Bảo hiểm ngoại thương

Chương 1 Những vấn đề chung về bảo hiểm hàng hóa và lịch sử hình thành Chương 2 Luật áp điều chỉnh hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Chương 3 Các loại rủi ro trong hàng hải Chương 4 Tổn thất và chi phí Chương 5 Các điều khoản bảo hiểm Chương 6 Giám định tổn thất và bồi thường Chương 7 Hợp đồng bảo hiểm

ppt30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 4058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bảo hiểm ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Đinh Thị Lệ Trinh Tài liệu tham khảo Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Đỗ Hữu Vinh – NXB Tài Chính Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa. GS-TSKH Trương Mộc Lâm- NXB Thống Kê Vận tải giao nhận quốc tế và bảo hiểm hàng hải. Dương Hữu Hạnh – NXB Thống Kê Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Phạm Mạnh Hiển – NXB Thống Kê Logistics: Những vấn đề cơ bản. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Thống Kê Vận tải giao nhận hàng hóa XNK. PGS.TS Hoàng Văn Châu – NXB Kỹ Thuật Luật hàng hải, luật kinh doanh bảo hiểm Các sách và giáo trình khác có cùng nội dung Các môn học liện quan: nghiệm vụ ngoại thương, vận tải hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế Các webs liên quan: google,… Nội dung Welcome các bạn đến với môn học này Cách đánh giá Giới thiệu về môn học Phương pháp học Cấu trúc của kinh doanh quốc tế. Welcome! Giảng viên: Đinh Thị Lệ Trinh Email:dtltrinh@ctu.edu.vn Không tiếp sinh viên qua điện thoại Thời gian tiếp sinh viên: 14:00 – 16:00 thứ 7 Bộ môn: Kinh Tế- Khoa KT &QTKD Cấu trúc điểm Tham gia: 10% Bài viết: 20% Thi (trắc nghiệm): 70% Tham gia: 10% Vắng mặt tối đa 2 buổi, đóng góp ý kiến cho lớp cũng như giáo viên. Thể hiện thái độ tích cực: tắt điện thoại, ít đi trễ, có thái độ tôn trọng đối với giáo viên và bạn cùng lớp Bài viết: 20% Bài viết: Tìm một tai nan thật sự đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển từ Việt Nam sang 1 quốc gia khác (hoặc ngược lại). Bạn hãy giả sử hàng hóa của bạn gặp tổn thất, bạn sẽ làm gì và các bên liên quan sẽ làm gì trong cả 2 trường hợp là có mua bảo hiểm và không mua bao hiểm. Thời gian nộp bài : Đầu giờ tuần thứ 13 Nội dung: 2.000- 3.000 từ Cấu trúc: Tự do Tài liệu tham khảo: sách và báo, webs mang tính học thuật cao. Tài liệu tham khảo càng nhiều càng tốt. Bài viết: 20% Bài viết: Hình thức: Tuyệt đối không sử dụng giấy kiến, giấy cứng, màu và thơm. Không được đóng thành cuốn có sử dụng nhựa. Trong trường hợp vi phạm, sinh viên bị trừ ½ điểm. Trên bìa, thể hiện các thông tin sau: Tên đề tài, tên các thành viên trong nhóm, MSSV, 1 số điện thoại và 1 địa chỉ email, kết quả đánh giá mức độ tham gia của từng cá nhân và số từ của bài viết. Thi (trắc nghiệm): 70% Nội dung: Bài giảng trên lớp Các sách đã giới thiệu Tình hình kinh tế và đầu tư ở Việt Nam Thời gian: Chủ Nhật của tuần 14 (khoảng 50 phút) Số câu hỏi: khoảng 50 câu Điểm 0 Đạo văn Dối trá trong điểm danh Lấy tài liệu của nhóm khác hay nhóm trước đó Nhờ làm bài hộ Không thực hiện cv làm nhóm Sử dụng hay chia sẻ bài làm cho nhóm khác để copy hay sửa đổi Nộp bài trễ Chương 1 Những vấn đề chung về bảo hiểm hàng hóa và lịch sử hình thành GV: Đinh Thị Lệ Trinh Giới thiệu môn học Bảo hiểm ngoại thương là gì? Nghiên cứu cái gì? Tại sao phải nghiên cứu? Phương pháp nghiên cứu? Cấu trúc của môn học? Mục tiêu của khóa học? Bảo hiểm ngoại thương là gì? Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với đk người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc trên bộ, trên sóng liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển. Bảo hiểm hàng hải: Bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm nhân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng hoá vận tải bằng đường biển. Bảo hiểm ngoại thương: là bảo hiểm những rủi ro liên quan đến hành trình đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không (các giao dịch này mang tính chất vượt ra khỏi biên giới một quốc gia )gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm. Giới hạn cho môn học: bảo hiểm hàng hoá vận tải bằng đường biển Nghiên cứu cái gì? Đứng trên góc độ là nhà xuất nhập khẩu, BHNT nghiên cứu hoạt động liên quan đến việc bảo vệ, bảo quản và giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa khi bị tổn thất, hư hỏng, mất mát nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho các bên. Tại sao phải nghiên cứu? Hiểu được các hoạt động này sẽ giúp nhà xuất nhậu khẩu biết cách bảo vệ hàng hóa của mình, giảm tối đa rủi ro cho hàng hóa và hạn chất tổn thất khi có rủi ro xảy ra Giúp các bạn sinh viên có định hướng tốt về nghề nghiệp. Giúp các công ty bảo hiểm, nhà vận tải và các bên liên quan khác đưa ra các quy định, quy tắc để hạn chế tối đa tổn thất cho hàng hóa và giảm tối đa trách nhiệm của họ Tác dụng của bảo hiểm Có khả năng tập trung vốn để bù đắp về tài chính nhằm khắc phục rủi ro Có tác dụng bồi thường Có tác dụng đề phòng và hạn chế tổn thất Góp phần tích lũy và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước Thực chất: phân chia tổn thất của một hay một số người cho mọi người mua bảo hiểm gánh chịu Sự cần thiết của bhhhxnk bằng đường biển Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro gây ra tổn thất nhà xuất nhập khẩu. Trách nhiệm của người chuyên chở rất hạn chế và việc bồi thường gặp nhiều khó khăn Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong trường hợp bị tổn thất Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh Phương pháp nghiên cứu? Tham khảo sách trước khi lên lớp Tìm kiếm tình huống thực tế trên sách, báo và webs để hiểu thêm về tình huống thực tế và làm tốt bài tập Nghe giảng để cô đọng lại kiến thức đã đọc. Tìm hiểu thêm thực tế thông qua các mối quan hệ Nội dung nghiên cứu? Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm hàng hóa và lịch sử hình thành Chương 2: Luật áp điều chỉnh hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Chương 3: Các loại rủi ro trong hàng hải Chương 4: Tổn thất và các chi phí Chương 5: Các điều khoản bảo hiểm Chương 6: Giám định tổn thất và bồi thường Chương 7: Đòi người thứ ba Chương 8: Đề phòng và hạn chế tổn thất Mục tiêu của khóa học? Nắm vững các nguyên tắc, lý thuyết về cách bảo vệ, bảo quản và hạn chế rủi ro và tổn thất cho hàng hóa Có thể ứng biến tốt với tình huống thực tế. Nội dung cơ bản Bảo hiểm Tồn tại rủi ro Rủi ro Tổn thất Giám định Bồi thường Một số khái niệm Người bảo hiểm (insurer): là cty bảo hiểm của nhà nước hay tư nhân, là người nhận trách nhiệm về rủi ro , được hưởng phí bh và phải bồi thường khi có tổn thất xr Người được bh (the insured): là người có lợi ích bh (insurable interest): là người bị thiệt hại khi rủi ro xr và được bh bồi thường. Họ thường là người có sở hữu về đối tượng bh và là người phải nộp phí bh Một số khái niệm Rủi ro được bh (risk insured against): là rủi ro đã thỏa thuận trong hđ. Người bh chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra mà thôi Phí bảo hiểm: là khoản tiền doanh nghiệp được bh đóng cho người bh để được bh Những vấn đề chung về bảo hiểm hàng hóa Đối tượng bảo hiểm Các nguyên tắc của bảo hiểm hàng hải Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm: Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, tài sản hoặc có một vật thể đễ bị đe dọa bởi các rủi ro Đối tượng bảo hiểm (subject matter insured): là tài sản hoặc lợi ích được mang ra bh. Đối tượng bh có thể là tài sản, con người và trách nhiệm đối với người thứ ba Theo luật hàng hải Việt Nam, đối tượng bảo hiểm là “bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải có thể quy ra tiền bao gồm: tàu biển, hàng hóa, tiền cước vận chuyển, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mau tàu, tiền lãi ước tính hàng hóa, các khoản hoa hồng, tiền phí tổn thât chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được đảm bảo bằng tàu hàng hoặc tiền cước vận chuyển”. Nguyên tắc cơ bản của bh Quyền lợi có thể bảo hiểm Trung thực tối đa Bồi thường Thế quyền Phân loại bảo hiểm Căn cứ vào tính chất của bh: bh xã hội và bh thương mại Căn cứ vào đối tượng bh: bh nhân thọ và bh phi nhân thọ Căn cứ vào phương thức hđ: bh tự nguyện và bh bắt buộc Căn cứ vào phạm vi hđ: bảo hiểm đối nội và bh đối ngoại Các số liệu cơ bản Đầu năm 2010: 1654 tàu, 450 tàu hoạt động quốc tế, chiếm 15% thị phần thị trường vận chuyển hhxnk Tai nạn hàng hải năm 2009: 69 vụ: 62, 7. Đâm va: 25 Va chạm: 6 Mắc cạn: 24 Cháy: 3 Lật tàu: 1 Chìm: 9 Khác: 1 Thiệt hại về người: 29 người chết, 12 người bị thương Thiệt hại về hàng hóa:3700 tấn than cám,915,25 tấn than cục, 400 tấn dầu FO,150 tấn dầu DO Nguồn gốc Cho vay mạo hiểm: người La Mã Thế kỷ 13 ở Ý: bản hđbh đầu tiên được ký cho tàu Santa Clara Thế kỷ 17: bảo hiểm tư nhân phát triển ở Anh Thế kỷ 18: chào bán bảo hiểm tại quán cà phê của Edward Lloyd, hợp đồng có giá trị pháp lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChuong_1.ppt
  • pptChuong_2.ppt
  • pptChuong_3.ppt
  • pptChuong_4.ppt
  • pptChuong_5.ppt
  • pptChuong_6.ppt
  • pptChuong_7.ppt