Chay Bắc Bộ

Công dụng: Quả chín ăn được: có thể ăn sống hoặc nấu canh ăn (canh chua) ăn quả lúc còn tươi hoặc phơi khô để ăn dần. Quả chay chín (5 - 7 quả) ăn hoặc ép nước uống dùng đề chữa nóng phổi, mỏi gối, rong kinh, bạch đới, chảy máu mũi, ho ra máu, đau họng, dạ dày thiếu toan, trị chứng kém ăn (có thể dùng quả chay ép lấy nước uống). Vỏ và rễ dùng nhai với trầu, chữa rong kinh, bạch đới, mỏi gối, đau lưng, có tác dụng làm chắc chân răng. Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu, thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá tốt và ăn ngon miệng. Quả còn xanh chứa solasodin; dịch quả chứa dimethyl nitro samin và nhiều nitro samin. Lá có nhiều protein và calcium. Từ năm 1994, Viện Quân Y 108 đã dùng lá chay bắc bộ làm thuốc chữa bệnh liệt, bệnh nhược cơ và thu được kết quả tốt.Những nghiên cứu gần đây của Trần Văn Sung và cộng sự (2000) đã phát hiện trong lá chay bắc bộ có chứa một số hợp chất triterpenoid (như 3- acetoxy- oleane-9, 12 - diên, 3 - acetoxy - 30 – nor lupane - one, belulonic acid .) và flavonoid glucosid có hoạt tính sinh học cao. Những thử nghiệm invitro và invivo cho biết, một số hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng HIV, kháng ung thư và điều hòa miễn dịch .

pdf9 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chay Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHAY BẮC BỘ Công dụng: Quả chín ăn được: có thể ăn sống hoặc nấu canh ăn (canh chua) ăn quả lúc còn tươi hoặc phơi khô để ăn dần. Quả chay chín (5 - 7 quả) ăn hoặc ép nước uống dùng đề chữa nóng phổi, mỏi gối, rong kinh, bạch đới, chảy máu mũi, ho ra máu, đau họng, dạ dày thiếu toan, trị chứng kém ăn (có thể dùng quả chay ép lấy nước uống). Vỏ và rễ dùng nhai với trầu, chữa rong kinh, bạch đới, mỏi gối, đau lưng, có tác dụng làm chắc chân răng. Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu, thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá tốt và ăn ngon miệng. Quả còn xanh chứa solasodin; dịch quả chứa dimethyl nitro samin và nhiều nitro samin. Lá có nhiều protein và calcium. Từ năm 1994, Viện Quân Y 108 đã dùng lá chay bắc bộ làm thuốc chữa bệnh liệt, bệnh nhược cơ và thu được kết quả tốt.Những nghiên cứu gần đây của Trần Văn Sung và cộng sự (2000) đã phát hiện trong lá chay bắc bộ có chứa một số hợp chất triterpenoid (như 3- acetoxy- oleane-9, 12 - diên, 3 - acetoxy - 30 – nor lupane - one, belulonic acid...) và flavonoid glucosid có hoạt tính sinh học cao. Những thử nghiệm invitro và invivo cho biết, một số hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng HIV, kháng ung thư và điều hòa miễn dịch... Hình thái: Cây gỗ trung bình hay nhỏ, cao khoảng 20-25 m, đường kính có thể tới 30 cm hay hơn. Tán xòe rộng. Vỏ màu nâu xám, thịt hồng và có nhựa mủ trắng. Cành có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá to, mọc so le thành hai hàng, hình mác hay hình trái xoan, dài 20 - 25 cm, rộng 9 - 12 cm hay hơn, đầu có mũi nhọn, góc tù, khi già nhẵn ở mặt trên, các gân ở mặt dưới có lông hung, ngắn. Gân thứ cấp 10 -12 đôi, nổi ở mặt dưới, gân tam cấp nhỏ, hình mạng, nổi. Cuống khá mảnh, có lông, dài 2 cm hay hơn. Lá kèm nhỏ. Cụm hoa đực ở nách lá, thuôn, hơi cong, dài 10 - 20 mm, rộng 8 - 12 mm, cuống mảnh dài 10 - 15 mm. Hoa đực nhiều, lá bắc hình khiên, lá đài 3 hình trứng ngược; nhị 1 . Cụm hoa cái hình trứng ngược, dài 15 mm, rộng 12 mm, có cuống tới 1 cm. Hoa cái thưa, có lông trên khắp bề mặt; đài dính thành ống, đỉnh có lỗ nhỏ cho vòi thoát ra. Quả phức gần tròn, cuống ngắn, màu xanh, có vỏ nhiều mụt, khi chín màu vàng, thịt quả đỏ. Hạt màu trắng sữa, tròn, khoảng 1 cm, chứa nhiều nhựa dính. Phân bố: - Việt Nam: Là loài cây gần đặc hữu của Việt Nam. Phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh phía Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình…hiện được trồng ở nhiều tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. - Thế giới: Mới gặp ở Nam Trung Quốc. Đặc điểm sinh học: Chay bắc bộ là loài cây mọc nhanh, ưa sáng và ẩm, thường mọc trong rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh mới bị tác động ở mức độ yếu hoặc trung bình. Thường gặp ở ven rừng, chân núi hay ven sông suối, trên các loại đất feralit, đất sung tích, có tầng đất sâu dày, nhiều mùn và thoát nước tốt. . . chỉ gặp ở độ cao dưới 700 m so với mặt biển. Chay thường chiếm tầng cây gỗ thứ 2 của rừng, cùng với lim xẹt, phay, chẹo; tầng trên là sấu, gội, lim, sến...Nhân dân vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ thường trồng chay trong vườn cùng mít, nhãn, cam, chanh.... Do có tán xoè rộng, ảnh hưởng đến các cây trồng bên dưới, nên chay chỉ được trồng ở nơi vườn có diện tích lớn. Nếu muốn trồng rau hay cây nông nghiệp bên dưới người dân phải chặt cây chay để mở sáng cho cây khác trong vườn. Chay tái sinh bằng hạt và chồi đều tốt. Nếu bị chặt, từ gốc sẽ nảy lên rất nhiều chồi. Thường phải tỉa bớt, chỉ để lại 1 - 2 chồi cho phát triển thành cây. Mùa hoa tháng 4 - 5, mùa quả tháng 6 - 7. CHÈ ĐẮNG Công dụng: Chè đắng với tên "Khổ đinh trà", tên thương hiệu là “chè đắng Đại Tân” hay "chè Vạn Thừa" đã được dùng từ rất lâu đời ở Trung Quốc. Hiện nay loại trà này được xuất sang Nhật Bản, Malaysia... Lá chè đắng có chứa các chất cunding, vitamin nhóm B, C28H43OH... Bộ môn Dược trường Đại học dược Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng một số nhóm chất trong lá chè đắng mọc tại Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong chè đắng có chứa các hợp chất thuộc 5 nhóm chất: saponin, flavonoid, polysaccharid, carotenoid và các acid hữu cơ. Đây là những nhóm chất có nhiều tác dụng sinh học quan trọng và từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Trước kia chè đắng được dùng để cung tiến vua và được coi là của ngon, vật lạ. Theo kinh nghiệm dân gian chè đắng có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, an thần, trợ tim; kích thích tiêu hóa, tăng tuổi thọ nếu dùng thường xuyên. Theo tài liệu Trung Quốc, chè đắng được coi là loại thức uống lưỡng dụng, vừa giải khát, vừa làm thuốc giảm đau, kháng khuẩn, chữa động kinh, huyết áp, tim mạch và giúp tiêu hóa. Ở Trung Quốc sản phẩm chè đắng búp khô có giá gốc khoảng 800 nhân dân tệ/kg. Đây là mặt hàng được tiêu thụ mạnh. Tại Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan, giá chè đắng còn cao hơn nhiều. Lá già có thể phơi khô dùng hãm như trà, uống rất tốt, chỉ cần 1-2 lá pha với nước sôi, dùng suốt cả ngày. Hình thái: Cây gỗ lớn cao 20-30 m, đường kính 50-100 cm; thân thẳng; vỏ xám nhiều lỗ vỏ và địa y bao phủ; thịt vỏ vàng, có sạn nhẹ và có mùi thơm. Cây phân cành cao; cành non mập và có màu xanh bóng. Lá đơn, mọc cách, dài, phiến lá hình bầu dục hay hình mác, mặt trên màu lục sẫm và láng bóng, mặt dưới lục nhạt, 2 mặt nhẵn; lá non màu hàng nhạt hay tím; kích thước lá thay đổi nhiều; lá ở chồi non kích thước 15-25 x 6-10 cm; lá ở cây trưởng thành 12-17 x 5-6 cm; cá biệt có lá 27-31 x 10-13 cm; mép lá có răng. Nhỏ tù và đầu có màu đen gân cấp hai 10-14 đôi; cuống lá dài 1,5-2 cm, màu tím.Cây đơn tính khác gốc, hoa mọc thành cụm ở nách lá. Cụm hoa đực có trục dài 1 cm, dạng ngù, mang 20 - 30 hoa; lá đài 4; cánh hoa 4; nhị đực 4. Cụm hoa cái dạng chùm giả, gồm 3-9 hoa, có cuống dài 4 - 6 mm. Quả hạch gần hình cau, đường kính 1 cm hay nhỏ hơn, cuống quả 2-3 mm, khi non xanh thẫm, khi chín màu đỏ, chứa 3-4 hạt. Hạt hình trái xoan thuôn dài 7 mm, rộng 4 mm. Phân bố: - Việt Nam: Ở các tỉnh Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang (Yên Minh,Phó Bảng), Cao Bằng (Hạ Lang, Thạch An, Nguyên Bình, Quảng Hòa), Lạng Sơn (Tràng Định), Hòa Bình (Mai Châu, Lạc Thủy), Ninh Bình (Cúc Phương), nhưng tập trung nhất ở các huyện của Cao Bằng. Tại đây đã gặp chè đắng mọc tự nhiên ở xã Thái Đức (huyện Hạ Lang), xã Đức Xuân (huyện Thạch An), xã Mai Long (huyện Nguyên Bình), xã Mỹ Hưng và Tiên Thành(huyện Quảng Hòa). Điều tra ban đầu ở huyện Thạch An, ước tính mỗi xã có khoảng 10.000 cây chè đắng mọc hoang dại. Riêng xã Đức Xuân có khoảng 50.000 cây. Năm 2005, tỉnh Cao bằng có kế hoạch phát triển vùng cây chè đắng với diện tích khoảng 1.000-2.000 ha. - Thế giới: Ở Trung Quốc, chè đắng có tên là Khổ đinh trà và phân bố ở các tỉnh phía Nam như: Quảng Đông, QuảngTây, Vân Nam. Tại tỉnh Quảng Tây, cây phân bố nhiều ở huyện Đại Tân và rải rác ở các huyện Long An, Long Châu, Ninh Minh, Thượng Lâm, Mã Sơn, Phố Bắc. Sở dĩ có tên này vì nó được gây trồng đầu tiên ở thôn Khổ Đinh, xã Long Môn, huyện Đa Mộc của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngoài ra chè đắng còn phân bố ở Nhật Bản và Malaysia. Đặc điểm sinh học: Chè đắng phân bố ở độ cao trên 400 - 600 m, trong các loại rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, phát triển ở sườn và chân các núi đá vôi hay trên đất phong hóa từ đá vôi. Cây trung tính, thiên về ưa bóng, thường xanh; và khí hậu ẩm mát, nhiệt độ bình quân năm trên 20 - 220C , lượng mưa 1.500 - 2.000 mm; độ ẩm cao. Thường mọc ở chân núi và gò đồi; trên các loại đất feralít có tầng dày trung bình, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, thoát nước, ít chua. Cây tái sinh chồi mạnh, đặc biệt là tái sinh bằng chồi cành rất tốt. Trong rừng, chè đắng thường mọc lẫn với sâng, sấu, trám .... Hiện nay chè đắng đã được trồng ở nhiều nơi của Việt Nam kể cả vùng trung du và đồng bằng. Mùa hoa tháng 2 - 4; mùa quả tháng 6 - 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChay bắc bộ.pdf
Tài liệu liên quan