Chẩn đoán, bảo dưỡng, kiểm định ô tô

PHẦN 1 KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN Ô TÔ Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẨN ĐOÁN ÔTÔ 1.1. KHÁI NIỆM 1.1.1. Trạng thái kỹ thuật và chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô Trạng thái kỹ thuật của xe ô tô được hiểu là tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết và hệ thống của xe. Nó được thể hiện thông qua một tập hợp các thông số trạng thái (gồm thông số cấu trúc, thông số làm việc - thể hiện đặc tính làm việc) các bộ phận của xe. Đánh giá trạng thái kỹ thuật của xe tức là đánh giá tình trạng kỹ thuật của các hệ thống, cụm chi tiết và chi tiết của xe. Trạng thái kỹ thuật của xe thay đổi thường xuyên theo hướng xấu đi trong quá trình sử dụng do mòn, mỏi, lão hóa của các chi tiết, cụm chi tiết và hệ thống. Nếu xe ở tình trạng kỹ thuật kém, không đảm bảo các yêu cầu về khả năng làm việc và tính năng an toàn sẽ không đạt các tiêu chuẩn kiểm định và sẽ không được phép lưu hành. Nếu có chi tiết hay cụm chi tiết, hệ thống nào đó hoạt động không bình thường , bị hư hỏng không thể làm việc được thì xe ở trạng thái sự cố, hỏng hóc cần được bảo dưỡng, khắc phục, sửa chữa. Trong quá trình khai thác sử dụng ô tô chúng ta thường xuyên phải theo dõi tình trạng hoạt động của ô tô, xác định trạng thái kỹ thuật hiện thời của ô tô (xác định trực tiếp hoặc chẩn đoán trạng thái ô tô), chăm sóc, bảo dưỡng kỹ thuật cho ô tô và sửa chữa ô tô. Xác định trạng thái kỹ thuật hiện thời của ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm kỹ thuật tốt cho xe, đảm bảo an toàn và kinh tế vận hành của xe, kéo dài tuổi thọ của xe. Việc này thường được thực hiện trước khi xe được phép lưu hành hoặc quyết định các nội dung sửa chữa. Xác định trạng thái kỹ thuật ô tô được thực hiện theo hai phương pháp. Phương pháp trực tiếp, tức là tháo rời ô tô và các cụm chi tiết, kiểm tra, đo đạc,thử nghiệm (test), . và đánh giá trạng thái kỹ thuật. Phương pháp chẩn đoán, tức không tháo rời mà thông qua thử nghiệm, thăm dò, phân tích các hiện tượng, biểu hiện thu thập được để đánh giá, xác định tình trạng kỹ thuật của ô tô. Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, cụm chi tiết và hệ thống của xe. Chẩn đoán kỹ thuật ô tô nhằm mục đích: dự báo khả năng làm việc, khẳng định khả năng làm việc tốt, an toàn của xe; phát hiện các chi tiết hay hệ thống ở tình trạng kỹ thuật kém, cần phải bảo dưỡng; phát hiện sự cố, hỏng hóc để khắc phục sửa chữa. Kết quả của chẩn đoán là tình trạng kỹ thuật của xe và các khuyến cáo kèm theo để đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt cho xe. 2 Đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe là phân tích các thông tin về sự hoạt động của xe và các bộ phận của nó, sử dụng các suy luận lô gíc để đưa ra các kết luận về tình trạng kỹ thuật của xe. Kết luận này nói chung là có độ sai, vì nó được xác định bằng cách “đoán”. Để có thể đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe, trước hết cần phải có nhiều thông tin về sự làm việc của xe và các bộ phận của nó. Do vậy trong quá trình chẩn đoán cần thực hiện nhiều thử nghiệm, dùng các thiết bị hỗ trợ để có được đủ thông tin (hoặc càng nhiều càng tốt). Các thiết bị chẩn đoán là một phần không thể thiếu của quá trình chẩn đoán. Nếu có nhiều thông tin về sự làm việc của xe nhưng thiếu khả năng suy luận lô gíc thì kỹ thuật viên cũng không thể chẩn đoán trạng thái của xe. Kỹ thuật viên chỉ có thể có được suy luận lô gíc sắc bén, hiệu quả cao trên cơ sở hiểu biết về cấu tạo, quá trình làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự làm việc của các bộ phận của xe. Vì vậy kiến thức chuyên gia và kinh nghiệm về xe cũng là yếu tố không thể thiếu của quá trình chẩn đoán. Trước đây, và cho đến hiện nay, người ta thường dùng ba phương pháp chẩn đoán là chẩn đoán bằng kinh nghiệm (phân tích các biểu hiện bên ngoài), chẩn đoán bằng phân tích dấu vết (phân tích dầu bôi trơn, đo nhiệt độ nước làm mát, .) và chẩn đoán bằng cách mô hình hóa (dùng các lô gíc để mô hình hóa và suy luận). Ngày nay ô tô bao gồm các cụm, hệ thống cơ điện tử trên ô tô hiện đại rất phức tạp nên kỹ thuật chẩn đoán cũng rất phức tạp. Ô tô hiện đại đều có hệ thống tự theo dõi phát hiện sự cố hỏng hóc, cảnh báo trình trạng sự cố và báo nội dung sự cố để việc theo dõi, đánh giá tình trạng kỹ thuật và xác định nguyên nhân hỏng hóc được thuận lợi, nhanh chóng (chức năng tự chẩn đoán và cảnh báo tình trạng sự cố). .

pdf121 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 8433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chẩn đoán, bảo dưỡng, kiểm định ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át. Nên phải dựa theo quãng đường hoặc thời gian xe chạy. Ví dụ thay thế (Cho xe Corolla ở thị trường chung): Động cơ xăng: Sau mỗi 40,000 km hay 80,000 km Động cơ diesel: Sau mỗi 20,000 km hay 2 năm. • Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng cho từng loại xe, do chu kỳ thay thế có thể thay đổi theo kiểu xe và điều kiện sử dụng của xe. 1.11. Van PCV (Thông hơi hộp trục khuỷu) Van PCV là gì? Nó là một trong những thiết bị để kiểm sóat khí xả và đốt cháy lại khí lọt. Tầm quan trọng của việc kiểm tra van PCV Nếu van PCV bị tắc, khí lọt sẽ không được đưa vào đường ống nạp và nó được xả ra không khí. Nó cũng sẽ hòa lẫn với dầu động cơ và làm biến chất dầu. Chu kỳ kiểm tra Kiểm tra: Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm. Chú ý 89 Khí này có chứa một lượng lớn khí HC chưa cháy, nó lọt ra từ khe hở giữa xécmăng và thành xylanh xuống hộp trục khuỷu. 1.12. Bộ lọc than hoạt tính Bộ lọc than hoạt tính là gì? Đây là một thiết bị để ngăn không cho hơi nhiên liệu từ bình thóat ra khí quyển. Tầm quan trọng của bộ lọc than hoạt tính Khi van một chiều bị kẹt, nó sẽ không hoạt động đúng. Sau đó khí sẽ bị bay hơi vào khí quyển. Chu kỳ kiểm tra Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm. 1.13. Kiểm tra điều chỉnh hỗn hợp không tải Hỗn hợp không tải là gì? Hỗn hợp không khí – nhiên liệu được điều chỉnh trong khi chạy không tải để giữ cho động cơ hoạt động ổn định. Nếu hỗn hợp không tải sai • Tính ổn định hoạt động của động cơ sẽ giảm đi. • Một lượng khí CO/HC xả ra sẽ tăng lên. Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm. 90 2. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH Mô tả chung Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ hay dừng xe đang chuyển động, hay ngăn không cho xe bị trôi khi đang dừng hoặc đỗ. Nếu hệ thống phanh bị hỏng, sẽ cực kỳ nguy hiểm vì không thể giảm tốc độ được khi đang chạy xe. Do đó, việc bảo dưỡng hệ thống phanh là cần thiết. Các hạng mục bảo dưỡng liên quan đến hệ thống phanh như sau; • Bàn đạp phanh; • Cần phanh tay; • Phanh đĩa; • Phanh trống; • Dầu phanh ;• Đường ống phanh. 2.1. Bàn đạp phanh Tầm quan trọng của việc điều chỉnh bàn đạp phanh • Hiệu chỉnh hành trình của bàn đạp phanh là cần thiết để đạt được lực phanh đủ lớn. • Điều chỉnh phanh sao cho nó không bị bó phanh hay kẹt phanh khi không đạp phanh. Các mục kiểm tra 1.Tình trạng bàn đạp 2. Độ cao bàn đạp 3. Hành trình tự do bàn đạp 4.Khoảng cách dự trữ của bàn đạp • Chức năng của trợ lực phanh Chu kỳ kiểm tra Sau mỗi 10,000 km hay 06 tháng. 2.2. Cần phanh tay Tầm quan trọng của việc điều chỉnh cần phanh tay 1. Khi hành trình của cần phanh tay qúa lớn. Phanh sẽ có hiệu quả rất thấp. 2. Khi hành trình của cần phanh tay quá nhỏ. Có khả năng phanh tay sẽ bị bó (Phanh tay ở trong trạng thái nửa phanh) Chu kỳ kiểm tra Sau mỗi 10,000 km hay 06 tháng 91 2.3. Phanh đĩa Tầm quan trọng của việc thay má phanh đĩa Khi các má phanh đĩa bị mòn, đĩa phanh và phần lưng của má phanh sẽ chạm trực tiếp vào nhau, làm hỏng đĩa phanh. Chu kỳ kiểm tra • Có thể xác định được bằng quan sát. Sau mỗi 10,000 km hay 06 tháng • Khi chiều dày còn lại của má phanh giảm xuống dưới 1.0 mm, hãy thay chúng. Miếng báo mòn má phanh Nó được lắp ở phần lưng của má phanh. Khi miếng báo mòn má phanh chạm vào đĩa phanh, nó sẽ tạo ra tiếng kêu để bảo cho lái xe rằng má phanh đã mòn đến giới hạn. 2.4. Phanh trống Tầm quan trọng của việc thay thế má phanh trống • Khi má phanh bị mòn, tính năng phanh giảm do khe hở giữa guốc phanh và trống phanh lớn lên. • Do guốc phanh sẽ chạm trực tiếp vào trống phanh, nó làm hỏng trống phanh. Tầm quan trọng của việc bôi mỡ vào những phần trượt Khi những phần trượt bị rỉ, guốc phanh không thể hoạt động nhẹ nhàng. Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh • Kiểm tra / thay thế tùy theo quãng đường hay thời gian chạy xe. • Cũng có thể xác định được bằng quan sát. Kiểm tra: Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm. • Khi chiều dày còn lại của má phanh giảm xuống dưới 1.0 mm, hãy thay chúng. 2.5. Dầu phanh Tầm quan trọng của việc thay thế dầu phanh • Dầu phanh là một chất hút ẩm. Điều đó có nghĩa là dầu phanh hấp thụ hơi ẩm từ không khí, và do đó điểm sôi của nó sẽ giảm xuống. Khi nhiệt sinh ra trong quá trình phanh, dầu sẽ sôi và tạo ra bọt khí (“khóa hơi”). Khi bọt khí được tạo ra, chúng sẽ hấp thụ lực đạp phanh tác dụng lên xylanh phanh chính, làm giảm toàn bộ hiệu quả phanh. • Hơi ẩm cũng tạo ra rỉ trong xylanh phanh bánh xe, nó có thể gây nên rò rỉ dầu phanh. Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng 92 Thay thế: Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm. 2.6. Đường ống phanh Tầm quan trọng của việc kiểm tra đường ống phanh Đường ống phanh (cao su) bị biến chất và hư hỏng do nứt và gẫy. Nếu đường ống phanh không được kiểm tra Dầu phanh sẽ rò rỉ và phanh sẽ không làm việc. Chu kỳ kiểm tra/điều chỉnh Ống phanh (cao su) phải được kiểm tra định kỳ. Khi phát hiện thấy có hư hỏng, phải thay ngay lập tức. Kiểm tra: Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm. 3. BẢO DƯỠNG GẦM XE VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Mô tả Hệ thống truyền lực thay đổi chuyển động của động cơ thành chuyển động của xe. Gầm bao gồm các bộ phận không liên quan đến các chi tiết bên ngoài, bên trong hay các chi tiết chuyển động của xe, nhưng có liên quan nhiều đến tính tiện nghi và điều khiển của xe như hệ thống treo, hệ thống lái và hệ thống phanh. Nếu các bộ phận của hệ thống truyền lực hay gầm bị hỏng, sẽ không thể lái xe thoải mái được. Do đó việc bảo dưỡng hệ thống gầm và truyền lực là cần thiết. Có những hạng mục bảo dưỡng hệ thống gầm và truyền lực sau. • Bàn đạp phanh; • Vô lăng và thanh dẫn động; • Dầu trợ lực lái; • Rôtuyn; • Dầu hộp số tự động; • Dầu hộp số thường/vi sai; • Vòng bi bánh xe; • Lốp xe; • Thay mỡ. 3.1. Bàn đạp ly hợp Tầm quan trọng của việc điều chỉnh bàn đạp ly hợp • Bàn đạp ly hợp cần có hành trình thích hợp để hoạt động bình thường. • Nếu điều chỉnh không đúng hoặc không điều chỉnh kịp thời bộ ly hợp sẽ hoạt động không bình thường. (ly hợp không thể cắt được) 93 3.2. Vô lăng và thanh dẫn động lái Sự không bình thường trong hệ thống lái Kiểm tra những mục sau: độ rơ của vôlăng, rò rỉ dầu từ hộp cơ cấu lái, cong, gẫy, nứt hay lỏng các thanh dẫn động lái. Nếu tím thấy bất cứ trục trặc nào, nó phải được xiết chặt hay thay thế. Nếu có trục trặc trong hệ thống thanh dẫn động lái Khi thanh dẫn động lái bị cong hay không bình thường, xe không thể lái thẳng hay quay vòng đúng quỹ đạo. .Chu kỳ kiểm tra Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm. 3.3. Dầu trợ lực lái Dầu trợ lực lái Dùng loại ATF DEXRONR®II hay III Chu kỳ kiểm tra Kiểm tra theo quãng đường hay thời gian chạy xe. Kiểm tra: Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng THAM KHẢO: • Biến trắng, bọt và thay đổi mức dầu Hiện tượng này xảy ra khi không khí bị hòa lẫn trong dầu. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy có nứt hay hư hỏng trong đường ống của hệ thống trợ lực lái, vàkhông khí đã lọt vào. • Tại sao không được giữ vôlăng ở vị trí xoay hết hẳn sang một bên? Dầu trợ lực lái luôn tuần hoàn trong hệ thống trợ lực. Khi xoay vôlăng, píttông trợ lực trong xylanh trợ lực sẽ được áp suất dầu tác dụng và tạo lực để trợ giúp cho việc xoay vôlăng. Nếu vôlăng được xoay hết về một bên, dầu đạt áp suất cực đại, sẽ tạo ra tải trong lớn và dễ làm gẫy vỡ hệ thống. 94 3.4. Rôtuyn Chức năng của rôtuyn Nó chịu tải trọng theo hướng thẳng đứng và hướng ngang. Nếu độ rơ của rôtuyn quá lớn Khi đế của rôtuyn bị mòn, độ rơ tăng lên. Nó làm thay đổi góc đặt bánh xe v.v. do đó rôtuyn không thể chịu tải được. Chu kỳ kiểm tra Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm. Chú thích: 1.Bulông; 2.Cao su chắn bụi; 3.Đế; 4. Thân; 5. Đệm cao su. 3.5. Dầu hộp số tự động (ATF) Tầm quan trọng của việc thay thế ATF Nó bị biến chất khi sử dụng. Nếu không thay ATF • Chấn động sẽ lớn hơn khi chuyển số. • Tính kinh tế nhiên liệu kém. • Việc truyền lực sữ tạo ra tiếng ồn không bình thường. Rò rỉ dầu Kiểm tra mức dầu ATF, nó không được giảm đi theo quãng đường hay thời gian sử dụng. Nếu mức ATF bị giảm đi là do rò rỉ dầu, khi đó cần phải thay thế các phớt dầu. Nguyên nhân kiểm tra / thay thế định kỳ • Việc kiểm tra / thay thế tùy theo quãng đường xe chạy hay thời gian. Kiểm tra ( Ví dụ cho xe Hilux ở thị trường chung): Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm. Thay thế (Ví dụ cho xe Hilux ở thị trường chung): Sau mỗi 80,000 km hay 4 năm. • Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng cụ thể cho từng loại xe, vi chu kỳ thay thế có thể thay đổi theo kiểu xe. 95 3.6. Dầu hộp số thường/vi sai Tầm quan trọng của việc thay thế dầu hộp số thường/vi sai Chúng bị ôxy hóa và biến chất khi sử dụng. Nếu dầu không được thay Nó gây nên hiện tượng ôxy hóa và thúc đẩy quá trình mòn của nhiều bộ phận. Rò rỉ dầu Số lượng dầu hộp số thường hay vi sai không giảm đi theo quãng đường như dầu động cơ. Bất kỳ sự hao hụt nào về số lượng hầu do rò rỉ. Chu kỳ kiểm tra / thay thế định kỳ • Việc kiểm tra / thay thế tùy theo quãng đường xe chạy hay thời gian. độ biến chất bằng quan sát. Dầu hộp số: Kiểm tra (Ví dụ cho xe Corolla ở thị trường chung): Sau mỗi 40,000 km hay 2 năm. Dầu vi sai: Kiểm tra (Ví dụ cho xe Hilux ở thị trường chung): Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm. Thay thế (Ví dụ cho xe Hilux ở thị trường chung): Sau mỗi 40,000 km hay 4 năm. Kiến thức về dầu • Hãy tham khảo lịch bảo dưỡng cụ thể cho từng loại xe, vi chu kỳ thay thế có thể thay đổi theo kiểu xe. • Dầu bánh răng phân loại bởi tiêu chuẩn API và SAE. • Đổ với một lượng dầu tiêu chuẩn. Nếu không đúng như vậy, có thể xảy ra hư hỏng với các chi tiết bên trong. Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng để dùng đúng dầu. 3.7. Vòng bi bánh xe Các loại vòng bi bánh xe Có hai loại vòng bi bánh xe chính được sử dụng trên xe ôtô. 1. Vòng bi đỡ chặn Loại vòng bi này được chế tạo để chịu tải hướng kính và tải trọng hướng trục theo một chiều và đỡ cầu xe bằng hai vòng bi. Nó được xiết đến mômen tiêu chuẩn. 2. Vòng bi đũa côn Nó có thể chịu tải trọng hướng kính và hướng trục và đỡ cầu xe bằng hai vòng bi. Việc điều chỉnh tải trọng ban đầu được thực hiện cho vòng bi đũa côn theo hướng dẫn. 96 3.8. Lốp xe Tầm quan trọng của việc kiểm tra lốp • Lốp bị mòn • Áp suất không khí giảm • Có thể có những vật bên ngoài như mẩu kim loại cắm vào lốp khi nó tiếp xúc với mặt đường. Nếu lốp mòn • Các rãnh trên lốp biến mất làm cho nó bị dễ trượt. • Khi lái xe với tốc độ cao trên đường ướt, nó không thể đẩy nước ra và trượt trên mặt nước (trượt nước), làm xe mất điều khiển. • Dễ xảy ra xịt lốp. • Dễ xảy ra nổ lốp. • Tuổi thọ lốp giảm. Nếu áp suất không khí của lốp bị giảm • Nó sẽ biến dạng, và có thể hoạt động không tốt. • Nó gây nên mòn không bình thường như mòn vai lốp. • Tuổi thọ lốp giảm. • "Dao động sóng" có thể xảy ra khi lái xe, kết quả là lốp bị nổ. Chu kỳ kiểm tra / thay thế định kỳ 1. Mòn • Kiểm tra: Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng • Thay thế lốp khi chiều sâu của hoa lốp mòn dưới 3 mm. • Nếu chiều sâu của hoa lốp mòn đến 1.6 mm, vạch báo mòn lốp sẽ xuất hiện trên bề mặt lốp và cần phải thay thế. (nó cho biết giới hạn của sự mòn lốp) 2. Áp suất không khí Kiểm tra: Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng • Có thể nhận biết bằng quan sát. • Có thể bị xịt lốp khi áp suất thấp bất thường. • Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng để biết áp suất lốp tiêu chuẩn. • Kiểm tra lốp dự phòng khi kiểm tra áp suất lốp. Trạng thái mòn / mòn không đều của lốp ( do góc đặt bánh xe) Khi có hiện tượng mòn không đều như mòn cả hai mép, mòn giữa, mòn vẩy, mòn một bên (bên ngoài và bên trong), mòn mũi gót hay mòn không bình thường, đó là dấu hiệu của vấn đề liên quan tới góc đặt bánh xe, chứ không chỉ là áp suất không khí của lốp. 97 Điều kiện sử dụng và áp suất lốp Chắc chắn rằng áp suất lốp được chọn theo chế độ lái xe tốc độ cao. Chú ý rằng áp suất tiêu chuẩn thay đổi tùy theo điều kiện sử dụng. Phương pháp tháo và xiết đai ốc lốp Trình tự tháo và xiết đai ốc lốp được quy định, do đó cần phải xiết và tháo đúng, đều. Tiêu chuẩn lốp Một chữ số, nó cho biết tiêu chuẩn của lốp, được dập trên lốp. Đảo lốp • Do tải trọng tác dụng lên các lốp trước và sau là khác nhau, vì vậy mức độ mòn cũng thay đổi. • Khi lốp có chỉ dẫn chiều quay, hãy đảo lốp trước với lốp sau. • Khi kích thước của lốp trước và sau khác nhau, hay đảo lốp trái và phải. Tiến hành đảo lốp sau mỗi 10,000 km. Hãy tham khảo sách Hướng dẫn sử dụng để biết thêm chi tiết. 3.9. Thay mỡ Tầm quan trọng của việc thay mỡ Mỡ bị biến chất trong khi sử dụng, do nó tiếp xúc với nhiệt, hay do nước, bụi thấm vào. Sự biến chất của mỡ gây ra rỉ, hay lỏng do mòn bạc. Mỡ với những tính chất khác nhau như khả năng chịu nhiệt, chịu nước, và các khả năng hóa học được sử dụng ở những vị trí khác nhau. Do đó, hãy lưu ý khi sử dụng loại mỡ đúng tiêu chuẩn. 4. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN Mô tả chung Hệ thống điện cho phép chạy xe an toàn và làm cho nột thất bên trong tiện nghi hơn. Nếu nó bị hỏng, có thể gây nên nguy hiểm khi chạy xe. Do đó, việc bảo dưỡng là cần thiết Những công việc bảo dưỡng liên quan đến hệ thống điện: • Đèn; • Đèn cảnh bảo; • Gạt nước và rửa kính; • Điều hòa không khí. 98 4.1. các loại đèn Chức năng Từng loại đèn được lắp đặt để duy trì tầm nhìn khi chạy xe ban đêm, để báo cho lái xe về không gian xung quanh và bảo đảm an toàn. Một số đèn được dùng để chiếu sáng bên trong xe. Tầm quan trọng của việc kiểm tra / thay thế đèn • Đèn bị giảm chất lượng khi sử dụng, và dây tóc có thể bị cháy. • Nếu bóng đèn xinhan bị cháy, chúng có thể trở nên nguy hiểm khi chuyển làn hay rẽ. • Nếu bóng đèn phanh bị cháy, có thể có nguy cơ tai nạn từ phía sau. Thay bóng đèn • Khi một bóng trong cặp bóng đèn bị cháy, chúng tôi khuyên nên thay cả bóng kia do nó cũng đã đến giới hạn sửa chữa. • Hãy dùng đúng bóng đèn vì các bóng đèn khác nhau về công suất theo vị trí mà ở đó chúng được sử dụng. Chu kỳ thay thế Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng. Các loại bóng đèn Nhiều loại bóng đèn được sử dụng, như bóng đèn pha, bóng đèn phanh và bóng đèn trần. Chú thích: 1.Bóng đèn thông thường; 2. Bóng đèn Halogen; 3. Bóng đèn HID; 4. Bóng đèn một đầu; 5. Bóng đèn hình chêm; 6. Bóng đèn hai đầu. 99 4.2. Đèn cảnh báo Đèn cảnh báo là gì? • Nó là một bóng đèn chiếu sáng hay nháy khi có trục trặc trong hệ thống, cần phải bổ sung hoặc thay thế, để giúp cho lái xe an toàn. • Màu của đèn được chia thanh đỏ và da cam theo mức độ nguy hiểm hay quan trọng. Báo trục trặc 1. Đèn báo hệ thống phanh • Nó sáng lên khi kéo cần phanh tay. • Nó sáng lên khi mức dầu phanh thấp. • Nó sáng lên khi độ chân không của đường ống phanh cho động cơ diesel thấp. • Nó sáng lên khi có hư hỏng trong hệ thống EBD. 2. Đèn nhắc nhở đai an toàn Nó sáng lên khi không thắt đai an toàn. 3. Đèn báo nạp Nó sáng lên khi có hư hỏng đâu đó trong hệ thống nạp. 4. Đèn báo hư hỏng Nó sáng lên khi có hư hỏng trong hệ thống điều khiển động cơ hay hệ thống điều khiển hộp số. 5. Đèn báo mức nhiên liệu thấp Nó sáng lên khi nhiên liệu trong bình gần hết. 6. Đèn báo áp suất dầu động cơ thấp Nó sáng lên khi áp suất dầu của động cơ giảm (mức dầu thấp) 7. Đèn báo ABS Nó sáng lên khi có trục trặc trong hệ thống ABS. 8. Đèn báo cửa mở Nó sáng lên khi có một cửa mở. 9. Đèn báo SRS Nó sáng lên hay nháy khi có hư hỏng trong hệ thống túi khí SRS. 10. Đèn báo thay đai cam Nó sáng lên khi quãng đường lái xe đạt đến thời điểm cần thay đai cam. 11. Đèn báo lọc nhiên liệu Nó sáng lên khi mức nước trong lọc nhiên liệu đạt đến giới hạn tiêu chuẩn. Chu kỳ kiểm tra Sau mỗi 10,000 km hay 6 tháng. 100 4.3. Gạt nước & rửa kính Tầm quan trọng của việc kiểm tra / thay thế cao su gạt nước • Cao su được lắp vào lưỡi gạt ép vào kính chắn gió đẻ gạt nước ra khỏi bề măt kính và bị mòn dần theo thời gian. • Khi cao su bị xước do những hạt cát nhỏ hay hạt bụi bám vào kính, chúng sẽ để lại những vết gạt trên kính. Điểm đóng băng của dung dịch Nếu dung dịch chỉ có nước, nước rửa kính sẽ đóng băng khi nhiên liệu không khí đạt đến 0OC. Thậm chí nếu nước rửa kính được bổ sung vào, nó sẽ đóng băng khi nhiệt dưới điểm đóng băng. Do đó hãy sử dụng đúng loại nước rửa kính và nồng độ thích hợp tùy theo khí hậu. Chu kỳ kiểm tra Sau mỗi 10,000km hay 6 tháng. 4.4. Điều hòa không khí Tính năng làm mát đạt được là do hấp thụ và tỏa nhiệt bằng cách liên tục biến đổi khí thành chất lỏng, chất lỏng thành khí trong đường ống. Nếu ga điều hòa bị rò rỉ, tính năng làm lạnh giảm đi, do vậy việc kiểm tra mức ga là cần thiết. Chu kỳ kiểm tra Kiểm tra: Sau mỗi 20,000 km hay 1 năm. 101 PHẦN 3 KIỂM ĐỊNH Ô TÔ Chương 1 TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ 1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi đối tượng áp dụng - Kiểm tra định kỳ cho các loại ôtô, các loại phương tiện ba bánh có lắp động cơ (có hai bánh đồng trục) - Kiểm tra các phương tiện nói trên khi đang tham gia giao thông trên đường công cộng và đường đô thị. - Làm căn cứ kỹ thuật cho tất cả các Trạm Đăng Kiểm làm nhiệm vụ kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ. - Làm căn cứ cho các chủ phương tiện và người lái nhằm thực hiện đầy đủ yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện luôn luôn đạt được những tiêu chuẩn này khi tham gia giao thông. 1.2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện - Những thay đổi về kết cấu của phương tiện không đúng với thủ tục quy định, nội dung xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì phương tiện sẽ là không đạt tiêu chuẩn . - Chủ phương tiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo dưỡng sửa chữa để bảo đảm phương tiện luôn đạt tiêu chuẩn khi lưu hành. 1.3. Quy định về hồ sơ phương tiện Khi tiến hành kiểm tra định kỳ nếu thiếu một trong những giấy tờ quy định dưới đây xuất trình cho các cơ sở kiểm định kỹ thuật phương tiện sẽ bị coi là không đạt tiêu chuẩn. - Giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương tiện. Giấy phép lưu hành đang có hiệu lực (đối với phương tiện đang sử dụng). - Hồ sơ kỹ thuật hợp lệ theo quy định của bộ giao thông vận tải nếu phương tiện đã hoán cải. 2. TIÊU CHUẨN AN TOÀN KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN BA BÁNH CÓ LẮP ĐỘNG CƠ VÀ CÁC LOẠI ÔTÔ MÁY KÉO 2. 1.Tổng quát 2.1.1.Tiêu chuẩn kiểm tra nhận dạng a.Biển số đăng k - Mỗi xe được qui định lắp đặt hai biển số. Các xe tải và xe khách ngoài hai biển số trên đều phải kẻ biển số trên thành xe. - Vị trí gắn biển số được qui định: biển số dài lắp ở phía trước, biển số ngắn lắp ở phía sau. - Biển số phải được định vị chắc chắn, không được cong vênh, nứt, gẫy. - Chất lượng, nội dung và màu sơn của biển số theo qui định số 1549/C11 của Tổng cục cảnh sát nhân dân - Bộ nội vụ. b.Số máy, số khung 102 - Đúng ký hiệu và chữ số ghi trong giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương tiện. - Các ký tự này rõ ràng, dễ đọc, dễ xem và được bảo tồn lâu dài. Nếu có dấu hiệu sửa chữa yêu cầu phải giám định lại 2.1.2. Thân vỏ, buồng lái, thùng bệ - Hình dáng và bố trí chung: đúng với hồ sơ kỹ thuật. - Kích thước giới hạn: không vượt quá giới hạn cho phép. - Lớp sơn bảo vệ còn tốt không bị bong tróc. - Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng: không được thủng, rách và phải định vị chắc chắn với bệ, khung xương không có vết nứt. - Sàn bệ: định vị chắc chắn với khung của phương tiện. Các dầm dọc và ngang không được mục vỡ, gảy hoặc nứt, gỉ thùng. - Cửa ôtô: phải đóng mở nhẹ nhàng, khoá cửa không tự mở. - Chắn bùn: đầy đủ, định vị chắc chắn, không thun g rách. 2.1.3. Màu sơn - Màu sơn thực tế của phương tiện phải đúng với màu sơn ghi trong đăng ký xe. - Chất lượng sơn còn tốt, không bong tróc, long lở. - Các màu sơn trang trí khác không được vượt quá 50% màu sơn đăng ký. 2.1.4. Khung, sườn ôtô - Khung xe đủ số lượng, đúng thiết kế. Các thanh dầm, khung không mối mọt, thủng, nứt gẫy. - Khung xe được bắt chặt với dầm một cách chắc chắn. - Lớp vỏ ngoài và trong được bắt chặt với khung. 2.1.5. Kính chắn gió - Kính chắn gió phía trước phải là loại kính an toàn đúng quy cách, trong suốt, không có vết rạn nứt. Không cho trang trí, sơn hoặc dán giấy che nắng trên kính làm giảm độ rõ, hạn chế tầm nhìn và làm sai lệch khi quan sát mục tiêu. - Kính chắn gió phía sau và bên sườn xe không nứt vỡ, đủ gioăng đệm định vị chắc chắn, điều chỉnh dễ dàng. 2.1.6. Gương quan sát phía sau - Đủ, đúng quy cách, không có vết rạn nứt, cho hình ảnh rõ ràng. - Quan sát được ít nhất ở khoảng cách 20m phía sau, rộng 4m. 2.1.7.Ghế người lái và ghế hành khách Định vị đúng vị trí, chắc chắn, có kích thước tối thiểu đạt TCVN 4145- 85. 2.1.8. Độ kín khít của hệ thống nhiên liệu và bôi trơn - Không rò rỉ thành giọt. - Thùng nhiên liệu định vị đúng, chắc chắn, nắp phải kín. 2.1.9.Các tổng thành của hệ thống truyền lực - Đúng với hồ sơ kỹ thuật, định vị đúng, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng trục các đăng không biến dạng, nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. - Độ rơ của then hoa và các trục chữ thập nằm trong giới hạn cho phép. 2.1.10.Xăm, lốp, bánh xe Theo TCVN 5601 và TCVN 5602-1999 - Vành: đúng kiểu loại, không biến dạng, không rạn nứt. - Moayơ: quay trơn, không bó kẹt, không có độ rơ dọc trục và hướng kính 103 - Lốp: đúng cỡ, đủ số lượng, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ tới lớp vải. Các bánh dẫn hướng phải đồng đều về chiều cao hoa lốp, không sử dụng lốp đắp. Chiều cao hoa lốp còn lại của các bánh dẫn hướng không nhỏ hơn: + Ôtô con : 1.6mm + Ôtô khách : 2.0mm + Ôtô tải : 1.0mm 2.1.11. Hệ thống treo - Đúng với hồ sơ kỹ thuật. Đầy đủ các chi tiết, định vị đúng như thiết kế của nhà chế tạo - Các giảm chấn không rò rỉ, các chụp bụi và các đệm bạc cao su đầu trên và dưới không nứt vở hoạt động tốt . 2.1.12.Đồng hồ tốc độ Sai số đồng hồ tốc độ của phương tiện so với đồng hồ chuẩn khi kiểm tra ở tốc độ 40km/h, không lớn hơn 10%. 2.2. Hệ thống lái 2.2.1. Vô lăng lái - Đúng kiểu loại, không nứt vỡ, bắt chặt với trục lái. - Không cho phép sử dụng tấm bọc tay lái có chiều dày quá lớn và không gắn chặt vào vành tay lái. Đường kính ngoài của vành tay lái có tấm bọc không vượt quá 40mm. - Vô lăng lái không có độ rơ dọc trục, không có độ rơ hướng kính. - Độ rơ của vành vô lăng lái không được vượt quá: Ôtô con, ôtô khách đến 12 chổ, ôtô tải trọng đến 1500 Kg: 100 Ôtô khách: 200 Ôtô tải có tải trọng lớn hơn 1500Kg: 250 - Không có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải, giữa tỷ số truyền tương ứng trái và phải của góc lái bánh dẫn hướng. 2.2.2.Trục lái - Đúng kiểu loại, định vị đúng, không có độ rơ dọc trục, không có độ rơ ngang. - Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàn, đệm lót. 2.2.3.Cơ cấu lái - Đúng kiểu loại, không chảy dầu, định vị đúng, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng . - Không có biểu hiện chảy dầu đáng kể (chất lỏng chảy thành giọt). 2.2.4. Thanh và đòn dẫn động lái Không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. 2.2.5. Các khớp cầu và khớp chuyển hướng - Định vị chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không rơ. - Không có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái. 2.2.6. Ngõng quay lái - Không có biểu hiện hư hỏng - Không có độ rơ giữa bạc và trục, các chốt định vị chắc chắn. - Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàn, đệm lót. 2.2.7. Bánh xe dẫn hướng khi tay lái thẳng Độ trượt ngang của bánh xe không lớn hơn 5m/km 2.2.8. Trợ lực lái - Không có hiện tượng chảy dầu đáng kể(chất lỏng chảy thành giọt). 104 - Dây cu roa không bị chùng hoặc hư hỏng. - Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàn, đệm lót. 2.2.9. Phương tiện 3 bánh có một bánh dẫn hướng - Không có độ rơ dọc trục, điều khiển lái nhẹ nhàng. - Càng lái cân đối không nứt gảy. - Giảm chấn trên càng lái hoạt động tốt. 2.3. Hệ thống phanh 2.3.1. Bàn đạp - Bàn đạp phải được định vị chắc chắn, đủ bền khi hoạt động. Các mối lắp ghép không bị hư hỏng khi chịu rung động, va chạm, tiếp xúc. - Trị số chiều cao của bàn đạp phanh, hành trình tự do và hành trình toàn bộ của bàn đạp phanh phải nằm trong giới hạn quy định của nhà sản xuất. - Những trường hợp sau được xem không đạt yêu cầu: bàn đạp phanh không có hành trình tự do, bàn đạp phanh không có khe hở tương đối với sàn xe… 2.3.2. Phanh tay - Cần điều khiển phanh tay phải đúng vị trí, chắc chắn. - Sau khi kéo phanh tay, buông ra thì cần điều khiển phanh tay phải giữ nguyên vị trí. - Những trường hợp sau được xem không đạt yêu cầu: cần phanh không có hành trình tự do, cơ cấu hãm của cần phanh không hoạt động hoặc có dấu hiệu hư hỏng… 2.3.3. Các chi tiết dẫn động phanh a. Dẫn động phanh cơ khí - Các thanh cáp không có vết nứt, dấu vết biến dạng, đủ bền và lắp đặt chắc chắn, đúng thiết kế của nhà sản xuất. - Những ống dẫn và cáp phanh của hệ thống không được tiếp xúc với các chi tiết chuyển động như: thanh kéo, ống xả, lốp. b.Dẫn động phanh bằng môi chất - Các ống dẫn dầu hoặc khí không được rạn nứt, định vị chắc chắn, đúng vị trí và đúng thiết kế nhà sản xuất. Không được rò rỉ dầu phanh hoặc khí nen trong hệ thống. - Những ống mềm không được xoắn quá nhiều vào nhau. - Bình chứa khí nén định vị đúng, kẹp chặt, van an toàn đầy đủ và hoạt động tốt. - Đối với phanh khí, khi hệ thống đã đủ áp suất quy định, nếu máy nén ngừng làm việc trong thời gian 30 phút thì sự giảm áp do rò rỉ khí nén không vượt quá 0,5 KG/cm2. 2.3.4. Hiệu quả toàn bộ của phanh chính Khi thử trên đường được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu: Quãng đường phanh Sp (m) hoặc gia tốc chậm dần Jpmax (m/s2). Chế độ thử phanh nguội (nhiệt độ trống phanh không lớn hơn 1000C) ở không tải, tốc độ 30km/h theo quy định của TCVN5658-1999 như sau: Nhóm 1 + Ôtô con, ôtô cùng loại: Sp không lớn hơn 7,2 m Jpmax không nhỏ hơn 5,8 m/s2 Nhóm 2 + Ô tô tải trọng lượng toàn bộ: không lớn hơn 8000KG, ôtô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5m Sp không lớn hơn 9,5m Jpmax không nhỏ hơn 5,0m/s2 105 Nhóm 3 + Ôtô hoặc đoàn ôtô có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8000KG, ôtô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5m Sp không lớn 11,0m Jpmax không nhỏ hơn 4,2m/s2 Điều kiện thử: Trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng và khô (hệ số bám φ không nhỏ hơn 0.6). Khi phanh, qũy đạo chuyển động của ôtô không lệch quá 80 hoặc không lệch khỏi hành lang 3,5 m. 2.3.5. Hiệu quả phanh tay Dừng được ở độ dốc 23% đối với ôtô con, ở độ dốc 31% đối với ôtô khách và ôtô tải. 2.3.6. Hiệu quả của phanh chính và phanh tay khi thử trên băng thử a. Phanh chân Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện. - Sai lệch trên một trục: không lớn hơn 8% b. Phanh tay không nhỏ hơn 22% trọng lượng phương tiện đối với ôtô con, không nhỏ hơn 30% trọng lượng phương tiện đối với ôtô khách và ôtô tải. 2.4. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu 2.4.1. Đèn chiếu sáng phía trước - Phải đồng bộ, phải đủ số lượng, đủ dãi sáng xa và gần, định vị đúng, không nứt vỡ - Cường độ chiếu sáng của một đèn: không nhỏ hơn 10.000(cd) quan sát bằng mắt nhận thấy ánh sáng màu trắng. - Tia phản chiếu ngoài biên phía trên và phía dưới chùm ánh sáng theo mặt phẳng dọc tạo thành góc đối với đường tâm của chùm tia không nhỏ hơn 30 (cho phép chuyển đổi xác định theo đơn vị chiều dài), hoặc dải sáng xa (pha) không nhỏ hơn 100m, rộng 4m, dãi sáng gần (cốt) không nhỏ hơn 50m. - Tia phản chiếu ngoài biên phía trên của chùm sáng: song song với mặt phẳng chuyển động của phương tiện. 2.4.2. Các đèn tín hiệu - Phải đồng bộ, đủ số lượng, đúng vị trí, định vị chắc chắn. Các tiêu chuẩn khác được quy định như sau: Loại đèn Vị trí Màu Cường độ (cd) Đèn tín hiệu xin đường Trước Sau Vàng Vàng 80 – 700 40 – 400 Đèn tín hiệu kích thước Trước Sau Trắng Đỏ 2 –60 1 – 12 Đèn tín hiệu phanh Sau Đỏ 20 – 100 Đèn soi biển số Sau Trắng 2 - 60 - Tần số nháy của đèn xin đường: từ 60 –120 lần/phút hoặc từ 1 – 2Hz. Thời gian chậm tác dụng của đèn tín hiệu rẽ (từ khi bật công tắc đến khi nhấp nháy lần đầu tiên) không lớn hơn 3(s). 106 - Quan sát bằng mắt: phải nhận biết được tín hiệu rõ ràng ở khoảng cánh 20m đối với đèn phanh, đèn xin đường và 10m đối với đèn tín hiệu kích thước và đèn soi biển số trong điều kiện ngoài trời nắng. 2.4.3. Gạt nước - Đủ số lượng trong hồ sơ kỹ thuật, định vị, đúng, hoạt động tốt. Diện tích quét không nhỏ hơn 2 phần 3 diện tích kính chắn gió phía trước. - Phải trang bị bộ phận phun nước rửa kính chắn gió. - Tần số lớn nhất của gạt nước khi kính ướt không nhỏ hơn 35 hành trình kép/phút và tần số gạt nước không phụ thuộc vào tốc độ động cơ. 2.4.4. Còi điện - Âm thanh toàn bộ ở khoảng cách 20m không nhỏ hơn 65 dB(A), không lớn hơn 115 dB(A). - Ôtô kéo moóc hoặc sơ mi rơ moóc phải đủ hai còi có tần số khác nhau. 3. TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 3.1. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ Tiêu chuẩn khí thải và tiếng ồn cho các phương tiện cơ giới đường bộ mới (áp dụng cho phương tiện mới nhập khẩu, lắp ráp hoặc sản xuất trong nước) có thể áp dụng các tiêu chuẩn quy định cụ thể: 3.1.1. Tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện giao thông đường bộ có động cơ Lượng phát thải trung bình của cacbon mônôxít và lượng phát thải trung bình của hỗn hợp hidrô cacbon và nitơ ôxít từ 3 lần thử của một ôtô phải nhỏ hơn các giới hạn phát thải đã cho với ôtô đó (được cho trong bảng sau). Đối với hỗn hợp hidrô cacbon và nitơ ôxít: - Tiêu chuẩn A là giới hạn cho các ôtô chở người không quá 6 chổ ngồi. - Tiêu chuẩn B là giới hạn cho các ôtô chở người quá 6 chổ ngồi và ôtô tải. Khối lượng chuẩn (R) của ôtô (Kg) CO HC + NOx Tiêu chuẩn A Tiêu chuẩn B RW <1020 58 19 23,8 1020<RW <1250 67 20,5 25,6 1250<RW <1470 76 22 27,5 1470<RW <1700 84 23,5 29,4 1700<RW <1930 93 25 31,3 1930<RW <2150 101 26,5 33,1 2150 <RW 110 28 35 Đơn vị: g/lần thử nghiệm Trong đó: RW = khối lượng phương tiện = khối lượng phương tiện không tải + 100kg CO: Cacbon monoxit; HC: Hydro cacbon; NOx: Các Oxit nitơ. - Tất cả loại xe mô tô, xe hai bánh gắn máy phải đảm bảo mức xả khói không vượt quá các giá trị sau: HC : 5,0 g/km CO : < 12,0 g/km 3.1.2. Mức gây ồn của động cơ và còi không được vượt quá mức ồn cho phép như sau 107 Loại xe Mức ồn cho phép (Dba) - Các loại xe hai bánh động cơ dưới 125cc 79 - Các loại mô tô có động cơ trên 125cc và loại xe 3 bánh có động cơ 83 - Các loại ôtô dưới 12 chỗ ngồi 83 - Ôtô tải trọng tải nhỏ 84 - Ôtô tải và ôtô khách động cơ dưới 10000cc 87 - Ôtô tải và ôtô khách động cơ trên 10000cc 89 3.2. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ đã sử dụng 3.2.1. Khí thải - Đối với động cơ xăng, chỉ xác định CO, tiêu chuẩn: không lớn hơn 6% - Đối với động cơ Diesel chỉ xác định độ khói, tiêu chuẩn: không lớn hơn 50% 3.2.2. Tiếng ồn Không lớn hơn 92 Dba 4. CHU KỲ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ QUY ĐỊNH NHƯ SAU Loại phương tiện Chu kỳ đầu (đối với phương tiện mới) (Tháng) Chu kỳ định kỳ(đối với phương tiện đã sử dụng hoặc hoàn đổi) Ôtô tải trọng tải đến 5000Kg: Nhóm 1: Nhóm 2: 24 18 12 6 Ôtô tải trọng tải > 5000Kg: Nhóm 1: Nhóm 2: 24 18 12 12 Ôtô nhỏ hơn 10 chỗ ngồi (kể cả người lái) Nhóm 1: o Có kinh doanh vận tải o Không kinh doanh vận tải 24 30 12 18 Ôtô khách từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái): Nhóm 1: 108 o Có kinh doanh vận tải o Không kinh doanh vận tải Nhóm 2: o Có kinh doanh vận tải o Không kinh doanh vận tải 18 24 12 18 6 12 6 12 Phương tiện ba bánh có động cơ: Nhóm 1: o Có kinh doanh vận tải o Không kinh doanh vận tải Nhóm 2: o Có kinh doanh vận tải o Không kinh doanh vận tải 24 30 18 24 12 24 6 12 Tất cả các loại phương tiện đã sử dụng hơn 7 năm 6 Nhóm 1: Do nước ngoài sản xuất (kể cả liên doanh với nước ngoài sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam). Nhóm 2: Sản xuất, lắp ráp, hoán cải tại VN. 109 Chương 2 QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH Lưu đồ đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tại các trạm đăng kiểm Việt Nam. Công đoạn III: KIỂM TRA CÓ SỬ DỤNG THIẾT BỊ Kiểm tra trượt ngang Kiểm tra phanh Kiểm tra khí thải Công đoạn II: KIỂM TRA CÁC HỆ THỐNG Kiểm tra hệ thống lái Kiểm tra động cơ Kiểm tra phanh tay Kiểm tra hệ thống di chuyển Kiểm tra ly hợp Kiểm tra hệ thùng vỏ Công đoạn I: KIỂM TRA TỔNG Kiểm tra bản đăng ký Kiểm tra số khung Kiểm tra số động cơ Kiểm tra màu sơn Kiểm tra những thay đổi tổng Phương tiện đăng kiểm 110 1. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TẠI TRẠM TRANG BỊ BÁN CƠ GIỚI Hạng mục kiểm tra Thiết bị, dụng cụ phương pháp Yêu cầu 1.1. Làm thủ tục kiểm định 1.1.1. Kiểm tra các giấy tờ xe 1. Chứng nhận kỹ thuật biển số Đưa vào máy tính Có, hợp lệ 2. Giấy phép lưu hành. Có đối với xe đã lưu hành 3. Hồ sơ kỹ thuật Có đối với xe có sự thay đổi về kết cấu so với lần khám trước 1.1.2. Thu tiền kiểm định - Nộp đủ, viết biên nhận - Xuất phiếu kiểm định 1.2. Kiểm tra kỹ thuật 1.2.1. Kiểm tra tổng quát 1. Biển số đăng ký Quan sát Đúng vị trí, không nứt gãy, định vị chặt 2. Số khung Quan sát Đúng 3. Số động cơ Quan sát Đúng 4. Màu sơn Quan sát Đúng màu 5. Những thay đổi về kết cấu, tổng thành Quan sát Đúng với giấy phép cải tạo và chứng nhận kiểm định kỹ thuật 1.2.2. Kiểm tra tổng thành 1. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng. Quan sát, dùng búa chuyên dụng, dùng tay lắc -Đúng hồ sơ kỹ thuật -Kích thước nằm trong giới hạn cho phép. -Không thủng rách, mọt gỉ, nứt gãy -Định vị chắc chắn a.Sàn bệ Quan sát, dùng búa chuyên dụng -Định vị đúng chắc chắn -Không thủng, mọt gỉ -Các dầm không được nứt gãy b.Khung xương Quan sát, dùng búa chuyên dụng -Không mọt gỉ, nứt gãy -Đúng vị trí, chắc chắn, đúng thiết kế c.Tay vịn, cột chống, giá để hàng Quan sát, dùng tay lay, lắc -Không bị rỉ, định vị chắc chắn, đúng vị trí d.Chắn bùn Quan sát, dùng búa chuyên -Định vị chắc chắn, không thủng rách 111 dụng e. Lớp sơn Quan sát -Không bong tróc 2. Kính chắn gió Quan sát -Loại kính an toàn, không nứt vỡ trong suốt 3. Ghế người lái và ghế hành khách Quan sát -Có kích thước tối thiểu đạt TCVN-4461-87 -Định vị đúng, chắc chắn -Đúng số lượng 4. Hệ thống treo Nhíp, lò xo, thanh xoắn Giảm chấn Thanh giằng Quan sát -Đúng hồ sơ kỹ thuật, đủ số lượng, không nứt gãy. -Định vị đúng, chắc chắn -Làm việc tốt, định vị chắc chắn - Không nứt gãy, định vị chắc chắn - Khớp quay không dơ. 5. Hệ thống truyền lực - Các đăng - Hộp số - Cầu xe Quan sát, dùng búa chuyên dụng Quan sát Quan sát - Đúng hồ sơ kỹ thuật, định vị đúng. - Đủ đai ốc, bắt chặt - Có độ dơ nằm trong giới hạn cho phép. - Không cong vênh, rạn nứt. - Đúng hồ sơ kỹ thuật - Định vị chắc chắn. - Không rạn nứt, định vị chắc chắn. 6. Bánh xe - Moay ơ - Vành -Lốp - Lốp bánh xe dẫn hướng Quan sát, dùng cờ lê lực Quan sát, quay, lắc bánh xe Quan sát Quan sát Quan sát và đo Đo bằng áp kế Quan sát - Đúng kiểu, đủ đai ốc, định vị chắc chắn. - Quay trơn, không bó kẹt, không có độ dơ trục và hướng kính. - Không cong, vênh, nứt. - Đúng cỡ, đồng nhất về chủng loại, không nứt vỡ, thủng. - Chiều cao hoa lốp còn lại không nhỏ hơn: 1.6mm đối với ôtô con 1.0mm đối với ôtô tải 2.0mm đối với ôtô khách - Đúng áp suất. - Lắp cùng loại, hoa lốp có độ mòn tương đương nhau, không phồng dộp và không được sử dụng lốp đắp 7. Dây dẫn điện Quan sát - Định vị chắc chắn, vỏ cách điện 112 không rạn nứt hoặc lỏng. 8. Độ kín khít của các hệ thống có sử dụng chất lỏng, khí, động cơ, ly hợp, hộp số, cầu truyền động, hệ thống lái, phanh và làm mát Quan sát - Không rò rỉ (thành giọt đối với chất lỏng). 9. Hệ thống dẫn khí xả - Đường ống dẫn - Bầu giảm âm Quan sát Quan sát - Kín, định vị chắc chắn. - Kín, định vị chắc chắn 10. Hệ thống phanh + Cơ cấu dẫn động phanh + Hệ thống phanh hơi - Bình chứa khí - Áp suất của hệ thống + Ống dẫn làm từ vật liệu cứng + Ống dẫn làm từ vật liệu mềm Quan sát Quan sát Quan sát và đo Quan sát Quan sát - Đủ, không rạn nứt, hoạt động bình thường. - Kín, van an toàn hoạt động tốt. - Theo đúng quy định. - Không rạn nứt, định vị chắc chắn. - Không sơ cứng, rạn nứt. 1.2.3. Kiểm tra hệ thống lái 1. Vô lăng Quan sát - Không nứt vỡ, đúng kiểu loại. - Đúng kích thước, có độ bám tốt. 2. Trục lái Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng, dùng tay lắc qua lại, lên xuống - Không có độ dơ dọc trục - Không có độ dơ ngang - Định vị chắc chắn 3. Các khớp cầu và khớp chuyển hướng Kiểm tra khi lắc vô lăng Dùng thiết bị tạo chấn động kết hợp quan sát - Không dơ, định vị chắc chắn. - Đủ cơ cấu phòng lỏng. 4. Ngỗng quay lái Quan sát, dùng búa kiểm tra - Không có độ dơ, định vị chắc chắn. 5. Thanh dẫn động lái Kích xe lên, đạp phanh, dùng tay lắc bánh xe - Không biến dạng, rạn nứt 6. Hệ trợ lực lái (đối với xe có trợ lực lái) Quan sát - Hoạt động bình thường. - Không chảy dầu. 7. Hệ lái phương tiện 03 bánh có một bánh dẫn hướng Cho động cơ làm việc, quan - Không có độ dơ dọc trục, điều khiển nhẹ nhàng. 113 sát và quay vôlăng - Càng lái cân đối, không nứt gãy, giảm chấn hoạt động tốt. 1.2.4. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, các thiết bị khác liên quan đến an toàn, ồn, khí xả. 1. Kiểm tra tình trạng ắc quy Quan sát và đo bằng von kế - Đủ điện áp định mức. 2. Đèn chiếu sáng phía trước - Đèn chiếu xa (pha), đèn chiếu gần (cốt) Đo bằng thiết bị - Đủ số lượng, đúng kiểu loại - Cường độ chiếu sáng không nhỏ hơn 10.000cd. - Góc được tạo bởi tia phản chiếu ngoài phía trên và phía dưới của chùm sáng theo mặt phẳng dọc tạo thành với đường tâm của chùm tia không nhỏ hơn 30. - Tia phản chiếu ngoài, trên cùng của chùm sáng không vượt trên đường nằm ngang song song với mặt đường. hoặc: - Dải sáng xa (pha) không nhỏ hơn 100m, rộng 4m. - Dải sáng gần (cốt) không nhỏ hơn 50m. 3. Các loại đèn khác a. Đèn xin đường b. Đèn soi biển số Đèn kích thước Đèn phanh Quan sát, đo đạc Quan sát Quan sát Quan sát - Màu vàng, đủ, hoạt động tốt. - Tần số nháy từ 60 lần / phút đến 120 lần / phút lần đầu, từ thời điểm đóng công tắc cho đến khi đèn sáng không vượt quá 3 giây. - Soi rõ biển số. - Đủ số lượng. - Đủ độ sáng. - Đủ số lượng. - Đảm bảo độ sáng. 4. Gạt mưa Quan sát kiểm tra - Đủ số lượng, định vị đúng. - Không làm xước kính, hoạt động tốt. - Diện tích quét ít nhất là 2/3 diện tích kính chắn gió. 5. Hệ thống phun nước rửa kính Quan sát kiểm tra - Hoạt động tốt. 6. Gương chiếu hậu Quan sát kiểm tra - Đủ số lượng, đúng loại. - Quan sát được phần đường phía 114 sau: khoảng nhìn rộng 4m ở cự ly ít nhất 20m. 7. Còi điện Nghe và kiểm tra - Âm lượng toàn bộ không lớn hơn 115dBA và không nhỏ hơn 65dBA ở khoảng cách 2m. - Đối với ôtô kéo rơ moóc và sơ mi rơ moóc phải lắp đủ hai còi có tần số âm thanh khác nhau. 8. Độ ồn Đo bằng thiết bị - Không vượt quá giới hạn quy định trong công văn số 1449/MTG ban hành ngày 23/6/1995 của Bộ Khoa Học và Môi Trường. 9. Khí xả Động cơ xăng Động cơ Diesel Đo bằng thiết bị - Không vượt quá giới hạn quy định trong công văn số 1449/MTG ban hành ngày 23/6/1995 của Bộ Khoa Học và Môi Trường. 1.2.5. Kiểm tra hiệu quả phanh 1. Hiệu quả phanh chính Đo quãng đường phanh hoặc gia tốc V0 = 30 m/h - Xe không tải Loại ôtô SPmax (m) Không lớn hơn JPmin (m/s2) Không nhỏ hơn Ôtô con và ôtô chuyên dùng cùng loại 7.20 5.80 Ôtô tải hoặc đoàn ôtô trọng lượng toàn bộ < 8000kg và ôtô khách có chiều dài toàn bộ < 7.50m 9.50 5.0 115 Ôtô tải có trọng lượng toàn bộ > 8000kg và ôtô khách có chiều dài toàn bộ < 7.50m 11 4.20 - Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của ôtô không chênh lệch quá 80 hoặc không chênh lệch khỏi hành lang 3.5m 2. Hiệu quả phanh tay Mặt dốc, cầu kiểm tra hoặc thử trên đường - Dừng được ở độ dốc 23% đối với ôtô con và ở độ dốc 31% đối vớí ôtô khách, ôtô tải. V0 = 15km/h (xe không tải) SPmax ≤ 6m JPmin ≥ 2m/s2 1.3. Lưu trữ số liệu 1.3.1. Lưu kết quả kiểm tra 1.3.2. Thông báo kết quả cho chủ phương tiện. - Đủ, đúng. - Có chữ ký của ĐKV - Đúng như quy định 2. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TẠI TRẠM TRANG BỊ CƠ GIỚI 2.1. Làm thủ tục kiểm định 2.1.1. Kiểm tra giấy tờ xe Hạng mục kiểm tra Thiết bị dụng cụ, phương pháp Yêu cầu 1. Chứng nhận đăng ký biển số Đưa vào máy tính - Có, hợp lệ 2. Giấy phép lưu hành Đưa vào máy tính - Có đối với xe đã lưu hành 3. Hồ sơ kỹ thuật Đưa vào máy tính - Có đối với xe có sự thay đổi về kết cấu so với lần khám trước 2.1.2. Thu tiền kiểm định - Nộp đủ, viết biên nhận. - Xuất phiếu kiểm định. 2.2. Kiểm tra kỹ thuật 116 2.2.1. Kiểm tra nhận dạng 1. Biển số đăng ký Quan sát Đúng vị trí, không nứt gãy, định vị chặt. - Chất lượng, nội dung, màu sơn theo quy định số 1549/C11. 2. Số khung Quan sát - Đúng, dễ đọc, dễ xem, bảo tồn lâu dài 3. Số động cơ Quan sát - Đúng, chiều cao chữ số là 4.5mm. - Chữ và số dễ đọc. 4. Màu sơn Quan sát - Đúng màu sơn, chất lượng màu sơn tốt. - Các màu sơn trang trí không vượt quá 50%. 5. Những thay đổi về kết cấu, tổng thành Quan sát - Đúng với giấy phép cải tạo và chứng nhận kiểm định kỹ thuật. 2.2.2. Kiểm tra phần trên và bên ngoài 1. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng. Quan sát, dùng búa chuyên dụng, dùng tay lắc -Đúng hồ sơ kỹ thuật -Kích thước nằm trong giới hạn cho phép. -Không thủng rách, mọt gỉ, nứt gãy -Định vị chắc chắn a.Sàn bệ Quan sát, dùng búa chuyên dụng -Định vị đúng chắc chắn -Không thủng, mọt gỉ -Các dầm không được nứt gãy b.Khung xương Quan sát, dùng búa chuyên dụng -Không mọt gỉ, nứt gãy -Đúng vị trí, chắc chắn, đúng thiết kế c.Tay vịn, cột chống, giá để hàng Quan sát, dùng tay lay, lắc -Không bị rỉ, định vị chắc chắn, đúng vị trí d.Chắn bùn Quan sát, dùng búa chuyên dụng -Định vị chắc chắn, không thủng rách e. Lớp sơn Quan sát -Không bong tróc 2. Kính chắn gió Quan sát -Loại kính an toàn, không nứt vỡ trong suốt 3. Ghế người lái và ghế hành khách Quan sát, dùng tay lắc -Có kích thước tối thiểu đạt TCVN-4461-87 -Định vị đúng, chắc chắn -Đúng số lượng 4. Độ kín của các cụm có sử dụng chất lỏng, khí đặt tại phần trên Quan sát - Không rò rỉ (thành giọt đối với chất lỏng) 117 của phương tiện 5. Dây dẫn điện quan sát được ở trên Quan sát - Định vị chắc chắn. - Vỏ cách điện không rạn nứt hoặc hỏng. 6. Bánh xe a. Moay ơ b. Vành c. Lốp Quan sát, quay, lắc bánh xe Quan sát Quan sát và đo Đo bằng áp kế Quan sát - Đúng kiểu, đủ đai ốc, định vị chắc chắn. - Quay trơn, không bó kẹt, không có độ dơ trục và hướng kính. - Không cong, vênh, nứt, biến dạng - Đúng cỡ, đồng nhất về chủng loại, không nứt vỡ, thủng. - Chiều cao hoa lốp còn lại không nhỏ hơn: 1.6mm đối với ôtô con 1.0mm đối với ôtô tải 2.0mm đối với ôtô khách - Đúng áp suất. - Lắp cùng loại, hoa lốp có độ mòn tương đương nhau, không phồng dộp và không được sử dụng lốp đắp 2.2.3. Kiểm tra trên băng tổng hợp 1. Kiểm tra sự trượt ngang của bánh xe dẫn hướng - Không quá 5m/1km 2. Kiểm tra sai số của đồng hồ đo tốc độ - Không quá 10% tại V = 40km/h. 3. Kiểm tra hiệu quả phanh chính Hiệu quả phanh chính bánh xe trước - Hiệu quả phanh tổng cộng của các bánh không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện. - Sự chênh lệch về lực phanh bánh trái và bánh phải trên cùng một trục phải nhỏ hơn 8% 4. Kiểm tra hiệu quả phanh tay - Không nhỏ hơn 22% so với trọng lượng phương tiện đối với ôtô con và không nhỏ hơn 30% trọng lượng phương tiện đối với ôtô tải. 2.2.4. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, các thiết bị khác liên quan đến an toàn, độ ồn, khí xả 1. Kiểm tra tình trạng ắc quy Đo - Đủ điện áp định mức. - Không bị nứt vỡ. - Được cố định chắc chắn. 118 2. Đèn chiếu sáng phía trước Đèn chiếu xa (pha), đèn chiếu gần (cốt) Đo bằng thiết bị HPA 450 2B - Đủ số lượng, đúng kiểu loại - Cường độ chiếu sáng không nhỏ hơn 10.000cd. - Góc được tạo bởi tia phản chiếu ngoài phía trên và phía dưới của chùm sáng theo mặt phẳng dọc tạo thành với đường tâm của chùm tia không nhỏ hơn 30. - Tia phản chiếu ngoài, trên cùng của chùm sáng không vượt trên đường nằm ngang song song với mặt đường. hoặc: - Dải sáng xa (pha) không nhỏ hơn 100m, rộng 4m. - Dải sáng gần (cốt) không nhỏ hơn 50m. 3. Các loại đèn khác a. Đèn xin đường b. Đèn soi biển số c. Đèn kích thước d. Đèn phanh Quan sát, đo đạc, đếm Quan sát Quan sát Quan sát - Màu vàng, đủ, hoạt động tốt. - Tần số nháy từ 60 lần / phút đến 120 lần / phút lần đầu, từ thời điểm đóng công tắc cho đến khi đèn sáng không vượt quá 3 giây. - Phải thấy được tín hiệu cách 20m khi trời nắng. - Cường độ sáng: + Đèn trước: 80 – 700cd + Đèn sau : 40 – 400cd - Đủ số lượng. - Đảm bảo độ sáng. - Đúng công suất quy định. 4. Gạt mưa Quan sát kiểm tra - Không làm xước kính, hoạt động tốt. - Diện tích quét ít nhất là 2/3 diện tích kính chắn gió. 5. Hệ thống phun nước rửa kính Quan sát kiểm tra - Hoạt động tốt. - Đủ số lượng, đúng loại. 6. Gương chiếu hậu - Quan sát được phần đường phía sau: khoảng nhìn rộng 4m ở cự ly ít nhất 20m. 7. Còi điện Đo bằng thiết bị kết hợp với micro - Âm lượng toàn bộ không lớn hơn 115dBA và không nhỏ hơn 65dBA ở khoảng cách 2m. - Đối với ôtô kéo rơ moóc và sơ mi 119 rơ moóc phải lắp đủ hai còi có tần số âm thanh khác nhau. 8. Độ ồn Đo bằng thiết bị - Phải nằm trong giới hạn tối đa cho phép của TCVN 5948 – 1999. 9. Khí xả Đo bằng thiết bị - Không vượt quá giới hạn quy định trong công văn số 1449/MTG ban hành ngày 23/6/1995 của Bộ Khoa học và Môi trường. 2.2.5. Kiểm tra phần dưới phương tiện 1. Khung Quan sát, dùng búa chuyên dụng, thước đo - Không cong vênh, nứt gãy. - Được bắt chắc chắn với dầm. 2. Hệ thống treo a. Nhíp, lò xo, thanh xoắn. b. Giảm chấn c. Thanh giằng Quan sát Quan sát, dùng búa chuyên dụng, dùng tay lắc. Quan sát, dùng búa chuyên dụng, dùng tay lắc - Đúng hồ sơ kỹ thuật, đủ số lượng, không nứt gãy. - Định vị đúng. - Làm việc tốt, định vị chắc chắn. - Không chảy dầu, không nứt vỡ. -Các chụp che bụi, đệm bạc cao su không nứt vỡ. - Không nứt gãy, định vị chắc chắn. - Khớp quay không đơ. 3. Hệ thống truyền lực a. Các đăng b. Hộp số Quan sát Quan sát, dùng búa kiểm tra - Đúng hồ sơ kỹ thuật - Đủ đai ốc bắt chặt. - Có độ dơ nằm trong giới hạn cho phép. - Không cong vệnh rạn nứt. - Các đỉnh răng không quá mòn. - Lắp đặt đúng thiết kế. - Không cong vênh rạn nứt. 4. Độ kín khít của các hệ thống có sử dụng chất lỏng, khí, động cơ, ly hợp, hộp số, cầu truyền động, hệ thống lái, phanh và làm mát Quan sát - Đúng hồ sơ kỹ thuật. - Định vị chắc chắn. - Không rạn nứt, định vị chắc chắn. - - Không rò rỉ (thành giọt đối với chất lỏng) 5. Hệ thống dẫn khí xả a. Đường ống dẫn Quan sát - Kín, định vị chắc chắn. 120 b. Bầu giảm âm Quan sát - Kín, định vị chắc chắn. 6. Hệ thống phanh a. Cơ cấu dẫn động phanh b. Hệ thống phanh hơi - Bình chứa khí - Áp suất hơi của hệ thống c. Ống dẫn làm từ vật liệu cứng d. Ống dẫn làm từ vật liệu mềm Quan sát Quan sát và đo bầng áp kế Quan sát Quan sát - Đủ, không rạn nứt, hoạt động bình thường. - Không va chạm tiếp xúc với các chi tiết chuyển động. - Cơ cấu hãm của phanh tay hoạt động tốt. - Kín, van an toàn hoạt động tốt. - Theo đúng quy định. - Đủ đồng hồ chỉ áp suất, đúng, định vị chắc chắn - Không rạn nứt, định vị chắc chắn. - Không sơ cứng, rạn nứt. - Không được xoắn với nhau quá nhiều. 7. Hệ thống lái a. Vành vô lăng b. Trục lái c. Các khớp cầu và khớp chuyển hướng d. Ngỗng quay lái e. Thanh dẫn động lái f. Hệ trợ lực lái (đối với xe có trợ Quan sát Kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng, dùng tay lắc qua lại, lên xuống Kiểm tra khi lắc vô lăng Dùng thiết bị tạo chấn động kết hợp quan sát Quan sát, dùng búa kiểm tra Kích xe lên, đạp phanh, dùng tay lắc bánh xe Quan sát Cho động cơ - Không nứt vỡ, đúng kiểu loại - Đúng kích cỡ, có độ bám tốt. - Không có độ dơ dọc trục - Không có độ dơ ngang - Định vị chắc chắn - Không dơ, định vị chắc chắn - Đủ cơ cấu phòng lỏng - Không có độ dơ, định vị chắc chắn. - Không biến dạng, rạn nứt - Hoạt động bình thường 121 lực lái) g. Hệ lái phương tiện 3 bánh có một bánh dẫn hướng làm việc, quan sát và quay vô lăng Quan sát kiểm tra - Không chảy dầu - Không có độ dơ dọc trục, điều khiển nhẹ nhàng. - Càng lái cân đối, không nứt gãy, giảm chấn hoạt động tốt. 8. Dây dẫn điện quan sát được ở bên dưới phương tiện Quan sát - Định vị chắc chắn, vỏ cách điện không rạn nứt hoặc hỏng. 2.3. Lưu trữ và xử lý số liệu 2.3.1. Lưu kết quả 2.3.2. Thông báo kết quả cho chủ phương tiện. - Đủ, đúng. - Có chữ ký của ĐKV - Đúng như quy định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfChẩn đoán, bảo dưỡng, kiểm định ô tô.pdf
Tài liệu liên quan