi nhân dân đóng góp tiền để tậu ruộng đất, làm chùa to rộng, có đủ gác chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng... Đến đời Thành Thái, vào năm 1899, Hòa thượng Thông Hạnh đã trùng tu ngôi chùa, xây gác chuông. Năm 1917, chùa được sửa chữa lại to đẹp hơn và còn lại đến nay. Thượng tọa trụ trì Thích Quảng Tùng đang tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Quy mô của chùa hiện nay được hoàn thiện và xây dựng thêm thư các, vườn tượng, sửa sang vườn tháp trong những năm gần đây theo phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Năm 1962, tại chùa đã diễn ra một sự kiện quan trọng, gắn liền với phong trào đấu tranh yêu nước, đòi quyền dân sinh, dân chủ của tăng ni, phật tử cùng đông đảo học sinh, thầy giáo, thợ thuyền lao động. Họ đã tập trung tại chùa Dư hàng làm lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh, khi cả nước được tin cụ mất tại Sài Gòn. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Hội Tăng già cứu quốc Hải Phòng đã làm lễ ra mắt tại chùa, điểm tổ chức "Tuần lễ vàng", đồng thời các đoàn thể quần chúng cách mạng họp bàn việc đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường từ Pháp trở về Việt nam, ghé thăm đồng bào, chiến sĩ Hải Phòng. Suốt 9 năm kháng chiến, chùa Dư Hàng đã mở rộng cửa thiền nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kháng chiến qua phong trào "áo ấm mùa Đông" cho binh sĩ, lương thực nuôi quân. Có nhiều vị tu hành ở chùa đã hăng hái tòng quân cứu nước, tiêu biểu có cố hòa thượng Đinh Quang Lạc đã được Chính phủ trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Ba. Cho đến nay, dù phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã được các thế hệ hòa thượng, tăng ni, tín đồ phật tử sở tại chung sức, chung lòng sửa sang, gìn giữ, trông coi để chùa ngày thêm khang trang, đẹp đẽ. III. Kiến trúc So với nhiều ngôi chùa thờ phật ở Hải Phòng, chùa Dư Hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh. Chùa xây theo kiểu chữ "Đinh". Chùa chữ Đinh (丁), có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Hai bên chùa là nhà tổ, đằng trước có cổng tam quan to rông có kiến trúc rất đẹp cao ba tầng mái cao vút. Một chuông lớn được treo trên gác chuông năm gian hai tầng , mái đao cong vút,trên quả chuông đồng lớn có đề chữ: "Phúc Lâm tự chung", nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm. Tiền đường cách gác chuông một sân rộng; bên phải là 5 gian nhà tổ, nhà thọ trai và nhà ngang; bên trái là 5 gian nhà hậu. Tiền đường có 7 gian dựng theo kiểu vì kèo giá chiêng. ở sân trước tiền đường có đạt một đỉnh lớn bằng đồng hun và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm. Năm gian thượng điện cũng dựng bằng gỗ, có những vì kèo chạm trổ tinh tế. Ngôi điện chính của chùa bài trí nhiều tượng phật. Trong chùa còn có nhiều tượng lớn và đẹp như tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm Tam tổ; nhiều đại tự, câu đối chạm khắc công phu theo phong cách nghệ thuật triều Nguyễn. Bức chạm lộng sơn son thếp vàng rực rỡ ở chánh điện do các nghệ nhân Hà Nam Ninh tạc vào đầu thế kỷ XIX. Gian tiền đường của tòa phật điện được trang trí bằng nhiều mảng chạm khắc nổi trên cửa võng, nhiều mảng đề tài quen thuộc: mai điểu, ngũ phúc, rồng mây... thể hiện ước muốn của muôn dân cho "mưa thuận, gió hòa, cỏ cây tươi tốt", hộp hình khắc gỗ mô tả cảnh thầy trò Đường tăng trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh. Hiện nay, chùa Dư Hàng còn bảo lưu nhiều di vật quí giá như chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ thuật bằng gốm sứ, đá xanh. Đặc biêt, chùa còn lưu giữ được bộ kinh trường "A hàm" cổ được lưu truyền từ nhiều đời sư trụ trì. Bản kinh này gồm 290 bản khắc trên gỗ. Mỗi bản đều được khắc cả hai mặt. Mỗi bản khắc gỗ có kích thước chiều dài 37cm, chiều rộng 23,5cm, dày 2,5cm. Tại tòa Phật điện, hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng phật cổ có giá trị, tạo hình chuẩn xác như bộ Tam thế, tòa Cửu long- Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng "Thập điện minh vương"... Nội thất tòa phật điện được trang trí nhiều bức hoành phi, câu đối, cửa võng sơn son, thếp vàng rực rỡ, đường nét mềm mại, kỹ thuật tinh xảo, được thể hiện qua các mảng đề tài hoa lá, cỏ cây, muông thú, mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tại khu vườn tháp tĩnh mịch, rợp mát bóng cây cổ thụ xanh tươi nằm ngay sau tam quan và phía bên trái là mười một tháp đá và gạch, là nơi đặt di thể của các vị trụ trì các đời trước. Ngoài nhóm các vị sư tổ đã viên tịch tại bản chùa có một mộ tháp chứa xá lỵ các vị tổ thiền phái Trúc Lâm yên Tử, tháp sư cụ Chân Huyền và nhiều vị hoà thượng đã từng trụ trì chùa Dư Hàng. Vườn tượng của chùa là một tuyệt tác nghệ thuật với mười hai pho tượng được chạm khắc tinh xảo, bố trí rất công phu. Vườn nằm phía bên phải tam quan, giữa vườn là một hồ nước rộng, tượng Phật Tổ màu vàng ngồi trên tòa sen dưới cây bồ đề cao lớn tỏa bóng mát và Phật Di Lặc trong tư thế đang đứng được đặt đối diện nhau ở hai bên hồ. Cả hai pho tượng đều được đúc bằng đồng, xung quanh hồ còn có mười vị Tôn giả trong các tư thế và hình dáng khác nhau được tạc bằng đá trắng. IV. Khả năng khai thác du lịch Phúc Lâm Tự xứng đáng là một di tích kiến trúc cổ kính, một danh lam nơi đất cảng Hải Phòng. Chùa Dư Hàng là một trung tâm Phật giáo lớn ở Hải Phòng trong nhiều thế kỷ và cũng là nơi hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa 1945. Chùa Dư Hàng được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1986. Đây là điều kiên thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Chùa Dư Hàng là một điểm đến rất có giá trị và không thể bỏ qua trong một chuyến du lịch khi đến với thành phố hoa phượng đỏ. Ngôi chùa không chỉ là nơi thể hiện lòng tin của con người mà còn là một di tích lịch sử có giá tị to lớn. Chùa Dư Hàng hàng năm thu hút được một số lượng lớn các tín đồ Phật giáo trong khắp cả nước về đây lễ Phật, đặc biệt vào mùa lễ hội. Đồng thời chùa còn thu hút rất nhiều du khách muốn tìm hiểu về kiến trúc mỹ thuật Viêt Nam truyền thống. Với kiến trúc đặc sắc, đẹp, đến chùa Dư Hàng, khách thập phương vừa có thể vãn cảnh, thưởng thức cái không khí thanh tịnh nơi cửa chùa, nhà Phật, rũ bỏ hết những bon chen vất vả của cuộc sống, vừa được hiểu đươc thêm về lịch sử của một trong những ngôi chùa cổ nhất trong vùng. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức những nét đẹp trong kiến trúc mỹ thuật thể hiện nét đặc trưng của một thời kỳ lịch sử,đượcchieem ngưỡng những bức tương, những bức hoành phi, chuông, đỉnh đồng…qua đó hiểu thêm về lịch sử phát triển của dân tộc cũng như truyền thống văn hóa người Việt. Vì những lí do trên, chùa Dư Hàng rất có khả năng và điều kiện để khai thác phát triển du lịch. Du lịch có thể mang lại nhiều nguồn lợi cho thành phố và cho đất nước. Vì thế thành phố Hải Phòng cần phải chú trọng đến việc khai thác sao cho có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Song song với việc khai thác, cần chú ý đến bảo tồn và trùng tu cũng như tu sửa di tích để có thể phát triển bền vững, có được lợi ích trước mắt nhưng hông quên lợi ích lâu dài trong tương lai. Phụ lục: Một số hình ảnh về chùa Dư Hàng MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChùa Dư Hàng ( Phúc Lâm Tự ) _ Ngôi chùa di tích lịch sử.doc