Chiêu thức marketing của các doanh nghiệp siêu hạng

Marketing là một trong những công đoạn quan trọng trong việc quảng bá và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Ðể marketing một cách hiệu quả đòi hỏi phải có những cái đầu kinh tế thông minh, năng động và giàu tính sáng tạo. Những chiêu thức marketing đều hướng tới một mục tiêu: tạo được tiếng vang cho sản phẩm với mức chi phí thấp nhất trong một khoảng thời gian càng lâu dài càng tốt. Ðiều mà những nhà marketing luôn luôn mong muốn là tạo ra được những cú shock, những làn sóng thị trường vì đó là những thứ có sức tác động mạnh đến thương hiệu sản phẩm và quyết định của người tiêu dùng. Tung ra nhiều sản phẩm cùng một mẹ Khi ta dùng những sản phẩm chăm sóc tóc, những sản phẩm chăm sóc da như dầu gội đầu, xà bông, sữa rửa mặt, đôi khi chúng ta chỉ chú ý đến tên: Sunsilk, Clear hay Safeguard. Ðôi khi chúng ta còn thắc mắc: tại sao loại dầu gội đầ A vừa mới quảng cáo mình là số 1 xong thì loại dầu gội đầu B khẳng định chắc như đinh đóng cột mình mới là số một. Ðôi khi những sản phẩm đó còn như đang cạnh tranh quyết liệt với nhau. Người tiêu dùng cũng dễ cảm nhận một cách ngây thơ rằng: "Hai thứ đều tranh chấp vị trí số một với nhau chắc là đối thủ của nhau". Thế nhưng đó đôi khi chỉ là một chiêu thức marketing độc đáo. Tất cả những sản phẩm đó đều cùng một mẹ. Unilever có hơn một sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc da. Coca Cola ngoài nước ngọt Coca Cola cũng có thêm những loại nước ngọt khác. Pepsi cũng áp dụng những chiêu thức marketing tương tự. Tưởng rằng chúng đang cạnh tranh nhau giành giật thị trường và người tiêu dùng đang có nhiều hơn những sự lựa chọn, tuy nhiên đó vẫn chỉ là sản phẩm từ một mẹ ra mà thôi. Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận Ðể đạt được mục tiêu này đòi hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định trên thị trường dựa vào một thương hiệu vốn có. Hãng Honda đã từng áp dụng chiêu thức này ở VN. Khi xe máy Trung Quốc với những kiểu dáng "giống giống" hàng Nhật xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường trong nước, vị trí của Honda trên thị trường VN đã bị giảm sút thấy rõ. Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe máy Wave Alpha. Sản phẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự chú ý của người mua vì Wave Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ mà hơn nữa lại là của chính hãng Honda, một thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức của người Việt với những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hợp với tâm lý "ăn chắc mặc bền" của người Việt. Thế nhưng hãng Honda cũng có một cú "ép" rất độc, đó là họ bán với giá rẻ. Thế nhưng số lượng bán ra thì họ giữ ở mức nhỏ hơn nhiều so với cầu của thị trường trong một thời gian tương đối lâu. Vậy là một cơn sốt Wave Alpha đã bắt đầu thậm chí nó đã lan thành làn sóng dư luận. Hãng Honda làm tất cả những việc trên đều hoàn toàn đúng luật. Thế nhưng việc tạo ra cơn sốt Wave Alpha đã đương nhiên tạo lập được ngay vị thế của Wave Alpha, tách biệt được hẳn thương hiệu Wave Alpha với một loạt thương hiệu hao hao khác của Trung Quốc và hơn nữa cú shock đó lại tạo thành làn sóng dư luận và đó lại là một cơ hội bằng vàng để Wave Alpha được quảng cáo với một chi phí rất thấp gần như là miễn phí. tạo hình ảnh tương phản Thị trường không phải lúc nào cũng có sự xuất hiện của một sản phẩm để sản phẩm đó trở nên độc quyền mà lũng đoạn thị trường. Trên thị trường luôn là sự có mặt của nhiều mặt hàng cùng đánh vào những thị trường giống nhau, từ đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt. Câu nói "thương trường như chiến trường" quả là không quá xa so với thực tiễn. Khi một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, nó sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ những sản phẩm truyền thống. Làm sao để chiếm lĩnh được thị trường truyền thống của đối thủ, làm sao để vươn lên vững mạnh trước sức ép của đối thủ? Hãy xem thử chiêu thức của Pepsi. Khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một "người khổng lồ" trong thị trường nước ngọt thế giới. Vậy mà tại thời điểm hiện nay, Pepsi đã trở thành một đối thủ tầm cỡ của Coca Cola. Pepsi đã triệt để sử dụng sự tương phản, sự khác biệt của mình so với đối thủ Coca Cola. Là một sản phẩm mới toanh trên thị trường, Pepsi đề cao khẩu hiệu: "Generation Next". Chiến lược quảng bá của họ là sự góp mặt của hàng loạt các ngôi sao ca nhạc, bóng đá, phim ảnh trẻ trung. Với chiêu bài quảng bá đó, Pepsi đã khẳng định mình là thức uống dành cho những thế hệ tiếp nối, những thế hệ năng động, trẻ trung. Việc quảng bá như vậy cũng đồng nghĩa với việc "chê" Coca Cola là sản phẩm của thế hệ trước, thế hệ già cỗi. Lập tức Pepsi trở thành một hình ảnh tương phản của Coca Cola. Trong quảng bá thì được coi là đối thủ của một hãng lớn cũng đã là một thành công lớn vì nó gây được sự chú ý của mọi người. Cứ vậy Pepsi lớn mạnh và có vị thế rất ổn định trong ngành nước uống như ngày hôm nay. Ðể có được những chiêu thức marketing hay đòi hỏi phải có những nhà chiến lược tài ba có những cái đầu lớn và tầm nhìn bao quát. Làm sao có thể nâng cao danh tiếng thương hiệu của mình và đưa nó đến với người tiêu dùng, đó là một câu hỏi lớn đối với bất cứ một nhà chiến lược marketing nào. Ðó cũng là một phần tất yếu và quan trọng trong đời sống của một sản phẩm trên thương trường với sức cạnh tranh cao ngày nay.

doc13 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chiêu thức marketing của các doanh nghiệp siêu hạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIÊU THỨC MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SIÊU HẠNG Monday, 31. March 2008, 17:49:29 PR Marketing là một trong những công đoạn quan trọng trong việc quảng bá và đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Ðể marketing một cách hiệu quả đòi hỏi phải có những cái đầu kinh tế thông minh, năng động và giàu tính sáng tạo. Những chiêu thức marketing đều hướng tới một mục tiêu: tạo được tiếng vang cho sản phẩm với mức chi phí thấp nhất trong một khoảng thời gian càng lâu dài càng tốt. Ðiều mà những nhà marketing luôn luôn mong muốn là tạo ra được những cú shock, những làn sóng thị trường vì đó là những thứ có sức tác động mạnh đến thương hiệu sản phẩm và quyết định của người tiêu dùng. Tung ra nhiều sản phẩm cùng một mẹ Khi ta dùng những sản phẩm chăm sóc tóc, những sản phẩm chăm sóc da như dầu gội đầu, xà bông, sữa rửa mặt, đôi khi chúng ta chỉ chú ý đến tên: Sunsilk, Clear hay Safeguard. Ðôi khi chúng ta còn thắc mắc: tại sao loại dầu gội đầ A vừa mới quảng cáo mình là số 1 xong thì loại dầu gội đầu B khẳng định chắc như đinh đóng cột mình mới là số một. Ðôi khi những sản phẩm đó còn như đang cạnh tranh quyết liệt với nhau. Người tiêu dùng cũng dễ cảm nhận một cách ngây thơ rằng: "Hai thứ đều tranh chấp vị trí số một với nhau chắc là đối thủ của nhau". Thế nhưng đó đôi khi chỉ là một chiêu thức marketing độc đáo. Tất cả những sản phẩm đó đều cùng một mẹ. Unilever có hơn một sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc da. Coca Cola ngoài nước ngọt Coca Cola cũng có thêm những loại nước ngọt khác. Pepsi cũng áp dụng những chiêu thức marketing tương tự. Tưởng rằng chúng đang cạnh tranh nhau giành giật thị trường và người tiêu dùng đang có nhiều hơn những sự lựa chọn, tuy nhiên đó vẫn chỉ là sản phẩm từ một mẹ ra mà thôi. Tạo cơn sốt và biến thành làn sóng dư luận Ðể đạt được mục tiêu này đòi hỏi sản phẩm được tung ra phải có sức mạnh nhất định trên thị trường dựa vào một thương hiệu vốn có. Hãng Honda đã từng áp dụng chiêu thức này ở VN. Khi xe máy Trung Quốc với những kiểu dáng "giống giống" hàng Nhật xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường trong nước, vị trí của Honda trên thị trường VN đã bị giảm sút thấy rõ. Honda lập tức cho tung ra sản phẩm mới, xe máy Wave Alpha. Sản phẩm này khi tung ra thị trường lập tức thu hút được sự chú ý của người mua vì Wave Alpha có kiểu dáng đẹp, giá rẻ mà hơn nữa lại là của chính hãng Honda, một thương hiệu đã từ lâu đi vào tiềm thức của người Việt với những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hợp với tâm lý "ăn chắc mặc bền" của người Việt. Thế nhưng hãng Honda cũng có một cú "ép" rất độc, đó là họ bán với giá rẻ. Thế nhưng số lượng bán ra thì họ giữ ở mức nhỏ hơn nhiều so với cầu của thị trường trong một thời gian tương đối lâu. Vậy là một cơn sốt Wave Alpha đã bắt đầu thậm chí nó đã lan thành làn sóng dư luận. Hãng Honda làm tất cả những việc trên đều hoàn toàn đúng luật. Thế nhưng việc tạo ra cơn sốt Wave Alpha đã đương nhiên tạo lập được ngay vị thế của Wave Alpha, tách biệt được hẳn thương hiệu Wave Alpha với một loạt thương hiệu hao hao khác của Trung Quốc và hơn nữa cú shock đó lại tạo thành làn sóng dư luận và đó lại là một cơ hội bằng vàng để Wave Alpha được quảng cáo với một chi phí rất thấp gần như là miễn phí. Tạo hình ảnh tương phản Thị trường không phải lúc nào cũng có sự xuất hiện của một sản phẩm để sản phẩm đó trở nên độc quyền mà lũng đoạn thị trường. Trên thị trường luôn là sự có mặt của nhiều mặt hàng cùng đánh vào những thị trường giống nhau, từ đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt. Câu nói "thương trường như chiến trường" quả là không quá xa so với thực tiễn. Khi một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, nó sẽ phải chịu sức ép rất lớn từ những sản phẩm truyền thống. Làm sao để chiếm lĩnh được thị trường truyền thống của đối thủ, làm sao để vươn lên vững mạnh trước sức ép của đối thủ? Hãy xem thử chiêu thức của Pepsi. Khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một "người khổng lồ" trong thị trường nước ngọt thế giới. Vậy mà tại thời điểm hiện nay, Pepsi đã trở thành một đối thủ tầm cỡ của Coca Cola. Pepsi đã triệt để sử dụng sự tương phản, sự khác biệt của mình so với đối thủ Coca Cola. Là một sản phẩm mới toanh trên thị trường, Pepsi đề cao khẩu hiệu: "Generation Next". Chiến lược quảng bá của họ là sự góp mặt của hàng loạt các ngôi sao ca nhạc, bóng đá, phim ảnh trẻ trung. Với chiêu bài quảng bá đó, Pepsi đã khẳng định mình là thức uống dành cho những thế hệ tiếp nối, những thế hệ năng động, trẻ trung. Việc quảng bá như vậy cũng đồng nghĩa với việc "chê" Coca Cola là sản phẩm của thế hệ trước, thế hệ già cỗi. Lập tức Pepsi trở thành một hình ảnh tương phản của Coca Cola. Trong quảng bá thì được coi là đối thủ của một hãng lớn cũng đã là một thành công lớn vì nó gây được sự chú ý của mọi người. Cứ vậy Pepsi lớn mạnh và có vị thế rất ổn định trong ngành nước uống như ngày hôm nay. Ðể có được những chiêu thức marketing hay đòi hỏi phải có những nhà chiến lược tài ba có những cái đầu lớn và tầm nhìn bao quát. Làm sao có thể nâng cao danh tiếng thương hiệu của mình và đưa nó đến với người tiêu dùng, đó là một câu hỏi lớn đối với bất cứ một nhà chiến lược marketing nào. Ðó cũng là một phần tất yếu và quan trọng trong đời sống của một sản phẩm trên thương trường với sức cạnh tranh cao ngày nay. Bí mật của PEPSI Người gửi: Bảo Quyên Câu chuyện lịch sử như sau: Ông chủ muốn tạo 1 logo dễ nhớ về sản phẩm của mình. Nhưng sau bao tháng suy nghĩ, ông vẫn không chọn được 1 cái nào phù hợp. Vào một ngày mùa đông tuyết rơi ở New York, ông đang suy nghĩ về nó, bước ra ban công để tìm chút thư giãn. Ông lấy tay ghi lên ô cửa sổ ngày hiện tại, 12.9.39 (ngày 9 tháng 12 năm 39, viết theo cách Mỹ). Sau khi bước vào phòng và nhìn ra ban công, qua ô cửa kính, ông thấy những con số 12 9 39 hình như tạo nên 1 chữ gì đó. Bước lại gần để xem thì ông thấy đó là nguyên chữ PEPSI do đọc các con số ở mặt bên kia của ô cửa sổ. Do ô cửa sổ dính đầy tuyết nên các con số đã hiện ra rất rõ và qua cửa kính đã được nhìn ra thành chữ PEPSI. Một chút bất ngờ và thú vị, ông đã quyết định lấy từ PEPSI là thương hiệu của mình. BONUS: Slogan của PEPSI qua các thời kỳ     * 1939: "Twice as Much for a Nickel"     * 1940: "BIGGER BETTER"     * 1950: "More Bounce to the Ounce"     * 1950: "Any Weather is Pepsi Weather"     * 1957: "The Light Refreshment"     * 1958: "Be Sociable, Have a Pepsi"     * 1961: "Now It's Pepsi for Those Who Think Young"     * 1963: "Come Alive, You're in the Pepsi Generation".     * 1967: "(Taste that beats the others cold) Pepsi Pours It On".     * 1969: "You've Got a Lot to Live, Pepsi's Got a Lot to Give".     * 1973: "Join the Pepsi people (feeling free)".     * 1975: "Have a Pepsi day".     * 1979: "Catch that Pepsi spirit". David Lucas composer     * 1981: "Pepsi's got your taste for life".     * 1983: "Pepsi Now! Take the Challenge!"     * 1984: "The Choice of a New Generation".     * 1986: "We've Got The Taste" (Commercial with Tina Turner)     * 1991: "Gotta Have It."/"Chill Out"     * 1995: "Nothing Else is a Pepsi".     * 1997: "GeneratioNext"." With The Spice Girls "     * 1999: "Ask for More"/"The Joy of Pepsi-Cola".     * 2003: "It's the Cola"/"Dare for More".     * 2005: "Wild Thing"/"Ask For More" (With Jennifer Lopez & Beyoncé Knowles)     * 2007: "More Happy"/"Taste the one that's forever young". (Michael Alexander) XAC DINH THI TRUONG VA TINH CHAT THI TRUONG: Còn nếu bạn đang trong chiến dịch tìm kiếm sự “hoàn hảo”, bạn cần phải tránh cảm giác thỏa mãn với chính bản thân mình. Hãy lấy ví dụ từ câu chuyện Coca-Cola với sản phẩm New Coke xảy ra vào năm 1985. Luôn ở vị trí số 1 trong lĩnh vực đồ uống không có cồn suốt từ năm 1886, Coca-Cola bắt đầu phải đối mặt với hàng loạt thách thức trong nỗ lực duy trì vị trí thống trị. Mối đe dọa thực sự xảy ra khi Pepsi xuất hiện. Sự thành công của chiến lược “Sự thách thức của Pepsi” đã đem lại 5% thị phần của Coca-Cola cho Pepsi. Thậm chí đã khiến cho Pepsi bắt kịp Coca-Cola về lượng bán tại các siêu thị. Trước tình hình liên tiếp đánh mất thị trường vào tay Pepsi, Coca-Cola đã làm gì? Công ty này đã rất hoang mang. Họ đã quyết định ngừng sản xuất loại nước uống truyền thống vẫn được yêu thích và mang lại thành công trong kinh doanh suốt gần 100 năm. Vào năm 1985, NewCoke ra đời với hương vị mới. Mặc dù nhiều cuộc thử nghiệm trước đó đều cho thấy người tiêu dùng rất thích hương vị của New Coke, nhưng không ai có thể lường trước được sự phản ứng quyết liệt của các khách hàng trung thành: “Mùi vị của nó giống như nước cống”, “Pepsi cũ 2 ngày”, “Thưa ngài, việc thay đổi Coke – (khách hàng trung thành thường gọi Coca-Cola bằng tên gọi Coke) giống như Chúa Trời làm cho cỏ bị úa”, hay tệ hại hơn nữa: “Các ông đã đánh cắp tuổi thơ của tôi”... Hơn 400.000 cuộc gọi và thư tay gửi tới trụ sở của Coca-cola yêu cầu lãnh đạo tập đoàn, ông Roberto Goizueto phải quay lại sản xuất loại nước uống truyền thống. New Coke chỉ tồn tại vẻn vẹn trong gần 3 tháng và được coi là “sự sai lầm thảm hại nhất của mọi thời đại”. Vậy bài học mà chúng ta rút ra từ những câu chuyện này là gì? Chìa khóa của vấn đề này chính là việc đặt ra câu hỏi rằng bạn đang nằm ở thị trường nào và trả lời chính xác câu hỏi này. Bạn đang ở trong lĩnh vực kinh doanh quà tặng, hay là kinh doanh những sản phẩm mang tính chất đại chúng và không đắt tiền?”... Hãy đặt câu hỏi này cho những nhân viên trong công ty của bạn và cùng thảo luận. Hãy thu nhận càng nhiều câu trả lời càng tốt và hãy vẽ ra thành sơ đồ để thảo luận về vấn đề này. Đối tượng khách hàng của bạn là ai? Họ muốn gì? Những ai không phải là khách hàng của bạn? Điều quan trọng nhất trong kinh doanh đối với bạn là gì? Bạn đang ở trong lĩnh vực kinh doanh nào? Đối với các yếu tố tạo nên sự “hoàn hảo” trong kinh doanh của bạn, bạn cần phải bảo vệ chúng. Đó là những yếu tố mà bạn không thể được thỏa hiệp, bởi vì chúng chính là những nét riêng biệt của bạn khiến mọi người mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Khách hàng ở lại khách  sạn Ritz-Carlton, mặc dù có thể đắt nhưng họ vẫn lựa chọn bởi vì họ biết họ sẽ được chăm sóc chu đáo. Điều gì sẽ xảy ra nếu như Ritz-Carlton đột nhiên giảm giá?... Đối với những yếu tố “thích nghi”, phải nhìn nhận vấn đề cả ở bên ngoài lẫn bên trong. Nếu phải thay đổi để thích nghi thì liệu có ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh của bạn không? Có mối đe dọa nào sẽ xảy ra không? Hãy xác định được mối đe dọa này trước khi nó tiêu diệt bạn. Cuối cùng, rất ít thị trường là hoàn toàn “hoàn hảo” cũng như hoàn toàn “thích nghi” theo đúng nghĩa của khái niệm này. Linh hoạt và sáng tạo luôn là đặt tính quan trọng trong thế giới biến động không ngừng hiện nay. Pepsi và Coca “thư hùng” khốc liệt tại Sài Gòn Khai thác tối đa “tinh thần Việt Nam”: Pepsi và Coca “thư hùng” khốc liệt tại Sài Gòn SÀI GÒN - Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu, sản phẩm Coca-Cola bao giờ cũng “nhỉnh” hơn Pepsi, riêng tại Việt Nam, đặc biệt khu vực Sài Gòn, tình hình như có vẻ... ngược lại. Khoảng đầu thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường thì trong nước hầu như không có một “thương hiệu” nước ngọt nào được “cầu chứng” ngoài thương hiệu “xá xị” có từ trước 1975 và sau này có thêm thương hiệu Tribeco (một hãng nước ngọt liên doanh với Ðức), còn lại là “vô số” nhãn hiệu “tào lao” được ra đời theo kiểu “tổ sản xuất”. Khi đó “đại gia” Pepsi ký được hợp đồng “xâm nhập” thị trường Việt Nam, lập tức với thế lực hùng hậu của mình, Pepsi “thi triển võ công” và ngay lập tức thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Nam ra Bắc. Tất cả những “hãng” nước ngọt “linh tinh” ở Việt Nam lập tức “sập tiệm” (chỉ cần với một chiêu thức đơn giản là “khuyến mãi đại hạ giá”). Với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín chất lượng “hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng không quá... một tháng. Riêng hãng nước ngọt Tribeco cũng đành “ngậm ngùi” chấm dứt thời “hoàng kim” ngắn ngủi của một hãng liên doanh với Ðức để chuyển sang sản xuất nước uống sữa đậu nành để tránh phải đối đầu với một thế lực nội công thâm hậu như là Pepsi. Sau khi đã đánh sập tiệm các “tổ hợp sản xuất” nước ngọt nội địa của Việt Nam, Pepsi tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam. Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu hết các quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của Pepsi). Giai đoạn này là thời kỳ cực thịnh của “siêu cường” Pepsi tại Việt Nam. Khi đó người Việt ở hải ngoại về nước hay du khách quốc tế tới Việt Nam qua cửa ngõ Tân Sơn Nhất, chỉ cần ra khỏi phi trường đã thấy ngay một tấm pa-nô cực lớn quảng cáo cho hãng Pepsi chào đón. Du khách lúc đó sẽ cảm thấy “ấm lòng” vì Pepsi đã cắm được “ngọn cờ tư bản” tiền phong trên đất của một quốc gia cộng sản. Phải đến mấy năm sau Coca-cola mới xin được giấy phép “xâm nhập” thị trường Việt Nam. Người Việt có câu: “Trâu chậm uống nước đục”, đó chính là tình cảnh của Coca-cola khi đứng trước đối thủ “truyền kiếp” là Pepsi tại thị trường Việt Nam. Cuối thập niên 90, người tiêu dùng Việt Nam được chứng kiến cuộc “thư hùng” giữa hai đối thủ sừng sỏ là Pepsi và Coca-cola. Vừa “chân ướt chân ráo” “đổ quân” vào thị trường Việt Nam, Coca-cola đã vội tung “chưởng” đại hạ giá để “thị uy” và giành giật thị phần. Nhưng tình hình lúc đó đã khác với thời điểm Pepsi vào Việt Nam. Khi Pepsi vào Việt Nam chỉ có những “đơn vị” sản xuất nước ngọt nhỏ lẻ, manh mún giống như những tổ hợp sản xuất, công nghệ lạc hậu, vốn liếng “ba cọc ba đồng” èo uột, nên Pepsi mau chóng dẹp “loạn 12 sứ quân” và thiết lập mạng lưới phân phối rất hoàn hảo trong toàn cõi của “đế chế”. Ngay cả chiêu thức “đại hạ giá” mà Coca-cola tung ra cũng không mấy hiệu quả vì luật pháp Việt Nam thời “đổ bộ” của Pepsi vào Việt Nam còn rất yếu kém về mặt quản lý kinh tế, nên Việt Nam hầu như không kịp trở tay khi Pepsi “tung chưởng” làm tan vỡ hầu hết các cơ sở sản xuất nước ngọt trong nước. Nhưng khi Coca-cola vào Việt Nam thì luật pháp Việt Nam đã kịp “điều chỉnh”, họ đã kịp ra quy định về việc khuyến mãi không được bán dưới giá thành sản xuất và quy định phần trăm cụ thể. Hơn nữa khi Coca-cola “đại hạ giá” thì lập tức Pepsi cũng “thi triển võ công” với chiêu thức tương tự làm cho Coca-cola không thể tự ý “tung hoành”. Hai hãng cuối cùng lại phải quay lại sân chơi “truyền kiếp” là tung ra những chiêu thức tiếp thị-quảng cáo theo từng đợt trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam. Trên “sân chơi” toàn cầu, Coca-cola chiếm thế “thượng phong” so với Pepsi nhờ chiến lược tiếp thị và quảng cáo của họ. Riêng thị trường Việt Nam, Pepsi không những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ Việt Nam (nhờ tới trước) mà họ còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi có thể ví như những “tướng quân” - Những người Việt không những am hiểu “công nghệ tiếp thị” mà đồng thời họ cũng rất am hiểu tâm lý của người Việt - điều này rất quan trọng. Nhờ vậy, Pepsi luôn đẩy lui bất cứ đợt “phản công” giành giật thị trường nào của Coca-cola. Thí dụ, “đánh” vào tâm lý yêu thích bóng tròn và tâm lý tự hào dân tộc của người Việt, Pepsi tổ chức “ngày hội bóng đá” thông qua show quảng cáo trên truyền hình,với hình ảnh cầu thủ bóng đá Việt Nam được yêu thích nhất thời bấy giờ, biểu diễn “tâng bóng” cùng với các danh thủ hàng đầu thế giới. Và đồng thời tung ra khẩu hiệu: “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”. Lập tức doanh số bán ra của Pepsi “tăng vọt” (nhất là trong các giải cầu của Ðông Nam Á, hoặc Châu Á có đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự) đồng thời tình cảm của dân chúng đối với Pepsi cũng được “gia cố” và gia tăng. Cũng cần phải nói thêm, “khẩu vị” của Pepsi cũng hợp với người Việt hơn là Coca-cola. Chẳng hạn, chai to hơn (có cảm giác bề ngoài như vậy), nước uống cũng ngọt đậm đà hơn. Ðiều này phù hợp với tâm lý tiêu dùng của người bản địa (ở đây là người Việt). Còn ở các thị trường khác(như các nước Âu-Mỹ) thì vị lạt của Coca-cola hợp khẩu vị hơn, vì trong những xã hội phát triển, người ta đã quá ngán những gì quá béo, quá ngọt... Trên mặt trận “cầm cự” hai “siêu cường” vẫn tung ra những chiêu thức “lai rai”, như Pepsi tung ra đợt quảng cáo “uống Pepsi trúng xe Honda” thì Coca-cola tung ra chiêu uống Coca trúng vé đi du lịch nước ngoài (nhưng trên trận địa “thông thường” này cục diện “chiến trường” cũng không hề thay đổi). Coca-cola muốn thắng Pepsi tại thị trường Việt Nam thì họ phải thiết lập được mạng lưới phân phối như Pepsi (điều này khó, vì Pepsi dựa trên những đại lý có sẵn, họ chỉ “đổ” sản phẩm xuống với chính sách “chăm sóc khác hàng” tốt, chứ không tốn tiền đầu tư trang thiết bị). Thêm nữa, Coca-cola phải “chiêu dụ” được những “tướng quân” kinh doanh am hiểu tâm lý người Việt để hoạch định một chiến lược “phản công” lâu dài, đúng đắn hơn. Ðiều này cũng khó, vì Pepsi vào Việt Nam trước, những người tài giỏi làm việc cho Pepsi cũng gắn niềm tự hào cá nhân của họ cùng với thương hiệu Pepsi, nên họ sẽ bảo vệ thương hiệu này tới cùng (đó cũng là một đặc điểm tâm lý của người Việt). Hơn nữa, chắc chắn Pepsi không bao giờ “ngủ quên trên chiến thắng”, cuộc chiến toàn cầu giữa hai đối thủ “truyền kiếp” giúp Pepsi đủ kinh nghiệm để luôn “đề cao cảnh giác”. Ngày ngày, Coca-cola vẫn bền bỉ trong chiến dịch “xâm lấn” thị phần của mình. Họ sử dụng những người bán lẻ, đẩy dạo những chiếc xe 3 bánh nhỏ đi bán dạo trên hè phố, đồng thời đi sâu vào tận “hang cùng ngõ hẹp” của Sài Gòn (nơi có thể những “vòi bạch tuộc” của hệ thống phân phối của Pepsi còn “bỏ sót”). Những người bán dạo bằng xe đẩy của cocaốcola bán ra một chai coca với giá chỉ có 2 ngàn đồng, trong khi ngoài quán cà-phê một chai Pepsi có giá là 5 ngàn đồng, còn ở nhà hàng là 9 ngàn đồng. Dĩ nhiên Coca-cola không đặt hy vọng vào doanh thu của từng chai nước ngọt (được bán dạo), mà chủ yếu họ tiếp thị “khẩu vị“cho khách hàng, đồng thời tiếp thị luôn những quán “cóc” nhỏ bé trong hẻm lấy hàng của Coca với giá “ưu đãi,” bằng cách đó tạo ra thị phần cho hãng Coca. Với tình hình cạnh tranh trên, người Sài Gòn có dịp chứng kiến hai hình ảnh trái ngược nhau. Trong khi những chiếc xe tải nhỏ mang hình ảnh của thương hiệu Pepsi ung dung chở hàng tới bỏ cho các đại lý và quán cà-phê thì người ta lại thấy những chiếc xe 3 bánh “nhỏ xíu” của Coca-cola được đẩy đi bán dạo trên hè phố và trong các con hẻm... Ðây có lẽ cũng là một chiêu thức “độc đáo” trong việc chiếm thị phần của Coca, vì đẩy xe bán dạo là một trong những hình ảnh “thân quen” trong cuộc sống đô thị của người Việt... Hai hình ảnh trái ngược trên nói lên sự cạnh tranh bền bỉ, dai dẳng, kiên nhẫn và cũng vô cùng khốc liệt của hai “đế quốc nước ngọt” trong trận chiến “thư hùng” về kinh tế. Và ai biết đâu một ngày nào đó dân chúng Việt Nam sẽ chứng kiến cuộc “lật đổ” đầy ngoạn mục của Coca-cola trong việc tranh giành thị phần với Pepsi tại Việt Nam. PEPSI - Sự lựa chọn của thế hệ mới Cập nhật 24-11-2004 10:33 Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động vơi Pepsi” ở Mỹ và “Ask for More”- “Khát khao hơn” ở các nước khác. THỊ TRƯỜNG Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì cứ trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này còn tiếp tục tăng. Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt hàng nước giải khát của Pepsi-Cola. Hàng năm, một người tiêu dùng ở Mỹ uống khoảng 55 ga-lông nước có gas, điều khiến cho Mỹ trở thành quốc gia có lượng tiêu thụ nước giải khát lớn nhất thế giới. Ở Châu Âu thì con số này khiêm tốn hơn, khoảng gần 12 ga-lông nước có gas nhưng lượng tiêu thụ đang tăng lên một cách đều đặn - nước uống có gas đang dần dần trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực nước giải khát ở đây. Logo Mới Của Pepsi Your Ad Here Vài tháng nữa, Pepsi Co - một trong những công ty giải khát lớn - sẽ thay đổi cái logo xanh-đỏ truyền thống của họ và chuyển qua xài cái logo mới. Logo này được thiết kế bởi Arnell Group (văn phòng ở New York) (đừng quên nghía qua cái danh sách khách hàng của Arnell group nha bà con) Lý do thay đổi những logo và identities này là nhằm để cải thiện tình trạng giảm doanh bán số từ 2% - 5% trong nhiều mặt hàng của Pepsi. Cái sọc trắng chính giữa logo mới bây giờ chuyển sang uốn éo thành hình một kiểu cười. Và những “kiểu cười” này sẽ là một cá tính của thương hiệu Pepsi. Thí dụ như cười ha hả sẽ đại diện cho Pepsi Max, cười nhe răng sẽ đại diện cho Pepsi Diet. Trước mắt, chỉ có cái logo phía trên là được công bố thôi, còn những logo khác thì bà con đợi khi nào có lon Pepsi mới thì coi luôn heng, không lâu nữa đâu… __________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChiêu thức marketing của các doanh nghiệp siêu hàng.doc