Chế biến bã sắn làm thức ăn dự trữ cho bò sữa

Lượng bã sắn trong quá trình sản xuất tinh bột sắn là khá lớn, trung bình khoảng 45% so với khối lượng sắn nguyên củ. Hàm lượng độc tố HCN trong bã sắn tươi cao (162,40 mg/kg), rất nguy hiểm nếu sử dụng cho trâu bò ăn ngay bã sắn tươi. Bã sắn ủ chua với 0,5% muối (hoặc 0,5% muối+3% rỉ mật) cho chất lượng tốt, rất an toàn khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc (hàm lượng độc tố HCN chỉ còn 5,2 mg/kg).

pdf6 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế biến bã sắn làm thức ăn dự trữ cho bò sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế biến bã sắn làm thức ăn dự trữ cho bò sữa Processing of cassava residue as feed for dairy cattle Mai Thị Thơm1, Bùi Quang Tuấn1 Summary Cassava residue samples were taken from cassava residue stocks in Duonglieu village to determine chemical composition, HCN and aflatoxin contents. In laboratory cassava residue was ensiled with salt and molasses. There were 2 treatments: cassava residue ensiled with 0.5% of salt and cassava residue ensiled with 0.5% of salt plus 3% molasses (on a fresh basis). Measurements taken were fermentation characteristics of silage at 30 days of ensiling. The study showed that cassava residue was very poor in CP and minerals. Sun drying was difficult because fresh cassava residue contained very high moisture levels (>80%). The HCN content was very high in fresh cassava residue (160.4 mg/kg), but decreased rapidly with storing time (8.84 mg/kg after 10 days of storage). The aflatoxin content of sun drying cassava residue was small (33.5àg/kg). Cassava residue ensilled with 0.5% of salt had a white color and that ensiled with 0.5% of salt plus 3% molasses had a light yellow color with a pleasant smell. The pH value of 2 treatments was 3.9, the lactic acid contents were relatively high (0.89 and 1.14%, respectively). Utilization of ensiled cassava residue with 0.5 % salt instead of cassava meal in dairy cow’s ration as an energy source guaranteed high milk production (17.2 kg milk/head/day), decreased feed cost/kg milk (1,549 vs 1,805 VND/kg milk). Key words: cassava residue, dairy cattle 1. Đặt vấn đề Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây l−ơng thực đ−ợc trồng hàng năm ở Việt Nam cũng nh− nhiều n−ớc khác thuộc vùng nhiệt đới trên thế giới. Những năm gần đây, sản xuất lúa gạo ở n−ớc ta phát triển, sản l−ợng lúa gạo sản xuất ra ngày một nhiều hơn nên vai trò l−ơng thực của sắn giảm dần. Sắn trở thành loại cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và bã sắn là nguồn phụ phẩm có khối l−ợng t−ơng đối lớn từ ngành sản xuất này. Trong bã sắn chứa khoảng 8% tinh bột, 15 – 20% xơ thô, do đó có thể tận dụng nguồn bã sắn làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên, độ ẩm trong bã sắn cao, bã sắn rất dễ bị mốc nếu không đ−ợc chế biến kịp thời. Ngoài ra, trong bẵ sắn còn có độc tố cyanogen. Độc tố này có thể gây ngộ độc cho gia súc. Do vậy việc nghiên cứu chế biến bảo quản và sử dụng an toàn nguồn bã sắn cho đàn gia súc rất có ý nghĩa thực tiễn. 2. ph−ơng pháp nghiên cứu Nguồn bã sắn đ−ợc xác định bằng cách khảo sát thực tế các cơ sở chế biến tinh bột sắn thủ công tại địa bàn và từ số liệu thống kê của UBND xã D−ơng Liễu, Cát Quế, Liên Hiệp – nơi có nghề sản xuất tinh bột sắn. Bã sắn đ−ợc đem phân tích thành phần hóa học tại Phòng phân tích thức ăn của khoa CNTY, ĐHNN I theo ph−ơng pháp phân tích của AOAC (1995). Hàm l−ợng độc tố HCN và hàm l−ợng axit hữu cơ trong thức ăn ủ chua đ−ợc phân tích tại Phòng phân tích Viện Chăn nuôi. Hàm l−ợng độc tố aflatoxin B1 đ−ợc phân tích tại Phòng thí nghiệm bộ môn Vệ sinh gia súc, Viện Thú y. Trong điều kiện phòng thí nghiệm bã sắn đ−ợc ủ chua trong các bô can nhựa, còn trong điều kiện sản xuất ở các nông hộ bã sắn đ−ợc ủ chua trong các bao tải dứa có lớp nylon phía trong theo hai công thức sau: Công thức 1: bã sắn ủ với 0,5% muối ăn (theo vật chất t−ơi) Công thức2: bã sắn ủ với 0,5% muối ăn + 3% rỉ mật (theo vật chất t−ơi). Sản phẩm ủ chua đ−ợc đánh giá sau khi ủ mẫu 30 ngày. Các chỉ tiêu để đánh giá là màu sắc, mùi vị, pH, axit hữu cơ. Mẫu đ−ợc chuẩn bị để đo pH theo h−ớng dẫn của Hartley và Jones (1978): cân 5 g mẫu cho vào cốc thuỷ tinh rồi cho thêm 100 ml n−ớc cất, lắc nhẹ và để 15 phút tr−ớc khi đo. Thí nghiệm trên bò sữa đ−ợc tiến hành trong các nông hộ chăn nuôi bò sữa tại Đồng Tháp, Đan Ph−ợng, Hà Tây từ tháng 1/2005 đến tháng 4/2005. Trong thí nghiệm này bã sắn ủ chua đ−ợc dùng nh− là nguồn cung cấp năng l−ợng thay cho bột sắn trong thức ăn tinh hỗn hợp (phối trộn theo h−ớng dẫn của hãng Guymarch). Bò sữa thí nghiệm đ−ợc nuôi trong 4 hộ gia đình, mỗi hộ 2 con. Nhu cầu về các chất dinh d−ỡng của bò sữa đ−ợc đáp ứng theo tiêu chuẩn ăn của NRC (2001). Thời gian chuẩn bị thí nghiệm 15 ngày, thời gian thu thập số liệu 2 tháng. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm và khẩu phần ăn của bò sữa Chỉ tiêu Đối chứng Thí nghiệm Số l−ợng bò (con) 4 4 Khối l−ợng bò(kg/con) 515 ± 8 518 ± 11 Chu kì tiết sữa 2 - 5 2 -5 Tháng tiết sữa 2 - 4 2 - 4 Năng suất sữa tr−ớc thí nghiệm 20,7 ± 0,3 21,0 ± 0,4 Cỏ tự nhiên (hoặc cỏ voi, cây ngô ...) ăn tự do ăn tự do Cám Guyo (g/kg sữa) 60 60 Bột ngô (g/kg sữa) 160 160 Bột sắn (g/kg sữa) 180 0 Bã sắn ủ chua với 0,5% muối ăn (kg/kg sữa) 0 1 Thời gian thí nghiệm (tháng) 2 2 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Xác định nguồn bã sắn, thành phần hoá học của bã sắn Nguồn bã sắn tại địa bàn nghiên cứu Tại các xã D−ơng Liễu, Cát Quế, huyện Hoài Đức và Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ của tỉnh Hà Tây, nghề chế biến nông sản phát triển mạnh. Khoảng 2/3 số hộ trên địa bàn có nghề chế biến nông sản, khoảng 3450 số hộ chế biến tinh bột sắn và tinh bột dong, hàng năm sản xuất một l−ợng rất lớn tinh bột sắn và tinh bột dong (bảng 2). Bảng 2. Tình hình chế biến nông sản và l−ợng bã sắn −ớc tính của địa bàn Chỉ tiêu Xã D−ơng Liễu Xã Cát Quế Xã Liên Hiệp Số hộ gia đình (hộ) 2.553 2.673 2.075 Số hộ sản xuất, chế biến nông sản (hộ) 1.800 1500 1200 Số hộ sản xuất tinh bột sắn, dong (hộ) 1.400 1200 850 L−ợng tinh bột sắn sản xuất (tấn/năm) 60.000 45.000 35.000 L−ợng tinh bột dong sản xuất (tấn/năm) 20.000 10.000 5.000 L−ợng bã sắn (tấn CK/năm) 57.600 40.500 33.600 (Nguồn UBNN xã D−ơng Liều, Cát Quế, Liên Hiệp, 2004) Tinh bột sắn đ−ợc chế biến theo qui trình: củ sắn t−ơi đ−ợc rửa sạch, nghiền nhỏ, lọc qua một số bể để loại bỏ bã và thu tinh bột. L−ợng bã sắn thu đ−ợc từ chế biến tinh bột sắn t−ơng đối lớn. Theo Lê Viết Ly và cộng sự (2004), từ 1000 kg sắn củ t−ơi thu đ−ợc 200 kg tinh bột sắn và 180 kg bã sắn khô. Kết quả khảo sát l−ợng bã sắn từ 60 cơ sở sản xuất cũng cho thấy từ 1000 kg sắn củ t−ơi thu đ−ợc 192,1± 1,13 kg tinh bột sắn và 185,3 ± 2,92 kg bã sắn khô. Thành phần hóa học của củ sắn và bã sắn ẩm độ của bã sắn t−ơi rất cao (trên 80%) nên rất dễ bị hỏng, phơi khô mất nhiều thời gian, nấm mốc dễ phát triển trong quá trình phơi khô. Mùa vụ chế biến tinh bột sắn lại đúng vào thời gian mùa đông, đôi khi m−a phùn kéo dài. Do vậy việc nghiên cứu tìm biện pháp bảo quản đ−ợc nguồn bã sắn an toàn, phù hợp với điều kiện của ng−ời dân là rất cần thiết. Phân tích cho thấy điểm nổi bật về thành phần hoá học của củ sắn và bã sắn là rất nghèo protein thô do vậy khi sử dụng các sản phẩm này với tỷ lệ đáng kể trong khẩu phần cần chú ý bổ sung thêm nguồn thức ăn giàu protein. Tỷ lệ xơ thô trong bã sắn thấp, kết hợp với việc bã sắn lại đ−ợc nghiền nhỏ (giảm sự nhai lại của trâu bò) nên phải có biện pháp nuôi d−ỡng thích hợp để pH dạ cỏ không hạ xuống quá thấp. Củ sắn và các sản phẩm từ sắn cũng rất nghèo các chất khoáng nên cũng cần l−u ý bổ sung premix khoáng để đáp ứng nhu cầu khoáng của gia súc (bảng 3). Bảng 3. Thành phần hoá học của củ sắn và bã sắn (% CK) Nguyên liệu CK (%) Protein thô Lipit thô Xơ thô NDF KTS Ca P Sắn t−ơi cả vỏ 40,45 3,70 0,90 3,51 5,79 3,60 0,11 0,11 Sắn lát khô 88,20 3,10 0,94 2,30 3,69 2,01 0,20 0,06 Bột sắn 88,12 3,55 0,51 2,72 5,56 2,85 0,15 0,15 Bã sắn t−ơi 14,35 2,02 0,55 10,52 18,60 1,88 0,27 0,06 Bã sắn khô 85,30 2,29 1,17 9,37 15,94 2,07 0,37 0,07 Hàm l−ợng độc tố trong củ sắn và bã sắn Bã sắn là phụ phẩm rất dễ lên men, chỉ sau 7 ngày bảo quản pH đã hạ xuống 4,6 và sau 10 ngày là 4,4. Trong điều kiện này bã sắn sẽ không bị mốc, hàm l−ợng độc tố HCN giảm rõ rệt, giá trị dinh d−ỡng của bã sắn sẽ đ−ợc bảo tồn. Bảng 4. Hàm l−ợng độc tố trong củ sắn và bã sắn Nguyên liệu n pH HCN (mg/kg) aflatoxin B1 (àg/kg) Củ sắn t−ơi cả vỏ 3 - 200,35 - Bã sắn khô 3 - 78,00 33,5 Bã sắn t−ơi 3 6,0 162,40 âm tính Bã sắn lớp trong đống sau 3 ngày bảo quản 3 5,2 110,40 âm tính Bã sắn lớp trong đống sau 7 ngày bảo quản 3 4,6 10,60 âm tính Bã sắn lớp trong đống sau 10 ngày bảo quản 3 4,4 8,84 âm tính Bã sắn lớp trong đống sau 60 ngày bảo quản 3 4,0 6,28 âm tính Bã sắn lớp ngoài đống sau 10 ngày bảo quản 3 4,7 - âm tính Bã sắn lớp ngoài đống sau 60 ngày bảo quản 3 4,5 - âm tính Bã sắn ủ chua với 0,5% muối 3 3,9 5,20 - Bã sắn ủ chua với 0,5% muối + 3% rỉ mật 3 3,9 5,20 - Bảng 4 cho biết hàm l−ợng độc tố HCN trong củ sắn t−ơng đối cao (200,35 mg/kg), và nh− vậy chỉ cần 4-8 kg củ sắn cũng đủ gây độc cho trâu bò. Ninh Thị Len (2001) cho rằng hàm l−ợng độc tố HCN trong bã sắn t−ơi do hoà tan trong n−ớc khi chế biến tinh bột sắn sẽ thấp hơn nhiều so với sắn cả củ, chỉ khoảng 185 mg/kg chất khô. Kết quả phân tích trình bày trong bảng 4 cho thấy hàm l−ợng độc tố HCN trong bã sắn t−ơi cao (162,40 mg/kg), thấp hơn trong sắn cả củ. Độc tố HCN trong củ sắn chủ yếu tập trung trong phần vỏ và phần lõi củ mà 2 phần này còn lại trong bã sắn nên mặc dù có sự hoà tan trong n−ớc khi chế biến nh−ng độc tố HCN vẫn cao trong bã sắn t−ơi. Từ kết quả trên, giải thích hiện t−ợng trâu bò ăn bã sắn bị chết có thể do trâu bò ăn phải bã sắn t−ơi có HCN. Liều HCN gây chết đối với trâu bò là 2 - 4 mg/kg khối l−ợng cơ thể(Makkar và CS, 1991). Nh− vậy chỉ cần 5-10 kg bã sắn t−ơi đủ để làm cho trâu bò chết. Nếu cho trâu bò ăn bã sắn đã qua một thời gian bảo quản, hoặc bã sắn ủ chua thì sẽ không có nguy cơ ngộ độc HCN. Kết quả nuôi thí nghiệm bò sữa tại Đồng Tháp (Đan Ph−ợng) và D−ơng Liễu (Hoài Đức) với 25 kg bã sắn ủ chua/con/ngày đã không có ảnh h−ởng xấu đến sức khoẻ cũng nh− năng suất sữa của bò sữa. Hoặc do sử dụng bã sắn nhiều trong khẩu phần ăn cho trâu bò không có thức ăn thô trong mùa khô (nhiều cơ sở chăn nuôi bò sữa rất thiếu thức ăn thô trong mùa khô) thì chắc chắn sẽ dẫn đến axit dạ cỏ làm cho trâu bò bị chết. Điều này có thể đ−ợc khắc phục nếu cho trâu bò ăn một l−ợng nhất định thức ăn thô có cấu trúc (nh− rơm khô, thân cây ngô sau thu bắp ...) để làm tăng sự nhai lại, tăng tiết n−ớc bọt, giúp trung hoà axit trong dạ cỏ. Bã sắn phơi khô trong điều kiện thời tiết tốt, có hàm l−ợng aflatoxin B1 là 33,5 àg/kg, nằm trong phạm vi cho phép (hàm l−ợng độc tố aflatoxin B1 tối đa đối với sắn khô là 50 àg/kg). Do bay hơi khi phơi khô nên hàm l−ợng độc tố HCN chỉ còn 78 mg/kg, không nguy hiểm khi sử dụng làm thức ăn gia súc. 3.2. Đánh giá chất l−ợng bã sắn ủ chua Bã sắn ủ chua với 0,5% muối có màu trắng nh− bã ban đầu, mùi chua dễ chịu, còn bã sắn ủ với 0,5% muối + 3% rỉ mật có màu hơi vàng - màu của rỉ mật, mùi chua dễ chịu. Đây là những dấu hiệu thể hiện phẩm chất thức ăn ủ chua tốt. Cả 2 công thức ủ chua trên đều cho chất l−ợng thức ăn ủ chua tốt (bảng 5). Tuy nhiên việc thêm 3% rỉ mật sẽ làm cho chất l−ợng thức ăn ủ chua tốt hơn. Bảng 5. Giá trị pH và thành phần axit hữu cơ của bã sắn ủ chua Công thức ủ chua pH A. lactic (%) A. axetic (%) A. butyric (%) Bã sắn ủ với 0,5% muối 3,9 0,89 0,23 0,01 Bã sắn ủ với 0,5% muối+3% rỉ mật 3,9 1,14 0,13 - 3.3. Sử dụng bã sắn nuôi bò sữa Bã sắn ủ chua với 0,5% muối ăn có mùi chua dễ chịu, bò rất thích ăn. Cho bò ăn thức ăn này với khối l−ợng 1 kg/kg sữa, bò ăn hết. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc thay thế nguồn cung cấp năng l−ợng bột sắn bằng bã sắn ủ chua không có ảnh h−ởng rõ rệt đến năng suất cũng nh− chất l−ợng sữa của bò thí nghiệm. Do bã sắn ủ chua có giá thành rất thấp (70 đ/kg) nên tiền chi phí thức ăn/kg sữa ở lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng (bảng 6). Bảng 6. Năng suất, chất l−ợng và giá thành của sữa bò ở 2 lô thí nghiệm Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN Năng suất sữa (kg/ ngày) 17,5 ± 0,4 17,3 ± 0,4 Mỡ sữa (%) 3,83 ± 0,14 3,8 ± 0,1 Protein sữa(%) 3,47 ± 0,05 3,41 ± 0,05 Lactoza (%) 5,20 ± 0,01 5,17 ± 0,05 Băng điểm - 0,53 - 0,55 Chi phí thức ăn/kg sữa (VN đồng) 1805 1549 4. Kết luận L−ợng bã sắn trong quá trình sản xuất tinh bột sắn là khá lớn, trung bình khoảng 45% so với khối l−ợng sắn nguyên củ. Hàm l−ợng độc tố HCN trong bã sắn t−ơi cao (162,40 mg/kg), rất nguy hiểm nếu sử dụng cho trâu bò ăn ngay bã sắn t−ơi. Bã sắn ủ chua với 0,5% muối (hoặc 0,5% muối+3% rỉ mật) cho chất l−ợng tốt, rất an toàn khi sử dụng làm thức ăn cho gia súc (hàm l−ợng độc tố HCN chỉ còn 5,2 mg/kg). Nấm mốc chỉ phát triển trong quá trình phơi khô bã sắn, hàm l−ợng độc tố aflatoxin B1 nhỏ trong bã sắn phơi khô ở điều kiện thời tiết tốt (33,5 àg/kg). Sử dụng bã sắn ủ chua nuôi bò sữa rất tốt, an toàn, giảm chi phí thức ăn cho sản xuất sữa (1.549 vs 1.805 đồng/kg sữa). Tài liệu tham khảo Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất của xã D−ơng Liễu năm 2004. Hartley, R. D. and E. C. Jones (1978). Effect of aqueous ammonia and other alkalis on the in-vitro digestibility of barley straw. J. Sci. Food Agric. 29, 92 - 98. Lê Viết Ly, Lê Văn Liễn, Bùi Văn Chính, Nguyễn Hữu Tào (2004). Phát triển chăn nuôi bền vững trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. NXB NN. Tr. 100 - 103. Makkar H.P.S. (1991). Antinutritional factors in animal feedstufs – mode of actions. Int. J. Anim. Sci. 6. 88 – 94. Ninh Thi Len (2001). Evaluation of chicken manure and cassava residue as feed for fattenig F1 pigs under village conditions in north Vietnam. M.Sc. thesis. NRC (1989). Nutrient requirements of domestic animals. No.3. Nutrient requirements of dairy cattle, 6th rev. ed., National Academy press, Washington D.C.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcongnghetp_55_7746.pdf