Các hình thức tham vấn công chúng

Đa dạng hóa các hình thức TVCC là hết sức cần thiết để huy động trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của HTCT và toàn XH trong việc hoạch định và thực thi CS. Điều cốt lõi là chọn đúng v/đ; đối tượng TV; chọn hình thức TV phù hợp để đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Mỗi hình thức TVCC đều có đặc điểm và yêu cầu cụ thể về công tác tổ chức; về qui trình, thủ tục đòi hỏi phải tuân thủ. Các hình thức mới phải được chỉ đạo thí điểm trước khi áp dụng trên diện rộng. Cơ quan và ĐBDC phải lập KH và kịch bản chi tiết; không ngừng bồi dưỡng KT&KN và chăm lo xây dựng đội ngũ tham mưu, phục vụ để thực hiện tốt các hoạt động tham vấn.

ppt18 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các hình thức tham vấn công chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hình thức tham vấn công chúngNGUYỄN VĂN MỄ, nguyên Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế khoá 111I- ĐẶT VẤN ĐỀTham vấn công chúng là hoạt động thường xuyên của cơ quan và ĐBDC nhằm làm tốt việc hoạch định và thực thi chính sách.Một số khái niệm liên quan: Lấy ý kiến, điều tra; đánh giá tác động chính sách.Mục đích của tham vấn là nhằm quyết định và GS có hiệu quả; để tạo sự đồng thuận và chấp hành chính sách.Hoạt động tham vấn đòi hỏi cơ quan và ĐBDC phải có KH, phải tuân thủ qui trình phù hợp với từng loại hình TV và phải vận dụng nhiều kỹ năng để đạt mục đích, yêu cầu đề ra.2Bài tập động não:Anh/Chị hãy nêu một hình thức tham vấn thường được áp dụng trong hoạt động của cơ quan và ĐBDC.Cách làm: Viết vào giấy bìa khoảng 4, 5 chữ.Thời gian: 5 phút.3II- Các hình thức tham vấn công chúngĐể tham vấn công chúng trong mỗi hoạt động có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số hình thức tham vấn khác nhau.Các hình thức tham vấn công chúng chủ yếu là: 1- Hội nghị lấy ý kiến (LYK) tham vấn (cử tri rộng rãi hoặc nhóm đối tượng theo chuyên đề); 2- Khảo sát thực địa để thu thập tư liệu, nhân chứng; 3- Họp dân nơi cư trú về một vấn đề (gồm đại diện hộ dân); 4- Gặp gỡ, phỏng vấn cá nhân; 5- LYK công cộng: Báo chí, internet, điện thoại, thư góp ý; 6- Điều tra xã hội học; 7- Hội nghị các bên liên quan; 8- Tiếp dân; 9- Một số hình thức khác.4II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt)1- Hình thức hội nghị LYK tham vấn:Là hình thức LYK qua hội nghị, mời người dân đến nghe trình bày và góp ý kiến. Có thể là hình thức hẹp theo thôn, bản, tổ DP. Có thể tổ chức rộng hơn theo địa bàn liên xã hoặc 1 huyện với một số đối tượng theo danh sách chọn.Hội nghị có hai phần: a- Đại diện HĐND trình bày và giải thích những nội dung tham vấn; b- Chủ tọa điều hành cuộc tham vấn theo nội dung đã được xác định . Phần đầu nên ngắn gọn, rõ ràng; Khi điều hành phần hai người chủ tọa cần đặt ra những câu hỏi gợi ý theo trọng tâm và nhận câu trả lời. Khi không còn ý kiến mới thì chủ tọa chuyển sang nội dung khác. Biên bản được ghi theo trình tự nội dung.5II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt) 2- Khảo sát thực địa, Đoàn GS, thị sát:Là hình thức tham vấn có mục đích tìm và thu thập những chứng cứ, cứ liệu nhân chứng có liên quan đến vấn đề cần khảo sát.Hình thức này đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị từ việc yêu cầu cơ quan điều hành có báo cáo giải trình; đồng thời thu thập thông tin qua chính quyền sở tại; tiến hành công tác truyền thông về nội dung, thời gian và địa điểm khảo sát; ra quyết định thành lập Đoàn khảo sátKhi khảo sát cần chủ động có KH tiếp xúc với các tập thể và cá nhân liên quan để tìm hiểu v/đ; tổ chức ghi âm, ghi hình; lập các loại biên bản; báo cáo kết luận và kiến nghị.6II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt) 3- Tiếp nhận đơn thư góp ý của nhân dân:Trong hình thức này, cơ quan dân cử phải có KH truyền thông kỹ lưỡng về nội dung tham vấn, hướng dẫn địa chỉ và cách thức nhận thư góp ý; thời gian xử lý ý kiến nhân dân. Hình thức này giúp thu thập ý kiến từ những người không có điều kiện tham dự các cuộc tham vấn.Thư góp ý của người dân sẽ được tập hợp và chuyển giao cho bộ phận xử lý ý kiến tham vấn để yêu cầu đối tượng tham vấn bổ sung, làm rõ thông tin và tổng hợp, phản hồi cho người góp ý một cách thích hợp.4- Tọa đàm, trao đổi với nhóm đối tượng hẹp: Đây là hình thức trao đổi ý kiến như hội thảo với một nhóm đối tượng nhất định; thường là những người chịu tác động của chính sách; các chuyên gia am hiểu sâu vấn đề; các Sở, Ngành, Doanh nghiệp..7II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt)Tại cuộc tham vấn, người chủ trì nêu vấn đề, làm rõ mục đích, yêu cầu và mời những người tham dự phát biểu quan điểm của mình; tham gia trao đổi, thảo luận với những người khác. Để đảm bảo thành công của cuộc tham vấn cần chọn đúng vấn đề và nên đặt y/c để những người phát biểu có sự chuẩn bị chu đáo trước khi tham dự thảo luận chung.Kết quả của cuộc tọa đàm được tập hợp theo các nội dung tham vấn và bổ sung thông tin một cách đầy đủ, toàn diện5- Gặp gỡ, phỏng vấn riêng cá nhân:Đây là hình thức tham vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề được chọn từ những YK đã được tham gia từ các cuộc tham vấn bằng cách trực tiếp phỏng vấn cá nhân có liên quan.Yêu cầu của hình thức này là phải đảm bảo bí mật cá nhân và quan điểm riêng tư của người được phỏng vấn. Vì vậy cần thu xếp thời gian và địa điểm tiếp xúc phù hợp; trong khung cảnh tin cậy, an toàn.8II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt)6- Họp dân ở nơi cư trú:Đây là hình thức LYK dân ở một cộng đồng nhỏ, thường là thôn, bản, tổ dân phố.Về hình thức và yêu cầu tổ chức thực hiện như hình thức hội nghị LYK tham vấn nhưng đối tượng được mời tham dự không cần chọn theo danh sách mà mời đại diện hộ dân tại cộng đồng.7- Tham vấn qua phương tiện thông tin đại chúng: Là hình thức LYK nhân dân bằng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng một cách thích hợp nhằm phát huy thế mạnh của từng loại hình báo chí trong hoạt động tham vấn.Cơ quan dân cử phải lập KH, xây dựng kịch bản tổ chức các diễn đàn trên đài truyền hình, truyền thanh hoặc trên các báo viết ở địa phương. Phát hành kịp thời thông cáo báo chí nêu rõ nội dung các CS cần tham vấn; hoặc trả lời phỏng vấn của BC để làm rõ mục đích, nội dung TV và phản hồi YK của ND qua phương tiện thông tin được chọn. Ví dụ: HĐNDTPHCM tham vấn qua chương trình 9II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt) “Nói và làm” trên đài TH Thành phố và chương trình “Tiếng nói cử tri” trên Đài tiếng nói nhân dân TP. Nhiều địa phương cho đăng tải công khai nhiều dự thảo CS để LYK nhân dân trên Báo Địa phương.8- Tham vấn qua Internet:Đây là hình thức tham vấn bị động do không nắm chắc đối tượng đối tượng được LYK.Chính quyền ĐP (HĐ, UB ) soạn thảo các thông báo về nội dung tham vấn rồi cho đăng tải trên một trang Web; ghi rõ địa chỉ và cách thức tiếp thu YK phản hồi hoặc qua trang thông tin điện tử này hoặc góp YK bằng cách gởi thư theo đường bưu điện.9- Hội nghị tham vấn các bên liên quan:Hình thức này thường được áp dụng khi CQDC xác định rõ một hoặc một số v/đ CS đang có nhiều YK khác nhau trong bộ máy CQ; trong cử tri sau khi thực hiện một số hình thức TV khác cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm để có hướng xử lý thích hợp.10II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt)9- Hội nghị tham vấn các bên liên quan (tt):Yêu cầu tổ chức Hội nghị các bên liên quan là phải xác định rõ nội dung tham vấn với từng đối tượng dựa trên cơ sở những thông tin đã tổng hợp được nhằm làm rõ quan điểm của cơ quan soạn thảo CS thông qua việc giải trình & việc tiếp thu YK phản hồi của họ; của cử tri và các bên liên quan khác qua YK phát biểu tại HN.Cần làm tốt công tác truyền thông để từng đối tượng TV nắm rõ MĐ, y/c, thời gian, địa điểm TV; gửi trước những nội dung cần được giải trình, LYK. Đồng thời phải chuẩn bị tốt bộ câu hỏi; phân công cụ thể giữa những người chủ trì buổi TV; trách nhiệm của VP trong công tác hậu cần, tiến hành các thủ tục cần thiết; lập các loại biên bản để ghi nhận các phương án, chứng cứ, lập luậnNguyên tắc chung là người được mời TV chỉ phát biểu trả lời câu hỏi do chủ tọa nêu ra, kể cả câu hỏi bổ sung; không tranh luận trực tiếp với nhau; khi kết thúc, chủ tọa tóm tắt YK, không KL.Hình thức này mới làm thí điểm có kết quả ở một số ĐP như TPHCM, Cần thơ, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp 11II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt) 10- Điều tra xã hội học:Là hình thức LYK tham gia vào một CS đã hoặc sẽ ban hành thông qua hình thức phát phiếu điều tra hoặc trực tiếp phỏng vấn một số đối tượng liên quan được chọn theo mẫu về một chủ đề nhất định nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá và ra quyết định.Hình thức này đòi hỏi cơ quan tham vấn phải xác định rõ nội dung và các đối tượng cần điều tra; xác định qui mô mẫu hợp lý và có tính đại diện để QĐ danh sách những người được TV; soạn thảo phiếu điều tra; xác định phương pháp phân tích, xử lý thông tin; tiến hành tập huấn điều tra viên để thực hiện việc phát và thu phiếu, hướng dẫn cho đối tượng TV hiểu và biết cách trả lời các câu hỏi một cách đầy đủ, khách quan. Phiếu điều tra được niêm phong và gửi về bộ phận phân tích, tổng hợp YK tham vấn. Khi triển khai cần chú ý những đặc thù của vùng đồng bào các DT.Trong thực tế CQDC chỉ có thể tự mình thực hiện một số cuộc điều tra giản đơn; nhưng phải nắm rõ quy trình, thủ tục, phương pháp TV đề đặt hàng cho các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và theo dõi, đánh giá, sử dụng kết quả TV. 12II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt) 11- Tiếp dân trực tiếp:Là hình thức TV thông qua việc tiếp dân định kỳ tại trụ sở tiếp dân hoặc tiếp dân lưu động ở các địa bàn. Ngoài việc tiếp dân nhằm tham gia giải quyết đơn thư KN, TC như cách làm lâu nay; Cơ quan và ĐBDC cần mở rộng việc tiếp dân để LYK về chính sách.Cơ quan và ĐBDC cần nghiên cứu trước các thông tin liên quan đến địa bàn TV; các vụ việc nổi cộm. Trên cơ sở đó quyết định DS mời các cơ quan chức năng cùng tham dự để tiếp thu; xử lý và phản hồi các kiến nghị của tổ chức và công dân.Các YK của người dân phải được ghi thành biên bản để tiếp tục phân tích, xử lý trong hoạt động GS, QĐ của cơ quan & ĐBDC.12- Tham vấn bằng cách sử dụng các tổ chức nghiên cứu độc lập:Là hình thức TV thông qua việc hợp đồng với một tổ chức nghiên cứu độc lập tiến hành thu thập thêm thông tin bổ sung cho những thông tin mà ĐP đã nhận được từ các hoạt động TV khác.13II- Các hình thức tham vấn công chúng (tt) Hình thức tham vấn này đòi hỏi CQĐP phải làm rõ yêu cầu nội dung và phương pháp tham vấn; cách thức xử lý ý kiến và việc sử dụng các kết quả nghiên cứu vào việc hoạch định CS ở ĐP.Tuy phần trình bày chủ yếu dành cho đối tượng là ĐB HĐND, nhưng ĐBQH cũng sử dụng các hình thức tham vấn như trên khi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình.Chức năng lập pháp, QĐ&GS đòi hỏi ĐBQH phải thường xuyên TV với nhiều loại công cụ. Chú ý hình thức TV các nhóm đối tượng hẹp chịu tác động của CS như cộng đồng các doanh nghiệp; các hiệp hội; những nhóm cử tri có liên quan trực tiếp. Đồng thời cũng cần tham khảo YK của các tổ chức nghiên cứu độc lập; các đơn vị tư vấn chuyên ngành và chuyên gia; các trường ĐH Việc tham khảo kết quả các cuộc điều tra XHH; dư luận công chúng phản ảnh qua BC; gặp gỡ, phỏng vấn riêng cá nhân cũng rất cần thiết.14III- Một số việc nên làm, nên tránh1- Những việc nên làm:Lựa chọn đúng v/đ và hình thức TV phù hợp là khâu có tính quyết định. V/đ được chọn nên nằm trong KH của HĐND về ban hành các NQ và GS; thực sự là v/đ bức xúc trong dư luận XH; gây ách tắc cho việc thực thi PL và có tính khả thi về thời gian, nguồn lực. Chọn một hoặc một số hình thức TV có thể bổ sung cho nhau theo cách phủ từng lớp phù sa (như ở Đồng Tháp); hoặc đi sâu vào một địa bàn trọng điểm (như ở Hà Tĩnh). Ví dụ: Để đánh giá CS đã ban hành thì nên dùng hình thức TXCT; gởi phiếu hỏi, phỏng vấn Để đánh giá tác động KT-XH của một chủ trương có thể dùng hình thức Hội nghị LYK trên diện rộng; Hội nghị thảo luận nhóm trọng tâm; họp các bên liên quan, diễn đàn BCĐối tượng TV cũng cần xác định rõ bao gồm: người chịu tác động trực tiếp, gián tiếp; những người hưởng lợi, chịu hại; người có quyền & lợi ích liên quan; người quản lý; người cung cấp dịch vụ; người am hiểu15III-Một số việc nên làm, nên tránh (tiếp theo)Phải lập KH tham vấn với kịch bản rõ ràng, phân công cụ thể.Người chủ tọa, những đơn vị phối hợp và bộ máy phục vụ cần nắm vững nội dung, mục đích, yêu cầu; tính chất của từng hình thức tham vấn; trình tự thủ tục tiến hành Những khâu công việc phức tạp như gửi phiếu LYK; điều tra XHH cần tập huấn kỹ lưỡng cho người thực hiện và nếu cần có thể làm điểm trước khi nhân rộng.Cơ quan và ĐBDC cũng như bộ máy giúp việc phải không ngừng nâng cao KT, rèn luyện KN và thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong suốt quá trình chuẩn bị, thực hiện TV; tiếp thu YK, phản hồi và sử dụng kết quả TV trong hoạch định CS. Chú ý các KN: xác định v/đ; thuyết trình; nghe và hỏi; phân tích, xử lý thông tin; lập các loại biên bảnCần thường xuyên sơ tổng kết, rút kinh nghiệm trong suốt quá trình TV để bổ khuyết kịp thời.16III-Một số việc nên làm, nên tránh (tiếp theo)2- Một số việc nên tránh:Lựa chọn không đúng v/đ tham vấn như chọn chủ đề quá rộng; chưa thực sự cấp bách so với những v/đ bức xúc khác.Chọn hình thức TV không phù hợp với chủ đề TV; thiếu tính khả thi về thời gian và nguồn lực. Ví dụ: Chọn hình thức TV các bên liên quan khi chưa sử dụng các công cụ khác để làm rõ v/đ cần được giải trình, LYKhoặc chọn hình thức điều tra XHH với qui mô quá rộng trong lúc năng lực bộ máy và kinh phí không đảm bảo.Giản đơn trong công tác chuẩn bị để xảy ra tình trạng “cháy giáo án” dẫn đến bị động, lúng túng; không đạt kết quả mong muốn.Thực hiện không đúng qui trình, thủ tục trong hoạt động TV; thiếu quan tâm công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận trong HTCT và sự hợp tác tích cực của các đối tượng TV. Điều hành cuộc TV không theo kịch bản; vi phạm các nguyên tắc khi TV. Ví dụ để xảy ra tranh luận tại HN tham vấn các bên liên quan.17IV- Kết luậnĐa dạng hóa các hình thức TVCC là hết sức cần thiết để huy động trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của HTCT và toàn XH trong việc hoạch định và thực thi CS. Điều cốt lõi là chọn đúng v/đ; đối tượng TV; chọn hình thức TV phù hợp để đạt mục đích, yêu cầu đề ra.Mỗi hình thức TVCC đều có đặc điểm và yêu cầu cụ thể về công tác tổ chức; về qui trình, thủ tục đòi hỏi phải tuân thủ. Các hình thức mới phải được chỉ đạo thí điểm trước khi áp dụng trên diện rộng.Cơ quan và ĐBDC phải lập KH và kịch bản chi tiết; không ngừng bồi dưỡng KT&KN và chăm lo xây dựng đội ngũ tham mưu, phục vụ để thực hiện tốt các hoạt động tham vấn.18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt12_nvme_cac_hinh_thuc_tham_van_7413.ppt
Tài liệu liên quan