Các phương pháp kiểm toán đối chiếu trực tiếp kiểm toán ngoài chứng từ kiểm toán thực nghiệm

Xác nhận: + Xác nhận mở: Yêu cầu cung cấp thông tin mà không cần minh chứng cho thông tin đó. + Xác nhận đóng: Yêu cầu minh chứng cho thông tin đó là đúng hay sai. Có hai loại: Xác nhận đóng khẳng định: Thông tin dù đúng hay sai đều phải phúc đáp lại; Xác nhận đóng phủ định: Thông tin gửi đi sai mới cần phúc đáp lại (phải có độ tin cậy với người được hỏi).

pdf8 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 3098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương pháp kiểm toán đối chiếu trực tiếp kiểm toán ngoài chứng từ kiểm toán thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các phương pháp kiểm toán đối chiếu trực tiếp kiểm toán ngoài chứng từ kiểm toán thực nghiệm PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CHỨNG TỪ ĐỐI CHIẾU TRỰC TIẾP Khái niệm: Đối chiếu trực tiếp là so sánh (về mặt lượng) trị số của cùng một chỉ số hay cùng một chỉ tiêu trên các chứng từ kiểm toán. Cơ sở : Một chỉ tiêu hay một nội dung được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, được thể hiện ở nhiều tài liệu khác nhau, bảo quản ở nhiều nơi khác nhau. Nội dung: Đối chiếu một chỉ tiêu nào đó của kỳ này với chỉ tiêu đó nhưng ở kỳ trước (đối chiếu ngang) để đánh giá, nghiên cứu mức độ biến động hoặc so sánh giữa các bộ phận tổng thể (đối chi ếu dọc)để xem xét cơ cấu, phân bố từng quần thể. Đối chiếu giữa số dự toán, định mức, kế hoạch với số thực tế để đánh giá mức độ phấn đấu thực hiện các mục tiêu thể hiện trên các chỉ tiêu tương ứng. Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ nhưng trên các chứng từ khác nhau: Ví dụ như đối chiếu trị số của các chỉ tiêu trên bảng cân đối hay trên các báo cáo với trị số của chính các chỉ tiêu đó nhưng trên các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp…, hay các chỉ tiêu chứng từ kế toán với chỉ tiêu đó trên các sổ kế toán chi tiết… Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được bảo quản, lưu trữ ở các địa điểm khác nhau. Loại đối chiếu này được thực hiện phổ biến trong kiểm toán các giao dịch với ngân hàng, các khoản thu về bán hàng, các khoản chi về mua hàng. Ví dụ: Đối chiếu giữa hoá đơn GTGT mà đơn vị được kiểm toán giữ với hoá đơn GTGT tại cơ quan thuế giữ và hoá đơn GTGT của khách hàng giữ. Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành chỉ tiêu đó. Ví dụ: Đối chiếu các yếu tố số lượng, đơn giá với thành tiền trong các chứng từ gốc. Đối chiếu các khoản mục cấu thành các loại tài sản hoặc nguồn vốn trong bảng cân đối tài sản … Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu của đơn vị được kiểm toán với trị số của các chỉ tiêu tương ứng bình quân trong nghành. Ưu điểm: Dễ làm nên là phương pháp được sử dụng rộng rãi Nhược điểm : Chỉ sử dụng được trong trường hợp: các chỉ tiêu được hạch toán theo cùng một chuẩn mực, cụ thể là cùng nội dung, cùng phương pháp tính, cùng đơn vị, cùng lãnh thổ, cùng quy mô … và trong khoảng thời gian có điều kiện tương tự nhau. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN NGOÀI CHỨNG TỪ Đây là phương pháp kểi m toán mà kiểm toán viên chỉ có cơ sở dữ liệu: kiểm toán viên phải sử dụng các phương pháp để tìm kiếm nguồn bằng chứng kiểm toán trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật. Các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm: Kiểm kê, thực nghiệm và điều tra. Kiểm kê Khái niệm : Là phương pháp kiểm tra, kiểm kê lại chỗ các loại tài sản. Đây là phương pháp kểi m tra đơn giản phù hợp với chức năng của kiểm toán. Do vậy , trong nhận thức phải luôn gắn ch ặt kiểm kê vào quy trình chung của kiểm toán đặc biệt là ngoại kiểm. Cơ sở hình thành: Dựa vào phương pháp luận mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Phương pháp kĩ thuật: Áp dụng là cân, đo, đong, đếm (phương pháp đo lường). Đặc điểm đối tượng: Phương pháp này áp d ụng đối với tài sản vật chất. Trình tự: Trong mọi trường hợp kiểm kê cần thực hiện theo quy trình chung với ba bước cơ bản: Chuẩn bị, thực hành và kết thúc kiểm kê. Bước 1: Chuẩn bị kiểm kê: Là khâu đầu tiên và có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả của quá trình kiểm kê, căn cứ vào quá trình kiểm kê, căn cứ vào mục tiêu, quy mô, thời hạn kiểm kê để chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và vật lực cho quá trình kiểm kê. Bước 2: Thực hành kiểm kê: Phải dược tiến hành theo trình tự xác định và phải lập bảng kê cho từng loại, trong đó các bảng kê sẽ trở thành chứng từ kiểm toán. Bước 3: Kết thúc kiểm kê: Phải lập biên bản kiểm kê trong đó ghi rõ mục tiêu, nội dung và trình tự tiến hành, nêu rõ chênh lệch đã được phát hiện và kiến nghị cách xử lý chênh lệch. Biên bản kiểm kê cần được đính kèm phiếu kiểm kê (mã cân) và bảng kê chênh lệch về kết quả kiểm kê Điều kiện để áp dụng phương pháp kiểm kê: Phương pháp này áp dụng đối với những tài sản có hình thái vật chất cụ thể. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN THỰC NGHIỆM Khái niệm Thực nghiệm là phương pháp kiểm toán nhằm xác minh cho đối tượng kiểm toán bằng cách nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác minh lại. Ví dụ: Để xác minh lại hao phí hoặc kết quả sản xuấn có thể phải làm thử lại một mẻ hàng để khẳng định rõ những điều nghi vấn như mức hao phí nguyên vật liệu… Cơ sở hình thành: Dựa vào mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Phương pháp kỹ thuật áp dụng: Phương pháp dự báo, dự đoán Đối tượng kiểm toán: là thực trạng tài sản tài liệu Điều tra Khái niệm: Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hoặc một thực trạng để đi đến những quyết định hay kết luận kiểm toán. Điều tra được sử dụng rất rộng rãi trong kiểm toán. Điều tra được sử dụng để: Tìm hiểu khách thể kiểm toán (nói chung) hay làm quen với khách hàng (của kiểm toán độc lập). Có thể tìm hiểu trực tiếp hoặc qua các kiểm toán viên tiền nhiệm hoặc gửi phiếu điều tra phỏng vấn. Đây là bước điều tra sơ bộ nhằm đưa ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng (đối với kiểm toán độc lập) hoặc lập kế hoạch kiểm toán (đối với kiểm toán nhà nước). Tiếp cận với các bên có liên quan, dò hỏi, phỏng vẫn, thu lượm và tích luỹ dữ liệu, loại dần và thu gọn đối tượng xác minh cho những vấn đề kiểm toán. Xác minh bằng văn bản qua thư xác nhận của các bên có liên quan. Chọn mẫu hoặc chọn điển hình các đối tượng kiểm toán, xác minh làm rõ các vấn đề cần kiểm toán. Các phương pháp: Quan sát, phỏng vấn, và xác nhận. Quan sát: Sử dụng để điều tra sự vận hành của hệ thống nội bộ, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trình độ của người thực hiện. Quan sát chỉ sử dụng khi mới tiếp cận với đối tượng kiểm toán, chỉ cho kết quả khái quát. Phỏng vấn: Là đưa ra những câu hỏi và thu thập các câu trả lời. Yêu cầu các câu hỏi phải phù hợp với người được hỏi và phù hợp với nội dung kiểm toán. Có hai loại câu hỏi: Đóng và mở, nên sử dụng câu hỏi đóng. Câu hỏi phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Một câu hỏi phải hỏi 2 người trở lên, nếu có mâu thuẫn phải mở rộng phạm vi phỏng vấn. Xác nhận: + Xác nhận mở: Yêu cầu cung cấp thông tin mà không cần minh chứng cho thông tin đó. + Xác nhận đóng: Yêu cầu minh chứng cho thông tin đó là đúng hay sai. Có hai loại: Xác nhận đóng khẳng định: Thông tin dù đúng hay sai đều phải phúc đáp lại; Xác nhận đóng phủ định: Thông tin gửi đi sai mới cần phúc đáp lại (phải có độ tin cậy với người được hỏi).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_phuong_phap_kiem_toan_5045.pdf