Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh Nghiệp tại Việt Nam

Mặc dù bán hàng qua mạng Internet đang phát triển một cách nhanh chóng nh¬ưng cũng phải cần nhiều thời gian để có thể đạt đ¬ược doanh thu cao của hầu hết các công ty. Đã có những lo ngại về sự cạnh tranh với th¬ương mại điện tử của các đối thủ trong thế giới kinh doanh truyền thống. Tùy từng ngành công nghiệp khác nhau sẽ phải đối đầu với những thách thức khác nhau trong năm 2000 trong ngành công nghiệp máy tính, 60% chuyên gia công nghệ thông tin lo lắng về các hoạt động thư-ơng mại điện tử của các đối thủ cạnh tranh hơn các ph¬ương thức kinh doanh truyền thống x¬ưa nay. Tuy nhiên, các ngành sản xuất và dịch vụ khác thì chỉ có khoảng 30% lo ngại về dạng kinh doanh qua th¬ương mại điện tử của đối thủ. Th¬ương mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh Với khu vực thị trư¬ờng nội địa to lớn, nhiều công ty của Mỹ còn chậm trong việc bán hàng ra toàn thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 12% l¬ượng hàng bán ra từ các công ty lớn của Mỹ ra thị tr¬ường n¬ước ngoài. Nh¬ưng theo xu h¬ướng phát triển tất yếu, con số này đang có chiều hư¬ớng gia tăng và dự báo sẽ tăng 15% trong hai năm tới.

doc31 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các điều kiện ứng dụng TMĐT vào HĐKD của Doanh Nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đầu tư cho đào tạo. Hiện tượng này phản ánh một thực tế là các DN VN vẫn chưa chú trọng đúng mức đến đầu tư phần mềm và đào tạo kỹ năng cho người lao động. Tuy nhiên, để tạo động lực tăng trưởng mạnh về số lượng website trong những năm tới đồng thời đưa việc ứng dụng TMĐT đi vào chiều sâu và đem lại hiệu quả thực tế cho DN thì lực lượng nhân sự nòng cốt đóng một vai trò thiết yếu. Hiện nay mới có 16,5% DN đã xác định hoặc đang bắt tay vào triển khai dự án phát triển ứng dụng TMĐT cho đơn vị mình. Hành lang pháp lý, phải chờ quá lâu Mặc dù cũng nhận thấy cơ hội cho sự phát triển TMĐT tại VN trong 5 năm tới là rất to lớn nhưng nhiều DN than rằng họ đang mất niềm tin vì phải chờ quá lâu mà hành lang pháp lý cho TMĐT vẫn chưa thể hoàn thiện. Các DN cho rằng, rất nhiều lần các dự thảo đã được đưa ra lấy ý kiến nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu. Ngoài ra, việc chấm dứt Dự án Pháp lệnh TMĐT trong khi Luật Giao dịch điện tử không thể ban hành cho tới cuối năm 2005 đồng nghĩa với việc giao dịch thương mại sử dụng các phương tiện điện tử chưa được pháp luật chính thức thừa nhận. Hậu quả là không một đơn vị, tổ chức DN nào có thể đầu tư thỏa đáng vào TMĐT. Đứng dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ Thương mại cũng nhận định các thách thức để phát triển TMĐT rất nặng nề. Vì tại thời điểm xuất phát của giai đoạn này VN vẫn phải đương đầu với rất nhiều thách thức. Phần lớn các DN mới nghe nói tới TMĐT nhưng chưa biết tới lợi ích các điều kiện tham gia TMĐT, tuyệt đại đa số dân chúng chưa biết tới khái niệm TMĐT, các cơ quan Nhà nước, các ngành các cấp chưa biết tới khái niệm TMĐT, mới có rất ít lãnh đạo DN và các bộ quản lý có kiến thức ban đầu về TMĐT, số công chức Nhà nước biết tới TMĐT rất ít, được đào tạo manh mún từ năm 2000 nhờ sự hỗ trợ của một số dự án song phương và đa phương... Luật Giao dịch điện tử: yêu cầu đầu tiên Điều cần thiết là môi trường pháp lý và chính sách cho hoạt động này lại chưa hình thành như: Luật Giao dịch điện tử, Nghị định chữ ký số, chứng thực điện tử... và nhiều văn bản pháp quy cần thiết khác tới năm 2005 vẫn chưa có kế hoạch cụ thể để xây dựng và ban hành. Theo Bộ Thương mại, thanh toán điện tử là một khâu quan trọng trong hoạt động TMĐT, tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển ban đầu của TMĐT VN (2001-2005) hầu như chưa tồn tại dịch vụ thanh toán điện tử. Các chuyên gia kinh tế nhận định, từ năm 2006 nếu các ngân hàng vẫn chưa cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử thì sẽ cản trở lớn tới sự phát triển của TMĐT. Theo kế hoạch, dự kiến ngày 1-6 các đại biểu QH sẽ thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Giao dịch điện tử – cơ sở pháp lý quan trọng để TMĐT có thể phát triển. 2. Hạ tầng về cơ sở công nghệ Tỷ lệ thuê bao ADSL tại Việt Nam còn rất thấp Ngày 21/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì Hội nghị bàn về các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển Internet băng rộng (ADSL) với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam. Dịch vụ ADSL đã được cung cấp tại Việt Nam từ năm 2004 và đã có những bước tiến đáng kể. Tốc độ phát triển thuê bao băng rộng của Việt Nam tăng 150% trong hai năm 2006 và 2007. Tính đến 12/2007, tổng số thuê bao Internet tại Việt Nam là 18,5 triêụ, chiếm 22% dân số cả nước. Trong số thuê bao này có 1,58% thuê bao băng rộng, tức khoảng 1,41 triệu thuê bao. Mức giá cước ADSL tại Việt Nam hiện đã bằng hoặc thấp hơn so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, con số 1,58% thuê bao băng rộng cho thấy mật độ còn quá thấp. Trong số này, 65% thuê bao băng rộng tập trung tại Hà Nội và Tp.HCM, tạo nên khoảng cách vùng miền lớn. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ ADSL vẫn chưa tốt: tốc độ thực tế thấp hơn so với cam kết của ISP, không ổn định, đặc biệt tại các tỉnh, huyện. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được coi là nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tại hội nghị, Phó tổng giám đốc VNPT Bùi Thiện Minh cho rằng cơ hội để Internet băng rộng phát triển nên theo lộ trình tuần tự, bắt đầu từ kế hoạch trung hạn và tiếp theo mới đến kế hoạch dài hạn. Với vai trò của doanh nghiệp chủ lực “phủ sóng” dịch vụ viễn thông tới các khu vực vùng sâu vùng xa, kế hoạch trung hạn của VNPT là kéo cáp đồng và phát triển dịch vụ điện thoại cố định. Tiếp theo đó, kế hoạch dài hạn sẽ kéo cáp quang và từng bước cung cấp các dịch vụ không dây như WiFi, WiMax tới người sử dụng. Như thế, doanh nghiệp này vừa đảm bảo được mục tiêu phổ cập dịch vụ viễn thông công ích tới mọi vùng miền, vừa tận dụng được cơ hội triển khai mạng băng rộng; từng bước hoàn thiện hạ tầng công nghệ. Tổng kết hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là quan điểm mạnh dạn, quyết liệt để xã hội hóa thị trường băng rộng, tạo bước tiến đột phá cho dịch vụ này. Các doanh nghiệp cần tận dụng được thời cơ, kịp thời ứng dụng công nghệ băng rộng phục vụ cho đất nước. “Với vai trò của cơ quan quản lý, Bộ sẽ tạo sân chơi bình đẳng để mọi thành phần kinh tế được cạnh tranh lành mạnh tại thị trường này. Muốn phát triển, bắt buộc dịch vụ băng rộng cần kết hợp chặt chẽ với dịch vụ nội dung, tạo mối quan hệ nhân quả, tác động qua lại với nhau, để tạo cung cầu đa dạng hơn”, ông nói. Cũng theo Bộ trưởng, thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tập trung xây dựng các chính sách thúc đẩy thị trường Internet băng rộng Việt Nam “cất cánh”. Đối với người dùng Về cơ bản, ADSL sẽ giúp bạn làm những việc quen thuộc trên Internet như dùng thư điện tử, duyệt websites, duyệt diễn đàn, tải file..v.v.. nhưng nhanh hơn trước rất nhiều lần và bạn có thể làm những việc đó đồng thời thay vì phải làm lần lượt từng thứ một như trước đây. Bạn có thể thoải mái thưởng thức Internet do không phải dài cổ đợi modem quay số gọi tổng đài hay ngồi đọc truyện chưởng chờ trang web nạp xong trên trình duyệt. Một điều đáng chú ý là bạn không phải trả cước gọi điện thoại khi dùng ADSL, và đường dây vẫn dùng để gọi được khi đang duyệt Internet, dù công nghệ này dựa trên đường điện thoại có sẵn. Ngoài việc tăng tốc cho những nhu cầu Internet phổ biến ở trên, ADSL còn giúp bạn sử dụng Internet vào những tác vụ mà trước đây modem quay số vẫn phải khóc lóc thảm thiết vẫy cờ trắng đầu hàng. - Thứ nhất, bạn có thể truy cập những website thiết kế với chất lượng cao, dùng flash, nhạc nền, nhiều hình động… - Thứ hai, bạn có thể nghe và xem các bài hát, bản tin, giới thiệu phim… từ khắp mọi nơi trên thế giới. - Thứ ba là phim theo yêu cầu (tiếng Anh gọi là movie-on-demand), với băng thông rộng và công nghệ nén và truyền hình ảnh, âm thanh tiên tiến, phim ảnh có thể được truyền qua Internet và bạn có toàn quyền chọn lựa chương trình, tạm dừng hoặc tua đi tua lại tùy thích. Hiện nay nhà cung cấp dịch vụ Internet của Singapore là SingNet đang cung cấp dịch vụ này với giá khoảng 6.5 USD/tháng (giá khuyến mại cho 12 tháng đầu là 2.5 USD) qua đường ADSL 512Kbps. - Thứ tư là hội thảo video qua mạng: kết hợp với webcam, ADSL sẽ giúp bạn đàm thoại với bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh qua Internet với âm thanh và hình ảnh chất lượng cao. - Thứ năm là chơi multiplayer game trên Internet với bạn bè khắp thế giới. Với thời gian ping rất thấp, ADSL cho phép các game mạng chạy trơn tru, khiến chơi game qua Internet nhanh hơn và thú vị hơn. -Thứ sáu là học qua mạng. Bạn có thể tham dự các khóa học từ xa tổ chức bởi các trường đại học tên tuổi trên thế giới hoặc truy cập các thư viện điện tử trên mạng nhanh hơn. Đối với doanh nghiệp Thương mại điện tử và nền công nghiệp thông tin là nền tảng tương lai của mọi nền kinh tế. ADSL nói riêng và broadband Internet nói chung khiến thương mại điện tử trở nên khả thi. Các cửa hàng trên mạng có thể được thiết kế với tính tương tác cao hơn, cách trình bày sản phẩm hấp dẫn hơn với người dùng. Loại cửa hàng này dễ thiết kế, dễ bảo quản, giá thành rẻ, kết hợp với khả năng tương tác trực tiếp với người dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp nhỏ có thể cạnh tranh với các cơ sở lớn hơn trên quy mô toàn cầu. Các công nghệ hỗ trợ TMĐT Kiến trúc ứng dụng client/ server Các ứng dụng trên nền web thường dựa trên kiến trúc 2 lớp là client/ server. Kiến trúc client/server cho phép chia sẻ việc xử lý giữa các máy chủ hay máy trạm khác nhau. Trong đó, người sử dụng sử dụng trình duyệt từ phía máy khách (client), gởi các yêu cầu về thông tin đến máy chủ (server), máy chủ tiếp nhận yêu cầu, xử lý, truy xuất các thông tin cần thiết và gửi kết quả về phía client dưới dạng 1 trang web. Ở mô hình này máy chủ vừa cung cấp các dịch vụ truy xuất web, vừa chứa các dữ liệu cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của máy client, điều này khiến cho dữ liệu trên máy chủ không an toàn. Để đảm bảo an toàn dữ liệu, người ta đưa ra mô hình 3 lớp, trong đó, lớp server sẽ được tách thành web server (máy chủ xử lý ứng dụng web) và database server (máy chủ quản lý thông tin trong CSDL). Lúc này, máy client sẽ gởi các yêu cầu dịch vụ và nhận các kết quả trả về từ Web server (máy chủ cung cấp dịch vụ web). Webserver sẽ tùy theo yêu cầu của phía client mà kết nối đến Database Server (máy chủ cung cấp dữ liệu) để lấy các dữ liệu tương ứng. Tùy theo các chức năng của ứng dụng web mà người ta có thể chia ra làm nhiều lớp khác nữa, gọi chung là mô hình n lớp. Các ngôn ngữ phát triển ứng dụng web Các ứng dụng web có thể được viết bằng ngôn ngữ HTML (web tĩnh), hoặc kết hợp với các ngôn ngữ lập trình web (gọi là các ngôn ngữ script) để thực hiện các yêu cầu xử lý và truy xuất dữ liệu, để trả về trang web có nội dung thay đổi tùy theo đối tượng và hoàn cảnh (web động). Các ngôn ngữ script có thể là : CGI, Perl, ASP, VBScript (dựa trên ngôn ngữ Visual Basic), PHP (theo cú pháp ngôn ngữ C++), JSP, JavaScript (dựa trên ngôn ngữ Java)… Các script này có thể được quy định chạy phía máy server hoặc client. Tuy nhiên, để sử dụng được các script này server phải được cài đặt và cấu hình phù hợp. Ngoài ra, các công nghệ mới như : Java Bean, Java Applet, Dot Net,… cũng được giới thiệu và sử dụng ngày càng nhiều trong lập trình web để tạo các ứng dụng xử lý ở phía server và trả về trang web cho phía client. Cơ sở dữ liệu & ứng dụng web Ngày nay, các ứng dụng web đều đòi hỏi kết nối với 1 cơ sở dữ liệu nào đó, để lưu trữ các thông tin cập nhật, cũng như các giao dịch tiến hành trên mạng. Việc kết nối CSDL của tổ chức với website TMĐT càng cần thiết hơn khi hoạt động TMĐT đã đạt đến mức độ phát triển cao, đòi hỏi phải tích hợp với các hệ thống thông tin quản lý trong tổ chức, như : hệ thống xử lý đơn hàng, hệ thống kế toán, hệ thống quản lý nhân sự, … Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý toàn bộ dữ liệu hoạt động, kinh doanh của tổ chức. Có rất nhiều hệ quản trị CSDL phổ biến hiện nay, như là : Access, Foxpro, SQL Server, MySQL, SyBase, Oracle, DB2… Các hệ QTCSDL này đều hỗ trợ mô hình CSDL quan hệ, đây là 1 mô hình CSDL phổ biến, được phát triển dựa trên cơ sở toán học là đại số quan hệ. Các hệ QTCSDL quan hệ này đều có 2 chức năng cơ bản sau : §Tổ chức lưu trữ dữ liệu : dưới dạng 1 bảng, gồm các cột (field) và các dòng (record). Các bảng thường có quan hệ với nhau, trên đó có cài đặt các cơ chế đảm bảo nhất quán và toàn vẹn dữ liệu. §Truy vấn dữ liệu : sử dụng ngôn ngữ SQL là 1 ngôn ngữ theo chuẩn ANSI & ISO để truy vấn dữ liệu 1 cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, các HQTCSDL còn có thể có các chức năng sau : §Quản lý sao lưu và phục hồi dữ liệu. §Quản lý bảo mật và cấp phát quyền cho người dùng CSDL §Quản lý nhập, xuất và chuyển đổi dữ liệu. §Quản lý giao tác & lưu vết cập nhật dữ liệu… Với 1 lượng dữ liệu lớn trong CSDL vận hành (operational database), các doanh nghiệp có thể tập hợp chúng lại thành 1 kho dữ liệu tổ chức (data warehouse). Từ đó, họ có thể sử dụng các công cụ, như : suy luận tình huống (case bases reasoning), khai mỏ dữ liệu (data mining), hoặc xử lý dữ liệu trực tuyến (olap)… để phân tích dữ liệu, tái sử dụng tri thức, hoặc rút trích ra các thông tin quý giá, cần thiết cho việc ra quyết định và cải tiến các hoạt động kinh doanh. XML – chuẩn dữ liệu trên Internet Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng - XML (eXtensible Markup Language) là một kỹ thuật phát triển tương tự ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language). Đây là 1 chuẩn mới về dữ liệu trên Internet, giúp cho các ứng dụng dựa trên các hệ quản trị CSDL khác nhau có thể hiểu và nói chuyện được với nhau. Vì việc chuyển đổi dữ liệu được tiến hành qua 1 hệ thống chung (web), việc tương thích không còn là vấn đề lớn. Trong quá khứ, các công ty với các hệ thống quản lý thông tin không tương thích có thể gặp khó khăn khi thực hiện các giao dịch. XML, một chuẩn phát triển web, có thể được dùng để cải tiến sự tương thích giữa các hệ thống riêng rẽ, tạo ra các cơ hội cho thị trường mới. Ngày nay, hầu hết các ứng dụng trên web đều hỗ trợ chuẩn XML. Hơn nữa, người ta còn sử dụng XML để biểu diễn ngữ nghĩa của trang web, từ đó giúp cho việc tìm kiếm thông tin trên internet hiệu quả và chính xác hơn. Chẳng hạn, nhà phát triển XML có thể mã hóa dữ liệu trong một danh mục sản phẩm bằng XML. Mỗi sản phẩm trong danh mục được gán một thẻ mô tả kích thước, màu sắc, giá cả, nhà cung cấp, thời gian chờ ước lượng và chính sách giảm giá. Vì XML có thể được sử dụng với nhiều hệ thống và nền tảng, các công ty có thể cung cấp dữ liệu danh mục của nó trên nhiều địa chỉ trao đổi B2B. Tên sản phẩm, giá cả và các dữ liệu mô tả khác được định dạng tự động để phù hợp với hình thức và cảm nhận về một địa chỉ. 3. Hạ tầng về cơ sở nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử Đan xen những gam màu sáng - tối với những doanh nghiệp nhỏ, khoảng cách giữa quản lý kinh doanh bằng thủ công với bằng công nghệ thông tin hầu như không đáng kể. Nhưng khi kinh doanh phát triển, khối lượng công việc và nhân sự tăng lên, nếu doanh nghiệp không ứng dụng Thương mại điện tử (TMĐT) vào quản lý và khai thác giao dịch, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do các hình thức giám sát, điều tiết kinh doanh bằng thủ công bị quá tải. Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính năng của TMĐT, nhiều doanh nghiệp đã chủ động phát triển kinh doanh qua mạng. Theo đánh giá của Bộ Thương mại, hiện các giao dịch bằng TMĐT đã trở nên khá phổ biến, những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, nhất là dịch vụ kinh doanh nội dung số. Đặc biệt, loại hình giao dịch TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) rất khởi sắc. 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng ADSI lên tới 81%. Hiệu quả ứng dụng TMĐT trong năm 2006 tăng lên rõ rệt trên nhiều tiêu chí: Thu hút khách hàng mới, từ 2,9 điểm năm 2005 lên 3,3 điểm (điểm 4 là cao nhất), tăng doanh số từ 1,94 lên 2,25 điểm, tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, từ 1,9 lên 2,78 điểm ... Song kết quả điều tra của Bộ Thương mại cũng cho thấy những gam màu sẫm của bức tranh: tỷ lệ doanh nghiệp có Website 31,3%, nhưng tính năng TMĐT trong Website còn chưa hữu hiệu. Chức năng chủ yếu của Website là giới thiệu về doanh nghiệp (98,3%), giới thiệu sản phẩm dịch vụ(62,5%), trong khi chức năng cho phép đặt hàng qua mạng chỉ có 27,4% và đáng lo ngại hơn cả là thanh toán trực tuyến mới đạt 3,2%. Trả lời câu hỏi vì sao việc khai thác kinh doanh qua mạng còn hạn chế, phần lớn doanh nghiệp đều chó là nguồn nhân lực TMĐT còn thiếu và yếu về kỹ năng. Hiện mới có 38% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT, một tỉ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực. Doanh nghiệp tự cứu mình Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực một cách chính qui cho TMĐT ở nước ta bắt đầu chưa lâu. Ngày 15/9/2005 chúng ta mới có Quyết định 222/QĐ-TTG phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT, trong đó có dự án đầu tư nguồn nhân lực TMĐT tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trước đó, một số học viện, trường cũng có đào tạo nhưng các tiêu chí từ giáo viên, giáo trình cho đến hình thức thi tuyển, đào tạo, công nhận (bằng, chứng chỉ, chứng nhận... ) chưa được qui chuẩn thống nhất. Vì vậy giữa tháng 4/2007 xảy ra chuyện 474 học viên khoá I, hệ "Kỹ thuật viên tin học ứng dụng" của Viện Công nghệ thông tin, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã phản ứng kịch liệt vì đã tốt nghiệp rồi mà nhà trường không thể cấp bằng cho họ được, phải "nhờ" Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cấp bằng hộ. Vì chưa có chương trình khung, nên doanh nghiệp phải tự tìm hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho mình. Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc phổ biến hơn cả, được 62% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp theo là gửi nhân viên tập huấn lớp ngắn hạn, chiếm 30%, và tự mở lớp đào tạo, 8%. Đào tạo tại chỗ là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp, nhưng về mặt chiến lược, hình thức này không trang bị được cho nhân viên những kiến thức bài bản, có hệ thống, do đó hiệu quả về lâu dài không cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mới quan tâm đến đào tạo TMĐT bề nổi mà chưa có bề sâu. Do đó, khi xây dựng trang Website hoặc tham gia vào các sàn giao dịch điện tử, những doanh nghiệp này vẫn chưa khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mà Internet đem lại. Đa dạng giáo viên, giáo trình Từ năm học 2006 - 2007 trở đi mới xuất hiện những hình thức đào tạo một cách bài bản, qui chuẩn. Hiện có 75% số trường Đại học, Cao đẳng có khoa kinh tế hoặc khoa Quản trị kinh doanh thuộc các tỉnh phía Bắc có môn học TMĐT. Thời lượng các môn học ở mức phổ biến là 45 tiết, riêng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I có 90 tiết và Đại học Ngoại thương có 60 tiết. Nhưng cũng còn nhiều trường, nhiều khoa mới đang xây dựng chương trình TMĐT, trong đó có cả những trường thuộc ngành thương mại như Trường Cán bộ Thương mại Trung ương. Mặc dù tỉ lệ số trường có chương trình đào tạo TMĐT là khá cao ( 75% ở miền Bắc) nhưng nhìn chung, đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu. Giảng viên TMĐT có nguồn gốc rất khác nhau. Thí dụ, giảng viên của Đại học Thương mại chủ yếu từ chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh chuyển sang, của Đại học Ngoại thương thì chủ yếu tự đào tạo, bồi dưỡng của trường và bên ngoài, của Đại học Kinh tế quốc dân: Tự đào tạo và đào tạo ở nước ngoài ... Vấn đề bất cập nhất hiện nay của đội ngũ giảng viên TMĐT là số giảng viên có kiến thức cơ bản về kinh doanh thì được đào tạo không cơ bản về công nghệ thông tin và ngược lại, có rất ít giảng viên được đào tạo chuyên nghiệp cả về thương mại lẫn điện tử. Đồng thời do không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiếu các phần mềm TMĐT hiện đại hỗ trợ cho đào tạo nên các giảng viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống. Nguồn giáo trình TMĐT cũng chưa được quy chuẩn, chủ yếu từ nước ngoài và thông qua mạng Internet, cụ thể gồm: Các chương trình đào tạo TMĐT ở bậc Đại học, sau Đại học do các giảng viên sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài mang về, chương trình đào tạo của các trường Đại học nước ngoài cung cấp công khai trên mạng Internet, sách, tài liệu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam. Tất cả các giáo trình này mới chỉ dừng ở mức cung cấp kiến thức cơ bản, còn chuyên sâu đến kỹ năng ứng dụng, an toàn, bảo mật, thanh toán điện tử hay chiến lược TMĐT chưa có nhiều. Đã có đầu mối thống nhất Dự án đào tạo nguồn nhân lực chính quy trong các trường Đại học, Cao đẳng và THCN do Bộ Giáo dục chủ trì theo Quyết định 222/QĐ-TTG về Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2006 - 2010 đóng một vai trò quan trọng. Ngày 6/11/2006, Bộ GDĐT và Bộ Thương mại đã có cuộc họp chung nhằm thúc đẩy công tác đào tạo TMĐT. Hai Bộ đã thảo luận cụ thể một số công việc nhằm sớm triển khai dự án này như: xây dựng các chương trình khung, xây dựng giáo trình và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách đào tạo sau Đại học (Chương trình 322) để khuyến khích học tập TMĐT. Quan trọng hơn cả là 2 Bộ đã thống nhất đầu mối cho hoạt động hợp tác và phát triển dự án là Vụ Đại học và Sau Dại học (Bộ GDĐT) và Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại). Thống nhất đầu mối là bước tiến cơ bản vì từ nay đã có một địa chỉ để tiếp cận, phản hồi và giải quyết những vướng mắc từ các cơ sở đào tạo TMĐT trong cả nước. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cũng đang xúc tiến thành lập Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. 4. Hạ tầng về thanh toán tự động Thanh toán điện tử là hình thức thanh toán tiếnhành trên môi trường internet, thông qua hệ thống thanh toán điện tử người sử dụng mạng có thể tiến hành các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển tiền, ... Thanh toán điện tử được sử dụng khi chủ thể tiến hành mua hàng trên các siêu thị ảo và thanh toán qua mạng. Để thực hiện việc thanh toán, thì hệ thống máy chủ của siêu thị phải có được phầm mềm thanh toán trong website của mình. Chạy đua công nghệ thanh toán điện tử tại Việt Nam Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rào cản về pháp lý không còn, dịch vụ của các ngân hàng gần tương đương nhau. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn trở thành yếu tố quyết định cuộc chạy đua giành niềm tin khách hàng. Thanh toán điện tử vẫn tiếp tục "nóng" tại Banking Vietnam 2008, cho dù chủ đề này đã được đề cập trong 3 kỳ hội thảo thường niên về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng này. Theo ông Bùi Quang Tiên, Trưởng ban Thanh toán - NHNN Việt Nam, với khoảng 15 triệu người sử dụng Internet, gần 50 triệu người sử dụng điện thoại di động hiện nay, rõ ràng Internet banking và Mobile banking sẽ là trào lưu phát triển tiếp theo tương tự như phát triển của thẻ thanh toán. Hiện tại, khái niệm tiền điện tử vẫn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường loại thẻ thanh toán đa mục đích để chơi game, sử dụng Internet hay mua hàng hóa trên website của doanh nghiệp. Một vài ngân hàng cũng đã bắt đầu đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng quan kênh điện tử như Internet banking, Mobile banking. Phương tiện thanh toán được nhân lên gấp đôi Những dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người tiêu dùng sẽ được các ngân hàng đẩy mạnh trong năm 2008. Đến cuối năm nay, số lượng phương tiện thanh toán điện tử sẽ được đưa vào sử dụng gần gấp đôi so với từ năm 2007 trở về trước. Trong đó, máy rút tiền tự động ATM từ khoảng 4.500 chiếc hiện nay sẽ được đẩy lên 6.889. Thiết bị thanh toán dùng thẻ POS (Point of Sale) lắp đặt tại điểm bán hàng từ 14.858 chiếc lên 29.215 chiếc. Thẻ thanh toán dự kiến phát hành gần 14 triệu chiếc. Đặc biệt, hai liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam hiện nay là Smartlink và Banknetvn sẽ kết nối chính thức với nhau từ ngày 23/5. Liên minh thẻ Smartlink do Vietcombank đứng đầu gồm 29 NH thành viên hiện chiếm khoảng 25% thị phần. Banknetvn do 3 NH lớn gồm Agribank, BIDV và Incombank cùng 4 NHTM CP khác thành lập chiến 70% thị phần. Khi liên kết với nhau, Smartlink và Banknetvn tạo thành hệ thống chiếm tới 95% số thẻ và 70% số máy ATM hiện có. Như vậy, người dân gần như không cần quan tâm đến việc mình dùng thẻ của NH nào, mà chỉ cần đến cột ATM là có thể sử dụng được. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ mới sẽ làm việc thanh toán dễ dàng hơn và đó là cơ sở để người dân "mặn mà" hơn với chiếc thẻ. Khi dịch vụ còn chưa thực sự phát triển, người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo như: có tiền trong tài khoản mà không được tiêu vì máy hết tiền, nghẽn đường truyền, vấn đề bảo mật, làm quen với những quy trình thanh toán trong mua sắm,... Đó cũng là nguyên nhân nhiều người thường rút hết tiền trong tài khoản thành tiền mặt để tiêu hoặc đi xa phòng trường hợp "không tìm được cột". Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng Theo thống kê của Cục Nghiệp vụ Tin học Ngân hàng (thuộc NH Nhà nước VN), số lượng lệnh thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng năm 2007 đã tăng 40% so với năm 2006, tổng số tiền gian dịch cũng lớn gấp 2 lần (tăng 107%). Bình quân mỗi ngày hệ thống thực hiện từ 35.000 - 45.000 lệnh thanh toán, thời gian thực hiện mỗi lệnh là 10 giây. Thống kê NHNN VN cho thấy khối lượng những giao dịch thanh toán bằng tiền mặt tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng những phương tiện thanh toán, mặc dù xu hướng đã giảm dần. Trong khi đó, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là ủy nhiệm chi-chuyển tiền (lệnh chi) và thẻ ngân hàng đang có xu hướng tăng mạnh. Để thúc đẩy hoạt động thanh toán tại Việt Nam, Hệ thống thanh toán điện tử liên NH sẽ được nâng cấp toàn diện. Trung tâm thanh toán Quốc gia (NPSC) và NCSC Backup sẽ được tăng cường trang bị kỹ thuật. 6 trung tâm cấp tỉnh (PPC) sẽ được nâng lên thành trung tâm khu vực (RPC). Toàn bộ hệ thống viễn thông và bảo mật được nâng cấp để có thể hoạt động thông suốt, liên tục, đảm bảo xử lý trên 2 triệu giao dịch mỗi ngày. NHNN sẽ phối hợp với UBCK Quốc gia để xây dựng và triển khai Đề án chi tiết quyết toán tiền giao dịch chứng khoán tại NHNN. Từ đó kết nối hệ thống quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đối tượng cung ứng dịch vụ thanh toán cũng được mở rộng. Các tổ chức không phải NH cũng có thể cung cấp một số dịch vụ thanh toán, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán điện tử, theo những điều kiện nhất định. Song song với chương trình thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, nhiều tập đoàn công nghệ nước ngoài trình diễn những công nghệ mới nhất tại Banking Vietnam 2008. Đáng chú ý là giải pháp mới nhất của core banking như AMBIT của Sungard, mới được ứng dụng lần đầu tại HDBank, thiết bị ATM thế hệ mới có khả năng thu đổi ngoại tệ, giải pháp mã hóa bảo mật Hybrid Quantum Encryption, máy đếm tiền nhiều mệnh giá lẫn lộn,... 5. Bảo mật, an toàn Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT ở VN: Cần lấp những kẽ hở (HNMO) Cùng với sự bùng nổ về phát triển thương mại điện tử (TMĐT), ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều hiện tượng vi phạm về dữ liệu cá nhân. Do đó, vấn đề an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử đang xếp thứ 3 trong 7 trở ngại lớn nhất cho phát triển TMĐT tại Việt Nam. Thương mại điện tử (TMĐT) hiện nay đang đối mặt với tình trạng mất an toàn thông tin với các cuộc tấn công của tin tặc (hacker) vào các website. Thông tin này được đưa ra từ hội thảo về an toàn thông tin trong TMĐTdo Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (Vinasa) và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam - chi nhánh phía Nam tổ chức tại TPHCM hôm 25-8. Vi phạm diễn ra nhiều Ông Dương Hoàng Minh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương cho biết: vừa qua trên mạng Internet đã có hiện tượng rao bán công khai hơn 7 triệu địa chỉ email công ty, doanh nghiệp, cá nhân kèm theo phần mềm gửi email chuyên nghiệp với giá rất bèo chỉ có 350.000 đồng. Bên cạnh đó là các hoạt động ăn cắp, lừa đảo lấy thông tin tài khoản cá nhân của khách hàng diễn ra khá phổ biến. Một giám đốc công ty tư nhân ở TP Hồ Chí Minh đã cấu kết với tổ chức nước ngoài bẻ mã khoá tài khoản để mua vé máy bay Pacific Airlines, sau đó bán lại vé với iá rẻ để thu tiền thật. Hơn nữa các hoạt động vi phạm về dữ liệu cá nhân còn được đông đảo công chúng biết đến thông qua việc phát tán thông tin và hình ảnh riêng tư (như vụ lộ video clip sex của Yến Vy, Hoàng Thuỳ Linh); hay việc thỉnh thoảng lại xuất hiện các vụ lừa đảo rút tiền qua thẻ ATM Có thể thấy việc vi phạm dữ liệu cá nhân xảy ra không ít ở Việt Nam. Nước ta hiện nay không có luật riêng để điều chỉnh những vi phạm trên mà nằm rải rác ở Luật Dân sự 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật CNTT 2006 Triển khai TMĐT, doanh nghiệp mới bước đầu quan tâm đến bảo vệ dữ liệu cá nhân Theo khảo sát của Cục TMĐT và CNTT với 132 doanh nghiệp/tổ chức (trong các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hoá, dịch vụ phần mềm, đào tạo, bất động sản, xây dựng, hiệp hội vào cuối năm 2008) đã có 84% doanh nghiệp thông báo trước về mục đích sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng; hầu hết cho biết không tiết lộ thông tin của khách hàng cho bên thứ ba. Tuy nhiên, mới có 18% doanh nghiệp có xây dựng quy chế về thu thập và bảo vệ thông tin cá nhân cho khách hàng; 40% cho biết sẽ xây dựng quy chế này trong tương lai. Riêng về biện pháp bảo vệ có khoảng 67% doanh nghiệp có triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Còn về cơ chế giải quyết tranh chấp về việc sử dụng thông tin cá nhân, hiện chưa được các doanh nghiệp quan tâm thích đáp (mới có một tỷ lệ nhỏ ngân hàng và doanh nghiệp phần mềm, đào tạo có xây dựng có cơ chế bảo vệ). Cần có hàng rào luật định Với thực trạng trên, ông Minh khuyến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong TMĐT, tham khảo các mô hình nước ngoài, đặc biệt là trong các nền kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APEC); Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng để bảo vệ dữ liệu cá nhân; Tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan thực thi pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Về phía các doanh nghiệp, ông Minh đề xuất, ngoài việc tuân thủ luật pháp cần tích cực tham gia các chương trình chứng thực như chương trình cấp chứng nhận Website TMĐT uy tín TrustVn Người tiêu dùng cần nâng cao ý thức vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân; chỉ cung cấp thông tin cho những tổ chức có quy chế bảo vệ dữ liệu cá nhân rõ ràng, minh bạch Ông Peter Cullen, Chiến lược gia trưởng về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Tập đoàn Microsoft cũng khuyến nghị: Việt Nam cần quan tâm tới luật pháp về an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân để bảo vệ công dân trước việc sử dụng thông tin cá nhân với mục đích gây hại; Xây dựng một hành lang pháp lý nhằm tạo dựng niềm tin và thúc đẩy TMĐT phát triển; Khuyến khích sự đổi mới và phát triển kinh tế thông qua sự phát triển của một nền kinh tế dựa trên thông tin An ninh an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân là hai vấn đề khác nhau về mặt chức năng nhưng phải được vận hành cùng một lúc. Như vậy, các cơ quan khác nhau phải phối hợp để triển khai luật có hiệu quả. Soạn thảo một đạo luật tốt là rất khó, những Những nguyên tắc về bảo vệ dữ liệu cá nhân của APEC là một điểm khởi đầu tốt ông Peter Cullen gợi ý.  Những thông tin trên được đưa ra trong Hội thảo Xây dựng năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử diễn ra tại Hà Nội vào hai ngày (22- 23/7). Hội thảo do Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm thông tin lãnh đạo (CIPL) tại Hoa Kỳ tổ chức. Hội nghị nằm trong khuôn khổ hợp tác của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), nhằm triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử của APEC. Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tham dự hội thảo. Hội thảo là cơ hội giúp các các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực, triển khai tốt Chương trình Bảo vệ dữ liệu cá nhân của APEC trong nội bộ nền kinh tế, qua đó dần bắt kịp với trình độ phát triển của các nền kinh tế trong khu vực. 6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ Xét các yêu cầu trên thì đến tháng 11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việt Nam đã đạt được yêu cầu thứ nhất về khung pháp luật được coi là đầy đủ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tất cả các đối tượng mà trên thế giới bảo hộ thì Việt Nam đều đã bảo hộ trong đó tập trung vào 3 nhóm chính thuộc 3 ngành khác nhau là: bản quyền, sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Tuy nhiên, ở nghĩa vụ thứ 2 thì Việt Nam chưa thực thi quyền đầy đủ và có hiệu quả. Điều này liên quan đến những chủ sở hữu trí tuệ cũng như những đối tượng vi phạm. Bởi tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Trong những năm qua, Việt Nam liên tục được đánh giá và xếp vào top các nước vi phạm bản quyền lớn nhất thế giới. Ông nhìn nhận và đánh giá vấn đề này thế nào? Trong lĩnh vực bản quyền liên quan đến cả tác phẩm văn học nghệ thuật, tình trạng băng đĩa lậu tràn lan trên thị trường khó kiểm soát nổi; nạn chiếm đoạt bản quyền, sách tiểu thuyết diễn ra phổ biến. Đặc biệt, nạn vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam quá cao. Thống kê của Hiệp hội phần mềm quốc tế, trong năm 2004 Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm với con số chiếm 92%, ngang bằng Trung Quốc. Như vậy, trong số 100 cái máy tính ở Việt Nam thì chỉ có 8 cái mua bản quyền, còn 92 cái là vi phạm. Sang năm 2005, Việt Nam đã có tiến bộ và mua bản quyền nhiều hơn nhưng mức độ vi phạm vẫn chiếm đến 90% và vẫn là nước vi phạm cao nhất thế giới (trong khi Trung Quốc còn 86%). Quốc tế có quy kết Việt Nam vi phạm lớn nhưng chưa đến mức quá nóng và quá phải để ý như một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu, khảo sát, Việt Nam vẫn đánh giá nó nghiêm trọng, phức tạp và chưa ngăn chặn được. Thực chất con số vi phạm 90-92% là cao nhưng mức độ vi phạm ở Việt Nam chỉ được tính bằng việc đã gây thiệt hại cho các hãng phần mềm thế giới khoảng 54 triệu USD mỗi năm. Trong khi đó, ở Trung Quốc, cũng có tỷ lệ vi phạm ngang bằng và thấp hơn Việt Nam thì giá trị thiệt hại tuyệt đối lên đến 2,5 tỷ USD mỗi năm. Để hạn chế vấn đề này trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ vi phạm. Mỗi năm, các lực lượng quản lý thị trường, công an kinh tế và thanh tra khoa học công nghệ đã phát hiện và xử phạt khoảng 3000 vụ vi phạm hành chính liên quan đến hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mỗi năm có hàng trăm vụ sản xuất, buôn bán hàng giả bị xét tại toà hình sự và có khoảng 10 vụ được xử tại toà dân sự. Con số 10 vụ được xử tại toà dân sự có quá thấp và quá chênh lệch so với số vụ vi phạm sở hữu trí tuệ? Vì sao có tình trạng này, thưa ông? Từ trước tới nay, vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chủ yếu được xử lý hành chính. Đáng ra theo luật, vấn đề này cần phải kiện ra toà nhiều thì mỗi năm cũng chỉ có không quá 10 trường hợp được xử tại toà dân sự. Tỷ lệ này là quá ít, không cân đối, chưa đáp ứng với thông lệ quốc tế. Việt Nam mong vào toà án vì chỉ có toà án mới xử phạt nặng và đúng bản chất. Tuy nhiên, do toà án bị bão hoà bởi những vụ việc khác nên các vụ vi phạm sở hữu trí tuệ ít được quan tâm. Nhưng nếu có quan tâm thì cũng rất ít thẩm phán biết chuyên sâu về sở hữu trí tuệ. Ngay cả khi Việt Nam cử thẩm phán đi đào tạo ở trong và ngoài nước về sở hữu trí tuệ thì cũng rất ít người có đủ tiêu chuẩn. Chừng nào toà án chưa đủ mạnh thì sẽ là một khó khăn rất lớn cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Để thúc đẩy thực thi quyền sở hữu trí tuệ và khắc phục những bất cập này, Việt Nam đã có những biện pháp gì? Do số vụ xử lý bằng biện pháp hành chính là chủ yếu, các vụ kiện xử lý tại toà dân sự thì quá ít nên tính răn đe kém và khả năng bồi hoàn thiệt hại là rất thấp. Nếu theo quy định xử phạt hành chính thì khung mức độ xử phạt có thể đến 100 triệu đồng nhưng chưa có vụ vi phạm nào ở Việt Nam phạt đến ngưỡng này mà mới chỉ dừng ở mức 30-40 triệu đồng. Chính điều này là một trong những lý do để tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn còn cao với mức độ nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các quy định mới đã đề cao trách nhiệm chủ thể quyền yêu cầu bên vi phạm chấm dứt và khuyến khích đưa ra xét xử tại tòa dân sự. Các chu trình đưa đến xử lý tại toà dân sự cũng rõ ràng hơn, chi ly cụ thể từng thiệt hại và có quy chuẩn. Mức phạt vi phạm sở hữu công nghiệp cũng đã thay đổi nặng hơn và có thể gấp đến 5 lần tổng giá trị hàng hoá vi phạm. Toà án cũng có thể đưa ra các biện pháp tạm thời thu giữ các đối tượng vi phạm. Đặc biệt trong Luật sở hữu trí tuệ và các Nghị định 105,106 mới đã có hẳn một Ban chỉ đạo về sở hữu trí tuệ tầm quốc gia, liên bộ thay vì trước đây chỉ có Ban 127 để chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Bộ Khoa học Công nghệ sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa Thông tin cũng như Bộ Thương mại và các cơ quan khác để có điều phối, thống nhất chung trong quản lý và thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ. 7. Bảo vệ người tiêu dùng Người tiêu dùng chưa có lòng tin Anh Trần Đình Luân (Thanh Xuân-Hà Nội) kể lại: Tôi xem giới thiệu và biểu giá trên mạng rồi đặt hàng mua một cuốn sách. Sau khi đặt hàng qua mạng thì có người mang sách đến và thanh toán bằng tiền mặt. Rất đúng hẹn. Những hỡi ôi, khi cầm cuốn sách trên tay thì tôi không muốn đọc nữa, vì giấy in thì tồi, chất lượng in thì kém, nhoè nhoẹt. Đây là lần đầu tiên tôi đặt mua sách qua mạng và có lẽ cũng là lần cuối cùng tôi sử dụng phương thức này. Anh Luân cũng cho biết: “Tôi không sử dụng phương thức thanh toán qua mạng, vì sợ rằng sẽ bị hacker xâm phạm tài khoản của mình hoặc sợ rằng đó là mạng ảo, không có sách thật. An ninh mạng ở Việt Nam còn nhiều điều phải bàn, chưa tạo cho tôi sự yên tâm khi sử dụng”. Tâm lý này của một số người tiêu dùng Việt Nam cũng là vấn đề đặt ra đối với các nhà phát triển thương mại điện tử ở nhiều nước tiên tiến khác. Bà Robin Layton - Cục trưởng Cục công nghệ và thương mại điện tử (Bộ Thương mại Hoa Kỳ) cho rằng, điều quan trọng trong thương mại điện tử là xây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng. Bà Robin Layton nói: “Người tiêu dùng luôn nhắc đi nhắc lại lý do họ không sử dụng thương mại điện tử là vì họ sợ thông tin của mình sẽ bị sử dụng sai mục đích. Việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và giúp họ có lòng tin sẽ thúc đẩy mạnh sự phát triển của các dịch vụ xuyên biên giới, các hệ thống liên lạc trực tuyến, sự cách tân và cả nền kinh tế toàn cầu”. Thậm chí, ông Nguyễn Thanh Hưng-Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) còn đề cập đến một khía cạnh khác là nhà cung cấp sử dụng các thông tin liên quan của người tiêu dùng vào những mục đích thương mại gây phiền hà, thậm chí thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người tiêu dùng. Ông Hưng đưa ra dẫn chứng: Tôi đã nhận được những email mời mua 100 ngàn địa chỉ email với giá chỉ 100 ngàn đồng. Nếu là kẻ xấu, khi nhận được bức thư này chúng sẽ mua lại và phát tán nội dung xấu cho 100 ngàn người khác hoặc làm phiền tới từng ấy người đang sử dụng Internet. Thử hỏi, những người rao bán các địa chỉ email này lấy đâu ra “nguồn hàng” phong phú như vậy? Luật pháp lại chưa nghiêm Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, hành lang pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện. Việc triển khai hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử diễn ra chậm, làm ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thương mại điện tử. An ninh mạng, tội phạm liên quan đến thương mại điện tử như hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thương mại điện tử lành mạnh. Thực tế, hiện nay Luật pháp của Việt Nam chưa có chế tài nào để xử lý triệt để tình trạng thư rác, hay những kiểu phát tán thông tin trên mạng như đã dẫn ở phần trên trong khi họ mỗi ngày phải nhận không dưới 10 thư rác. Còn đại diện Hãng hàng không Pacific Airlines thì nhận xét: Rất ít website của Việt Nam chú trọng đến việc đưa ra các chính sách, điều lệ về thu nhập và sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng như thế nào; Ít sử dụng các phương thức bảo đảm và bảo mật thông tin cho khách hàng khi truy cập vào website. Ngoài ra, còn nhiều trở ngại khác đối với sự phát triển thương mại điện tử của Việt Nam như dịch vụ logistics chưa phát triển, chưa có những qui định cụ thể về chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI/ebXML), dịch vụ chứng thực chữ ký số hầu như chưa xuất hiện, hợp tác quốc tế về thương mại điện tử chưa toàn diện, đặc biệt là trong việc tham gia các hiệp ước quốc tế liên quan tới thương mại điện tử. Thực trạng vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân Thời gian gần đây, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN) trở thành mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng. Năm 2005, Việt Nam đưa Luật Giao dịch điện tử vào sử dụng, cũng từ đó, ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Đặc biệt từ cuối năm 2007, nhiều doanh nghiệp đã triển khai và áp dụng chu trình TMĐT hoàn chỉnh. Các công đoạn của giao dịch từ quảng cáo, chào hàng, giao kết hợp đồng thanh toán, giao hàng, chăm sóc khách hàng… đều có thể thực hiện qua môi trường điện tử. Việc thu thập thông tin khách hàng trên môi trường mạng đã trở thành tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc thù của giao dịch TMĐT là được thực hiện hoàn toàn trên mạng, các đối tác thực hiện giao dịch mua bán, thanh toán, nhận hàng… mà không cần phải gặp trực tiếp nên nhu cầu về thông tin cá nhân ngày càng lớn, bao gồm cả thông tin riêng tư, nhạy cảm nhất. Năm 2008, theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử, trong các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hóa, dịch vụ phần mềm, đào tạo, bất động sản, xây dựng, hiệp hội... về bảo vệ DLCN cho khách hàng, trong đó, đã có 84% doanh nghiệp thông báo trước về mục đích sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng; hầu hết cho biết không tiết lộ thông tin của khách hàng cho bên thứ ba. Tuy nhiên, mới có 18% xây dựng qui chế bảo vệ DLCN cho khách hàng, 40% cho biết sẽ xây dựng quy chế này trong tương lai. Riêng về biện pháp bảo vệ có khoảng 67% doanh nghiệp có triển khai cả hai nhóm giải pháp công nghệ và quản lý để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng. Có thể nói, các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến bảo vệ DLCN trong TMĐT. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng khi mà các doanh nghiệp Việt Nam ý thức được việc bảo vệ khách hàng trong quá trình giao dịch. Cần hoàn thiện khung pháp lý Khái niệm bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư về thông tin cá nhân trên môi trường điện tử vẫn còn là vấn đề khá mới mẻ đối với Việt Nam. Hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu những qui định chế tài cụ thể về bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng. Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệp cũng như người dân vẫn còn bỡ ngỡ với khái niệm này. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và TMĐT, đặc biệt là sự xâm nhập sâu rộng của Internet vào mọi mặt đời sống xã hội, những tác động tiêu cực của việc sử dụng thông tin cá nhân bất hợp pháp cũng gia tăng, biểu hiện rõ nhất là việc thu thập, sử dụng bất hợp pháp địa chỉ thư điện tử làm quảng cáo hoặc các hành vi đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân để trục lợi, phát tán thông tin và hình ảnh riêng tư, lừa đảo qua thẻ ATM… Về vấn đề này, ông Dương Hoàng Minh cho rằng, pháp luật Việt Nam cần sửa đổi để phù hợp với nguyên tắc bảo vệ DLCN phù hợp với APEC. Đồng thời, bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng một cách hữu hiệu, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy việc vi phạm DLCN xảy ra không ít ở Việt Nam. Việc xử lý các hành vi này còn nhiều bất cập là hiện nay nước ta không có luật riêng để xử lý những vi phạm trên mà nằm rải rác ở Bộ Luật Dân sự 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thông tin 2006… Mới đây nhất là Luật sửa đổi bổ sung một số điều ở Bộ Luật Hình sự, bổ sung một số điểm liên quan đến sử dụng, phát tán trao đổi thông tin… Với thực trạng trên, ông Minh khuyến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ DLCN trong TMĐT, tham khảo các mô hình nước ngoài, đặc biệt là trong các nền kinh tế APEC; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng để bảo vệ DLCN; Tăng cường năng lực cho các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan thực thi pháp luật về bảo vệ DLCN. Đối với các doanh nghiệp, ngoài việc cần xây dựng qui chế nội bộ về bảo vệ DLCN, các doanh nghiệp tích cực tuân thủ luật pháp. Đặc biệt, tích cực tham gia các chương trình chứng thực như chương trình cấp chứng nhận Website TMĐT uy tín TrustVn… Về phía người tiêu dùng, cần nâng cao ý thức vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân; chỉ cung cấp thông tin cho những tổ chức có quy chế bảo vệ DLCN rõ ràng, minh bạch… Ông Peter Cullen, Chiến lược gia trưởng về bảo vệ DLCN, Tập đoàn Microsoft cũng khuyến nghị: Việt Nam cần quan tâm tới luật pháp về an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân để bảo vệ công dân trước việc sử dụng thông tin cá nhân với mục đích gây hại; Xây dựng một hành lang pháp lý nhằm tạo dựng niềm tin và thúc đẩy TMĐT phát triển... Trưởng nhóm Bảo vệ DLCN của APEC, ông Colin Minihan gửi thông điệp đến các doanh nghiệp Việt Nam: Bảo vệ DLCN trong bối cảnh TMĐT tại khu vực APEC phát triển nhanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng. Ông cũng cho rằng: Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng chung tay xây dựng một phương pháp bảo vệ DLCN của APEC hiệu quả. III. Cải thiện cơ sở hạ tầng & nâng cao khả năng ứng dụng TMĐT vào HĐKD của DN tại VN Trong bối cảnh thị trường thu hẹp do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các website thương mại có phải là sự lựa chọn phù hợp đối với truyền thông của các DN? - Chắc chắn là vậy. Năm 2009, TMĐT VN sẽ có cơ hội để cất cánh và đột phá về tốc độ tăng trưởng. Hiện DN bỏ chi phí quảng cáo trên truyền hình hay báo chí rất đắt, nhưng nếu có website riêng để quảng bá cho dịch vụ, sản phẩm của mình, chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều. Trong bối cảnh thị trường tụt giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các DN cần triệt để cắt giảm chi phí sản xuất. Chi phí cho một website DN hoạt động tại VN từ 5 triệu - 20 triệu đồng/tháng, trong khi 30 giây quảng cáo trên truyền hình có thể tới vài chục triệu đồng. Đặt logo và banner trên một website thương mại thuần túy chỉ mất vài triệu đồng/tháng, nhưng hiệu quả quảng bá không hề thấp. Thống kê từ các nước phát triển cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu quảng cáo TMĐT tăng rất nhanh so với các hình thức khác. Bên cạnh đó, VN đã gần như hoàn chỉnh hệ thống pháp lý và cơ quan quản lý Nhà nước về TMĐT. VN chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cũng là tiền đề để TMĐT phát triển. Website 25h.vn được xem là website thương mại đi đúng hướng Hiện đa số DN VN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ, chưa đánh giá hết vai trò và tính hiệu quả khi xây dựng các website DN. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng èo uột về số lượng và chất lượng của website thương mại. Trước hết, DN thiếu cơ sở hạ tầng, con người để đầu tư TMĐT. Thứ hai, chưa đánh giá hết tính hiệu quả của TMĐT trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, DN cũng khó nhìn nhận, hay nói một cách chính xác là sự hiệu quả từ TMĐT chưa thể hiện rõ rệt để các DN nhận biết. Để một website DN đến được với người tiêu dùng (NTD) và có được niềm tin của họ thì bản thân nó cũng phải được quảng bá. Đây cũng là bài toán mà DN cần nghiên cứu một cách nghiêm túc. Ngoài ra, còn một rào cản quan trọng đối với TMĐT là thói quen thanh toán bằng tiền mặt của NTD và hệ thống thanh toán giao dịch TMĐT chưa thực sự thuận tiện.  Do vậy, để phần đông DN tự xoay xở làm website thì sẽ rất khó khăn và khó thực hiện trên diện rộng. Hiện Hiệp hội TMĐT VN đã cố gắng vận động các nguồn tài trợ để hỗ trợ kinh phí đào tạo đội ngũ nhân lực xây dựng và quản lý website cho các DN. C. Phần: Kết luận Xu hướng thương mại điện tử toàn cầu Internet phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu. Các nước trên thế giới đã và đang sẵn sàng nhập cuộc. Dự báo trong thời gian tới, thương mại điện tử sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Doanh thu từ bán hàng qua mạng sẽ chiếm một phần lớn. Bán hàng qua mạng Internet không mất nhiều thời gian đã trở nên phổ biến giữa khách hàng và các nhà kinh doanh trong những năm gần đây, đặc biệt là trong kỷ nguyên tới. Thực tế cho thấy năm 1999, doanh thu bán hàng từ thương mại điện tử đã chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu tại hầu hết các công ty trên thế giới. Qua đợt khảo sát gần đây, các giao dịch thương mại điện tử chiếm 9% doanh thu hằng năm tại 300 công ty. Con số này được thay đổi từ 6% tại các công ty có qui mô vừa và nhỏ tới 13% tại các công ty lớn. Cũng trong năm 1999, số người Mỹ đã tiến hành các thủ tục giao dịch, mua hàng trên mạng là 39 triệu ngời (tăng gấp đôi so với năm 1998), 34% số hộ gia đình người Mỹ đã nối mạng Internet và 17% trong số đó đã tiến hành mua hàng qua mạng. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, doanh thu từ bán hàng qua mạng Internet sẽ tiếp tục tăng trong năm tới và sẽ giữ mức ổn định trong vài năm tiếp theo. Thách thức từ thương mại điện tử Mặc dù bán hàng qua mạng Internet đang phát triển một cách nhanh chóng nhưng cũng phải cần nhiều thời gian để có thể đạt được doanh thu cao của hầu hết các công ty. Đã có những lo ngại về sự cạnh tranh với thương mại điện tử của các đối thủ trong thế giới kinh doanh truyền thống. Tùy từng ngành công nghiệp khác nhau sẽ phải đối đầu với những thách thức khác nhau trong năm 2000 trong ngành công nghiệp máy tính, 60% chuyên gia công nghệ thông tin lo lắng về các hoạt động thương mại điện tử của các đối thủ cạnh tranh hơn các phương thức kinh doanh truyền thống xưa nay. Tuy nhiên, các ngành sản xuất và dịch vụ khác thì chỉ có khoảng 30% lo ngại về dạng kinh doanh qua thương mại điện tử của đối thủ. Thương mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh Với khu vực thị trường nội địa to lớn, nhiều công ty của Mỹ còn chậm trong việc bán hàng ra toàn thế giới. Hiện nay, chỉ có khoảng 12% lượng hàng bán ra từ các công ty lớn của Mỹ ra thị trường nước ngoài. Nhưng theo xu hướng phát triển tất yếu, con số này đang có chiều hướng gia tăng và dự báo sẽ tăng 15% trong hai năm tới. Một số nước ở Châu Á CŨNG ĐANG TÍCH CỰC trong cuộc chạy đua với các quốc gia phát triển. Trong vòng 5 năm tới, số luợng người châu Á truy cập vào mạng Internet sẽ vượt quá tổng số người truy cập ở châu Âu và Bắc Mỹ gộp lại. Dự kiến doanh thu mua bán hàng trên mạng Internet tại châu Á sẽ tăng lên rất nhiều, chiếm 1/4 thu nhập thơng mại Internet trên toàn cầu (khoảng 1.400 tỉ USD vào năm 2003). Các công ty lớn với nguồn hàng ổn định luôn mong muốn mở rộng thị trường, rất tích cực trong việc triển khai thương mại điện tử, tăng cường việc bán hàng ra toàn cầu, đồng thời triển khai việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nguồn bên ngoài. D. Tài liệu tham khảo I Sách: 1 Giáo trình: Thương mại điện tử 2 Giáo trình khác: … II Báo: … III. Internet: 1 www.google.com.vn 2 www.wikipedia.org 3 www.tailieu.vn 4 và nhiều website khác… IV Tài liệu khác: …

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDoanh nghiệp.doc