Các nước xã hội chủ nghĩa đông âu lâm vào khủng hoảng rồi tan rã

CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ 1. Khái quát Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đều có chung chế độ kinh tế - chính trị, nhất trí về lợi ích và mục tiêu chung. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô (một hậu thuẫn vững chắc) và sự nỗ lực của nhân dân, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn: Sau hai thập kỉ, bộ mặt của các nước Đông Âu thay đổi, đời sống của nhân dân được nâng lên một bước quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần. Mọi âm mưu phá hoại của bon đế quốc và các thế lực phản động trong nước đều bị đập tan, chính trị được ổn định, an ninh xã hội được đảm bảo. Thế nhưng, do cùng chung một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, dập khuôn một cách giáo điều theo mô hình ấy (trong hoàn cảnh các nước khác hẳn Liên Xô) nên khi cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 nổ ra, các nước Đông Âu đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm rõ rệt từ nửa sau những năm 70. Bước sang những năm 80, các nước Đông Âu đều đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dựa trên sự tiến bộ về khoa học – kĩ thuật, chuyển mạnh nền kinh tế sang con đường phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, kết quả không như mong muốn. Những cố gắng đó không kìm hãm được tốc độ suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong hai năm đầu thập niên 80, nhịp độ sản xuất giảm sút ở nhiều nước. Từ năm 1983, nền kinh tế có chiều hướng khá lên nhưng sau đó lại xấu đi. Từ năm 1981 – 1985, nhịp độ tăng thu nhập quốc dân (GDP) của các nước này là 3,3%. Nhưng đến các năm 1988 – 1989, nhịp độ GDP giảm xuống chỉ còn 2,6%. Sang cuối năm 1989, nền kinh tế Đông Âu chìm sâu trong khủng hoảng. Thu nhập quốc dân tăng lên 0,5%, ở một số nước như Ba Lan, Hunggari thì giảm sút nặng nề. Nợ nước ngoài của các nước Đông Âu lại gia tăng nhanh chóng. Năm 1990, Ba Lan nợ đến hơn 32 tỉ USD, Nam Tư nợ khoảng hơn 16 tỉ USD, Hunggari nợ khoảng 18 tỉ USD. Sản xuất công nghiệp giảm, đặc biệt trong các ngành sản xuất điện, luyện kim, chế tạo cơ khí. Sản xuất nông nghiệp cũng phát triển chậm, một phần do thời tiết không thuận lợi. Trong 3 năm 1986 – 1989, khối lượng nông phẩm của các nước thuộc khối SEV chỉ tăng có 1,6%, riêng năm 1989 là 1%. Quan hệ kinh tế đối ngoại tuy có mở rộng nhưng không thu được kết quả mong muốn. Việc buôn bán giữa các thành viên trong khối SEV có xu hướng giảm, nợ phương Tây tăng (128,6 tỉ USD năm 1987). Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhân dân các nước Đông Âu giảm sút lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Sự bất bình của họ ngày càng tăng lên. Ngay từ cuối những năm 70, ở nhiều nước đã xảy ra các cuộc đấu tranh, bãi công, đình công của công nhân và các tầng lớp nhân dân (Rumani, Ba Lan), làm cho tình hình đất nước càng lâm vào tình trạng bất ổn định. Mặc dầu chính phủ các nước Đông Âu đã có những cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng do những sai lầm chồng chất lâu ngày, cộng với những khó khăn bế tắc của công cuộc cải tổ ở Liên Xô dội vào và các hoạt động phá hoại của các thế lực phản động trong nước và trên thế giới, cuộc khủng hoảng trong các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu đều lần lượt thực hiện đa nguyên, đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và tiến hành bầu cử trước thời hạn trong điều kiện bất lợi. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi và lên nắm chính quyền. Trong những năm 1989 – 1990, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu lần lượt bị tan rã. Tất cả các nước quay đầu trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Hầu hết các đảng cộng sản cầm quyền đều đổi tên đảng và chia thành nhiều phe phái, phần lớn theo lập trường của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tên nước, Quốc kì và ngày Quốc khánh đều thay đổi. Cùng với các sự kiện trên, ngày 28/6/1991, Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể. Ngày 1/7/1991, Tổ chức Hiệp ước Vácxava chấm dứt hoạt động. 2. Quá trình khủng hoảng, tan rã và sụp đổ của các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa 2.1. Ba Lan Ba Lan là nước chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thờ Thiên Chúa giáo hơn bất kì nước Đông Âu nào và cũng là nước trải qua khủng hoảng sớm nhất vào cuối năm 1988. Sau cuộc bãi công tháng 12/1970, ở Gơdăngxcơ (Đăngdich), Girếch giữ chức Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Ông bắt đầu đề ra chính sách “đổi mới” và “mở rộng”, chủ trương mở rộng quan hệ với phương Tây. Trong 10 năm cần quyền, Girếch đã hai lần sang Pháp và hai lần đón Tổng thống Pháp. Các Tổng thống Mĩ – Nichxơn, Pho, Catơ đều đến Ba Lan. Girếch tăng cường nhập khẩu mà kết quả là mắc nợ tới 115 tỉ Phrăng vào năm 1980. Tình trạng giá cả tăng vọt từ tháng 7/1980 đã dẫn tới sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng ở Ba Lan. Ngày 6/9/1980, Girếch từ chức Bí thư thứ nhất. Tháng 9/1976, “Ủy ban bảo vệ công nhân” theo chủ nghĩa dân tộc, chống Liên Xô và thân phương Tây được thành lập. Phe đối lập gồm nhiều “ủy ban bãi công” đã tìm cách liên hệ được với nhau. Các công đoàn tự do được thành lập, đối lập với công đoàn nhà nước. Lếch Valensa – một người thợ máy đóng tàu ở Gơđăngxcơ đã nắm quyền lãnh đạo phong trào và cùng với các cộng sự thành lập Công đoàn Đoàn kết. Tổ chức này đã thu hút không chỉ công nhân mà cả trí thức, nông dân và công chức cùng tham gia. Công đoàn Đoàn kết cũng giành được vị trí ở đài phát thanh và truyền hình.

docx8 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5866 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nước xã hội chủ nghĩa đông âu lâm vào khủng hoảng rồi tan rã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐÔNG ÂU LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG RỒI TAN RÃ 1. Khái quát Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, đều có chung chế độ kinh tế - chính trị, nhất trí về lợi ích và mục tiêu chung. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô (một hậu thuẫn vững chắc) và sự nỗ lực của nhân dân, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã giành được nhiều thành tựu to lớn: Sau hai thập kỉ, bộ mặt của các nước Đông Âu thay đổi, đời sống của nhân dân được nâng lên một bước quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần. Mọi âm mưu phá hoại của bon đế quốc và các thế lực phản động trong nước đều bị đập tan, chính trị được ổn định, an ninh xã hội được đảm bảo. Thế nhưng, do cùng chung một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, dập khuôn một cách giáo điều theo mô hình ấy (trong hoàn cảnh các nước khác hẳn Liên Xô) nên khi cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 nổ ra, các nước Đông Âu đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm rõ rệt từ nửa sau những năm 70. Bước sang những năm 80, các nước Đông Âu đều đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dựa trên sự tiến bộ về khoa học – kĩ thuật, chuyển mạnh nền kinh tế sang con đường phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, kết quả không như mong muốn. Những cố gắng đó không kìm hãm được tốc độ suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong hai năm đầu thập niên 80, nhịp độ sản xuất giảm sút ở nhiều nước. Từ năm 1983, nền kinh tế có chiều hướng khá lên nhưng sau đó lại xấu đi.  Từ năm 1981 – 1985, nhịp độ tăng thu nhập quốc dân (GDP) của các nước này là 3,3%. Nhưng đến các năm 1988 – 1989, nhịp độ GDP giảm xuống chỉ còn 2,6%. Sang cuối năm 1989, nền kinh tế Đông Âu chìm sâu trong khủng hoảng. Thu nhập quốc dân tăng lên 0,5%, ở một số nước như Ba Lan, Hunggari thì giảm sút nặng nề. Nợ nước ngoài của các nước Đông Âu lại gia tăng nhanh chóng. Năm 1990, Ba Lan nợ đến hơn 32 tỉ USD, Nam Tư nợ khoảng hơn 16 tỉ USD, Hunggari nợ khoảng 18 tỉ USD. Sản xuất công nghiệp giảm, đặc biệt trong các ngành sản xuất điện, luyện kim, chế tạo cơ khí. Sản xuất nông nghiệp cũng phát triển chậm, một phần do thời tiết không thuận lợi. Trong 3 năm 1986 – 1989, khối lượng nông phẩm của các nước thuộc khối SEV chỉ tăng có 1,6%, riêng năm 1989 là 1%. Quan hệ kinh tế đối ngoại tuy có mở rộng nhưng không thu được kết quả mong muốn. Việc buôn bán giữa các thành viên trong khối SEV có xu hướng giảm, nợ phương Tây tăng (128,6 tỉ USD năm 1987). Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhân dân các nước Đông Âu giảm sút lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Sự bất bình của họ ngày càng tăng lên. Ngay từ cuối những năm 70, ở nhiều nước đã xảy ra các cuộc đấu tranh, bãi công, đình công của công nhân và các tầng lớp nhân dân (Rumani, Ba Lan), làm cho tình hình đất nước càng lâm vào tình trạng bất ổn định. Mặc dầu chính phủ các nước Đông Âu đã có những cố gắng để điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng do những sai lầm chồng chất lâu ngày, cộng với những khó khăn bế tắc của công cuộc cải tổ ở Liên Xô dội vào và các hoạt động phá hoại của các thế lực phản động trong nước và trên thế giới, cuộc khủng hoảng trong các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu đều lần lượt thực hiện đa nguyên, đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản và tiến hành bầu cử trước thời hạn trong điều kiện bất lợi. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng lợi và lên nắm chính quyền. Trong những năm 1989 – 1990, chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu lần lượt bị tan rã. Tất cả các nước quay đầu trở lại con đường tư bản chủ nghĩa. Hầu hết các đảng cộng sản cầm quyền đều đổi tên đảng và chia thành nhiều phe phái, phần lớn theo lập trường của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tên nước, Quốc kì và ngày Quốc khánh đều thay đổi. Cùng với các sự kiện trên, ngày 28/6/1991, Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể. Ngày 1/7/1991, Tổ chức Hiệp ước Vácxava chấm dứt hoạt động. 2. Quá trình khủng hoảng, tan rã và sụp đổ của các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa 2.1. Ba Lan Ba Lan là nước chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thờ Thiên Chúa giáo hơn bất kì nước Đông Âu nào và cũng là nước trải qua khủng hoảng sớm nhất vào cuối năm 1988. Sau cuộc bãi công tháng 12/1970, ở Gơdăngxcơ (Đăngdich), Girếch giữ chức Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Ông bắt đầu đề ra chính sách “đổi mới” và “mở rộng”, chủ trương mở rộng quan hệ với phương Tây. Trong 10 năm cần quyền, Girếch đã hai lần sang Pháp và hai lần đón Tổng thống Pháp. Các Tổng thống Mĩ – Nichxơn, Pho, Catơ đều đến Ba Lan. Girếch tăng cường nhập khẩu mà kết quả là mắc nợ tới 115 tỉ Phrăng vào năm 1980. Tình trạng giá cả tăng vọt từ tháng 7/1980 đã dẫn tới sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng ở Ba Lan. Ngày 6/9/1980, Girếch từ chức Bí thư thứ nhất. Tháng 9/1976, “Ủy ban bảo vệ công nhân” theo chủ nghĩa dân tộc, chống Liên Xô và thân phương Tây được thành lập. Phe đối lập gồm nhiều “ủy ban bãi công” đã tìm cách liên hệ được với nhau. Các công đoàn tự do được thành lập, đối lập với công đoàn nhà nước. Lếch Valensa – một người thợ máy đóng tàu ở Gơđăngxcơ đã nắm quyền lãnh đạo phong trào và cùng với các cộng sự thành lập Công đoàn Đoàn kết. Tổ chức này đã thu hút không chỉ công nhân mà cả trí thức, nông dân và công chức cùng tham gia. Công đoàn Đoàn kết cũng giành được vị trí ở đài phát thanh và truyền hình.  Song song với Công đoàn Đoàn kết, ở Ba Lan còn hai lực lượng nữa là nhà thờ và Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Quan hệ giữa nhà thờ và chính phủ được cải thiện dưới thời Girếch. Việc Hồng y giáo chủ Karen Wojtyla được bầu làm Giáo hoàng Jean Paul II (7/1978) càng tăng thế lực của nhà thờ. Tháng 4/1977, Paul II đến thăm Vácsava và được đón tiếp nồng hậu. Trái lại, Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan bị suy yếu, nhiều đảng viên tham gia Công đoàn Đoàn kết. Đại hội IX của Đảng họp tháng 7/1981 đã đổi mới tới 60% cán bộ; 308.000 người xin ra khỏi Đảng hoặc bị khai trừ, chỉ có 26.000 người mới gia nhập năm 1981. Hơn nữa Đảng buộc phải dân chủ hóa các điều lệ của mình. Ngày 13/2/1981, Iarudenxki – Bộ trưởng Quốc phòng được cử làm Thủ tướng. Ông đề nghị họp hội nghị chính trị với Công đoàn Đoàn kết và ngày 10/3/1981 ông đã gặp Lech Valensa. Năm 1981 là một năm sôi động ở Ba Lan: các cuộc bãi công, biểu tình liên tiếp diễn ra, thêm vào đó là sự thiếu thốn, vật giá lên cao, sự hỗn loạn, cuộc đối thoại giữa Công đoàn Đoàn kết và chính phủ, đỉnh cao là Đại hội toàn quốc Công đoàn Đoàn kết (diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/1981). Valensa được bầu làm Chủ tịch với 58,2% phiếu thuận. Ngày 18/10/1982, Iarudenxki được cử làm Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan thay Kania, kiêm Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang. Công đoàn Đoàn kết thách thức chính quyền và chế độ cộng sản. Chính quyền bắt đầu tấn công vào Công đoàn Đoàn kết. Trong đêm 12 rạng ngày 13/12/1981 đã xảy ra sự kiện quan trọng: Iarudenxki thành lập “Hội đồng quân sự cứu quốc”. Hội đồng nhà nước tuyên bố “tình trạng chiến tranh”. Mọi cuộc tập trung đông người bị cấm, trừ các buổi hành lễ. Mọi sự đi lại quá cảnh bị đình chỉ, biên giới đóng cửa. Nhiều người bị bắt, kể cả Valensa, Girếch và những người lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết, “Ủy ban bảo vệ công nhân”. Ở Thủ đô Vacxava, xe tăng án ngữ các vị trí quan trọng. Trật tự được lập lại. Từ đó, Ba Lan được đặt dưới sự kiểm soát của quân đội và công an – lực lượng trung thành với chính phủ, lệnh giới nghiêm được bãi bỏ hai năm sau đó (1983). Chính quyền chấp nhận chuyến viếng thăm Ba Lan của Giáo hoàng Jean Paul II (từ ngày 16 đến 23/6/1983) và Valensa được phép yết kiến Giáo hoàng. Tình trạng chiến tranh được xóa bỏ hoàn toàn từ ngày 23/7/1983. Cuộc cảo tổ ở Liên Xô từ năm 1985 đã tác động mạnh tới Ba Lan. Tháng 6/1989, ở Ba Lan đã diễn ra cuộc bầu cử Hạ nghị viện và Thượng nghị viện tự do. Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan bị giảm số phiếu bầu. Trong vòng đầu, 62% cử tri đã đi bầu. Các ứng cử viên của Công đoàn Đoàn kết giành được thắng lợi vang dội. Gần như toàn bộ ứng cử viên của Công đoàn Đoàn kết đều trúng cử. Valensa được bầu làm Tổng thống. Sau khi được bầu làm Tổng thống, Valensa đã cử Mađôvétxki (cũng thuộc phái Công đoàn Đoàn kết) giữ chức vụ Thủ tướng. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1948, một nước Đông Âu do một người không phải cộng sản lãnh đạo chính phủ. Ba Lan vẫn tuyên bố là thành viên của tổ chức Vacxava và các Bộ trưởng nội vụ, quốc phòng, ngoại giao vẫn nằm trong tay Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Cuối tháng 1/1990, Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan chấm dứt hoạt động, trên cơ sở đó, Đảng Xã hội dân chủ ra đời. Quốc hội Ba Lan tuyên bố đổi tên nước thành Cộng hòa Ba Lan (từ năm 1990). 2.2. Rumani Rumani là nước không có quân đội Liên Xô đóng quân, bị cắt đất sau Chiến tranh thế giới thứ hai (vùng Bétxarabia và Bucôvina). Từ năm 1965, Nicôlai Xêauxêxcu lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Rumani cũng là một trong những nước có khủng hoảng nổ ra sớm nhất. Năm 1979, đã diễn ra cuộc bãi công của 25 nghìn thợ mỏ ở thành phố Jui đòi cải thiện đời sống. Năm 1987, công nhân thành phố Braxốp tiến hành bãi công lớn. Đến tháng 2/1989, sáu người lãnh đạo cũ gửi kháng thư cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Rumani – Xêauxêxcu. Mọi sự phản kháng đều bị đàn áp. Tiếp đó, ngày 16/12/1989, nhân dân thành phố Timixoara xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền bắt giam một mục sư đạo Tin lành, người đã đấu tranh bảo vệ quyền lợi của dân tộc thiểu số người Rumani gốc Hunggari. Cuộc biểu tình bị đàn áp dữ dội bằng xe tăng làm nhiều người bị chết và bị thương. Từ Timixoara, làn sóng đấu tranh lan nhanh sang các thành phố khác và cả Thủ đô Bucarét. Các sự kiện sau đó diễn ra dồn dập. Ngày 22/12/1989, “Mặt trận cứu nước Rumani” do những người nổi dậy thành lập, tuyên bố lật đổ “chế độ độc tài gia đình trị” của Xêauxêxcu và thiết lập một nước Rumani mới “dân chủ, tự do và phẩm giá”. Ngày 25/12/1989, vợ chồng Xêauxêxcu bị xử tử và toàn bộ hệ thống Đảng chính quyền của chế độ cũ bị sụp đổ. Ngày 26/12/1989, Chính phủ lâm thời được thành lập do Iliexcu làm Chủ tịch nước và Rôman làm Thủ tướng (đều thuộc lực lượng nổi dậy). Ngày 29/12/1989, Hội đồng Mặt trận cứu nước công bố quyết định Rumani theo thể chế cộng hòa, đổi tên nước thành Cộng hòa Rumani. 2.3. Cộng hòa Dân chủ Đức Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Đức bùng nổ từ tháng 10/1989. Hàng ngàn người ở Cộng hòa Dân chủ Đức đã rời bỏ đất nước ra đi bất hợp pháp, sang Cộng hòa Liên bang Đức bằng mọi cách. Các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp ở Béclin, Laixích, Đrexđen cùng với sự ra đời của một số tổ chức chính trị không chính thức như “Diễn đàn mới”, “Phong trào phục hồi dân chủ”… Những người biểu tình đưa ra khẩu hiệu đòi cải cách chính trị và xã hội, đòi chính phủ công nhận các nhóm đối lập, đòi chính phủ từ chức. Ngày 18/10/1989, Hônếchcơ từ chức Tổng Bí thư Đảng và bị gạt khỏi chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thay bằng Grenxơ. Ngày 7/11/1989, Hội đồng Bộ trưởng từ chức tập thể. Ngay ngày hôm sau, 8/11, toàn thể Bộ Chính trị ủy ban trung ương Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức xin từ chức. Ngày 9/11/1989, nhà cầm quyền tuyên bố bỏ ngỏ bức tường Béclin. Nhiều người chạy qua Tây Béclin một cách trái phép. Việc thống nhất nước Đức đã đến gần. Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra rầm rộ. Ngày 6/12/1989, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Grenxơ từ chức. Kết quả, Đảng Xã hội thống nhất Đức dần dần mất quyền lãnh đạo đất nước. Tháng 3/1990, do sức ép của các lực lượng đối lập trong và ngoài nước, cuộc bầu cử Quốc hội đã diễn ra trước thời hạn. Kết quả là Đảng Xã hội thống nhất Đức (đã đổi tên thành Đảng của chủ nghĩa xã hội dân chủ) bị mất quyền lãnh đạo, trở thành thiểu số đối lập trong Quốc hội. Ngày 5/4/1990, trong kì họp Quốc hội, lãnh tụ Đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo là Lôtha Đônrendierơ được bầu làm Thủ tướng. Bà Sadin Bécmapôlơ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Ngày 18/5/1990, những người cầm quyền của Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức đã kí hiệp ước để đi tới một liên minh tiền tệ, kinh tế và xã hội. Theo Hiệp ước, kể từ ngày 1/7/1990, đồng Mác của Cộng hòa Liên bang Đức trở thành đồng tiền lưu hành sử dụng thống nhất trong cả nước Đức, thực hiện một bước thống nhất tiền tệ và kinh tế. Tới mùa thu năm 1990, 15 tỉnh trước đây của Cộng hòa dân chủ Đức đã đổi lại thành 5 bang như cơ cấu hành chính của Cộng hòa liên bang Đức nhằm tiến tới thống nhất lãnh thổ về mặt pháp lí. Trong phiên họp đặc biệt ngày 22/8/1990, Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Đức quyết định gia nhập Cộng hòa Liên bang Đức.  Đúng 0 giờ ngày 3/10/1990, tại nhà Quốc hội đã diễn ra lễ hạ cờ Cộng hòa Dân chủ Đức và kéo cờ Cộng hòa Liên bang Đức, đánh dấu quá trình thống nhất nước Đức đã hoàn thành.  Như vậy, chỉ trong vòng một năm, kể từ tháng 10/1989, Cộng hòa Dân chủ Đức từ một nước có chủ quyền đã sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức, kết thúc 41 năm tồn tại. Quá trình sụp đổ của Cộng hòa Dân chủ Đức và sự thống nhất nước Đức được diễn ra nhanh chóng. 2.4. Hunggari Cuộc khủng hoảng ở Hunggari nổ ra từ tháng 5/1988, khi Cađa buộc phải thôi giữ chức vụ đứng đầu Đảng và Chính phủ. Từ cuối năm 1988, nhiều câu lạc bộ, Hiệp hội tư nhân và các tổ chức chính trị đối lập lần lượt ra đời như Mặt trận xã hội, lợi ích, dân chủ tự do. Hunggari mở cửa biên giới với Áo, cho phép các công dân tự do đi ra nước ngoài. Imrê Nagy được phục hồi danh dự (bị kết tội “phản bội” trong “sự kiện 1956”). Từ đây các sự kiện diễn ra dồn dập. Ngày 7/10/1989, Đại hội Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari đã quyết định tự giải tán và thành lập Đảng Xã hội Hunggari “không cộng sản”. Những đảng viên còn lại vẫn tiếp tục giữ tên đảng cũ và trở thành Đảng đối lập (do Tluymơ Dolo làm Chủ tịch). Ngày 18/10/1989, kỉ niệm 33 năm “sự kiện 1956”, một cuộc biểu tình lớn được tổ chức tại Thủ đô. Chính phủ đã tuyên bố chấm dứt thể chế chính trị “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” và tuyên bố thành lập “nước Cộng hòa Hunggari”. Như vậy, Hunggari là nước đầu tiên ở Đông Âu đã xóa bỏ thể chế xã hội chủ nghĩa. Nó đã trải qua cuộc “cách mạng cung đình” mà không phải đối đầu với áp lực của quần chúng hoặc “hòm phiếu”. 2.5. Tiệp Khắc Ở Tiệp Khắc, ngày 17/11/1989, từ một cuộc biểu tình của sinh viên để tưởng niệm những nạn nhân bị bọn phát xít Đức giết hại 50 năm trước đó, đã biến thành cuộc đấu tranh chống chính phủ hiện hành, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Những vụ đụng độ đã diễn ra giữa lực lượng cảnh sát và đoàn người biểu tình. Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra với yêu sách đòi lật đổ chế độ, đã dẫn tới việc thành lập “Diễn đàn nhân dân” (“nhóm 77” và nhà văn Haven đóng vai trò chủ chốt). Sau 10 ngày biểu tình, bãi công, đến 12 giờ trưa ngày 27/11/1989, cuộc tổng đình công chính trị đã diễn ra với sự tham gia của hàng triệu người, đánh dấu sự thay đổi của tình hình sau “10 ngày rung chuyển nước cộng hòa”. Ngày 8/12/1989, Tổng thống Huxắc đã cử Mian Calla lập chính phủ mới. Tiếp đó, Quốc hội Tiệp Khắc tuyên bố xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp, xác định vai trò của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đối với đất nước và điều 6 của Hiến pháp về vai trò chỉ đạo của Đảng Cộng sản trong Mặt trận. Tháng 12/1989, Huxắc từ chức Tổng thống. Cuộc tổng tuyển cử tự do cuối năm 1989 đã bầu Haven làm Tổng thống và Đúpxếch (lãnh tụ trong cuộc nổi dậy “mùa xuân 1968”) làm Chủ tịch Quốc hội.  Tháng 1/1990, Tiệp Khắc đổi tên nước thành Cộng hòa Tiệp Khắc và đến tháng 4/1990 là Cộng hòa Liên bang Séc và Xlôvakia (Từ năm 1992, Séc và Xlôvakia đã tách ra thành những nước độc lập). 2.6. Bungari Ở Bungari, cuộc khủng hoảng nổ ra tương đối chậm nhưng diễn ra với cường độ mạnh. Ngày 10/11/1989, do hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, đã đưa tới sự từ chức của Tổng Bí thư Tôđo Gípcốp (nắm chính quyền từ năm 1954), P. Muđumrốp thay thế đã xóa bỏ điều 1 của Hiến pháp quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Ngày 3/4/1990, Đảng Cộng sản đổi tên thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Bungari. Trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/1990, phe đối lập giành được đa số phiếu bầu và D. Giêlép được bầu làm Tổng thống.  2.7. Anbani Cuộc khủng khoảng ở Anbani nổ ra cũng tương đối muộn. Năm 1991, trong khi hầu hết các Đảng Cộng sản và công nhân Đông Âu đã lùi bước trước các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội thì ở Anbani, những người cộng sản vẫn giữ các vị trí chủ yếu trong chính phủ, tuy có cải cách một bước hệ thống chính trị. Đầu năm 1991, ở Anbani đã tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội mới, cuộc bầu cử đầu tiên có nhiều đảng và tổ chức chính trị tham gia. Ngày 15/4/1991, Quốc hội mới (khoa 18) chính thức hoạt động. Trong kì họp đầu tiên, Quốc hội tiến hành bầu cử Tổng thống và đã thông qua dự thảo Hiến pháp mới. Dự thảo Hiến pháp mới quy định Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước Anbani, đổi tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Anbani thành Cộng hòa Anbani theo quy chế dân chủ lập hiến. Quốc hội đã bầu R. Alia – Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Anbani làm Tổng thống. Sau đó R. Alia đã xin rút khỏi các chức vụ trong Đảng cho phù hợp với Hiến pháp mới. R. Alia đã cử F. Nanô làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời (người của Đảng Lao động). Nhưng cương lĩnh hành động của Chính phủ vừa được Quốc hội thông qua thì ngày 16/5/1991, đã diễn ra cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân toàn quốc do Liên đoàn các công đoàn độc lập tiến hành. Cuộc bãi công kéo dài hai tuần, sản xuất bị đình trệ, nền kinh tế càng sa sút. Dòng người vượt biên trái phép tăng nhanh. Ngày 3/6/1991, chính phủ và các phe đối lập trong Quốc hội đã đạt được thỏa thuận về thành lập một chính phủ lâm thời gồm đại diện tất cả các lực lượng chính trị. Chính phủ F. Nanô từ chức (3/6) và Chính phủ liên hiệp lâm thời thành lập (11/6/1991) do Y. Buphi làm Thủ tướng. Ngày 12/6/1991, Đại hội lần thứ X của Đảng Lao Động Anbani đã đổi tên Đảng thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Anbani, tuyên bố từ bỏ hình thức của chủ nghĩa xã hội trước đây vì nó “không thích hợp”. Tình hình Anbani tiếp tục xấu đi. Ngày 3/12/1991, Đảng Dân chủ - đảng đối lập lớn nhất trong Quốc hội đã quyết định rút các bộ trưởng của họ trong Chính phủ liên hiệp của Y. Buphi. Ngày 5/12, Y. Buphi đã đệ đơn lên Tổng thống Alia xin từ chức do việc các bộ trưởng của Đảng Dân chủ tự do ra đi. Trong khi đó ở Tirana, 15.000 người đã biểu tình phản đối chính phủ vì không có khả năng cải thiện đời sống cho nhân dân. Sau đó, Tổng thống Alia đã bổ nhiệm nhà trí thức không đảng phái – V. Amêti làm Thủ tướng.  Cuộc bầu cử Quốc hội Anbani diễn ra ngày 22/3/1992 đã dẫn tới thắng lợi của Đảng Dân chủ - đảng đối lập trong giai đoạn trước. Đảng Xã hội chủ nghĩa (Đảng Lao động) trở thành thiểu số đối lập trong Quốc hội. Với sự lên cầm quyền của Đảng Dân chủ, đánh dấu sự thay đổi chính trị ở Anbani. 2.8. Nam Tư Tại Nam Tư, sau khi Titô chết, quyền lãnh đạo đất nước thuộc về Đoàn Chủ tịch quản lí tập thể, gồm 8 đại biểu của 8 nước cộng hòa và tự trị. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã diễn ra khá sớm và sự bất đồng quan điểm trong ban lãnh đạo (sự đối lập giữa quan điểm của Xlôvênia và của Xécbi), đặc biệt từ khi X. Milôxêvích lên nắm chính quyền ở Xécbi, thường xuyên diễn ra. Trước những xung đột ấy, Ban lãnh đạo Liên đoàn Cộng sản Nam Tư đã không có biện pháp hữu hiệu. Chính quyền Liên bang Nam Tư đã không có đủ uy tín để dàn xếp và bất chấp mọi cố gắng của Thủ tướng Anđơ Máccôvích (tháng 3/1989 đến tháng Chạp năm 1991), việc làm lành mạnh nền kinh tế không có hiệu quả, lạm phát tăng vụt từ 125% năm 1989 lên 700% năm 1990. Đời sống nhân dân khó khăn. Về chính trị, năm 1989, chính quyền Xécbi tuyên bố xóa bỏ quyền tự trị của người Anbani ở Vôivêđin và Côxôvô, gây nên tình trạng bất ổn định ở những vùng này. Chính sách đàn áp công khai các dân tộc thiểu số và yêu sách về một nước Đại Xécbi đã dẫn tới sự li khai của hai nước Cộng hòa trong Liên bang là Crôatia và Xlôvênia (25/6/1991). Nền độc lập của họ được Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng đồng châu Âu công nhận. Tiếp đó, các nước cộng hòa còn lại trong liên bang bắt đầu tuyên bố li khai khỏi Liên bang Nam Tư. Bước ngoặt trong quá trình tan rã của Liên bang Nam Tư là sự tuyên bố độc lập của Bôxnia – Hécxêgôvinia (15/10/1991). Như vậy, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt sụp đổ. Sự tồn tại của Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Tổ chức Hiệp ước Vácxava không thích hợp nữa đã buộc phải giải tán. Tháng 6/1991, Hội đồng Tương trợ Kinh tế tuyên bố chấm dứt tồn tại. Tháng 7/1991, khối Vácxava giải thể. Mặc dù có những hạn chế và thiếu sót, hai tổ chức này đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc củng cố tình hữu nghị, hợp tác, bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên. (Sưu tầm)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCác nước xã hội chủ nghĩa đông âu lâm vào khủng hoảng rồi tan rã.docx