Bất động sản và thị trường bất động sản

BẤT ĐỘNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢNCùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường Bất động sản ngày càng được hình thành và phát triển. Ngày nay thị trường bất động sản đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các loại thị trường của nền kinh tế quốc dân, nó có những đóng góp đáng kể vào việc ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong thời gian qua và trong tương lai. Để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu theo yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngành Quản lý Đất đai, chúng tôi xây dựng giáo trình "Thị trường Bất động sản" nhằm giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về thị trường Bất động sản; quản lý nhà nước và chính sách pháp luật với thị trường Bất động sản; thực trạng thị trường bất động sản ở Việt Nam và một số nước; định giá, đăng ký, thông tin và kinh doanh bất động sản; những giải pháp cơ bản thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam. Giáo trình còn là tài liệu tham khảo cho cán bộ ngành quản lý đất đai, các nhà quản lý kinh doanh về thị trường Bất động sản. Giáo trình "Thị trường Bất động sản" được biên soạn theo đề cương chương trình khung ngành quản lý đất đai đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

doc117 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3205 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bất động sản và thị trường bất động sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng sản của Đặc khu". Trước đó, Vụ bất động sản của Bộ Xây dựng Trung Quốc, Hội Trắc Đạc Hồng Kông và Khoa quản lý của Đại học Thâm Quyến đã hợp tác tổ chức lớp tập huấn toàn quốc lần thứ nhất về bồi dưỡng nhân viên định giá bất động sản, mời hơn mười hội viên Hội Trắc Đạc Hồng Kông đến giảng bài. năm 1992 đến lượt Bộ Xây dựng Trung Quốc ban hành "Biện pháp tạm thời quản lý định giá thị trường bất động sản thành thị" có hiệu lực từ 1/10 năm đó, trong đó quy định bất động sản chưa qua định giá hợp pháp thì cơ quan quản lý giao dịch bất động sản không được làm các thủ tục về mua bán, chuyển nhượng bất động sản. 3.4.2. Hợp đồng và phí định giá Tuy có lúc bên sử dụng và chuyên viên định giá chỉ làm việc với nhau bằng miệng trên cơ sở chữ tín rồi trả phí, chẳng hạn khi cần hỏi ý kiến nhanh về giá cả loại bất động sản nào đó, nhưng thông thường thì quan hệ giữa đôi bên được xác định bằng hợp đồng định giá. Sản phẩm mà chuyên viên định giá trao đổi cho khách hàng là một bản báo cáo viết. Có hai dạng báo cáo : dạng ngắn gọn trong đó đưa ra các số liệu mà khách hàng yêu cầu và dạng tường thuật, kể lại tỷ mỉ hơn quá trình và căn cứ định giá. Dù là dạng nào thì báo cáo định giá là tài liệu mà khách hàng tin tưởng dựa vào đó để thực hiện. Cũng những người luật sư hay bác sĩ, chuyên viên định giá được khách hàng trả tiền để làm hết sức mình vì lợi ích của khách hàng nhưng không đảm bảo cho kết quả sẽ đạt được (người luật sư không hứa hẹn sẽ cãi cho thân chủ nhất định được trắng án hoặc bác sĩ không hứa hẹn chữa cho người bệnh hoàn toàn khỏi bệnh). Chuyên viên định giá nhận tiền thù lao là để đưa ra ý kiến có thẩm quyền (competent) và không thiên kiến (unbiased) về giá thị trường của một bất động sản, đồng thời phaỉ bảo mật cho khách hàng. Thù lao cho chuyên viên định giá có thể rất khác nhau nhưng ở Mỹ thường là dựa trên số giờ làm việc cho mục đích định giá của hợp đồng và được ứng trước 1/3 đến 1/2 số tiền nếu dịch vụ cần đến thời gian quá 1 hoặc 2 ngày. Ở Thâm Quyến phí dịch vụ định giá dựa trên kim ngạch của bất động sản: Nếu kim ngạch dưới 1 triệu Nhân dân tệ lấy 1%o (một phần nghìn), từ 1 triệu đến 10 triệu Nhân dân tệ, lấy 5%oo (năm phần vạn), trên 10 triệu Nhân dân tệ lấy 3%oo (ba phần vạn) nhưng phí không quá 1 vạn Nhân dân tệ và không dưới 100 Nhân dân tệ. Phí dịch vụ hoà giải cho các vụ tranh chấp hoặc phí trọng tài thì lấy thấp hơn nhiều, chẳng hạn kim ngạch dưới 1 triệu Nhân dân tệ thì chỉ lấy 5%oo.v.v... và cũng giới hạn trong khoảng 100-10.000 Nhân dân tệ, do bên thua gánh chịu. CHƯƠNG VII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN I VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG 1. NHÀ NƯỚC VÀ THỊ TRƯỜNG Cả thị trường và Chính phủ đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh. Thiếu cả hai điều này thì hoạt động của các nền kinh tế hiện đại chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay [10. Trang 94]. Sự phân chia một cách thích hợp trách nhiệm giữa thị trường và Chính phủ sẽ quyết định sự thịnh vượng của một nền kinh tế. Mặc dù kinh tế thị trường là biện pháp hiệu quả của sản xuất và phân phối hàng hoá, nhưng những khuyết tật của nó nhiều khi lại dẫn đến những kết cục kinh tế kém hiệu quả. Chính phủ có thể tham gia khắc phục các khuyết tật đó bằng cách đảm bảo tính hiệu quả, điều chỉnh sự phân phối thu nhập không công bằng, khuyến khích phát triển và ổn định kinh tế. 2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC Thị trường không thể phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo và các ảnh hưởng ngoại sinh. Để khắc phục, Chính phủ điều tiết các doanh nghiệp hay áp dụng các điều luật chống độc quyền. Chính phủ có thể can thiệp để điều chỉnh các tác động ngoại sinh như ô nhiễm môi trường hay cung cấp các hàng hoá công cộng như cơ sở hạ tầng xã hội, an ninh, quốc phòng. Thị trường không thể tạo ra sự phân phối thu nhập công bằng, mà có thể gây ra cơn xốc bất bình đẳng về thu nhập và tiêu dùng tới mức không thể chấp nhận được. Để khắc phục, Chính phủ có thể lựa chọn những loại hình thu nhập (cho ai) về tiền công trên thị trường, tiền cho thuê, lãi suất, cổ tức v.v... Chính phủ còn có thể sử dụng thuế để tạo nguồn thu để trợ cấp cho các chương trình hỗ trợ thu nhập nhằm taọ ra mạng lưới tài chính an toàn cho những đối tượng xác định. Từ năm 1930, dựa vào kinh tế học vĩ mô, Chính phủ đã sử dụng quyền lực về tài khoá (thu thuế và chi tiêu ngân sách) và tiền tệ (tác động tới tín dụng và lãi suất) để khuyến khích tăng trưởng dài hạn và năng suất, và chế ngự những hậu quả cực đoan về lạm phát và thất nghiệp quá cao của chu kỳ kinh doanh. Hình thức phổ biến về tổ chức kinh tế trong các nền kinh tế công nghiệp hiện đại là nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường quyết định hầu hết các giá cả và sản lượng, còn Chính phủ kiểm soát tổng thể nền kinh tế với các chương trình về thuế, chi tiêu ngân sách, và quy định về tiền tệ. II VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ở các mức độ khác nhau, các nước kinh tế thị trường đều xác nhận vai trò quản lý của Nhà nước đối với TTBấT đẫNG SảN với những nội dung chủ yếu như sau: 1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ĐỒNG BỘ, HOÀN CHỈNH, ỔN ĐỊNH VÀ CÓ HIỆU LỰC Xây dựng Hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, ổn định và có hiệu lực nhằm: - Tạo điều kiện để TTBấT đẫNG SảN hoạt động thông thoáng, thuận lợi, tuân thủ pháp luật; - Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người mua, người bán; - Đảm bảo thu thuế từ hoạt động của TTBấT đẫNG SảN nộp vào ngân sách Nhà nước; 2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN Xây dựng chính sách tài chính và các chính sách liên quan nhằm: - Đảm bảo cho TTBấT đẫNG SảN hoạt động lành mạnh, loại bỏ những yếu tố chưa hoàn thiện của của bản thân TTBấT đẫNG SảN cũng như các yếu tố bên ngoài tác động xấu đến thị trường này; - Điều tiết để phân phối lại cho những người có thu nhập trung bình và thấp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đặc biệt là nhà ở; 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN Xây dựng hệ thống đăng ký bất động sản nhằm: - Đảm bảo kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận đối với toàn bộ bất động sản ; - Đảm bảo đăng ký biến động phát sinh trong quá trình giao dịch BấT đẫNG SảN (Chuyển đổi, chuyện nhưọng, cho thuê, thừa kế, thế chấp BấT đẫNG SảN); 4 XÂY DƯNG KHUNG PHÁP LÝ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐỊNH GIÁ ĐẤT Xây dưng khung pháp lý quy định chế độ, quy trình, thủ tục định giá đất nhằm: - Làm cơ sở cho việc giao dịch BấT đẫNG SảN trên thị trường; - Làm cơ sở cho việc bồi thường khi thu hồi BấT đẫNG SảN để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, việc thu thuế BấT đẫNG SảN; 5 XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN MỞ - NGÂN HÀNG DỮ LIỆU VỀ BẤT ĐẪNG SẢN Xây dựng hệ thống thông tin mở - Ngân hàng dữ liệu về BấT đẫNG SảN nhằm: - Đáp ứng cho tất cả các tổ chức, công dân có nhu cầu về giao dịch BấT đẫNG SảN - Đáp ứng yêu cầu quản lý BấT đẫNG SảN của các cơ quan nhà nước. III HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI / BẤT ĐỘNG SẢN ( Dưới đây gọi chung là hệ thống quản lý đất đai ) HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ( Land Administation System) Khái niệm 1.1.1 Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản Quốc gia quý giá; bất động sản là một tài sản cố định, không thể di dời, bất động sản bao gồm đất và các tài sản gắn liền với đất; bất động sản có thể bao gồm một hoặc một số thửa đất. Một hệ thống cho việc xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất, giá trị đất, sử dụng đất và các tài liệu khác liên quan đến đất là một công cụ không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường lành mạnh và thông thoáng cũng như để quản lý bền vững tài nguyên đất. 1.1.2 Hệ thống quản lý đất đai bao gồm những đối tượng, đơn vị cơ bản khác nhau, nhưng thửa đất vẫn là đối tượng cơ bản nhất, phổ biến nhất. ở các nước phát triển việc đăng ký nhà, đất theo một hệ thống thống nhất, giấy chứng nhận (Land title) là một số duy nhất theo thửa đất chung cho cả nhà và đất, không loại trừ việc cho phép đăng ký nhà, một phần của toà nhà cùng những cấu trúc trên mặt đất hoặc dưới mặt đất gắn liền với thửa đất. Vì vậy từ lúc này tài liệu khi đề cập đến khái niệm hệ thống quản lý đất đai đã bao hàm cả quản lý đất đai và bất động sản. 1.2. Lợi ích của một hệ thống quản lý đất đai tốt 1.2.1 Đảm bảo quyền sở hữu và an toàn quyền hưởng dụng; 1.2.2 Hỗ trợ cho thuế đất và bất động sản; 1.2.3 Đảm bảo an toàn tín dụng; 1.2.4 Phát triển và giám sát thị trường bất động sản; 1.2.5 Bảo vệ đất Nhà nước; 1.2.6 Giảm thiểu tranh chấp đất đai; 1.2.7 Thuận lợi cho quá trình đổi mới hệ thống quản lý đất đai; 1.2.8 Tăng cường quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng; 1.2.9 Hỗ trợ quản lý môi trường; 1.2.10 Phát hành các tài liệu thống kê, đất đai phục vụ các mục tiêu, kinh tế xã hội. 2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI-Land Administration System (LAS) 2.1. Đăng ký đất đai (Land Regislation) Là một thành phần cơ bản quan trọng nhất của LAS, đó là quá trình xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất đai, bất động sản sự đảm bảo và những thông tin về quyền sở hữu đất. Chức năng của đăng ký đất đai là cung cấp những căn cứ chuẩn xác và an toàn cho việc thu hồi, chấp thuận và từ chối các quyền về đất; LAS có thể cung cấp những quy tắc và sự ổn định xã hội bởi việc xác lập sự an toàn không những cho các chủ sở hữu đất và các thành viên của họ mà còn cho các nhà đầu tư, các nhà cho vay tiền, các nhà thương nhân, người môi giới trong nước và quốc tế mà còn cho chính phủ. Hệ thống đăng ký đất không chỉ liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu tư nhân mà còn là một công cụ quan trọng của chính sách đất đai quốc gia và cơ chế hỗ trợ cho phát triển kinh tế. 2.2. Địa chính (Cadastre) Là một dạng của hệ thống thông tin đất đai. Mục tiêu của nó đặc biệt hướng về sở hữu, giá trị và sử dụng của thửa đất cũng như đăng ký đất, địa chính bao gồm những hồ sơ về đất dựa trên cơ sở các thửa đất mà quyền sở hữu được xác lập, đó là diện tích đất xác định bởi quyền sở hữu hoặc là diện tích đất chịu thuế, nó không chỉ liên quan đến chủ sở hữu mà còn đối với người sử dụng đất. Địa chính không chỉ hỗ trợ cho quyền về bất động sản mà còn thuế đất và hồ sơ về sử dụng đất. Địa chính là hệ thống thông tin gồm hai thành phần cơ bản đó là những sêri bản đồ chỉ rõ kích thước và vị trí của toàn bộ các thửa đất và những hồ sơ mô tả về đất, cái phân biệt với đăng ký đất đai mà đặc trưng là sự liên quan đến quyền sở hữu. Địa chính và đăng ký đất phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nghiêm ngặt, nhưng đăng ký đất có thể không thể thiết lập hồ sơ toàn bộ đất đai trong cả nước khi không phải tất cả mọi công dân lựa chọn việc đăng ký đất. Địa chính có thể bao trùm cả nước khi nó được sử dụng cho mục địch thuế. Đo đạc địa chính có thể hỗ trợ cho đăng ký đất. 2.3. Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System-LIS). Thuật ngữ LIS được áp dụng cho phạm vi rộng của thông tin không gian bao gồm cơ sở dữ liệu về môi trường, kinh tế-xã hội cũng như những dữ liệu liên quan đến hệ thống cơ sở hạ tầng và địa chính; Khác với địa chính pháp lý, tài chính hoặc địa chính đa mục đích LIS không nhất thiết phải căn cứ vào thửa đât, LIS có thể liên quan đến điều tra tài nguyên rừng, thổ nhưỡng hoặc điạ chất và có thể bao gồm những dạng khác nhau của dữ liệu; Các dữ liệu liên quan đến địa chính bao gồm: Dữ liệu đo đạc (toạ độ, bản đồ), địa chỉ của bất động sản, sử dụng đất, thông tin bất động sản, cấu trúc của toà nhà, căn hộ, dân số, thuế đất, giá đất. Dữ liệu có thể liên quan đến thửa đất riêng lẻ có thể bao trùm nhiều bất động sản như những vùng sử dụng đất. Dữ liệu địa chính không chỉ phục vụ cho việc quản lý đất đai, thị trường bất động sản mà còn hỗ trợ cho việc quản lý các lĩnh vực khác của nền kinh tế như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ công cộng.Tại Thuỵ Điển, sự hình thành bất động sản, thay đổi, hợp nhất thửa đất, bản đồ địa chính, đăng ký đất, quyền sở hữu, định giá bất động sản và thuế được liên kết trên cơ sở hệ thống địa chính. Nghiên cứu khả thi phát triển hệ thống Địa chính Việt Nam của Chương trình hợp tác Việt Nam-Thuỵ Điển về đổi mới hệ thống địa chính (CPLAR-1997-2003) đã xác định: Hệ thống Địa chính là một tập hợp các giải pháp kỹ thuật và nhân lực làm nòng cốt cho việc thực hiện quản lý đất đai, hệ thống Địa chính (Cadastral System) bao gồm: Đăng ký đất đai (Land Regislation), Định giá đất (Land Valuation), Quy hoạch sử dụng đất (Land Use Planning) và thông tin đất đai (Land Information). Vị trí của hệ thống Địa chính (CS) trong hệ thống quản lý đất đai (LAS) dược trình bầy trong sơ đồ dưới đây: Điều tra cơ bản Đăng ký đất đai Định Quy giá hoạch đất sử dụng đất Thông tin đất đai Thanh tra Giải quyết tranh chấp đất đai Pháp luật đất đai Sơ đồ 4: Hệ thống quản lý đất đai 3 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Nhà nước đóng vai trò chính trong việc xác lập chính sách đất đai và những nguyên tắc của hệ thống quản lý đất đai bao gồm pháp luật đất đai và các quy phạm pháp luật khác liên quan đến đất đai với những nội dung chủ yếu được xác lập như sau: - Phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước; - Xác định vị trí của cơ quan đăng ký; - Vai trò của các lĩnh vực công và tư; - Quản lý cơ sở dữ liệu địa chính; - Quản lý các tổ chức địa chính; - Quản lý nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo; - Nghiên cứu khoa học; - Hỗ trợ về chuyên gia và kỹ thuật; - Hợp tác quốc tế. IV MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI/ BẤT ĐỘNG SẢN CÁC NƯỚC 1. CỘNG HOÀ PHÁP Diện tích 551.600 Km2 , dân số 58 triệu người. Hệ thống Địa chính của Pháp được thiết lập để đáp ứng yêu cầu quản lý 88 triệu thửa đất, 36 triệu ngôi nhà, 27 triệu chủ sở hữu , trên 6 triệu điểm dân cư , 2 triệu trích lục chứng thư và 20 triệu thông báo thuế hàng năm với 590.000 tờ bản đồ, 43 triệu hồ sơ đất đai, 5,7 triệu sổ sách đăng ký, thống kê. Địa chính Pháp phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan có liên quan về Đất đai, Quy hoạch lãnh thổ, Kinh tế, tài chính, Đầu tư phát triển, Môi trường. Địa chính Pháp trực thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Kinh tế –Tài chính. Tổng biên chế 9000, trong đó có 1500 nhân viên đo đạc. Tổ chức Địa chính Pháp có 3 cấp : Cơ quan Địa chính Trung ương ( Tổng cục Thuế ) trong đó có Sở Tư liệu Địa chính Quốc gia chịu trách nhiệm về công tác đo đạc bản đồ và thông tin tư liệu địa chính; Trường Địa chính Quốc gia phụ trách đào tạo cán bộ Địa chính. Cơ quan Địa chính Vùng ( Cục Thuế), trong đó có Xưởng Trắc địa ảnh, Trường Địa chính Vùng và Cơ quan địa chính các tỉnh ( Sở Thuế- 103 sở Thuế chính quốc và 6 sở Thuế Hải ngoại) gồm các trung tâm thuế Nhà đất và và các văn phong quản lý thế chấp (353). Hệ thống địa chính Pháp đã góp phần thực hiện 170 Tỷ Fran từ nguồn thu nhà đất ( 10% Tổng số Thu thuế của nước Pháp) . 2. HÀ LAN Diện tích tự nhiên 41.526 Km2, dân số 15,6 triệu người. Hệ thống quản lý đất đai và bất động sản dược tổ chức theo ngành dọc: Cơ quan Địa chính Hà Lan ( Dutch Kadaste) chịu trách nhiệm đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và bất động sản , cơ quan có 15 chi nhánh khu vực tại các tỉnh. Mỗi chi nhánh có phòng đo đạc, phòng đăng ký và quản lý chứng thư phục vụ cho việc chuyển nhượng Bất động sản ( 700.000-800.000 vụ việc/ năm) (Sơ đồ 2-Phụ lục) 3. THUỴ ĐIỂN Diện tích tự nhiên 450.000 Km2 ( 411.000 Km2 đất, trong đó 228. 000 Km2 đất rừng, 30.000 Km2 đất nông nghiêp; 39.000 Km2 đầm, hồ). Lãnh thổ Thuỵ Điển chia thành 24 khu vực và 286 địa phương. Hệ thống quản lý đất đai Thuỵ điển chia thành 3 cấp: Trung ương, khu vực (24) và địa phương (286). Cơ quan quản lý đất đai Trung ương là Cục Điều tra Đất đai Quốc gia ( National Land Survey- NLS ) trực thuộc Bộ Môi trường. NSL trung ương có các đơn vị chủ yếu: Dịch vụ Địa chính, Dịch vụ Thông tin ( GIS và LIS ); Dịch vụ Đo đạc bản đồ. Các chi nhánh tại địa phương gồm 21 Cơ quan địa chính nông thôn; 39 Cơ quan địa chính đô thị; 91Cơ quan đăng ký đất đai địa phương. Nhiệm vụ của NSL là : Dịch vụ Địa chính, dịch vụ thông tin địa lý và thông tin đất đai; dịch vụ thương mại Metria ; Biên chế 2400 người . Doanh thu của NSL 1. 000 triệu SEK ( tương đương 140 triệu USD). Sơ đồ 5: Hệ thống quản lý đất đai và bất động sản của Thuỵ điển Ministry of Law Bộ Tư pháp National courts Ad Toà án hành chính 91 Land Registration Authorities Cơ quan đăng ký đất đai 21 Contry cadastral Authorities Cơ quan địa chính nông thôn 39 Municipal cadastral Authorities Cơ quan địa chính đô thị National Land Survey Cơ quan điều tra đất Quốc gia Ministry of Environment Bộ Môi trường Cơ quan điều tra đất quốc gia Thuỵ Điển 4. CHND TRUNG HOA Năm 1986 Trung Quốc thành lập Cục Quản lý đất đai Quốc gia trực thuộc Quốc Vụ viện chịu trách nhiệm thống nhất quản đất đai trong toàn quốc và thực hiện các chính sách đất đai ở đô thị và nông thôn. Hệ thống quản lý đất đai 5 cấp : Trung ương là Cục Quản lý đất đai Quốc gia có 9 vụ ban và 5 đơn vị sự nghiệp; Cục Quản lý đất đai các khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; Cục quản lý đất đai các thành phố trực thuộc tỉnh; Chi cục quản lý đất đai quận huyện và phòng quản lý đất đai xã phường. Năm 1998 Trung Quốc thành lập Bộ Đất đai và Tài nguyên thống nhất quản lý về đất đai , tài nguyên khoáng sản , biển và đo đạc bản đồ. Hệ thống quản lý đất đai ở Trung ương là Bộ Đất đai và Tài nguyên trong đó có các Vụ : Chính sách, pháp luật (2), Quản lý Địa chính (1) , Quản lý sử dụng đất (3), Bảo vệ đất canh tác (4) ; Cục Đo đạc và bản đồ Quốc gia (5) và các đơn vị sự nghiệp (6) ; địa phương có các Sở Đất đai và Tài nguyên Tỉnh, Thành phố, Khu tự trị 5. MALAYSIA Diện tích 332.317 Km2, dân số 2,5 triệu người ( Mã lai 59%, Hoa 32%, Ân độ và các dân tộc khác 9%) Liên bang Malaysia gồm 13 bang. Hệ thống quản lý đất đai có 3 cấp: Cấp Liên Bang (Hội đồng Đất đai Nhà nước , Bộ Đất đai và Hợp tác phát triển, Tổng cục Đất đai và Hầm mỏ, Tổng cục Đo đạc –Bản đồ); cấp Bang (Chính quyền Bang, Cục Đất đai và Hầm mỏ, Cục Đo đạc-Bản đồ); cấp Quận (Phòng quản lý đất đai Quận); Mô hình tổ chức (Sơ đồ 5-Phụ lục) 6. THÁI LAN Diện tích 514.000 Km2. Dân số 65 triệu. Các đơn vị hành chính củaThái Lan :76 tỉnh, 794 huyện. Hệ thống quản lý đất đai có 2 cấp: Trung ương và Địa phương. Tại trung ương Cục Quản lý Đất đai Thái Lan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng quản lý việc đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai và bất động sản, cấp giấy chứng nhân, định giá nhà, đất . Cục Quản lý đất đai biên chế 12.423 cán bộ, có 25 đơn vị trực thuộc và 15 chi nhánh. Tại các địa phương có 76 Văn phòng quản lý đất đai tỉnh và 223 chi nhánh, 794 Văn phòng quản lý đất đai cấp huyện và 81 Chi nhánh Tóm lại: Một hệ thống Quản lý đất đai và bất động sản có chức năng xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất, giá trị đất, sử dụng đất và các tài liệu khác liên quan đến đất là một công cụ không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường lành mạnh và thông thoáng cũng như để quản lý bền vững tài nguyên đất. Các nước có nền kinh tế thị trương phát triển và đang phát triển đều hướng tới việc xây dựng và kiện toàn hệ thống quản lý đất đai và bất động sản với mục đích: đảm bảo quyền sở hữu và an toàn quyền hưởng dụng; Hỗ trợ cho thuế đất và bất động sản; đảm bảo an toàn tín dụng; phát triển và giám sát thị trường bất động sản; bảo vệ đất Nhà nước; giảm thiểu tranh chấp đất đai; thuận lợi cho quá trình đổi mới hệ thống quản lý đất đai; tăng cường quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ quản lý môi trường; phát hành các tài liệu thống kê, đất đai phục vụ các mục tiêu, kinh tế xã hội. Tuỳ thuộc tình hình đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội; mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển; yêu cầu quản lý đất đai và bât động sản trong từng thời kỳ, mỗi quốc gia lựa chọn phương án khác nhau cho một hệ rhống quản lý đất đai và bất động sản. Hệ thống quản lý đất đai và bất động sản (HTQLĐĐ&BấT đẫNG SảN) ở các nước phát triển (Pháp , Đức , Hà Lan, Thuỵ Điển, Uc …) có lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và thu được nhiều thành quả; HTQLĐĐ&BấT đẫNG SảN ở các nước phát triển và đang phát triển trong khu vực (, Đài Loan, Thái Lan, Malaixia) được hình thành trong khoảng 40-50 năm theo kinh nghiệm của các nước phát triển; HTQLĐĐ&BấT đẫNG SảN các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường ( Trung Quốc và các nước Đông Âu) đã và đang đổi mới trong khoản 20 năm trở lại đây. HTQLĐĐ&BấT đẫNG SảN hiện tại của các nước có những đặc điểm chung: (a) Trực thuộc Bộ quản lý đa ngành về tài nguyên, môi trường, quy hoạch, phát triển hạ tầng ( Thuỵ Điển, Hà Lan, Uc, Malaixia, Trung Quốc ); (b) tổ chức hoạt động chuyên môn theo ngành dọc từ trung uơng đến địa phưong ; (c) Cơ cấu Hệ thống gồm các thành phần chính: chính sách, pháp luật, quy họach sử dụng đất , đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và bất động sản, định giá, hệ thống thông tin; (d) Hiện đại hoá HTQLĐĐ&BấT đẫNG SảN trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại : công nghệ GPS, viền thám, hàng không trong việc đo đạc lập bản đồ , công nghệ thông tin trong việc xây dựng hệ thống thông tin Địa lý (GíS) , Thông tin đất đai ( LIS) phục vụ cho công tác quy hoach, đăng ký, định giá. Mô hình tổ chức quản lý đất đai nước ta hiện nay ( xem sơ đồ dưới ) Sơ đồ 6: Tổ chức Hệ thống quản lý đất đai Việt Nam BộTài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường Vụ Đất đai Vụ Pháp chế Vụ Đăng ký Thống kê đất đai Thanh tra Thanh Trung tâm Thông tin Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai Viện Nghiên cứu Địa chính P Quy hoạch, Kế hoạch - Đo đạc bản đồ, - Đăng ký thống kê đất đai -Thanh tra Trung tâm Thông tin Kỹ thuật TàI nguyên và MôI trường Cán bộ địa chính Xã phường Tổ chức hệ thống quản lý đất đai trong ngành Tài nguyên và Môi trường CHƯƠNG VIII THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM 1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM 1.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1980 Trong thời gian từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến năm 1960 ở miền bắc thị trường bất động sản vẫn diễn ra; Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, các giao dịch thuê mướn, thế chấp, cầm cố bất động sản hầu như ít xuất hiện. Thời kỳ sau các năm 1958 đến 1975 là thời kỳ phát triển của kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, thị trường bất động sản hoạt động với nhịp độ thấp và quy mô không lớn, và chủ yếu diễn ra trong phạm vi mua bán đất ở, nhà ở. giai đoạn từ sau 1975 đến 1980, ở Miền Nam thực hiện cải tạo nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; về mức độ ở hai miền có khác nhau song thị trường bất động sản vẫn chưa hình thành và phát triển. Từ năm 1945 đến năm 1980, đất đai, bất động sản ở nước ta thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu cộng đồng, sở hữu của tổ chức, sở hữu của Nhà nước và hoạt động giao dịch mua bán, thuê mướn, cầm cố đất đai, nhà cửa diễn ra một cách bình thường. Sau cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc, đất đai - bất động sản đã được phân phối lại, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng thuê mướn, cầm cố đất đai - bất động sản vẫn diễn ra, nhưng không phổ biến. Cách thức và thủ tục chuyển nhượng, mua bán, thuê mướn....được thực hiện theo truyền thống tập quán của cộng đồng. Các bên tham gia giao dịch tự tìm đến nhau và tự thoả thuận giá cả. Trong giai đoạn này mặc dù nhà nước chưa có văn bản Pháp luật về giao dịch bất động sản, nhưng Nhà nước vẫn thừa nhận và làm thủ tục cho các quan hệ giao dịch mua, bán, thuê mướn bất động sản, vẫn thu lệ phí trước bạ (thuế trước bạ) khi đăng ký quyền sở hữu nhà, đất. Đặc điểm chủ yếu của thị trường bất động sản trong giai đoạn này là một thị trường tự phát ở một số vùng, một số địa phương theo yêu cầu của thực tế; chưa có khung Pháp luật cho thị trường bất động sản; chưa xuất hiện các tổ chức kinh doanh, môi giới, dịch vụ, cung cấp thông tin thị trường bất động sản. 1.2. Giai đoạn từ sau năm 1980 đến năm 2003 Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nghiêm cấm việc mua bán đất đai. Do đó, Nhà nước không ban hành hệ thống các văn bản Pháp luật cho thị trường bất động sản. Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, đăng ký quyền sử dụng đất cũng không được thực hiện, vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và được giao cho khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác xã. Quan hệ chuyển dịch, mua bán đất đai, thuê mướn, cầm cố đất đai từ năm 1980 đến đầu thập kỷ 90 không được thừa nhận. Tuy nhiên; cùng với quá trình đổi mới của toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu sử dụng đất phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng và phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ ... thuộc các thành phần kinh tế ngày một gia tăng, nhu cầu giao dịch về đất đai được đặt ra. Hiện tượng mua, bán đất đai, mua bán bất động sản đã xuất hiện và diễn ra sôi động tại các đô thị vào những năm từ 1991-1993, với hình thức mua nhà ở, được tiếp tục sử dụng đất ở gắn với nhà ở vì Điều 17 Luật đất đai 1988 đã cho phép "Người được thừa kế nhà ở hoặc người chưa có nhà ở khi được người khác chuyển nhượng nhà ở, sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở thì được quyền sử dụng đất ở có ngôi nhà đó". Thực chất quan hệ mua bán nhà ở là hiện tượng mua bán đất đai ngầm không được Pháp luật quy định. Hiện tượng tự chuyển đất nông nghiệp thành đất ở, đầu cơ nâng giá, hạ giá là khá phổ biến làm xáo trộn những quan hệ về đất đai theo quy định của Pháp luật. Hiện tượng giao đất, cho đất không đúng thẩm quyền diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các vùng ngoại thành đô thị, các khu vực ven đường giao thông, các trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ v.v... và các vụ khiếu kiện đất đai đã bắt đầu phát sinh và phát triển ... Đặc điểm cơ bản của thị trường bất động sản trong giai đoạn này là sự tự phát hình thành thị trường ngầm mua, bán đất từ phạm vi hẹp được phát triển đến sôi động, không được Pháp luật qui định ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội, mặc dù Hiến pháp 1980 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước nghiêm cấm việc mua bán và lấn chiếm đất trái phép và Điều 5 Luật đất đai 1987 qui định: "Nghiêm cấm việc mua bán, lấn chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức". Hiến pháp năm 1980 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng suốt thời kỳ từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 thị trường ngầm đất đai - thị trường bất động sản ngày càng sôi động và gia tăng. Ở thời kỳ này, mặc dù vẫn chưa có yếu tố Pháp luật cho thị trường đất đai - Thị trường bất động sản, song các giao dịch mua bán, cùng với nhận chuyển nhượng quyền sử dụng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, các giao dịch thuê mướn, thế chấp góp vốn .. đã xuất hiện. Từ sau pháp lệnh nhà ở và nhất là sau Luật đất đai 1993, thị trường bất động sản ở nước ta đã được khơi dậy - hình thành và từng bước phát triển. Có thể nói, cùng với việc phát triển mạnh mẽ vững chắc của toàn bộ nền kinh tế xã hội của đất nước, thị trường bất động sản là kết quả của công cuộc đổi mới, đó là kết quả của cả một quá trình xây dựng lâu dài để có được một thị trường bất động sản hôm nay, cho dù đó là một thị trường bất động sản chưa thật hoàn hảo - một thị trường được chia làm hai phần rõ rệt ; thị trường không chính thức (thị trường nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước) và thị trường hoạt động mà Nhà nước kiểm soát được (thị trường chính thức). Thị trường bất động sản không chính thức vẫn tồn tại ở một phạm vi rộng và có ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội, có nơi có lúc đã có tác động tiêu cực, là vấn đề cần được quan tâm. 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998; Luật đất đai năm 2003; Pháp lệnh Nhà ở năm 1991 và các Nghị định, Thông tư của Thủ tướng Chính phủ ra đời trong thời gian qua đã cụ thể hoá Luật đất đai và Pháp lệnh nhà ở là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý thị trường bất động sản. Việc quản lý thị trường bất động sản đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu hình thành và phát triển thị trường Bất động sản ở Việt Nam. Để thực hiện Luật đất đai và Pháp lệnh nhà ở có hiệu quả, nhiều văn bản đã được ban hành như khung giá các loại đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ, quyền sở hữu nhà ở và kinh doanh nhà ở, về xây dựng kết cấu hạ tầng, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ... đang từng bước làm cho đất đai, nhà ở tiếp cận với thị trường bất động sản. Đây là một trong nhưng cơ sở quan trọng hình thành và phát triển thị trường bất động sản, tăng nguồn thu đáng kể vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy việc sử dụng đất đai có hiệu quả, tăng cường năng lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, cũng như trên cơ sở kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở, bước đầu giúp cho việc phân bổ quỹ đất đai hợp lý hơn cho các mục đích sử dụng và tạo lập được một cơ chế hợp lý trong quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng đối với đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hình thành và phát triển thị trường bất động sản. Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong những năm gần đây đã được tiến hành khẩn trương, góp phần tăng cường công tác quản lý đất đai. Đây là tiền đề quan trọng cho sự hình thành thị trường chuyển quyền sử dụng đất đai. Các chương trình phát triển nhà ở cũng như các chính sách hỗ trợ vốn cho các hoạt động phát triển nhà ở cho các địa phương, chính phủ đã cho phép các địa phương sử dụng phần lớn nguồn tiền thu về sử dụng đất đô thị để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và lo nhà cho người có thu nhập thấp. Chính phủ cũng cho phép các địa phương giữ lại toàn bộ số tiền thu từ việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước dùng cho các phương án phát triển và cải tạo nhà ở. Tất cả các chính sách, các chương trình trên làm cơ sở để hình thành và phát triển một thị trường bất động sản. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta đang tồn tại song song cả thị trường bất động sản chính thức do Nhà nước quản lý và thị trường bất động sản không chính thức. Nguyên nhân sâu xa là thiếu một hệ thống chuyển nhượng đất đai và hệ thống đánh thuế rõ ràng và hợp lý, từ đó chủ sử dụng đất đã lợi dụng thị trường không chính thức để bán quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, thậm chí cả khi họ không có các giấy tờ đó. Trước năm 1993 Luật đất đai chưa công nhận quyền thực hiện các giao dịch có liên quan đến đất đai nên đất thường không có giá. Sau năm1993 Luật đất đai cũng không quy định quyền tự do chuyển nhượng và hệ thông quản lý nhượng, từ đó đã kích thích thị trường bất động sản không chính thức phát triển. Sự xuất hiện và phát triển thị trường bất động sản không chính thức ở nước ta đã làm tổn hại rất lớn đến lợi ích quốc gia, ngoài ra nó còn dẫn đến sự xây dựng bừa bãi, lộn xộn, phá vỡ quy hoạch cảnh quan đô thị, làm cho trật tự xây dựng đô thị bị đảo lộn nghiêm trọng. Nhà nước đã dùng nhiều biện pháp để lập lại trật tự trong việc quản lý và sử dụng đất đai, nhưng muốn quản lý và kiểm soát nó chúng ta không thể chỉ dựa vào biện pháp hành chính đơn giản mà phải hiểu bản chất của nó để điều tiết nó. Đánh giá thực trạng thị trường bất động sản ở nước ta hiện nay đã khẳng định một số yếu tố làm xuất hiện, tồn tại và phát triển thị trường bất động sản không chính thức là: - Luật đất đai, Bộ Luật dân sự tuy đảm bảo cơ sở cho việc hình thành thị trường bất động sản thông qua việc xác lập quyền mua và bán quyền sử dụng đất đai, nhưng việc chuyển dịch về đất từ người bán sang người mua thì lại chưa được thực hiện qua kê khai đăng ký, nhất là đăng ký bất động sản, chưa có một hệ thống đăng ký hỗ trợ cho Luật, Bộ luật có thể đi vào cuộc sống. - Thị trường Bất động sản nước ta về cơ bản là thị trường không chính thức do hầu hết các bất động sản không có đầy đủ điều kiện pháp lý khi tham gia vào các giao dịch dân sự như bán quyền sử dụng đất, nhà, thế chấp , cho thuê ... Trong khi đó việc hợp thức hoá rất khó khăn, thủ tục phức tạp rườm rà, giá các thuế phí lại quá cao. - Các quyền của người mua và người bán quy định chưa rõ ràng. - Việc trốn tránh nộp thuế và lệ phí đã trở thành thói quen, không được xử lý nghiêm khắc trong quá trình thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất. - Yếu tố tâm lý tập quán cũng là nguyên nhân tác động không nhỏ đến các biến động phức tạp trên thị trường bất động sản. Tâm lý phổ biến của người Việt Nam là muốn được sở hữu nhà gắn liền với đất. Ngay cả đối với những người có thu nhập trung bình cũng muốn sở hữu một mảnh đất với một căn nhà đơn giản hơn là một căn hộ hoàn chỉnh mà không gắn liền với đất đai. Trong điều kiện đó, chủ trương về quy hoạch đô thị không cho phép quy hoạch nhà chia lô càng gây tác động tâm lý, làm mất cân bằng trong quan hệ cung cầu về đất đai. Chính vì vậy giá đất luôn luôn có xu hướng tăng nhanh hơn giá nhà. - Vai trò điều tiết thị trường của Nhà nước chưa được xác định trong việc quản lý giá mua, giá bán, tổ chức mua bán, giúp cho người mua người bán gặp gỡ nhau, tổ chức cung cấp các thông tin về nhà đất, việc đăng ký thống kê và việc thực thi các trình tự, thủ tục chính thức cho việc giao dịch dân sự về nhà và đất. - Tiến độ cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở khu vực đô thị còn quá chậm. - Thiếu sự kiểm soát thường xuyên và có hệ thống về quản lý và sử dụng đất. - Nhà nước chưa thực hiện các bước để chính thức hoá thị trường bất động sản trong khi nhu cầu giao dịch dân sự về mua bán nhà, đất là một nhu cầu tất yếu có tính quy luật khách quan ngày một gia tăng. - Có một nghịch lý về cung - cầu bất động sản hiện đang tồn tại: Cầu của khu vực dân cư về nhà ở tăng vọt và lớn hơn so với cung, trong khi cung về mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, mặt bằng cho doanh nghiệp Nhà nước và diện tích khách sạn, văn phòng lại vượt xa cầu. Điều đáng lưu ý là những bất động sản mà cung vượt cầu thường được hình thành từ nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. - Còn có sự khác nhau giữa việc chuyển dịch nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất, mà nguyên nhân chính là đất thuộc sở hữu toàn dân, trong khi nhà ở thì lại thuộc sở hữu tư nhân. - Chương trình truyền thông cho khách hàng chưa đầy đủ. Thực tế nhân dân vẫn chưa hiểu rõ và đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình về trình tự và thủ tục hành chính trong việc kê khai, đăng ký và các nghĩa vụ tài chính về nhà đất gồm thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí địa chính. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM 1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG 1.1. Mục tiêu phát triển thị trường bất động sản Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: "Thúc đẩy sự hình thành và từng bước phát triển các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm đến các thị trường quan trọng nhưng hiện nay chưa có hoặc còn sơ khai như : Thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ ...". Đó chính là sự tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta, nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010. Báo cáo chính trị của Đảng khẳng định: "... hình thành và phát triển thị trường bất động sản, cho phép chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật". Từng bước khắc phục những tồn tại yếu kém hiện nay, chuẩn bị tốt các cơ sở hình thành và phát triển thị trường bất động sản theo đường lối phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế xã hội đồng thời đáp ứng xu hướng hội nhập khu vực và Quốc tế, đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị có trật tự kỷ cương và nề nếp theo quy hoạch và pháp luật. Đó chính là mục tiêu xây dựng và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta trong thời gian tới. 1.2. Quan điểm phát triển thị trường bất động sản Nhằm thực hiện mục tiêu trên, việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta phải quán triệt các quan điểm sau: Một là, ở nước ta thị trường bất động sản phát triển nhanh và bền vững phải được thực hiện trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Người mua, bán nhà hoặc công trình chỉ được chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Người thế chấp, góp vốn liên doanh bất động sản chỉ được sử dụng gía trị quyền sử dụng đất thế chấp hoặc góp vốn liên doanh. Giá trị quyền sử dụng đất lại tuỳ thuộc vào hình thức giao đất hoặc thuê đất, tuỳ thuộc vào phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất ... để khai thác cao nhất nguồn lực từ đất đai, Nhà nước thực hiện giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho người sử dụng đất và giao cho họ các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất. Do đó, phát triển thị trường bất động sản phải phát huy cao nhất các quyền này trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý mà vấn đề cơ bản là Nhà nước phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đúng mục đích, nhà nước - người đại diện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai phải thực hiện được quyền định đoạt tối cao là quyền thu hút đất. sự phát triển thị trường bất động sản theo cơ chế thị trường song không thể tách rời vai trò định hướng quản lý điều tiết của Nhà nước. Hai là, Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là để khai thác mọi thế mạnh, mọi nguồn lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản. Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là mọi thành phần kinh tế đều được tham gia vào thị trường bất động sản, mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều có các qyền bán (chuyển nhượng), mua (nhận chuyển nhượng), thuê, cho thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh bằng giá trị bất động sản (giá trị quyền sử dụng đất) ... mọi chính sách và biện pháp ưu đãi đều được áp dụng thống nhất cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh bất động sản như : biện pháp sử dụng quỹ đất tạo vốn ban đầu (tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng), biện pháp ưu đãi trong giao đất, thuê đất, ưu đãi tín dụng, chính sách thuế ... Ba là, Dân sự hoá các quan hệ chuyển dịch bất động sản. Thị trường bất động sản chỉ có thể phát triển khi các quan hệ chuyển dịch được thực hiện theo cơ chế thị trường, Nhà nước - người quản lý xã hội tham gia điều tiết vĩ mô thị trường bằng các công cụ vĩ mô : Chính sách, pháp luật, biện pháp hướng dẫn... Quan hệ chuyển dịch quyền sở hữu (quyền sử dụng) bất động sản là quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự, nó bị chi phối chủ yếu bằng các công cụ và biện pháp kinh tế và được thực hiện ở thị trường. Vì thế, vấn đề mở rộng, dân sự hoá các quan hệ chuyển dịch bất động sản phải được xem như là một quan điểm trong việc xây dựng và phát triển thị trường bất động sản. Bốn là, phát triển thị trường bất động sản trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường trong xã hội có sự phân hoá giàu nghèo; người nghèo, người có thu nhập thấp sẽ không có khả năng tự lo được chỗ ở, nhất là ở đô thị. Mặt khác, cùng hoạt động trong thị trường sẽ có những doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có những thời kỳ gặp khó khăn, cá biệt có trường hợp không cứu vãn vì bị phá sản, nhưng xã hội lại rất cần các doanh nghiệp này tồn tại và phát triển vì lợi ích chung của xã hội. Những khuyết tật vốn có này là mặt trái của cơ chế thị trường phải được khắc phục, đồng thời phát huy nhân tố con người, mở rộng cơ hội cho mọi người đều có điều kiện phát huy khả năng tham gia vào quá trình phát triển bất động sản và được hưởng thụ những thành quả của chính sự phát triển đó, giảm bớt sự ngăn cách giàu nghèo mà biểu hiện cụ thể là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn, ở, đi lại, học tập và làm việc... giữ gìn sự công bằng xã hội. Nhà nước hỗ trợ về tài chính, về kỹ thuật, về đào tạo nhân lực... cho doanh nghiệp đang yếu kém vươn lên hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu bất động sản cho xã hội; đồng thời nhà nước cũng hỗ trợ cho người nghèo, người có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách xã hội để họ có thể mua nhà hoặc thuê nhà ở. Mặt khác, nhà nước cũng giành phần vốn hợp lý để đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo môi trường cho thị trường bất động sản phát triển. 1.3. Định hướng phát triển thị trường bất động sản Để thực hiện tốt mục tiêu, quan điểm nêu trên, cần phải định hướng phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới là: * Xây dựng khung thể chế và pháp luật về thị trường bất động sản. - Xây dựng khung pháp luật về thị trường bất động sản và luật kinh doanh bất động sản. - Thành lập một tổ chức chính phủ để quản lý và phát triển thị trường bất động sản. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển nhà và đất. * Từng bước xây dựng thị trường bât động sản chính thức - Xây dựng cơ chế vận hành thị trường bất động sản. - Quyền của người bán nhà, đất và quyền của người mua nhà đất được đảm bảo. - Phải có cơ chế người mua và người bán tìm đến nhau thông qua các phương tiện thông tin quảng cáo, môi giới, đại lý. - Các hợp đồng mua, bán thông dụng, được cộng đồng chấp nhận và người mua bán có thể thực hiện một cách dễ dàng. - Việc mua bán được kê khai, đăng ký một cách công khai ở nơi đăng ký công cộng. - Quyền sử dụng đất và bán nhà cho người mua không phải qua kiểm soát và xét duyệt hành chính. * Các chính sách phát triển bất động sản + Thuế và các khoản lệ phí phải nộp: - Thuế sử dụng đất - Thuế chuyển quyền sử dụng đất - Lệ phí địa chính. + Tạo lập thị trường vốn + Sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bất động sản. * Coi trọng và đi trước một bước công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn. Phải có quy hoạch chi tiết và công khai hoá. * Tổ chức định giá đất, giá nhà phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Xoá bỏ giá bao cấp, giá xin - cho. * Hình thành các tổ chức đăng ký bất động sản. Hình thành và phát triển hệ thống tổ chức đăng ký nhà đất và xác nhận mọi biến động về chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà. * Phát triển nhà ở dành cho người nghèo: giao đất làm nhà, bán nhà trả góp , cho vay tiền, giảm giá thuê đất, phát động xây dựng nhà tình nghĩa. * Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động kinh doanh bất động sản : ban hành quy chế pháp lý và quản lý hoạt động của các đại lý, môi giới dịch vụ bất động sản, hành nghề định giá bất động sản, nghề phát triển bất động sản, nghề tư vấn bất động sản ... 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM Để thực hiện mục tiêu nhanh chóng hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; đó chính là một thị trường bất động sản phát triển lành mạnh có sự kiểm soát của nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hệ thống các biện pháp, hướng dẫn các giao dịch; đồng thời khắc phục những tồn tại hiện nay của thị trường bất động sản, những giải pháp cơ bản thúc đẩy sư hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở nước ta trong thời gian tới bao gồm: 2.1. Từng bước xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp luật cho thị trường bất động sản Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp luật là việc làm khởi đầu và thường xuyên để thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản. Nhằm từng bước hạn chế và xoá bỏ thị trường bất động sản không chính thức (thị trường nhà nước không kiểm soát được). a) Để tạo môi trường pháp lý cần khẩn trương xây dựng Luật kinh doanh bất động sản. Luật kinh doanh bất động sản điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến quản lý và hoạt động kinh doanh bất động sản, đây là nhu cầu bức xúc để phát triển nền kinh tế thị trường bất động sản có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Do chưa có Luật kinh doanh bất động sản nên từ trước tới nay việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến thị trường bất động sản phải dựa vào nhiều văn bản pháp luật như Luật đất đai, Luật xây dựng, Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật thuế và các văn bản pháp quy có liên quan. Tuy nhiên, việc dựa vào quá nhiều các văn bản như trên khó tránh khỏi chồng chéo, không đầy đủ và gây nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện. b) Các quy định cần phải thông thoáng hơn, không hạn chế đối tượng được quyền mua bán, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng, thuê mướn, thế chấp, góp vốn liên doanh bằng bất động sản. Riêng đối với tổ chức, cá nhân người nước ngoài thì có hạn chế về thời gian được sử dụng đất và chỉ nên khống chế phạm vi thực hiện ở một số địa phương. c) việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp đất đai và bất động sản phải thông qua đăng ký giao dịch. d) Có chính sách phù hợp giải quyết càng sớm càng tốt những tồn đọng về nhà đất do lịch sử để lại; đây là một tồn tại lớn cần giải quyết dứt điểm. 2.2. Coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo quy hoạch phải đi trước một bước nhằm phát triển bất động sản đúng mục đích, cân đối và hiệu quả. Diện tích đất đai có hạn mà áp lực đối với đất đai trong mọi lĩnh vực ngày càng tăng, vì vậy phải bố trí sử dụng đất hợp lý, vừa đảm bảo nhu cầu vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên hữu hạn và quý giá là đất đai với quan điểm phát triển bền vững. Phương án quy hoạch sử dụng đất mang tính khả thi cao và phải được công khai hoá. 2.3. Những giải pháp nhằm tạo ra nhiều hàng hoá bất động sản hoàn thiện về tính pháp lý để thực hiện các giao dịch, đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. Để đạt được giải pháp này cần: a) Khẩn trương hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính b) Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (giảm bớt các thủ tục, xem xét các khoản thu về tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ; sắp xếp lại trụ sở làm việc ra khỏi các trung tâm thương mại và dịch vụ .v.v...). 2.4. Những giải pháp tài chính cơ bản a) Phát triển thị trường vốn và tiền tệ, huy động vốn đầu tư trong nước là một điều kiện cần thiết để hình thành một thị trường bất động sản phát triển vững chắc và lành mạnh, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa cung-cầu về bất động sản b) Giá đất do nhà nước quy định phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và giá thị trường trong điều kiện bình thường. c) Hỗ trợ vốn ban đầu và cho vay lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. d) Hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho người nghèo, người có thu nhập thấp trong việc mua nhà hoặc thuê nhà. e) Giảm tiền mua cổ phần với những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. f. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian nhất định đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bất động sản (số thuế được miễn giảm doanh nghiệp đầu tư tăng cường năng lực sản xuất mở rộng kinh doanh bất động sản). 2.5. Tổ chức hoàn thiện hệ thống doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bất động sản a) Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh bất động sản . b) Mọi doanh nghiệp đều phải đăng ký kinh doanh hành nghề và làm đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. c. Tổ chức tốt mạng lưới tư vấn giao dịch, tư vấn thông tin thị trường, tư vấn pháp luật, tư vấn giá cả, thủ tục hợp đồng giao dịch ... d) Hình thành và phát triển doanh nghiệp phát triển đất. 2.6. Tổ chức quản lý nhà nước với thị trường bất động sản a) Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần kiểm soát giá cả bất động sản hợp lý. b) Tổ chức cơ quan đăng ký bất động sản. Các giao dịch về bất động sản đều phải được đăng ký. Tạo tiền đề cho Nhà nước quản lý và điều tiết thị trường bất động sản. c) Tổ chức, thống nhất tập trung thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ vào một cơ quan. d) Tổ chức hệ thống dịch vụ cung cấp thông tin cho thị trường bất động sản, đảm bảo các thông tin đầy đủ, minh bạch và dễ tiếp cận. e) Thành lập tổ chức định giá bất động sản, đào tạo nghề định giá bất động sản. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho công chức quản lý Nhà nước về đất đai - nhà ở. f) Tổ chức thực hiện điểm, xây dựng mô hình phát triển bất động sản để nhân rộng ra cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo phần B: Các khái niệm về thị trường bất động sản 1/1999. Dự án thi hành chính sách đất đai TF 29167. Luật đất đai năm 1993, 1998, 2001, 2003 Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự 1995. Một số khái niệm và những phương pháp định giá bất động sản - Tổng cục Địa chính năm 2000. TS. Phạm Sỹ Liêm - Chuyên đề thị trường bất động sản - Hội khoa học kỹ thuật và xây dựng Việt Nam, Hà Nội 3-2001. Cơ sở khoa học và giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường Bất động sản - Bộ tài chính 04-2001. Định giá bất động sản khác, Tổng cục Địa chính - Hà Nội 10/1999. Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới, Tổng cục Địa chính - Hà Nội 2000. Báo cáo tóm tắt 10 năm kinh doanh bất động sản ở Thâm Quyến - Trung Quốc. TS. Hồ Thị Lam Trà và TS Nguyễn Thanh Trà - Bài giảng Định giá đất, dùng cho cao học ngành Quản lý đất đai - Hà Nội 2002. Th.sỹ Nguyễn Văn Quân - Bài giảng định giá, dùng cho đại học ngành Quản lý đất đai - HN 2002. TS. Nguyễn Đình Bồng và TS. Nguyễn Thanh Trà - Bài giảng Quản lý thị trường Bất động sản, dùng cho cao học ngành quản lý đất đai – HN2002. Hội thảo khoa học: Phát triển và quản lý thị trường bất động sản ở Việt Nam. Bộ Xây dựng - Bộ kế hoạch và đầu tư - Bộ tài nguyên và môi trường- Bộ Tài chính - Hà Nội 2003. A.F. Millington: "An Introduction to property valuation" the Eastates Gazette Limited Publisher, London 1988. GS.TSKH Lê Đình Thắng: Giáo trình nguyên lý thị trường nhà đất - NXB Chính trị Quốc Gia - Hà Nội 2000. Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgt_ttbds_hoan_chinhluu_6126.doc
Tài liệu liên quan