Chi tiết và Ứng dụng các màu (phần 1)

Màu hổ phách Màu hổ phách là màu vàng ánh da cam, có tên gọi từ một loại vật liệu là hổ phách (một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức. Mặc dù nó không phải là khoáng chất, nhưng nó có thể được sử dụng như đá quý.)

pdf26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chi tiết và Ứng dụng các màu (phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chi tiết và Ứng dụng các màu (phần 1) Màu hổ phách Màu hổ phách là màu vàng ánh da cam, có tên gọi từ một loại vật liệu là hổ phách (một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức. Mặc dù nó không phải là khoáng chất, nhưng nó có thể được sử dụng như đá quý.) Màu ametit Màu ametit là một màu tím vừa phải, trong suốt. Tên gọi của nó có nguồn gốc từ ngọc (đá) ametit, một thù hình của thạch anh. Mặc dù màu của ngọc ametit tự nhiên dao động từ màu tía đến màu vàng, màu ametit được nói đến ở đây như là màu tía vừa phải, nói chung được nhiều người cho là màu của các loại ngọc ametit. Nguồn gốc màu tía của ngọc ametit là đề tài của nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng có màu này là do sự hiện diện của mangan, trong khi những người khác cho rằng màu ametit là do thioxyanat sắt hay lưu huỳnh tìm thấy trong ngọc ametit. Màu xanh berin Màu xanh berin là màu nằm giữa màu xanh lá cây và màu xanh lam. Đây là màu được coi là một trong những màu phổ biến nhất của khoáng chất berin có thể sử dụng trong công nghiệp đá quý (Be3Al2(SiO3)6), rất gần với ngọc lục bảo. Màu xanh da trời Màu xanh da trời là màu nằm giữa màu xanh lam và màu xanh lơ, được coi là màu của bầu trời trong những ngày nắng đẹp. Bước sóng 450-485 nm Đây là một trong các màu biểu tượng cho nước Ý. Ở Pháp, nó được coi là màu nước của Địa Trung Hải. Màu be Màu be là màu xám ánh vàng nhạt. Thuật ngữ màu be có nguồn gốc từ màu của vải be (là một loại vải len trong màu sắc tự nhiên của nó). Tên gọi màu này thường được sử dụng (có thể không chuẩn) để chỉ những màu nâu rất nhạt. Từ đó nó được sử dụng để chỉ một dãy màu tạo ra cảm giác mát mẻ hay ôn hòa của chúng đối với con người Màu be được coi là màu của sự ôn hòa hay buồn tẻ. Nó hay được sử dụng để tạo màu cho vỏ máy tính cá nhân. Màu nâu sẫm Màu nâu sẫm là màu của chất màu thông thường được tìm thấy ở nhọ nồi hay bồ hóng. Đôi khi người ta không thể phân biệt được màu này với màu đen. Nhọ nồi hay bồ hóng đôi khi được sử dụng như một loại mực để vẽ Màu đen Màu đen là một màu với những sự sai khác tinh tế trong ý nghĩa. Khi nhìn vào hình bên, nhiều người sẽ có cảm giác về màu này. là một màu với những sự sai khác tinh tế trong ý nghĩa. Khi nhìn vào hình bên, nhiều người sẽ có cảm giác về màu này. Màu đen có thể được định nghĩa như ấn tượng thị giác khi người ta ở trong khu vực hoàn toàn không có ánh sáng. (Điều này ngược lại với màu trắng, là ấn tượng thị giác khi tổ hợp các màu của ánh sáng kích thích đều cả ba loại tế bào cảm quang.) Các loại vật chất hấp thụ hết ánh sáng thì tạo ra cảm giác cho con người là có màu đen (thực tế thì không có loại vật chất nào hiện biết là có khả năng như vậy, nhưng các vật chất gần như vậy thì rất nhiều). Các chất màu đen có thể là do tổ hợp của một vài loại chất màu khác (không nhất thiết phải có màu đen) có khả năng hấp thụ gần như hết mọi thành phần của ánh sáng. Nếu trộn cả ba chất màu gốc cơ bản trong một lượng phù hợp, thì kết quả là nó phản xạ rất ít ánh sáng, vì thế nó cũng được gọi là “đen”. Điều này dẫn đến hai sự mô tả trái ngược nhau đáng kể nhưng thực tế là bổ sung cho nhau về khái niệm màu đen. Đó là: - Màu đen là sự vắng mặt của các thành phần tạo ra ánh sáng. - hay tổ hợp đầy đủ của các màu khác nhau của các chất màu ứng dụng: - Đối với con người, thuật ngữ “đen” đôi khi còn được sử dụng để chỉ những người có nước da từ sắc nhạt đến sắc sẫm của màu nâu, đặc biệt là người có nguồn gốc châu Phi. - Mực đen là loại mực phổ biến trong ngành công nghiệp in ấn cũng như trong các văn phòng. - Trong văn hóa phương Đông cổ đại, như trong Ngũ hành thì màu đen là màu của nguyên tố Thủy, đại diện cho phương bắc hay nước (H2O). - Mực Tàu có thể coi là có màu đen, được sử dụng trong viết lách thời phong kiến ở Trung Quốc, Việt Nam v.v - Trong văn hóa phương Tây, màu đen là màu của tang lễ hoặc mang ý nghĩa tiêu cực, phi pháp hay tối nghĩa, bí mật, không rõ ràng. - Ở bộ lạc Maasai của Kenya và Tanzania, màu đen liên tưởng tới các đám mây, là biểu tượng của sự sống và thịnh vượng. - Gương đen được sử dụng trong thiên văn. - Thuật ngữ lỗ đen, hay hố đen, trong thiên văn học để chỉ tới các ngôi sao đã tắt có khối lượng rất lớn để không cho bất kỳ cái gì (như ánh sáng) có thể thoát ra khỏi nó. - Trong tài chính-kế toán, khi tài khoản không âm thì người ta sử dụng mực đen để ghi, ngược lại với tài khoản có giá trị âm được ghi bằng mực đỏ. -Trong chính trị ở Đức, màu đen được sử dụng trong cách nói thông thường để chỉ các đảng bảo thủ như Đảng Liên minh Dân chủ-Thiên chúa (CDU) và Đảng Liên minh Xã hội-Thiên chúa (CSU) ở bang Bavaria. CDU không có đảng viên ở Bavaria. - Trọng tài môn bóng đá theo truyền thống mặc đồ màu đen, mặc dù hiện nay nguyên tắc này đã thay đổi và các trọng tài có thể mặc đồ màu khác. - Trong môn đua ô tô, cờ đen được sử dụng khi một ô tô nào đó cần trở lại trạm kỹ thuật. - Màu đen là màu của quả bóng trị giá 7 điểm trong môn snooker. - Đội tuyển bóng bầu dục của New Zealand gọi là All Blacks, do đồng phục thi đấu của họ là màu đen. Màu xanh lam Màu xanh lam là một trong ba màu gốc bổ sung. Ánh sáng màu xanh lam có bước sóng ngắn nhất trong ba loại màu gốc bổ sung (khoảng 420 đến 490 nm). Bầu trời trong những ngày nắng đẹp có màu xanh lam do tán xạ Rayleigh của ánh sáng từ Mặt Trời. Một lượng lớn của nước thường (H2O) được cảm nhận là có màu xanh lam vì ánh sáng đỏ (bước sóng khoảng 750 nm) bị hấp thụ do tần số điều hòa bội của dao động co duỗi của liên kết O-H. Nước nặng (D2O) là không màu do dải tần số bị hấp thụ (~950 nm) là nằm ngoài quang phổ. Một mẫu của màu xanh lam trong không gian màu RGB có cường độ [0, 0, 255] trong thang độ 0-255. Màu xanh lam là màu bù của màu vàng. Vì lý do này, các kính lọc xanh 80A được sử dụng để chỉnh sửa màu đỏ dư thừa trong ánh sáng của đèn vonfram trong công nghệ chụp ảnh màu. Màu nâu Màu nâu là màu tạo ra bởi việc trộn một lượng nhỏ chất màu có màu đỏ và màu xanh lá cây, màu da cam và màu xanh lam, hay màu vàng và màu tía. Màu nâu tạo ra cảm giác màu khi có sự tương phản màu sắc cao. Trong tiếng Việt, tên gọi của nó có nguồn gốc từ tự nhiên do màu này rất gần với màu của chất chứa tanin chiết ra từ củ nâu, dùng để nhuộm quần áo. Ứng dụng: - Màu nâu là màu của một số loại đất phù sa. - Màu nâu là màu của quả bóng môn snooker có giá trị 4 điểm. - Ở Việt Nam, màu nâu là màu được coi là tượng trưng cho sự giản dị, quê mùa. - Màu này là màu của trang phục của nông dân Việt Nam thời phong kiến. - Là màu của trang phục của các vị tiểu, tăng trong hệ thống Phật giáo Việt Nam. Màu cam cháy Màu cam cháy là một biến thể của màu da cam, được sử dụng như một màu chính thức của trường Đại học tổng hợp Texas tại Austin Màu hồng y Màu hồng y là màu từ ánh đỏ tới hồng, nó có tên như vậy là do màu của áo choàng của các hồng y của Kitô giáo thường mặc. Nó cũng là màu “chính thức” của trường Đại học Stanford. CaoInteractive - Sưu tầm ShareThis Link Summary      Chi tiết và Ứng dụng các màu (phần 2) Màu đỏ yên chi Màu đỏ yên chi là chất màu có màu đỏ sáng thu được từ rệp son (Dactylopius coccus), và nó là thuật ngữ chung cho các màu sắc đỏ thẫm cụ thể nào đó. Nó có thể được chế ra bằng cách cô đặc (sắc) rệp son với nước sôi và sau đó xử lý dung dịch trong suốt với phèn chua, kem tartar (muối tartarat kali, KHC4H4O6), clorua thiếc II, hay ôxalat kali; các chất màu có trong chất lỏng sẽ kết tủa.Các phương pháp khác cũng được sử dụng; đôi khi lòng trắng trứng, bột nhão cá, hay giêlatin được bổ sung trước khi cho kết tủa. Chất lượng của chất màu yên chi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ chiếu sáng trong quá trình kết tủa, ánh sáng mặt trời là cần thiết để sản xuất bột màu có sắc màu chói. Nó cũng khác nhau về màu theo tỷ lệ ôxít nhôm trong đó. Nó đôi khi được pha trộn với chất màu đỏ son, hồ và các chất liệu khác; từ những hỗn hợp này chất màu đỏ yên chi có thể được tách ra bằng cách hòa tan nó trong amôniắc. Chất liệu màu yên chi tốt có thể dễ dàng bóp vụn bằng các ngón tay khi khô. Màu men gốm Màu men gốm (tính từ): nói về tông màu của một sản phẩm hoặc một dòng gốm. Màu men gốm (danh từ): chỉ những sản phẩm mang sắc men có tính phân biệt hoặc tính đặc trưng. Thí dụ: Khi nói đến men ngọc, màu men celadon, men celadon, celadon hoặc dòng gốm cổ Trung Hoa là ta hiểu ngay đó là sản phẩm tráng men có màu xanh lục-xanh nước biển nhạt (thực tế thường biến đổi từ lục xám nhẹ đến lục ngả vàng). Nó có tên gọi như vậy do người ta tìm thấy màu này chủ yếu trong nước men của đồ gốm có xuất xứ từ Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, màu này được tạo thành bằng cách nung sản phẩm đã tráng men có chứa FeO, Cr2O3, NiO, SnO2 và TiO2 với hàm lượng thích hợp trong môi trường khử. Màu anh đào Màu anh đào là màu đỏ ánh tía, dao động từ thẫm đến chói. Nó có tên gọi này là do có màu giống như màu của quả anh đào chín. Màu xanh nõn chuối Màu xanh nõn chuối chứa nhiều phần xanh lục pha chút vàng. Nó có tên như vậy vì giống phần lá non của cây chuối. Nó giống màu vàng chanh nhưng có nhiều sắc xanh lục hơn màu vàng chanh. Màu cô ban Màu cô ban là một màu xanh lam chưa bão hòa, tạo cảm giác lạnh, các chất liệu có màu như thế này chủ yếu tìm thấy trong các muối của cô ban. Màu xanh nhìn thấy trên phần lớn các loại kính, thủy tinh là màu cô ban. Màu đồng Màu đồng là màu nâu ánh đỏ, giống như màu của đồngkim loại. Màu san hô Màu san hô là màu da cam ánh hồng, lấy theo màu sắc của các lớp san hô Màu kem Màu kem là màu của kem tức váng sữa sản xuất từ gia súc chăn thả tự nhiên trên đồng cỏ giàu các chất carôten màu vàng, một số các chất này kết hợp với nhau tạo thành kem, có màu từ vàng nhạt tới trắng Màu đỏ thắm Màu đỏ thắm là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Màu này đỏ sẫm có ánh xanh rất nhẹ. Thông thường, nó có thể coi là màu của máu. Ứng dụng trong in ấn, phối màu: Màu đỏ Alizarin là chất màu được tổng hợp lần đầu tiên năm 1868 bởi các nhà hóa học người ĐứcCarl Gräbe và Carl Lieberman và thay thế cho các chất màu tự nhiên chiết từ rễ cây thiên thảo (một cây loại Rubia họ Rubiaceae). Màu đỏ Alizarin là một thuốc nhuộm được lấy ra từ rễ cây này bằng phèn chua. Nói chung nó không phải là một chất bền màu, khi trộn với bột son (ochre), bột màu sienna và bột màu umber. Màu đỏ thắm, hay đỏ thẫm (carmine) đôi khi được sử dụng để chỉ thuốc nhuộm sản xuất từ xác khô của bọ yên chi cái (cochineal) mặc dù thông thường người ta vẫn gọi nó là chất màu “yên chi” từ tên của loài bọ này. Nó có lẽ được phát hiện ra trong cuộc viễn chinh của người Tây Ban Nha tới Mexico là ông Hernán Cortés và được đem về châu Âu trong những năm đầu của thập niên 1500. Màu đỏ thẫm này lần đầu tiên được Mathioli mô tả năm 1549. Chất màu đỏ thẫm có thể là hỗn hợp muốinhôm và canxi của axít carminic và màu carmine là màu chứa nhôm hay nhôm-thiếc của dịch chiết từ bọ yên chi, trong khi dịch màu đỏ thắm được sản xuất bằng cách trộn chất chiết của bọ yên chi với dung dịch 5 phần trămphèn chua và kem tartar (muối kali của axít tartaric KHC4H4O6). Màu tía được sản xuất tương tự màu đỏ thẫm với sự bổ sung thêm của vôi sống để sản xuất màu tía thẫm. Thuốc nhuộm màu đỏ thẫm (carmine) có xu hướng bay màu nhanh. Thuốc nhuộm này đã từng được đánh giá cao ở cả châu Mỹ và châu Âu. Nó được sử dụng trong các tranh của Michelangelo và trên vải áo của kỵ binh Hungary, người Thổ Nhĩ Kỳ, áo choàng đỏ của Vương quốc Anh và Cảnh sát Hoàng gia Canada. Ngày nay thuốc nhuộm màu đỏ thẫm carmine được sử dụng trong nhuộm màu thực phẩm, y tế và mĩ phẩm cũng như trong một số sơn dầu và màu nước được các họa sĩ sử dụng. - Màu đỏ thắm (crimson) là trường phái màu của Đại học Harvard, và báo chí hàng ngày của Harvard được gọi là The Harvard Crimson. Các đội điền kinh của trường này cũng được gọi là Crimson. CaoInteractive - Sưu tầm ShareThis Link Summary         %A9ng&action=edit  ction=edit     tion=edit   s%E1%BA%AFc_men&action=edit    %83n&action=edit                  %BB%91%29&action=edit     B%91%29                   t    =edit  =edit                  B3&action=edit   ng_gia_Canada&action=edit    on=edit  arvard&action=edit Chi tiết và Ứng dụng các màu (phần 3) Mực màu xanh lơ Mực màu xanh lơ là một trong các loại mực phổ biến sử dụng trong công nghệ in màu, cùng với mực màu hồng sẫm, vàng và đen; một bộ gồm bốn màu này được gọi là CMYK. Lưu ý rằng tuy gọi là mực xanh lơ nhưng mực xanh lơ và ánh sáng màu xanh lơ tạo ra cảm giác màu khác nhau. Mực màu xanh lơ tạo ra cảm giác màu ít chói hơn, thực tế công nghệ in CMYK không thể tái tạo chính xác màu xanh lơ thuần khiết (100% xanh lam + 100% xanh lá cây) trên giấy. Màu xanh lơ Màu xanh lơ (còn gọi là màu hồ thủy) là một màu cơ bản trong quang phổ, nhưng một vài biến thể về sắc thái có thể tạo ra bằng cách trộn các lượng bằng nhau của ánh sáng màu xanh lá cây và màu xanh lam. Vì vậy, màu xanh lơ là màu bù của màu đỏ: các chất màu xanh lơ hấp thụ ánh sáng đỏ. Màu này đôi khi còn gọi là màu xanh Thổ (tuy rằng không đúng) và nó rất khó phân biệt dưới ánh sáng màu xanh lam. Màu lục bảo Màu lục bảo là một sắc thái của màu xanh lá cây (màu lục) với đặc thù là nhạt và sáng hơn, và thiên hướng xanh lam rất mờ. Nó có tên gọi như vậy là do rất gần với màu của ngọc lục bảo. Ireland thường được gọi là “Hòn đảo Lục bảo” (the Emerald Isle) vì tại đó mưa quá nhiều nên cây cối luôn xanh. Màu vàng kim loại Màu vàng kim loại hay màu vàng kim là một sắc thái của màu “vàng” rất gần với màu của kim loại vàng. Cảm giác về màu vàng kim này có liên quan đến vàng kim loại vì ánh kim của nó. Nó không thể tái tạo bằng một màu thuần nhất vì hiệu ứng ánh kim có quan hệ với độ sáng của vật liệu là cái dao động theo các góc của người quan sát cũng như của nguồn sáng. Điều này có nghĩa là tại sao trong nghệ thuật người ta thông thường sử dụng sơn kim loại (sơn nhũ) trông lấp lánh như vàng thật, nhưng màu thuần nhất như trong hình thuộc trang này thì lại không thể xem như là màu vàng kim. Đặc biệt trong trong các nhà thờ Kitô giáo hay đền chùa của đạo Phật các lá vàng thật được sử dụng để thể hiện màu vàng kim trong nghệ thuật sơn, thiếp vàng. Ví dụ như các vầng hào quang của các vị thánh hay thiên thần. Tuy nhiên trong nghệ thuật sơn gần đây, ví dụ trong phái Art Nouveau người ta sử dụng sơn có màu vàng ánh kim là từ bột nhôm và chất sơn tạo màu vàng chứ không phải vàng kim loại thật. Màu xám Màu xám là màu thông thường được nhìn thấy trong tự nhiên. Nó được tạo ra bằng cách trộn màu trắng và màu đen trong các tỷ lệ khác nhau. Phụ thuộc vào nguồn sáng, mắt người có thể cảm nhận màu sắc của một vật hoặc là màu xám hay màu khác. Hai màu được gọi là các màu bù nếu màu xám được tạo ra khi ánh sáng của hai màu này tổ hợp với nhau. Các màu gốc thuộc tâm lý là: - Đen và Trắng - Xanh lam và Vàng - Đỏ và Xanh lá cây Các tập hợp khác của các màu bù bao gồm: - Màu da cam and màu xanh nước biển - Màu vàng chanh và màu tía Màu xám là tự bù (trong ảo giác quang học thì màu sắc có thể bị chuyển sang màu bù của nó nếu nhìn lâu vào một vật). Ứng dụng: - Màu xám đôi khi tượng trưng cho cuộc sống tẻ nhạt, chán ngắt, không có mục đích hay những người có cuộc sống khắc khổ. - Chất tạo thành não người được nhắc tới như là có màu xám và được gọi là “chất xám”, vì thế nó còn có nghĩa là những cái gì đó thuộc về trí thức. “Lý thuyết chỉ là màu xám…” - Ở châu Âu và châu Mỹ, màu xám làm người ta liên tưởng tới mùa thu, thời tiết xấu và nỗi buồn. - Màu xám được sử dụng để mô tả chủ nghĩa công nghiệp, ngược lại với màu xanh lá cây để mô tả chủ nghĩa môi trường. - Tóc trở thành có màu xám khi người ta đứng tuổi, vì thế màu xám liên tưởng tới những người cao tuổi, và nó truyền cảm hứng cho việc đặt tên của tổ chức Gray Panthers ở Mỹ. - Màu xám được sử dụng như màu của trang phục cho quân đội Hợp bang (Nam Hoa Kỳ ngày nay) trong Nội chiến Hoa Kỳ, ngược lại với trang phục màu xanh lam của binh lính Liên bang (Bắc Hoa Kỳ ngày nay). Màu xanh lá cây Màu xanh lá cây hay màu (xanh) lục là màu sắc hay gặp trong tự nhiên. Hầu hết các lá cây có màu xanh lục nhờ các chất diệp lục trong nó. Đa số người thấy màu này khi nhìn vào hình bên. Màu xanh lá cây có bước sóng từ 500-565 nm Màu vòi voi Màu vòi voi là màu có sắc từ tím trung bình, nhạt, hay chói tới màu tía ánh đỏ trung bình hay đậm. Ngoài ra nó cũng có thể là màu tía ánh xám Màu chàm Màu chàm là màu của ánh sáng trong khoảng 440 đến 420 nm, nằm giữa màu xanh lam và màu tím. Giống như màu da cam, tên gọi của nó có xuất xứ từ tự nhiên, do màu này rất gần với màu của chất tanin từ vỏ cây chàm dùng để nhuộm quần áo. Nó không phải là màu gốc bổ sung hay loại trừ nhưng trong các sách vật lý vẫn liệt kê nó như màu gốc. Lý do cơ bản là khi Newton chia quang phổ ra làm bảy phần để cho phù hợp với con số bảy hành tinh (khi đó chỉ biết có vậy), bảy ngày trong tuần và bảy nốt nhạc cũng như một số các danh sách khác chỉ có bảy phần tử thì ông đã đặt tên và định nghĩa nó như màu gốc. Mắt con người không nhạy cảm lắm với ánh sáng màu chàm. Một số người không thể phân biệt nó với màu xanh lam hay màu tím. Màu ngọc bích Màu ngọc bích là màu xanh lá cây ánh xanh lam nhạt, bão hòa màu. Tên gọi có xuất xứ từ màu của ngọc bích, mặc dù các loại khoáng chất này có rất nhiều biến thái về màu sắc. Màu kaki Màu kaki có nguồn gốc từ tiếng Urdu. Trong ngôn ngữ này từ khak có nghĩa là bụi hay đất màu. Nó được sử dụng như là màu của các loại trang phục ngụy trang cho quân đội. Đáng kể nhất trong số đó là màu kaki đã được quân đội Anh sử dụng ở Ấn Độ năm 1948. Màu oải hương Màu oải hương, hay màu hoa oải hương, là màu tía rất nhạt. Nó rất gần với màu hoa của cây oải hương (một loại cây họ Lamiaceae giống Lavandula). Màu vàng chanh Màu vàng chanh (hay màu vàng-lục) là tổ hợp của màu vàng và màu xanh lá cây, nó có tên gọi như vậy do màu sắc rất gần với vỏ quả chanh. Nó rất gần với màu xanh nõn chuối, nhưng nó có sắc vàng nhiều hơn xanh nõn chuối. Màu hạt dẻ Màu hạt dẻ là màu hỗn hợp của màu nâu và màu tía. Mặc dầu về quan niệm nó là hỗn hợp màu, nó có thể coi như biến thể sẫm của màu đỏ chưa bão hòa. Màu cẩm quỳ Màu cẩm quỳ (tiếng Anh: mauve, tiếng Pháp: malva, tên gọi chung của cây cẩm quỳ họ Malvaceae giống Malva) là màu hoa cà có ánh hồngxám nhạt, là một trong rất nhiều màu sắc trong dãy màu tía. Nó có ánh xám và xanh lam hơn là ánh của màu hồng sẫm. Màu cẩm quỳ được đặt tên lần đầu tiên năm 1856. Nhà hóa họcWilliam Perkins, khi đó mới 18 tuổi, đã thử điều chế kí ninh nhân tạo để làm thuốc chống sốt rét. Phần còn lại ngoài dự kiến đã vô tình được ông để ý và nó đã trở thành thuốc nhuộm anilin đầu tiên — chính xác là mauvein, đôi khi được gọi là anilin màu tía. Perkins đã rất thành công trong việc giới thiệu phát kiến của mình cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, vì thế tiểu sử của ông do Simon Garfield viết được đặt tiêu đề là Mauve, tức "màu cẩm quỳ" (2001). Màu Hoa Cà Màu Hoa Cà còn gọi là màu hoa tử đinh hương, do nó rất gần với màu hoa của hai loại cây này Màu lam sẫm Màu lam sẫm, hay còn gọi là màu xanh hải quân, là biến thái sẫm màu của màu xanh lam. Một số người nhầm màu này với màu đen, đặc biệt khi nó liên quan đến màu quần áo. Nó có tên gọi xanh hải quân do đồng phục của Hải quân Hoàng gia Anh có màu này từ năm 1748 và sau đó được chấp nhận bởi các lực lượng hải quân khác trên thế giới. Màu ôliu Màu ôliu là màu xanh lá cây ánh vàng xỉn, sẫm thông thường nhìn thấy trên lá cây ôliu. Nó có thể tạo thành bằng cách bổ sung một chút màu đen vào thuốc nhuộm hay sơn màu vàng. Các biến thể của màu ôliu, chẳng hạn như màu ôliu xám, được sử dụng thường xuyên để ngụy trang, hay cho quân đội nói chung. Đôi khi có những người được gọi là có "nước da màu ôliu", để chỉ tới nước da có màu nâu trung bình với sắc thái vàng và lục nhạt. Màu da cam <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> Màu da cam (hay chỉ là cam) là màu nằm giữa màu đỏ và màu vàng trong quang phổ, ở bước sóng khoảng 620-585 nm. Nó có tên như vậy do có màu gần với màu của vỏ quả cam. Với các chất liệu màu như sơn hay bút chì màu, phấn màu thì màu da cam là màu phụ, có thể được tạo ra từ các màu gốc bằng cách trộn màu đỏ và vàng. Ứng dụng: - Màu da cam là màu quốc gia của Hà Lan vì các vương triều của họ có nguồn gốc từ công quốcOranje-Nassau (trong đó từ oranje có nghĩa là da cam). Tên hiệu của đội tuyển bóng đá Hà Lan cũng là Da cam. - Màu da cam là biểu trưng của đạo Tin lành ở Bắc Ireland và đạo Hinđu ở Ấn Độ. Màu da cam được sử dụng để tăng khả năng nhìn thấy. Các chất liệu màu da cam được tìm thấy là trong đất màu ochre hay các chất liệu chứa cadmi. Màu nâu là thực sự trên phần da cam của quang phổ. Màu da cam quốc tế Màu tiêu chuẩn, da cam quốc tế hay da cam chói được sử dụng chủ yếu và được cho là đem lại sự tương phản tối ưu đối với các màu sắc trong tự nhiên. Các loại mũ, quần áo và phụ kiện cho thợ săn và công nhân làm đường cao tốc và những người (yêu cầu về an toàn phụ thuộc vào việc nhìn thấy từ xa) hầu như có màu da cam. [Thành viên mới có quyền xem đường link. ] và [Thành viên mới có quyền xem đường link. ] thông thường có vỏ bọc bằng [Thành viên mới có quyền xem đường link. ] nhuộm màu da cam. [Thành viên mới có quyền xem đường link. ] (tại [Thành viên mới có quyền xem đường link. ]) được sơn màu da cam quốc tế. Màu cam cháy Màu cam cháy như là một biến thể khác của màu da cam, được sử dụng trong trường Đại học tổng hợp Texas. Cụ thể xem bài màu cam cháy. Màu lan tím Màu lan tím là màu tía từ nhạt đến sáng; (từ màu hồng ánh xám đến tía cho tới màu tía ánh đỏ mạnh. Có tên gọi này là do nó rất gần với màu hoa của cây lan (họ Orchidaceae), chẳng hạn như Laelia furfuracea và Ascocentrum pusillum, là những loại có cánh hoa có sắc màu tím nhạt. Màu lòng đào Màu lòng đào là màu vàng ánh hồng. Nó có tên gọi như vậy do giống màu của ruột quả đào (một loại cây họ Rosaceae giống Prunus loại P. persica) và cũng giống với nước da trung bình của người Kavkaz. Màu dừa cạn là màu chưa bão hòa trong nhóm màu xanh lam - tím. Tên gọi của nó có xuất xứ từ cây dừa cạn hay sim thân thảo (họ Apocynaceae giống Vinca minor) có hoa có màu giống như vậy. Màu hồng Màu hồng là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Có rất nhiều biến thể của màu này. Trong tiếng Việt cổ, màu hồng có thể chỉ đến màu đỏ vì theo tiếng Hán-Việt hồng (viết là 红) có nghĩa là đỏ. Ứng dụng: - Trong phối màu in ấn Màu hồng được tạo ra bằng cách trộn 40% màu đỏ Magenta với 20% màu vàng và đôi khi được mô tả như là màu đỏ rất nhạt. - Trong phối màu màng hình Màu hồng là màu đỏ chưa bão hòa (trộn thêm một tỷ lệ màu xanh lá cây và xanh lam). - Trong đời sống Ở Việt Nam, màu hồng cho là gắn với nữ giới, đặc biệt là các cô gái trẻ, như trong thuật ngữ bóng hồng hay hồng nhan hoặc trẻ em như trong thuật ngữ tuổi hồng. Màu hồng được cho là gắn với nữ giới, giống như màu xanh được gắn với nam giới, mặc dù tạp chí The Ladies Home nói rằng điều ngược lại mới là "quy tắc nói chung được chấp nhận" trong lần xuất bản năm 1918, trong đó mô tả màu hồng là "kiên định hơn và mạnh mẽ hơn" còn màu xanh là "thanh nhã và dễ thương hơn". Ví dụ: Carrie, trong chương trình Sex and the City (một chương trình truyền hình cáp của Mỹ), mặc đồ màu hồng nhiều hơn tất cả trong loạt chương trình ti vi này và Elle, trong loạt phim Legally Blonde cũng thích màu hồng hơn các màu khác. Trong khi ở phương Tây nói chung người ta nói đến các phim người lớn như là "phim xanh" (blue movie), thì tại Nhật Bản các phim này được gọi là "phim hồng". Ở đây nó gắn với giới nữ và nói chung mang ý nghĩa của nữ giới, sự ngây thơ, trong trắng cũng như với các sắc thái khác của mùa xuân hay các loại hoa. Hoa anh đào có xu hướng có màu hồng vì thế quan hệ này có thể ẩn chứa cả các loại thực vật. Màu hồng còn mang ý nghĩa tình dục ở Nhật Bản. Điều này có lẽ vì màu hồng gắn với đàn bà, hay do sắc hồng của da thịt hoặc do sắc mặt ngượng ngùng xấu hổ hay một số nguyên nhân khác. Nhiều phụ nữ theo chủ nghĩa nam nữ bình quyền trên một số khía cạnh nào đó làm giảm giá trị của màu hồng, vì nó có liên quan đến cách thức ăn mặc của những người mà họ gọi là "phụ nữ kiểu cổ" cũng như cách mà đàn ông gọi đùa nữ giới là bóng hồng v.v, bởi vì họ cho rằng từ hồng là biểu tượng của sự áp đặt và coi thường của đàn ông đối với phụ nữ và là sự hạn chế của các thời kỳ trước, mặc dù rất nhiều cô gái trẻ và phụ nữ đã tìm thấy ở "nữ giới kiểu cổ" nhiều điểm đáng tự hào, trong đó có màu hồng. Màu hồng cũng gắn với những người đồng tính luyến ái, thường là trong dạng tam giác hồng. Biểu tượng này là vay mượn từ các biểu tượng được sử dụng bởi Đức quốc xã để đánh dấu tù nhân trong các trại tập trung [1]. Khi đó những người Do Thái bị bắt buộc phải đeo sao David màu vàng, những nam giới bị kết tội là đồng tính luyến ái phải đeo tam giác màu hồng. Ngày nay, nó được đeo với một sự kiêu hãnh. Các nhóm đồng tính luyến ái Hà Lan được gọi là nl.roze vì roze là từ trong tiếng Hà Lan để chỉ màu hồng. Màu hồng là màu của quả bóng của môn snooker có giá trị 6 điểm. Màu hồng nóng là màu hồng đậm và gắt hay như Elsa Schiaparelli, người đầu tiên sử dụng màu này, gọi nó là "màu hồng gây sốc". Ở Anh từ "pink" không phải là từ chỉ màu sắc trước thời Shakespeare: nó được phát kiến ra vào thế kỷ 17 để mô tả màu đỏ rất nhạt của hoa cây cẩm chướng, là một cây loại Dianthus họ Caryophyllaceae, có thể nó được đặt tên từ các mép cánh hoa tua rua "pinked edges of their petals", giống như bị cắt bằng kéo xén tỉa "pinking shears". Màu mận Màu mận là một màu sẫm giống với màu tía. Màu xanh thủy tinh Màu xanh thủy tinh là màu xanh lam sẫm. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ tới các biến thể nhạt hơn của màu xanh lam, có lẽ là do kết quả của sự mập mờ về nguồn gốc của từ này. Màu cánh gián Màu cánh gián nói chung được coi là các biến thái của màu tía ánh nâu nhạt. Màu tía Màu tía là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Màu này được cảm nhận với nhiều sắc thái đỏ hơn màu tím. Ứng dụng: - Trong in ấn Màu hồng đậm được sử dụng trong công nghệ in CMYK là nằm trên đường các màu tía, nhưng nhiều người liên hệ thuật ngữ "tía" với những màu có ánh xanh lam hơn. - Đời sống + Màu tía đôi khi được sử dụng như biểu tượng của hoàng gia, có từ thời La Mã cổ đại, khi mà quần áo được nhuộm bằng màu tía Tyrus được giới hạn sử dụng cho những đẳng cấp cao. Màu này, gần với màu đỏ thẫm (crimson) hơn là suy nghĩ của chúng ta về màu tía, là màu ưa thích của nhiều vị vua và hoàng hậu. + Các hoàng hậu Byzantin sinh nở trong phòng tía của cung điện của các hoàng đế Byzantin. Vì thế có tên gọi Porphyrogenitus ("sinh trong màu tía") để gọi những người sinh ra làm vua chứ không phải những ông tướng thắng được ngai vàng nhờ vào khả năng của mình (tương đương với Việt Nam là những ông vua sinh ra trong nhung lụa). Ngoài ra, porpora hay purpure (tức tía) không phải là một trong những sắc màu thông dụng của phù hiệu học châu Âu, được bổ sung muộn hơn để cho số lượng sắc màu cộng với các kim loại lên tới bảy, vì thế chúng có thể sinh ra các liên kết hành tinh. Một ví dụ cổ điển của purpure là trên áo của vua León: : argent, a lion purpure, có dấu tích từ năm 1245. + Trong những năm thập niên 1800 William Perkins phát hiện ra màu hoa cà, một hình thái của màu tía từ dầu than. Nó nhanh chóng trở thành phổ biến trong mọi tầng lớp và khuấy động sự phát triển của ngành công nghiệp chính trong lĩnh vực hóa chất ở Đức. + Trong quân đội Mỹ, màu tía chỉ tới các chương trình hay sự quy định "chung", có nghĩa là không bị hạn chế trong một lực lượng nào như lục quân hay hải quân mà áp dụng cho toàn bộ lực lượng phòng vệ. Sự quy định đối với một hay nhiều phù hiệu chung là bắt buộc khi thăng cấp (thiếu tướng hải quân và cao hơn) trong hải quân Mỹ. Các sĩ quan có phù hiệu chung này đôi khi được nói đến như là "mặc đồ tía" (câu mang ý nghĩa ẩn dụ vì thực tế không có đồng phục màu tía trong quân đội Mỹ). + Màu tía là một trong những màu sắc tế lễ trong biểu tượng của Cơ đốc giáo để thể hiện nỗi buồn và tang tóc. + Màu tía cũng là màu sắc tượng trưng cho phái nữ hay những người đồng tính luyến ái nữ. Nó thường được sử dụng trong những nơi dành cho phái nữ, chẳng hạn như màu các bức tường. + Trong chính trị, tại Hà Lan, màu tía có nghĩa là chính phủ liên hiệp của những người tự do cánh hữu và những người theo đường lối xã hội chủ nghĩa (được biểu hiện tương ứng bằng màu xanh da trời và đỏ), ngược với các liên minh thông thường của những người thuộc đảng theo Cơ đốc giáo với một hay vài đảng khác. Từ năm 1994 đến năm 2002 ở đây đã có hai nội các tía - xem thêm Chính trị Hà Lan và Paars (từ Hà Lan chỉ màu "tía"). + Màu tía là biểu tượng của lòng can đảm. Màu đỏ Màu đỏ là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Ứng dụng: - Trong phối màu màn hình Màu đỏ là màu gốc trong hệ RGB của phối màu phát xạ (phối màu bổ sung), là màu bù cho màu xanh lơ trong hệ CMY của phối màu hấp thụ. - Trong phối màu in ấn Màu đỏ đã từng được cho là màu gốc trong phối màu hấp thụ và đôi khi vẫn được mô tả như vậy trong các văn bản không khoa học. Tuy nhiên, màu xanh lơ, hồng sẫm và vàng hiện nay được biết như là rất gần với màu gốc hấp thụ phát hiện được bởi mắt người và chúng được sử dụng trong công nghệ in ấn hiện đại. -Trong nhiếp ảnh Kính lọc đỏ sử dụng trong nhiếp ảnh đen trắng tăng độ tương phản trong phần lớn các cảnh. Ví dụ, trong tổ hợp với kính phân cực, nó có thể làm cho bầu trời trở thành đen. Các loại phim dựa theo các hiệu ứng của phim hồng ngoại (chẳng hạn như SFX 200 của Ilford) làm được như vậy do nó nhạy với màu đỏ hơn các màu khác. - Trong sinh vật Máu đủ ôxy có màu đỏ do sự tồn tại của hêmôglôbin. Ánh sáng đỏ là ánh sáng được hấp thụ nhiều nhất bởi nước biển, vì thế rất nhiều loại cá và động vật không xương sống ở biển có màu đỏ tươi (đối với người) là đen trong môi trường sống của chúng. - Sử dụng, biểu tượng, biểu diễn thông thường + Màu đỏ là màu ấm áp, vì thế được sử dụng để chỉ các khu vực ấm áp trên bản đồ thời tiết hoặc cho các cảnh báo liên quan tới nhiệt. + Màu đỏ gây sự chú ý của con người vì thế thông thường màu này được sử dụng để chỉ sự nguy hiểm hay khẩn cấp. + Màu đỏ là màu của nhiệt và cháy. Các vòi nước có dẫn nước nóng thông thường được dán nhãn hoặc đánh dấu bằng màu đỏ. Đỏ là màu phổ biến của các hộp chữa cháy, các thiết bị phòng cháy chữa cháy và nghề chữa cháy. + Màu đỏ biểu thị dấu hiệu "dừng", ví dụ, các biển hiệu dừng, đèn tín hiệu dừng trong giao thông, đèn phanh hay đèn chớp của các xe buýt trường học. + Chữ thập đỏ hay Trăng lưỡi liềm đỏ biểu thị các nhân viên, thiết bị, phương tiện trong ngành y tế hay các công ước Geneva. + Màu đỏ chỉ thị sự cực kỳ nguy hiểm trong thang độ mã màu các nước phương Tây, chẳng hạn như các bảng hiệu rủi ro cháy rừng hay hệ thống tư vấn an ninh quốc gia của Mỹ. + Trong bóng đá, thẻ đỏ được rút ra để đuổi cầu thủ ra khỏi sân vì những hành động phi thể thao nặng hoặc khi cầu thủ bị thẻ vàng thứ hai. + Trong môn đua ô tô, cờ đỏ báo hiệu cho mọi xe ngay lập tức dừng lại. Vạch đỏ báo hiệu vận tốc cực đại mà động cơ và các bộ phận khác của ô tô được thiết kế để chạy an toàn. + Lối thoát khẩn cấp trong máy bay chở khách được chỉ dẫn bằng biển hiệu và đèn đỏ. + "Đường đỏ" là sự mô tả của khu vực cấm (như trên bản đồ), ở Mỹ nó thể hiện việc cấm vào hay phải tăng phí dịch vụ, trong một số hoàn cảnh việc này là phi pháp. + Màu đỏ là màu của cả tình yêu lãng mạn và thể xác, vì thế màu đỏ là màu của trái tim Valentine và của "khu đèn đỏ". Nó cũng biểu hiện sự giận dữ, chẳng hạn như trong câu đỏ mặt tía tai, hay sự ngượng ngùng như trong câu xấu hổ đỏ mặt. + Là màu của máu, màu đỏ liên quan với thần chiến tranh, trong thần thoại Hy Lạp là Mars, cũng như hành tinh đỏ Hỏa Tinh (ở phương Tây tên gọi của hành tinh này là tên của vị thần chiến tranh). Ở phương Tây, thuật ngữ "máu đỏ" mô tả những người táo bạo, tráng kiện hay nam tính; nó đôi khi được sử dụng như sự tương phản với lạnh hay "máu xanh" yếu đuối mặc dù các thuật ngữ này không có liên quan gì trong gốc gác của chúng. + Khởi đầu từ cuộc cách mạng 1848, màu đỏ "xã hội chủ nghĩa" đã được sử dụng như là màu của các cuộc cách mạng châu Âu, thông thường trong dạng cờ đỏ. Nó cũng được sử dụng bởi "những người áo đỏ" (camicie rosse) của Garibaldi trong Risorgimento ở Ý và được sử dụng tiếp theo bởi các chính trị gia cánh tả hay các nhóm cấp tiến nói chung, trong khi màu trắng của những người ủng hộ Bourbon trở thành liên kết với các đảng bảo thủ trước Đại chiến thế giới lần 1. + Màu đỏ vẫn được cho là màu của các đảng cánh tả, với một số ngoại lệ đáng kể (xem "đảng phái chính trị" dưới đây) + Trong biểu tượng của Trung Quốc, màu đỏ là màu của may mắn, hạnh phúc và nó được sử dụng để trang trí và là màu quần áo trong đám cưới. Tiền trong xã hội Trung Quốc thông thường được chứa đựng trong các túi đỏ (hong bao). Mao Trạch Đông đôi khi được nói tới như là "mặt trời đỏ". + Trái lại, màu đỏ là màu tang tại Vatican khi Đức Giáo Hoàng chết. + Trong tài chính-kế toán, mực đỏ được sử dụng để biểu thị số nợ - cũng như lỗ trong bảng cân đối tài chính (vì thế có thuật ngữ "trong màu đỏ" thông thường để chỉ sự thua lỗ tài chính). + Tại các thị trường chứng khoán Bắc Mỹ, màu đỏ được sử dụng để chỉ sự giảm giá chứng khoán. Tại các thị trường chứng khoán Đông Á thì ngược lại. + Trong bản đồ đảng phái chính trị, màu đỏ thông thường để chỉ các đảng sau: * Úc: Lao động * Canada: Tự do * Đức: Sozialdemokratische Partei Deutschlands (đảng dân chủ xã hội Đức) và Partei des Demokratischen Sozialismus (đảng xã hội dân chủ) * Hà Lan: Partij van de Arbeid (đảng xã hội) * Anh: Lao động * Mỹ: Cộng hòa, vì thế các bang bỏ phiếu cho đảng cộng hòa được nói đến như là các bang đỏ ngược lại với các bang xanh bỏ phiếu cho đảng Dân chủ. + Màu đỏ là một màu của Giáng Sinh, cùng với màu xanh lá cây, trắng hoặc cả hai. + Màu đỏ cùng với màu vàng hoặc da cam được cho là kích thích tiêu hóa, vì thế nó được sử dụng trên bảng hiệu của các nhà hàng ăn uống. + Trong lịch sử Nhật Bản màu đỏ là màu cờ quân sự được sử dụng bởi phe cánh của Heike (hay Taira) và của phe cánh Genji (hay Minamoto), là hai phe phái tranh giành quyền lực vào cuối thời đại Heian (平安時代), cuối thế kỷ 12. + Đỏ là phần cuối của bộ phim trong phim Ba màu gồm ba phần của Krzysztof Kieślowski. + Màu đỏ là màu yêu sách của các nhóm găngxtơ Bloods và Norteño. + Đỏ là từ chỉ loại cá giống Myripristis trong ngôn ngữ Tobi (được sử dụng trên đảo Palau). + An bum Đỏ là an bum của nhóm nhạc rock King Crimson. + Đỏ là màu của quả bóng thấp điểm nhất (1) trong môn snooker. Màu cá hồi Màu cá hồi, hay màu đỏ cá hồi, là màu đỏ-da cam nhạt, có tên gọi theo màu của thịt cá hồi. Màu thịt cá hồi trên thực tế dao động từ gần như trắng tới đỏ thẫm, phụ thuộc vào lượng carôten astaxanthin của chúng; màu "cá hồi" được công nhận rộng rãi là màu nghiêng về phía nhạt hơn là về phía sẫm của khoảng màu này. Màu đỏ tươi Màu đỏ tươi là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào Màu đỏ tươi là màu nằm giữa màu đỏ và màu da cam. Nó đỏ hơn màu đỏ son. Ứng dụng: Thường, màu đỏ tươi là màu của lửa. Nó cũng có thể coi là màu của máu. - Đội xe Ferrari trong đua xe F1 sử dụng màu đỏ tươi. - Màu đỏ tươi là màu biểu tượng cho xứ Wales và cho Vương quốc Anh. - Cảnh sát hoàng gia Canada, (RCMP) mặc áo jacket đỏ tươi như là một phần trong lễ phục của họ. Màu nâu đen Màu nâu đen là chất màu nâu sẫm lấy từ túi mực của con mực, và nó còn được gọi là màu mực hay màu nâu xám sẫm. Màu nâu đen này trong quá khứ được sử dụng như mực viết. Trong những năm cuối thế kỷ 18, giáo sư Jacob Seydelmann từ Dresden đã phát triển một quy trình để chiết và sản xuất dạng đặc hơn để sử dụng trong chế tạo màu nước và sơn dầu. Màu nâu đen cũng là màu ưa thích trong công nghệ nhiếp ảnh; màu này có thể thu được với quy trình rửa ảnh để tạo ra sắc nâu vàng. Ánh đỏ mà chúng ta cho là liên quan đến màu nâu đen thực tế là kết quả của sự mờ dần đi theo thời gian. Do đó, màu nâu đen là một thuật ngữ được định nghĩa rất mơ hồ. Màu bạc Màu bạc là màu xám có ánh kim rất gần với bạc đánh bóng. Trong phù hiệu học không có sự phân biệt rõ ràng giữa màu bạc và màu trắng, được mô tả như là "màu trắng bạc". Cảm nhận thị giác thông thường liên kết với bạc kim loại là do ánh kim loại của nó. Nó không thể tái tạo bằng một màu thuần nhất, vì hiệu ứng ánh kim là do do độ sáng của vật liệu là cái dao động theo góc của bề mặt vật tới nguồn sáng và của người quan sát. Do đó, trong nghệ thuật người ta thường sử dụng sơn kim loại (sơn nhũ) để tạo độ lấp lánh như bạc kim loại. Mẫu màu xám như trong trang này không thể coi như là màu bạc. Màu nâu tanin Màu nâu tanin là màu nâu ánh hung đen. Tên gọi của nó có xuất xứ từ chữ tannum, hay nước ép từ vỏ cây sồi, được sử dụng trong quy trình thuộc da. Kết quả của quy trình này thông thường tạo ra da với màu 'tanin'. Màu xanh mòng két Màu xanh mòng két là màu xanh lá cây ánh xanh lam, với sắc lục nhiều hơn xanh lơ và, vì thế, sẫm hơn. Nó có tên như vậy là do có màu gần với màu lông cánh của mòng két (động vật họ Anatidae giống Anas loài Crecca). Màu xanh Thổ Màu xanh Thổ là màu có giá trị trung bình do pha trộn của màu xanh lam và xanh lá cây. Cảm giác về màu sắc này là nữ tính, ngọt ngào, trong khi đó các sắc thái sẫm hơn thông thường là phức tạp và tao nhã hơn. Nó cũng là màu của khoáng chất phổ biến, có giá trị trong ngành nữ trang. Nó có liên hệ mật thiết với vùng Trung Đông và tây nam nước Mỹ. Thuật ngữ xanh Thổ có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ và màu sắc này hiện diện trong nước biển ven bờ biển nước này. Các từ xanh mòng két, lục-lam và ngọc xanh nước biển là những từ đồng nghĩa với xanh Thổ. Màu đỏ son Màu đỏ son là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Đỏ son là màu rất giống như đỏ. Nó có màu đỏ sáng nhưng có ánh màu da cam rất nhẹ. Gọi là màu đỏ son do màu của một số loại son đỏ rất giống như vậy. Màu tím Màu tím là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào Màu tím có thể còn được gọi là viôlét xuất phát từ tiếng Pháp và tiếng Anh, violet, được gọi như vậy theo màu hoa của cây violet. Màu này được cảm nhận với nhiều sắc thái xanh lam hơn màu tím. Màu xanh crôm Màu xanh crôm là chất liệu màu xanh lá cây ánh xanh lam, là màu của ôxít crôm ngậm nước, có độ bão hòa màu trung bình và tương đối sẫm. Nó được cảm nhận là có màu xanh lá cây nhiều hơn xanh lam. Màu trắng Màu trắng là màu có độ sáng cao nhưng giá trị màu sắc bằng 0. (Chính xác hơn thì nó chứa toàn bộ các màu của quang phổ và đôi khi được mô tả như màu tiêu sắc — màu đen thì là sự vắng mặt của các màu). Cảm giác về ánh sáng trắng có thể được tạo ra bằng cách phối trộn (thông qua một quy trình gọi là "phối trộn bổ sung") của các màu gốc của quang phổ với các cường độ thích hợp: màu đỏ, màu xanh lá cây, màu xanh lam, nhưng cần phải lưu ý rằng việc chiếu sáng thông qua kỹ thuật này có sự khác biệt đáng kể với những nguồn sáng trắng Trong vẽ, nhuộm hay sơn cảm giác về màu trắng có thể được tạo ra theo một trong hai cách sau: phản xạ ánh sáng bao quanh một nền trắng hay sử dụng các chất màu tạo cảm giác màu trắng để vẽ, sơn, nhuộm. Màu trắng khi trộn với màu đen sẽ cho màu xám. Đối với các sinh viên theo học ngành nghệ thuật đồ họa, việc sử dụng màu trắng có thể nảy sinh các vấn đề nào đó, do đó luôn luôn có ít nhất một học trình về việc sử dụng màu trắng trong nghệ thuật. Trong Các màn hình máy tính thông thường có chức năng quản lý nhiệt độ màu, cho phép người sử dụng lựa chọn nhiệt độ màu (thông thường thông qua một tập hợp nhỏ các giá trị cố định trước) của ánh sáng phát xạ khi máy tính cung cấp các tín hiệu điện tử phù hợp với "màu trắng". Tọa độ RGB của màu trắng là (255, 255, 255). Màu vàng Màu vàng là màu sắc của ánh sáng tác động đều lên hai loại tế bào cảm thụ màu đỏ và tế bào cảm thụ màu lục và rất yếu lên tế bào cảm thụ màu lam của mắt người. Theo định nghĩa, một số hỗn hợp đều của ánh sáng màu đỏ và xanh lá cây tạo nên cảm giác màu vàng. Màu vàng là một trong số các màu gốc trong hệ màu CMY (hay CMYK, dùng trong in ấn, sơn, nhuộm, ...), và màu bù của nó là màu xanh lam của hệ màu RGB. Tuy nhiên, vì các đặc trưng của các chất màu hay sơn sử dụng trong quá khứ, các thợ sơn hay họa sĩ thông thường nói tới phần bù của nó là màu tía. Khi màu vàng trộn với màu xanh lá cây, nó tạo thành màu vàng chanh Màu sắc Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng "dài hạn" từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và "ngắn hạn" bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền. Màu sắc của một tia ánh sáng là cảm giác màu mà tia sáng đó gây nên ở mắt người. Màu sắc của các vật thể là màu sắc của ánh sáng xuất phát từ chúng. Danh sách một số màu và tên gọi cụ thể Dưới đây là danh sách một số màu có tên gọi cụ thể. Tên Mẫu Số Hex RGB CMYK¹ HSV Hổ phách #FFBF00 255, 191, 0 0, 25, 100, 0 45, 100, 100 Ametit #9966CC 153, 102, 204 40, 60, 20, 0 270, 50, 80 Xanh berin #7FFFD4 127, 255, 212 50, 0, 17, 0 160, 50, 100 Xanh da trời #007FFF 0, 127, 255 100, 50, 0, 0 210, 100, 100 Be #F5F5DC 245, 245, 220 4, 4, 14, 0 60, 10, 96 Nâu sẫm #3D2B1F 61, 43, 31 0, 30, 49, 76 24, 49, 24 Đen #000000 0, 0, 0 0, 0, 0, 100 0, 0, 0 Xanh lam #0000FF 0, 0, 255 100, 100, 0, 0 240, 100, 100 Nâu #964B00 150, 75, 0 41, 71, 100, 0 30, 100, 59 Da bò #F0DC82 240, 220, 130 6, 14, 49, 0 49, 46, 94 Cam cháy #CC5500 204, 85, 0 20, 67, 100, 0 25, 100, 80 Hồng y #C41E3A 196, 30, 58 0, 85, 70, 23 350, 85, 77 Đỏ yên chi #960018 150, 0, 24 41, 100, 91, 0 350, 100, 59 Men ngọc #ACE1AF 172, 225, 175 21, 0, 19, 12 123, 24, 88 Anh đào #DE3163 222, 49, 99 13, 81, 61, 0 343, 78, 87 Xanh hoàng hôn #007BA7 0, 123, 165 100, 52, 35, 0 195, 100, 65 Xanh nõn chuối #7FFF00 127, 255, 0 50, 0, 100, 0 90, 100, 100 Xanh cô ban #0047AB 0, 71, 171 100, 72, 33, 0 215, 100, 67 Đồng #B87333 184, 115, 51 28, 55, 80, 0 29, 72, 72 San hô #FF7F50 255, 127, 80 0, 50, 69, 0 16, 69, 100 Kem #FFFDD0 255, 253, 208 0, 1, 18, 0 57, 18, 100 Đỏ thắm #DC143C 220, 20, 60 14, 92, 76, 0 348, 91, 86 Xanh lơ #00FFFF 0, 255, 255 100, 0, 0, 0 180, 100, 100 Lục bảo #50C878 80, 200, 120 69, 22, 53, 0 140, 60, 78 Vàng kim loại #FFD700 255, 215, 0 0, 16, 100, 0 51, 100, 100 Xám #808080 128, 128, 128 0, 0, 0, 50 0, 0, 50 Xanh lá cây #00FF00 0, 255, 0 100, 0, 100, 0 120, 100, 100 Vòi voi #DF73FF 223, 115, 255 13, 55, 0, 0 286, 55, 100 Chàm #4B0082 75, 0, 130 71, 100, 49, 0 275, 100, 51 Ngọc thạch #00A86B 0, 168, 107 100, 34, 58, 0 158, 100, 66 Kaki #C3B091 195, 176, 145 24, 31, 43, 0 37, 26, 76 Oải hương #E6E6FA 230, 230, 250 10, 10, 2, 0 240, 8, 98 Vàng chanh #CCFF00 204, 255, 0 20, 0, 100, 0 72, 100, 100 Hồng sẫm #FF00FF 255, 0, 255 0, 100, 0, 0 300, 100, 100 Hạt dẻ #800000 128, 0, 0 0, 50, 50, 50 0, 100, 50 Cẩm quỳ #993366 153, 51, 102 40, 80, 60, 0 330, 67, 60 Hoa cà #c8a2c8 200, 162, 200 22, 36, 22, 0 Lam sẫm #000080 0, 0, 128 100, 100, 50, 0 240, 100, 50 Ochre #CC7722 204, 119, 34 20, 53, 87, 0 30, 83, 80 Ô liu #808000 128, 128, 0 0, 0, 50, 50 60, 100, 50 Da cam #FF7F00 255, 165, 0 0, 35, 100, 0 38, 100, 100 Lan tím #DA70D6 218, 112, 214 15, 56, 16, 0 302, 49, 85 Lòng đào #FFE5B4 255, 229, 180 0, 10, 29, 0 40, 29, 100 Dừa cạn #CCCCFF 204, 204, 255 51, 51, 0, 0 240, 20, 100 Hồng #FFC0CB 255, 192, 203 0, 25, 20, 0 350, 25, 100 Mận #660066 102, 0, 102 0, 100, 0, 60 300, 100, 40 Xanh thủy tinh #003399 0, 51, 153 100, 80, 40, 0 220, 100, 60 Hồng đất #CC8899 204, 136, 153 20, 47, 40, 0 345, 33, 80 Tía #660099 102, 0, 153 60, 100, 40, 0 280, 100, 60 Đỏ #FF0000 255, 0, 0 0, 100, 100, 0 0, 100, 100 Cá hồi #FF8C69 255, 140, 105 0, 45, 59, 0 14, 59, 100 Đỏ tươi #FF2400 255, 36, 0 0, 86, 100, 0 8, 100, 100 Nâu đen #704214 112, 66, 20 0, 41, 82, 56 30, 82, 44 Bạc #C0C0C0 192, 192, 192 0, 0, 0, 25 0, 0, 75 Nâu tanin #D2B48C 210, 180, 140 18, 29, 45, 0 34, 33, 82 Mòng két #008080 0, 128, 128 100, 0, 0, 50 180, 100, 50 Xanh Thổ #30D5C8 48, 213, 200 81, 16, 22, 0 175, 77, 84 Đỏ son #FF4D00 255, 77, 0 0, 70, 100, 0 18, 100, 100 Tím #BF00BF 139, 0, 255 45, 100, 0, 0 273, 100, 100 Xanh crôm #40826D 64, 130, 109 75, 49, 57, 0 161, 51, 51 Trắng #FFFFFF 255, 255, 255 0, 0, 0, 0 0, 0, 100 Vàng #FFFF00 255, 255, 0 0, 0, 100, 0 60, 100, 100 Lưu ý: Các giá trị CMYK ở đây tính theo lý thuyết trong thang độ bách phân. Trên thực tế, các chương trình đồ họa chuyên nghiệp có cách tính hệ số K phức tạp hơn (phụ thuộc cả ba giá trị C, M, Y). CaoInteractive ShareThis Link Summary               dlink=1       t&redlink=1          9      %29   u%29   =edit&redlink=1   9                          

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChi tiết và Ứng dụng các màu (phần 1).pdf