Báo cáo Thực tập tốt nghiệp - Công ty xi măng Bỉm Sơn

Đểtiếp tục tăng tốc độ động cơlên thì người vận hành tiếp tục gạt tay gạt sang vịtrí 3 khi đó 1Y có điện tiếp điểm 1Y(5-55) mởra làm cho 2PY mất điện tiếp điểm 2PY(35c-69)chưa đóng lại ngay mà sau một thời gian mới đóng lại. Công tắc tơ2Y có điện tiếp điểm 1P9,1P8 đóng lại loại tiếp tục một cấp điện trởnữa tốc độ động cơtăng thêm một cấp.

pdf31 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 4168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tốt nghiệp - Công ty xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 PHẦN II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN Công ty xi măng Bỉm Sơn trụ sở tại thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá nằm trên diện tích 50ha cách quốc lộ 1A 3Km về phía tây , cách Hà Nội 120Km về phía nam, cách thành phố Thanh Hoá 34Km về phía bắc, có vị trí địa lý nằm kề bên dãy núi đá vôi được bao bọc bởi vùng đất thạch sét do vậy rất thuận lợi cho việc khai thác nguyên liệu. Với vị trí địa lý như vậy rất thuận lợi về giao thông vận tải đường bộ cũng như đường sắt, tuy nhiên lại hạn chế về giao thông đường thuỷ, hệ thống đường sắt trong công ty có tổng chiều dài là 13Km trong đó có đường sắt nối với ga Bỉm Sơn có chiều dài 4Km. Được sử dụng là nơi luân chuyển hàng hoá vật tư, nguyên nhiên liệu cho công ty, hệ thống đường bộ được làm bằng bê tông và thảm nhựa để vận chuyển đất đá, sản phẩm đi tiêu thụ. Công ty xi măng Bỉm Sơn được khởi công xây dựng từ năm 1976 do Liên Xô (cũ) thiết kế và giúp đỡ xây dựng với dây chuyền công nghệ sản suất xi măng bằng phương pháp ướt và năm 1983 nhà máy đã đi vào hoạt động với công suất thiết kế 1.200.000T/năm. Dây chuyền sản suất được thiết kế và lắp đặt trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cán bộ kỹ sư và công nhân lành nghề đáp ứng được yêu cầu sản suất và kinh doanh cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng cao trên thị trường trong nước và quốc tế, đã tham gia xây dựng các công trình trọng điểm của nhà nước như cầu Thăng Long, thuỷ điện Hoà Bình …Hiện nay công ty xi măng Bỉm Sơn đang đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, chuyển sản suất xi măng từ phương pháp ướt sang phương pháp khô, bước đầu nâng sản lượng giai đoạn đầu lên 1,8Triệu Tấn/năm, kết thúc giai đoạn cải tạo sẽ đưa công suất lên 3,5 triệu tấn /năm. Công ty xi măng Bỉm Sơn với mạng lưới tiêu thụ rộng rãi được nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, được các nhà thầu quốc tế chấp nhận xây dựng các công Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 trình lớn, trọng điểm. Ngoài trung tâm giao dịch tiêu thụ là nơi đầu não để phân phối sản phẩm, Công ty xi măng Bỉm Sơn còn có 6 chi nhánh ở các tỉnh thành để thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm chi nhánh xi măng Bỉm Sơn ở Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá. CHƯƠNG I DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN SUẤT XI MĂNG BỈM SƠN Các Phương Pháp Sản Xuất Xi Măng: Có 2 phương pháp chính để sản xuất Xi Măng là: Phương pháp ướt và phương pháp khô. Tuỳ thuộcvào tính chất cơ lý, hoá học của nguyên liệu, điều kiện điện năng, nhiệt năng, thiết bị, từ đó ngưòi ta quyết định chọn phương pháp sản xuất và phương thức nung clinker. Mô hình sản xuất xi măng Xi măng bao Đầu vào Đầu ra Xi măng rời Công nghệ sản xuất xi măng gồm 3 giai đoạn: Quy trình SX Chuẩn bị phôi (đávôi,đấtsét,than, thạch cao .....) Đồng nhất và Nung luyện Nghiền clinker và phụ gia thành xi măng Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 Sơ đồ khối về công nghệ sản suất XM nói chung: Than Khâu chẩn bị Đá vôi, đất sét Phụ gia Đập Nghiền nguyên liệu Lò nung Đồng nhất bột liệu Nghiền than Clinker Xi Măng rời Nghiền thạch cao,phụ gia, Clinker Thạch cao, phụ gia Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 * Công nghệ sản xuất xi măng bằng phương pháp ướt. Là phương pháp chế biến hỗn hợp nghiền thành 1 thể bùn đồng nhất có độ ẩm 30- 40%. Dùng phương pháp ướt khi nguyên liệu xốp mềm dễ hoà tan vào nước hoặc độ ẩm thiên nhiên lớn. Ưu điểm : - Dễ nghiền, tốn ít điện năng. - Dễ nhào trộn đồng nhất. - Dễ điều chỉnh các thành phần phối liệu. - Dễ chuyên trở. - Dễ bơm, ít bay bụi sạch sẽ hơn phương pháp khô. ⇒Hiệu quả kinh tế kém Nhược điểm:-Tiêu tốn nhiều nhiên liệu. - Cồng kềnh khó lắp đặt - Tốn nhiều nhân công. - Khả năng tự động hoá kém. * Công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô. Phương pháp này sử dụng cho trường hợp độ ẩm nguyên liệu thiên nhiên 8÷10%, nguyên liệu được chế biến thành hỗn hợp khô có độ ẩm từ 5÷7% và đem nung. Nguyên liệu phải qua giai đoạn sấy khô và đem nghiền, nếu độ ẩm nguyên liệu thấp thì phải dùng thiết bị vừa nghiền vừa sấy. Ưu điểm chính của phương pháp khô là tiết kiệm được nhiều nhiên liệu. Nhược điểm của phương pháp khô: - Hỗn hợp không được đồng nhất. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5 - Phải đặt thêm một số thiết bị sấy. - Tổn thất vì bay bụi nhiều, vệ sinh công nghiệp kém. - Điều kiện lao động vất vã hơn. Do thời gian có hạn nên em mới tìm hiểu về công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp khô. Dây truyền sản xuất chính của công ty xi măng Bỉm Sơn gồm các mã hoá quá trình công nghệ của các thiét bị cơ khí như sau: G21: Vào kho nguyên liệu (sét) G24: nghiền liệu thô G25: Đồng nhất bột liệu và chứa G31: cấp bột liệu cho lò nung⇒ G32: tiền nung G33: nung clinker G35: nghiền than và cấp than cho lò G36: xử lý khí thải G37: bộ phận làm mat Clinker G38: vận chuyển Clinker G44: nghiền xi măng CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CỦA DÂY CHUYỀN II NHƯ SAU: I/Đập nguyên liệu thô. + Đá vôi được khai thác từ mỏ Yên Duyên bằng phương pháp khoan nổ mìn có kích thước không quá 1000mm được đưa qua máy đập hàm kích thước không quá 300mm được đưa qua máy đập búa kích thước không quá 60mm. Được vận chuyển vào kho chứa bằng xe Benla trọng tải 27tấn. + Phiến sét được khai thác tại mỏ Cổ Đam bằng phương pháp khoan nổ mìn kích thước không quá 500mm được đưa vào máy đập búa đến kích thước không quá 60mm, sau đó được bốc súc bằng máy xúc 0530, vận chuyển bằng ôtô Kmaz, có trọng tải 12tấn về kho chứa. + Phiến silic Hà Trung . Báo cáo thực tập tốt nghiệp 6 Dùng để làm nguyên liệu điều chỉnh modun silicat MS được chở về bằng xe KMAZ , đổ vào bãi chứa . Phiến silic có kích thước không quá 500mm đập qua máy đập búa đến kích thước không quá 60mm đưa vào kho chứa riêng trong ngăn kho cùng phiến sét. + Sỉ pirit (Lâm Thao- Phú Thọ ) Sử dụng làm nguyên liệu điều chỉnh phối liệu sản suất clinke. Sỉ pirit được chở về bằng tầu hoả qua hệ thống tiếp nhận rồi đưa về kho chứa. + Quặng sắt Thạch Thành. Sử dụng làm nguyên liệu điều chỉnh phối liệu sản suất clinke, quặng sắt được chở về bằng ôtô đưa vào kho chứa riêng. + Thạch cao. Dùng làm phụ gia điều chỉnh tốc độ đóng rắn của xi măng. Thạch cao có kích thước không quá 500mm được đập qua máy đập búa CMD 102 đến kích thước không quá 25mm và đưa vào kho chứa. + Phụ gia cho xi măng. - Phụ gia hoạt tính: Đá Bazan (Phủ quỳ -Quỳnh Thắng - Nghệ an; Nông cống - Hà Trung - Thanh Hoá ) - Phụ gia trơ: Đá đen Tam Điệp II/ Kho chứa nguyên liệu thô Đất sét được phân chia rại điểm tiếp liệu với kho chứa đất sét hiện có bằng van 2 ngả (21.07-2ZV211) hoạt động bằng động cơ lắp mới. Một hướng dẫn tới kho sét hiện có và một hướng dẫn tới kho sét mới. Thông thường vị trí của van 2 ngả mở về phía kho sét hiện có. Khi nhân viên vận hành trung tâm khởi động nhóm vận chuyển sét và nhóm máy đánh đống sét từ CCR, máy đánh đống và các băng tải sẽ khởi động trình tự và sau đó van 2 ngả sẽ tự động chuyển về hướng kho sét mới. Khi nhóm bị dừng bởi nhân viên vận hành trung tâm, van 2 ngả sẽ tự động chuyển về vị trí kho sét hiện có . Một tín hiệu liên động truyền tới phòng điều khiển của trạm đập sét hiện có Báo cáo thực tập tốt nghiệp 7 từ phòng điều khiển trung tâm thông qua hộp đấu dây mới của van 2 ngả. Khi van 2 ngả không trở lại vị trí kho sét hiện có và băng tải mới 21.01-1 bị dừng , băng tải sét hiện có và máy đập sẽ dừng vì tín hiệu liên động. Các tín hiệu công tắc giới hạn vị trí của van 2 ngả cũng sẽ được truyền tới phòng điều khiển máy đập hiện có . Một máy dải sét và một máy cào sét được trang bị cho việc đồng nhất sơ bộ sét. Sét đã được đồng nhất sơ bộ sẽ được vận chuyển bằng các băng tải tới thùng chứa sét 120 tấn (24.02) tại công đoạn nghiền liệu. Tốc độ của máy cào sét (21.05) có thể hiệu chỉnh từ xa tại CCR bởi nhân viên vận hành bằng cách giám sát trọng lượng của thùng chứa sét. Trên một hướng khác, đá vôi được đồng nhất sơ bộ tại kho chứa hiện có bằng các gầu ngoạm. Đá vôi và phụ gia (sỉ, quặng ) được vận chuyển bằng các băng tải tới máy nghiền liệu (24.10) thông qua các phễu chứa hiện có và 5 băng cân định lượng lắp đặt mới. Các lọc bụi túi được lắp đặt tại các điểm giao nhau tại các băng tải để thu bụi . III/ Nghiền nguyên liệu. 1.Máy nghiền liệu. Máy nghiền liệu kiểu đứng (LM46.4) được lắp đặt để nghiền và sấy nguyên liệu thô. Thiết bị phân ly động (LSKS66) được trang bị để phân ly bột liệu. Các thành phần hạt quá cỡ được loại ra và quay lại bàn nghiền để nghiền lại. Hệ thống tháo liệu bao gồm: - Tiếp liệu rung 24.11 - Băng tải gầu 24.12 - Gầu nâng 24.15 - Két chứa 24.62 2. Nguồn nhiệt dùng để sấy liệu Khí thải tháp trao đổi nhiệt được tận dụng để sấy liệu thô trong máy nghiền sau khi gia nhiệt trong tháp điều hoà khí thải (Tháp phun nước). Bất cứ lúc nào nhiệt độ của khí thải tại đầu vào lọc bụi tĩnh điện cũng được làm lạnl xuống nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 1500C. Khi nguồn khí thải từ tháp trao đổi nhiệt không đủ Báo cáo thực tập tốt nghiệp 8 nóng để sấy liệu trong máy nghiền, một nguồn khí nóng từ lò đốt khí nóng lắp đặt mới sẽ cung cấp khí nóng để sấy liệu. 3. Cấp liệu máy nghiền . Để định lượng nguyên liệu cấp cho máy nghiền, Ba phễu dùng để chứa đá vôi và hai phễu chứa phụ gia hiện có được sử dụng lại. Thông thường chỉ sử dụng một phễu đá vôi nên nhân viên vận hành lựa chọn một trong ba phễu trước khi khởi động nhóm cấp liệu. Một thùng mới bằng thép được trang bị để chứa sét. Ba cân băng định lượng đá vôi, một cấp liệu tấm cùng với cân băng sét, hai cân băng phụ gia, tất cả đều lắp đạt mới để định lượng cho máy nghiền liệu. 4. Vận chuyển nguyên liệu. Do cân băng định lượng sét đặt xa các cân băng đá vôi và cân băng phụ gia, nên thời gian trễ khởi động sẽ được cân nhắc đối với cân trọng lượng sét. Trường hợp bình thường, vào thời điểm khởi động, nguyên liệu không được để sót lại trên băng tải đá vôi, cân định lượng đá vôi, phụ gia. Sau khoảng thời gian trễ, cân băng khởi động sét sẽ vận chuyển tiếp theo. Khi dừng bình thường các cân sẽ dừng và sau khoảng thời gian trễ cân định lượng sẽ dừng, máy nghiền liệu dừng. IV/ Đồng nhất bột liệu và chứa. Bột liệu được thu nhận bằng các cyclon chất lượng cao (24.23) và được vận chuyển bằng các máng khí động tới silô bột liệu (25.03) bằng gầu nâng (24.35) hoặc (31.15). Nhân viên vận hành CCR chọn tuyến vận chuyển trước khi khởi động nhóm vận chuyển. Các thiết bị lọc bụi túi được lắp đặt cho các máng khí động và các gầu nâng. Bột liệu sẽ được phân bố đều ở trong silô bằng hệ thống cấp liệu kiểu máng khí động (25.01 và 25.02). Silô được trang bị thiết bị đồng nhất và thiết bị tháo liệu. Silô được đổ bằng bê tông cốt thép, có khả năng chứa 15.000 tấn bột liệu. Trong silô hệ thống trộn liệu liên tục hoạt động để đạt được hiệu suất trộn cao. Hệ thống trộn liệu theo nguyên lý trọng lực được dùng trong silô chính và hệ thống sục khí nén được dùng trong buồng đồng nhất trung tâm. Ba quạt pit tông quay(25.06-1, 25.06-2, 25.06-3) dùng để sục khí trong silô đồng nhất: một cái cho vòng ngoài, một cái cho vòng trong và một cái để dự phòng chung. Hai trong ba quạt được chọn tại chỗ bằng cách thay đổi chuyển mạch trên Báo cáo thực tập tốt nghiệp 9 bảng điều khiển địa phương LCP và điều chỉnh bằng các bộ chuyển hướng van đóng cắt bằng tay đặt tại đường ống ra của mỗi quạt. Khi nhân viên CCR vận hành nhóm thông gió 2 quạt sục khí được lập trình trong PLC tại bảng điều khiển địa phương LCP. Các thiết bị lọc bụi túi (25.09 và 31.21) được lắp đặt để thu bụi ở silô (25.03) và các băng tải tháo liệu (25.04 và 24.07). V/ Cấp liệu bột liệu. +Tháo liệu silô: Hai thiết bị tháo (25.04) đặt dưới silô gồm một van cổng thao tác bằng tay và một cổng lưu lượng hoạt động bằng khí nén (ZCV2501 và ZCV2502). Tốc độ tháo liệu từ silô được điều chỉnh tự động sao cho trọng lượng của két cân luôn ở mức xác định bằng cách điều khiển độ mở của van cổng điều khiển lưu lượng hoạt động bằng khí nén để thay đổi lưu tốc qua cửa xả của silô. +Hệ thống nạp liệu vào lò nung. Hệ thống cân cấp liệu lò nung gồm két cân (37.07), trang bị các loadcell, hệ thống cấp liệu dùng khí nén có van cổng điều khiển lưu lượng hoạt động bằng môtơ(ZCV31.01), van cổng đóng khẩn cấp (31.09-2) và thiết bị đo lưu lượng bột liệu(31.01). Tốc độ dòng liệu cấp đến tháp tiền nung được tự động điều chỉnh theo điểm đặt về lưu tốc tại CCR và giá trị đo được ở lưu tốc kế (31.10) bằng cách điều chỉnh độ mở của cổng điều khiển lưu lượng (ZCV2101). Một tuyến dự phòng của hệ thống cân cấp liệu lò gồm một cấp liệu khí nén với cổng điều khiển lưu lượng (ZCV3102) và một van cổng đóng khẩn cấp (31.11- 2). Việc chọn tuyến tính hoặc tuyến dự phòng được nhân viên vận hành chọn trước khi khởi động nhóm cấp liệu. Khi tuyến dự phòng được chọn trong trường hợp khẩn cấp, độ mở theo phần trăm của van cổng điều khiển lưu lượng được đóng mở theo phần trăm và điều chỉnh từ CCR. +Vận chuyển liệu đến tháp tiền nung . Bột liệu đã được cân để dẫn tới lò nung sẽ được chuyển đến tháp tiền nung bằng băng tải gầu (31.14) và máng khí động (31.12 và 31.16). Băng tải gầu (31.15) được cung cấp làm dự phòng nhưng băng tải này cũng có thể được sử dụng để tuần Báo cáo thực tập tốt nghiệp 10 hoàn bột liệu tới silô bằng van 2 ngả (31.15b/ ZV3121) đặt tại đầu ra của băng tải gầu. Việc chọn băng tải gầu và chọn tuyến tuần hoàn sẽ được nhân viên CCR thực hiện trước khi khởi động nhóm này. VI/ Tiền nung. Bột liệu sau khi cân được chuyển vào tháp tiền nung (31.01) năm tầng thông qua cấp liệu kín khí (31.18). các cyclone trên cùng thuộc loại thu gom hiệu quả cao để làm giảm tổng số bột liệu xoáy tuần hoàn bên ngoài. Để cung cấp than bột Antharcite tới tháp tiền nung cần có đủ thể tích. Trong tháp tiền nung bộ đánh lửa mồi được đặt tại cửa vào của khí gió ba và việc đốt cháy sẽ được thực hiện trong vùng có nhiệt độ cao sau khi pha trộn khí thải lò và khí gió ba. Van điều tiết điều khiển lưu lượng (32.01- 1) được lắp đặt trên đường ống khí gió ba (32.04). Cân bằng giữa khí gió hai đến lò nung và khí gió ba đến tháp tiền nung sẽ được điều chỉnh từ xa bằng cách hiệu chỉnh van điều khiển lưu lượng do nhân viên vận hành CCR giám sát theo phần trăm ôxi trong khoang đầu vào và ra cyclone tầng 5. Một quạt gió cho tháp tiền nung (32.03) được lắp đặt để hút khí thải tháp tiền nung và giải thoát khí thải tới tháp điều hoà không khí (36.01). Tốc độ quay quạt của tiền nung có thể điều khiển từ xa tại CCR. Bộ van điều tiết (32.03-1) được lắp đặt tại đầu vào của tháp tiền nung và tốc độ mở của van có thể điều chỉnh từ xa tại CCR. Van này được sử dụng lúc khởi động quạt và mở trong suốt thời gian làm việc bình thường. VII/ Lò nung clinker Lò nung phương pháp ướt có độ dài 185 m được cải tiến thành lò nung phương pháp khô có độ dài khoảng 70 m. Vỏ lò nung, giá đỡ, các vành băng đai và bộ phận dầu bôi trơn sẽ được sử dụng lại. Bộ truyền động mới (33.03) gồm một bộ giảm tốc cao, một động cơ chính, một bộ giảm tốc phụ, một động cơ và một máy nổ sự cố nối trục với động cơ phụ. Tốc độ quay của lò nung được tăng lên nhờ bộ truyền động mới. Tốc độ của Báo cáo thực tập tốt nghiệp 11 động cơ chính có thể được điều chỉnh từ CCR sau khi lựa chọn bởi nhân viên vận hành CCR. Máy nổ sự cố chỉ được thao tác tại chỗ. VIII/ Nghiền than Nhiên liệu đốt, tha Anthracite bột (cấp 4A) và dầu diezel được sử dụng trong lò và tháp tiền nung. Trong chế độ hoạt động bình thường thì than bột được sử dụng 100%. Than đạt yêu cầu được cung cấp bởi máy nghiền than hiện hành, sau khi thay thế bộ phân ly động, cyclone kép, quạt lọc bụi EP và thiết bị lọc bụi tĩnh điện EP. Hệ thống vận chuyển than thô hiện hành tới bunke được sử dụng lại như hiện có, và bunke than hiện hành cũng được sử dụng. Than thô được chuyển đến máy nghiền than (35.30) bằng hệ thống tiếp liệu đĩa (35.33) được lắp đặt dưới bunke than hiện có, các động cơ của các tiếp liệu đĩa được thay thế bằng các động cơ mới. Than nghiền được đưa lên phân ly động (35.31) nhờ không khí nóng, than thô còn lại sau khi phân ly sẽ được quay trở lại máy nghiền và được cân bởi một lưu tốc kế(35.34). Thiết bị truyền động nghiền than hiện hành (800kw) được điều hành từ CCR, bộ phận bôi trơn dầu hiện hành (35.30-11 và 12) cho ổ đỡ máy nghiền được vận hành theo phương pháp cũ hiện có. Các phần than nghiền mịn được thu gom bằng cylone kép (35.32), được chuyển đi bằng van quay (35.01) và vít tải (35.02) tới két chứa than mới 120m3 có trang bị tế bào cân. Khí nóng cuối cùng được cung cấp bởi quạt (35.45) và lưu lượng gió được điều chỉnh bằng độ mở của van trên đường ống quạt hút máy nghiền (35.45-1). Tốc độ quay của bộ phân ly động được điều chỉnh từ CCR. Khí nóng cuối cùng được khử bằng lọc bụi tĩnh điện (35.40) và khí sạch xả ra môi trường. Than mịn cũng được thu bằng lọc bụi tĩnh điện và được chuyển đến két than mới (35.03). IX/ Đốt than Cân trọng lượng than cho vòi đốt lò nung (35.06) và cho các vòi đốt ở tháp tiền nung (35.09) được cung cấp từ két than (35.03). Than mịn đã cân được chuyển đến từng vòi đốt bằng khí nén tạo ra từ các quạt thổi chân đế (35.07, 35.10-1, 35.10-2): một cho lò nung (37.07), một cho tiền nung (35.10-1), một để dự phòng chung(35.10-2). Báo cáo thực tập tốt nghiệp 12 X/ Đốt dầu Dầu diezel sử dụng là chất đốt tạm thời cho vòi đốt lò nung và các vòi đốt tiền nung.Dầu được chuyển tới téc dầu (35.61) và tới vòi đốt tiền nung bằng máy bơm (35.64). Dầu cũng được sử dụng cho vòi đốt (35.36) của buồng đốt phụ để cung cấp nguồn nhiệt tạm thời trong trường hợp sấy công đoạn nghiền than. Bình thường không khí nóng của máy lạnh dùng để sấy than thô trong máy nghiền. XI/ Làm mát clinker Máy lạnh clinker kiểu ghi liên hợp (37.01) hai tầng được dùng để làm mát clinker xả ra từ lò nung. Các tấm ghi chịu nhiệt cao và hệ thống điều khiển không khí làm mát có phân đoạn bảo đảm hiệu quả thu nhiệt rất cao và kéo dài tuổi thọ các tấm ghi. Máy đập clinker (37.02) đập những mảnh lớn sau khi làm mát. Một xích tải (36.03) được lắp dưới ghi làm mát, lọc bụi tĩnh điện (37.20) lọc bụi từ khí thải còn dư lại của máy lạnh và được đưa lên bằng quạt (37.21), khí đã được sử lý thải qua ống khói (37.22). Một phần không khí được quạt (35.35) thổi vào máy nghiền than. Bụi thu lại qua băng xích tải (37.25 và 37.26) tới các băng tải (38.01-1 và 38.01-2). XII/ Vận chuyển clinker Hai băng tải tấm (38.01-1 và 38.01-2) bằng kim loại được trang bị để vận chuyển clinler tới băng tải gầu hiện có (38.01-3) và (38.01- 4). Chọn tuyến cho các silô clinler thao tác tại chỗ bằng cách điều chỉnh vị trí các van chuyển hướng. XIII/ Nghiền xi măng. + Vận chuyển clinker / thạch cao / bazan Băng tải hiện hành (44.04- 4) được sửa đổi và kéo dài đến phễu thạch cao(44.04-2). Băng tải này không được điều hành từ CCR. Clinker và bazan được tháo ra từ các silô hiện có (silô số 5,6,7) sau đó được cân bởi các băng cân (44.01-1, 44.01-2, 44.02). Thạch cao được tháo ra từ bunke lắp mới (44.04-2) và được cân băng định lượng (44.04-1). Tất cả các băng cân định lượng được dặt tỷ lệ tự động theo tỷ số đã được chọn bằng tay do thao tác viên CCR. Tất cả nguyên liệu được chuyển bằng các băng tải (44.05 và 44.06) từ các cân băng đến máy nghiền xi măng (44.07). + Nghiền xi măng. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 13 Máy nghiền liệu số 2 được chuyển thành máy nghiền xi măng trong mạch vòng kín. Các tấm lót và bi của máy nghiền được thay thế bằng các loại mới phù hợp cho việc nghiền clinker, thạch cao và bazan. Hệ truyền động của máy nghiền hiện hành 3150kw được sử dụng như cũ. Bộ phân ly động (44.14) được dùng để phân loại vật liệu đã nghiền và các hạt quá cỡ được đẩy ra và quay trở lại máy nghiền. Tốc độ nạp liệu mới từ các cân băng được tự động điều khiển theo điểm đặt và lưu lượng nguyên liệu quá cỡ sau phân ly. Thiết bị đo âm thanh cho máy nghiền được trang bị để giám sát trạng thái bên trong của máy nghiền. Tốc độ quay của thiết bị phân ly động có thể điều chỉnh từ xa do nhân viên vận hành CCR theo số liệu của phòng thí nghiệm về độ mịn của xi măng sản phẩm. Máy nghiền xi măng hiện hành được điều khiển từ CCR. Các thiết bị phụ trợ cho máy nghiền hiện có được sử dụng lại như cũ: - Bộ phận dầu bôn trơn cho hộp giảm tốc chính - Bộ phận dầu bôn trơn cho ổ đỡ máy nghiền, ổ đỡ trục động cơ. - Quạt làm mát cho động cơ máy nghiền. - Quạt nhỏ cho hệ thống máy nghiền. - Bộ phận truyền động phụ với phanh hãm và khớp phân ly hợp Thiết bị phun nước (44.51) được cung cấp làm mát xi măng trong máy nghiền. Lưu tốc nước được điều chỉnh tự động theo nhiệt độ của xi măng tháo ra từ máy nghiền. Nguyên liệu tháo từ máy nghiền xi măng được chuyển đi bằng máng khí động (44.08), một băng tải gầu (44.10) và một máng khí động hai ngả (44.11) với một xi phông nguyên liệu (44.12). Cyclone (44.15) và quạt tuần hoàn (44.16) được trang bị để thu gom sản phẩm mịn và bộ lọc túi (44.54) lọc bụi bẩn khí xả của máy nghiền. XIV/ Vận chuyển xi măng Sản phẩm xi măng sẽ được vận chuyển bằng máng khí động (44.17), gầu nâng (44.22) và các băng tải (44.23 và 44.94) tới các silô hiện hành. Hệ thống phân phối khí động với cửa đóng mở bằng động cơ được trang bị và việc cấp liệu silô có thẻe lựa chọn tại CCR, thao tác viên CCR chọn trước khi khởi động nhóm vận chuyển xi măng. Theo sự lựa chọn này, các thiết bị yêu cầu tự động khởi động và các van cửa Báo cáo thực tập tốt nghiệp 14 cũng chuyển dịch. Các bộ lọc bụi túi (44.61) và 44.65) được cung cấp để lọc bụi băng tải gầu, các máng khí động, các băng tải và bốn silô. XV/ Công đoạn đóng bao Xi măng từ xilo được bơm từ buồng lên két chứa qua săng kiểm tra và máng sới tơi, đi vào thùng của máy đóng bao bàn quay 14 vòi. Xi măng được vận chuyển qua các hệ thống băng tải cao su cấp thẳng cho phương tiện hoặc xếp vào kho. Kho chứa xi măng bao có sức chứa khoảng 3000tấn bao xi măng xếp trong kho theo nguyên tắc lò :"hạ bãi trước khi xuất trước, hạ sau suất sau". XVI/ Các phân xưởng phụ trợ Bên cạnh các phân xưởng trực tiếp tham gia vào dây truyền công nghệ sản xuất còn có các phân xươngr phụ trợ có nhiệm vụ bổ trợ cùng với các phân xưởng chính nhằm đưa dây truyền sản xuất đựoc liên tục và giải phóng mọi sự cố nhanh nhất, đáp ứng với yêu cầu của chất lượng. Các phân xưởng phụ trợ bao gồm : - Xưởng sửa chữa cơ khí, gia công chế tạo - Xưởng cấp thoát nước, nén khí - Xưởng sửa chữa công trình - Xưởng sửa chữa thiết bị - Xưởng điện tự động - Phòng thí nghiệm KCS CHƯƠNG II CƠ CẤU TỔ CHỨC - QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN Công ty xi măng Bỉm Sơn là đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng với công xuất lớn, với trang thiết bị hiện đại và được phân bố thành nhiều phân xưởng, nhiều phòng ban, địa bàn đặt máy móc vật tư rộng, địa bàn phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân đông đảo nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty . Báo cáo thực tập tốt nghiệp 15 Là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam thực hiện theo nguyên tắc tự hoạch toán giá thành sản phẩm và tự hoạch toán cho từng đơn vị bộ phận do đó luôn sản xuất và đạt được mức chỉ tiêu đề ra và nộp ngân sách cho Nhà Nước đầy đủ . Mô hình quản lý của nhà máy Trong mỗi doanh nghiệp thì tình hình sản xuất kinh doanh hợp lý hay không co ảnh hưởng quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh. ở công ty xi măng bỉm sơn thời kỳ đâu hoạt động bao gồm 9 phòng ban và 9 phân xưởng sản xuất, nhưng do quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ngày càng nặng nề nên hiện nay công ty gồm 17 phòng ban và 12 phân xưởng có 8 chi nhành kinh doanh đặt dưới sự chỉ đạo của 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo các công tác kinh tế-kế hoạch, tài chính , tổ chức lao động, văn phòng đầu tư và xây dựng. - Phó giám đốc sản xuất: giúp giám đốc chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất bảo đảm sản xuất liên tục, an toàn, đảm bảo chât lượng sản phẩm. -Phó giám đốc kinh doanh: giúp giám đốc chỉ đạo điều hành công tác cung ứng vật tư thiết bị va tiêu thụ ản phẩm. - Phó giám đốc phụ trách chung: giúp giám đốc công ty quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác hành chính, bảo vệ quân sự, công tác đời sống, an toàn lao động, y tế... * Khối sản xuất chính: Bao gồm xưởng mỏ, xưởng ô tô, xưởng tạo nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao. Các xưởng này có nhiẹm vụ thực hiện theo đúng quy trình công nghệ sản xuất xi măng, tuỳ phụ gia mà sản phẩm là PCB30,PCV40. - Xưởng mỏ: với dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác đá vôi, đá sét tại các mỏ nằm cách nhà máy 3÷10Km - Xưởng ô tô: gồm các loại ô tô có trọng tải lớn vận chuyển liẹu vè công ty. - Xưởng tạo nguyên liệu: gồm các máy đập, máy nghiền và các thiết bị phụ trợ khác để nghiền dá vôi, sét, tạo hỗn hợp dưới dạng bùn( cho dây truyền ướt) đồng nhất liệu ( cho dây truyền khô). - Xưởng lò nung: phụ trách các hoạt động cho 2 lò nung hỗn hợp tạo thành clinker. - Xưởng nghiền xi măng: thiết bị chính là máy nghiên xi măng chuyên dụng và các Báo cáo thực tập tốt nghiệp 16 thiết bị chuyên dùng khác. - Xưởng đóng bao: xi măng sau nghiền đưa về két chứa và đóng bao để đưa đi tiêu thụ. * Khối sán xuất phụ: gồm các xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng sửa chữa công trình, xưởng điện tự động, xưởng cấp thoát nước - nén khí, xưởng cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao động phục vụ cho sản xuất chính. * Nhiệm vụ của một số phòng ban chủ yếu: - Phòng cơ khí: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị và sửa chữa khi nó bị hư hỏng, chế tạo thiết bị thay thế. - Phòng kỹ thuật sản suất: theo dõi điều độ sản xuất, các phân xưởng sản xuất chính và phụ, theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Phòng năng lượng:có nhiệm vụ theo dõi tính hình liên quan đến việc cung cấp năng lượng cho sản xuất. - Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng vật tư thiết bị cung ứng vật tư , máy móc thiết bị sản xuất. - Phòng kế hoạch: lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngoài các phòng ban và phân xưởng công ty xi mưng bỉm sơn còn một số phòng ban kháclàm nhiệm vụ phục vụ như đời sống, bảo vệ... và một số hệ thống tiêu thụ gồm 1 trung tâm giao dịch và 7 chi nhánh và một văn phòng đậi diẹn tại Lào. Công ty xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp nhà nước lớn, qua mô hình chỉ đạo tổ chức sản xuấtvà kinh doanh có thể thấy công ty công tuy đã phân công nhiệm vụ rất rõ ràng, ba phó gián đốc là những người giúp việc cho giám đốc, mỗi phó giám đốc chịu trách nhiệm một phần công việc khác nhau lại có liên quan mật thiết với nhau. Điều đó chứng tỏ công ty đã có sự nghiên cứu sắp xếp bô máy quản lý, các đơn vị sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sản xuất và đảm bảo được chất lượng, thống nhất quán triệt được mọi chủ trương kế hoạch của công ty. CHƯƠNG III HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN Công nghiệp luôn là khách hàng tiêu thụ điện lớn nhất. Trong tình hình kinh tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp 17 thị trường hiện nay, các xí nghiệp lớn nhỏ, các tổ hợp sản xuất đều phải tự hoạch toán kinh doanh trong cuộc cạnh tranh quyết liệt về chất lượng và giá cả sản phẩm. Điện năng thực sự đóng góp một phần quan trọng vào lỗ lãi của công ty. Nếu một tháng sảy ra mất điện một, hai ngày thì công ty sẽ không có lãi, nếu mất điện lâu hơn thì công ty sẽ thua lỗ. Chất lượng điện xấu sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, gây thứ phẩm, phế phẩm, giảm hiệu suất lao động. Chất lượng điện áp đặc quan trọng đối với công ty xi măng. Vì thế đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và nâng cao chất lượng điện năng là mối quan tâm hàng đâù của công ty xi măng Bỉm Sơn. Trong một khoảng thời gian thực tập tại công ty xi măng Bỉm Sơn. Nằm trong nội dung chương trình thực tập, em đã được thực tập tại công ty xi măng Bỉm Sơn. Nằm trong nội dung chương trình thực tập, em đã được thực tập ở phòng năng lượng đi xuống các trạm điện 110 kv, 6 kv và các trạm biến áp phân xưởng của công ty để tìm hiểu mạng điện cung cấp cho nhà máy. Nội dung của hệ thống cung cấp điện như sau: HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CỦA CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN Công ty xi măng Bỉm Sơn được xếp vào phụ tải loại I, do tính chất quan trọng của công ty nên 2 đường dây đi từ nguồn điện hệ thống đến được lấy từ 2 lộ : Lộ Thanh Hoá (171 A37) và lộ Ninh Bình (174 A37). Nhưng công ty thường dùng nguồn từ Ninh Bình, nhuồn từ Thanh Hoá chỉ làm dự phòng khi có sự cố từ 174 A37 . Nguồn 110KV từ hệ thống về qua TBATG được hạ xuống điện áp 6KV để cung cấp cho các trạm biến áp phân xưởng . Nhờ vậy sẽ giảm được vốn đầu tư cho mạng điện cao áp trong nhà máy cũng như các trạm biến áp phân xưởng, vận hành dễ dàng, độ tin cậy cung cấp điện được cải thiện. Vì công ty thuộc hộ loại I nên trạm biến áp trung gian phải đặt 2 máy biến áp 1T, 2T với công suất 40.000 KVAcho mỗi máy . Do tính chất quan trọng của hộ loại I nên hệ thống gồm 2 đường dây cung Báo cáo thực tập tốt nghiệp 18 cấp cho 2 thanh góp có phân đoạn , liên lạc giữa 2 phân đoạn của một thanh góp bằng máy cắt hợp bộ . Trên mỗi phân đoạn của thanh góp đặt một máy biến áp đo lường 3 pha 5 trụ có cuộn tam giác hở báo trạm đất 1 pha trên cáp 6KV, và (TU.1T; TU.2T) báo trạm đất 1 pha trên cáp 110KV. Để chống sét từ đường day truyền vào trạm đặt chống sét van. Máy bién dòng có tác dụng biến đổi dòng điện lớn (Sơ cấp ) thành dòng phù hợp (5A) để cung cấp cho các thiết bị đo lường và bảo vệ . - Dao cách ly dùng để cách ly máy biến áp khi cấn sửa chữa . - Cầu chì dùng để bảo vệ ngắn mạch và quá tải cho máy biến áp . - Để hạn chế dòng ngắn mạch về phía hạ áp của trạmnên ở đây dùng 2 máy biến áp làm việc độc lập ( Điêù áp dưới tải ) Trạm biến áp chính ( 110KV/6,3KV ) cung cấp cho 4 trạm : +Trạm điện khí nén PΠ -1 (6KV ) có S = 7894KVA +Trạm điện đập đá PΠ -2 (6KV ) có S =2234KVA +Trạm điện nghiền liệu và nghiền xi măng PΠ - 4 (6KV) có S =16527KVA +Trạm điện lò nung và nghiền than PΠ -3 (6KV) có S =8320KVA Sau khi công ty đi vào sản suất dây chuyền 2 thì đã lắp thêm 2 trạm điện mới phục vụ cho dây truyền này . + MVS.A03 cung cấp chủ yếu cho động cơ lò (Leonard ), các quạt Preheter (2100 KW ), quạt Eppan (350 KW ) và các phần liên quan đến hệ thống lò quay. + MVS.A01 cung cấp chủ yếu cho động cơ nghiền liệu, động cơ quạt máy nghiền liệu và máy biến áp LVS -AO1 (1500 KVA) phục vụ phần liên quan nghiền liệu. CHƯƠNG IV TÌM HIỂU HỆ TRUYỀN ĐỘNG CẦU TRỤC GIẢI LIỆU I-Giới thiệu chung và kết cấu của cầu trục: Báo cáo thực tập tốt nghiệp 19 1- Khái niệm về cầu trục Cầu trục là thiết bị dùng để bốc rỡ và di chuyển nguyên vật liệu , hàng hoá với khối lượng lớn. Trong sản suất để vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu người ta dùng hệ thống cầu trục. Cầu trục là cầu nối giữa các hạng mục công trình sản suất riêng biệt, giữa các phân xưởng trong một nhà máy, vận chuyển và bốc dỡ hàng ho từ nơi này đến nơi khác ... Hệ thống câu trục có thể làm việc trong các môi trường độc hại (bụi bặm, ẩm ướt, nhiệt độ cao,ô nhiễm...),có thể bốc dỡ và vận chuyển một khối lượng rất lớn trong thời gian ngắn là những việc mà chân tay con người không thể làm đuợc. Như vậy sử dụng cầu trục trong các hạng mục công trình sẽ làm tăng tiến độ thi công, làm giảm bớt nhân công và mang lại hiệu quả kinh tế to lớn trong SX . 2-Kết cấu của cầu trục. Cầu trục gồm 3 phần tử cơ bản. - Xe cầu . - Xe con. - Thiết bị nâng hạ. Xe cầu di chuyển dọc theo phân xưởng. Xe con di chuyển trên xe cầu Thiết bị nâng-hạ dùng để bốc dỡ hàng hoá, nó di chuyển lên xuống. II.Gới thiệu về cầu trục 20 tấn ở phân xưởng nguyên liệu nhà máy xi măng Bỉm Sơn. + Hệ thống cầu trục số 2 cho phẫn xưởng nguyên liệu có nhiệm vụ bốc nguyên liệu(thạch cao , than đá, clinker..) từ kho đổ vào xilô và di chuyển nguyên liệu từ vị trí này xang vị trí khác trong kho. Công xuất bốc rỡ trung bình là 200tấn/giờ với dung lượng 10tấn/gầu. Có các thông số kỹ thuật: - Tải trọng định mức 20 tấn - Tốc độ di chuyển của xe cầu 120 m/ph - Tốc độ di chuyển của xe con 60 m/ph Báo cáo thực tập tốt nghiệp 20 - Tốc độ di chuyển của cơ cấu nâng-hạ 42 m/ph - Độ cao nâng lên 14 m Điều khiển cầu trục : Hệ truyền động cầu trục là hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ Rotor dây quấn. - Công suất động cơ xe cầu là 2×22KW - Công suất động cơ xe con là 7.5KW - Cơ cấu nâng-hạ gồm có 2 động cơ : động cơ truyền động nâng-hạ gầu (100KW) và động cơ truyền động đóng-mở gầu (100KW) + Đặc tính phụ tải của cầu trục là tải thế năng , tức là mômen tải không thay đổi trong suốt quá trình làm việc. + Chế độ làm việc của cầu trục rất nặng nề. Cầu trục làm việc theo chế đệ ngắn hạn lặp lại. các động cơ truyền động trong cầu trục có mômen tải trọng thay đổi. + Hệ thống điều khiển gồm 4 tủ điều khiển các động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn sử dụng phương pháp đóng mở các nấc điện trở bằng cách đóng cắt các tiếp điểm, để khởi động , đảo chiều quay và điều chỉnh tốc độ động cơ. Động cơ nâng –hạ gàu dùng động cơ có công suất 100KW, để đóng mở gàu sử dụng loại động cơ có công suất 100 KW dùng hệ điều tốc phân cấp gồm 5 cấp tốc độ, tạo ra sự mềm dẻo và chính xác cho 2 động cơ này mà khi vận hành vẫn đảm bảo được năng suất. Để di chuyển xe lớn sử dụng 2 động cơ có công suất 22KW và xe con dùng 1 động cơ có công suất 7,5 Kw cũngdùng hệ điều tốc phân cấp nhưng trong quá trình làm việc 2 loại động cơ này làm việc độc lập với nhau và độc lập các chuyển động khác nên chỉ cần điều chỉnh tốc độ theo 3 cấp nhằm giảm thao tác cho người vận hành và yêu cầu di chuyển với gia tốc không cao. + Hệ thống tay gạt sử dụng hệ cam - tiếp điểm với nguồn điện 1 chiều đảm bảo an toàn cho người ,tối giản hoàn toàn đánh lửa ở tiếp điểm gây sai lệch và làm giảm tuổi thọ của hệ thống tay gạt cũng như thiết bị liên quan. + Phần cung cấp điện cho mạch động lực dùng nguồn 3 pha 380/220V. Hệ thống điều khiển được nuôi bằng nguồn điện áp 1 pha 220 V cách ly . Nguốn ra tay gạt Báo cáo thực tập tốt nghiệp 21 dùng nguồn 1 chiều 24V và đưa về bộ VXL trung tâm. Ngoài ra còn 1 nguồn 1 chiều 24 V khác với công suất lớn dùng để đóng mở các tiếp điểm. III.Các yêu cầu của cầu trục 20 tấn trong phân xưởng nguyên liệu nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Chế độ làm việc của các cơ cầu trục được xác định từ các yêu cầu của quá trình công nghệ , chức năng của cầu trục trong dây chuyền sản xuất. Từ đó mà ta xác định được các yêu cầu công nghệ và điều khiển của hệ thống cầu trục truyền động . Cầu trục trong phân xưởng nguyên luyện phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong chế độ quá độ, cầu trục trong các phân xưởng lắp ráp phải đảm bảo quá trình mở máy êm ,dải điều chỉnh tốc độ rộng ,dừng chính xác đúng nơi lấy hàng và hạ hàng.vv...đặc biệt phải đảm bảo an toàn và có độ tin cậy cao. Có 2 yêu cầu cơ bản: –yêu cầu thiết bị điện . -yêu cầu điều khiển . 1).Yêu cầu điều khiển: Hệ thống điều khiển phải có độ tin cậy cao, khả năng làm việc tốt trong các môi trường khắc nghiệt (ẩm ướt, nhiệt độ cao , bụi bặm, rung xóc mạnh...) . hệ thống điều khiển có thể tạo nên toàn bbộ chu trình động của cầu trục, có chức năng dự báo sự cố, bảo vệ thiết bị khi có sự cố: bảo vệ mất pha, lệch pha, quá tải, ngắn mạch...nhằm nâng cao độ bền của thiết bị điện . Hệ thống điều khiển phải có khả năng lưu lại các thông sốcủa hệ thống tại thời điểm xảy ra sự cố nhằm giúp các kỹ thuật viên tìm ra nguyên nhân và khắc phục nhanh chóng sự cố sớm đưa hrệ thống vào làm việc. 2) Yêu cầu thiết bị của cầu trục. Thiết bị đi kèm phải có độ quá tải lớn, đảm bảo độ an toàn, tin cậy, độ nhạy cao, tuổi thọ lớn và có khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Những cầu bắt buộc phải có trong cầu trục là a) Dụng cụ hạn chế hành trình. Ta phải có các thiết bị để hạn chế hành trình của hệ thống như:chuyển động của Báo cáo thực tập tốt nghiệp 22 hệ thống xe con xe lớn, hành trình lên của cơ cấu nâng-hạ... để khống chế hành trình của cơ cấu ta dùng các công tắc hạn vị chúng được lắp đặt ở cuối các hành trình. -Trên bộ phận nâng có công tắc hạn vị ở cuối hành trình lên. -Trên bộ phận di chuyển ngang cần hạn ché hành trình cả 2 hướng ở cuối 2 hành trình. Đối với xe con chạy trên xe lớn phải dùng công tắc hành trình để cắt nguồn điện của xe nhỏ đểhạn chế sự chuyển động của cơ cấu. Sơ đồ đấu dây của công tắc hành trình phải được thiết kế sao cho khi bất kỳ 1v công tắc hành trình nào mà làm việc thì bộ phận chuyển động có khả năng chuyển động ngược chiều chuyển động vừa rồi. Công tắc hạn vị có thể lắp ở mạch động lực hoặc mạch điệnkhống chế, nhưng phải có khả năng cắt được nguồn điện. b)Thiết bị bảo vệ. Hệ thống cầu trục phải có thiết bị bảo vệ, các thiết bị bảo vệ phải đảm bảo độ tin cậy, làm việc chắc chắn, chính xác. Những rơle điện hoặc dây chảy cầu trì dùng để bảo vệ dòng điện quá tải, ngắn mạch.công dụng của các thiết bị là cắet nguồn điểna khỏi hệ thống mỗi khi xảy ra sự cốngắn mạch hoặc dòng điện quá tải trong thờigian lâu. Không nên dùng rơle nhiệt để bảo vệđộng cơ cầu trục quá tải bởi vì những động cơ của cầu trục làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại do đó không thể đạy tới trị số quá tải trong phạm vi bảo vệ của rơ le nhiệt . Ngoài những thiết bị bảo vệ dòng điện, cầu trục còn phhải bảo vệ mất áp (điện áp không). c)Buồng lái . Buồng lái của cầu trục là nơi con người điều khiển các quá trình làm việc của hệ thống cầu trục. Do đó phải có hệ thống bảo vệ an toàn tuyệt đối ngay cả khi xảy ra sự cố , cháy nổ. Nền của buồng lái được lót cao xu để đề phòng cho người lái khỏi bị điện giật bất ngờ . Báo cáo thực tập tốt nghiệp 23 d)Phanh hãm . Hệ thống phanh hãm là bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống cầu trục .Hầu hế các bộ phận trên cầu trục đều có phanh hãm. Bộ phận di chuyển ngang của cầu trục có phanh hãm kiểu đạp chân, kiểu dật tay, hoặc cái hãm tự động. Bộ phận nâng- hạ dùng phanh tự động kiểu kín, khi cắt nguồn điện thì phanh làm việc ngay. Phanh được lắp ở chỗ vững chắc nhất giữa nó và bộ phận làm việc. e)Vấn đề thắp sáng trong cầu trục. Hệ thống cầu trục có thể làm việc cả ngày lẫn đêm do đó hệ thống chiếu sáng trong cầu trục là rất quan trọng nhằm đảm bảo ánh sáng cho quá trình làm việc và sửa chữa. điện áp dùng cho đèn chiếu sáng cao nhất là 220V, điện áp của đèn an toàn dùng cho việc sửa chữa là 36V. Nguồn của đèn an toàn thường là nguỗn xoay chiều do một máy biến áp cung cấp. Nếu đèn an toàn dùng nguồn 1 chiều thí có thể dùng ắc quy. Nguồn điện dùng cho việc chiếu sáng trong cầu trục thường lấy ở cầu dao lắp trong buồng lái và bộ phận đường dây sơ cấp của công tắc tơ. Cách nối dây thế nào sao cho khi nguồn động lực cắt thì nguồn chiếu sáng vẫn không bị ảnh hưởng. g)Thiết bị cung cấp điện. Thiết bị cung cấp điên thường dùng hệ thống dây trượt. Dây trượt thường dùng dây bừng thép , trường hợp đặc biệt có thể dùng dây đồng. Mặt không làm việc của dây thép dùng làm dây trượtcần thiết phải sơn nâu để phân biệt rõ ràng vơí dây kim loại không mang điện. Khoảng cách giữa các giá đỡ của dây trượt cứng không quá 6m. Nếu dây trượt nhỏ và chỉ có giá đỡ thì khoảng cách giữa 2 đầu giá đỡ không nên xa quá 8m. h)Những yêu cầu khác. Điện áp của nguồn của cầu trục không nên quá 500V. Tuy nhiên cũng có thể dùng được điện áp cao hơn nhưng phải đảm bảo độ an toàn tin cậy và tính kinh tế cao. Tất cả thiết bị lắp ráp trên cầu trục phải thật chắc chắn chịu đựng được độ rung Báo cáo thực tập tốt nghiệp 24 lớn và được bố chí vào những nơi thích hợp. Nếu thiết bị ngoái trời phải có màng lưới bảo vệ để đề phòng mưa làm hỏng. Khoảng cách giữa các bộ phận cầu trục với hệ thống dây dẫn phải đảm bảo an toàn ( >=50mm ).... IV.Hệ truyền động dùng trong càu trục. 1)Động cơ truyền động. Để đạt hiệu quả kinh tế cao , đạt yêu cầu về đặc tính khởi động cũng như đặc tính điều chỉnh. Động cơ truyền động sử dụng các động cơ không đồng bộ rôto dây quấn. Hệ thống cầu trục sử dụng động cơ không đồng bộ rôto dây quấn nên việc khởi động và điều chỉnh tốc độ dựa trên nguyên tắc thay đổi điện trở vủa rôto. Mỗi cấp điện trở của rôto ta có một tốc độ và đặc tính cơ tương ứng . *) Sơ đồ nguyên lý khi khởi động 2).Đặc tính cơ: R0 R1 R2 R3 ĐC n R R1 R R3>R2>R1>R0 M Báo cáo thực tập tốt nghiệp 25 Phối hợp đặc tính cơ của động cơ và đặc tính cơ của tải, ta nhận được các điểm làm việc tương ứng với vận tốc và mômen tại cấp tốc độ đó. Trong quá trình mở máy động cơ không đồng bộ rôto dây quấn thì mômen mở máy là đặc tính chủ yếu nhất trong những đặc tính mở máy của động cơ. Muốn mở máy được thì mômen mở máy cuả động cơ phải lớn hơn mômen tải tĩnh và mômen ma sát tĩnh. Phương trình cân bằng động của mômen như sau: M-Mc=Mj=J Trong đó: M : mômen điện từ. Nm Mc : mômen cản. Nm Mj : mômen động. Nm J= g GD 4 2 GD : mômen quán tính của các bộ phận truyền động đã được quy đổi xang trục động cơ. g = 9,81m/s 2 : gia tốc trọng trường. ω : tốc độ góc của rôto. ( m/s) Từ biểu thức trên ta thấy muốn đảm bảo tăng tốc phải giữ : 0≥ dt dω thì cần M >Mc . Với một quán tính như nhau M –Mc càng lớn thì tốc độ động cơ tăng càng nhanh, ngược lại những máy có quán tính càng lớn thì thời gian mở máy càng lâu. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 26 Trong động cơ rôto dây quấn để hạn chế dòng điên khởi động , tăng mômen khởi động ta đưa điện trở phụ vào mạch rôto trọng quá trình khởi động rồi sau đó loại dần các điện trở này theo từng cấp. Dòng điện mở máy được xác định bằng biểu thức +Các yêu cầu cơ bản khi mở máy 1 động cơ. - Phải có mômen mở máy đủ lớn để thích ứng vớiđặc tính cơ của tải. -Dòng điện mở máy càng nhỏ thì càng tốt. -Phương pháp mở máy và thiết bị cần dùng đơn giản , rẻ tiền, chắc chắn. -Tổn hao công suất trong quá trình mở máy càng nhỏ càng tốt Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên, do đó tuỳ thuộc vào tình hình làm việc cụ thể mà ta có thể lựa chọn cho thích ứng. Muốn điều chỉnh tốc độ ta thay đổi giá trị điện trở phụ ở mạch rôto, do đó mà tốc độ cũng sẽ thay đổi. 3)Trạng thái hãm của động cơ Trong cầu trục xảy ra 2 kiểu hãm ngược.. + Hãm ngược xảy ra khi động cơ đang làm việc , ta đóng vào mạch rôto điện trở phụ lớn, với tải thế năng động cơ sẽ làm việc ổn định ở điểm D. Đoạn CD là đoạn đặc tính hãm ngược U1 Imm = ( R1+R2) 2 + (X1+X2) 2 C B A M D Báo cáo thực tập tốt nghiệp 27 - Hãm ngược xảy ra khi động cơ đang làm việc, ta thay đổi thứ tự 2 trong 3 pha điện áp đặt vào stato và đóng điện trở đủ lớn vào mạch rôto. Động cơ chuyển sang làm việc trên dặc tính hãm ngược BC và làm việc ổn định tại điểm D. Đối với động cơ truyền động dùng trong cầu trục trạng thái hãm ngược dùng là đổi thứ tự 2 trong 3 pha đặt vào stato và đóng điện trở đủ lớn vào mạch rôto để tăng cường mômen hãm và hạn chế dòng điện rôto. Mc D C AB Mc M Vω Báo cáo thực tập tốt nghiệp 28 V/-Nguyên lý hoạt động của xe con 1- Sơ đồ mạch lực:(Hình vẽ) Gồm các phần tử sau: -B1:Cầu dao 3 pha để đóng cắt mạch động lực với động cơ -HP:Rơ le dòng cực đại dùng để bảo vệ quá tải -KII,B,H: Các tiếp điểm của công tắc tơ KII,B,H để đóng cắt , đảo chiều động cơ -Y3:Phanh hãm điện từ được đấu song song với động cơ -1PY,2PY,3PY: các rơ le thời gian -PII: Rơ le điện áp - Ngoài ra còn hệ thống tay gạt để điều chỉnh động cơ tiến hoặc lùi 2- Sơ đồ mạch điều khiển:(Hình vẽ) *Nguyên tắc: tay gạt luôn ở vị trí 0 (khi chưa có người vân hành điều khiển) vì nếu tay gạt lệch khỏi vị trí 0 mà điện áp lưới phục hồi(khi mất điện)thì cầu trục sẽ làm việc ngay gây mất an toàn cho người vận hànhvà thiết bị do vậy tay gạt khi nào cũng ở vị trí 0 khi chưa có người vận hành điều khiển. *Nguyên lý làm việc: - Đóng cầu dao B1 cấp điện cho rơ le PH lúc này tiếp điểm PH ở mạch động lực (9c,13) duy trì cho tay gạt,đồng thời dòng cầu dao 2P cấp điện cho mạch điều khiển các công tắc tơ 1PY,2PY,3PY có điện. Do PH có điện nên tiếp điểm PHở mạch diều kgiển đóng lại đèn H2 sáng báo hiệu sẵn sàng làm việc. - Giả sử điều khiển cho động cơ chạy tiến thì người vận hành gạt tay gạt đến vị trí 1 ở bảng điều khiển. Công tắc tơ B(6c-25)có điện tiếp điểm B(25-61)đóng lại. Công tắc tơ KII(6c-61)có điện tiếp điểm KII(61- 63)đóng lại , lúc này mạch động lực được đóng điện toàn bộ điện trở được đưa vào làm việc. - Khi tay gạt đang ở vị trí 1 người vận hành gạt tay gạt sang vị trí 2 thì công tắc tơ II(6c-31c)có điện tiếp điểm II(5-53) mở ra công tắc tơ 1PY mất điện tiếp điểm 1PY(6c-33c)chưa đóng lại ngay sau một thời gian thì tiếp điểm 1PY(6c-33c)mới đóng lại công tắc tơ 1Y có điện các tiếp điểm 1P14,!P15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 29 đóng lại loại một cấp điện trở tốc độ động cơ tăng lên một cấp. - Để tiếp tục tăng tốc độ động cơ lên thì người vận hành tiếp tục gạt tay gạt sang vị trí 3 khi đó 1Y có điện tiếp điểm 1Y(5-55) mở ra làm cho 2PY mất điện tiếp điểm 2PY(35c-69)chưa đóng lại ngay mà sau một thời gian mới đóng lại. Công tắc tơ 2Y có điện tiếp điểm 1P9,1P8 đóng lại loại tiếp tục một cấp điện trở nữa tốc độ động cơ tăng thêm một cấp. - Khi đang ở vị trí 3 người vận hành gạt tay gạt sang vị trí 4 thì 3Y không có điện vì khi đo 2Y đã mất điện lúc này tiếp điẻm 3PY (35c-71)thường đóng đóng chậm chưa đóng ngay mà sau một thời gian mới đóng lại , công tắc tơ 3Y có điện tiếp điểm 1P6,1P5 đóng lại loại tiếp một cấp điện trở nữa ra khỏi mạch động lực. - Khi đảo chiều động cơ người vận hành chỉ việc gạt tay gạt sang phía ngựoc lại. - KẾT LUẬN Trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua đã mang lại cho em rất nhiều điều bổ ích. Thứ nhất là giúp bản thân củng cố lại nhũng kiến thức mà đã được các thầy các cô trong bộ môn truyền đạt, được trực tiếp nhìn tận mắt các thiết bị mà trước đó chỉ được thấy trong sách vở. Thứ hai là rèn luyện cho mình một tác phong công nghiệp, các lề lối làm việc, nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy, quy chế tại nơi làm việc. Được thấy sự hăng say thi đua làm việc của cán bộ công nhân viên trong nhà máy từ đó giúp em vững tin vào nghề hơn và tự nhủ sẽ phải cố gắng hơn nữa trong học tập, trau rồi đạo đức để sau này ra trường trở thành một người thợ tốt, có ích cho xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Qua đây em xin trân thành cảm ơn các cô các chú trong nhà máy đã tận tình hướng dẫn em, chỉ bảo cho em thấy được những điều còn bỡ ngỡ. Em cảm ơn các thầy các cô trong nhà trường, đặc biệt là hai thầy: Nguyễn Văn Chất và Phan Cung đã chỉ đường dẫn dắt và dạy dỗ em trong suốt quãng thời gian thực tập vừa qua và cả sau này, giúp em có một mục tiêu để làm đồ án tốt nghiệp. Ninh bình, ngày25 tháng 8 năm 2004. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 30 SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN VĂN SUNG Nhận xét giáo viên hướng dẫn …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… Báo cáo thực tập tốt nghiệp 31 …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo thực tập tốt nghiệp - Công ty xi măng Bím Sơn.pdf
Tài liệu liên quan