Cạnh tranh và người tiêu dùng

cạnh tranh và người tiêu dùng Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

pdf32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cạnh tranh và người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các doanh nghiệp khác và tẩy xóa các dấu hiệu, thương hiệu trên bình gas, rồi sau đó chiết nạp gas vào để bán ra thị trường. Một số tổ chức và cá nhân lập ra các cơ sở đăng ký cải tạo, sửa chữa vỏ bình gas nhưng thực tế là để chiếm dụng vỏ chai gas của doanh nghiệp khác để cải tạo, thay tai sách, đóng dập lại số seri, sơn hoặc dán logo, nhãn mác để biến thành vỏ bình của mình. Hai là, lợi dụng việc gia công cho chính doanh nghiệp bị vi phạm hoặc thu gom bình gas đã sử dụng của các tổ chức có uy tín và tiến hành chiết nạp để bán ra thị trường kèm theo sự gian lận về trọng lượng. Bộ Khoa học công nghệ cũng đã cảnh báo về tình trạng này khi tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh gas với hơn 60% số cơ sở vi phạm và mức độ gian lận khoảng 3% ở mỗi bình gas khi giao hàng. Bên cạnh đó, các cửa hàng, đại lý kinh doanh gas không tuân theo đúng các quy định về kinh doanh như: không có biển quảng cáo, không có cửa thoát hiểm, bán chung với các hàng hóa khác, không đủ các dụng cụ cứu hỏa cần thiết. Phương tiện vận chuyển gas chủ yếu là xe ô tô tec phần lớn đã qua sử dụng, nhập khẩu từ nước ngoài được tu sửa, nâng cấp để vận chuyển gas, không bảo đảm an toàn theo quy định. Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ vận chuyển gas không mua bảo hiểm hàng hóa và thân thể. Thêm vào đó, nhận thức của người tiêu dùng đối với việc sử dụng gas và quyền lợi của mình chưa cao nên đã gặp phải những tổn hại không đáng có. Hệ quả tất yếu của các bất cập trên là tình trạng xảy ra các vụ cháy nổ tại các sở chiết nạp lậu gas, gây thiệt hại về người và tải sản của nhân dân. Các doanh nghiệp gas chân chính không những bị giảm kết quả kinh doanh mà còn bị mất uy tín do thường xuyên bị đánh cắp vỏ bình và bị giả nhãn mác. Quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng bị xâm hại do gas không đủ trọng lượng, không đảm bảo mức độ an toàn cần thiết và không được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro. Môi trường đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng còn Nhà nước cũng bị thất thu ngân sách. Hơn thế nữa, các vụ vi phạm thương hiệu, cung cấp gas không đủ số lượng và chất lượng diễn ra phổ biến trên thị trường đã làm mất lòng tin ở người tiêu dùng và xã hội. Trước thực trạng đó, cần phải nhìn nhận lại rằng hành lang pháp lý về kinh doanh gas của Nhà nước tuy đã có nhưng chưa đồng bộ; các quy định đưa ra chưa cụ thể và hoàn chỉnh, từ đó tạo ra nhiều kẽ hở cho các hành vi vi phạm xảy ra. Hiện nay mới có Thông tư số 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) quy định về điều kiện kinh doanh gas đối với cửa hàng bán lẻ; Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai ban hành kèm theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ công Thương)... Tuy nhiên, các quy định về quản lý kỹ thuật an toàn trong các khâu kinh doanh còn bị xem nhẹ. Các biện pháp xử lý vi phạm, nhất là sang chiết nạp lậu chưa đủ mạnh nên các hành vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn ngày càng trầm trọng với mức độ và quy mô ngày càng lớn. Số lượng các vụ án được khởi tố điều tra truy tố xét xử còn rất thấp. Các lực lượng quản lý thị trường cũng gặp phải rất nhiều vướng mắc trong khi thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, sự thiếu ý thức của các cơ sở kinh doanh gas và nhận thức còn hạn chế của người tiêu dùng cũng là những nguyên nhân gây ra các tiêu cực kể trên. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường sự quản lý của Nhà nuớc; đưa ra các chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm đồng thời nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Việt Nam để thị trường gas có thể hoạt động ổn định và an toàn. P.V Thực trạng vi phạm pháp luật CHIẾT NẠP GAS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM và giải pháp ngăn chặn V C A D 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP TỚI Các hoạt động sáp nhập và muabán doanh nghiệp, hay các hoạtđộng “tập trung kinh tế” theo ngôn ngữ của Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam, đang ngày càng trở nên sôi động trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số chúng ta cho rằng đây hoàn toàn là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư (như một khía cạnh của chiến lược đầu tư tài chính và quản lý của các công ty) hay các cơ quan quản lý cạnh tranh (trong công tác giám sát cấu trúc và mức độ tập trung của các thị trường). Trên thực tế, việc hai doanh nghiệp A và B quyết định sáp nhập tạo thành doanh nghiệp A-B hay C không chỉ đơn thuần là một thông tin trên thị trường tài chính, chứng khoán, hay một vụ việc cạnh tranh, mà đó còn là một sự kiện có thể có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến lợi ích của mỗi người trong chúng ta với tư cách người tiêu dùng. Đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp chuẩn bị hay đang sáp nhập đó lại là các doanh nghiệp lớn, thống lĩnh thị trường sản xuất, cung ứng loại hàng hóa dịch vụ mà họ kinh doanh. Tại sao các doanh nghiệp sáp nhập? Các doanh nghiệp, khi tiến hành hay tham gia một vụ mua bán, hay sáp nhập với doanh nghiệp khác, thường là vì một trong các lý do sau đây:  Nhằm tăng cường quy mô sản xuất, kinh doanh;  Nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh do tổng hợp được thế mạnh của các bên sáp nhập; hoặc do sức mạnh bổ trợ cho nhau của các bên sáp nhập, hoặc do giảm được chi phí;  Nhằm mở rộng thị trường hoặc thâm nhập vào một thị trường mới (thị trường đó có thể là thị trường hàng hóa, dịch vụ hoặc thị trường địa lý). Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng Vậy đâu là chổ đứng cho lợi ích của người tiêu dùng trong tất cả những cân nhắc mang tính chiến lược kinh doanh, đầu tư đó của các doanh nghiệp? Theo lý thuyết kinh tế về cạnh tranh, khi các doanh nghiệp có thể tăng cường quy mô và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, và cạnh tranh với nhau, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ giá trị tăng cao của đồng tiền họ bỏ ra cho các hàng hóa, dịch vụ; từ chất lượng hàng hóa, dịch vụ đã được cải thiện; và từ tính đa dạng hơn hẳn của các loại hàng hóa dịch vụ đó. Tuy nhiên, đây không nhất thiết là hệ quả cuối cùng của các vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Nếu như việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có mục tiêu mở rộng thị trường, mà lại do các doanh nghiệp đứng đầu, thống lĩnh trên thị trường đó tiến hành, thì rất có khả năng hệ quả cuối cùng mà chúng ta có được chỉ là một cấu trúc thị trường tập trung, hay độc quyền. Và có nhiều khả năng là các nhà độc quyền đó sẽ lạm dụng quyền lực mới của họ để tăng giá, hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng và ung dung hưởng lợi. Trong khi đó, người tiêu dùng thì không còn khả năng chọn lựa. Lợi ích của người tiêu dùng V C A D20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG Đó là khi các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập thuần túy vì lợi ích phát triển của cá nhân tổ chức họ, mà hy sinh lợi ích của người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý cạnh tranh, khi xem xét và phê chuẩn các vụ mua bán, sáp nhập, do đó, luôn hướng tới một điểm cân bằng giữa lợi ích kinh tế của doanh nghiệp (do tập trung kinh tế mang lại) và lợi ích của người tiêu dùng (do cạnh tranh mang lại). Kinh nghiệm từ nước Úc Năm 2008 là năm quan trọng đối với ngành ngân hàng Úc, trong đó xảy ra rất nhiều các hoạt động tập trung kinh tế giữa các ngân hàng lớn của quốc gia này. Vào tháng 9/2008, ngân hàng Westpac, lớn thứ 4 nước Úc được chính phủ nước này cho phép mua lại ngân hàng lớn thứ 5 tại đây – ngân hàng St George. Tháng 12/2008, ngân hàng lớn nhất toàn nước Úc (Commonwealth) tiếp tục “nuốt gọn” ngân hàng lớn nhất của bang Tây Úc (BankWest). Từ rất lâu trước đó, nước Úc đã có một lịch sử lâu đời về các vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ. Cho đến nay, thị trường bán lẻ của ngành ngân hàng nước Úc đã dần dần do Bốn Đại Gia (Big Four) thống trị. Chúng ta có thể kể đến một vài vụ tập trung kinh tế quan trọng khác xảy ra trước khi có các vụ mua bán nêu trên. Ví dụ, ngân hàng West- pac được thành lập năm 1982, do sự sáp nhập của hai ngân hàng New South Wales và ngân hàng Thương mại Australia. Năm 1995, Westpac mua lại ngân hàng Challenge, “nuốt chửng” ngân hàng Melbourne vào năm 1997, Tập đoàn Tài chính BT năm 2002 và ngân hàng St George năm 2008. Bản thân ngân hàng St George đã vươn tới vị trí thứ 5 nước Úc nhờ mua được ngân hàng Advance vào năm 1997. Tổ chức CHOICE, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hàng đầu của Úc, với hơn 200.000 thành viên, đã lên tiếng bày tỏ các quan ngại của mình về các vụ sáp nhập và mua lại này. Theo CHOICE, các vụ mua bán và sáp nhập nói trên được cho phép (trên cơ sở một số điều kiện như “giảm thiểu các quan ngại của cộng đồng về vụ sáp nhập, cũng như các ảnh hưởng của nó tới khách hàng và cộng đồng”) mà chưa có sự xem xét kỹ lưỡng từ phương diện cạnh tranh, cũng như việc chúng sẽ làm phương hại tới lợi ích của người tiêu dùng một cách đáng kể. CHOICE cho rằng, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, quyền lực thị trường tăng vọt của các ngân hàng này sẽ vượt quá mức có thể kiểm soát, đặc biệt khi vắng đi sự cạnh tranh của các đối thủ là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Hậu quả là cạnh tranh trên các thị trường như giao dịch liên ngân hàng, tiết kiệm, đầu tư quỹ và cho vay sẽ bị hạn chế đáng kể, dẫn đến:  Hạn chế mức độ gia nhập mới vào các thị trường này;  Chất lượng dịch vụ đối với khách hàng bị suy giảm;  Nhân công ngân hàng không còn hài lòng với công việc của mình;  Các loại phí ngân hàng tăng vọt, cũng như lãi suất;  Khả năng khách hàng chuyển đổi giữa các ngân hàng khác nhau giảm hẳn; Tốc độ cải tiến sản phẩm nghèo nàn;  Khả năng tiếp cận của đông đảo quần chúng tới các dịch vụ ngân hàng thiết yếu giảm đi;  Giảm tính đa dạng về nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng như chọn lựa trong các thị trường địa phương (phạm vi địa lý hẹp). CHOICE cũng đưa ra các dẫn chứng cho các luận điểm của mình từ thực tế thị trường; và đề nghị chính phủ Úc cho phép Ủy ban Cạnh tranh và Người Tiêu dùng Úc (ACCC) xem xét thêm về các vụ sáp nhập và mua lại trước khi cho phép các ngân hàng tham gia tiến hành thực hiện. Tình hình Việt Nam Số lượng ngân hàng tại Việt Nam hiện nay là tương đối nhiều, so với số dân khoảng 85 triệu người và tổng giá trị sản phẩm quốc dân (GDP) là 65 tỉ USD. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 6/2008, tại Việt Nam có 95 ngân hàng các loại (thương mại nhà nước, Chính sách xã hội, Phát triển, liên doanh, thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và 100% vốn nước ngoài) và 1021 tổ chức tín dụng-tài chính phi ngân hàng. Do đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang xảy ra hiện nay cũng là một thời điểm thích hợp để cho phép các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại giữa các ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh, tái cơ cấu, tránh đổ vỡ liên hoàn hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên, khi xem xét các hồ sơ sáp nhập, bên cạnh các ưu tiên kinh tế, các cơ quan quản lý cạnh tranh cũng sẽ có sự xem xét thích đáng đối với các quan ngại của người tiêu dùng, đặc biệt trong các phân khúc thị trường nhỏ, chuyên biệt và các thị trường địa phương, cũng như tương quan cạnh tranh trong dài hạn, để tránh trường hợp nói trên của nước Úc. Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng cũng như các cá nhân quan tâm, cũng có thể chủ động tiến hành các đánh giá và thu thập ý kiến của người tiêu dùng để gửi tới các cơ quan quản lý cạnh tranh về vấn đề này. P.V Đánh giá kết quả sau chuyến khảo sát, học tập kinh nghiệm, các chuyên gia của VCAD nhận thấy Cơ quan cạnh tranh Italia là một cơ quan cạnh tranh lớn trong khối EU, với địa vị pháp lý là một cơ quan độc lập không nằm trong hệ thống cơ quan chính phủ mà trực tiếp trực thuộc Quốc hội Italia và nhiều năm kinh nghiệm thực thi Luật do đó VCAD có thể tiếp thu nhiều kinh nghiệm bổ ích về các vấn đề khác nhau liên quan đến việc thực thi luật và chính sách cạnh tranh. Ngoài ra, mô hình cơ quan cạnh tranh Italia cũng có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng giống chức năng của VCAD. Do đó, ngoài việc trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực cạnh tranh, VCAD và Ủy ban cạnh tranh Italia có thể hướng tới trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng Luật bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, thông qua chuyến công tác, VCAD đã thiết lập được quan hệ hợp tác chính thức với Ủy ban cạnh tranh Italia, từ đó mở ra hướng hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới. AN VŨ – TRUNG VŨ CÁC CHUYÊN GIA CỦA VCAD... (Tiếp theo trang 7) >> Câu 1: Hành vi nào của doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế? ✓ Trả lời Luật Cạnh tranh không đưa ra định nghĩa về tập trung kinh tế mà chỉ liệt kê các loại hình hành vi. Cụ thể, Điều 16 Luật Cạnh tranh quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: 1. Sáp nhập doanh nghiệp; 2. Hợp nhất doanh nghiệp; 3. Mua lại doanh nghiệp; 4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp; 5. Các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật. >> Câu 2: Có những hình thức tập trung kinh tế nào? ✓ Trả lời Có 3 hình thức tập trung kinh tế: - Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong một thị trường liên quan (sản phẩm và không gian). - Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua - người bán với nhau. - Tập trung kinh tế theo đường chéo (conglomerate): là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản phẩm đồng thời cũng không có mối quan hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là phân bổ rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của các doanh nghiệp này. >> Câu 3: Các hành vi tập trung kinh tế khác nhau như thế nào? ✓ Trả lời Điều 17, đưa ra định nghĩa cho từng hành vi như sau: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. >> Câu 4: Những hành vi nào được coi là vi phạm quy định của pháp luật về tập trung kinh tế? ✓ Trả lời Những hành vi được coi là vi phạm quy định của pháp luật về tập trung kinh tế bao gồm: - Hành vi không thông báo về tập trung kinh tế; - Tập trung kinh tế trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền; - Vi phạm quy định cấm tiến hành tập trung kinh tế. >> Câu 5: Doanh nghiệp vi phạm quy định về tập trung kinh tế sẽ bị xử lý như thế thế nào? Trên cơ sở xem xét các yếu tố như mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm, thời gian thực hiện hành vi vi phạm, khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm và các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (Điều 7, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP), các doanh nghiệp vi phạm quy định về tập trung kinh tế có thể phải chịu các hình thức xử lý vi phạm sau: Phạt tiền với mức phạt tối đa 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Phạt bổ sung: như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các liên doanh vi phạm pháp luật cạnh tranh. Các biện pháp khắc phục hậu quả như chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua... Mức phạt, các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP. >> Câu 6: Thủ tục thông báo tập trung kinh tế như nào? ✓ Trả lời - Nộp Hồ sơ thông báo việc tập trung kinh tế lên cơ quan QLCT (Điều 21) - Trong vòng 7 ngày: Yêu cầu bổ sung (nếu có) (Điều 22) - Trong vòng 45 ngày (có thể gia hạn tối đa 60 ngày): Phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp hồ sơ (Điều 23) - Chỉ được thực hiện tập trung kinh tế sau khi có văn bản trả lời của cơ quan QLCT kết luận không thuộc trường hợp bị cấm (Điều 24) CCID V C A D 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 HỎI ĐÁP VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ V C A D22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Quy trình thông báo và xin hưởng miễn trừ tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh Chú thích: Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan nhỏ hơn 30% Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% đến 50% Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan lớn hơn 50% Trước khi tiến hành: - Sáp nhập - Hợp nhất - Mua lại - Liên doanh Bị cấm: Không được tiến hành tập trung kinh tế Nếu không thỏa mãn (I) và (II) Nếu một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản Nếu việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ VCAD Bộ trưởng Bộ Công Thương Thủ tướng Chính phủ Trả lời Không chấp thuận Chấp thuận (II) Không phải thông báo tập trung kinh tế VCAD Nếu không thỏa mãn (I) Nộp hồ sơ thông báo Nộp hồ sơ xin miễn trừ 30% 50% Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan Không bị cấm Bị cấm: Không được tiến hành tập trung kinh tế Tiến hành tập trung kinh tế Nếu doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế: - Có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc - Số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người (I) V C A D 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 Quý IV năm 2008, VCAD đã tiếnhành khảo sát mức độ nhậnthức của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh. Cuộc khảo sát bắt đầu từ 01/11/2008 và kết thúc ngày 31/12/2008. Mục đích của khảo sát này là nhằm đánh giá mức độ nhận biết của cộng đồng bao gồm khối doanh nghiệp, các hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước đối với các quy định pháp luật về cạnh tranh. Hoạt động khảo sát do VCAD quản lý phối hợp với Công ty TNHH tư vấn và phát triển kinh doanh IDV thực hiện tại một số địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam: Miền Bắc bao gồm Lạng Sơn và Hà Nội; miền Trung bao gồm Đà Nẵng và Đắk Lắk; và miền Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Phương pháp tiến hành là phỏng vấn sâu (50 cuộc) và gửi phiếu điều tra (1000 phiếu điều tra). Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập những số liệu và tài liệu liên quan đến việc nhận thức của cộng đồng về Luật Cạnh tranh, việc thực hiện Luật Cạnh tranh tại địa phương. Đồng thời với việc thu thập tài liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi (questionnaire-based survey) và phỏng vấn sâu (indepth in- terview) trên nhiều đối tượng thuộc nhiều nhóm. Sau hơn một tháng tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi qua thư và phỏng vấn trực tiếp, IDV Consult- ants đã thu được 1.004 bảng hỏi từ các đối tượng khảo sát. Kết quả khảo sát đã cung cấp một bức tranh tổng quát về nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh. Mức độ đánh giá được thể hiện các cấp độ hiểu biết về pháp luật cạnh tranh, hiểu về các nhóm hành vi do Luật Cạnh tranh điều chỉnh, nắm được trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc vi phạm, hiểu biết về vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh, thấy được sự cần thiết phải phối hợp với cơ quan quản lý cạnh tranh trong quá trình thực thi Luật Cạnh tranh, tiến tới đánh giá ý nghĩa và tác động của Luật trong nền kinh tế hiện nay. Từ kết quả khảo sát cho thấy hiểu biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh mới dừng lại ở mức độ “biết Luật Cạnh tranh mới ra đời”. Các đối tượng được hỏi cũng thể hiện sự hiểu biết sơ bộ các khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên số doanh nghiệp có hiểu chi tiết về Luật Cạnh tranh như biết về ngưỡng thị phần bị cấm, mức phạt và thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh còn khá khiêm tốn. Khi nhận thức về Luật còn chưa cao thì nhận thức về cơ quan quản lý cạnh tranh cũng không hơn là bao, điều này đã được kết quả khảo sát bộc lộ. Một trong những lý do chính là do bản thân kết quả hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh còn chưa tạo được những con số ấn trượng, như số lượng vụ việc kết thúc điều tra xét xử chỉ có cạnh tranh không lành mạnh, chưa kết thúc điều tra xét xử các vụ việc hạn chế cạnh tranh. Những ý kiến về các bất cập và khó khăn trong quá trình thực thi Luật Cạnh tranh là cơ sở của những đề xuất và khuyến nghị để hoàn thiện về khung pháp lý và thể chế của cơ quan cạnh tranh. Các đề xuất chủ yếu tập trung vào bốn vấn đề chính: công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, quy định rõ hơn một số điều của Luật để xác định hành vi, xác định mức phạt và vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh. Các kết quả cụ thể thu được từ khảo sát cũng đưa ra gợi ý về một số hoạt động tiếp theo của VCAD nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao hiệu quả thực thi Luật. Độc giả quan tâm tới nội dung chi tiết của Báo cáo kết quả khảo sát có thể liên hệ với CCID hoặc truy cập vào website của VCAD để có thêm thông tin chi tiết. CCID VCAD chuẩn bị công bố Báo cáo Kết quả khảo sát MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI LUẬT CẠNH TRANH HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA V C A D24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Giới thiệu Định lượng cấu trúc thị trường là một trong những vấn đề quan trọng trong phân tích tác động cạnh tranh của một vụ việc tập trung kinh tế. Cấu trúc thị trường ảnh hưởng đến hành vi và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ tập trung kinh tế được coi là thước đo chính để xác định cấu trúc thị trường. Cấu trúc của một ngành được xác định bằng: (1) số lượng doanh nghiệp trong ngành tại một thời điểm nhất định, và mức độ nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp đó; và (2) sự phân bố quy mô của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, một ngành có 10 doanh nghiệp quy mô tương đương nhau sẽ được nhìn nhận rất khác với một ngành có 1 doanh nghiệp thống lĩnh và 9 doanh nghiệp nhỏ. Do đó, bất kỳ một cách thức xác định mức độ tập trung có giá trị nào cũng phải ghi nhận được tầm quan trọng của số lượng và quy mô tương đối của các doanh nghiệp trong một ngành. Mức độ tập trung càng chính xác thì bức tranh tổng thể về tình hình cạnh tranh trong ngành sẽ càng rõ nét hơn. Một ngành có tập trung kinh tế hay không được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó đáng kể nhất là khả năng gia nhập và rút lui khỏi thị trường, chính sách của chính phủ và chiến lược mà các doanh nghiệp đang hoạt động theo đuổi. Bài viết này bàn về các cách thức xác định mức độ tập trung kinh tế nhìn từ góc độ kinh tế học với các nội dung chính sau: Phần 2 nói về phương pháp xác định thị trường và ngành. Phần 3 trình bày các cách thức ghi nhận mức độ tập trung kinh tế, bao gồm Tỷ lệ tập trung (CR), Chỉ số Herfindahl-Hirschman, Hệ số Gini và các cách đo khác. TẬP TRUNG KINH TẾ VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG BÙI NGUYỄN ANH TUẤN V C A D 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 Phần 4 nói về các vấn đề khi tính toán chỉ số tập trung kinh tế. Phần 5 bàn về các yếu tố làm thay đổi mức độ tập trung kinh tế trong các ngành cũng như vai trò của các yếu tố đó trong sự biến đổi của ngành. 2. Xác định ngành/thị trường Trước hết cần phải định nghĩa thế nào là ngành/thị trường. Theo lý thuyết kinh tế học vi mô, một ngành được coi là tập hợp các doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh một sản phẩm tương đồng, sử dụng cùng công nghệ và cạnh tranh về các yếu tố sản xuất trên cùng thị trường. Các cơ quan điều tiết cạnh tranh thường sử dụng khái niệm thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm và thị trường địa lý để xác định xem các doanh nghiệp có cạnh tranh với nhau hay không. Đây là cách tiếp cận từ phía người mua, theo đó, có sự thay thế gần nhau từ phía cầu trên thị trường. Chẳng hạn, thị trường bia có thể gồm nhiều thị trường khác nhau như bia cao cấp, bia trung cấp hoặc bia bình dân,… hoặc thị trường mang tính địa phương, vùng hay toàn quốc. Rất khó để có thể có một định nghĩa chính xác tuyệt đối về một thị trường. Một ngành thường được nhìn nhận như một nhóm các sản phẩm có sự thay thế gần nhau từ góc độ của nhà cung cấp. Ví dụ, tất cả các thiết bị viễn thông có thể được nhóm thành một ngành vì chúng sử dụng cùng nguyên liệu thô, công nghệ, kỹ năng lao động,…Trong hầu hết các trường hợp, ngành là nhóm rộng hơn một thị trường, mặc dù đôi khi chúng có thể được hiểu theo nghĩa tương đương nhau. Từ góc độ lý thuyết, một ngành có thể được định nghĩa theo một trong các cách sau đây: a) Loại sản phẩm: Sử dụng độ co giãn chéo về cầu (Cross Elasticity of Demand) để tính sự thay đổi về số lượng cầu của một hàng hóa khi giá của hàng hóa khác thay đổi. Công thức tính là: %ΔQA CED = --------------- %ΔPB Nếu độ co giãn chéo về cầu mang dấu dương và lớn hàm ý rằng hai hàng hóa đang xét có thể thay thế gần nhau và có thể được nhóm vào một ngành. Ngược lại, giá trị đó mang dấu âm và có giá trị tuyệt đối lớn hàm ý rằng hai hàng hóa là bổ sung gần nhau, và cũng có thể coi là cùng nằm trong một ngành. b) Loại quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ có thể sử dụng để phân loại doanh nghiệp vào một ngành nhất định. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc một ngành được xác định quá rộng. c) Loại nguyên vật liệu đầu vào: Loại nguyên vật liệu sử dụng cũng có thể là thước đo để nhóm các doanh nghiệp vào một ngành. Tuy nhiên, phương thức này cũng có những điểm không hợp lý. Trên thực tế, các cách tiếp cận trên đều đã đơn giản hóa vấn đề quá mức. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên nhiều ngành, đa dạng hóa với nhiều sản phẩm, kinh doanh trên nhiều thị trường khác nhau. Có một số phương pháp được đề xuất để xử lý vấn đề này. Chẳng hạn, John Kay(2) (1990) đề xuất khái niệm thị trường chiến lược, được định nghĩa là khu vực địa lý hoặc sản phẩm nhỏ nhất mà một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trong đó. Với giả định rằng thị trường tập trung vào các điều kiện từ phía cầu còn ngành tập trung vào các điều kiện từ phía cung thì thị trường chiến lược là tổng hợp của cả hai yếu tố đó. Elzinga và Hogarty(3) (1973, 1978) hướng đến kiểm nghiệm giá trị biên để xác định thị trường địa lý có phù hợp hay không. Kiểm nghiệm được tiến hành bằng cách đánh giá xem khi nào thì người tiêu dùng trong một vùng nhất định mua sản phẩm từ nhà sản xuất trong vùng (giao dịch nội vùng) hoặc từ nhà sản xuất bên ngoài vùng đó (giao dịch ngoại vùng). Nếu tỷ lệ giao dịch nội vùng trên tổng số giao dịch cao (trên 75%) thì thị trường được coi là xác định phù hợp. Còn nếu tỷ lệ đó thấp thì thị trường là xác định sai và cần phải được xác định lại (4). Mặc dù còn tồn tại những vấn đề trong xác định ngành, các nước vẫn cần phải áp dụng một hệ thống phân loại ngành nào đó. Tại Việt Nam, Bảng phân ngành kinh tế mới nhất được ban hành năm 2007 (VSIC07) được phát triển trên nền tảng và tương thích với bảng phân ngành chuẩn quốc tế phiên bản 4.0 (ISIC) ở cấp độ 3 chữ số. Bảng phân ngành này đã được áp dụng trong cuộc Tổng điều tra kinh tế lần thứ 3. 3. Các phương pháp đo mức độ tập trung kinh tế 3.1. Tỷ lệ tập trung kinh tế Tỷ lệ tập trung kinh tế (Concentra- tion Ratio) đo thị phần của N doanh nghiệp hàng đầu trong một ngành, trong đó N thường được lấy giá trị 3,4 hoặc 8. Tỷ lệ này được biểu diễn bằng công thức: N CRN = Σ xii=1 trong đó xi là thị phần của doanh nghiệp thứ i. Thị phần có thể được tính bằng doanh thu hoặc tài sản, hoặc số lượng lao động (5). Hình dưới đây là một số ngành có tỷ lệ tập trung CR3 lớn tại Việt Nam theo dữ liệu thống kê kinh tế năm 2006 (6). Hình 1: Một số ngành có tỷ lệ tập trung kinh tế cao theo CR3 tại Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê (2007) 3.2. Chỉ số Herfindahl - Hirschman (HHI) Chỉ số Hirschman - Herfindahl (HHI) được định nghĩa là tổng bình phương thị phần của tất cả các doanh nghiệp trong ngành và có giá trị từ 0 đến 10.000. HHI của ngành có giá trị gần 0 thì thị trường được coi là có rất nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ và với giá trị bằng 10.000 có nghĩa là ngành chỉ có một nhà sản xuất duy nhất. Khi chỉ số này giảm thì nhìn chung có nghĩa là khả năng quyết định giá của doanh nghiệp giảm và tăng cạnh tranh; và ngược lại khi chỉ số này tăng. Công thức: N HHI = Σ xi 2 i=1 trong đó xi là thị phần của doanh nghiệp thứ i. Nhiều nước, chẳng hạn như Hoa Kỳ sử dụng chỉ số HHI để xác định xem liệu một vụ tập trung kinh tế có được cho phép hay không. Tùy từng trường hợp, nhưng nói chung, nếu sau một vụ sáp nhập, chỉ số HHI tăng quá 100 thì rất có thể vụ tập trung kinh tế đó sẽ trở thành đối tượng để rà soát kỹ. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đánh giá cấu trúc thị trường bằng chỉ số HHI như sau: HHI < 1.000: Thị trường không mang tính tập trung 1.000 ≤ HHI ≤ 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ vừa phải HHI > 1.800: Thị trường tập trung ở mức độ cao Điểm mạnh chính của chỉ số HHI so với cách đo khác (như tỷ lệ tập trung kinh tế) là đã tính tỷ trọng lớn hơn đối với các doanh nghiệp lớn. Giả sử có 2 trường hợp trong đó 6 doanh nghiệp lớn nhất chiếm thị phần 90% về sản lượng: - Trường hợp 1: Cả 6 doanh nghiệp đều có thị phần 15%. - Trường hợp 2: Một doanh nghiệp chiếm 80%, và 5 doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 2% thị phần. Giả định rằng 10% sản lượng còn lại được chia đều cho 10 doanh nghiệp quy mô bằng nhau. Tỷ lệ tập trung của 6 doanh nghiệp đều là 90% đối với cả 2 trường hợp, nhưng ở trường hợp 1 cạnh tranh có thể quyết liệt hơn, còn trường hợp 2 có thể coi là gần như độc quyền. Chỉ số HHI cho thấy rõ điều này: Trường hợp 1: HHI = 6*152 + 10*12 = 1.360 Trường hợp 2: HHI = 82 + 5*22 + 10*12=6.430 Đối với vụ việc tập trung kinh tế, đây là chỉ số ban đầu để xét đến sự thay đổi về cấu trúc thị trường. 3.3. Các cách đo khác Ngoài các chỉ số thường dùng trên, một số các chỉ số khác cũng được áp dụng để đo lường mức độ tập trung kinh tế, trong đó có thể kể đến: Chỉ số Hannah-Kay, Đường cong Lorentz và Hệ số Gini, Hệ số entropy, Chỉ số Rosen- bluth, Chỉ số tập trung hỗn hợp (Com- prehensive concentration index), Chỉ số Linda. 4. Những vấn đề khi áp dụng các chỉ số tập trung kinh tế Định nghĩa chính xác về ngành thị trường: Khi tính toán chỉ số tập trung kinh tế thường phải dựa vào số liệu kinh tế là những số liệu rất nhạy cảm theo nghĩa: một thị trường được xác định phù hợp cần phải bao gồm tất cả các loại sản phẩm thay thế. Chẳng hạn, định nghĩa thị trường “đường thốt nốt” có thể là quá hẹp để tính các chỉ số tập trung vì đường làm từ mía rất có thể sẽ thay thế dễ dàng đường thốt nốt. Vấn đề là rất khó phân định rạch ròi để thu hẹp thị trường đến đâu là đủ, ngay kể cả khi sử dụng các công cụ như SSNIP. Nếu giới hạn quá chặt thì hầu như mọi doanh nghiệp có thể bị (hay được) coi là nắm giữ vị trí độc quyền. Quy mô thị trường: Điều này tác động đến mức độ quan trọng của một doanh nghiệp và thị trường. Thị trường liên quan của một doanh nghiệp có thể chỉ trong phạm vi một địa phương nhỏ. Mức độ tập trung trên toàn quốc có xu hướng V C A D26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI V C A D 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 nhỏ hơn trên phạm vi địa phương. Chẳng hạn, thị trường xe bus có thể gồm các nhà độc quyền ở từng tỉnh, thành phố, nhưng trên quy mô toàn quốc thì mức độ tập trung có thể là rất thấp. Vấn đề loại trừ xuất khẩu và nhập khẩu: Nếu loại trừ hàng hóa nhập khẩu, mức độ tập trung sẽ đánh giá cao quá mức tầm quan trọng của các doanh nghiệp hàng đầu. Ví dụ nếu CR4 bằng 60% và hàng hóa nhập khẩu chiếm 40% thị phần thì CR “thực sự” sẽ là 36% (0.6*60%). Điều ngược lại xảy ra khi loại trừ hàng hóa xuất khẩu. Vấn đề đa dạng hóa sản phẩm: Các số liệu thống kê có thể không tính đến việc các doanh nghiệp hoạt động trên nhiều thị trường và sản xuất nhiều sản phẩm. Một doanh nghiệp được coi là nằm trong một ngành hoặc một thị trường theo sản phẩm chính. Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp sản xuất 60% sản phẩm trong ngành A và 40% sản phẩm trong ngành B, thì toàn bộ doanh nghiệp đó (quy mô, công suất, sản lượng, lao động,…) đều được tính vào ngành A. Do đó CR có thể vượt quá hoặc dưới mức độ tập trung thực sự trong ngành. Mặc dù tất cả các chỉ số trên đều có hạn chế nhưng chúng thường tương quan cao với nhau (7). Tuy nhiên, không một chỉ số riêng rẽ nào có thể hàm chứa được 3 yếu tố quyết định của cạnh tranh: quy mô ngành, mức độ bất bình đẳng về thị phần và liên kết tiềm ẩn. Xét riêng biệt từng chỉ số tập trung kinh tế không thể cho biết một cách thích đáng mức độ cạnh tranh có trong một thị trường nhất định. Trong một ngành có thể chỉ có một số ít doanh nghiệp nhưng có thể họ không hề phụ thuộc lẫn nhau và có những định hướng chiến lược khác hẳn nhau. Cũng cần phải chú ý đến đặc tính và tình hình ngành/ thị trường và mục tiêu của giới quản lý doanh nghiệp trong ngành. Các chỉ số tập trung kinh tế không đo được các yếu tố trên. (Còn nữa) (1) Chuyên viên VCAD đang theo học Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Tổng hợp Leeds (Vương quốc Anh). Email: tuanbna@moit.gov.vn. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của người viết và không phản ánh quan điểm của VCAD Việt Nam. (2) Kay, J.A. (1990) Identifying the strate- gic market, Business Strategy Review, 1/2, 2- 24 (3) Elzinga, K.G và Hogarty, T.F. (1973), The problem of geographic delineation in anti-merger suits, Antitrust Bulletin, 18, 45- 81 Elzinga, K.G và Hogarty, T.F. (1978), The problem of geographic delineation revis- ited: the case of coal, Antitrust Bulletin, 23, 1-18 (4) Tham khảo “Kiểm soát tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam”, VCAD (2007) – NXB Chính trị quốc gia (5) Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định thị phần được tính bằng doanh thu trên thị trường liên quan. (6) Lưu ý rằng các ngành được tính toán theo cấp độ 2, nghĩa là ngành được xác định tương đối rộng. Nếu phân chia nhỏ hơn nữa (đến cấp độ 3 hoặc 4) và tính đến từng thị trường thì sẽ có một số ngành nhỏ có CR3 lớn hơn nhiều. (7) Về hệ số tương quan của các chỉ số CR3, CR5 và HHI trong các ngành tại Việt Nam, xem thêm Báo cáo “Tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo” - 2009. VCAD THAM DỰ... (Tiếp theo trang 8) CPLG được xem như một diễn đàn cho các chuyên gia và cơ quan cạnh tranh thành viên APEC: - Trao đổi thông tin về luật và chính sách cạnh tranh; - Phát triển và nâng cao hiểu biết về luật và chính sách cạnh tranh của các nền kinh tế APEC; - Chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn về các hoạt động liên quan đến việc thực thi luật và chính sách cạnh tranh; - Kiểm tra khi có thể, tác động của luật và chính sách cạnh tranh đối với thương mại và các dòng đầu tư; - Xác định các lĩnh vực nâng cao năng lực và hợp tác kỹ thuật trong việc thực thi luật và chính sách cạnh tranh; - Rà soát định kỳ các Kế hoạch hành động tập thể của Nhóm; - Tiến hành hoạt động tuyên truyền và PR đến các bên có lợi ích của APEC về các thành tựu đạt được của Nhóm khi thuận tiện. Trong việc hợp tác với các diễn đàn có liên quan khác của APEC và khu vực kinh doanh, CPLG sẽ hoạt động như một diễn đàn: - Hợp tác và thảo luận khi thích hợp việc thực thi các sáng kiến hợp tác nhưng không hạn chế đối với việc cải cách cơ cấu với các diễn đàn khác có liên quan trong khuôn khổ APEC, ví dụ như Uỷ ban kinh tế và các tổ chức quốc tế có liên quan; - Báo cáo tiến độ và kết quả của từng sáng kiến hợp tác cho Uỷ ban kinh tế, và khi cần thiết có thể đưa ra các khuyến nghị kèm theo; - Mời các diễn đàn có liên quan khác trong khuôn khổ APEC như Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) và các chuyên gia có liên quan tham dự với tư cách quan sát viên các hoạt động của Nhóm. Theo sự định hướng của Kế hoạch hành động tổng thể, CPLG sẽ triển khai các hoạt động sau: - Báo cáo cập nhật của các thành viên về sự phát triển và thực thi chính sách cạnh tranh; - Tổ chức khóa đào tạo về chính sách cạnh tranh; - Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu luật và chính sách cạnh tranh. Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh là bộ phận trực thuộc VCAD giúp Cục trưởng thực hiện chức năng giám sát thựcthi pháp luật cạnh tranh. Với đội ngũ cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm lại được đào tạo cơ bản trong các lĩnh vực kinh tế, luật, Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh đã góp phần tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, năng động, thân thiện và đoàn kết cho VCAD. Các thành viên của Ban gồm: Cùng với các đơn vị khác thuộc VCAD thực hiện chức năng tuyên truyền, phổ biến và thực thi Luật Cạnh tranh, Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, dự án về bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh; - Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ cũng như rà soát các quyết định miễn trừ đã được ban hành; - Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội và về các trường hợp miễn trừ. Trong mục tiêu chung của VCAD nhằm tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh với cơ hội kinh doanh bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp trên thị trường, Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh đã và đang từng bước hoàn thiện đội ngũ nhân sự, nâng cao năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Trong năm 2008 vừa qua, Ban Giám sát và Quản lý cạnh tranh đã hoàn thành các báo cáo nghiên cứu cấu trúc thị trường, giám sát hoạt động cạnh tranh trong một số ngành, lĩnh vực như viễn thông, dược phẩm. Bên cạnh đó, Ban cũng tiến hành cuộc Khảo sát mức độ nhận thức của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh. Năm 2008 là năm đầu tiên Ban cho xuất bản Báo cáo tập trung kinh tế nhằm cung cấp cho cộng đồng và các bên liên quan một bức tranh tổng thể và toàn diện về thực trạng tập trung kinh tế tại Việt Nam và công tác quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh này. Trương Thùy Linh Cử nhân Bách Khoa, trở thành thành viên của VCAD từ năm 2007, tham gia nghiên cứu trong nhiều báo cáo đánh giá cạnh tranh, đánh giá cấu trúc thị trường về các ngành và lĩnh vực ở Việt Nam, hiện đang giữ chức vụ Phó Ban. Phạm Thị Hồng Hạnh Thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc), gia nhập VCAD từ năm 2006 và đang là một trong số những điều tra viên của VCAD, hiện đang tham gia xây dựng Sổ tay cạnh tranh cho ASEAN. Trần Phương Nhung Tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội, cũng là một điều tra viên của VCAD, tham gia thực hiện nhiều nghiên cứu về hoạt động cạnh tranh trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Phan Vân Hằng Thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Nottingham (Malaysia) là thành viên mới của VCAD từ đầu năm 2009. Nguyễn Mạnh Linh Hiện đang theo học thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, là thành viên mới của VCAD từ năm 2008. Bùi Nguyễn Anh Tuấn Cử nhân kinh tế trường Đại học Ngoại thương, gia nhập VCAD từ năm 2007, hiện đang theo học chương trình thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Need (Vương quốc Anh), đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam cả lý luận và thực tiễn. Tập thể thành viên Ban giám sát và quản lý cạnh tranh - Ảnh: A.V. BAN GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CẠNH TRANH V C A D28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 CHÚNG TÔI LÀ AI ? Trần Phương Lan Thạc sỹ kinh tế chương trình Cao học Việt - Bỉ trường Đại học Kinh tế quốc dân, gia nhập VCAD từ tháng 11 năm 2005 và hiện đang là Trưởng Ban. Là một cán bộ dày dạn kinh nghiệm, công tác tại Bộ Thương mại (cũ) nay là Bộ Công Thương từ năm 1996, đã tham gia nhiều hoạt động hợp tác về cạnh tranh trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC, UNCTAD, ADB… V C A D 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI HOẠT ĐỘNG: Hội thảo công bố kết quả và lấy ý kiến đóng góp đối với Báo cáo “Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam” THỜI GIAN: - Ngày 18/03/2009 tại Hà Nội - Ngày 20/3/2009 Tại Thành phố Hồ Chí Minh NỘI DUNG: Lấy ý kiến đóng góp từ các bên liên quan và cộng đồng doanh nghiệp đối với Báo cáo “Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam”. THÀNH PHẦN THAM DỰ: Đại diện VCAD, Cục Quản lý Dược, World Bank, Sở Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế cùng các công ty kinh doanh và phân phối dược phẩm. ĐỊA ĐIỂM:- Ngày 18/03/2009 tại Khách sạn Horison, 40 Cát Linh Hà Nội - Ngày 20/3/2009 tại Khách sạn Continental số 132- 134 Đồng Khởi Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh HOẠT ĐỘNG: Tọa đàm về các vấn đề bảo vệ quyền lợi người người tiêu dùng THỜI GIAN: Ngày 16/3/2009 NỘI DUNG: Trao đổi, thảo luận về các kinh nghiệm trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng THÀNH PHẦN THAM DỰ: - Chủ trì: Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh - Lãnh đạo VCAD, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Tổng Cục TC-ĐL- CL, Cục Quản lý thị trường, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam cùng các phương tiện thông tin đại chúng. ĐỊA ĐIỂM: Phòng họp Bộ Công Thương, 25 Ngô Quyền Hà Nội Th án g 3 Th án g 4 HOẠT ĐỘNG: Tọa đàm cạnh tranh THỜI GIAN: Tháng 4/2009 NỘI DUNG: Tổ chức tọa đàm về chủ đề cạnh tranh nhằm tạo mối liên kết giữa các cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, nâng cao hiệu quả thực thi luật cạnh tranh và hướng tới hình thành Mạng lưới cạnh tranh quôc gia (VCN) THÀNH PHẦN THAM DỰ: Đại diện Cục quản lý cạnh tranh và các đại biểu từ các Cơ quan, Bộ/Ngành, Cục, Vụ, Viện, Nhà nghiên cứu, Trường đại học,… ĐỊA ĐIỂM: Phòng họp Bộ Công Thương, 21 Ngô Quyền, Hà Nội HOẠT ĐỘNG: Tọa đàm về cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại của người tiêu dùng THỜI GIAN: Ngày 15/4 đến 17/4/2009 NỘI DUNG: Trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan đến cơ chế, cách thức giải quyết các tranh chấp và khiếu nại của người tiêu dùng THÀNH PHẦN THAM DỰ: Thành viên Ban soạn thảo và tổ biên tập Luật BVNTD ĐỊA ĐIỂM: Huế HOẠT ĐỘNG: CCID thảo luận khả năng hợp tác với Trung tâm phát triển Thương mại điện tử (Ecomviet) trong lĩnh vực tư vấn, hòa giải các khiếu nại của người tiêu dùng THỜI GIAN: Tháng 4/2009 NỘI DUNG: Hợp tác thành lập Nhóm tư vấn thông tin, giải đáp thắc mắc liên quan tới quyền lợi người tiêu dùng qua cổng thông tin điện tử trustvn.org.vn THÀNH PHẦN THAM DỰ: CCID, EcomViet ĐỊA ĐIỂM: Hà Nội V C A D30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 TẢN MẠN Chị đi chậm, bước chân hơi ngập ngừng, đắn đo, chị xáchgiỏ dạo vòng qua chỗ cá, chỗ thịt, chỗ rau rồi vòng về chỗcá, đứng ngây ra, vẻ mặt hơi dại đi, ngẩn ngơ. Lại đi hai ba vòng chợ nữa, chị dừng chân, thở hắt, kêu lên, “mèn ơi…”. Bạn đoán coi chị đang nghĩ gì? A. không biết mua gì; B. đang lo lắng vì giá lên mau như một cái chớp mắt; C. làm sao để chuẩn bị một bữa ngon cho cả nhà. Tôi chọn D, chị nghĩ tới tất cả các điều trên. Có lần thấy chị đứng tần ngần giữa chợ, tôi bỗng nghĩ, phải mình là điêu khắc gia, thể nào cũng chở đá Non Nước về mà tạc tượng chị. Chỉ sợ là tượng đẽo xong mờ nhạt (như những tượng đài anh hùng luôn giống nhau, giống nhau cả ở nét mặt chẳng hồn vía gì), tôi làm sao tạc được vào đá gương mặt chị, như lo lắng, như ngơ ngẩn, như đang nghĩ lung lắm mà cũng có vẻ trống rỗng, vô định, như chẳng biểu lộ gì mà chan chứa thương yêu. Chị còn làm khó tôi - một điêu khắc gia (giả bộ) cả ánh mắt ngượng nghịu của chị khi bắt gặp người khác đang nhìn mình. Chị cười xòa, phân trần, không biết mua gì… Vì chợ sớm mai có quá nhiều thứ để mua. Những con cá đen nhẫy đang quẫy nước trong tiếng kêu ôi ối của mấy người đàn bà. Đống rau cải mướt sương đêm chất ngồn ngộn dưới nền chợ. Những tảng thịt đỏ tươi, còn ấm nóng trên tay... Hàng hóa ê hề, nhưng ít dần, trừ dần khi chị nghĩ tới từng người ở nhà. Chị có mẹ chồng, không thích thịt, hay cá lóc, bí xanh, khoai ngọt, củ cải, mỗi lần nấu canh mướp, bà mẹ than đau nhức khắp mình. Chồng chị lại không mặn mà cá trê, ghét bông bí, đậu bắp, cải xanh (trời ơi, toàn là những thứ chị khoái mới khổ chứ). Thằng con lớn trèo lên mâm thấy cá rô kho với đĩa dưa giá là nhăn mặt toan tụt xuống. Và cứ thế, chị chẳng còn bao nhiêu cơ hội chọn lựa. Cầm cái bắp cải hay bó cải rổ, lại lo người ta tưới lên ấy những gì. Mua trái lê, trái táo, tần ngần nghĩ không biết mấy thứ này có bị ngâm hóa chất giữ cho tươi lâu? Ngó con gà nằm trên sạp da vàng óng, chị tần ngần nghĩ tới cúm gia cầm. Lâu rồi, chị đã không ăn những món mà chị thích (người trong nhà thì không). Chị bưng tô rau má (hay rau dền) nấu canh nghi ngút khói lên bàn, nhìn bà mẹ hớn hở suýt xoa để vui, để quên mình đã ăn mấy thứ này hồi còn ở quê, suốt mười mấy năm, mắc chán. Thế nhưng món bí đỏ hầm dừa thì lâu lâu chị lại nhớ nức nở, bỏ công nấu một nồi con con, chẳng ai trong nhà hưởng ứng. Đi ngang qua chỗ bán rau cải, chị nhìn mớ bông bí thòm thèm, nhưng nghĩ chỉ một mình ăn thì vui gì. Biết bao điều phải nghĩ, đã cực lòng lắm rồi, lại thêm giá vùn vụt lên. Mau như trở bàn tay, món tiền hôm nay chỉ mua được nửa nắm rau hôm trước. Con cá trong giỏ cứ nhỏ dần đi, nỗi áy náy thì ngược lại, lớn ngợp lòng. Người nào rời mâm cơm trước chị cũng bần thần hỏi với theo, “bộ đồ ăn không ngon hả ?”. Trời ơi, làm nội trợ, ai nói sướng nào? Đóng vai thần thừ giữa chợ năm ba lần, tôi đã biết cảm giác bồi hồi của chị khi lướt nhanh qua con cá to nhất, con cua chắc nhất, về đến nhà vẫn ám ảnh, nghĩ mình vừa bỏ lỡ một bữa ăn ngon cho cả nhà. Tôi biết chị yêu thương nặng oằn mà mớ tiền lại nhẹ hẫng trên tay. Trải qua mới hiểu, những lúc ấy mình dụng công suy nghĩ, cảm xúc đầy còn hơn… viết văn. Nhiều lúc quên đây là chỗ kẻ bán người mua, bởi nhìn thấy chùm trái giác, hay mấy cái bắp chuối đặt cạnh rổ rau đắng đất, hay xô ốc lác đầu mùa mưa, hay những trái mãng cầu chín… là kỷ niệm tuổi thơ kéo ra dài ngoằng có dây có nhợ, những ngày lam lũ thức giấc dậy động trong lòng. Tôi biết, có nhiều lần, anh thấy chị trở về chỉ mấy trái cà, vài ba con cá, anh gắt “Đi cả buổi…”, nhưng anh biết không, trong cái giỏ đồ ít ỏi đó, oằn trĩu niềm lo nghĩ, nỗi thương yêu… NGUYỄN NGỌC TƯ Tần ngần giữa chợ Tạp văn V C A D 31CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 3 - 2009 CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ  Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAD và các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCAD;  Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách của VCAD;  Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;  Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền về quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và các hoạt động khác của Cục;  Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCAD;  Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc theo chỉ đạo của Cục trưởng; Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công. CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH Luôn vượt sự mong đợi của bạn Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ký ngày 09/01/2006 của Chính phủ. BỘ CÔNG THƯƠNG Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD) Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) Phòng Phát triển dịch vụ thông tin & dữ liệu Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng Phòng Thông tin Bảo vệ người tiêu dùng Bản tin Cạnh tranh & Người tiêu dùng Phòng Thông tin Phòng vệ thương mại Phòng Thông tin Cạnh tranh CƠ CẤU TỔ CHỨC 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm Hà Nội, Việt Nam Tel: (84.4) 2220 5305 Fax: (84.4) 2220 5303 Email: ccid@moit.gov.vn Ảnh: H.N. Tập thể cán bộ CCID Biên tập, phát hành các tài liệu tham khảo chuyên ngành là một trong những nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách và phát luật về Cạnh tranh, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phòng vệ thương mại của Cục Quản lý cạnh tranh. Độc giả có nhu cầu tham khảo xin vui lòng liên hệ với: Trung tâm Thông tin cạnh cạnh (CCID) Địa chỉ: Tầng 6 - 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm - Hà Nội, Việt Nam Tel: (84.4) 2220 5305 * Fax: (84.4) 2220 5303 Email: ccid@moit.gov.vn * Website: www.ccid.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCạnh tranh và người tiêu dùng.pdf