Bản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái huế

Bài viết của GS Trần Quốc Vượng Mở đầu bài: Xứ Huế có một bề dày văn hoá trước khi có văn hoá Việt ở đây hàng thiên niên kỷ. Giới khảo cổ đã tìm được nhiều rìu Đá Mới ở vùng đồi núi và thung lũng. Ở Hương Chữ - Phú Ổ, huyện Hương Trà, có một nền "văn hoá cồn bầu" Sa Huỳnh tuổi sắt sớm trên dưới hai ngàn năm. Nhà Hán, cả quan lại và thương nhân, đã đặt chân lên miền ven biển xứ Huế, gọi là huyện Chu Ngô, và để lại ít đồ gốm văn in hình học cùng tiền Ngũ Thù và kiếm sắt . Từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIV, xứ Huế là một vùng-miền của văn minh Chămpa. Vùng Quảng Điền trên lưu vực Ô Lâu, có nhiều tượng nữ thần và tấm bia chữ Chàm. Tháng 8/1993, tôi đã đi thăm cụm Tháp Chàm Trà rồi đi thăm di tích thành Hoá Châu ở làng Thành Trung, xã Hương Vinh trên lưu vực sông Bồ: Đây là Lý thành thời Chăm Pa, còn bảo lưu được ba, bốn tượng Chàm .

doc7 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC QUA SẮC THÁI HUẾ GS. TRẦN QUỐC VƯỢNG Kỳ 1: 08:39' 28/09/2005 (GMT+7) Xứ Huế cĩ một bề dày văn hố trước khi cĩ văn hố Việt ở đây hàng thiên niên kỷ. Giới khảo cổ đã tìm được nhiều rìu Đá Mới ở vùng đồi núi và thung lũng. Ở Hương Chữ - Phú Ổ, huyện Hương Trà, cĩ một nền "văn hố cồn bầu" Sa Huỳnh tuổi sắt sớm trên dưới hai ngàn năm. Nhà Hán, cả quan lại và thương nhân, đã đặt chân lên miền ven biển xứ Huế, gọi là huyện Chu Ngơ, và để lại ít đồ gốm văn in hình học cùng tiền Ngũ Thù và kiếm sắt... Từ đầu cơng nguyên đến thế kỷ XIV, xứ Huế là một vùng-miền của văn minh Chămpa. Vùng Quảng Điền trên lưu vực Ơ Lâu, cĩ nhiều tượng nữ thần và tấm bia chữ Chàm. Tháng 8/1993, tơi đã đi thăm cụm Tháp Chàm Trà rồi đi thăm di tích thành Hố Châu ở làng Thành Trung, xã Hương Vinh trên lưu vực sơng Bồ: Đây là Lý thành thời Chăm Pa, cịn bảo lưu được ba, bốn tượng Chàm... Từ năm 1989, tơi đã nghiên cứu kỹ càng "Thành Lồi" (Chàm) ở Nguyệt Biều- Long Thọ trên hữu ngạn sơng Hương, đối diện với Thành Lồi, bên tả ngạn, chùa Tháp Thiên Mụ được dựng trên một nền Tháp Chàm xưa. Điện Hịn Chén nổi danh xứ Huế cùng nhiều miếu đền ở phía ngồi các cửa thành Huế đều thờ thánh mẫu Thiên Y-A-NA, một biểu hiện rất cụ thể và sinh động của giao thoa văiệt nam hố Việt Chăm. Nhà nghiên cứu Phan Thuận An ở Trung tâm di tích Huế cịn chỉ cho tơi một Cộng đồng tách biệt (isolat) người Việt gốc Chăm ở cách trung tâm Huế khơng quá 15km về phía Đơng Nam. Ở Điện Bàn (Quảng Nam) thuộc Hố Châu đời Trần cũng mới tìm thấy gia phổ họ Phan là người Việt gốc Chăm. Tơi chắc nếu ráng tìm thì Thừa Thiên (Ơ Lâu Quảng Điền chẳng hạn) cũng cĩ những "Hương xưa" Chăm Pa nào đĩ, vì tơi đã tìm được vào mùa hè 93 ở Quảng Trị hai cộng đồng tách biệt (isolats) người Việt gốc Chăm ở Nhĩ Hạ Vĩnh Linh và ở Phú Hải, Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Đọc Ơ Châu cận lục  (1555), ta thấy tác giả Dương Văn An cịn nhắc đến nhiều "isolats" (1) Chăm ở vùng nầy là Bình Trị Thiên. Tơi cho Viêt- Chăm cũng như, nếu ở Mai Xá, (Quảng Trị), ở Thanh Hà- Bao Vinh (Huế), ở Hội An, (Quảng Nam).... ngồi cái nhìn trên, nếu khơng cĩ thêm cái nhìn giao thoa văn hố- ngơn ngữ Việt Minh Hương thì ta chẳng hiểu được gì (nhiều hay ít) về sắc thái vùng văn hố Bình-Trị-Thiên... (Sau khi Mãn Thanh lật đổ triều Minh vào khoảng năm 1642, cĩ nhiều cộng đồng, dịng họ "Thập lão Tam gia" người Minh ở vùng ven biển nước ta, và lập ra những "Minh Hương xã" ở Thanh Hà (Huế), ở Hội An (Quảng Nam), ở Chợ Lớn- Sài Gịn và với thời gian đắp đổi, họ đã "Việt Nam hố" và gia nhập quốc tịch Việt Nam). Cĩ lẽ thầy tơi-Giáo sư Đào Duy Anh- khi nghiên cứu về cảng thị cổ Thanh Hà-Bao Vinh xứ Huế và nhân vật Trần Tiễn Thành-gốc Minh Hương, một đại thần triều Tự Đức- đã đi theo hướng đĩ. Ai cũng biết thời các Chúa Nguyễn, hàng vạn người Minh Hương đã thep Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu... tới khai khẩn vùng Mỹ Tho, Biên Hồ, Hà Tiên... và được Chúa Nguyễn chấp nhận, vì họ và con cháu họ trở thành người Việt Nam, một số trong đĩ thậm chí trở thành nhà văn hố thời Nguyễn như Trịnh Hồi Đức, Mạc Thiên Tích ở Nam, Lý Văn Phức ở Bắc hay Trần Tiễn Thành, Nguỵ Như Komtum ở Huế.... Như trên đã nĩi (Hố Châu) trở thành đất Việt từ sau đám cưới Huyền Trân- Chế Mẫn (1306). Song bấy giờ số dân Việt di cư vào đây cịn ít, dân Chàm ở lại cịn đơng và tên vùng đồi núi dọc Trường Sơn các tộc thiểu số ngữ hệ Mơn-Khơ Me hay ngữ hệ Mã Lai như Vân Kiều, Pa Cơ, Katu, Cor, Mnơng, Mạ, Giarai, H'ru"... Một xứ Huế thực Đại Việt cĩ lẽ khởi hình từ Lê- Mạc và định hình từ thời các chúa Nguyễn Đàng Trong với chúa Sãi và các chúa tiếp theo trong các thế kỷ XVII-XVIII. Điều thú vị là tơi đã tìm thấy trong Từ điển Việt-Bồ-Latinh của A.de Rhodes (bản in 1651 trong 116) đoạn văn này: "HỐ, KẺ HỐ, THUẬN HỐ: Kinh đơ xứ Cơ-sinh (Đàng Trong-TQV) mà người Bồ Đào Nha gọi là Sinùa. Kẻ Huế. Cùng một nghĩa". Thế là rõ: tên Huế (Kẻ Huế, Kẻ Hố) là Thủ đơ xứ Đàng Trong, phù hợp với chính sử nước ta, đã tồn tại từ thế kỷ XVII. (Ơng học giả người Pháp-gốc Chăm Po Dharma bảo: xứ Huế ngày xưa người Chăm gọi là HOA). Kỳ 2: 13:55' 03/10/2005 (GMT+7) Sau khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, từ 1789 đến 1801, hồng đế Quang Trung và vua Cảnh Thịnh tiếp theo cũng đĩng đơ ở Phú Xuân (2) cho dù khi gần mất, Quang Trung cĩ di chúc cho Trần Quang Diệu là chỉ sau vài tháng nên dời đơ về Phượng Hồng Trung Đơ bên bờ sơng Lam xứ Nghệ. Và khi Gia Long tiêu diệt triều Tây Sơn, lên làm vua cả nước (1802) ơng cũng đĩng đơ ở Huế và bắt tay xây dựng kinh thành Huế mà con cháu ơng- nhất là Minh Mạng (1820-1840) đã tiếp nối xây dựng đàng hồng hơn. Để cuối năm 1993, Huế đã nằm trong danh mục "di sản văn hố thế giới" theo quyết định của UNESCO. Từ 1987 tơi đã viết trên tạp chí Sơng Hương (5-6) "Người Thăng Long và kẻ sĩ Bắc Hà trách (và tiếc) rằng, các vua Nguyễn (từ Gia Long) đã bỏ cố đơ Thăng Long mà xây dựng kinh thành ở Huế - Phú Xuân là nơi khơng cĩ hậu phương kinh tế trực tiếp hỗ trợ tảng nền, nơi "sơn bất cao, thuỷ bất thâm..." (câu này đúng là của nho sĩ Bắc Hà). Họ đâu cĩ địa vị Gia Long để biết rằng trước năm 1802, Huế-Việt đã cĩ lịch sử trên dưới 200 năm, là "đất bản bộ" của dịng họ chúa Nguyễn: 200 năm đủ cho Huế là nơi kết tinh và hội tụ nhân tài và văn hố miền Trung-Nam để tạo nên một VÙNG VĂN HỐ và một sắc thái mới của văn hố Việt Nam: Vùng văn hố Huế, sắc thái Phú Xuân của văn hố Việt Nam cận hiện đại. Sao Gia Long lại ngây thơ về chính trị bỏ đất bản bộ của dịng họ mình để ra đĩng đơ ở cố đơ Đơng Kinh của Lê- Trịnh là đất "chân nâng". Sao lại tự tiện bỏ một vùng văn hố- xã hội tinh tế- như bánh xèo, mắm tơm chua, bánh ít, như điệu hị mái đẩy, mài nhì... đầy dấu ấn của miền Trung mà dịng Nguyễn cùng bao dịng họ gốc Bắc Hà và Thanh-Nghệ-Tĩnh đã cần cơng tạo dựng mà ra đi để chỉ được tiếng "trở về nguồn" nơi đất Bắc, nhưng dễ dàng ngồi trên đống lửa của sự bất bình, bất mãn của sĩ phu và dân thơn dã Bắc Hà đang đĩi khổ? Huế cĩ hai "đầu" trí thức Nho học: xứ Nghệ và xứ Quảng, mà biểu tượng là ơng đồ Nghệ và học trị xứ Quảng "Học trị trong Quảng ra thi Thấy cơ gái Huế chân đi khơng đành" Kỳ 3: 08:26' 06/10/2005 (GMT+7) Với 200 năm "đơ thị hố" và "đế vương hố", đã cĩ một văn hố đơ thị Phú Xuân và những nàng thị dân Huế xinh đẹp và duyên dáng như THƠ. Ấy thế mà người xứ Quảng lại cĩ huyền tích rằng chúa Nguyễn và Gia Long đã từng cĩ ý định dời đơ vào xứ Quảng, dưới chân các hịn "núi Chúa" và tiếc rằng Tam Kỳ mới thực là Trung Độ trên đường thiên lý xuyên Việt của mảnh đất chữ S này, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Nhưng trung tâm đâu cĩ nghĩa nhất thiết phải là "chính giữa" thuần tuý về mặt hình học? Chúa Nguyễn đĩng đơ ở xứ Huế mà khơng ở xứ Quảng phì nhiêu hơn vì cịn luơn luơn phải "để mắt về hướng Bắc", canh chừng sự xâm lấn của tập đồn chúa Trịnh. Vượt ải Vân mà vơ xứ Quảng thì cả miền Bình-Trị-Thiên dễ lọt vào tay chúa Trịnh. Kinh nghiệm lịch sử đã chẳng chỉ ra rằng các vua Chăm Pa đĩng đơ ở Nam Ải luơn luơn để mất đất từ Bắc Ải Vân trở ra cho Trung Hoa, rồi Đại Việt đĩ sao? "Chúa ở Phú Xuân, thế tử ở xứ Quảng" Là cơng thức tối ưu về địa chính trị, địa chiến lược, với Hội An là cảng chính mà cũng là tiền cảng của Đàng Trong... Cịn khi đã thống nhất giang sơn về một mối thì Gia Long đĩng đơ ở Huế cho tiện sự giao lưu với cả Bắc thành và Gia Định thành.... Người Gia Định cũng nêu một ý- y như bây giờ vài bậc trí giả Sài Gịn vẫn luơn luơn cĩ một ý muốn dời đơ Việt Nam hiện đại vơ Sài Gịn- Thành phố Hồ Chí Minh. Nêu Gia Long đĩng đơ ở Sài Gịn cảng thị thì cĩ lẽ việc ngoại thương và tâm thức cởi mở, tự do hơn của người dân Nam Bộ đất mới sẽ cĩ sức ép tinh thần làm triều Nguyễn đỡ bế quang toả cảng hơn và vì vậy chắc chi đã mất nước cho Tây? Một Sài Gịn "mở cửa" hơn Huế, tơi sẽ nĩi ngay sau đây. Nhưng xin lưu ý: Những đề nghị cải cách nền chính trị Nguyễn thế kỷ XIX là của Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Bùi Xương Trạch... ở Bắc Hà chứ khơng phải Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp ở Nam Hà! Trước khi lo Tây cịn phải lo Tầu, trước khi lo ngoại thương cịn phải lo đê điều, lũ lụt và nơng dân khởi nghĩa ở Bắc Hà. Đĩng đơ tít ở Sài Gịn thì nhà Nguyễn dễ dàng mất đất Bắc khơng cho Tầu thì cho một ơng nào đĩ mượn danh nghĩa "phù Lê" và "mượn giĩ" nơng dân khởi nghĩa mà "bẻ măng" Nguyễn! Tơi khơng cĩ ý biện chính cho mọi mưu đồ chính trị của chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Nhưng tơi khơng thích làm nhà sử cứ theo ý chủ quan của mình và "chửi tràn chửi lấp" tồn bộ nhà Nguyễn. Dù vơ thức hay vơ ý thức, họ đã "quên" vai trị lịch sử của Huế và VÙNG VĂN HỐ ĐƠ THỊ PHÚ XUÂN HUẾ mà từ nay ta cần gia cơng nghiên cứu kỹ càng hơn (3). Mọi hệ sinh thái văn hố- nhân văn như hệ sinh thái văn hố- nhân văn Phú Xuân đều dựa theo và thích nghi với hệ sinh thái tự nhiên. Bản sắc văn hố Việt Nam càng là sự hồ điệu và thích nghi tối ưu giữa cái TỰ NHIÊN và cái NHÂN VĂN. Nĩi đến XỨ HUẾ người ta nĩi đến SƠNG HƯƠNG, NÚI NGỰ và với lịch sử, sơng Hương, núi Ngự trở thành biểu tượng (4) của xứ Huế mến yêu. Sơng Hương... thì quá đúng rồi; đấy là sự hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch, Hữu Trạch, bắt nguồn từ sườn Đơng của dãy Trường Sơn, chảy qua cả một ngàn rừng "xương bồ" cũ nên nước sơng được đượm ướp bởi "hương xưa"mà thành tên, và người Pháp cuối thế kỷ XIX cĩ lý khi dịch "sơng Hương" thành Rivière des Parfums! Kỳ 4: 09:12' 10/10/2005 (GMT+7) Đến với xứ Huế, như năm 1895 rồi năm 1906 gia đình cụ phĩ bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ con trai trán rộng tài hoa Nguyễn Tất Thành đi bộ từ xứ Nghệ "vơ kinh": Đường vơ xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ là đến với sự thơm tho- tinh tế của miền đất Thần kinh, núi Ngự hay Ngự Bình, nĩi như Phan Thuận An- tác giả luận án cao học Hộ thành Huế từ trước 1975- khi các chúa rồi vua Nguyễn Gia Long, Minh Mạng xây hồng thành theo nguyên lý phong thuỷ "Thánh nhân Nam điện xưng vương", thì vua chúa Nguyễn đã dùng Núi Ngự Bình (cao 104m, là đồi hơn là núi) cách bờ phải sơng Hương 3km làm tiền án và hai hịn đảo nhỏ (Cồn Hến và Cồn Dã Viên) trên sơng Hương lam tay ngai "tả thanh long" "hữu bạch hổ" chầu về hồng đơ. Cái nhìn khái quát và tổng thể khiến ta cĩ thể nhận nhìn núi Kim Phụng (cao 427m) là chủ sơn của xứ Huế, đường phân thuỷ của hai nguồn Tả Hữu trạch hợp thành Hương giang. Dưới chân núi Kim Phụng, là nơi an nghỉ ngàn đời của bà hồng hậu họ Phạm của hồng đế Quang Trung. Và những người dân chài ra lộng vào khơi trên biển Đơng bao giờ cũng nhìn núi Kim Phụng để nhận ra xứ Huế mà vào cho đúng cảng Thuận An! (5) Giáo sư Mai Đình Yên (6) chia VÙNG SINH THÁI TRUNG BỘ  làm mấy KHU SINH THÁI, từ núi đồi xuống vùng ngập mặn. Nhìn theo sinh thái học như vậy, ta cĩ: + Một khu Huế núi-đồi (ở phía Tây). Và người Huế khéo tạo nơi đây- từ tự nhiên thành văn hố-nhân văn (Man-made-Environment)- là khu lăng tẩm để vương. Đấy là một khu hành hương và du lịch- văn hố (cultural Tourism) của Huế. + Một khu Huế cồn bão đơi bờ Hương giang- cùng các nhánh sơng Kim Long, Bạch Yến (bị sang lấp hay/ và sửa đổi), An Cựu mà hệ quy chiếu chính là hệ thống hồng thành- Đại Nội bên tả ngạn cùng chợ Đơng Ba, và dải phố xá-trường học- cơ quan bên hữu ngạn. +Một khu Huế đầm phá, với những phá Tam Giang, Hà Trung, Cầu Hai...và những cửa eo cũ, cửa Thuận hơm nay, xứ sở của người Huế chài lưới cá tơm.... Cả ba khu sinh thái Huế đĩ được nối kết bởi dịng Hương và bởi con người xứ Huế- đơ thị. Quy hoạch đơ thị Việt Nam bao giờ cũng nổi trội loại hình đơ thị Việt Nam bao giờ cũng nổi trội loại hình đơ thị-sơng. Hà Nội-Huế-Sai Gịn đều cĩ chung mẫu số văn hố đĩ của đơ thị Việt Nam. Song sắc thái văn hố Huế đã được Francoise Corrèje, Đào Thế Hùng, Hồng Phủ Ngọc Tường... khái quát hố và mơ hình hố rất tài tình và đúng đắn là: Thành phố - Vườn Thành phố - Thơ Theo tơi hiểu, xứ Huế và Bình Trị Thiên nĩi chung - nhà Nguyễn gọi vùng "tứ Quảng" (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi) ở 2 bên Bắc Nam Huế là Trực Kỳ - mang một ý nghĩa quá độ - trong độ đặc biệt giữa 2 miền Nam Bắc nước ta về Trời: miền Bắc cĩ 2 mùa nĩng- lạnh, miền Nam nĩng ấm quanh năm. Hai miền Nam-Bắc cĩ hai mùa mưa-khơ gần như trùng với mùa đơng lạnh. Và thực ra ở đây- ít ra là ở thời Nguyễn "ngày xưa"- là vùng khơng cĩ mùa đơng và mùa khơ rõ rệt (7) Kỳ cuối: 08:31' 12/10/2005 (GMT+7) Xứ Huế cũng là vùng quá độ về Đất. Các nhà địa (lý) học như giáo sư Lê Bá Thảo (người Huế), giáo sư Tống Duy Thanh (người Thanh), PTS Vũ Tự Lập (người Hà Nội) đều mách ta rằng: Hải Vân hay Ải Vân nơi ranh giới phía Nam của xứ Huế là ngọn núi cuối cùng của một mạch núi từ Trường Sơn đâm ngang ra biển và đĩ là đường phân giới cả về địa chất và địa lý trong thiên nhiên nước ta giữa Bắc và Nam. Bắc là cảnh quan đá vơi karstic với các hang động kỳ thú, rừng giĩ mùa chí tuyến, cân bằng bức xạ quá 75 kcalo/cm2/năm hay tổng nhiệt độ 7500 độ C của vùng chí tuyến. Nam Ải Vân, là những đới rừng á xích đạo, cân bằng xích đạo, cân bằng bức xạ 95 kcalo/cm2/năm hay tổng nhiệt độ 9500 độ C và càng vơ Nam, núi non càng trơ trụi, để lộ các khối đá hoa cương (granit) hùng vĩ.... (8) Đất - Trời xứ Huế như vậy nên cỏ cây hoa lá, động vật xứ Huế cũng nằm trong vùng đệm giữa thế giới sinh vật Ấn- Hoa (Indonesia...): Đấy là đa dạng của một hệ sinh thái phồn tạp. Giáo sư Trần Từ (thân mẫu thuộc hồng phái Nguyễn) bảo: lạ lùng nhất là mĩn ăn Huế vốn ra đi (GS Phan Ngọc dùng khái niệm "đế vương hố") từ mĩn ăn Mường! Chợ Đơng Ba bán nhiều rau dại cho người Huế sành sỏi dùng ăn; Huế "đế vương" mà vẫn dùng lõi thân  chuối làm canh "nấu với xương bị, xương lợn.... Huế là mảnh đất điển hình của bánh trái, nho nhỏ, thanh thanh, in ít, từ bánh lá bột gạo tẻ rắc tơm chất đến những mĩn trái cây bằng bột nhỏ xíu bày ra đĩa, từ mĩn bánh ướt thịt nướng đơn sơ đến bánh bèo, bánh bột lọc- và mĩn gì cũng cay đến nấc lên rùng mình... Tơi đã đưa ra bảy tám hệ tạo thành VÙNG VĂN HỐ HUẾ: - Hệ tiếng Huế - Hệ Hị Huế - Hệ ca nhạc tài tử cung đình Huế - Hệ Pháp lam Huế - Hệ mĩn ăn bánh trái Huế - Hệ màu tím, màu trắng trong y phục Huế - Hệ kinh thành-lăng tẩm đế vương - Hệ chùa-đền-đình với những dạng vài (vì) giả thủ, thừa lưu, vài chồng, vài luơn.... đan xen kiến trúc Việt Hoa.... Văn hĩa Huế là văn hố đơ thị, nhưng tĩnh lặng và thanh bình đến lạ thường, là văn hố bánh trái, là văn hố thuyền ca nhạc trên dịng Hương giang, là sự đan xen và giao thoa, giao hồ văn hố Việt-Chàm, Việt-Minh hương.... Và bàng bạc trong xã hội, văn hố Huế cĩ một sắc thái hồi niệm cố đơ... Cĩ một hội chứng Nostalgie ở người Huế, vì sau khi vua Tự Đức mất (1883) (và trước đĩ từng mảng nước rơi vào tay thực dân Pháp) rồi sau khi vua Hàm Nghi xuất bơn (1885), cái triều đình cịn lại ở Huế, kể từ Đồng Khánh, chỉ cịn là hình thức: Một nhà sinh đặng ba vua Vua sống, vua chết, vua thua chạy dài! Tiếp đĩ vua Thành Thái bị đi đày (1907) rồi lại tiếp đến vua Duy Tân đi đày (1916); đĩ là những va đập tâm linh lớn vào người Huế. Sinh hoạt cung đình cĩ vẻ vẫn cịn đĩ, Bảo Đại cịn một lần làm lễ Nam Giao, song mọi sinh hoạt văn hố  cung đình và ở các phủ, các ơng hồng bà chúa, các "mệ" là một sự suy thối, xuống cấp nghiêm trọng. Cho đến khi vua Bảo Đại thối vị và triều Nguyễn sụp đổ hẳn (1945), mọi sinh hoạt văn hố Huế, nĩi theo kiểu Nguyễn Tuân, chỉ cịn là vang bĩng một thời.... "Cố đơ" nào mà chẳng cĩ nỗi niềm hồi cựu!... T.Q.V. Chú thích (1) Isolat là một khái niệm dân tộc học mới. Tơi tạm dịch là "cộng đồng tách biệt". Vị nào dịch hay hơn xin mách bảo dùm. (2) Quang Trung làm lễ lên ngơi hồng đế ở núi Bân- Huế vào năm cuối năm Mậu Thân (1788) 5) T.Q.V-TS Tổ Quốc 12-87, tr.21-22. Báo Thể Thao Văn Hố số 33,8-1989, tr.14 (cĩ thêm nhận xét của tác giả khi đi điền dã Huế 8-93. TC Văn hố Nghệ thuật số 3-1993, tr.20-27 (6) Chủ nhiệm bộ mơn Mơi trường Trường ĐHTH Quốc gia Hà Nội (7) Lê Khắc Phổ- Khí hậu đồng bằng khu vực Huế-Sở VHTT Thừa Thiên Huế, 1993 (8) Lê Bá Thảo- Thiên nhiên Việt Nam-NXB Khoa học kỹ thuật, 1977, Vũ Tự Lập-Vietnam donées géographiques-NXB Ngoại văn, 1977.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBản sắc văn hóa dân tộc qua sắc thái huế.doc