Bệnh học cơ xương

3. Điều trị 3.1. Chế độ sinh hoạt - Nghỉ ngơi trong thời kỳ sưng đau nhiều. - Ăn nhiều chất đạm và vitamin. - Tăng cường luyện tập và vận động tránh teo cơ, cứng khớp. 3.2. Thuốc Chủ yếu là điều trị triệu chứng, tùy mức độ nặng nhẹ có thể dùng: - Aspirin 1-2 gram/ngày, chia làm nhiều lần, không dùng cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, trẻ em <6 tuổi, hoặc có thể dùng Indomethacin 25mg x 4-6 viên/ngày hoặc Voltaren 25mg x 4-6 viên/ngày - Nếu không đỡ có thể dùng Prednisolon 1,5mg/kg/24 giờ. Sau đó giảm dần liều và kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa chỉnh hình, để hạn chế di chứng. Chống chỉ định đối với viêm loét dạ dày tá tràng.

doc4 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh học cơ xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12. BỆNH HỌC CƠ XƯƠNG Mục tiêu Nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cách điều trị và phòng bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, viêm khớp dạng thấp. Nội dung I. BỆNH CÒI XƯƠNG 1. Đại cương Còi xương là bệnh rối loạn chuyển hóa Calci và Phospho do thiếu Vitamin D gây ra sự biến dạng bộ xương và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cơ thể. Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. 2. Nguyên nhân gây bệnh còi xương - Do thiếu ánh sáng mặt trời: nhà ở ẩm thấp, chật chội, đông đúc, thiếu không khí, thiếu ánh sáng mặt trời hoặc khí hậu có nhiều sương mù, mây mù - Chế độ ăn uống không hợp lý: + Trẻ nuôi trong lồng kính, không được nuôi bằng sữa mẹ. + Trẻ cai sữa sớm: trước 12 tháng tuổi. + Trẻ ăn bổ sung (ăn dặm) quá sớm: trước 5 tháng, cho trẻ ăn bổ sung không đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều chất bột. - Do cơ địa của trẻ: + Trẻ sinh non hoặc cân nặng khi sinh < 2000g. + Trẻ sinh đôi, sinh ba + Trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc viêm phổi 3. Triệu chứng lâm sàng: thường diễn biến qua 3 giai đoạn - Giai đoạn đầu: thần kinh bị kích thích, trẻ có biểu hiện hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay ra mồ hôi trộm, khó chịu, rụng tóc - Giai đoạn toàn phát: biểu hiện bằng + Các xương bị mềm. + Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp chậm liền. + Xương ức nhô ra giống như ngực gà. + Xương chân, tay bị cong, có vòng cổ tay, cổ chân. + Trương lực cơ giảm, cơ mềm, nhão + Bụng to, lỏng lẽo + Da niêm xanh xao, thiếu máu. - Giai đoạn ổn định: bệnh không tiến triển nữa nhưng để lại di chứng + Chân vòng kiềng + Khung chậu méo, hẹp: sau này khó có khả năng sinh nở ở nữ giới. 4. Điều trị bệnh còi xương 4.1. Thuốc - Vitamin D2 tổng liều điều trị chỉ 1 đợt là 2.000 – 4.000 đơn vị/ngày, uống kéo dài 4 – 6 tuần. - Trường hợp bệnh cấp tính có thể dùng liều 10.000 đơn vị/ngày, kéo dài 2 tuần. Không nên dùng Vitamin D liều cao vì dễ gây ngộ độc. - Cho trẻ uống bổ sung thêm dầu cá, chế phẩm có Calci (cốm Calci, Calci Clorua 1 – 2g/ngày. 4.2. Chế độ ăn - Tăng cường cho trẻ bú mẹ - Cho trẻ ăn hỗn hợp nhiều loại thức ăn (thời kỳ ăn bổ sung) 4.3. Tắm nắng - Hằng ngày cho trẻ tắm nắng, khi không có gió, mỗi ngày 5 – 10 phút. Tắm tốt nhất vào buổi sáng lúc 7 – 8 giờ. - Cho trẻ ăn hỗn hợp nhiều loại thức ăn vào thời kỳ ăn dặm (ăn bổ sung). 4.4. Xoa bóp - Xoa bóp cho trẻ hằng ngày - Không nên cho trẻ ngồi, bò, đi, đứng quá sớm, nằm võng lâu hoặc bế lâu ở cùng một tư thế. 5. Phòng bệnh còi xương 5.1. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai - Bà mẹ khi mang thai cần ăn uống đầy đủ và tắm nắng thường xuyên. - Vào 2 tháng cuối của thai kỳ, bà mẹ nên được uống thêm Vitamin D2 10.000 đơn vị/ngày, nếu không có điều kiện tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 5.2. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ - Trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. - Cho trẻ ăn bổ sung đúng phương pháp, thực hiện tốt phương châm “Tô màu bát bột”. 5.3. Tắm nắng đều đặn cho trẻ - Cho trẻ tắm nắng từ lúc được 1 – 2 tháng tuổi. - Thời gian tắm nắng từ 1 – 30 phút, tùy thuộc thể trạng của trẻ. 5.4. Xoa bóp thể dục hàng ngày cho trẻ có tác dụng tốt cho dự phòng bệnh còi xương 5.5. Cho trẻ có nguy cơ uống Vitamin D2 để dự phòng còi xương - Trẻ bị thiếu tháng, trẻ có cân nặng lúc sinh < 2.500 gram. - Trẻ sinh đôi, sinh ba nên cho uống Vitamin D2: 400 đơn vị/ngày, trong suốt năm đầu. II. BỆNH SUY DINH DƯỠNG 1. Đại cương Suy dinh dưỡng là do tình trạng cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein – năng lượng Bệnh thường gặp ở trẻ < 5 tuổi. Biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng và dẫn đến tử vong. 2. Nguyên nhân 2.1. Do sai lầm về dinh dưỡng - Cai sữa quá sớm, hoặc chỉ cho ăn bằng nước cháo đường, sữa bò pha loãng. - Ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn bổ sung chỉ bằng bột, nước mắm, muối, bột ngọt. 2.2. Do bệnh nhiễm trùng - Mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: sởi, tiêu chảy, viêm phổi, lao, giun, sán=> rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng. 2.3. Các yếu tố nguy cơ - Trẻ bị các dị tật bẩm sinh như: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh. - Trẻ đẻ non, cân nặng lúc sinh < 2.500 gram hoặc không được bú mẹ, gia đình đông con, thiếu ăn dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. 3. Triệu chứng lâm sàng Trẻ bị suy dinh dưỡng bao giờ cân nặng cũng nhẹ hơn so với trẻ khác cùng lứa tuổi 3.1. Suy dinh dưỡng nhẹ - Cân nặng còn 70 – 80%, lớp mỡ dưới da ở bụng và mông mỏng. - Trẻ có thể kém ăn và rối loạn tiêu hóa từng đợt. 3.2. Suy dinh dưỡng vừa - Cân nặng còn 60 – 70%, mất lớp mỡ dưới da ở bụng và mông. - Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. 3.3. Suy dinh dưỡng nặng - Gồm 3 thể: thể teo đét (Maramus), thể phù (Kwashiorkor) và thể phối hợp (Maramus – Kwashiokor ). - Thể teo đét (Maramus): + Cân nặng thường dưới 60%, người gầy đét, lớp mỡ dưới da bị mất. + Thường bị rối loạn tiêu hóa. - Thể Kwashiorkor + Có sắc tố da màu nâu nhưng bong ra và gây lở loét. - Tại cộng đồng để phát hiện và đánh giá suy dinh dưỡng, người ta dựa vào chỉ tiêu cân nặng theo tuổi và theo dõi cân nặng của trẻ hàng tháng và ghi lên biểu đồ tăng trưởng. + Suy dinh dưỡng độ I: cân nặng còn 70-80% (kênh B) + Suy dinh dưỡng độ II: cân nặng còn 60-70% (kênh C) + Suy dinh dưỡng độ III: cân nặng còn dưới 60% (kênh D) 4. Điều trị - Trường hợp nhẹ: chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng phương pháp. - Trường hợp nặng: tăng cường chất đạm như bột, cháo nấu với cá, thịt hoặc đậu đỏ, thêm rau xanh và dầu mỡ. Bổ sung các vitamin PP, vitamin A, C và vitamin nhóm B. 5. Phòng bệnh - Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ: tăng cường dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi hợp lý. - Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. - Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch. Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng: tiêu chảy, viêm phổi - Theo dõi biểu đồ tăng trưởng đều đặn, phát hiện suy dinh dưỡng để kịp thời xử trí. - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. III. BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 1. Đại cương - Viêm đa khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp mạn tính tiến triển (PCE) là một bệnh hay gặp trong các bệnh về khớp. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trung niên từ 33 đến 55 tuổi (chiếm 70-80%). - Bệnh tiến triển dai dẳng, diễn tiến kéo dài và thường để lại hậu quả biến dạng của khớp, gây tàn phế cho người bệnh. - Nguyên nhân hiện nay chưa rõ ràng, nhưng các yếu tố tự miễn dịch, di truyền, khí hậu, thời tiết đóng vài trò ảnh hưởng lớp đến quá trình phát triển bệnh. 2. Triệu chứng lâm sàng Bệnh xuất hiện từ từ và tăng dần với các triệu chứng 2.1. Hội chứng viêm khớp - Thường gặp ở khớp tay, ngón tay, cổ tay, khớp bàn ngón tay, bàn ngón chân, khớp gối - Các khớp biến dạng, sưng đau, ít khi nóng đỏ, trừ các đợt viêm cấp làm hạn chế cử động của khớp. Có 3 đặc điểm + Thường viêm đối xứng. + Dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng rõ rệt: lúc đầu cứng khớp buổi sáng với thời gian ngắn, sau đó kéo dài hàng giờ. + Teo cơ rõ rệt ở vùng khớp viêm như cơ đùi, cẳng chân. 2.2. Triệu chứng toàn thân Gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, thiếu máu, da khô nhất là các chi, có thể sốt cao trong đợt cấp. 2.3. Tiến triển và biến chứng - Bệnh tiến triển kéo dài hàng chục năm, thỉnh thoảng có đợt viêm cấp làm cho khớp bị tổn thương nặng hơn, gây dính khớp, biến dạng khớp, teo cơ, ngón tay hình thoi, lệch trục, tư thế nữa co. - Biến chứng: + Nhiễm trùng như lao + Chèn ép thần kinh: thần kinh tủy sống, dây thần kinh ngoại biên. 3. Điều trị 3.1. Chế độ sinh hoạt - Nghỉ ngơi trong thời kỳ sưng đau nhiều. - Ăn nhiều chất đạm và vitamin. - Tăng cường luyện tập và vận động tránh teo cơ, cứng khớp. 3.2. Thuốc Chủ yếu là điều trị triệu chứng, tùy mức độ nặng nhẹ có thể dùng: - Aspirin 1-2 gram/ngày, chia làm nhiều lần, không dùng cho bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, trẻ em <6 tuổi, hoặc có thể dùng Indomethacin 25mg x 4-6 viên/ngày hoặc Voltaren 25mg x 4-6 viên/ngày - Nếu không đỡ có thể dùng Prednisolon 1,5mg/kg/24 giờ. Sau đó giảm dần liều và kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa chỉnh hình, để hạn chế di chứng. Chống chỉ định đối với viêm loét dạ dày tá tràng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_12_benh_hoc_co_xuong_khop_4675.doc
Tài liệu liên quan