Cài đặt mọi thứ cho Windows Phone 8

Màn hình search cho phép thay đổi các cài đặt liên quan đến Bing - nhà cung cấp tìm kiếm mặc định của Windows Phone 8. Ở đây, bạn có thể bật/tắt vị trí của mình để chức năng tìm kiếm có thể sử dụng, cung cấp cho bạn những kết quả liên quan tới địa phương tốt hơn. Bạn cũng có thể sửa đổi các cài đặt SafeSearch,cho phép nút Search làm việc từ màn hình khóa. Bạn cũng có thể xóa lịch sử tìm kiếm của mình.

pdf41 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cài đặt mọi thứ cho Windows Phone 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cài đặt mọi thứ cho Windows Phone 8 Windows Phone 8 tự hào là hệ điều hành di động tùy biến cao. Từ vị trí, kích thước của các “viên gạch” trong giao diện Live Tiles đến màn hình khóa…, mỗi chiếc điện thoại Windows Phone 8 cung cấp nhiều tùy chọn. Chúng ta hãy cùng khám phá. Sau khi bạn chạm vào biểu tượng Settings (hoặc chọn Settings từ danh sách ứng dụng App), một danh sách dài các cài đặt (setting) sẽ hiện ra. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại điện thoại Windows Phone 8 bạn sở hữu, bạn có thể thấy những tùy chọn khác không được đề cập ở đây. Ví dụ, điện thoại HTC 8X có cài đặt Beats Audio và Attentive Phone, trong khi điện thoại Nokia Lumia có cài đặt Display+Touch và Nokia Account. Bài viết này chỉ tập trung vào những cài đặt mang tính phổ quát cho tất cả các thiết bị chạy Windows Phone 8. Để bắt đầu, hãy lưu ý rằng menu Settings bao gồm 2 màn hình. Màn hình đầu tiên cho những cài đặt hệ thống (system settings), bao gồm các điều chỉnh thiết bị nói chung (chẳng hạn như thay đổi nhạc chuông, chuyển đổi qua lại Bluetooth, Wi-Fi hoặc chế độ trên máy bay - airplane mode). Màn hình thứ 2 là cho các cài đặt ứng dụng cụ thể (chẳng hạn như lựa chọn những ứng dụng nào có thể thực hiện nhiệm vụ dưới nền). I. Các cài đặt hệ thống (system settings) 1. Nhạc chuông + âm thanh (ringtones+sounds) Màn hình cài đặt ringtones+sounds là nơi có thể điều chỉnh, sửa đổi các loại âm thanh mà điện thoại của bạn phát ra. Ở phía trên của màn hình là 2 nút chuyển đổi để bật/tắt chuông, chế độ rung của điện thoại. Để thay Menu cài đặt hệ thống đổi nhạc chuông của điện thoại, hãy chạm vào hộp bên dưới nhãn “Ringtone”. Chọn nhạc chuông từ menu hoặc chạm vào liên kết Get more bên dưới hộp để tải nhạc chuông từ cửa hàng trực tuyến Windows Phone Store. Trong màn hình này, bạn cũng có thể chọn nhạc cho các thông báo khác nhau, cho tin nhắn văn bản, thư thoại và email. Bạn cũng có thể lựa chọn âm thanh phát ra cho lời nhắc (reminder), bấm phím, khóa/mở khóa, màn trập của máy ảnh và nhiều sự kiện khác. 2. Màu nền/màu chữ (theme) Cài đặt theme cho phép bạn lựa chọn màu sắc chung cho điện thoại của mình. Ở đây, bạn có thể chọn 1 trong 2 màu nền (background): Dark (nền đen với chữ trắng) hoặc Light (nền trắng với chữ đen). Bạn cũng có thể chọn 1 trong 21 màu nhấn (accent color). Màu nhấn chủ yếu hiện trên màn hình Start, nơi mà nó là màu nền cho các ứng dụng (mà đại diện là từng “viên gạch”). Nó cũng xuất hiện trong menu App và nhiều menu khác trên điện thoại của bạn. Bạn có thể thay đổi cả theme và màu nhấn khi muốn. 3. Email + tài khoản (email+account) Tuỳ chỉnh theme Trong màn hình email+account, bạn có thể cài bất kỳ email/tài khoản mạng xã hội nào trên thiết bị Windows Phone 8. Để thêm tài khoản, hãy chạm vào Add an account và chọn kiểu. Bạn có thể chọn từ một số loại tài khoản định sẵn (chẳng hạn như Facebook, Google, Hotmail, Twitter và Yahoo Mail), hoặc có thể thêm loại tài khoản riêng của bạn thông qua tùy chọn Other account. Để thêm tài khoản Exchange, hãy chạm vào Advanced setup. Bạn cũng quản lý các tài khoản hiện có của mình từ màn hình này. Để làm điều đó, hãy chạm vào tên tài khoản. Tại đây, bạn có thể thay đổi tên tài khoản, chọn tần suất tải về nội dung hoặc email từ tài khoản, chọn loại nội dung tài khoản để đồng bộ (email, lịch sự kiện hoặc địa chỉ liên lạc), và sửa đổi Thêm email và các tài khoản mạng xã hội các thông tin đăng nhập. Để lưu thay đổi, hãy chạm vào dấu chọn hoặc nút Done. 4. Chia sẻ kết nối Internet (internet sharing) internet sharing là tính năng mới của Windows Phone 8, cho phép bạn biến điện thoại của mình thành thiết bị phát Wi-Fi (Wi-Fi hotspot) để có thể chia sẻ kết nối di động với thiết bị khác. Trong màn hình internet sharing, hãy chạm vào nút chuyển đổi để bật tính năng này. Bạn có thể bảo vệ sự chia sẻ của mình bằng tên tự đặt/mật khẩu để ngăn không cho các thiết bị ngẫu nhiên kết nối với điện thoại. Màn hình Internet Sharing sẽ cho bạn thấy có bao nhiêu thiết bị được kết nối với điện thoại (tại một thời điểm, tối đa 5 thiết bị có thể được kết nối). Nếu Màn hình Internet Sharing không có thiết bị nào được kết nối trong vài phút, tính năng Internet Sharing sẽ tự động tắt để tiết kiệm pin. Tuy nhiên, lưu ý là không phải tất cả các nhà mạng đều hỗ trợ tính năng này. 5. Màn hình khóa (lock screen) Màn hình khóa là màn hình đầu tiên bạn nhìn thấy khi bật điện thoại lên (trước khi nhìn thấy màn hình Start). Menu cài đặt màn hình khóa cho phép bạn thay đổi diện mạo của màn hình này theo một số cách: • Thay đổi ảnh nền hoặc chọn để hiển thị hình ảnh từ công cụ tìm kiếm Bing hay mạng xã hội Facebook. • Chọn để hiển thị ảnh nghệ sĩ/album trên màn hình khóa khi Màn hình khóa tùy chỉnh đang phát nhạc. • Chọn để hiển thị các thông báo ứng dụng trên màn hình khóa. Bạn có thể chọn một ứng dụng (như Facebook) sẽ hiển thị cập nhật chi tiết, và cũng có thể lựa chọn nhiều ứng dụng (chẳng hạn như ứng dụng email và lịch) sẽ hiển thị cập nhật nhanh. • Chọn thời gian màn hình khóa hiển thị trước khi màn hình chính hiện ra. • Đặt mật khẩu hoặc mã PIN để chỉ bạn mới có thể truy cập vào điện thoại của mình. 6. Wi-Fi Trong màn hình này, bạn có thể quản lý chức năng Wi-Fi của điện thoại. Hãy bật/tắt ăng-ten Wi-Fi bằng cách chạm vào nút chuyển đổi. Để kết nối với một mạng cụ thể, hãy chạm vào tên mạng và nhập mật khẩu (nếu cần). Chạm vào nút Advanced để xem những cài đặt bổ sung. Ở đây, bạn có thể chọn để được thông báo khi hiện hữu các mạng Wi-Fi mới, tự động kết nối với Wi-Fi hotspot, và cho phép điện thoại gửi thông tin về các kết nối Wi-Fi để khám phá những Wi-Fi hotspot gần đó. Trong phần này, bạn còn có thể nhìn thấy những mạng Wi-Fi mà điện thoại đã kết nối trước đó. Bạn cũng có thể loại bỏ một mạng Wi-Fi bằng cách chạm và giữ tên của mạng cho đến khi nút Delete xuất hiện. Các tùy chọn Wi- Fi 7. Bluetooth Cài đặt Bluetooth tương tự như cài đặt Wi-Fi. Bạn cần bật Bluetooth nếu muốn kết nối điện thoại với một thiết bị Bluetooth khác, chẳng hạn như tai nghe hoặc bàn phím ngoài. Để bật/tắt Bluetooth, chỉ cần chạm vào nút chuyển đổi. Khi Bluetooth bật, các thiết bị Bluetooth khác sẽ có thể phát hiện thiết bị của bạn. 8. “Cụng đầu” + gửi (Tap+Send) Chuyển nội dung Tap+Send cho phép kích hoạt khả năng NFC (giao tiếp trường gần) của điện thoại. Khi bật tính năng này, bạn sẽ có thể chia sẻ hình ảnh, video, địa chỉ liên lạc, các website… với một điện thoại có khả năng NFC khác bằng cách “cụng đầu” 2 thiết bị với nhau. Để bật/tắt NFC, hãy chạm vào nút chuyển đổi. 9. Chế độ Airplane Được thiết kế dành riêng để sử dụng trong các chuyến bay, chế độ máy bay (airplane mode) cũng là một cài đặt tiện lợi nếu bạn muốn tắt các chức năng chia sẻ của điện thoại mà không thực sự tắt thiết bị của mình. Chế độ Airplane tắt mạng di động, Wi-Fi, Bluetooth và chia sẻ NFC của điện thoại. Để bật/tắt chế độ Airplane, chỉ cần chạm vào nút chuyển đổi. Bạn có thể bật riêng Wi-Fi, Bluetooth và chia sẻ NFC sau khi đã bật chế độ Airplane. với một cú “cụng đầu” 10. Mạng di động (cellular) Màn hình cài đặt này cho phép bật/tắt kết nối dữ liệu di động, cũng như để điều chỉnh các cài đặt chuyển vùng (roaming). Để tắt dữ liệu di động, hãy chạm vào hộp dưới nhãn “Data connection”, sau đó chuyển sang Off. Dưới nhãn “Data roaming options”, nếu bạn chọn Don’t roam, điện thoại sẽ tự động tắt kết nối dữ liệu khi bạn đi ra khỏi khu vực xác định. 11. Vị trí (location) Dưới menu này, bạn có thể chọn xem các ứng dụng có thể sử dụng vị trí của bạn hay không. Nếu bật location (bằng cách sử dụng nút chuyển đổi), các ứng dụng như Facebook, Thông tin mạng di động Foursquare, Google Maps sẽ có thể biết bạn đang ở đâu, sử dụng thông tin đó để định hướng cho bạn (trong trường hợp dùng Google Maps) hoặc cho phép bạn kiểm tra các doanh nghiệp địa phương (trong trường hợp dùng Facebook và Foursquare). Một số ứng dụng cũng có thể sử dụng dữ liệu này để "bắn" quảng cáo đến điện thoại của bạn. 12. Góc của trẻ em (Kid’s Corner) Các ứng dụng trong Kid's Cài đặt Kid’s Corner cho phép bạn thiết lập, bật tính năng hướng trẻ em mới của Windows Phone 8. Lần đầu tiên bạn bật Kid’s Corner (bằng cách sử dụng nút chuyển đổi), sẽ thấy lời nhắc thiết lập Kid’s Corner bằng cách chọn những ứng dụng, trò chơi nào mà lũ trẻ nhà bạn có thể truy cập, cũng như lựa chọn mật khẩu màn hình khóa để chúng không thể truy cập được hết menu điện thoại của bạn. Một khi đã thiết lập Kid’s Corner, bạn có thể thêm các trò chơi, nhạc, video và ứng dụng cho Kid’s Corner trong màn hình cài đặt này: chỉ cần chạm vào một trong các thể loại (trò chơi, nhạc, video hay ứng dụng) để xem danh sách các “mặt hàng” có sẵn cho Kid’s Corner. Nếu Kid’s Corner bật, bạn có thể truy cập màn hình Kid’s Corner bằng việc vuốt trái từ màn hình khóa. 13. Tiết kiệm pin (Battery Saver) Khi bạn bật cài đặt Battery Saver (bằng cách sử dụng nút Corner. chuyển đổi), nó cho phép điện thoại tự động điều chỉnh nhiều cài đặt khác nhau để tiết kiệm pin khi pin yếu. Nếu bạn bật Battery Saver, điện thoại sẽ tắt một số dịch vụ (như dữ liệu nền và đồng bộ email tự động) khi điện thoại ở chế độ chờ. Bạn có thể điều chỉnh các cài đặt Battery Saver bằng cách chạm vào nút Advanced. Trong màn hình này, chọn “Now until next charge” hoặc “At all times” để bảo tồn năng lượng khi pin yếu. Màn hình Battery Saver cũng cho phép xem thông tin về pin của điện thoại, chẳng hạn như dung lượng pin còn lại bao nhiêu và bạn đã dùng điện thoại được bao lâu kể từ lần sạc gần nhất. 14. Lưu trữ của điện thoại (phone storage) Màn hình này cho thấy điện thoại đang sử dụng khả năng lưu trữ của nó thế nào. Trên cùng là thanh trạng thái cho biết dung lượng lưu trữ của điện thoại là bao nhiêu, và đã được sử dụng hết bao nhiêu. Nếu chạm đúp vào thanh này, bạn có thể xem chi tiết hơn về những thứ có trên điện thoại (nhạc+video, hình ảnh, ứng dụng, hệ điều hành…). Bạn cũng có thể thay đổi các cài đặt lưu trữ trên màn hình này. Nếu điện thoại của bạn đã cài thẻ MicroSD, bạn có thể chọn để lưu nhạc, video và hình ảnh trên bộ nhớ trong hoặc thẻ MicroSD của điện thoại. 15. Sao lưu (backup) Xem những gì đang được lưu trữ trên điện thoại Màn hình cài đặt backup cho phép bạn sao lưu những phần quan trọng của điện thoại - như danh sách ứng dụng và các cài đặt, tin nhắn văn bản, các bức ảnh - lên mây. Nếu chạm vào bất kỳ thể loại nào trong màn hình cài đặt backup, bạn sẽ đi đến màn hình cài đặt chính tương ứng (ví dụ, chạm các Messages trong màn hình Backup sẽ đưa bạn đến Apps > Settings > Applications > Messages) để có thể cấu hình riêng từng sao lưu. 16. Ngày tháng + thời gian (date+time) Màn hình cài đặt date+time cho phép bạn thay đổi đồng hồ của điện thoại. Tại đây, bạn có thể chuyển đổi định dạng thời gian giữa 12 và 24 giờ, chọn để đặt đồng hồ tự động hoặc thủ công. Nếu bạn muốn tự động đặt đồng hồ, điện thoại sẽ sử Sao lưu thông tin quan trọng lên mây dụng kết nối dữ liệu của nó để đồng bộ thời gian với máy chủ. Nếu quyết định đặt đồng hồ theo cách thủ công, bạn sẽ có thể thay đổi múi giờ, ngày, tháng và thời gian. 17. Độ sáng (brightness) Windows Phone 8 có hơi ít tùy chọn độ sáng. Trong màn hình cài đặt độ sáng, bạn có thể sử dụng nút chuyển đổi để tự động điều chỉnh độ sáng của điện thoại, hoặc đặt độ sáng bằng tay. Tuy nhiên, Windows Phone 8 không có thanh trượt độ sáng giống như trên các thiết bị khác. Thay vào đó, nếu chọn đặt độ sáng bằng tay, bạn sẽ chỉ có các cài đặt “thấp” (low), “trung bình” (medium) và “cao” (high). 18. Bàn phím (keyboard) Màn hình này bao gồm loại bàn phím và ngôn ngữ, cũng như từ điển do người dùng định nghĩa. Màn hình keyboard chính cho phép chọn (và thêm, nếu cần thiết) bàn phím. Để thêm bàn phím, chạm vào Add keyboards và chọn một hoặc nhiều bàn phím từ danh sách. Chạm vào dấu chọn hoặc nút Done, và những bàn phím đó sẽ có trên điện thoại (một số bàn phím có thể yêu cầu tải về phần mềm bổ sung). Một khi đã thêm bàn phím vào điện thoại của mình, bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa chúng bằng cách chạm một trong số những bàn phím có trên màn hình cài đặt keyboard chính. Khi chạm vào một bàn phím, bạn có thể điều chỉnh các cài đặt của nó và xác định xem, liệu nó có đưa ra văn bản gợi ý hay làm nổi bật các từ sai chính tả hay không, sửa những từ sai chính tả, chèn khoảng trắng sau khi bạn chọn một gợi ý, Thêm bàn phím hoặc viết hoa chữ cái đầu tiên của câu. Màn hình cài đặt keyboard cũng có nút Advanced. Nếu chạm vào nút này, bạn sẽ có thể đặt lại (reset) từ điển do người dùng định nghĩa - tức là, bạn có thể buộc điện thoại “quên” bất kỳ từ nào mà bạn đã tự thêm vào danh sách gợi ý. 19. Ngôn ngữ + vùng (language+region) Trong màn hình language+region, cài đặt “Phone language” ảnh hưởng đến toàn bộ điện thoại - nếu bạn chọn ngôn ngữ khác, các cài đặt cơ bản của điện thoại sẽ được hiển thị trong ngôn ngữ đó. Vì lý do này, các ngôn ngữ có sẵn có thể bị giới hạn trong những thứ tiếng phổ biến như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha. Một số model có thể còn bao gồm tiếng Pháp, tiếng Ả-rập, tiếng Chọn ngôn ngữ Trung Quốc nữa. “Regional format” thì ảnh hưởng đến việc điện thoại hiển thị ngày tháng, tiền tệ như thế nào. Ví dụ, nếu bạn chọn Tây Ban Nha là khu vực của mình, điện thoại sẽ hiển thị euro chứ không phải là đô la. Bạn cũng có thể chọn trình duyệt, ngôn ngữ tìm kiếm ở đây. Cài đặt này chỉ ảnh hưởng đến trình duyệt và các chức năng tìm kiếm thay vì đến toàn bộ điện thoại. 20. Giúp người khuyết tật dễ dàng sử dụng (ease of access) Windows Phone 8 cung cấp một số tính năng trong panel cài đặt ease of access. Bạn có thể bật/tắt tất cả chúng bằng các nút chuyển đổi. • Chữ lớn hơn: Bạn có thể làm cho văn bản mặc định lớn hơn gấp 4 lần. Cài đặt này ảnh hưởng đến các màn hình Contacts, Email, Messaging và màn hình khóa. • Độ tương phản cao: Cài đặt này làm tăng độ tương phản tổng thể của màn hình điện thoại, thay đổi màu sắc của một số tính năng để nhận biết tốt hơn. • Màn hình kính lúp: Tính năng này cho phép bạn chạm đúp vào màn hình bằng hai ngón tay để phóng đại. Sự phóng đại đó hoạt động trên tất cả các màn hình chứ không chỉ trình duyệt. 21. “Nói chuyện” với điện thoại (speech) Giảm mỏi mắt với ease of access Màn hình speech cho phép bạn điều chỉnh các cài đặt liên quan đến những tính năng ra lệnh bằng giọng nói của điện thoại. Bạn có thể nói để điện thoại thực hiện các nhiệm vụ như tìm kiếm, tiến hành các cuộc gọi hoặc gửi tin nhắn văn bản. Để truy cập vào tính năng speech trên điện thoại, hãy chạm và giữ nút Start. Ở phía trên của màn hình cài đặt speech, bạn có thể chọn để sử dụng tính năng speech khi điện thoại bị khóa. Đây là một tính năng hữu ích nếu bạn muốn nhanh chóng thực hiện cuộc gọi mà không cần mở khóa điện thoại. Bạn còn có thể bật tính năng xác nhận bằng âm thanh (audio confirmation). Khi đó, điện thoại sẽ xác nhận các mệnh lệnh qua lời nói của bạn bằng cách nhắc lại. Ở dưới cùng của màn hình cài đặt speech, bạn có thể chọn xem audio confirmation Windows Phone 8 đang lắng nghe có giọng nam hay nữ, các cài đặt speech bằng tiếng Anh hay ngôn ngữ khác. Nếu chọn một ngôn ngữ khác, bạn sẽ phải nói khẩu lệnh bằng ngôn ngữ đó. Bạn cũng có thể thiết lập để điện thoại đọc to tin nhắn văn bản gửi đến. Chạm vào hộp bên dưới nhãn “Read aloud incoming text messages” và chỉ việc nghe tin nhắn. 22. Tìm điện thoại (find my phone) Tính năng tự động find my phone của Windows Phone 8 cho phép bạn xác định vị trí điện thoại của mình từ xa thông qua WindowsPhone.com. Bạn cũng có thể bật chuông, xóa điện thoại, khóa điện thoại, xác định vị trí điện thoại hoặc gửi các ứng dụng Màn hình find my phone tới điện thoại - tất cả đều từ xa, bằng cách sử dụng máy tính hoặc thiết bị khác có dịch vụ Internet. Bởi vì find my phone được đưa vào tất cả các thiết bị chạy Windows Phone 8, màn hình cài đặt này cho phép bạn bật thêm vài tính năng bổ sung. Cụ thể, bạn có thể chọn để Windows Phone Store gửi ứng dụng đến điện thoại của mình thông qua các thông báo đẩy (push notification) chứ không phải là tin nhắn văn bản. Bạn cũng có thể chọn để điện thoại định kỳ lưu và ghi lại vị trí của nó (trước khi hết pin hoặc bị tắt nguồn). Tuy nhiên, nếu lo bị Microsoft hoặc nhà cung cấp dịch vụ theo dõi, bạn có thể tắt tính năng này. 23. Cập nhật điện thoại (phone update) Kiểm tra các bản cập nhật cho phần mềm, hệ điều hành trên màn hình cài đặt phone update. Để làm như vậy, hãy chắc chắn rằng điện thoại được kết nối với Internet chạm vào Check for updates. Bạn cũng có thể chọn để điện thoại tự động tải về các bản cập nhật. 24. Các ứng dụng công ty Một số công ty có các ứng dụng kinh doanh mà bạn có thể tải về điện thoại Windows Phone 8 của mình (một khi bạn đã thêm tài khoản công ty). Hãy lưu ý rằng, nếu bạn thêm tài khoản công ty, ông chủ của bạn có thể vô hiệu hóa thẻ SD, mã hóa lưu trữ trong của điện thoại, từ xa xóa nội dung và các cài đặt của bạn. Để thêm tài khoản công ty, chỉ cần chạm Add account và đăng nhập với thông tin tài khoản Windows Phone của công Kiểm tra cập nhật cho điện thoại của bạn. ty (ông chủ) bạn. 25. Giới thiệu (about) Bạn có thể xem những thông tin quan trọng về điện thoại của mình, chẳng hạn như số model, tên nhà mạng, độ phân giải màn hình và phần mềm trên màn hình about. Nếu chạm vào more info, bạn sẽ có thể thấy thông tin về phiên bản hệ điều hành, số phiên bản firmware và ID của SIM. Ngoài ra, bạn có thể reset điện thoại từ màn hình này. Bạn sẽ được cảnh báo rằng, nếu chạm vào nút “Reset your phone” sẽ xóa tất cả nội dung cá nhân của bạn, khôi phục lại các cài đặt từ nhà máy sản xuất. Chạm Yes để tiến hành, sau đó điện Tất cả thông tin về điện thoại Windows Phone của bạn thoại của bạn sẽ bị xóa sạch và khôi phục về trạng thái ban đầu của nó. 26. Thông tin phản hồi (feedback) Màn hình feedback cho phép bạn chuyển báo cáo phản hồi tới Microsoft. Nếu nó được bật, điện thoại sẽ tự động gửi thông tin cho Microsoft khi bạn có kết nối Wi-Fi. Nếu tính năng này bị tắt, điện thoại sẽ không báo cáo bất kỳ thông tin phản hồi nào cho Microsoft. II. Cài đặt ứng dụng (application settings) 1. Nhiệm vụ chạy nền (background tasks) Bạn có thể chọn các ứng dụng nào được phép thực hiện nhiệm vụ dưới nền từ màn hình này. Nếu bạn cho phép các ứng dụng chạy nền, chúng có thể sử dụng kết nối dữ liệu của điện thoại để tải về nhiều bản cập nhật. Nếu đang dùng gói cước dữ liệu hạn chế, tốt nhất bạn nên tắt background tasks đối với tất cả ứng dụng. Danh sách ứng dụng mà bạn thấy trong màn hình cài đặt background tasks sẽ phụ thuộc vào các ứng dụng bạn đã cài đặt. Để ngăn không cho một ứng dụng thực hiện nhiệm vụ dưới nền, hãy chạm vào tên ứng dụng và nhấn nút Block. Để kích hoạt lại việc thực hiện nhiệm vụ dưới nền cho một ứng dụng, hãy chạm vào tên ứng dụng và chọn Turn background tasks back on for this app the next time I open it. Một số ứng dụng sẽ thực hiện nhiệm vụ dưới nền dù bạn có Tìm hiểu những gì đang chạy dưới nền muốn hay không, và không thể bị chặn. Để phát hiện ra những ứng dụng nào thuộc loại này, hãy chạm vào nút Advanced để xem tất cả các ứng dụng có thể thực hiện nhiệm vụ dưới nền. Mặc dù bạn sẽ không thể chặn bất kỳ ứng dụng nào thực hiện nhiệm vụ dưới nền ở đây, ít nhất bạn cũng biết là ứng dụng nào để tránh sử dụng cho đến khi bạn có gói cước dữ liệu lớn hơn. 2. Trò chơi (games) Các tùy chỉnh Do màn hình games cho phép bạn quản lý các cài đặt Xbox games của mình, nó chỉ liên quan nếu bạn có máy chơi game Xbox. Bạn cũng có thể truy cập vào màn hình cài đặt này thông qua ứng dụng Games (bằng cách chạm vào More > Settings). Ở đây, bạn có thể bật một số tính năng: • Kết nối với Xbox: Nếu bạn kết nối điện thoại với máy chơi game Xbox, điện thoại sẽ có thể tải (upload) điểm số/thành tích chơi game lên tài khoản Xbox của bạn. • Đồng bộ các yêu cầu game: Nếu cài đặt này bật, điện thoại sẽ tải về các yêu cầu game Xbox đa người chơi mới. Nói cách khác, bạn sẽ nhận được cảnh báo khi bạn bè của mình muốn chơi game Xbox Live với bạn. • Hiển thị các thông báo game: Nếu cài đặt này bật, bạn sẽ thấy các thông báo Xbox trên điện thoại của mình. 3. Internet Explorer game Màn hình Internet Explorer cho phép bạn thay đổi một vài cài đặt liên quan đến Internet Explorer - trình duyệt web mặc định của điện thoại. Bạn cũng có thể tới được màn hình này thông qua ứng dụng Internet Explorer (bằng cách chạm vào More > Settings). Để chọn cách điện thoại hiển thị các website, hãy chạm vào hộp dưới nhãn “Website preference” và chọn xem nó hiển thị phiên bản di động của website (nếu có) hay phiên bản desktop tiêu chuẩn của website đó. Bạn cũng có thể tùy chỉnh cách hoạt động của nút thanh địa chỉ (theo mặc định để dừng (stop) hoặc làm mới (refresh) website mà bạn đang duyệt) thành nút Favorites (trang yêu thích) hay nút Tab trong màn hình cài đặt Internet Explorer. Màn hình cài đặt Internet Explorer cũng cho phép xóa lịch sử Internet Explorer: cài đặt nâng cao. trình duyệt, điều chỉnh các cài đặt nâng cao. Cài đặt nâng cao bao gồm: khả năng để lọc các website; tính năng Do Not Track và nhiều tùy chọn để chặn cookie. Màn hình này còn là nơi bạn có thể: chọn nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm mặc định; cho biết làm thế nào để mở liên kết từ những ứng dụng khác; chọn để nhận được sự gợi ý của Bing; quản lý các tập tin mà website lưu trên điện thoại (nếu bạn đã chọn để cho phép). 4. Bản đồ (maps) Trong màn hình maps, bạn có thể bật/ắt vị trí của mình để nhận được các kết quả tìm kiếm tại nơi đó tốt hơn. Bạn cũng có thể: chọn tải về bản đồ (để bạn có thể sử dụng tính năng bản đồ mà không cần kết nối dữ liệu); kiểm tra các bản cập nhật hoặc xóa lịch sử bản đồ của bạn đi. Lưu ý rằng, các tính năng có trong màn hình cài đặt này là khác so với những tính năng bạn truy cập thông qua ứng dụng Maps (bằng cách chạm vào More > Settings). 5. Gửi tin nhắn (messaging) Phần lớn cài đặt maps Màn hình messaging cho phép bật/tắt rất nhiều tính năng nhắn tin khác nhau. Bạn cũng có thể truy cập vào màn hình cài đặt này thông qua ứng dụng Messaging (bằng cách chạm vào More > Settings). Trong màn hình cài đặt này, bạn có thể bật/tắt sao lưu tin nhắn văn bản, chat Facebook, lời báo nhận MMS (cho phép người gửi biết khi bạn đã nhận được tin nhắn văn bản) và nhóm văn bản (group text - giữ tất cả các tin nhắn văn bản trao đổi trong một thread). 6. Nhạc + video (music+videos) Màn hình music+videos cho phép thay đổi các cài đặt liên quan đến đa phương tiện. Bạn cũng có thể truy cập vào màn hình cài đặt này thông qua ứng dụng Music+Videos (bằng cách chạm vào More > Settings). Các tính năng nhắn tin Trên màn hình này, bạn có thể bật/tắt một số tính năng: • Kết nối với Xbox Music: Tính năng này cho phép bạn cập nhật thông tin bài hát, nghệ sĩ và album hình ảnh… thông qua Xbox Music. • Bộ sưu tập Xbox Music trên mây: Bật cài đặt này cho phép bạn đưa bộ sưu tập bài hát Xbox Music của mình lên điện thoại. • Đang chơi trên Xbox: Với cài đặt này hoạt động, từ điện thoại, bạn có thể thấy tập tin nhạc/video nào hiện đang chạy trên máy chơi game Xbox của mình. 7. Office Các tùy chọn nhạc + video Trong màn hình cài đặt Office, bạn có thể thay đổi tên người dùng Office của mình, mở các liên kết SharePoint trong Office hub và reset Office. Bạn cũng có thể xem thông tin về phiên bản Office. 8. Danh bạ (people) Màn hình people (mà bạn cũng có thể truy cập thông qua People hub bằng cách chạm vào More > Settings) cho phép thay đổi các cài đặt liên quan đến danh sách contact (địa chỉ liên lạc) của bạn. Ở đây bạn có thể chọn để nhập (import) những contact lưu trên SIM (nếu bạn đã lưu trên SIM của mình), lọc danh sách contact theo tài khoản (ví dụ, bạn có thể ẩn các contact Facebook, Google, Hotmail hoặc Skype), và ẩn các bài viết từ những contact bạn đã lọc. Bạn cũng có thể chọn để sắp xếp, hiển thị danh sách contact Các tùy chọn cho Office theo tên hay họ ("Sarah Jacobsson" hay "Jacobsson, Sarah"). Dưới cùng của màn hình này còn có cách khác để truy cập, quản lý các tài khoản mạng xã hội, email của bạn. 9. Điện thoại (phone) Màn hình phone là nơi bạn sẽ tìm thấy số điện thoại của mình (trong trường hợp bạn không nhớ). Ở đây, bạn có thể chọn để sử dụng số thư thoại mặc định hoặc một số khác, và bạn cũng có thể gọi trực tiếp thư thoại của mình. Màn hình này cũng cho phép bật “chuyển tiếp cuộc gọi” (call forwarding - chuyển các cuộc gọi đến sang số điện thoại khác), cũng như “hỗ trợ quốc tế” (international assist - giúp bạn gọi quốc tế bằng cách tự động Các tính năng điện thoại và thư thoại sửa những lỗi phổ biến). Bạn cũng có thể bật/tắt bảo mật SIM. 10. Hình ảnh + máy ảnh (photos+camera) Cài đặt trong menu photos+camera khác với những cài đặt hình ảnh, video có trong ứng dụng Camera. Tại đây, bạn có thể bật/tắt việc tự động tải lên tài khoản SkyDrive của mình, và chọn đăng thông tin vị trí cho những bức ảnh mà bạn chụp hay không. Bạn cũng có thể reset máy ảnh ở đây, cũng như tìm thấy nhiều ứng dụng để upload nội dung. Những cài đặt khác cho phép giữ nút máy ảnh để “đánh thức” điện thoại, hoặc chạm vào màn hình để chụp ảnh và quay video. Các cài đặt hình ảnh + máy ảnh 11. Tìm kiếm (search) Màn hình search cho phép thay đổi các cài đặt liên quan đến Bing - nhà cung cấp tìm kiếm mặc định của Windows Phone 8. Ở đây, bạn có thể bật/tắt vị trí của mình để chức năng tìm kiếm có thể sử dụng, cung cấp cho bạn những kết quả liên quan tới địa phương tốt hơn. Bạn cũng có thể sửa đổi các cài đặt SafeSearch,cho phép nút Search làm việc từ màn hình khóa. Bạn cũng có thể xóa lịch sử tìm kiếm của mình. 12. Ví điện tử (wallet) Màn hình wallet - mà bạn cũng có thể truy cập thông qua ứng dụng Wallet (bằng cách chạm vào More > Settings+Pin) - cho phép đặt, thay đổi mã PIN ví điện tử của mình để bảo vệ chức năng mua sắm online, khiến người lạ (hoặc con cái) không thể tiêu tiền trên điện thoại của bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhe_dieu_hanh_8__1043.pdf
Tài liệu liên quan