Các chỉ tiêu về chương trình nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam được phát triển đều khắp trên cả nước, mỗi tỉnh, thành phố đều có Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số lượng cán bộ thuộc các Trung tâm khuyến nông cấp tỉnh vào thời điểm cuối năm 2005 đạt bình quân 22,4 người/trung tâm, với 67,4% cán bộ có trình độ đại học, 50 thạc sĩ, 3 tiến sĩ, số còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp và thấp hơn. Số lượng cán bộ nữ chiếm 34,1%, cán bộ dân tộc ít người chiếm 5,4%. Năm 2005, số lượng cán bộ ở các Trạm khuyến nông cấp huyện có hơn 2.800 người làm việc tại 520 trạm, bình quân mỗi trạm có 5,4 cán bộ khuyến nông. Số huyện có trạm khuyến nông chiếm 81% tổng số huyện trong cả nước. Nhiều tỉnh có 100% số huyện có trạm khuyến nông, tuy nhiên vẫn còn một số tỉnh chưa có trạm khuyến nông, như: Cao Bằng, Ninh Bình, Đà Nẵng hoặc chỉ có từ 1-3 trạm khuyến nông như: Hà Nam, Cà Mau, Bạc Liêu. Trình độ đào tạo của cán bộ khuyến nông cấp huyện bao gồm 64,8% đại học, 3,6% cao đẳng, 24,2% trung cấp và 6,7% sơ cấp.

pdf19 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các chỉ tiêu về chương trình nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm 140 Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam được phát triển đều khắp trên cả nước, mỗi tỉnh, thành phố đều có Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số lượng cán bộ thuộc các Trung tâm khuyến nông cấp tỉnh vào thời điểm cuối năm 2005 đạt bình quân 22,4 người/trung tâm, với 67,4% cán bộ có trình độ đại học, 50 thạc sĩ, 3 tiến sĩ, số còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp và thấp hơn. Số lượng cán bộ nữ chiếm 34,1%, cán bộ dân tộc ít người chiếm 5,4%. Bảng 54: Số lượng cán bộ khuyến nông làm việc tại cấp tỉnh, năm 2005 Đơn vị: người Trình độ đào tạo Cả nước, miền, vùng Tổng số Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác Phụ nữ Dân tộc Cả nước 1.431 3 50 965 18 196 199 488 77 Miền Bắc 690 1 19 476 12 89 93 244 62 Trung du miền núi 270 1 6 207 6 31 19 106 59 Đồng bằng sông Hồng 241 - 8 155 5 23 50 76 1 Bắc Trung Bộ 179 - 5 114 1 35 24 62 2 Miền Nam 741 2 31 489 6 107 106 244 15 Duyên hải Nam Trung Bộ 153 - 4 112 - 15 22 49 1 Tây Nguyên 96 - 1 73 4 11 7 27 4 Đông Nam Bộ 152 - 8 117 1 18 8 61 1 Đồng bằng sông Cửu Long 340 2 18 187 1 63 69 107 9 Nguồn: Trung tâm Khuyến nông quốc gia - Bộ NN&PTNT, 2006 Năm 2005, số lượng cán bộ ở các Trạm khuyến nông cấp huyện có hơn 2.800 người làm việc tại 520 trạm, bình quân mỗi trạm có 5,4 cán bộ khuyến nông. Số huyện có trạm khuyến nông chiếm 81% tổng số huyện trong cả nước. Nhiều tỉnh có 100% số huyện có trạm khuyến nông, tuy nhiên vẫn còn một số tỉnh chưa có trạm khuyến nông, như: Cao Bằng, Ninh Bình, Đà Nẵng hoặc chỉ có từ 1-3 trạm khuyến nông như: Hà Nam, Cà Mau, Bạc Liêu. Trình độ đào tạo của cán bộ khuyến nông cấp huyện bao gồm 64,8% đại học, 3,6% cao đẳng, 24,2% trung cấp và 6,7% sơ cấp. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 10. Các chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm 141 Số cán bộ khuyến lâm hiện tại là rất ít. Ở Trung Tâm Khuyến nông quốc gia có Phòng khuyến lâm với 4 cán bộ. Tại các Trung Tâm khuyến nông tỉnh có nhiều rừng cũng chỉ có 1-2 cán bộ khuyến lâm và nhiều tỉnh không có cán bộ khuyến lâm. Ở cấp huyện, nhiều trạm khuyến nông không có cán bộ khuyến lâm và ở các xã hoàn toàn không có cán bộ khuyến lâm. Đây là một vấn đề cần có sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT và chính quyền các cấp, nếu muốn thực hiện mục tiêu có được 2,65 triệu ha rừng trồng vào năm 2010 và 4 triệu ha vào năm 2020 (2005 là 1,38 triệu ha) và cơ bản đáp ứng nhu cầu gỗ lớn và gỗ nhỏ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước vào năm 2020. Bảng 55: Số lượng cán bộ khuyến nông làm việc tại cấp huyện, năm 2005 Đơn vị: người Trình độ đào tạo Cả nước, miền, vùng Tổng số Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác Phụ nữ Dân tộc Cả nước 2.802 1 18 1.816 100 679 188 783 520 Miền Bắc 1.653 1 7 1.095 94 324 132 549 436 Trung du miền núi 917 1 3 528 77 229 79 368 419 Đồng bằng sông Hồng 318 - 3 256 11 16 32 100 1 Bắc Trung Bộ 418 - 1 311 6 79 21 81 16 Miền Nam 1.149 - 11 721 6 355 56 234 84 Duyên hải Nam Trung Bộ 267 - 2 177 2 81 5 45 7 Tây Nguyên 292 - - 173 3 108 8 58 67 Đông Nam Bộ 196 - 3 137 - 52 4 47 4 Đồng bằng sông Cửu Long 394 - 6 234 1 114 39 84 6 Nguồn: Trung tâm Khuyến nông quốc gia - MARD Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 11 Chương Các chỉ tiêu về Chương trình Đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Lâm nghiệp Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho Báo cáo các hoạt động lâm nghiệp theo định hướng thị trường và hội nhập quốc tế, có sự tham gia rộng rãi của khu vực hộ gia đình, cộng đồng và tư nhân; kiện toàn hệ thống tổ chức đồng thời đổi mới công tác lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp. 142 Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 143 Số lao động trong các cơ sở hành chính, sự nghiệp Lâm nghiệp Chỉ tiêu 3.5.1 Chỉ số số lao động làm việc trong các cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp lâm nghiệp trong cơ sở dữ liệu FOMIS là số liệu thống kê toàn bộ số lao động đang tham gia hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của ngành lâm nghiệp tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, nhiều số liệu chưa được thống kê đầy đủ, trong đó đang chú ý là số liệu về số lượng lao động hoạt động trong các cơ sở kinh tế và sự nghiệp (các viện nghiên cứu, trường, hệ thống khuyến lâm,…) của ngành. Bảng 56: Số lao động thuộc ngành kiểm lâm làm việc tại địa phương và các đơn vị trực thuộc Bộ, 2005 Đơn vị: Người Trong đó: Biên chế Chia ra: Trong tổng số: Chia theo trình độ đào tạo Vùng, miền Tổng số lao động Tổng số Nam Nữ Trên Đại học Đại học Trung cấp Số kiểm lâm địa bàn Cả nước 9.498 8.199 7.431 768 57 3.217 4.519 3.699 Miền Bắc 5.392 4.746 4.229 517 10 1.942 2.587 2.419 Đồng bằng sông Hồng 467 378 341 37 2 224 142 139 Đông Bắc 2.406 2.199 1.947 252 4 800 1.273 1.198 Tây Bắc 768 700 599 101 1 234 460 437 Bắc Trung Bộ 1.751 1.469 1.342 127 3 684 712 645 Miền Nam 4.106 3.453 3.202 251 47 1.275 1.932 1.280 Duyên Hải Trung Bộ 995 783 730 53 44 363 404 375 Tây Nguyên 1.515 1.257 1.151 106 2 554 708 523 Đông Nam Bộ 1.045 917 860 57 0 254 593 275 Đồng bằng sông Cửu Long 551 496 461 35 1 104 227 107 Các đơn vị trực thuộc Bộ 697 605 560 45 14 211 255 247 Nguồn: Cục Kiểm Lâm và Cục Lâm nghiệp Dựa trên số liệu thống kê hiện có, cơ sở dữ liệu FOMIS mới chỉ thu thập được số liệu số cán bộ kiểm lâm đang làm việc tại các cơ quan Kiểm lâm địa phương và các đơn vị trực thuộc Trung ương do Cục Kiểm lâm cung cấp và số liệu lao động đang làm việc tại các Chi cục Lâm nghiệp tỉnh hoặc phòng Lâm nghiệp thuộc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Cục Lâm nghiệp cung cấp. Tính đến năm 2005, số cán bộ kiểm lâm có gần 9500 người, trong đó trong biên chế 8.200 người, số còn lại là lao động hợp đồng; trong số lao động biên chế có 7.431 lao động là Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành 144 nam giới, chiếm trên 90%. Nhìn chung lực lượng cán bộ kiểm lâm giữa các vùng được phân bố tỷ lệ thuận với diện tích rừng hiện có. Về trình độ đào tạo có đến 50% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, và 50% còn lại có trình độ trung hoặc sơ cấp. Đáng chú ý là cán bộ kiểm lâm địa bàn xã chiếm gần 40% lực lượng cán bộ kiểm lâm của cả nước; Một số vùng có tỷ lệ cán bộ kiểm lâm địa bàn cao như: Tây Bắc 56,9%, Đông Bắc 49,8%, Bắc Trung bộ 36,8%. Bảng 57: Số lao động làm việc tại các chi cục lâm nghiệp hoặc các phòng lâm nghiệp địa phương, 2005 Đơn vị: người Vùng, miền Tổng số Tiến sĩ, Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung học Công nhân Cả nước 559 17 426 7 49 50 Miền Bắc 328 10 237 6 31 34 Đồng bằng sông Hồng 30 0 24 0 4 2 Đông Bắc 152 2 100 3 22 15 Tây Bắc 58 1 47 2 1 7 Bắc Trung Bộ 88 7 66 1 4 10 Miền Nam 231 7 189 1 18 16 Duyên Hải Trung Bộ 48 0 41 0 4 3 Tây Nguyên 75 2 65 1 1 6 Đông Nam Bộ 77 4 56 0 11 6 Đồng bằng sông Cửu Long 31 1 27 0 2 1 Nguồn: Cục Lâm nghiệp Theo số liệu thống kê của Cục Lâm nghiệp, đến năm 2005, số cán bộ thuộc các Chi cục Lâm nghiệp hoặc phòng Lâm nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nơi chưa thành lập chi cục) có 559 người, trong đó các tỉnh phía Bắc có 328 người, các tỉnh phía Nam có 231 người. Như vậy hiện đang có sự mất cân đối nghiêm trọng giũa số lượng cán bộ Kiểm Lâm (gần 10.000 người) và số cán bộ lâm nghiệp (gần 600 người) trên địa bàn tỉnh, huyên và xã và việc Nhà nước giao Hạt Kiểm Lâm huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện là một hướng đi đúng Cũng theo số liệu thống kê ở cấp chi cục và phòng thuộc các tỉnh và thành phố có rừng, trong tổng số 559 cán bộ, có 17 cán bộ có trình độ tiến sĩ hoặc thạc sĩ, 426 lao động có trình độ đại học và số còn lại có trình độ cao đẳng, trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 145 Số doanh nghiệp, số vốn, lỗ, lãi củ doanh nghiệp chế biến lâm sản Chỉ tiêu 3.5.2 Số doanh nghiệp chế biến lâm sản là chỉ tiêu thống kê số lượng các đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực chế biến lâm sản trong cả nước tại một thời điểm cụ thể cùng với một số thông tin cơ bản về qui mô lao động, vốn và kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của các doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh/thành phố. Chỉ tiêu được thu thập dựa trên kết quả báo cáo hành chính hàng năm của các cơ quan thống kê địa phương trực thuộc Tổng cục Thống kê. Bảng 58: Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp chế biến lâm sản, 2005 Số lao động Số vốn Vùng, miền Số doanh nghiệp (D. nghiệp) Đầu năm (Người) Cuối năm (Người) Đầu năm (triệu đồng) Cuối năm (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng) Cả nước 1.718 103.689 114.092 9.201.458 12.126.567 269.098 Miền Bắc 906 33.981 39.680 2.208.416 3.402.461 10.743 Đồng bằng sông Hồng 530 24.326 28.433 1.185.183 1.648.612 -10.010 Đông Bắc 165 3.694 4.403 524.349 650.921 -1.867 Tây Bắc 20 764 696 41.047 54.099 -3.277 Bắc Trung Bộ 191 5.197 6.148 457.837 1.048.829 25.897 Miền Nam 811 69.459 74.149 6.976.031 8.710.535 257.800 Duyên hải Nam Trung Bộ 135 13.860 14.860 733.035 995.358 77.807 Tây Nguyên 99 7.130 6.642 1.225.211 1.320.587 -4.517 Đông Nam Bộ 476 44.010 48.647 4.744.016 6.088.403 178.532 Đồng bằng sông Cửu Long 101 4.459 4.000 273.769 306.187 5.978 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Doanh nghiệp thuộc đối tượng thống kê là các đơn vị thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân được thành lập theo các qui định của luật pháp hiện hành. Hoạt động chế biến lâm sản được thống kê là những hoạt động của các doanh nghiệp chuyên về chế biến lâm sản hoặc ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là chế biến lâm sản. Bảng 58 cho thấy số lượng doanh nghiệp ở miền Bắc nhiều hơn ở miền Nam, nhưng quy mô bình quân trên 1 doanh nghiệp về lao động, vốn và lợi nhuận trước thuế thì các doanh nghiệp ở phía Nam vượt trội so với các doanh nghiệp phía Bắc. Cụ thể: Số lao động bình quân cả năm (số đầu năm cộng số cuối năm chia 2) của 1 doanh nghiệp miền Bắc chỉ có 40,7 lao động trong khi các doanh nghiệp miền Nam có 88,5 lao động, nhiều gấp 2,2 lần; tương tự số vốn bình quân của 1 doanh nghiệp miền Bắc chỉ có 3.096,5 triệu đồng trong khi 1 doanh Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành 146 nghiệp ở miền Nam có số vốn 9.671,1 triệu đồng, gấp hơn 3,1 lần và kết quả kinh doanh được xác định bằng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, một doanh nghiệp miền Bắc chỉ đạt lợi nhuận bình quân trước thuế là 11,9 triệu đồng, trong khi bình quân 1 doanh nghiệp ở miền Nam đạt 317,9 triệu đồng, gấp 26,8 lần. Xét theo vùng về qui mô bình quân lao động, vốn sản xuất kinh doanh và lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp chế biến lâm sản trong năm 2005,các doanh nghiệp thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ đứng đầu trong 8 vùng về qui mô lao động với 106,4 người/doanh nghiệp, đứng thứ 3 về số vốn với 6.401,5 triệu đồng/doanh nghiệp và đứng đầu về lợi nhuận trước thuế với 576,3 triệu đồng/doanh nghiệp; Các doanh nghiệp thuộc vùng Đông Nam bộ đứng vị trí thứ 2 so với các vùng về qui mô lao động, vốn và lợi nhuận trước thuế, tương ứng với 97,3 lao động/doanh nghiệp, 11.378,6 triệu đồng vốn/doanh nghiệp và 375,1 triệu đồng lợi nhuận/doanh nghiệp, còn các doanh nghiệp thuộc vùng Tây Nguyên đứng vị trí thứ 3 về qui mô lao động với bình quân 69,6 người/doanh nghiệp, thứ nhất về vốn với bình quân 12.857,6 triệu đồng/doanh nghiệp nhưng lại đứng thứ 7 về hiệu quả kinh doanh, thua lỗ bình quân 45,6 triệu đồng/doanh nghiệp. Một cơ sở chế biến gỗ ở Tây Nguyên Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 147 Số lâm trường đã được chuyển sang công ty/ doanh nghiệp lâm nghiệp (theo nghị định 200) và diện tích quản lý Chỉ tiêu 3.5.3 Thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng và triển khai đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh. Trong năm 2005, đã có 27 địa phương và 6 tổng công ty trực thuộc Bộ hoàn thành đề án gửi Bộ trong tổng số 53 tỉnh, 10 tổng công ty cần phải xây dựng đề án. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức thẩm định các đề án của 24 tỉnh và 1 tổng công ty có quản lý các lâm trường. Số lâm trường và đất đai được sắp xếp lại của 25 đơn vị đã qua thẩm định như sau: 149 lâm trường đã được chuyển đổi thành 79 công ty lâm nghiệp, 56 ban quản lý rừng phòng hộ và 9 lâm trường bị giải thể. Tổng diện tích đất thu hồi giao lại cho địa phương là 225.685 ha. Tổng diện tích đất do các công ty hiện đang quản lý là gần 1,5 triệu ha đất các loại. Lý do một số địa phương và tổng công ty chưa có đề án hoặc chậm làm đề án là: Một doanh nghiệp chế biến gỗ ở Gia Lai 1) Một số địa phương, tổng công ty có lâm trường đã chuyển đổi thành công ty trước khi có Nghị định nên cho rằng không cần triển khai; 2) Một số địa phương đã đưa phương án sắp xếp đổi mới lâm trường vào đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và đã có quyết định phê duyệt, các đơn vị này được đề nghị không thuộc diện thực hiện Nghị định; 3) Một số lâm trường đã thực hiện cổ phần hoá cho rằng họ không thuộc đối tượng thực hiện Nghị định 200. Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành 148 Chủ trương của Bộ là tất cả các lâm trường đều thuộc đối tượng sắp xếp, đổi mới theo Nghị định 200, kể cả các lâm trường đã cổ phần hóa hoặc đã thành lập công ty, các lâm trường đã được phê duyệt trong đề án đổi mới doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu FOMIS sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung thông tin quá trình chuyển đổi của các lâm trường trong các năm tới. Bảng 59: Số lâm trường đã được chuyển đổi theo nghị định 200 và diện tích đất quản lý năm Sau đổi mới STT Tên địa phương, TCT Trước đổi mới Công ty Ban quản lý Giải thể Diện tích đất giao trả địa phương (ha) Diện tích đất các đơn vị đang quản lý (ha) 1 Vĩnh Phúc 1 1 2 Nam Định 3 2 1 3 Hà Giang 4 4 4 Lào Cai 2 2 440 23,685 5 Bắc Cạn 6 4 13,482 15,115 6 Lạng Sơn 7 2 5 45,165 12,336 7 Tuyên Quang 6 5 1 3,448 28,138 8 Thái Nguyên 3 2 1 1,905 9,136 9 Bắc Giang 6 5 1 4,600 28,018 10 Lai Châu 2 1 2 186,288 11 Điện Biên 3 3 12 Sơn La 6 1 4 1 1,341 73,139 13 Thanh Hoá 12 1 11 1,451 14 Nghệ An 15 12 3 9,377 103,535 15 Hà Tĩnh 3 3 16 Quảng Bình 13 9 4 1 34,140 240,480 17 Thừa Thiên - Huế 9 4 3 22,776 108,915 18 Quảng Nam 8 3 4 1 45,123 66,307 19 Khánh Hoà 4 2 2 133,556 20 Lâm Đồng 9 8 1 209,030 21 Bình Phước 7 1 7 1 11,917 84,067 22 Bình Thuận 8 4 4 18,910 97,555 23 Long An 1 1 2,739 24 Sóc Trăng 1 1 310 6,443 25 Tổng Công ty LN VN 10 5 11,330 49,522 Tổng cộng 149 79 56 9 225,865 1,478,704 Nguồn: Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp - Bộ NN&PTNT, 2005 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 149 Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp lâm nghiệp Chỉ tiêu 3.5.4 Giá trị tài sản cố định của một doanh nghiệp lâm nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có mức giá tối thiểu theo qui định hiện hành và có thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất tại doanh nghiệp. Giá trị tài sản cố định được tính vào thời điểm đầu năm và cuối năm, chênh lệch về giá trị giữa đầu năm và cuối năm thể hiện phần giá trị tài sản cố định tăng thêm trong năm sau khi đã trừ giá trị hao mòn hoặc thanh lý các tài sản cố định đang sử dụng. Thông qua số liệu giá trị tài sản cố định có thể tính toán một số chỉ tiêu liên quan như: Hệ số trang bị tài sản cố định cho một lao động, mức sản xuất sản phẩm tính cho một đơn vị tài sản cố định hay mức tài sản cố định cần thiết để sản xuất một đơn vị giá trị tổng sản lượng,… của doanh nghiệp. Tổng giá trị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp lâm nghiệp cuối năm 2005 là 1731 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản cố định bình quân của 304 doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp của cả nước trong năm 2005 đạt 718, 5 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định bình quân 1 doanh nghiệp đạt 2,36 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp thuộc địa bàn miền Bắc đạt 1,76 tỷ đồng, các doanh nghiệp thuộc địa bàn miền Nam đạt 2,8 tỷ đồng. Giá trị tài sản cố định bình quân 1 doanh nghiệp lâm nghiệp thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức cao nhất với 6,16 tỷ đồng, tiếp theo là các doanh nghiệp thuộc địa bàn Duyên Hải Nam Trung bộ với 5,33 tỷ đồng, xếp thứ 3 là các doanh nghiệp thuộc địa bàn Bắc Trung bộ với 2,59 tỷ đồng. Đáng chú ý là các doanh nghiệp thuộc địa bàn miền núi, gồm các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên có giá trị tài sản cố định bình quân thấp nhất so với các vùng khác với các mức tương ứng là 1,2 tỷ đồng, 1,3 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng trên 1 doanh nghiệp. Bảng 60: Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp, 2005 Giá trị tài sản cố định (Triệu đồng) Miền, vùng Tổng số DN Đầu năm Cuối năm BQ cả năm BQ 1 DN Cả nước 304 718.763 718.383 718.573 2.363,7 Miền Bắc 128 217.909 233.887 225.898 1.764,8 Đồng bằng SH 6 13.317 13.360 13.339 2.223,1 Đông Bắc 60 66.596 78.304 72.450 1.207,5 Tây Bắc 16 19.139 22.298 20.719 1.294,9 Bắc Trung Bộ 46 118.857 119.925 119.391 2.595,5 Miền Nam 176 500.854 484.496 492.675 2.799,3 Duyên Hải TB 27 152.864 135.153 144.009 5.333,6 Tây Nguyên 93 139.204 150.615 144.910 1.558,2 Đông Nam Bộ 33 73.803 50.096 61.950 1.877,3 ĐB sông CL 23 134.983 148.632 141.808 6.165,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Tại thời điểm năm 2005, số lượng các doanh nghiệp sản xuất lâm nghiệp trong cả nước không nhiều, qui mô bình quân giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp còn nhỏ, giá trị tài sản cố định ở thời điểm cuối năm ở nhiều vùng thấp hơn giá trị đầu năm cho thấy mức đầu tư mua sắm tài sản cố định giảm. Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 150 Số hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp và diện tích quản lý Chỉ tiêu 3.5.5 Trong các cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (gọi tắt là tổng điều tra nông nghiệp) do Tổng cục Thống kê tiến hành 5 năm 1 lần để thu thập các thông tin cơ bản về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong đó có số liệu thống kê về số hộ lâm nghiệp và diện tích đất lâm nghiệp giao cho các hộ quản lý, sử dụng. Theo qui định của cuộc tổng điều tra, hộ lâm nghiệp là hộ có nguồn thu nhập chủ yếu từ các hoạt động thuộc lĩnh vực lâm nghiệp và từ diện tích đất hộ được giao quản lý, sử dụng bao gồm diện tích đất các loại, trong đó có đất lâm nghiệp. Bảng 61: Số hộ lâm nghiệp và diện tích đất quản lý Đơn vị: ha Diện tích đất quản lý Bình quân 1 hộ Vùng, miền Số hộ lâm nghiệp Tổng diện tích đất quản lý Trg đó đất LN Đất Q.lý Đất LN Cả nước 26.606 115.553,4 108.463,7 4,3 4,1 Miền Bắc 17.172 86.778,7 82.351,9 5,1 4,8 Đồng bằng sông Hồng 698 2.807,2 2.585,5 4,0 3,7 Đông Bắc 7.379 28.890 26.354 3,9 3,6 Tây Bắc 1.078 4.509 4.344 4,2 4,0 Bắc Trung Bộ 8.017 50.573 49.069 6,3 6,1 Miền Nam 9.434 28.775 26.112 3,1 2,8 Duyên Hải Trung Bộ 1.274 3.048 2.647 2,4 2,1 Tây Nguyên 1.469 5.057 4.453 3,4 3,0 Đông Nam Bộ 2.647 11.064 10.500 4,2 4,0 Đồng bằng sông Cửu Long 4.044 9.606 8.511 2,4 2,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006? Theo số liệu tổng điều tra nông nghiệp chu kỳ 2001-2005, cả nước có 26.606 hộ lâm nghiệp, số hộ này đang quản lý 115,5 nghìn ha đất, trong đó có 108,5 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm gần 94% tổng diện tích đất được giao quản lý. Tính bình quân trên cả nước mỗi hộ được giao quản lý 4,3 ha đất, trong đó có 4,1 ha đất lâm nghiệp. Các địa phương phía Bắc bình quân mỗi hộ được giao quản lý 5,1 ha đất, trong đó có 4,8 ha đất lâm nghiệp và các tỉnh phía Nam bình quân mỗi hộ chỉ được giao quản lý 3,1 ha, trong đó có 2,8 ha đất lâm nghiệp. Vùng có diện tích đất lâm nghiệp bình quân/hộ cao nhất là Bắc Trung bộ với 6,1 ha, tiếp đến là các vùng Tây Bắc và Đông Nam bộ cùng ở mức 4 ha/hộ ; vùng có diện tích thấp nhất là các vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu long đều chỉ ở mức 2,1 ha/hộ. Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành 151 Có đến 47,4% số hộ trong tổng số hộ lâm nghiệp có diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý dưới 1 ha, 21,3% số hộ quản lý từ 1-3 ha; 10,9% số hộ quản lý từ 3-5 ha; 9,8% số hộ quản lý từ 5-10 ha; 5,9% số hộ quản lý từ 10-20 ha và chỉ có 4,8% số hộ quản lý từ 20 ha trở lên. Bảng 62: Cơ cấu hộ lâm nghiệp phân theo qui mô đất lâm nghiệp Vùng, miền Dưới 1 ha từ 1-3 ha từ 3-5 ha từ 5-10 ha từ 10-20 ha từ 20 ha trở lên Cả nước 47,4% 21,3% 10,9% 9,8% 5,9% 4,8% Miền Bắc 37,0% 23,2% 13,4% 12,9% 8,0% 5,4% Đồng bằng sông Hồng 65,5% 12,8% 4,0% 4,3% 4,0% 9,5% Đông Bắc 39,2% 24,8% 12,0% 13,4% 7,3% 3,3% Tây Bắc 20,4% 25,1% 26,0% 20,8% 5,2% 2,5% Bắc Trung Bộ 34,8% 22,4% 13,7% 12,2% 9,4% 7,5% Miền Nam 63,5% 17,8% 6,3% 4,1% 1,9% 3,5% Duyên Hải Trung Bộ 54,3% 12,2% 3,0% 2,4% 2,7% 4,2% Tây Nguyên 86,0% 2,7% 1,5% 0,7% 0,8% 8,3% Đông Nam Bộ 75,4% 11,8% 4,0% 2,9% 1,7% 4,2% Đồng bằng sông Cửu Long 50,4% 29,0% 10,7% 6,6% 2,2% 1,0% Nguồn: Tổng cục Thống kê,2006? Nhìn chung, số hộ lâm nghiệp còn quá ít so với tổng số hơn 11,2 triệu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước( chưa đến 1% tổng số hộ). Số lượng hộ lâm nghiệp còn quá ít chứng tỏ nguồn thu nhập từ lâm nghiệp còn quá nhỏ bé và nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình nông thôn ở các địa phương có nhiều rừng vẫn chưa phải từ lâm nghiệp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ quản lý, sử dụng quá ít, phần lớn dưới 1 ha không phù hợp với đặc điểm của các cây lâu năm như cây lâm nghiệp. Để có thu nhập ổn định, mỗi hộ lâm nghiệp cần ít nhất 7-10 ha đất trồng rừng để mỗi năm có thể trồng 1 ha và sau 7-10 năm mỗi năm sẽ lần lượt khai thác 1 ha, nhằm thực hiện quản lý và phát triển rừng bền vững. Đối với rừng tự nhiên, nếu giao hộ quản lý còn cần diện tích lớn hơn nhiều, vì luân kỳ khai thác dài đến 20-30 năm. Đây là vấn đề Nhà nước cần quan tâm khi giao đất cho các hộ ở các vùng có có nhiều rừng & đất lâm nghiệp và có ít đất nông nghiệp. Biểu đồ 33: Tỷ lệ phần trăm số hộ có diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý dưới 1 ha chia theo 8 vùng 65 ,5 % 39 ,2 % 20 ,4 % 34 ,8 % 54 ,3 % 86 ,0 % 75 ,4 % 50 ,4 % 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên Hải Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 152 Số lượng các trang trại lâm nghiệp, số lao động và diện tích đất quản lý Chỉ tiêu 3.5.6 Trang trại lâm nghiệp là trang trại đạt một trong hai tiêu chí sau: (i) giá trị sản xuất hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm ( 40 triệu đồng trở lên đối với vùng phiá Bắc và Duyên hải miền Trung và 50 triệu đồng trở lên đối với vùng Tây nguyên và phía Nam) (ii)hoặc có diện tích sản xuất từ 10 ha trở lên. Trang trại sản xuất lâm nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất mới đang được nhà nước khuyến khích phát triển. Số liệu thống kê về trang trại lâm nghiệp do Tổng Cục Thống kê thu thập hàng năm dựa trên các tiêu chí về trang trại (qui mô giá trị hàng hóa và diện tích đất đai) do Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định. Ngoài chỉ tiêu về số lượng trang trại, còn có các chỉ tiêu về qui mô lao động, số lao động thường xuyên được sử dụng, tổng diện tích đất trang trại được giao quản lý, trong đó có diện tích đất lâm nghiệp. Các số liệu trên được thống kê theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vùng, miền và cả nước. Năm 2005, cả nước có 2.457 trang trại lâm nghiệp sử dụng tổng số 18.862 lao động, trong đó có 8.680 lao động thường xuyên, quản lý tổng diện tích 56.276 ha đất các loại, trong đó có 51.038 ha đất lâm nghiệp. Tính bình quân cả nước 1 trang trại lâm nghiệp sử dụng 7,7 lao động, trong đó có 3,5 lao động thường xuyên, quản lý 22,9 ha đất các loại, trong đó có 20,8 ha đất lâm nghiệp. Bảng 63: Số lượng trang trại lâm nghiệp, 2005 Số lao động (người) Diện tích đất quản lý (Ha) Vùng, miền Tổng số Tổng số Lao động thường xuyên Tổng số Đất lâm nghiệp Cả nước 2.457 18.862 8.680 56.276,1 51.038,2 Miền Bắc 1.694 13.002 6.053 41.101,6 37.050,2 Đồng bằng sông Hồng 90 1.004 278 2.122,2 2.056,4 Đông Bắc 786 4.809 2.778 15.754,8 12.955,0 Tây Bắc 59 431 269 1.464,5 1.374,1 Bắc Trung Bộ 759 6.758 2.728 21.760,1 20.664,7 Miền Nam 763 5.860 2.627 15.174,5 13.988,0 Duyên Hải Trung Bộ 386 2.817 1.301 7.620,2 7.392,5 Tây Nguyên 46 431 204 1.122,0 1.072,0 Đông Nam Bộ 181 1.288 636 4.215,0 3.563,0 Đồng bằng sông Cửu Long 150 1.324 486 2.217,3 1.960,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành 153 Không có khác biệt lớn về qui mô lao động của các trang trại lâm nghiệp giữa miền Bắc và miền Nam, trong khi qui mô về diện tích có sự khác nhau khá rõ bình quân 1 trang trại ở miền Bắc quản lý 21,9 ha, còn ở miền Nam là 18,3 ha. Bảng 64: Số lao động, diện tích bình quân 1 trang trại lâm nghiệp, 2005 Số lao động (người) Diện tích đất quản lý (Ha) Vùng, miền Tổng số Tổng số Lao động thường xuyên Tổng số Đất lâm nghiệp Cả nước 2.457 7,7 3,5 22,9 20,8 Miền Bắc 1.694 7,7 3,6 24,3 21,9 Đồng bằng sông Hồng 90 11,2 3,1 23,6 22,8 Đông Bắc 786 6,1 3,5 20,0 16,5 Tây Bắc 59 7,3 4,6 24,8 23,3 Bắc Trung Bộ 759 8,9 3,6 28,7 27,2 Miền Nam 763 7,7 3,4 19,9 18,3 Duyên Hải Trung Bộ 386 7,3 3,4 19,7 19,2 Tây Nguyên 46 9,4 4,4 24,4 23,3 Đông Nam Bộ 181 7,1 3,5 23,3 19,7 Đồng bằng sông Cửu Long 150 8,8 3,2 14,8 13,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn chung, qui mô về lao động và đất đai đang quản lý của các trang trại còn rất khiêm tốn, với số lao động bình quân dưới 10 người, lao động sử dụng thường vùng xuyên cao nhất bình quân chỉ 4,6 người/trang trại (Tây Bắc) vùng thấp nhất bình quân chỉ có 3,1 người/trang trại; đất quản lý bình quân 1 trang trại vùng cao nhất chưa tới 30 ha, trong đó đất lâm nghiệp chỉ hơn 27 ha. Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 154 Doanh thu của các trang trại lâm nghiệp Chỉ tiêu 3.5.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các trang trại lâm nghiệp được thu thập trong cơ sở dữ liệu FOMIS bao gồm: tổng giá trị hàng hóa và tổng thu nhập phân theo địa bàn tỉnh/thành phố, vùng, miền và cả nước. Tổng giá trị hàng hóa là tổng số tiền thu được của trang trại thông qua việc bán các sản phẩm do trang trại sản xuất trong một thời gian nhất định, còn tổng thu nhập là phần giá trị còn lại của tổng giá trị hàng hoá sau khi đã trừ chi phí trung gian. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2005 cả nước có 2.547 trang trại lâm nghiệp thu được tổng giá trị hàng hóa 102.211,2 triệu đồng, tổng thu nhập đạt 53.562,6 triệu đồng. Tính bình quân trên cả nước trong năm 2005, giá trị hàng hóa một trang trại đạt 41,6 triệu đồng và thu nhập đạt 21,8 triệu đồng. Năm 2005, số trang trại lâm nghiệp thuộc địa bàn phía Bắc chiếm 69% tổng số trang trại trong cả nước, bình quân một trang trại đạt giá trị hàng hóa 38,3 triệu đồng, thu nhập đạt 20,4 triệu đồng, tỷ suất thu nhập trên tổng giá trị hàng hóa bình quân đạt 53,3%. Còn các trang trại lâm nghiệp thuộc địa bàn phía Nam đạt giá trị hàng hóa bình quân 48,8 triệu đồng, thu nhập đạt 24,8 triệu đồng, tỷ suất thu nhập trên tổng giá trị hàng hóa bình quân đạt 50,8%. Nguyên nhân về thu nhập thấp của các trang trại lâm nghiệp là do diện tích trang trại lâm nghiệp quá nhỏ (20 ha), số lao động quá ít (dưới 10 người) và năng suất cây trồng thấp không phù hợp với chu kỳ sản xuất dài hạn của cây lâm nghiệp. Lâm trường Sông Trẹm Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành 155 Bảng 65: Giá trị hàng hóa và thu nhập bình quân 1 trang trại lâm nghiệp, 2005 Đơn vị: Triệu đồng Bình quân 1 trang trại Miền, vùng Tổng số trang trại Tổng giá trị hàng hóa Tổng thu nhập Giá trị hàng hóa Thu nhập Cả nước 2.457 102.211,2 53.562,6 41,6 21,8 Miền Bắc 1.694 64.880,2 34.557,6 38,3 20,4 Đồng bằng sông Hồng 90 3.582,0 1.683,0 39,8 18,7 Đông Bắc 786 21.615,0 13.676,4 27,5 17,4 Tây Bắc 59 3.238,0 2.271,5 54,9 38,5 Bắc Trung Bộ 759 36.467,5 16.925,7 48,0 22,3 Miền Nam 763 37.234,0 18.959,0 48,8 24,8 Duyên Hải Trung Bộ 386 11.530,0 5.309,0 29,9 13,8 Tây Nguyên 46 1.283,0 386,0 27,9 8,4 Đông Nam Bộ 181 16.582,0 8.344,0 91,6 46,1 Đồng bằng sông Cửu Long 150 7.839,0 4.920,0 52,3 32,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê Các trang trại lâm nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng, miền, nhưng đều có quy mô nhỏ cả về diện tích đất lâm nghiệp được quản lý, tổng giá trị sản xuất và tổng thu nhập. Các trang trại lâm nghiệp ở miền Bắc có quy mô bình quân nhỏ hơn các trang traị ở miền Nam, nhưng hoạt động của các trang trại ở miền Bắc hiệu quả hơn thể hiện qua tỷ suất thu nhập trên tổng giá trị hàng hóa bình quân đạt 53,5%, cao hơn tỷ suất của khu vực miền Nam (50,8%). Rừng thông mới trồng ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Ha Ra Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 12 Chương Các chỉ tiêu về Đầu tư tài chính ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 156 Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005 157 Tổng vốn thực tế đầu tư cho Lâm nghiêp Chỉ tiêu 4.1.1 Vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Nhà nước cấp cho ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 16% vốn đầu tư của Nhà nước cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( bao gồm cả vốn trái phiếu của Chính phủ cho thuỷ lợi). Vốn đầu tư cho lâm nghiệp chủ yếu là vốn đầu tư cho dự án Trồng mới 5 triệu héc ta rừng, trong đó đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiến tỷ lệ chính. Trong tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lâm nghiệp năm 2005 (568,6 tỷ đồng), vốn đầu tư cho dự án Trồng mói 5 triệu ha rừng đã chiếm 512,8 tỷ đồng (giá trị thực hiện) so với kế hoạch là 550 tỷ đồng. Số còn lại đầu tư cho nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, khuyến lâm... Biểu đồ 34: Thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2005 của Bộ NN&PTNT Đơn vị: tỷ đồng Thuỷ lợi 1.384,5 38% Vốn Trái phiếu CP cho thuỷ lợi 1.286,3 36% Nông nghiệp 217,1 6% Lâm nghiệp 568,6 16% Giáo dục đào tạo 37,5 1% Khác 82,0 2% Khoa học công nghệ 44,5 1% Nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT Chương 12. Các chỉ tiêu về đầu tư tài chính cho ngành Lâm nghiệp 158 Các nguồn vốn khác đầu tư cho lâm nghiệp chủ yếu là vốn ODA (318,9 tỷ đồng), vốn tín dụng (145,4 tỷ đồng), vốn doanh nghiệp và hộ gia đình (98,5 tỷ đồng), vốn địa phương (81,8 tỷ đồng) và vốn từ thuế tài nguyên và bán cây đứng là 36,8 tỷ đồng. Tỷ trọng trên đây phản ánh sự tham gia của khu vực tư nhân còn rất hạn chế và cần có các cơ chế và chính sách phù hợp để khuyến khích sự tham gia của khu vực này. Chăm sóc Quế (Trần Ngọc Hải) Tổng Cục Thống kê cũng cung cấp số liệu về vốn theo giá thực tế và giá so sánh, theo thành phần kinh tế (trong nhà nước, ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), theo ngành kinh tế trong đó có nông lâm nghiệp, nhưng không cung cấp số liệu về vốn đầu tư riêng cho lâm nghiệp và chế biến lâm sản.và hạn chế này cần sớm được khắc phục để phục vụ cho công tác thống kê và giám sát ngành. Tràm giống ở Quảng Bình Báo cáo Ngành Lâm nghiệp 2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCác chỉ tiêu về Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm.pdf
Tài liệu liên quan