Báo cáo Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp cùng với chính quyền cấp xã trên địa bàn tham vấn đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý rừng, lâm sản theo quy định của pháp luật: Các cơ quan gồm: UBND các xã Bông Trang, Bưng Riềng và Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc); Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc; Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện đầy đủ các quy định đối với hộ dân trồng rừng trên địa bàn về việc giao khoán đất, lập hồ sơ thiết kế khai thác, kiểm tra giám sát khai thác rừng và vận chuyển gỗ, xác nhận nguồn gốc gỗ khai thác Đồng thời các cơ quan trên đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn xã về Lâm luật và các quy định có liên quan.

pdf20 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN (VNGO-FLEGT) BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đơn vị thực hiện: - Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước (ForWet) Tháng 11/2012 0 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính phủ Việt Nam hiện đang đàm phán với Liên minh Châu Âu (EU) Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT). Hiệp định VPA/FLEGT là một hiệp định thương mại giữa Việt Nam (là nước có xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ vào EU) với EU nhằm tăng cường thực thi pháp luật để kiểm soát nguồn gốc gỗ. Đồng thời, theo một trong những yêu cầu do EU đặt ra trong quá trình đàm phán cũng như thực hiện hiệp định sau này là phải có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực của VPA/FLEGT đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương là các hộ gia đình trồng rừng, các cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rừng và các doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ hoặc các nhóm dịch vụ có liên quan khác. Việc xác minh tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ trước hết là xác minh nguồn gốc của gỗ từ một khu rừng nào đó có được khai thác hợp pháp hay không và chuỗi hành trình của các sản phẩm khai thác từ rừng đến người sử dụng có đảm bảo tuân thủ các quy định về pháp luật hay không? Trên thực tế, do tính phức tạp của hệ thống khung pháp lý hiện có, phần lớn các hoạt động xác minh tính hợp pháp đều lựa chọn giới hạn các tiêu chuẩn pháp lý với các văn bản luật và quy định liên quan đến khâu khai thác và vận chuyển gỗ hiện hành. Nhà nước đã có các văn bản pháp lý quy định về khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản* nhằm đảm bảo việc sử dụng tài nguyên rừng bền vững, tạo khả năng phục hồi của rừng tự nhiên cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng đất của rừng trồng. Những văn bản này đã quy định các nguyên tắc, nội dung, chỉ tiêu, phương pháp cụ thể và chi tiết để thực hiện các tác nghiệp chính trong hoạt động khai thác gỗ và lâm sản cũng như các thủ tục về khai thác vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản khác. Việc thực hiện các quy định về khai thác gỗ (theo các văn bản đã ban hành) tại các địa phương trong hoàn cảnh thực tiễn có nhiều khác biệt tuy vẫn thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật. Do đó, để đánh giá một cách khách quan sự tuân thủ các quy định của pháp luật của các hoạt động khai thác rừng (ở đây là rừng trồng) tại địa phương, nhóm công tác của ForWet đã tiến hành đợt tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. * Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT, ngày 4/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Thông tư số 35/2011/TT- BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ Kết quả tham vấn cộng đồng sẽ cho thấy: rừng trồng và gỗ tại vùng nghiên cứu của các hộ dân được khai thác có mang tính hợp pháp hay không? Việc mua bán, khai thác, vận chuyển gỗ rừng trồng đã diễn ra như thế nào? Khâu khai thác vận chuyển gỗ có gây nên các tác hại đến môi trường hay không? Những người trồng rừng, khai thác rừng nhận thức thế nào về các quy định của nhà nước về trồng, khai thác rừng và vận chuyển gỗ? Thông qua việc tham vấn cộng đồng để thu thập các ý kiến của người dân về sự hợp lý cũng như những bất cập trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật về khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ rừng trồng tại địa phương. 1 II. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG THAM VẤN (theo hướng dẫn) 1. Mục tiêu tham vấn cộng đồng 1.1. Mục tiêu chung Thu thập các ý kiến của người dân/cộng đồng về những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nhằm đóng góp cho cho dự thảo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 1.2. Mục tiêu cụ thể − Khảo sát sự hiểu biết/nhận thức của người dân/cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ − Phân tích việc thực thi lâm luật và ảnh hưởng của nó đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân/cộng đồng − Tổng hợp các nguyện vọng/đề xuất của người dân liên quan đến việc đảm bảo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ gắn kết với cải thiện sinh kế 2. Nội dung tham vấn cộng đồng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2.1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước − Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng: Khai thác gỗ ở rừng trồng (do chủ rừng tự đầu tư vốn trồng rừng) − Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán quản lý bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng với các chủ rừng nhà nước: Khai thác gỗ từ rừng trồng. − Quy trình khai thác gỗ hợp pháp (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh giới, diện tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác): Gỗ rừng trồng 2.2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng vận chuyển gỗ khai thác trong nước trong các trường hợp sau: Gỗ mua; gỗ đem bán; gỗ được khai thác từ bãi khai thác (mua cây đứng tại rừng) về kho hàng hoặc cơ sở chế biến của mình (vận chuyển nội bộ) 2.3. Các quy định về tài chính Các hồ sơ liên quan đến tài chính khi hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng tham gia mua bán gỗ và sản phẩm gỗ 2.4. An toàn về môi trường − Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở những khu rừng được phép khai thác gỗ − Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống của các cộng đồng dân cư: Khu vực khai thác gỗ; tuyến đường vận chuyển gỗ. 3.5. An toàn về xã hội Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác, thiết kế khai thác và khai thác gỗ: Kế hoạch khai thác gỗ đạt được sự đồng thuận của cộng đồng sống ven khu rừng được phép khai thác; Người dân/Cộng đồng sống ven rừng tham gia thiết kế và giám sát quá trình khai thác ở những khu rừng đó. Cơ chế chia sẻ lợi ích: Sự hưởng lợi của người dân/cộng đồng sống ven khu rừng được khai thác gỗ; tính minh bạch trong việc hưởng lợi từ khai thác và vận chuyển gỗ III. ĐỊA BÀN THAM VẤN 2 1. Khái quát đặc điểm địa bàn được chọn thực hiện tham vấn Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đã được Nhà nước xác định là vùng kinh tế động lực. Là tỉnh có vị trí như là một cửa khẩu giao lưu kinh tế, xã hội với các quốc gia khác trong khu vực. Hình 1: Vị trí tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong vùng Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển, có nhiều nhà máy và cơ sở chế biến gỗ, việc khai thác, vận chuyển, buôn bán, xuất khẩu, chế biến gỗ nói chung và gỗ rừng trồng nói riêng diễn ra rất mạnh mẽ. Người dân nơi đây có truyền thống trồng rừng gỗ nguyên liệu để bán cho các nhà máy chế biến tại các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh và trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng như bán cho các Cty xuất khẩu nguyên liệu gỗ. Đặc biệt, trong thời gian qua các nhà máy giấy phát triển sản xuất mạnh** với nhu cầu nguyên liệu tăng cao, giá gỗ nguyên liệu tăng khiến cho người dân tận dụng cả đất nông nghiệp để phát triển diện tích rừng trồng đã biến vùng Đông Nam Bộ thành nơi buôn bán gỗ rất sôi động. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 thành phố là: thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa và 6 huyện (Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và Côn Đảo). Theo báo cáo rà soát quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh có 34.326 ha đất lâm nghiệp. trong đó: 6.197 ha rừng sản xuất; 11.687 ha rừng phòng hộ và 16.442 ha rừng đặc dụng. 3 Hình 2: Vị trí huyện Xuyên Mộc trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Huyện Xuyên Mộc nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện có diện tự nhiên là 64.093 ha, trong đó đất lâm nghiệp được quy hoạch là 17.608. Cũng theo quy hoạch trên, tại địa bàn huyện Xuyên Mộc có 3 loại rừng: đặc dụng (10.451 ha), sản xuất (6.197 ha) và phòng hộ (960 ha). Huyện xuyên Mộc có 14.186 ha rừng, trong đó có 6.617 ha rừng rồng (chủ yếu là rừng trồng keo lá tràm và keo lai). t ** Các công ty, nhà máy giấy lớn ở vùng Đông Nam Bộ: Cty CP Tập đoàn Giấy Tân Mai (Đồng Nai); Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (Bình Dương); Nhà máy Giấy Mỹ Xuân (Bà Rịa – Vũng Tàu) Có tổng công xuất lớn (khoảng 400 nghìn tấn/năm) và sản phẩm chiếm 40 – 45% thị phần giấy Việt Nam. Nhu cầu gỗ nguyên liệu trong vùng rất lớn. Huyện Xuyên Mộc nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, huyện có diện tích tự nhiên là 64.093 ha, trong đó đất lâm nghiệp được quy hoạch là 17.608. Cũng theo quy hoạch trên, tại địa bàn huyện Xuyên Mộc có 3 loại rừng: đặc dụng (10.451 ha), sản xuất (6.197 ha) và phòng hộ (960 ha). Huyện xuyên Mộc có 14.186 ha rừng, trong đó có 6.617 ha rừng trồng (chủ yếu là rừng trồng keo lá tràm và keo lai). Rừng trồng thuộc rừng sản xuất của tỉnh tập trung trên diện tích quy hoạch phát triển rừng sản xuất. Đây là diện tích đất đai thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty lâm nghiệp này là đơn vị duy nhất trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý và kinh doanh rừng sản xuất. Để làm rõ nguồn gốc đất đai của địa bàn trồng rừng, nhóm tham vấn đã tiến hành thu thập tài liệu về “Lịch sử hình thành Công ty TNHH MTV lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” (sau đây gọi tắt là Cty Lâm nghiệp) như sau: Tiền thân của Cty Lâm nghiệp là Lâm trường Xuyên Mộc được thành lập năm 1978, theo Quyết định số 346/QĐ-UBT ngày 13/5/1978 (của UBND tỉnh Đồng Nai cũ), diện tích quản lý là 15.990 ha. Đến năm 1993, Lâm trường Xuyên Mộc được thành lập lại theo Quyết định số 06/QĐ- UBT ngày 08/6/1993 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (căn cứ vào Nghị định số 388/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), Lâm trường Xuyên Mộc là doanh nghiệp Nhà nước do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trực tiếp quản lý. 4 Theo quyết định số 3075/QĐ.UBT ngày 26/12/1996 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về điều chỉnh diện tích đất đai của Lâm trường Xuyên Mộc thì tổng diện tích đất sau khi điều chỉnh của Lâm trường là 8.273 ha. Căn cứ Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH Một thành viên; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh. Ngày 30/12/2005 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Quyết định số 5337/QĐ-UBND về việc chuyển đổi Lâm trường Xuyên Mộc thành công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu. Như vậy, từ một lâm trường quốc doanh, Lâm trường Xuyên Mộc đã được chuyển đổi thành công ty TNHH Một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp kể từ ngày 01/01/2006. Về quyền sử dụng đất: Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại Công văn số 125/UBND-VP ngày 9/1/2009 và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 44/BC-STNMT ngày 14/5/2009 về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy CNQSDĐ cho công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu trên địa bàn huyện Xuyên Mộc; Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với các ngành liên quan để hoàn chỉnh thủ tục xin cấp giấy CNQSDĐ và thuê đất. Tổng diện tích đất sau khi rà soát phục vụ việc cấp GCNQSDĐ là 5.605 ha, trong đó: diện tích đất của dân đang sử dụng nằm trong lâm phần quản lý của Công ty là 1.041 ha (dự kiến giao về địa phương quản lý); đất khác là 117 ha; Diện tích đất Công ty đang trực tiếp sử dụng là 4.447 ha, trong đó: Đã cấp giấy CNQSDĐ là 2.847ha và đang làm thủ tục cấp giấy CNQSDĐ là 1.600 ha 2. Vấn đề giao khoán đất lâm nghiệp tại Cty TNHH MT Lâm nghiệp 5 Trên cơ sở diện tích được giao và cấp giấy CNQSDĐ, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu đã liên doanh với Công ty Sanrim Johap ViNa (Hiệp hội Lâm nghiệp Hàn Quốc); Công ty TNHH Vĩnh Hưng (Đài Loan) và một số Cty TNHH khác để trồng rừng nguyên liệu. Diện tích đất được giao khoán cho các hộ dân (162 hộ) trồng rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông lâm trường quốc doanh là 1.976,5 ha. Toàn bộ diện tích đất đai được giao khoán cho các hộ dân để trồng rừng cây gỗ nguyên liệu đều thuộc diện tích đất đã có GCN QSDĐ. Các hộ dân khi được giao khoán đất để trồng rừng đã ký kết “Hợp đồng giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản” với Cty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu. Nội dung chính của hợp đồng giao khoán đất gồm: - Vị trí (địa danh khoảnh, tiểu khu); - Diện tích đất giao; - Loài cây trồng; - Mật độ trồng; - Thời hạn hợp đồng (theo chu kỳ loài cây trồng). Trong hợp đồng có ghi các nội dung về quyền lợi của hộ nhận khoán là: được chủ động trồng rừng sản xuất; được hưởng toàn bộ sản phẩm thu hoạch sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính với Cty Lâm nghiệp; được trồng xen cây hàng năm và hưởng 100% sản phẩm; được hoàn trả chi phí đầu tư ban đầu nếu có nguyện vọng không tiếp tục sản xuất; được đền bù khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển KTXH. Nghĩa vụ của hộ nhận khoán theo hợp đồng là: sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch và chịu sự kiểm tra giám sát của Cty Lâm nghiệp về kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Hộ nhận khoán đất phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nhà nước theo quy định; Hộ nhận khoán phải nộp 5% sản lượng khai thác của mỗi chu kỳ trồng rừng cho Cty Lâm nghiệp (là chủ rừng); bán sản phẩm cho Cty LN; Hộ không được giao khoán lại và chuyển nhượng đất. Đối với Cty LN: Cty có trách nhiệm lập hồ sơ giao khoán đất cho các hộ; hướng dẫn các hộ trồng rừng theo kế hoạch, kỹ thuật quy định; thực hiện các hoạt động dịch vụ cung cấp giống, vật tư nông nghiệp, khuyến nông – lâm, tiêu thụ sản phẩm của hộ. Quản lý việc sử dụng đất của hộ theo đúng quy hoạch, kế hoạch. 3. Rừng trồng trên đất có giấy chứng nhận QSDĐ Theo báo cáo kiểm kê đất đai của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2010), diện tích rừng trồng cây gỗ nguyên liệu ngoài diện tích đất quy hoạch phát triển rừng (đất lâm nghiệp) là 4.500 ha. Nhiều hộ dân trong tỉnh đã tận dụng diện tích đất có lập địa không thích hợp với việc trồng các loài cây nông nghiệp để trồng rừng. Loài cây trồng rừng chủ yếu là keo lá tràm, keo lai. Đất để trồng rừng là đất đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ (người dân gọi là đất có “sổ đỏ”). Diện tích rừng trồng trên đất có “sổ đỏ” tập trung ở các huyện: Xuyên Mộc, Long Điền, Đất Đỏ và Châu Đức. Tại huyện Xuyên Mộc, diện tích rừng trồng trên đất có “sổ đỏ’ phần lớn là diện tích được thu hồi từ diện tích của Lâm trường Xuyên Mộc trước đây tại các xã Hòa Hiệp, Hòa Hội, Bưng Riềng, Bông Trang và Bình Châu. Diện tích đất này trước đây thuộc lâm phần Lâm trường Xuyên Mộc, nay đã giao về địa phương và cấp “sổ đỏ” cho hộ dân. Trên diện tích này, các hộ dân tiếp tục trồng rừng (và nhiều loài cây trồng khác). 6 IV. ĐỐI TƯỢNG THAM VẤN Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không có tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được cấp giấy chứng nhận QSDĐ lâm nghiệp vì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không có chủ trương giao đất lâm nghiệp và rừng cho các đối tượng này. Đối tượng tham vấn tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ được lựa chọn là các hộ nhận khoán đất trồng rừng trên diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất của tỉnh và các hộ trồng rừng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các đối tượng này là những hộ dân có quyền sử dụng đất hợp pháp để trồng rừng. V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 1. Cộng đồng tham vấn “Cộng đồng" được dùng trong báo cáo này được hiểu là nhóm các hộ dân có mối quan hệ gắn bó với nhau trong sản xuất (trong trường hợp này là trồng rừng) và đời sống. Như vậy, theo quan niệm này, "cộng đồng" không phải chỉ là cộng đồng dân cư toàn thôn mà còn là một nhóm hộ trong thôn, cùng có đặc điểm về canh tác đất đai là trồng rừng sản xuất nguyên liệu gỗ. Tại Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã định nghĩa “Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương”. Như vậy, “cộng đồng” được dùng trong báo cáo này cũng là khái niệm cộng đồng được quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, nhưng được hiểu là cộng đồng của những hộ quản lý rừng, trồng và khai thác rừng. Các cộng đồng thực hiện tham vấn đáp ứng các tiêu chí sau: Đại diện cho vùng Đông Nam Bộ; Có rừng trồng, sống gần rừng (khu rừng được phép khai thác) và gắn bó lâu đời với rừng (đời sống dựa vào rừng); Là đầu mối giao thông của các tuyến đường vận chuyển gỗ và các sản phẩm gỗ; Có các cơ sở chế biến lâm sản (xưởng cưa, xưởng mộc) Căn cứ vào các tiêu chí trên, các nhóm đối tượng tham vấn có trong tỉnh được lựa chọn gồm 2 nhóm: − Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng trên đất của Cty Lâm nghiệp; − Các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2. Phương pháp tham vấn 2.1. Nội dung làm việc với các bên liên quan trước khi tham vấn Nội dung làm việc với các cơ quan địa phương gồm: − Làm việc với Sở Nông nghiệp và PTNT: Nhóm tham vấn trao đổi với ông Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (ông Hà Văn Nghĩa) về nội dung, địa điểm, thời gia tham vấn các hộ dân tại địa bàn huyện Xuyên Mộc. Sở Nông Nghiệp đã cử ông Văn Hoạt Phước (Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp) và ông Nguyễn Văn Hạnh (chuyên viên lâm nghiệp) tham gia quá trình tham vấn, cung cấp các tài liệu có liên quan và đóng góp ý kiến cho kết quả tham vấn. − Làm việc với UBND huyện Xuyên Mộc: Trao đổi với bà Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Xuyên Mộc về nội dung, địa điểm, thời gian thực hiện tham vấn và đề nghị UBND huyện phối hợp, yêu cầu UBND các xã có đối tượng tham vấn tham gia quá trình tham vấn. UBND huyện Xuyên Mộc đã chỉ đạo UBND các xã Bưng Riềng, Bông Trang, Hòa Hiệp cử cán bộ tham gia quá trình tham vấn. − Làm việc với Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu: 7 Trao đổi với ông Lê Văn Cơ (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Cty Lâm nghiệp) về nội dung và kế hoạch tham vấn. Giám đốc Cty LN đã cử ông Đinh Thiên Duy (Trưởng Phòng Kỹ thuật) tham gia quá trình tham vấn cũng như cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tham vấn. Nhóm đã tiến hành thu thập hồ sơ giao khoán đất trồng rừng, khai thác của các hộ tại xã Bông Trang, Bưng Riềng và Hòa Hiệp; thu thập tình hình hoạt động chung, hồ sơ trồng rừng, khai thác rừng; lựa chọn phân trường có đối tượng tham vấn; căn cứ vào hồ sơ để lựa chọn sơ bộ hộ tham vấn (trước khi làm việc với UBND các xã). − Làm việc với Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc: Phỏng vấn Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (ông Thái Văn Hải) về các thủ tục của cấp Hạt đối với trồng rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ; Tham khảo ý kiến của Hạt về các đối tượng hộ sẽ tiến hành tham vấn; − Làm việc với UBND các xã Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Hiệp: Phối hợp với cán bộ của Cty LN đến trao đổi thống nhất về nội dung, đối tượng, kế hoạch thực tham vấn; lựa chọn thôn/ấp và hộ tham vấn; trao đổi và thống nhất danh sách dự kiến hộ tham vấn tại thôn. + UBND xã Bưng Riềng cử ông Nguyễn Văn Thiết (Chủ tịch Hội Nông dân xã) và ông Quốc (cán bộ địa chính xã) tham gia tổ chức tham vấn; + UBND xã Bông Trang cử ông Nguyễn Tông Đông (Trưởng ấp Trang Định) tham gia tổ chức tham vấn. + UBND xã Hòa Hiệp, do không có cán bộ tham gia nên đề nghị Cty LN hỗ trợ, Cty LN cử ông Nguyễn Quang Hiền (Phân trường Trưởng Phân trường II tham gia tổ chức tham vấn). − Làm việc với các trưởng thôn có hộ tham vấn: + Trao đổi về ý nghĩa, nội dung và phương pháp tham vấn (bảng câu hỏi); + Phổ biến tài liệu: Các văn bản về gỗ hợp pháp của nhà nước, tài liệu hướng dẫn tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ; + Thống nhất danh sách hộ tham vấn; + Thống nhất kế hoạch tham vấn: Thời gian, địa điểm, kinh phí, tổ chức. + Mời các hộ tham vấn bằng giấy mời in sẵn; Trong buổi làm việc với các trưởng thôn có sự tham gia của cán bộ phân trường (Cty LN) và cán bộ hội nông dân xã. Các Trưởng thôn và cán bộ xã đã thực hiện việc phát giấy mời cho các hộ tham gia tham vấn (Phụ lục 1: Mẫu giấy mời). 2.2. Thảo luận nhóm và phỏng vấn Tổ chức tham vấn cộng đồng 2 nhóm đối tượng trên tại các ấp thuộc xã Bông Trang, Bưng Riềng và Hòa Hiệp theo bộ câu hỏi “Hướng dẫn thực hiện tham vấn về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam”. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho người dân tham gia việc thảo luận, các câu hỏi đã được biên tập ngắn gọn hơn và in trên khổ giấy A0 và treo lên trong các cuộc họp (việc này đã tạo được sự tập trung của người dân tham gia thảo luận). Ngoài thảo luận nhóm, cán bộ của ForWet còn tiến hành phỏng vấn một số đối tượng có liên quan đến nội dung tham vấn như: Hạt Trưởng Kiểm lâm Xuyên Mộc, chuyên viên lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT), Chủ tịch xã Bưng Riềng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bưng 8 Riềng, cán bộ địa chính xã Bưng Riềng, Trưởng ấp Trang Định (xã Bông Trang) và người chuyên mua rừng, bán gỗ rừng trồng. Tài liệu đã trình bày và phổ biến trong các cuộc thảo luận gồm: − Bản đồ hiện trạng rừng của huyện Xuyên Mộc và Cty Lâm nghiệp; − Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT, ngày 4/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. − Bộ câu hỏi về các nội dung: (1) Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước; (2) Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp trong nước; (3) An toàn về môi trường; (4) An toàn về xã hội. Ảnh: Họp tham vấn các hộ nhóm nhận khoán đất trồng rừng tại ấp Trang Định, xã Bông Trang Ảnh: Họp tham vấn các hộ nhóm đất trồng rừng có GCN QSDĐ tại xã Bưng Riềng VI. KẾT QUẢ THAM VẤN 1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp 1.1. Đối với diện tích rừng trồng trên đất giao khoán của Cty Lâm nghiệp a) Việc thực hiện các quy định về khai thác rừng: Để được khai thác rừng trồng, các hộ nhận khoán đất phải làm các thủ tục sau: (1) Làm đơn gửi Cty Lâm nghiệp xin phép khai thác rừng, trong đơn ghi rõ: căn cứ vào “Hợp đồng giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản”; địa danh (lô, khoảnh) và diện tích xin khai thác; loài cây trồng; thời gian khai thác. (2) Cty Lâm nghiệp tiến hành xác minh rừng (hồ sơ và hiện trường), trong trường hợp lô rừng hộ xin khai thác đã đạt tuổi khai thác theo quy định của Cty Lâm nghiệp (theo phương án sản xuất đã được UBND tỉnh phê duyệt) thì Cty sẽ tiến hành thiết kế khai thác tại các lô rừng mà hộ xin khai thác. (3) Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành kiểm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế khai thác do Cty LN lập bằng quyết định phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác rừng trồng sản xuất hàng năm của Cty Lâm nghiệp. 9 Nội dung của quyết định phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác rừng trồng sản xuất hàng năm ghi rõ: ¾ Diện tích thiết kế khai thác ¾ Địa danh tiểu khu và xã có rừng khai thác ¾ Điện tích khai thác theo lô ¾ Chủng loại gỗ khai thác (ở đây là loài keo lai) ¾ Nguồn vốn đầu tư trồng rừng (ở đây là vốn hộ dân tự trồng, tự hưởng, hoặc vốn của Cty). ¾ Sản lượng gỗ (thuộc nguồn vốn Cty/tự trồng tự hưởng; chia theo địa danh). b) Kiểm tra, giám sát khai thác rừng: Hạt Kiểm lâm sở tại (huyện Xuyên Mộc) sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác của các hộ theo thiết kế được phê duyệt. Nội dung kiểm tra là quy trình khai thác ghi trong thiết kế và vị trí khai thác. Hạt Kiểm lâm có văn bản phân công cán bộ kiểm lâm địa bàn xã có diện tích khai thác thực hiện tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác của các hộ theo thiết kế được phê duyệt. Nội dung kiểm tra là quy trình khai thác ghi trong thiết kế và vị trí khai thác. Trường hợp hộ thực hiện sai các nội dung thiết kế cán bộ kiểm lâm địa bàn sẽ lập biên bản và đề xuất với hạt trưởng biện pháp xử lý sai phạm theo quy định. Sau khi kết thúc quá trình khai thác, hộ phải báo cáo với hạt kiểm lâm lập biên bản xác nhận việc khai thác có theo đúng vị trí, ranh giới và diện tích như thiết kế hay không? Đánh giá việc thực hiện quy trình khai thác và tiến độ khai thác. Hạt sẽ kiểm tra và lập biên bản về việc vệ sinh rừng sau khai thác, yêu cầu các hộ thực hiện vệ sinh rừng sau khai thác trước khi giao lại mặt bằng trồng rừng cho chu kỳ sau (hoặc hộ tiếp tục trồng rừng chu kỳ sau). Ở nội dung kiểm tra, giám sát khai thác rừng, người dân chấp hành những quy định ghi trong thiết kế và đồng tình với việc kiểm tra của hạt kiểm lâm. Không có trường hợp hộ dân khai thác không thiết kế hoặc khai thác sai vị trí và diện tích đã được phê duyệt. Người dân thực hiện trồng, bảo vệ và khai thác rừng theo “Hợp đồng giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản”; với Cty Lâm nghiệp, nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị thu hồi đất. Nội dung kiểm tra, giám sát khai thác rừng là kết quả phỏng vấn ông Thái Văn Hải (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc); ông Đinh Thiên Duy (Trưởng Phòng Kỹ thuật Cty Lâm nghiệp; ông Nguyễn Văn Hạnh (Chuyên viên lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT). Để minh họa cho những thủ tục khai thác như trên những người được phỏng vấn đã cung cấp các văn bản liên quan đối với việc khai thác rừng như: Hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng; quyết định phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác, biên bản kiểm tra khai thác c) Mua bán rừng trồng: 10 Việc khai thác rừng trồng của các hộ dân chỉ được tiến hành khi hoàn thành các thủ tục theo quy định như đã nêu trên. Hiện nay khâu khai thác rừng, bán gỗ tại huyện Xuyên Mộc không do các hộ thực hiện mà do người mua rừng tổ chức thực hiện. Khi rừng đến tuổi khai thác, các hộ nhận khoán đã liên hệ với người mua rừng (thường là người địa phương, có quan hệ lâu năm trong việc mua bán rừng với hộ) để báo tin có nhu cầu bán rừng. Người mua rừng (mua cây đứng) trực tiếp đến lô rừng sẽ mua để xác minh các chỉ tiêu sau: − Diện tích, vị trí lô rừng: Thông qua hồ sơ nhận khoán của hộ và đo đạc bằng máy định vị (GPS) người mua rừng xác định diện tích lô rừng. Những người mua rừng tại huyện Xuyên Mộc sử dụng khá thành thạo loại dụng cụ này để đo diện tích lô rừng (nhưng chỉ biết đo diện tích trên máy định vị). Tuy nhiên, có những người mua rừng chỉ cần biết diện tích ghi trong hợp đồng giao khoán và họ dùng thước dây đo thực địa để kiểm tra. Phần lớn người mua rừng tin vào diện tích lô của bản thiết kế khai thác do Cty LN lập (đã được phê duyệt). − Trữ lượng rừng: Người mua rừng xác định trữ lượng theo kinh nghiệm là chính, họ căn cứ vào khoảng cách các cây để quy ra mật độ cây/ha, đồng thời người mua rừng cũng biết đếm số cây trong khoảng 100 m2 để quy ra mật độ cây/ha. Trữ lượng rừng được ước lượng từ mật độ và cỡ đường kính cây bình quân và theo họ trữ lượng thường sai khoảng trên dưới 15% khi đo tính tại bãi. Thỏa thuận giá bán rừng: Người mua rừng thỏa thuận với người bán rừng về giá rừng trồng theo giá thị thường tại địa phương. Căn cứ để xác định giá rừng chính là sự thống nhất giữa 2 bên mua/bán về diện tích và trữ lượng gỗ theo cách làm như đã nêu trên. Trong hợp đồng mua bán rừng, hộ bán rừng và người mua rừng cam kết không khiếu nại lẫn nhau nếu rừng được mua bán không đạt sản lượng ước tính. Người mua rừng sẽ được “có lời” hoặc chịu “lỗ” tùy theo kinh nghiệm xác định trữ lượng rừng và giá cả gỗ thời điểm khai thác. Thỏa thuận mua bán rừng đã được cam kết giữa hai bên không bị ảnh hưởng bởi kết quả tính toán trữ sản lượng của thiết kế khai thác và giá cả thị trường. Người mua rừng phải bỏ tiền “đặt cọc” để đảm bảo thỏa thuận mua bán rừng được thực hiện đúng cam kết giữa hai bên. Người mua bán rừng: Ông Nguyễn Văn Ba (43 tuổi), sinh sống tại xã Bưng Riềng. Đã nhiều năm nay (khoảng 10 năm) ông làm “nghề” mua/bán rừng, đối tác của ông là các hộ trồng rừng (quen biết lâu năm) có hợp đồng giao khoán đất của Cty Lâm nghiệp. Sau khi đạt dược thỏa thuận về giá rừng với hộ dân ông Ba tiến hành làm các thủ tục để được khai thác và vận chuyển gỗ sau khai thác. Ông Ba phải thay mặt hộ làm đơn xin phép Cty Lâm nghiệp cho khai thác rừng (vì đã đến tuổi khai thác). Khi Cty Lâm nghiệp chấp nhận và tiến hành thiết kế khai thác ông Ba phải trả tiền chi phí công của việc thiết kế và chi phí đi lại khi phê duyệt thiết kế của nhóm nhân viên kỹ thuật làm thiết kế. Toàn bộ các thủ tục từ khâu thiết kế đến việc kiểm tra giám sát khai thác của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ông Ba đều thay mặt hộ bán rừng tham gia thực hiện. Hộ có nghĩa vụ ký xác nhận vào các văn bản có liên quan đến việc khai thác lô rừng của mình. Ông Ba cũng phải thay mặt hộ đóng các khoản thuế cho nhà nước theo quy định cũng như nộp tiền khoán sản phẩm khi khai thác cho Cty Lâm nghiệp theo hợp đồng của hộ trồng rừng. Như vậy, ông Ba đã mua trọn rừng cây để bán kiếm lợi nhuận và thay mặt hộ thực hiện toàn bộ các thủ tục pháp lý và nghĩa vụ tài chính khi khai thác rừng. d) Khai thác gỗ rừng trồng: 11 Việc khai thác gỗ rừng trồng trên diện tích của hộ đã được quy định trong thiết kế khai thác được phê duyệt. Các tác nghiệp khai thác như: chặt hạ, cắt khúc, phân loại sản phẩm, vệ sinh rừng sau khai thác đều được người mua rừng thực hiện dưới sự kiểm tra giám sát của Cty Lâm nghiệp và cán bộ kiểm lâm địa bàn xã (được hạt kiểm lâm phân công bằng văn bản). Các trường hợp thực hiện không đúng quy định đều được nhắc nhở, nếu sai phạm nghiêm trọng sẽ bị lập biên bản và đình chỉ khai thác. Những người mua rừng đã (thay mặt hộ) thực hiện tốt các quy định về khai thác. Việc tham vấn cộng đồng hộ trồng rừng cho thấy: Các hộ dân trồng rừng không quan tâm nhiều đến các thủ tục trong khai thác rừng cũng như cách thức khai thác quy định trong thiết kế khai thác. Vấn đế quan tâm chính của các hộ là giá bán rừng và tiến độ khai thác của người mua rừng. Sự chậm trễ trong tiến độ khai thác đôi khi gây ra những mâu thuẫn, sung đột giữa người mua và bán rừng. 1.2. Đối với diện tích rừng trồng trên đất có giấy CNQSDĐ a) Việc thực hiện các quy định Để được khai thác rừng trồng, các hộ trồng rừng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (người dân gọi là “sổ đỏ”) hộ dân phải làm các thủ tục sau: (1) Lập hợp đồng mua bán rừng với người mua rừng, trong hợp đồng ghi rõ: Họ và tên chủ đất, số GCNQSDĐ, số thửa đất có rừng khai thác, diện tích rừng dự kiến khai thác, loài cây trồng, thời gian khai thác. (2) Sau khi hợp đồng được ký kết, người mua rừng làm đơn gửi UBND xã và hạt kiểm lâm Xuyên Mộc xin phép khai thác rừng, trong đơn ghi rõ: Họ và tên người mua rừng, họ và tên chủ đất, số GCNQSDĐ, số thửa đất có rừng khai thác, diện tích rừng dự kiến khai thác, loài cây trồng, thời gian khai thác số GCNQSDĐ, diện tích rừng dự kiến khai thác, loài cây trồng, thời gian khai thác; (3) UBND xã cử cán bộ kiểm lâm địa bàn xã tiến hành xác minh thửa đất có rừng trồng theo “sổ đỏ” (hồ sơ và hiện trường) và xác nhận đơn xin khai thác; Đối với rừng trồng trên đất có “sổ đỏ”, tuổi khai thác do các hộ dân định đoạt, hiện nay tuổi khai thác rừng trồng trên địa bàn huyện Xuyên Mộc là 3,5 – 5,0 năm tùy theo nhu cầu của hộ dân. b) Kiểm tra, giám sát khai thác rừng: UBND xã sở tại cử cán bộ kiểm lâm địa bàn, giám sát việc thực hiện khai thác của các hộ theo vị trí thửa đã được UBND xã xác nhận cho khai thác. Kiểm lâm địa bàn báo cáo tình hình tiến độ khai thác của các hộ dân trong xã cho hạt kiểm lâm định kỳ 1 tháng/lần và hạt kiểm lâm tổng hợp báo cáo tình hình tiến độ khai thác của các hộ trong huyện cho chi cục kiểm lâm định kỳ 3 tháng/lần. Sau khi hoàn thành việc khai thác rừng, hộ phải báo cáo với cán bộ kiểm lâm địa bàn xã để ghi nhận việc khai thác đã kết thúc. Ở nội dung kiểm tra, giám sát khai thác rừng, người dân chấp hành những quy định về việc làm các thủ tục khi xin phép khai thác rừng. Tuy nhiên, họ cho rằng rừng trồng trên đất có “sổ đỏ” và bằng vốn của dân thì việc xin phép và lập bảng kê lâm sản là gây phiền phức. Có hộ cho rằng cây gỗ nguyên liệu cũng chẳng khác gì cây lâu năm khác, như cây điều khi chặt để bán thì không cần xin phép và vận chuyển tự do. Tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Xuyên Mộc: 12 Theo ông Thái Văn Hải (Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc), trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 trên địa bàn huyện Xuyên Mộc có tổng số 221 vụ vi phạm lâm luật là các vụ chặt trộm cây rừng, xâm lấn đất rừng, vận chuyển gỗ trái phép, săn bắt động vật hoang dã trái phép, cất dấu lâm sản, cháy rừng. Các vụ vi phạm lâm luật khi được phát hiện đều bị xử lý theo quy định. Tổng số tiền phạt vi phạm là 250.000.000 đ (vụ thấp nhất phạt 500.000 đ; cao nhất phạt 80.000.000 đ). c) Mua bán rừng trồng: Việc khai thác rừng trồng của các hộ dân chỉ được tiến hành khi hoàn thành các thủ tục theo quy định như đã nêu tại mục a) ở trên. Hiện nay khâu khai thác rừng, bán gỗ của các hộ dân có “sổ đỏ” tại huyện Xuyên Mộc cũng không do các hộ thực hiện mà do người mua rừng tổ chức thực hiện (như đối với các hộ được Cty Lâm nghiệp giao khoán đất trồng rừng). Khi rừng đến tuổi khai thác, các hộ nhận khoán đã liên hệ với người mua rừng hoặc người mua rừng tự tìm đến. Người mua rừng sẽ trực tiếp đến lô rừng sẽ mua để xác minh các chỉ tiêu sau: − Diện tích, vị trí lô rừng: Người bán rừng sẽ phải cho người mua rừng biết các thông tin về giấy CNQSDĐ, diện tích lô rừng theo “sổ đỏ” đã ghi. Trường hợp sổ đỏ không thể hiện thửa đất trồng rừng thì người mua rừng sẽ đo lại bằng các dụng cụ như thước dây và tính diện tích theo kinh nghiệm. Có một số người mua rừng biết sử dụng máy định vị (GPS) để đo diện tích lô rừng. − Trữ lượng rừng: Người mua rừng xác định trữ lượng theo kinh nghiệm là chính, họ căn cứ vào khoảng cách các cây để quy ra mật độ cây/ha, đồng thời người mua rừng cũng biết đếm số cây trong khoảng 100 m2 để quy ra mật độ cây/ha. Trữ lượng rừng được ước lượng từ mật độ và cỡ đường kính cây bình quân và theo họ trữ lượng thường sai khoảng trên dưới 15% khi đo tính tại bãi. Thỏa thuận giá bán rừng: Cũng như trong trường hợp mua rừng của các hộ có đất nhận khoán, người mua rừng thỏa thuận với người bán rừng về giá rừng trồng theo giá thị thường tại địa phương. Căn cứ để xác định giá rừng chính là sự thống nhất giữa 2 bên mua/bán về diện tích và trữ lượng gỗ theo cách làm như đã nêu trên. Trong hợp đồng mua bán rừng, hộ bán rừng và người mua rừng cam kết không khiếu nại lẫn nhau nếu rừng được mua bán không đạt sản lượng ước tính. Người mua rừng sẽ được “có lời” hoặc chịu “lỗ” tùy theo kinh nghiệm xác định trữ lượng rừng và giá cả gỗ thời điểm khai thác. Thỏa thuận mua bán rừng đã được cam kết giữa hai bên không bị ảnh hưởng bởi kết quả tính toán trữ sản lượng của thiết kế khai thác và giá cả thị trường. Người mua rừng phải bỏ tiền “đặt cọc” để đảm bảo thỏa thuận mua bán rừng được thực hiện đúng cam kết giữa hai bên. d) Khai thác gỗ rừng trồng: Việc khai thác gỗ rừng trồng trên diện tích đất của hộ có GCN QSDĐ do người mua rừng thực hiện. Các tác nghiệp khai thác như: chặt hạ, cắt khúc, phân loại sản phẩm, vệ sinh rừng sau khai thác đều được người mua rừng thực hiện theo ý mình (theo ý khách hàng của họ). Nhìn chung, những người mua rừng đã (thay mặt hộ) thực hiện tốt các quy định về khai thác rừng. Việc tham vấn cộng đồng hộ trồng rừng cho thấy: Cũng như trong trường hợp bán rừng của các hộ có đất nhận khoán, các hộ dân trồng rừng không quan tâm nhiều đến các thủ tục trong khai thác rừng cũng như cách thức khai thác. Vấn đế quan tâm chính của các hộ bán rừng là giá bán rừng, tiến độ khai thác của người mua rừng cũng có thể được kéo dài, chỉ cần 13 người mua rừng trả đủ tiền đúng hẹn. 2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp trong nước Đối với các hộ khai thác rừng trồng trên đất giao khoán: Việc lập bảng kê sản phẩm gỗ khai thác do người mua rừng thực hiện với sự hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ giám sát khai thác là kiểm lâm địa bàn xã hoặc cán bộ kỹ thuật của Cty Lâm nghiệp. Các bảng kê lâm sản đều đã được làm theo đúng quy định và có xác nhận của Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc. Bảng kê lâm sản là tài liệu quan trọng mà người vận chuyển gỗ từ bãi gỗ (tại khu khai thác) đến nơi tập kết gỗ của bên mua (kho gỗ của công ty xuất khẩu gỗ, nhà máy chế biến gỗ, kho cảng) phải xuất trình khi lực lượng kiểm lâm kiểm tra. Tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, những người vận chuyển lâm sản (cho người mua rừng) phải đăng ký biển số xe sẽ vận chuyển gỗ cũng như lộ trình từ bãi gỗ (nơi khai thác) đến nơi tập kết gỗ của bên mua (vận chuyển nội bộ không phải đăng ký biển số xe). Đây là một trong những biện pháp quản lý chống gian lận khối lượng gỗ vận chuyển. Các ý kiến trong thảo luận nhóm đều cho rằng: Người mua rừng nắm rõ các thủ tục về khai thác, vận chuyển sẽ thực hiện việc xin giấy phép nhanh chóng hơn, chi phí thấp do hiểu được trình tự làm thủ tục khai thác, vận chuyển gỗ. Việc làm các thủ tục để vận chuyển gỗ rừng trồng từ bãi gỗ hoặc lô rừng của hộ đến kho bãi mà bên mua phải giao hàng đều do người mua rừng thực hiện. Các hộ dân đều không có nhận thức rõ ràng về các thủ tục này. Ngoài ra, các hộ cũng không thể bán gỗ cho các công ty xuất khẩu và nhà máy chế biến gỗ khi khối lượng gỗ nhỏ, đôi khi không đủ cho một chuyến xe chuyên trở. Đồng thời, người bán rừng cũng không có đủ năng lực tài chính để thuê nhiều xe vận chuyển gỗ đến nhà máy cùng lúc dẫn đến chi phí tăng cao do thời gian vận chuyển kéo dài. SƠ ĐỒ MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TRỒNG RỪNG, KHAI THÁC – VẬN CHUYỂN GỖ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC – VẬN CHUYỂN GỖ TẠI HUYỆN XUYÊN MỘC 14 Rừng sản xuất Đất quy hoạch phát Rừng trồng đến tuổi khai Đất nông nghiệp ấ Rừng trồng đạt cấp kính KHAI THÁC GỖ Ngườ i mua cây đứng làm các thủ Kiểm lâm huyệ n, KL địa bàn xã ể VẬN CHUYỂN GỖ CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU GỖ UBND xã xác nhận nguồn Cty Lâm nghiệp thiết Đất ngoài quy hoạch PT Các nhóm hộ cũng đề xuất về thủ tục hợp pháp cho vận chuyển gỗ như sau: (1) Đối với hộ nhận khoán đất trồng rừng: Bảng kê lâm sản là tài liệu cần thiết cho việc kiểm soát lâm sản khi vận chuyển, tuy nhiên việc đăng ký biển số xe vận chuyển và lộ trình vận chuyển gỗ rừng được trồng bằng vốn của dân là không hợp lý. Gỗ và sản phẩm gỗ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước và bên giao khoán đất là hàng hóa hợp pháp (cũng như các loại hàng hóa khác) cần tạo điều kiện lưu thông, buôn bán tự do. (2) Đối với hộ trồng rừng trên đất có GCN QSDĐ: Khi vận chuyển, lưu thông gỗ chỉ cần xác nhận của UBND xã là người mua gỗ của hộ khai thác rừng trồng trên đất có GCN QSD đất là đủ. 3. Các quy định về an toàn môi trường Vấn đề an toàn về môi trường quan trọng nhất cần đánh giá ở các khu vực có rừng trồng là công tác phòng chống cháy rừng. Việc thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng theo Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, ngày 16/1/2006 của Chính phủ Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng đã được Cty Lâm nghiệp quán triệt đến từng hộ nhận khoán đất trồng rừng. Hệ thống bảng cảnh báo cháy rừng, chòi canh lửa, bảng cấm lửa đã được Cty Lâm nghiệp đầu tư xây dựng trên hầu hết các vùng trọng điểm cháy, vùng có nguy cơ cháy cao trong lâm phận của công ty. Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc đều tiến hành kiểm tra phương án, phương tiện PCCC rừng của Cty Lâm nghiệp. 15 Các hộ trồng rừng (hộ nhận khoán đất và hộ trồng rừng trên đất có “sổ đỏ”) đều có nhận thức cao trong PCCC rừng vì rừng là tài sản của hộ, người dân gắn bó đời sống với rừng. Kết quả tham vấn cho thấy: Có nhiều hộ trồng rừng đã sử dụng biện pháp quét lá cây và gom đốt trước trên toàn diện tích rừng của mình, việc chăm sóc rừng trồng (làm cỏ, cày xới đất, tỉa cành) được thực hiện rất tốt. Vệ sinh rừng sau khai thác gỗ của hai nhóm hộ tham vấn đều được thực hiện. Những người mua rừng đã tận dụng tối đa sản phẩm khai thác được nhằm tăng tỷ lệ lợi dụng gỗ, tăng lợi nhuận đã gián tiếp góp phần cho khâu vệ sinh rừng sau khai thác được thực hiện tốt. Về khâu vận chuyển gỗ: Theo quy định của Cty Lâm nghiệp, các xe vận chuyển gỗ quá tải trọng không được đi qua hệ thống đường vận xuất, vận chuyển trong các khu rừng, quy định này đã hạn chế mức độ hư hại đường trong khu vực. 4. Các quy định về an toàn xã hội An toàn xã hội trong các hoạt động của nghề rừng là việc tạo ra công ăn, việc làm cho người dân, tạo thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho các hộ gia đình. Tại huyện Xuyên Mộc các hộ dân nhận khoán đất trồng rừng trên lâm phận của Cty Lâm nghiệp đã có việc làm ổn định trong nhiều năm (tính theo chu kỳ kinh doanh cây nguyên liệu gỗ giấy là 5 năm, theo phương án sản xuất được tỉnh phê duyệt), khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, người dân khai thác rừng và được ký lại hợp đồng ở chu kỳ tiếp theo. Thu nhập từ việc bán rừng khá cao đã khuyến khích các hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến tiến để trồng rừng như: trồng rừng bằng cây giống hom, mô; bón phân cho rừng; chăm sóc đúng kỹ thuật, tỉa cành, PCCC rừng bằng phương tiện tự trang bị nhằm tăng sản lượng và chất lượng gỗ, thu nhập ngày càng tăng cao. Bằng hợp đồng giao khoán đất trồng rừng, với các điều khoản đảm bảo lợi ích từ hai phía (hộ và Cty Lâm nghiệp) tính bền vững và an toàn về mặt xã hội đã được thể hiện rõ ràng. Hiện nay Cty Lâm nghiệp đã giao khoán cho 162 hộ trồng rừng với diện tích 1.976,5 ha, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 500 – 700 người lao động. Đối với các hộ dân trồng rừng trên đất có GCNQSDĐ, việc tận dụng diện tích đất có lập địa “xấu” để trồng rừng là giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Các hộ trồng rừng đều thoát nghèo và có hộ trở nên giầu nhờ bán gỗ rừng trồng. Thu nhập từ rừng trồng: Bà Nguyễn Thị Hoa, 45 tuổi, ngụ tại ấp 5, xã Bưng Riềng. Bà Hoa đi họp tham vấn theo giấy mời của ForWet (có xác nhận của ông Chủ tịch BCH Hội Nông dân xã). Bà rất bận vì có khoảng 6,5 ha đất (có “sổ đỏ”) trồng rừng cây keo lai. Rừng của bà có một nửa diện tích mới trồng lại năm 2011, hiện còn diện tích trồng năm 2009 thì sẽ bán vào năm 2013 (nếu được giá) hoặc để dành đến năm 2014. Số tiền đầu tư để trồng rừng gồm: cầy đất, mua giống, phân bón, chăm sóc, chống cháy.. cho đến khi khai thác khoảng 10 – 15 triệu đồng/ha. Rừng 5 tuổi sẽ bán được khoảng 80 triệu đồng/ha. Hiện nay người dân có xu hướng bán rừng khi đạ 4 tuổi vì như vậy vòng quay đồng vốn nhanh hơn, sau 4 chu kỳ đất sẽ được trồng rừng thêm 1 chu kỳ nữa. Theo bà Hoa, thu nhập từ trồng rừng chưa cao nhưng là nguồn tiền quan trọng khi hộ gia đình cần chi tiêu khi có việc quan trọng. Ngoài ra, 2 năm đầu có thể tận dụng đất trồng xen cây hàng năm (đậu, bắp..), tăng thu nhập. VI. KẾT LUẬN 16 Thông qua việc tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ đối với các hộ dân trồng rừng và một số cán bộ quản lý rừng, cán bộ thuộc chính quyền cấp xã, nhóm tham vấn của ForWet kết luận như sau: 1) Các hộ dân được tham vấn đã trồng rừng trên đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay có 2 nhóm hộ dân tham gia trồng rừng và bán cây gỗ nguyên liệu là: Trồng rừng trên đất thuộc diện tích quy hoạch đất rừng sản xuất của tỉnh và trồng rừng trên đất thuộc diện tích quy hoạch phát triển nông nghiệp. Nhóm hộ trồng rừng trên đất quy hoạch phát triển rừng được giao khoán đất theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ về giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông lâm trường quốc doanh. Các hộ dân trong 2 nhóm trên đều trồng rừng trên đất đã có giấy chứng nhận QDĐ của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp (đất giao khoán trồng rừng) và đất của hộ, cá nhân đã được cấp GCN QSDĐ. 2) Gỗ rừng trồng của các hộ được mua bán, khai thác, vận chuyển theo đúng các quy định của pháp luật: Các hộ dân trồng rừng đã bán gỗ thông qua người mua rừng (người mua gỗ trung gian). Những người mua rừng này đã thay mặt các hộ thực hiện các thủ tục về khai thác, vận chuyển gỗ theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT, ngày 4/1/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản cũng như các quy định có liên quan khác của Nhà nước. Tuy nhiên, nhận thức của các hộ dân trồng rừng được tham vấn về quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp không đầy đủ hoặc hoàn toàn không quan tâm đến tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ (do bán cây đứng theo hình thức khoán gọn khâu làm thủ tục, khai thác, vận chuyển cho người mua rừng). 3) Nguồn vốn để trồng rừng là vốn tự có của các hộ dân, các hộ dân đều đã đóng thuế cho Nhà nước theo quy định cũng hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng với bên giao khoán đất: Việc thực hiện đúng các hợp đồng giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản” với Cty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu của các hộ dân đã đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng khi bỏ vốn đầu tư, thu hoạch lâm sản và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định. 4) Các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp cùng với chính quyền cấp xã trên địa bàn tham vấn đã thực hiện nghiêm túc công tác quản lý rừng, lâm sản theo quy định của pháp luật: Các cơ quan gồm: UBND các xã Bông Trang, Bưng Riềng và Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc); Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc; Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện đầy đủ các quy định đối với hộ dân trồng rừng trên địa bàn về việc giao khoán đất, lập hồ sơ thiết kế khai thác, kiểm tra giám sát khai thác rừng và vận chuyển gỗ, xác nhận nguồn gốc gỗ khai thácĐồng thời các cơ quan trên đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn xã về Lâm luật và các quy định có liên quan. Phụ lục: Phụ lục 1: Danh sách cán bộ quản lý ngành lâm nghiệp đã phỏng vấn. 17 Phụ lục 2: Danh sách cán bộ xã đã phỏng vấn. Phụ lục 3: Danh sách người dân tham gia thảo luận nhóm. Phụ lục 4: Danh sách người dân được phỏng vấn. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN XUYÊN MỘC 18 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbcthamvancd_bariavungtau_647.pdf