Các nội dung hợp tác trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18

Đề tài: liên kết liên khu vực APEC MỤC LỤC Mở đầu 1 Nội dung 1 I. Khái quát chung về APEC 1 1.Mục tiêu hoạt động của APEC 1 2. Nguyên tắc hoạt động của APEC 2 3. Nội dung hoạt động của APEC 2 4. Ba đặc trưng quan trọng nhất của APEC 2 II. Các nội dung hợp tác trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18 3 III. Vai trò của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực 5 Kết luận 7 MỞ ĐẦU Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đang nỗ lực tiến sâu hơn vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Và một trong những nỗ lực ấy là tham gia vào Diễn đàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sự kiện diễn ra gần đây nhất là: Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC 2011, diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi khá mong manh, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đe dọa cuốn thế giới vào một vòng xoáy suy thoái mới. Chính vì vậy, Hội nghị APEC 19 không chỉ thu hút sự quan tâm của 21 nền kinh tế thành viên APEC, mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới. Hội nghị APEC 19 tập trung vào chủ đề “Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại”. Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 19 đã diễn ra nhiều Hội nghị liên quan như Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Thương mại APEC lần thứ 23, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ xin được nhắc đến Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18 với tư cách là một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực.

doc9 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nội dung hợp tác trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mở đầu…………….………………………………………………..………1 Nội dung………………………………………………………….…..……..1 I. Khái quát chung về APEC……………………………………………......1 1.Mục tiêu hoạt động của APEC………………………………….………...1 2. Nguyên tắc hoạt động của APEC………………………………...………2 3. Nội dung hoạt động của APEC…………………………………………...2 4. Ba đặc trưng quan trọng nhất của APEC………………………………....2 II. Các nội dung hợp tác trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18……………………………………………………………………….……3 III. Vai trò của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực…………………………….………………………………………..……5 Kết luận……………………………………………………….……………..7 MỞ ĐẦU Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đang nỗ lực tiến sâu hơn vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Và một trong những nỗ lực ấy là tham gia vào Diễn đàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sự kiện diễn ra gần đây nhất là: Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC 2011, diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi khá mong manh, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đe dọa cuốn thế giới vào một vòng xoáy suy thoái mới. Chính vì vậy, Hội nghị APEC 19 không chỉ thu hút sự quan tâm của 21 nền kinh tế thành viên APEC,  mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới. Hội nghị APEC 19 tập trung vào chủ đề “Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại”. Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 19 đã diễn ra nhiều Hội nghị liên quan như Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Thương mại APEC lần thứ 23, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC. Trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ xin được nhắc đến Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18 với tư cách là một khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực. NỘI DUNG I. Khái quát chung về APEC: Diễn dàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được 12 thành viên thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Canberra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Australia. Từ năm 1991 đến năm 1998, APEC đã kết nạp thêm 9 thành viên, trong đó Việt Nam chính thức tham gia APEC tháng 11/1998. Từ năm 1999, APEC quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong 10 năm. Năm 2007, APEC cam kết tiếp tục kéo dài thời hạn ngừng kết nạp thành viên mới đến năm 2010 để củng cố tổ chức. Tới nay, APEC có 21 thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới. 1. Mục tiêu hoạt động của APEC. - Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;    - Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ;    - Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;    - Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác. 2. Nguyên tắc hoạt động của APEC. - Nguyên tắc cùng có lợi. - Nguyên tắc đồng thuận (consensus). - Nguyên tắc tự nguyện. - APEC là diễn đàn mở, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO: 3. Nội dung hoạt động của APEC. Nội dung hoạt động của APEC xoay quanh 3 trụ cột chính là tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, và hợp tác kinh tế kỹ thuật với các chương trình hành động tập thể (CAP) và chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên. Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh thuế quan hay một khu vực mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác. 4. Ba đặc trưng quan trọng nhất của APEC. Ba đặc trưng quan trọng nhất là tính đa dạng, sự tăng trưởng kinh tế cao và tính phi thể chế. Về tính đa dạng, APEC bao gồm các nền kinh tế có trình độ phát triển kinh tế rất khác nhau. Thu nhập bình quân đầu người của thành viên nghèo nhất thấp hơn 50 lần (hơn 600 USD/năm ở Việt Nam) so với thu nhập bình quân đầu người của thành viên giàu nhất (32.407 USD/năm ở Mỹ). Về tăng trưởng kinh tế, APEC có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế gần 4% năm, cao gần gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng bình quân của kinh tế thế giới. Cuối cùng, APEC là một diễn đàn phi thể chế, hoạt động trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, linh hoạt và dựa trên đồng thuận. Chính đặc điểm này tạo cho APEC khả năng linh động và sáng tạo trong việc hình thành các sáng kiến hợp tác. II. Các nội dung hợp tác trong Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18. Có thể nói rằng, kết quả nổi bật của Hội nghị là việc các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố chung Honolulu - Hướng tới một nền kinh tế khu vực gắn kết” cùng 4 văn kiện, khẳng định quyết tâm chung của APEC trong việc nâng cao hiệu quả hợp tác nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế khu vực và của từng thành viên. Để ứng phó với những thách thức đang đặt ra đối với tăng trưởng kinh tế, Hội nghị đã nhất trí đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Bogo và chiến lược mới của APEC về cải cách cơ cấu kinh tế, đồng thời thông qua nhiều biện pháp cụ thể về chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh, tạo thêm công ăn việc làm, hợp tác tài chính cho cơ sở hạ tầng, cải cách quản lý, đẩy mạnh liên kết, thương mại và chuỗi cung ứng khu vực, nỗ lực sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha và tăng cường phối hợp giữa APEC với các thể chế kinh tế, tài chính quốc tế, đặc biệt là G20. Hội nghị đã thông qua các nội dung hợp tác tài chính nội khối. Cụ thể như sau: Về tài chính cho cơ sở hạ tầng: Nhận định ban đầu cho rằng chỉ riêng nguồn lực tài chính công là không đủ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về cơ sở hạ tầng trong khu vực. Vì vậy, sự tham gia của khu vực tư nhân là rất cần thiết. Các nghiên cứu trong APEC cho thấy vẫn còn nhiều không gian để cải thiện môi trường đầu tư và khả năng tiếp cận các nguồn vốn, qua đó khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân. Hội nghị cũng ghi nhận những khuyến nghị về việc tăng cường thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng, và cho rằng việc đối thoại một cách rộng rãi giữa các bên tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để các bên có thể đạt được những lợi ích của mình, từ đó làm cơ sở thu hút các nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân. Về tiếp cận tài chính toàn diện: Có nhiều sáng kiến được đánh giá cao đặc biệt là những sáng kiến trong APEC trong thời gian qua nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ gia đình và các đối tượng chưa được tiếp cận khác. Việc tăng cường tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính chính thống sẽ đóng góp vào việc xoá đói giảm nghèo và giảm rủi ro cho các nhóm cộng đồng thu nhập thấp nhiều khó khăn. Tại Hội nghị, các Bộ trưởng tài chính đã xem xét lại các hoạt động của Sáng kiến Tài chính Toàn diện APEC, trong đó đã đề xuất những chỉ dẫn cụ thể về phương thức thanh toán Chính phủ tới dân cư (G2P) và các chiến lược công, tư để tiếp cận một cách hiệu quả tới các đối tượng chưa được tiếp cận, và chuẩn bị nền tảng để thực hiện các biện pháp nhằm tiếp cận các dịch vụ tài chính trong các nền kinh tế APEC. Về tăng trưởng xanh: Hội nghị ghi nhận nghiên cứu về “Tài chính Xanh cho Tăng trưởng Xanh”, trong đó đề xuất tiếp tục nghiên cứu các công cụ chính sách cho tăng trưởng xanh. Các Bộ trưởng đồng ý về tầm quan trọng của việc cắt giảm các khoản trợ cấp nhiên liệu hoá thạch không hiệu quả, và cho rằng điều này cần được thực hiện trong trung hạn, đi đôi với việc hỗ trợ có mục đích tới các hộ nghèo, nhằm giảm thiểu tác động của việc cắt giảm trợ cấp tới các hộ nghèo này. Về hợp tác với ABAC: Hội nghị đã có phiên thảo luận với ABAC về các vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp APEC quan tâm. Các Bộ trưởng đánh giá cao các kiến nghị của ABAC, và ghi nhận những nỗ lực của ABAC trong việc thúc đẩy các sáng kiến hợp tác tài chính trong khu vực, như nghiên cứu phát triển mô hình hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực, hoặc tăng cường tiếp cận tài chính đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa và doanh nghiệp hộ gia đình. Ngoài việc thông qua những nội dung hợp tác trên, tại Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo APEC 2011 còn thảo luận đến vấn đề: hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, ứng phó thiên tai, an ninh năng lượng và an ninh lương thực. Hội nghị nhấn mạnh nhu cầu tăng cường sự tham gia và đóng góp của khu vực tư nhân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, trong đó chú trọng đẩy mạnh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tác công-tư trong các chương trình hợp tác của APEC. III. Vai trò của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác mang tính liên khu vực. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC với thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao sau 25 năm Đổi mới. Triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XI về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện, chúng ta đã có nhiều đóng góp thiết thực cho việc tăng cường liên kết kinh tế của APEC cũng như trong khuôn khổ đàm phán TPP. Chúng ta đã tích cực tham gia các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC cũng như các cuộc thảo luận, đóng góp xây dựng các văn kiện nhằm thúc đẩy đồng thuận chung về những nội dung hợp tác lớn, nhất là thực hiện các Mục tiêu Bogo, triển khai Chiến lược mới của APEC về tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường liên kết và mở rộng thương mại, ứng phó với thiên tai, an ninh năng lượng... Tại Hội nghị cấp cao và các cuộc tọa đàm với doanh nghiệp, Chúng ta đã khẳng định “sự phát triển của Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và APEC.” Đồng thời, chúng ta đã đề xuất nhiều biện pháp cụ thể để tăng cường hợp tác và liên kết của APEC, trong đó có các nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển, hỗ trợ các chương trình hợp tác tiểu vùng, các dự án hợp tác xóa đói giảm nghèo, Tiểu vùng Mekong; hợp tác phát triển nông thôn bền vững, chuyển giao công nghệ sản xuất sạch, hợp tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, hỗ trợ các nền kinh tế thành viên ứng phó với thảm hoạ thiên tai…. Từ khi gia nhập APEC (11/1998), Việt Nam luôn tham gia một cách tích cực, chủ động và có trách nhiệm. Sự thành công của Năm APEC 2006 do Việt Nam tổ chức đã để lại dấu ấn tốt đẹp đối với các thành viên. Việt Nam đã đóng góp vào xây dựng các nội dung hợp tác, các chiến lược và kế hoạch hành động của APEC trong tất cả các lĩnh vực, thực hiện nghiêm túc các cam kết của APEC, chủ động đề xuất nhiều sáng kiến, đảm nhận vị trí điều hành nhóm công tác về đối phó với tình trạng khẩn cấp, nhóm công tác về thương mại điện tử, triển khai thành công khoảng 70 sáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kỹ thuật, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp, chống khủng bố... Hoạt động hợp tác trong APEC đã góp phần nâng cao vị thế đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ song phương với đối tác quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tham gia của Bộ Tài chính Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 18. Việt Nam luôn thể hiện quan điểm của mình đối với những vấn đề kinh tế tài chính toàn cầu và khu vực. Chúng ta chia sẻ về những rủi ro và thách thức mà khu vực đang phải đối đầu. Trong số các rủi ro, rủi ro về biến động dòng vốn đầu tư sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng khu vực. Sự bấp bênh của các thị trường xuất khẩu chính cũng có ảnh hưởng lớn đến các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong khu vực. Trong thời gian qua, Việt Nam đã áp dụng các giải pháp đối phó với rủi ro và thách thức, cụ thể bao gồm: - Về chính sách tài khóa: triển khai chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm chi tiêu công, giữ cho thâm hụt dưới 5%. - Về chính sách tiền tệ: triển khai chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tăng tổng phương tiện thanh tóan dưới 16%. - Về nợ công: mức nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn, dự kiến khoảng 54% GDP vào cuối năm nay, phần lớn là nợ. - Về cải thiện FDI: Chỉ thị 1617/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cải thiện quản lý FDI trong thời gian tới. Chúng ta ủng hộ G20 và APEC trong mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng, tuy nhiên cần khẳng định rằng các nền kinh tế có điều kiện khác nhau sẽ đòi hỏi những điều chỉnh chính sách hợp lý để đạt được tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng nền kinh tế. Tăng trưởng cân bằng là mục tiêu trung và dài hạn, tuy nhiên cần có sự hài hòa với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam cũng như các nền kinh tế đang phát triển khác trong khu vực, dựa chủ yếu vào xuất khẩu và đầu tư. Vì vậy, Khung khổ G20 về tăng trưởng cân bằng cũng cần cân nhắc sự cân bằng giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, nhằm tránh việc các chính sách vĩ mô thắt chặt tại các nền kinh tế phát triển sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nền kinh tế đang phát triển. Về vấn đề tài chính cho cơ sở hạ tầng, Việt nam đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, cần một lượng vốn đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng (khoảng từ 350 - 400 tỷ USD). Vì vậy, Việt Nam luôn quan tâm đến các nguồn tài chính mới cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mô hình Hợp tác công tư (PPP). Tại Việt Nam, mô hình PPP mới đang trong giai đoạn thử nghiệm, khung khổ pháp lý cũng như kinh nghiệm thực tế còn thiếu, trong khi khu vực tư nhân không đủ mạnh để đầu tư cơ sở hạ tầng. Việt Nam hy vọng sẽ học được những kinh nghiệm từ các nước thành viên APEC trong việc phát triển các dự án PPP, đặc biệt là cách thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án cơ sở hạ tầng. Việt Nam cũng rất hoan nghênh các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. KẾT LUẬN Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình hội nhập, tham gia vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế luôn được chú trọng. Trên cả bình diện đa phương và song phương, Việt Nam đã đóng góp một phần vào thành công chung của Hội nghị, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, đưa quan hệ của ta với các đối tác khu vực đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững, góp phần triển khai chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XI. Đồng thời, để hội nhập quốc tế hiệu quả hơn và tận dụng được các cơ hội của liên kết kinh tế khu vực, liên khu vực chúng ta cần sớm chủ động triển khai mạnh mẽ và quyết liệt các điều kiện chuẩn bị trong nước về mọi mặt. Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO danluat.thuvienphapluat.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMôn công pháp quốc tế bài tập lớn (8 điểm)- liên kết liên khu vực APEC.doc
Tài liệu liên quan