Báo cáo Tóm tắt về triển vọng kinh tế thế giới của quỹ tiền tệ quốc tế

TÓM TẮT BÁO CÁO VỀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI CỦA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾTăng trưởng toàn cầu đang giảm tốc do tác động của khủng hoảng tài chính (Chương 1). Suy giảm tăng trưởng xảy ra nhiều nhất ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là ở Mỹ - nơi mà sự điều chỉnh của thị trường nhà đất tiếp tục làm cho những căng thẳng tài chính trở nên phức tạp thêm. Trong số các nền kinh tế tiên tiến khác, tăng trưởng ở khu vực Tây Âu cũng chậm lại, mặc dù tình hình ở Nhật Bản tỏ ra khả quan hơn. Cho đến nay, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chịu tác động ít hơn trước diễn biến thị trường tài chính và tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ nhanh, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù ở một số quốc gia, các hoạt động cũng đang bắt đầu chững lại. Cùng với diễn biến nêu trên, lạm phát chung (headline inflation) tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới, xuất phát từ sự gia tăng mạnh của giá lương thực thực phẩm và năng lượng. Ở các nền kinh tế tiên tiến, lạm phát cơ bản cũng tăng cao trong những tháng gần đây, mặc dù tăng trưởng đang chậm lại. Trong các nền kinh tế mới nổi, lạm phát chung tăng rõ rệt hơn do cầu tăng trưởng mạnh, đồng thời năng lượng và đặc biệt là lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn trong rổ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng.

pdf14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Tóm tắt về triển vọng kinh tế thế giới của quỹ tiền tệ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TÓM TẮT BÁO CÁO VỀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI CỦA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ Môi trường kinh tế toàn cầu Tăng trưởng toàn cầu đang giảm tốc do tác động của khủng hoảng tài chính (Chương 1). Suy giảm tăng trưởng xảy ra nhiều nhất ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là ở Mỹ - nơi mà sự điều chỉnh của thị trường nhà đất tiếp tục làm cho những căng thẳng tài chính trở nên phức tạp thêm. Trong số các nền kinh tế tiên tiến khác, tăng trưởng ở khu vực Tây Âu cũng chậm lại, mặc dù tình hình ở Nhật Bản tỏ ra khả quan hơn. Cho đến nay, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chịu tác động ít hơn trước diễn biến thị trường tài chính và tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ nhanh, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, mặc dù ở một số quốc gia, các hoạt động cũng đang bắt đầu chững lại. Cùng với diễn biến nêu trên, lạm phát chung (headline inflation) tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới, xuất phát từ sự gia tăng mạnh của giá lương thực thực phẩm và năng lượng. Ở các nền kinh tế tiên tiến, lạm phát cơ bản cũng tăng cao trong những tháng gần đây, mặc dù tăng trưởng đang chậm lại. Trong các nền kinh tế mới nổi, lạm phát chung tăng rõ rệt hơn do cầu tăng trưởng mạnh, đồng thời năng lượng và đặc biệt là lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn trong rổ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng. Thị trường hàng hoá truyền thống (commodity) tiếp tục tăng trưởng mạnh cho dù hoạt động kinh tế toàn cầu đang giảm tốc. Cầu tăng mạnh ở các nền kinh tế mới nổi, trong đó phần nhiều là do sự gia tăng trong tiêu dùng đối với các hàng hoá truyền thống trong những năm gần đây là động lực thúc đẩy giá cả tăng cao. Trong khi đó cầu liên quan đến nhiên liệu sinh học đã đẩy giá các mặt hàng lương thực chính tăng lên. Đồng thời, sự điều chỉnh từ phía cung trước diễn biến giá cả tăng cao lại có những độ trễ, đáng chú ý là dầu mỏ và mức tồn kho hàng hoá trên nhiều thị trường đã giảm xuống mức thấp, xét trong thời kỳ từ trung đến dài hạn (xem Phụ lục 1.2). Giá cả hàng hoá truyền thống tăng mạnh trong những năm gần đây dường như một phần cũng xuất phát từ các yếu tố tài chính, do các hàng hoá này ngày càng được sử dụng như những tài sản thay thế. Cú sốc tài chính xảy ra vào tháng 8/2007 (do trạng thái bình thường của thị trường nợ bất động sản dưới tiêu chuẩn ở Mỹ đã bị phá vỡ vì sự bùng nổ trong hoạt động nhà đất sau đó đã bị đảo ngược) đã nhanh chóng lan nhanh và bất ngờ làm tổn hại đến thị trường và các tổ chức vốn là cốt lõi của hệ thống tài chính. Cú sốc này đã làm giảm thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, làm suy yếu nguồn vốn tự có của một số ngân hàng lớn, và thúc đẩy việc tái định giá rủi ro đối với một loạt các công cụ (được thảo luận chi tiết hơn ở Báo Cáo Ổn Định Tài Chính Toàn Cầu tháng 4/2008). Thanh khoản vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng mặc dù có sự ứng phó tích cực của nhiều ngân hàng trung ương. Trong khi đó, quan ngại về rủi ro tín dụng gia tăng và lan rộng ra xa phạm vi khu vực nợ bất động sản dưới tiêu chuẩn. Giá cả cổ phiếu cũng giảm do ngày càng có nhiều dấu hiệu kinh tế yếu kém. Thị trường cổ phiếu và tiền tệ vẫn luôn biến động. Những xáo trộn nêu trên cùng với xu hướng giảm sự tìm kiếm hỗ trợ tài chính đang tác động tới cả kênh tín dụng ngân hàng và tín dụng phi ngân hàng ở các nền kinh tế tiên tiến. Bằng chứng là việc thắt chặt tín dụng đang diễn ra trên bình diện rộng – mặc dù chưa thể coi đây hoàn toàn là một sự suy giảm trong hoạt động tín dụng. Các chuẩn mực về cho vay của các ngân hàng ở Mỹ và Tây Âu đang được thắt chặt, việc phát hành chứng khoán cấu trúc giảm đi, và tỉ lệ cộng thêm vào các mức lãi 2 suất chuẩn áp dụng trong các khoản nợ đối với doanh nghiệp tăng mạnh. Tác động của các yếu tố này diễn ra mạnh ở Mỹ và đang khiến cho thị trường nhà đất có sự điều chỉnh sâu hơn. Ở Tây Âu, tác động ngoại lai chính diễn ra đối với các ngân hàng liên quan đến các chứng khoán dưới tiêu chuẩn của Mỹ và những gián đoạn trên thị trường liên ngân hàng, thị trường chứng khoán cấu trúc. Những căng thẳng gần đây trên thị trường tài chính cũng tác động đến các thị trường hối đoái. Tỉ giá thực có hiệu lực của đô la Mỹ đã giảm mạnh kể từ giữa năm 2007, do đầu tư nước ngoài vào các trái phiếu và cổ phiếu của Mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực trước tình hình suy giảm lòng tin vào tính thanh khoản cũng như lợi nhuận có được từ các tài sản này, đồng thời cũng do việc cắt giảm lãi suất (của Fed) và triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ đang kém đi. Giá trị đồng đô la Mỹ suy giảm đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu ròng và đưa thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ xuống dưới mức 5% GDP vào quý 4 năm 2007, thấp hơn 1.5% so với mức thâm hụt cao nhất trong năm 2006. Đối tác chính song hành với sự suy giảm của đô la Mỹ chính là sự lên giá của đồng Euro, Yên và các đồng tiền khác dưới chế độ tỉ giá thả nổi như: Đô la Canada và một số đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, một số quốc gia có cán cân vãng lai thặng dư lớn, trong đó đáng chú ý là Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông, nhưng sự biến động tỉ giá của các nước này (so với đô la Mỹ) lại tỏ ra ít rõ ràng hơn. So với những căng thẳng của thị trường tài chính toàn cầu thời kỳ trước đây, ảnh hưởng ngoại lai trực tiếp của những cẳng thẳng gần đây đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển là ít rõ ràng hơn, mặc dù trong những tháng gần đây luồng vốn vào đã bình lặng hơn và hoạt động phát hành cũng giảm. Nhiều quốc gia phụ thuộc quá lớn vào luồng vốn vay nước ngoài ngắn hạn, nên bị tác động nhiều hơn. Ảnh hưởng ngoại lai của sự suy giảm tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến đối với thương mại là hạn chế, song rõ nét hơn ở những nền kinh tế có trao đổi thương mại nhiều với Mỹ. Do vậy, nhìn chung các nền kinh tế mới nổi và nền kinh tế phát triển tiếp tục có sự tăng trưởng khá, trong đó nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với tỉ lệ lạm phát gia tăng do giá lương thực thực phẩm, năng lượng và cầu nội địa tăng mạnh. Trụ cột để các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển giữ được nhịp độ tăng trưởng là quá trình hội nhập ngày càng tăng của các nền kinh tế này với nền kinh tế toàn cầu, cũng như giá cả nhiều hàng hoá truyền thống hiện đang gia tăng mạnh mẽ. Các yếu tố này đã thúc đẩy, giúp cho hoạt động xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước tại các quốc gia xuất khẩu hàng hoá truyền thống đạt được những kết qủa tốt hơn so với những lần tăng giá trước đó. Như được phân tích tại Chương 5, các nhà xuất khẩu những mặt hàng truyền thống đã đạt được những tiến triển trong việc đa dạng hoá chủng loại hàng xuất khẩu của mình, bao gồm cả việc tăng cường xuất khẩu hàng hóa chế tạo, đồng thời tỉ trọng thương mại giữa các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã tăng lên. Khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô, môi trường thể chế được cải thiện và tăng cường cũng là những yếu tố quan trọng để hỗ trợ cho việc đạt được các điều kiện thuận lợi nêu trên. Do đó, tình hình tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã trở nên ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ kinh doanh của các nền kinh tế tiên tiến, mặc dù rõ ràng là không thể loại trừ được các ảnh hưởng ngoại lai. Triển vọng và rủi ro Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chững lại ở con số 3.7% trong năm 2008, thấp hơn 0.5 điểm phần trăm so với thời điểm phát hành Bản Cập Nhật Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới hồi tháng 1, và thấp hơn 1.25 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng của năm 2007. Hơn nữa, tăng trưởng được dự báo là nhìn chung sẽ không thay đổi trong năm 2009. Sự khác biệt của diễn biến tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi được dự đoán sẽ tiếp tục diễn ra, trong đó tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến nhìn chung được dự đoán sẽ giảm xuống dưới mức tiềm năng. Nền kinh 3 tế Mỹ trong năm 2008 sẽ tiếp tục lâm vào suy thoái nhẹ do chu kỳ tự củng cố lẫn nhau của thị trường tài chính và thị trường nhà đất, trước khi bắt đầu hồi phục nhẹ vào năm 2009 khi các vấn đề về bảng cân đối tài khoản dần được giải quyết (Chương 2). Tỉ lệ tăng trưởng ở Tây Âu cũng được dự báo là sẽ chững lại ở dưới mức tiềm năng, do ảnh hưởng ngoại lai của hoạt động thương mại, thắt chặt tài chính và chu kỳ suy thoái của thị trường nhà đất ở một số nước. Trong khi đó, tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự đoán là sẽ chậm lại chút ít, nhưng vẫn ở mức cao, cả trong năm 2008 và 2009. Tăng trưởng chững lại xuất phát từ những nỗ lực ngăn chặn tăng trưởng nóng ở một số nước, ảnh hưởng ngoại lai về tài chính và giá cả các hàng hoá truyền thống giảm bớt sự gia tăng. Cán cân tổng thể về rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong ngắn hạn vẫn nghiêng về đà suy giảm. Cán bộ của IMF dự báo có 25% khả năng tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống mức 3% hoặc thấp hơn trong năm 2008 và 2009, điều này tương đồng với một cuộc suy thoái toàn cầu. Rủi ro lớn nhất xuất phát từ các sự kiện hiện vẫn tiếp tục diễn ra trên thị trường tài chính, đặc biệt là tiềm ẩn những thiệt hại từ các khoản tín dụng cấu trúc liên quan đến thị trường nợ bất động sản dưới tiêu chuẩn và các khu vực khác, từ đó huỷ hoại nghiêm trọng đến bảng cân đối tài khoản của hệ thống tài chính và khiến cho quá trình siết chặt tín dụng hiện tại chuyển thành suy giảm tín dụng. Tác động tương hỗ của các cú sốc tài chính với cầu nội địa, đặc biệt là qua kênh thị trường nhà đất vẫn là quan ngại của nước Mỹ, và sau đó là đến Tây Âu cùng với các nền kinh tế tiên tiến khác. Cầu nội địa ở các nền kinh tế mới nổi được dự báo là có triển vọng tăng trưởng, nhưng các nền kinh tế này vẫn dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng ngoại lai về thương mại và tài chính. Đồng thời, các rủi ro liên quan đến áp lực lạm phát cho đến nay tăng lên, do giá cả tăng mạnh trên thị trường hàng hoá truyền thống và lạm phát cơ bản đang tăng. Các vấn đề về chính sách Các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức. Những thách thức này biến động rất nhanh và mặc dù ở mỗi quốc gia một khác, nhưng trong thế giới mà tính đa cực ngày càng tăng, thì cần thiết phải ứng phó với chúng trên bình diện rộng và tính đến những tác động tương hỗ qua biên giới giữa các nước. Trong các nền kinh tế tiên tiến, nhiệm vụ khó khăn là xử lý những xáo trộn trên thị trường tài chính và ứng phó với rủi ro suy giảm tăng trưởng. Tuy nhiên, sự lựa chọn về chính sách cũng cần tính đến những rủi ro về lạm phát và những quan ngại về dài hạn. Nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển vẫn phải đối mặt với thách thức về việc đảm bảo để tăng trưởng kinh tế hiện tại ở mức cao mà không gây ra áp lực gia tăng lạm phát hoặc khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương. Song các nền kinh tế này cần sẵn sàng ứng phó với diễn biến tăng trưởng chậm lại, cũng như các điều kiện tài trợ khó khăn hơn nếu môi trường bên ngoài xấu đi nhiều. Các nền kinh tế tiên tiến Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế tiên tiến đứng trước yêu cầu khó khăn của luật ngân hàng đó là: loại bỏ rủi ro suy giảm tăng trưởng và đảm bảo không để lạm phát gia tăng. Ở Mỹ, xu hướng rủi ro suy giảm tăng trưởng sản lượng và những bất chắc (không chắc chắn) về phạm vi, thời gian và tác động của những xáo trộn tài chính cũng như tình hình trên thị trường lao động xấu đi, đã biện minh cho hành động của Fed về các đợt cắt giảm sâu đối với lãi suất và tiếp tục quan điểm chính sách tiền tệ nới lỏng cho đến khi nền kinh tế có được sự ổn định vững chắc. Trong khu vực đồng euro, mặc dù tình hình lạm phát gần đây là khá cao, nhưng trong bối cảnh khó khăn gia tăng, nên tăng trưởng có thể sẽ giảm trở lại mức 2% trong năm 2009. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Châu âu có thể điều hành theo quan điểm nới lỏng tiền tệ. Ở Nhật Bản, có những lý do để nước này tiếp tục duy trì sự ổn định của lãi suất, mặc dù nếu làm như vậy thì khi có những khó khăn lớn đối với 4 triển vọng tăng trưởng, khả năng giảm lãi suất sẽ bị hạn chế. Ngoài những quan ngại tức thời nêu trên, diễn biến tài chính gần đây đã tiếp tục dấy lên cuộc tranh luận về mức độ mà các ngân hàng trung ương phải xem xét đối với giá cả tài sản khi điều hành chính sách tiền tệ. Về vấn đề này, Chương 3 xem xét mối liên hệ giữa chu kỳ thị trường nhà đất và chính sách tiền tệ. Kết luận được rút ra là: kinh nghiệm gần đây dường như ủng hộ cho quan điểm rằng các quyết định chính sách tiền tệ nên tập trung nhiều hơn vào sự biến động của giá nhà đất, đặc biệt là ở những nền kinh tế mà thị trường nợ bất động sản phát triển hơn và “các tác động thúc đẩy của yếu tố tài chính” trở nên rõ nét hơn. Điều này có thể được thực hiện trong một khuôn khổ quản lý rủi ro đối với chính sách tiền tệ bằng việc “dựa vào gió” (“leaning against the wind), tức là phản ứng của chính sách tiền tệ cũng căn cứ vào diễn biến giá cả nhà đất biến động nhanh hoặc khi nó vượt ra ngoài trạng thái bình thường. Mặc dù vậy, sẽ là không khả thi hoặc cần thiết khi chính sách tiền tệ hướng vào những mục tiêu cụ thể về giá nhà đất. Chính sách tài khoá có thể đóng vai trò hữu ích trong việc bình ổn ở các nền kinh tế tiên tiến trong trường hợp tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng đi xuống. Mặc dù vậy, chính sách tài khoá không nên làm phương hại đến các nỗ lực củng cố tình hình tài khoá trong thời kỳ trung hạn. Trước hết, các chính sách và chương trình tự bình ổn, có khả năng hỗ trợ tài khoá kịp thời, mà không ảnh hưởng xấu đến tiến trình hướng tới các mục tiêu trung hạn. Thêm vào đó, có những lý do để biện minh cho quan điểm về vai trò đòn bẩy tăng trưởng của chính sách tài khoá ở một số quốc gia, xuất phát từ những quan ngại hiện tại về áp lực làm suy thoái kinh tế, đồng thời quan ngại rằng những xáo trộn về tài chính có thể làm suy yếu cơ chế truyền dẫn bình thường của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, bất kỳ chính sách khuyến khích tăng trưởng nào cũng cần được thực hiện kịp thời, đảm bảo hướng đúng mục tiêu và nhanh chóng kết thúc. Ở Mỹ, nơi mà các chính sách và chương trình tự bình ổn có quy mô khá nhỏ, thì một đạo luật gần đây về việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong những thời kỳ căng thẳng dường như đã thể hiện đầy đủ tính thuyết phục, nhưng mức độ hỗ trợ bổ sung của khu vực công cho các thị trường tài chính và nhà đất cũng cần được làm rõ. Trong khu vực đồng euro, nơi mà các chính sách, chương trình tự bình ổn được triển khai rộng rãi hơn, thì chúng cần được thực hiện đầy đủ vai trò bình ổn trước những diễn biến thâm hụt để có được những bước tiến vững chắc hướng đến các mục tiêu trung hạn. Các quốc gia, nơi mà khả năng thực hiện các mục tiêu trung hạn nằm trong tầm tay của mình, thì có thể áp dụng thêm một số đòn bẩy kinh tế trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, đối với những quốc gia khác, thì ngay cả khả năng triển khai các chính sách và chương trình tự bình ổn cũng bị hạn chế do mức độ nợ của khu vực công cao, đồng thời các kế hoạch điều chỉnh hiện tại chưa đủ để đạt được tính bền vững trong trung hạn. Ở Nhật Bản, nợ ròng của khu vực công được dự báo là vẫn ở mức cao, mặc dù quốc gia này đã có những nỗ lực củng cố trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế, có thể triển khai các chính sách và chương trình tự bình ổn, tuy nhiên tác động của chúng đến cầu nội địa là nhỏ, trong khi cũng không có nhiều cơ hội cho việc thực hiện các hành động mang tính tự quyết. Các nhà hoạch định chính sách cần tiếp tục với những nỗ lực cao để giải quyết những xáo trộn trên thị trường tài chính, tránh xảy ra khủng hoảng thực sự về lòng tin hoặc suy giảm trong hoạt động tín dụng. Những ưu tiên tức thời (được nêu trong bản Báo Cáo Ổn Định Tài Chính Toàn Cầu vào tháng 4/2008) sẽ có tác dụng tăng cường tính hiệu quả của về vốn và tài chính của các tổ chức, đồng thời làm giảm căng thẳng về thanh khoản. Các sáng kiến trợ giúp thị trường nhà đất ở Mỹ, bao gồm cả khả năng sử dụng bảng cân đối tài khoản của khu vực công, có thể giúp làm giảm những bất chắc về sự tiến triển của hệ thống tài chính, mặc dù cũng cần thận trọng để tránh xảy ra những rủi ro đạo đức không đáng có. Những cải cách mang tính dài hạn bao gồm việc cải thiện các quy định đối với thị trường nợ bất động sản, tăng cường tính độc lập của các cơ quan xếp hạng, mở rộng 5 hoạt động giám sát, đẩy mạnh khuôn khổ hợp tác trong giám sát và cải thiện cơ chế giải quyết khủng hoảng. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển phải đối mặt với thách thức kiểm soát lạm phát, đồng thời phải tỉnh táo trước rủi ro suy giảm tăng trưởng do ảnh hưởng từ các nền kinh tế tiên tiến cùng với những căng thẳng trên thị trường tài chính. Ở một số quốc gia, chính sách tiền tệ có thể cần được thắt chặt thêm để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Với chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt, khi đồng tiền lên giá sẽ có xu hướng trợ giúp cho việc thắt chặt tiền tệ. Ở các quốc gia có sự quản lý nhiều đối với tỉ giá giữa bản tệ với đô la Mỹ, thì có ít khả năng ứng phó, bởi lãi suất gia tăng sẽ khuyến khích luồng vốn chảy nhiều vào trong nước. Nền kinh tế đa dạng của Trung Quốc và một số quốc gia khác sẽ được lợi từ việc chuyển sang chế độ tỉ giá linh hoạt hơn do chính sách tiền tệ có khả năng và tầm ảnh hưởng rộng hơn. Đối với nhiều quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở khu vực Trung Đông, việc neo tỉ giá vào đồng đô la Mỹ đã gây khó khăn cho thực thi chính sách tiền tệ; và điều quan trọng là hoạt động chi tiêu tài khoá gia cần được xác định rõ để phù hợp với diễn biến mang tính chu kỳ của các nền kinh tế này, đồng thời cần ưu tiên cho các hoạt động chi tiêu nhằm loại bỏ những nút cổ chai về cung trong nền kinh tế. Các chính sách về tài khoá và tài chính cũng có thể đóng vai trò hữu ích trong việc ngăn chặn tăng trưởng nóng và các vấn đề liên quan. Việc hạn chế chi tiêu có thể giúp điều hoà cầu nội địa, giảm yêu cầu thắt chặt tiền tệ và làm giảm áp lực từ các luồng vốn vào ngắn hạn. Việc giám sát tài chính một cách thận trọng – thúc đẩy thắt chặt các chuẩn mực cho vay một cách hợp lý và tăng cường quản lý rủi ro tại các tổ chức tài chính trong nước – có thể mang lại kết quả tốt trên cả phương diện điều hoà áp lực tổng cầu tăng do tăng trưởng tín dụng nhanh và giảm khả năng dễ bị tổn thương của bảng cân đối tài khoản. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cũng cần sẵn sàng ứng phó với những tác động khắc nghiệt hơn từ môi trường bên ngoài. Đây là những tác động có thể ảnh hưởng xấu đến thương mại và cản trở lưu chuyển của luồng vốn vào. Ở nhiều quốc gia, khuôn khổ chính sách và bảng cân đối tài khoản của khu vực tài chính được tăng cường sẽ tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ và tài khoá được sử dụng nhiều hơn so với trước đây trong việc điều hoà những thay đổi mang tính chu kỳ của nền kinh tế. Ở Trung Quốc, các yếu tố nêu trên đã được củng cố trong những năm gần đây, bởi vậy chúng tạo nhiều điều kiện để chính sách tài khoá có thể hỗ trợ cho nền kinh tế, chẳng hạn như bằng việc tăng cường các kế hoạch đầu tư công và đẩy mạnh tiến trình cải cách mạng lưới an sinh xã hội, y tế và giáo dục. Ở nhiều nước châu Mỹ La tinh, khuôn khổ lạm phát mục tiêu được thiết lập tốt sẽ là cơ sở để nới lỏng tiền tệ khi có sự suy giảm trong hoạt động của nền kinh tế, hoặc khi áp lực lạm phát đã mất đi. Các chính sách và chương trình tự bình ổn cũng có thể được vận hành, mặc dù sẽ có ít khả năng để sử dụng các đòn bẩy tài khoá do nợ công của các quốc gia này vẫn ở mức cao. Một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển mà có cán cân vãng lai thâm hụt lớn, dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào luồng vốn vào, thì có thể cần ứng phó bằng cách thắt chặt chính sách ngay để duy trì lòng tin. Các sáng kiến đa phương và chính sách Những nỗ lực trên bình diện rộng để vượt qua các thách thức toàn cầu trở nên hết sức cần thiết. Trong trường hợp có sự suy thoái nghiêm trọng trên toàn cầu, thì ở những quốc gia đạt được những tiến bộ về tình hình tài khoá trong thời gian gần đây, khả năng tiến hành những trợ giúp tạm thời về tài khoá là có cơ sở thực hiện. Việc áp dụng đòn bẩy tài khoá ở những quốc gia được lợi từ những ảnh hưởng mạnh lên của tổng cầu có thể sẽ hữu hiệu hơn nhiều so với những nỗ lực riêng biệt, do ở những nền kinh tế mở, không thể tránh khỏi những rò rỉ qua biên giới khi gia tăng chi tiêu. Hẳn là vẫn còn sớm để thực hiện các giải pháp trên, 6 nhưng các quốc gia nên cẩn trọng và bắt đầu với việc lập kế hoạch dự phòng, để đảm bao có sự ứng phó kịp thời trong trường hợp những hỗ trợ đó trở nên cần thiết. Giảm bớt rủi ro liên quan đến những bất cân bằng cán cân vãng lai vẫn là một nhiệm vụ quan trọng. Đáng mừng là đã có những tiến triển trong việc triển khai chiến lược do Uỷ Ban Tài Chính và Tiền Tệ Quốc Tế phê chuẩn, và các kế hoạch chính sách chi tiết do các quốc gia thành viên lập ra trong khuôn khổ chương trình Tư Vấn Đa Phương Về Những Bất Cân Bằng Toàn Cầu do IMF tài trợ, với mục đích tái cân bằng cầu nội địa của các quốc gia, với những trợ giúp từ sự thay đổi tỉ giá thực (xem Hộp 1.3). Lộ trình này vẫn phù hợp, nhưng cần được thực hiện linh hoạt trong bối cảnh sự thay đổi luôn diễn ra trên toàn cầu. Việc giảm bớt các hàng rào đối với thương mại vẫn là một ưu tiên quan trọng, nhưng sự chậm trễ trong tiến trình hoàn thành Vòng Đàm Phán Đô Ha đã và đang gây thất vọng. Sự gia tăng trong hoạt động thương mại cho đến nay vẫn là động lực chính thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động của nền kinh tế toàn cầu thời gian gần đây, đồng thời những tiến bộ gần đây trong vấn đề giảm nghèo trên toàn cầu cùng với kế hoạch tiếp tục thúc đẩy trong lĩnh vực này vẫn rất cần thiết. Những cam kết gần đây trong việc thiết lập một khuôn khổ hậu Nghị định thư Kyoto để cùng hành động nhằm giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu là dấu hiệu đáng mừng. Như được thảo luận tại Chương 4, những nỗ lực để thích nghi và giảm sự tích tụ của hiệu ứng nhà kính lại gây ra những hậu quả về kinh tế vĩ mô. Chương này chỉ ra rằng những hậu quả về kinh tế vĩ mô có thể được kiềm chế, với điều kiện là những nỗ lực để hạn chế khí thải được dựa trên cách định giá hữu hiệu đối với khí thải các bon, trong đó phản ánh đúng những thiệt hại cho khí thải gây ra. Cách định giá khí thải các bon đó cần được áp dụng đối với toàn bộ các quốc gia để tối đa hoá tính hiệu quả của chương trình cắt giảm khí thải, và cần có sự công bằng để tránh việc đưa ra những trách nhiệm quá mức cho các quốc gia có ít khả năng thực hiện. Báo Cáo về Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới (WEO), Tháng tư 2008 của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Các điểm chính của Chương 3: Chu kỳ nhà đất thay đổi và tác động của nó đối với Chính sách tiền tệ Soạn thảo bởi Roberto Cardarelli, Deniz Igan và Alessandro Rebucci Những điểm chính • Những tiến bộ về tài chính nhà ở đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các hộ gia đình có thể tiếp cận được tín dụng bất động sản và cũng làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro đối với nền kinh tế của các quốc gia phát triển trước những diễn biến của thị trường nhà đất. • Cách tiếp cận chính sách tiền tệ mà sẽ có phản ứng trước những biến động thái quá của giá nhà đất được đặt trong khuôn khổ quản lý rủi ro tổng thể hơn có thể làm dịu bớt tác động của khu vực bất động sản đối với nền kinh tế, đặc biệt khi khu vực hộ gia đình được hỗ trợ nhiều hơn bằng đòn bẩy tài chính (sử dụng nhiều vốn vay). Tuy nhiên, chính sách không nên đặt ra những mục tiêu cụ thể về các mức giá nhà đất. Chương 3 của báo cáo Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới (WEO) xem xét tác động của những tiến bộ của hệ thống tài chính nhà đất ở các nền kinh tế tiên tiến trong hai thập kỷ qua đã làm thay đổi như thế nào vai trò của khu vực nhà đất trong chu kỳ kinh doanh và trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Chương này chỉ ra rằng có những khác biệt đáng kể về đặc điểm thể chế giữa các thị trường nợ bất động sản ở các quốc gia, điều này có thể góp phần giải thích sự biến động lớn về khối lượng nợ bất động sản của hộ gia đình. Mỹ, Đan Mạch, Úc và Thụy Điển và Hà Lan dường như là có các thị trường nợ bất động sản “phát triển” nhất, trong khi các quốc gia ở Châu Âu có xu hướng phát triển ở mức thấp hơn, điều này hàm ý rằng các thị trường nợ bất động sản ở các quốc gia này có mức độ tiếp cận tài chính nhà đất khó khăn hơn. (Biểu đồ 1) Chỉ số nợ bất động sản (Giá trị chỉ số từ 0 đến 1; giá trị cao hơn thể hiện mức tiếp cận tín dụng bất động sản của hộ gia đình dễ dàng hơn) 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 Ph áp Ý Đ ức Á o B ỉ A ile n N hậ t Tâ y ba n nh a Ph ần la n C an ad a A nh N a uy Th uỵ Đ iể n Ú c H à La n Đ an M ạc h M ỹ 2 Chương này đưa ra kết luận rằng ở những quốc gia nơi mà khả năng tiếp cận các khoản tín dụng nhà đất dễ dàng hơn, thì hiệu ứng lan truyền từ khu vực nhà đất đến các khu vực khác của nền kinh tế sẽ có mức độ lớn hơn (Biểu đồ 2). Điều này là do việc sử dụng rộng rãi nhà ở làm tài sản cầm cố ở những nền kinh tế đó đã làm tăng hiệu ứng (tác động trở lại) của giá nhà đất gia tăng đối với tiêu dùng, do hoạt động vay hộ gia đình tăng lên. Nhìn chung, những tiến bộ gần đây ở thị trường tài chính nhà đất đã làm gia tăng ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên giá cả hàng hoá này. Các thị trường bất động sản cạnh tranh hơn và linh hoạt hơn đã khuếch đại ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên giá nhà đất, và bởi vậy, cuối cùng là tác động lên chi tiêu của người tiêu dùng và lên sản lượng (nền kinh tế). Chính sách tiền tệ nới lỏng tại thời điểm đầu của thập kỷ này dường như đã góp phần làm giá nhà đất và hoạt động đầu tư nhà ở tại Mỹ tăng nhanh, mặc dù ảnh hưởng của nó có thể đã bị khuếch đại do sự nới lỏng các chuẩn mực cho vay cũng như việc các chủ nợ đã chấp nhận rủi ro quá mức. Biểu đồ 2. Tương quan giữa sản lượng với các Cú sốc cầu về nhà đất, và Chỉ số thị trường nợ bất động sản (Phần trăm, khoảng thời gian 8 quý, 1983-2007) Những quốc gia có thị trường bất động sản phát triển, những cú sốc về cầu nhà ở thường giải thích các biến động về sản lượng tốt hơn (Hệ số tương quan: 0.4; thống kê t: 1.7) Pháp Ý Đức Áo Bỉ AilenHylạp NhậtTâyban nha Phần lan Canada Anh Nauy Thuỵ điển Úc Hà Lan Đan mạch Mỹ 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 0 5 10 15 20 25 Tỉ trọng sản lượng được giải thích bởi cú sốc về nhà ở C hỉ số th ị t rư ờn g nợ b ất đ ộn g sả n Chương 3 gợi ý rằng việc điều hành chính sách tiền tệ cần tính đến mức độ phát triển của các thị trường bất động sản. Đặc biệt, chương này gợi ý rằng ở các nền kinh tế có mức độ nợ bất động sản cao hơn thì khả năng ổn định có thể được cải thiện nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phản ứng quyết liệt hơn với những biến động của giá nhà đất, đặc biệt khi giá nhà đất thay đổi nhanh chóng hoặc vượt ra ngoài giới hạn bình thường. Cách tiếp cận như vậy đối với chính sách tiền tệ có thể được tiến hành trong khuôn khổ quản lý rủi ro rộng hơn và cần áp dụng một cách tương xứng. Tuy nhiên, những đề xuất trên không phải khuyến nghị rằng chính sách tiền tệ nên đặt ra mục tiêu về giá nhà đất. Trong bối cảnh sự bất chắc bao hàm cả khả năng về việc có hay không những cú sốc xảy ra với nền kinh tế và ảnh hưởng của lãi suất đối với hiện tượng bong bong giá tài sản thì trong phương pháp tiếp cận từ chính sách tiền tệ, giá nhà đất nên là một trong nhiều nhân tố cần phải xem xét khi đánh giá cán cân các rủi ro đối với triển vọng trong tương lai. Hơn nữa, một mình chính sách tiền tệ không thể đủ sức phản ứng với bong bong giá tài sản có thể xảy ra, các quy định chính sách đóng vai trò cũng rất quan trọng để bảo vệ chống lại những nới lỏng không hợp lý của các chuẩn mức cho vay mà có thể dẫn tới những biến động giá nhà đất quá mức Báo Cáo Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Tháng tư 2008 Các điểm chính của Chương 4: Thay đổi khí hậu và kinh tế toàn cầu Soạn thảo bởi Natalia Tamirisa, Florence Jaumotte, Ben Jones, Paul Mills, Rodney Ramcharan, Alasdair Scott, và Jon Strand • Ước tính về mức độ tổn thất trong tương lai do thay đổi khí hậu là không chắc chắn, nhưng có một điểm đồng thuận là rủi ro từ những tổn thất tiềm tàng này có thể lớn và thậm chí là thảm họa nếu sự ấm lên toàn cầu không được kiểm soát. • Chi phí của các chính sách giải quyết thay đổi khí hậu có thể được kiểm soát bằng cách đảm bảo rằng các chính sách nhằm làm giảm khí thải được thiết kế tốt. Điều quan trọng là đặt ra một khuôn khổ bền vững và đưa ra những động lực để có được sự tham gia rộng rãi của quốc gia. • Cán bộ IMF sử dụng mô hình động mang tính toàn cầu để chuẩn đoán các kết quả về tài chính và kinh tế vĩ mô của các chính sách về vấn đề thay đổi khí hậu. Bản phân tích nêu lên tác động của các chính sách (nhằm làm giảm khí thải) đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư, các luồng vốn và tỷ giá đối với các quốc gia. Nội dung phân tích cũng chỉ ra một số nguyên tắc có thể giúp giảm chi phí của các chính sách làm giảm khí thải như: định giá carbon phải trên quy mô toàn cầu, dài hạn, linh hoạt và công bằng. Thay đổi khí hậu là hiệu ứng lan truyền toàn cầu, một thảm họa tiềm tàng và là một trong những vấn đề chung lớn nhất của thế giới. Các dự báo thường lệ được thực hiện bởi Ban Liên Chính Phủ Về Vấn Đề Thay Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra một rủi ro lớn là khí hậu toàn cầu sẽ thay đổi mạnh vào cuối thế kỷ này, với những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã hội. Các quốc gia nghèo sẽ chịu tác động sớm hơn và mạnh hơn từ thay đổi khí hậu do vị trí địa lý, sự phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp và do hạn chế hơn về khả năng thích nghi. Sức khỏe và hệ thống nước của các quốc gia này có thể lâm vào tình trạng căng thẳng do thảm hoạ tự nhiên xảy ra thường xuyên hơn, các bờ biển có thể bị lũ lụt, và dân số có thể di cư. Các nước giàu có có thể bị ảnh hưởng bởi những hiệu ứng lan truyền từ các quốc gia nghèo do tác động của sự thay đổi khí hậu, và các nước giàu cũng sẽ đối mặt với những tổn thất trực tiếp nghiêm trọng nếu rủi ro của những thảm họa khí hậu xảy ra. Những nỗ lực để giảm bớt thay đổi khí hậu có thể có những tác động về kinh tế vĩ mô nhanh chóng và trên diện rộng. Tác động của các chính sách nhiên liệu sinh học gần đây lên giá cả thực phẩm và lạm phát là một bài học về tính cẩn trọng. Việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính góp phần gây ra sự thay đổi khí hậu đặt ra yêu cầu về một mức giá cho đối với những khí thải này. Việc này sẽ làm tăng chi phí của sản phẩm mà quá trình sản xuất gắn với lượng khí thải cao, và cũng sẽ tác động đến năng suất, tiết kiệm, đầu tư, các luồng vốn và tỷ giá. Trong dài hạn, việc thu phí (pricing) đối với khí thải các bon sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì nó sẽ tạo ra các động cơ để mọi người và các doanh nghiệp đổi mới và hướng tới sử dụng các sản phẩm và công nghệ hiệu quả hơn và có mức khí thải thấp. 2 Bản phân tích của cán bộ IMF chỉ ra một số bài học về cách thức giảm thiểu chi phí của các chính sách làm giảm sự thay đổi khí hậu: • Các chính sách định giá (thu phí) đối với khí thải các-bon cần mang tính dài hạn và có độ tin cậy. Các chính sách này cần thiết lập một lộ trình thời gian tăng dần mức giá khí thải các bon mà mọi người và các doanh nghiệp có thể tin tưởng. Bằng cách này, việc định giá đối với khí thải các bon thúc đẩy nhu cầu dịch chuyển trong đầu tư và tiêu dùng khỏi các công nghệ và sản phẩm có nhiều khí thải. Bắt đầu sớm với việc định giá khí thải các bon và từ mức giá thấp, sau đó tăng dần, sẽ giảm thiểu chi phí điều chỉnh do được dàn trải trong một giai đoạn dài hơn. Ví dụ, theo tính toán của cán bộ IMF, các chính sách cắt giảm được bắt đầu từ năm 2013 và với mục tiêu ổn định khí thải CO2 vào năm 2100 ở mức 550 phần trên một triệu sẽ chỉ làm giảm có 0.6 phần trăm mức độ tiêu dùng của thế giới theo giá trị hiện tại ròng đến năm 2040. Thậm chí với mức tổn thất này, GNP thế giới năm 2040 vẫn gấp hơn 2.3 lần so với năm 2007. Những ước tính này phù hợp với lý thuyết. • Một khuôn khổ chính sách đa phương cần thúc đẩy tất cả các nhóm nền kinh tế - phát triển, thị trường mới nổi và đang phát triển – bắt đầu với chương trình định giá khí thải của mình. Bất kì một khuôn khổ chính sách nào mà, trên phương diện nào đó, không bao gồm các nền kinh tế lớn và phát triển nhanh như Brazil, Trung quốc, Ấn độ và Nga (chẳng hạn như tham gia với độ trễ hoặc khởi đầu với các mục tiêu thấp đối với khí thải) thì sẽ vô cùng tốn kém và không khả thi về mặt chính trị. Điều này là do trong vòng 50 năm tới, 70 phần trăm khí thải được dự báo là bắt nguồn từ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. • Các chính sách định giá các bon cần hướng vào việc thiết lập một mức giá chung trên thế giới đối với khí thải. Điều này sẽ đảm bảo việc cắt giảm khí thải sẽ được thực hiện ở những nơi mà việc cắt giảm tốn ít chi phí nhất. Nếu các mức giá đối với khí thải các bon không được tính cân bằng trên các quốc gia, thì chi phí toàn cầu của các chính sách cắt giảm sẽ cao hơn ít nhất là 50 phần trăm. • Các chính sách định giá đối với khí thải các bon phải đủ linh hoạt để phù hợp với những giao động kinh tế mà có tính chu kỳ. Trong những giai đoạn mà cầu của các nền kinh tế cao, việc giảm khí thải sẽ tốn kém hơn cho các công ty, và ngược lại khi cầu thấp đi, việc giảm khí thải sẽ đỡ tốn kém hơn. Các chi phí để cắt giảm có thể thấp hơn nếu các doanh United Japan Western Eastern China Other OPEC World, World, -3 -2 -1 0 1 2 Uniform carbon tax and hybrid policy Cap-and-trade system, allocation by initial emission shares Cap-and-trade system, allocation by population shares States Europe and Russia emerging and developing economies GNP Population 1 2 3Europe Source: IMF staff estimates. Organization of Petroleum Exporting Countries. Weighted by GNP shares in 2013. Weighted by population shares in 2013. 1 2 3 Total Costs of Mitigation, 2013–40 (Consumption; deviation of the net present value from the baseline, percent) The global costs of mitigation could be moderate between 2013 and 2040, but vary by country and policy. The magnitude of costs and their distribution across countries are sensitive to how easily countries could reduce their emissions as well as the specific design of mitigation policies. Tổng chi phí cho cắt giảm, 2013-40 (Tiêu dùng: độ lệch của giá trị hiện tại dòng so với kịch bản dựa trên giả thiết các chính sách không đổi , theo phần trăm) Chi phí toàn cầu cho việc cắt giảm có thể khiêm tốn trong giai đoạn 2013-2040, nhưng khác biệt theo từng quốc gia. Quy mô của các chi phí và phân bổ của chúng trên các quốc gia nhạy cảm theo mức độ dễ dàng iảm khí thải của quốc gia đó cũng như thiết kế cụ thể của các chính sách cắt giảm Chính sách tổng hợp và thuế các bon thống nhất Hệ thống mua bán quyền thải khí, phân bổ theo tỷ lệ mức khí thải ban đầu Hệ thống mua bán quyền thải khí, phân bổ theo tỷ lệ dân số Nguồn: Ước tính của IMF 1 Tổ chức các nuớc xuất khẩu dầu 2 Tỷ trọng theo tỷ lệ GNP năm 2013 3 Tỷ trọng theo tỷ lệ dân số năm 2013 Mỹ Nhật Tây Âu Đông Âu & Nga Trung quốc Các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển OPEC1 Dân số thế giới3 GNP Thế giới2 3 nghiệp được phép thay đổi mức khí thải của mình, tuỳ theo chu kỳ kinh tế, trong khi vẫn hướng vào mục tiêu nhất định về cắt giảm khí thải trong thời kỳ trung hạn. Khác với các mức thuế về các bon, các chương trình mua bán quyền thải khí lại không có nhiều tác dụng giảm chi phí trong những giai đoạn tăng trưởng cao, trừ phi các chương trình này có các nhân tố trợ giúp cho việc kiểm soát mức độ biến động giá. • Chi phí của việc cắt giảm cần được phân bổ công bằng trên các quốc gia. Định hướng và mức độ chuyển đổi theo các chương trình mua bán quyền thải khí sẽ phụ thuộc vào mức độ dễ dàng cắt giảm khí thải của các quốc gia khác nhau và những thiết kế cụ thể của các chương trình mua bán quyền thải khí. Một chương trình mua bán quyền thải khí được thiết kế cho các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển sẽ làm giảm đi chi phí của các chính sách định giá khí thải các bon cho các nước này và sẽ khuyến khích những nước này tham gia. Báo Cáo về Triển Vọng Kinh Tế Thế Giới của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Tháng tư 2008 Các điểm chính của Chương 5: Toàn cầu hoá, Giá cả hàng hoá và các quốc gia đang phát triển Soạn thảo bởi Nikola Spatafora và Irina Tytell Tóm tắt các điểm chính • Xét trên nhiều khía cạnh, sự bùng phát gia tăng giá cả hàng hóa đã mang lại nhiều thuận lợi hơn cho các quốc gia đang phát triển so với những lần bùng phát gia tăng giá cả trước đây. Khối lượng xuất khẩu (đặc biệt là các mặt hàng chế tác) và đầu tư tăng trưởng rất nhanh, trong khi đó vay nợ của các chính phủ ít hơn so với trước đây. • Sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng chế tác không chỉ giới hạn trong giai đoạn bùng nổ hiện tại, mà nó thể hiện một xu hướng dài hạn (mặc dù mức độ gia tăng giữa các khu vực có sự khác biệt đáng kể). Sự gia tăng này xuất phát từ tăng trưởng mạnh của cầu ở các nước châu Á mới nổi. Đây là đặc điểm đáng chú ý, thể hiện mức độ hội nhập ngày càng tăng của các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế thế giới. • Quá trình hội nhập được kỳ vọng là sẽ tiếp tục diễn ra ngay cả khi gần đây giá các hàng hóa tăng chậm lại hoặc giảm. Bên cạnh tác động nhỏ từ sự biến động của giá cả hàng hoá, sự gia tăng hội nhập của các quốc gia đang phát triển chủ yếu do chất lượng thể chế tốt hơn, độ sâu tài chính tăng lên và tiến trình tự do hóa với bên ngoài tiếp tục diễn ra. Các quốc gia đang phát triển đang hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây xuất phát từ sự tăng nhanh giá cả hàng hóa và các thể chế cũng như khuôn khổ chính sách được cải thiện. Ở những khu vực các nước đang phát triển, tổng giá trị thương mại (xuất khẩu và nhập khẩu) hiện nay chiếm khoảng từ 50 đến 100% GDP và tổng nguồn vốn nước ngoài (tài sản có và tài sản nợ) đạt từ 100 đến 200% GDP. Hội nhập toàn cầu tăng nhanh gần đây xuất phát từ sự gia tăng giá cả của nhiều loại hàng hoá, với mức tăng thực chung khoảng 75% so với thời điểm năm 2000. Đồng thời, các rào cản chính sách đối với thương mại và tài chính đã liên tục được giảm bớt, trong khi đó chất lượng tổ chức và quản lý kinh tế vĩ mô của các nhà xuất khẩu hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào cũng như các nhà xuất khẩu hàng hóa khác đã được cải thiện. Xu hướng hội nhập toàn cầu gần đây được thể hiện qua sự gia tăng của mức độ đa dạng hóa, cả về cơ cấu mặt hàng cũng như thị trường xuất khẩu . Khối lượng xuất khẩu các mặt hàng chế tác so với GDP thực đã tăng đều ở các quốc gia đang phát triển. Tỷ trọng này, so với thời điểm những năm 80 đã tăng lên 2% ở khu vực Trung đông và Châu Phi và tăng trên 20% ở Châu Á. Xuất khẩu các mặt hàng chế tác, tính bằng đô la Mỹ, sang các nền kinh tế phát triển đã tăng gấp ba lần so với đầu những năm 90 và xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung quốc thậm chí còn cao hơn, mặc dù mức tăng trưởng cao còn xuất phát từ lý do là mức xuất khẩu ban đầu thấp (xem biểu đồ đầu tiên). Khu vực chế tạo ở các nền kinh tế đang phát triển cũng tiếp nhận những khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Xuất khẩu hàng hóa sang Trung quốc và các quốc gia Châu Á khác đã 2 tăng nhanh, ngay cả khi những công ty xuất khẩu nguyên vật liệu đầu vào đã đẩy mạnh hoạt động thương mại đối với các sản phẩm chế tác. Các nhà sản xuất hàng hóa ở các quốc gia đang phát triển đã được lợi nhiều hơn từ sự bùng phát tăng giá hàng hóa hiện nay so với những lần bùng phát tăng giá trước đây. Tuy nhiên trong dài hạn, mức độ tác động của giá cả hàng hoá lên hội nhập thương mại và tài chính là nhỏ. So với những lần tăng giá trước đây, giá trị trung vị (median) của khối lượng xuất khẩu tăng nhanh hơn trên 3 điểm phần trăm một năm, và xuất khẩu các mặt hàng chế tác còn tăng cao hơn. Điều này một phần là do mức tăng giá thực của dầu mỏ là ít hơn, và thuế quan đối với các hàng hoá nguyên vật liệu đầu vào phi dầu mỏ giảm nhiều hơn. Đầu tư trong nước và nước ngoài đã tăng nhanh, trong khi hoạt động vay nước ngoài, đặc biệt là vay nợ của các chính phủ đã chậm lại, so với những giai đoạn bùng phát tăng giá trước đây. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa chỉ giải thích một chút ít về sự tăng trưởng 26% của khối lượng xuất khẩu (so với GDP) trong giai đoạn từ những năm 1980s đến thập kỷ hiện nay. Thay vào đó, gần như một nửa của mức tăng này có thể giải thích bởi chất lượng tốt hơn của các thể chế, độ sâu tài chính gia tăng, và những méo mó của chính sách được giảm đi gồm cả việc: những hạn chế ngoại hối giảm đi, thuế quan thấp hơn, những trường hợp đồng tiền bị định giá quá cao giảm đi, cũng như mức độ mở cửa thương mại với các quốc gia khác được tăng lên (xem Biểu đồ thứ hai) Xuất Khẩu Từ Các Nền Kinh Tế Mới Nổi Và Các Nước Đang Phát Triển (Theo nước, tính theo tỷ USD năm 2000) Xuất khẩu hàng hoá 0 50 100 150 200 250 300 1990 1991 1992 1993 1994 95 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 5 2006 Các nền kinh tế phát triển Trung quốc Các nước Châu Á đang phát triển Ấn độ Các nền kinh tế đang phát triển khác Xuất khẩu các mặt hàng chế tác 0 100 200 300 400 500 600 700 1990 1991 1992 1993 1994 95 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 5 2006 Các nền kinh tế phát triển Trung quốc Các nước Châu Á đang phát triển Ấn độ Các nền kinh tế đang phát triển khác 3 Những nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện thể chế và khuôn khổ chính sách sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập của các quốc gia đang phát triển và cải thiện khả năng chống đỡ của các quốc gia này trước những thay đổi bất ngờ của giá cả hàng hóa. Nội dung phân tích của chương này hàm ý rằng ngay cả khi giá cả hàng hóa có ngừng gia tăng, thì tiến trình hội nhập dường như cũng sẽ không thể đảo ngược. Việc tiếp tục tăng cường chất lượng thể chế, phát triển độ sâu tài chính, thận trọng trong chính sách tài khóa, và tiến trình tự do hóa với bên ngoài sẽ tiếp tục là các động lực quan trọng của hội nhập. Tuy vậy, rất nhiều quốc gia đang phát triển vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào, nên việc tăng cường quá trình cải cách và đa dạng hoá sẽ giúp làm giảm mức độ tổn thương của những quốc gia này trước những cú sốc giá cả hàng hóa. Giải thích sự gia tăng của hội nhập từ những năm 80 đến những năm 2000 (Một số yếu tố lựa chọn, phần trăm 1) -0.1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 Khối lượng xuất khẩu thế giới (30 p.t.) Khối lượng xuất khẩu các nền kinh tế tiên tiến (41 p.t.) Khối lượng xuất khẩu của các nền kinh tế đang phát triển (26 p.t.) Chất lượng các thể chế Phát triển tài chính Tự do hoá ra bên ngoài Giá cả hàng hoá 1 Biến phụ thuộc và tổng mức chênh lệch được tính theo điểm phần trăm và hiển thị trên trục X; Tỉ lệ phần trăm của tổng mức chênh lệch tính theo trục Y. Các kết quả dựa vào việc hồi quy. Khối lượng xuất khẩu đã được loại bỏ lạm phát thông qua chỉ số GDP thực.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfweo08vn-pdf-3189.pdf
Tài liệu liên quan