Các phương pháp tĩnh trong phân tích kinh tế

Điểm hòa vốn là điểm doanh thu bằng với chi phí của sản lượng sản xuất. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn tĩnh dựa trên 3 giả thiết: - Thu nhập chỉ bắt nguồn từ hoạt động sản xuất kinh doanh đang xem xét - Các chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một sản phẩm, giá bán sản phẩm không thay đổi theo thời gian và lượng sản xuất. - Sản phẩm sản xuất ra được bán hết

ppt28 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương pháp tĩnh trong phân tích kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN CÁC PHƯƠNG PHÁP TĨNH TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ Giới thiệu Trước đây các kỹ sư thường chỉ quan tâm đến các vấn đề về thiết kế, thi công, đến sự vận hành của máy móc, kết cấu máy và không quan tâm đến vấn đề về tài nguyên, về nhân lực, về tài chính. Các kỹ sư ngày nay không chỉ được hy vọng sẽ tạo ra những giải pháp kỹ thuật độc đáo mà còn phải có những phân tích tác động tài chính của những giải pháp đó. Nhận thức về nguồn tài nguyên hạn chế trên trái đất cần phải được đẩy mạnh trong các đánh giá kinh tế kỹ thuật. Giới thiệu Phân tích kinh tế kỹ thuật được dựa trên các kiến thức tích lũy của các kỹ sư, của các nhà kinh tế Có nhiều các công cụ như vậy nhưng tất cả đều không hoàn hảo. Việc có nhiều các công cụ phân tích còn làm nhiễu hay gây bối rối đối với người sử dụng. Tuy nhiên hầu hết các công cụ đều có sự bổ khuyết cho nhau. Giới thiệu Nhóm các phương pháp tĩnh được phát triển dựa trên việc bỏ qua tác động của thời gian đến đồng tiền hay nói cách khác yếu tố giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian không được xem xét đến. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ Phương pháp chi phí Cơ sở của phương pháp Chi phí nhỏ nhất là có lợi ích (tốt) nhất Có 2 loại chi phí chính: Chi phí cố định hay chi phí gián tiếp: chi phí một cách tương đối là không thay đổi dù cho đơn vị sản phẩm có là bao nhiêu. Chi phí biến đổi hay chi phí trực tiếp: chi phí nói chung là tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất. Phương pháp chi phí Tổng chi phí đó là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Ta có: Trong đó: C là tổng chi phí F là chi phí cố định V là chi phí biến đổi v là chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm X là số đơn vị sản phẩm tạo ra Phương pháp chi phí Áp dụng : Lựa chọn dự án hoặc phương án đầu tư. Khi các phương án có cùng quy mô : phương án có tổng chi phí nhỏ nhất là phương án kinh tế nhất Khi các phương án khác nhau về quy mô : phương án có chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm nhỏ nhất là phương án kinh tế nhất Phương pháp chi phí Điều kiện hạn chế - Phương pháp được sử dụng không xem xét đến vấn đề cung-cầu-giá trên thị trường. - Chưa phân biệt sự khác nhau trong cơ cấu chi phí giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Chỉ có thể chọn phương án chứ chưa thể đánh giá tính kinh tế của một phương án. - Chưa xem xét đến tác động của thời gian đến đồng tiền. PHƯƠNG PHÁP LỢI NHUẬN Phương pháp lợi nhuận Cơ sở của phương pháp Lợi nhuận đạt được lớn nhất là có lợi (tốt) nhất. Lợi nhuận Lợi nhuận là hiệu số giữa doanh thu và tổng chi phí. P = R - C Trong đó : P là lợi nhuận R là doanh thu C là tổng chi phí Gọi p là giá bán sản phẩm, doanh thu có thể được tính như sau : R = pX Phương pháp lợi nhuận * Áp dụng để đánh giá một phương án Một phương án kinh tế (kinh doanh) được coi là tốt (đáng giá) khi lợi nhuận thu được từ nó trong một khoảng thời gian lớn hơn không. P > 0 Nhận xét : vậy một phương án có lợi nhuận là 0.1 > 0 có được đánh giá tốt ?? Phương pháp lợi nhuận * Áp dụng so sánh các phương án kinh tế Khi các phương án có cùng quy mô thì phương án có lợi nhuận lớn nhất là phương án kinh tế nhất. Khi các phương án khác nhau về quy mô mà lượng vốn đầu tư là eo hẹp thì phương án có lợi nhuận trên 1 đơn vị đầu tư lớn nhất là phương án kinh tế nhất (chuyển sang phương pháp suất lợi nhuận). P1 > P2 P1 > 0 Phương pháp lợi nhuận Điều kiện hạn chế - Chỉ xem xét lợi nhuận tối đa chứ chưa thấy được suất lợi nhuận thu được trên 1 đồng vốn bỏ ra. - Chưa phân biệt được sự khác nhau trong cơ cấu chi phí giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Chưa xem xét yếu tố thời gian đồng tiền PHƯƠNG PHÁP SUẤT LỢI NHUẬN Phương pháp suất lợi nhuận Suất lợi nhuận là tỷ lệ giữa lợi nhuận trung bình trong một khoảng thời gian và vốn bình quân bỏ ra. Phương pháp này cho thấy được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Phương pháp suất lợi nhuận Có nhiều cách tính khác nhau. Về nguyên tắc đó là tỷ lệ giữa lợi nhuận trung bình trong một khoảng thời gian (thường là 1 năm) và trung bình vốn bỏ ra. Công thức tính tổng quát: Phương pháp suất lợi nhuận Vốn trung bình bỏ ra tính theo sơ đồ dưới : Phương pháp khấu hao đều Phương pháp khấu hao không đều Phương pháp suất lợi nhuận * Áp dụng đánh giá phương án kinh tế Phương án tốt là phương án có suất lợi nhuận không nhỏ hơn suất lợi nhuận tối thiểu * Áp dụng lựa chọn phương án Phương án tốt nhất là phương án có suất lợi nhuận lớn nhất và lớn hơn suất lợi nhuận tối thiểu. Phương pháp suất lợi nhuận Hạn chế - Lợi nhuận hàng năm được coi là không đổi. - Chưa xét đến yếu tố thời gian của đồng tiền PHƯƠNG PHÁP THỜI GIAN HOÀN VỐN Phương pháp thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi lại vốn đầu tư bỏ ra. Phương pháp * Khi mức hoàn vốn năm là cố định, ta dùng công thức tổng quát sau * Khi mức hoàn vốn năm biến đổi, ta dùng phương pháp cộng dồn để xác định Thv. Phương pháp thời gian hoàn vốn * Áp dụng đánh giá phương án kinh tế Một phương án kinh tế được gọi là tốt nếu thời gian hoàn vốn của nó nhỏ hơn thời gian hoàn vốn cho phép. * Áp dụng so sánh các phương án kinh tế Phương án tốt nhất là phương án có thời gian hoàn vốn ngắn nhất và ngắn hơn thời gian cho phép. Phương pháp thời gian hoàn vốn Nhật xét Phương pháp thời gian hoàn vốn tĩnh chưa xem xét đến tác động của thời gian đến mức hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn ngắn chưa chắc đã là phương án thu được lợi ích kinh tế nhất. PHƯƠNG PHÁP ĐIỂM HÒA VỐN Phương pháp điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm doanh thu bằng với chi phí của sản lượng sản xuất. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn tĩnh dựa trên 3 giả thiết: - Thu nhập chỉ bắt nguồn từ hoạt động sản xuất kinh doanh đang xem xét - Các chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một sản phẩm, giá bán sản phẩm không thay đổi theo thời gian và lượng sản xuất. - Sản phẩm sản xuất ra được bán hết Phương pháp điểm hòa vốn Ta có, chi phí để sản xuất ra X sản phẩm là: Doanh thu từ việc bán X sản phẩm là: Điểm hòa vốn là điểm có C = R, ta có lượng sản phẩm hòa vốn Xhv là: Phương pháp điểm hòa vốn Áp dụng phân tích kinh tế phương án lựa chọn - Nếu X Xhv : có lời - Nếu X = Xhv : hòa vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptCác phương pháp tĩnh trong phân tích kinh tế.ppt
Tài liệu liên quan