Bài tập sức bền vật liệu

Không nên để thuốc lá trong túi áo, khi thèm hút thuốc ta nên suy tưởng về những hình ảnh đặc biệt hay làm một công việc gì đó để quên cảm giác này đi, bởi vì chỉ cần khoảng 5 – 10 phút cố gắng chống lại với cảm giác thèm hút thuốc thì nhu cầu nầy sẽ biến mất. - Khi thèm hút thuốc nên tự hỏi những câu sau để thấy sự vô nghĩa của nó: tại sao tôi phải hút điếu thuốc này? Hút thuốc sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi rất cao cùng với những bệnh lý nguy hiểm khác vậy hút thuốc để làm gì? Tại sao nó nguy hại như vậy mà mình lại hút? Tại sao mình lại tự hủy hoại sức khoẻ của mình, hủy hoại sức khỏe của người thân trong gia đình và những người xung quanh? Sức khỏe đã bị hủy hoại mà lại phải tốn tiền, hãy để dành tiền cho những việc cần thiết và có lợi cho sức khoẻ hơn? Con cái ta đang nhìn ta, chúng sẽ noi theo gương của ta và nghiện thuốc trong tương lai, lúc ấy ta sẽ hối hận đến mức nào?

doc10 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập sức bền vật liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG TÁC HẠI DO HÚT THUỐC LÁ VÀ CÁCH BỎ THUỐC Thành phần, độc tính của thuốc lá  Trong khói thuốc lá chứa hơn 4000 loại hoá chất. Trong đó có hơn 200 loại có hại cho sức khoẻ, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Người ta chia ra 4 nhóm chính: 1. Nicotine:  Nicôtine là một chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và có mùi thuốc khi tiếp xúc với không khí. nicôtine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 đến 2 mg nicôtin mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicôtin một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Cơ quan Kiểm soát Dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicôtin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý Heroin và Cocain. Tác dụng gây nghiện của nicôtin chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não. Chất alcaloide này tác động lên các thụ thể ở hệ thống thần kinh với chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Dopamin là một hoá chất chính trong não điều chỉnh mong muốn sử dụng các chất gây nghiện, gây bài tiết adrenaline (nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi, ức chế co bóp và chế tiết dịch vị dạ dày). Tuy nhiên trong cơ thể nicôtin sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành cotinin và thải trừ ra nước tiểu.  2. Monoxit carbon (khí CO) Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7-8%. Sự tăng hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 3. Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày-lông chuyển. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc. 4. Các chất gây ung thư Trong khói thuốc lá có trên 40 chất trong số đó gồm cả các hợp chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư. Các hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hoá. I. TÌNH HÌNH NGHIỆN THUỐC LÁ HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?             Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990):               Người hút thuốc lá         Ở các nước phát triển           Ở các nước đang phát triển                         Nam                            30 – 40%                               40 – 70%                         Nữ                               20 – 40%                                 2 – 10%               Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá, tương đương với 10 máy bay loại lớn chở khách bị tai nạn mỗi ngày.             Tại Việt Nam 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá (theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới cao nhất châu Á. 26% thanh thiếu niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại! II. THUỐC LÁ LÀ GÌ? Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là những lá già, có hàm lượng Nicotin cao. Người ta đã thấy người lớn chết do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng. Trẻ con chỉ cần uống một vài gram sẽ tử vong. Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại Alcaloid. Nicotin là tên gọi được đặt theo tên của một nhà ngoại giao người Pháp Nicot (1530 – 1600), người đầu tiên nhập thuốc lá vào Pháp. Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc nầy thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người như đã đề cập ở phần trên. III. TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI NGHIỆN HÚT THUỐC LÁ? Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá vào phổi, chúng ta sẽ cảm nhận được những kích thích của chất Nicotine lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hoặc trong những lúc căng thẳng, lo âu, thuốc lá có thể làm cho người hút cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn. Nicotine tác động làm tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh trung gian (neurotransmitters) và các nội tiết tố tham dự vào chức năng kháng lại các stress của cơ thể như cathecolamine (epinephrine, norepinephrine và dopamine), beta endorphine và các loại cortisol. Những chất này làm cho người hút thuốc lá cảm thấy bình tỉnh, tự tin, bớt lo âu và có sức để làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế nếu chúng ta càng hút nhiều, cơ thể bị kích thích tiết các chất nội tiết tố liên tục cho đến khi các chất này bị cạn kiệt, lúc ấy thay vì có cảm giác sảng khoái, người bệnh lại thấy mệt mỏi hơn, khó tập trung tư tưởng, cáu gắt và suy sụp tinh thần mau chóng. Tiếc rằng phần lớn những người nghiện thuốc lá lại không ý thức được vấn đề này, khi họ hút thuốc mà không thấy sảng khoái thì lại có khuynh hướng tăng liều, nên càng lúc càng nghiện nặng hơn và phải gánh chịu những hậu quả rất tồi tệ. Sự thèm muốn hút thuốc còn xuất hiện khi người nghiện tiếp xúc với điếu thuốc lá, tẩu thuốc (pipe), hộp quẹt, cùng với hương vị của các loại thuốc lá lúc đốt lên, hoặc khi nhìn những người khác đang hút thuốc. Mùi vị của thuốc lá được hút vào cơ thể cũng là một yếu tố gây nghiện. Một số cảm xúc xuất hiện khi hút thuốc lá như cảm giác êm dịu hoặc hưng phấn sau khi hút đối với một số người. Cảm giác tự tin khi tiếp xúc, nói chuyện và giao tiếp với người xung quanh. Hút thuốc lá còn giúp cho sự tập trung tư tưởng dễ dàng hơn và tăng khả năng sáng tạo (các nghệ sĩ thường hay hút thuốc lá). Thanh niên mới lớn, hút thuốc lá do bắt chước người lớn và như một cách khẳng định mình không còn ở độ tuổi trẻ con nữa. Sống, học tập và làm việc với một nhóm bạn bè nghiện hút thuốc lá, không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ bị nghiện hút theo họ. Trong gia đình nếu cha mẹ nghiện hút thuốc lá thì con cũng dễ bị nghiện. Cuối cùng vấn đề quảng cáo của các hãng sản xuất thuốc lá cũng góp phần tác động rất mạnh đến vấn đề nghiện hút thuốc lá của nhiều thế hệ. IV. NHỮNG CHẤT ĐỘC HẠI TRONG KHÓI THUỐC LÁ LÀ GÌ? Định nghĩa khói thuốc Có 3 kiểu khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường. Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào. Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy toả ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc do người hút thở ra. Khoảng 80% điếu thuốc là cháy bỏ đi. Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc giữa các lần hút ETS rất giống với MS: nó bao gồm hơn 3.800 loại hoá chất. Điều đáng ngạc nhiên là SS có nhiều hỗn hợp gây ung thư mạnh hơn MS. Điều này là bởi vì SS thường bị tạp nhiễm hơn MS. SS cũng khác với MS ở chỗ các sản phẩm độc có thể tồn tại dưới dạng khác ví dụ nicotine chủ yếu ở dạng hạt rắn trong khói dòng chính, nhưng lại ở dạng khí trong khói thuốc môi trường Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác nhau. Kích thuớc các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1-1 micromet trong dòng khói chính, nhưng từ 0,01-1 micromet trong dòng khói phụ. Khi dòng khói phụ bị pha loãng hơn thì kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn. Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi. (Theo như định nghĩa thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong dòng khói chính).             Người ta phân biệt ra hai nguồn khói thuốc: khói thuốc chính và khói thuốc đảm bảo: - Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứa hơn 4700 chất khác nhau gồm những chất chính sau: - Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là một chất gây nghiện và rất độc như đã trình bày phần trên. ·        Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì khói thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm. ·        Các chất gây kích thích (aldéhyd, acid, phenol…) gây viêm phế quản mạn, gây rối loạn thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là các chất như: Benzopyrens, Dibenzoanthracène, Benzofluenthène, Dibenzopyrène, cancérogènes, các phức hợp Nitrite đa vòng… - Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi không hút và thành phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tự như trong khói thuốc chính nhưng cao hơn rất nhiều lần vì vậy nó rất nguy hiểm cho người hút đặc biệt là những người hút thuốc thụ động. Chính vì vậy khi hút thuốc lá nguy cơ bị những bệnh lý (nêu ở phần tiếp theo) cao hơn người bình thường gấp nhiều lần. V. NHỮNG NGUY HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ NHƯ THẾ NÀO? Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch…. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn.             Hút thuốc là sự thiêu đốt không hoàn toàn các sợi thuốc lá trải qua hai giai đoạn:  Giai đoạn hút thuốc lá chủ động, xảy ra khi người nghiện hít khói thuốc lá vào cơ thể mình. Giai đoạn hút thuốc lá thụ động,  Những người có mặt xung quanh sẽ hít phải lượng khói thừa mà người hút thải ra. 5.1. Các nguy cơ bệnh lý thường gặp khi hút thuốc lá chủ động a. Bệnh lý ở hệ hô hấp ·    Bệnh lý ở đường hô hấp trên: như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, ung thư xoang hàm, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản. ·    Bệnh lý ở đường hô hấp dưới: viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phế quản. ·    Bệnh lý ở phổi: viêm phổi, dãn phế nang, ung thư phổi. b. Bệnh lý hệ mạch máu: bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh thuyên tắc động mạch, tai biến mạch máu não. c Ung thư các cơ quan khác: ung thư môi, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung. d. Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản: ·  Thai nghén: giảm trọng lượng thai nhi trung bình khoảng 200g, sinh non, băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai ngẩu nhiên, gia tăng tần suất sinh ra thai nhi bị bất thường bẩm sinh. ·  Thời kỳ cho con bú: nicotine được thải qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Nam giới hút thuốc lá có thể bị suy nhược sinh dục hay liệt dương. e. Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: những chứng minh gần đây cho thấy hút thuốc lá làm giảm số lượng các tế bào thần kinh trong não. 5.2. Nguy cơ của việc hút thuốc lá thụ động             Những người không hút thuốc nhưng lại phải chung sống hay cùng làm việc với những người nghiện thuốc lá, đặc biệt là đối tượng trẻ con vẫn có nguy cơ bị bệnh rất cao do hít phải khói thuốc thụ động. Công nhân làm cho các nhà máy sản xuất thuốc lá cũng bị những nguy cơ tương tự: Đối với người lớn: gây ung thư phổi và các bệnh khác. Trẻ em: rất dễ cảm nhiễm với khói thuốc lá! Trẻ dễ bị viêm phế quản phổi mạn tính với những đợt cấp, bệnh lý về Tai - Mũi – Họng, nhức đầu. 5.3. Các chứng bệnh khác do hút thuốc lá gây ra: a. Bệnh đường tiêu hóa : viêm Dạ dày Tá tràng, Loét Dạ dày Tá tràng b. Bệnh lý về Tai – Mũi – Họng. c. Bệnh về hệ hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng d. Những rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, Nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu. 5.4. Những tác hại khác của thuốc lá             - Ảnh hưởng kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoảng tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…). Ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chổ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vấn các điếu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác rưởi do thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người dân hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động  của họ là những tổn thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hoả hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên quốc gia!…. Người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhất là đối với trẻ em. Tuy nhiên, người hít phải khói thuốc lá lại có yếu tố nguy cơ gấp 4 lần so với người hút thuốc lá vì trong khói thuốc có chứa hơn 4700 chất độc hại khác nhau, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, chủ yếu là ung thư phế quản phổi, ung thư vòm họng, miệng, thực quản, ung thư ruột,... nguy hiểm nhất là chất hắc ín, Nicotine, chất gây nghiện,... Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp như: bệnh phổi mãn tính, tắc nghẽn không khí, viêm phế quản mãn tính. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành các điều kiện và nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc mạch máu, xuất huyết não. Người hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá còn mắc các bệnh về răng, lợi, đồng thời tăng các yếu tố nguy cơ loãng xương gây đau nhức, khó ngủ và giảm thể lực. Namgiới hút thuốc lá sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Riêng đối với nữ giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai hút hoặc hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Còn đối với trẻ em hít phải khói thuốc lá thì dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là gánh nặng kinh tế với cá nhân, gia đình và xã hội. Ngoài ra, thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hỏa hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá tài nguyên, thiên nhiên. Do đó, một trong những cách hiệu quả nhất để giảm tiêu thụ thuốc lá và giảm số người hút thuốc lá ở Việt Nam là tăng giá thông qua tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá. Việc giảm tiêu thụ thuốc lá không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giảm các chi phí do bệnh tật và hàng ngàn cas tử vong liên quan đến thuốc lá. VI. LÀM SAO ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHIỆN THUỐC LÁ? - Chọn những loại thuốc chứa ít nhựa thuốc lá và nicotine. - Không hút cả điếu thuốc lá mà chỉ hút khoảng một nửa. Như vậy, bạn sẽ chỉ hít vào bên trong cơ thể khoảng 40% tổng số nhựa thuốc lá và nicotine (60% các chất này nằm trong nửa sau của điếu thuốc). - Giảm số lần hút trên mỗi điếu. - Giảm lượng hít vào (hít những hơi ngắn và nông, tránh hít sâu). - Giảm số điếu thuốc lá hút mỗi ngày. Đây có thể là bước khó khăn nhất trong tất cả các bước. Tuy nhiên, bạn hãy làm theo những chỉ dẫn sau đây: 1- Chọn một thời gian cố định trong ngày để bắt đầu hút thuốc và đừng hút thuốc trước thời gian đó. 2- Đừng nghĩ đó là việc cắt giảm lượng hút thuốc. Hãy nghĩ rằng đó chỉ là sự trì hoãn lại. 3- Để bao thuốc lá của bạn trong một túi áo, quần khác, hoặc đặt nó ở một vị trí khác, để bạn không thể lấy chúng một cách tự động và thuận tiện được. 4- Mỗi lần hút một điếu thuốc, bạn hãy nghĩ tới những căn bệnh chết người mà bạn sẽ mắc phải. Nếu nghiêm túc thực hiện các bước nêu trên, ít nhất bạn cũng có thể kiểm soát được số điếu thuốc lá hút mỗi ngày.             6.1. Theo Y học hiện đại             Hiện nay người ta nghiên cứu rất sâu và đề ra nhiều phương thức điều trị nghiện thuốc lá. Phương thức thông thường được dùng là liệu pháp thay thế Nicotine.             Trong một số trường hợp bệnh nhân không thể bỏ thuốc lá bằng những phương pháp khác,  thì thầy thuốc có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng liệu pháp thay thế dần dần thuốc lá, có nghĩa dùng một chất nào đó có tác dụng tương tự như nicotine nhưng không gây nghiện và ít gây độc cho cơ thể.             Kẹo cao su có chứa Nicotine để thay thế và giảm dần, giúp cho bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng do thiếu Nicotine nếu ngưng hút thuốc lá đột ngột.         6.2. Y học cổ truyền Đông phương - Châm cứu - Thuốc Y học Cổ truyền             - Tập luyện: các phương pháp dưỡng sinh, thiền định, Yoga…. - Tâm lý trị liệu            VII. ĐIỀU TRỊ NGHIỆN THUỐC LÁ SAO CHO ĐỪNG TĂNG TRỌNG LƯỢNG? Tại sao ngưng hút thuốc lại lên cân? Chất Nicotine có thể làm cho người nghiện thuốc lá bớt cảm giác thèm ăn và nếu hút một gói đến một gói rưỡi mỗi ngày, sẽ làm tiêu hao khoảng 200 calo năng lượng. Chính vì vậy sau khi cai nghiện thuốc lá sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể. Có nhiều trường hợp bị béo phì và trở thành nổi ám ảnh cho những người cai thuốc lá nhất đặc biệt ở giới nữ, vì những lý do sau: cơ thể của bạn có thể có xu hướng tăng dự trữ chất béo do chế độ ăn uống và chuyển hóa từ năng lượng dư thừa của cơ thể sau khi cai thuốc lá. Ngoài ra hiện tượng thèm ăn đồ ngọt rất phổ biến đối với những người cai nghiện thuốc lá do họ sử dụng kẹo, bánh…như một phương thức để chống lại sự cám dỗ của thuốc lá, lâu dần thành thói quen ăn nhiều đồ ngọt, làm tăng trọng lượng cơ thể. Muốn chống lại sự lên cân bạn phải làm gì? Bạn phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây: - Giảm chất béo trong thức ăn của bạn, đồng thời chọn những thức ăn có lợi cho sức khỏe. - Bắt đầu một chương trình thể dục thể thao đều đặn, đủ để tiêu hao toàn bộ năng lượng dư thừa trong cơ thể bạn. - Nếu bạn là người nghiện thuốc lá nặng, nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có thể áp dụng liệu pháp thay thế nếu cần, ví dụ như sử dụng một miếng cao dán, hoặc một cái kẹo cao su. Điều trị thay thế dần có thể giúp cho bạn tránh được những triệu chứng bất thường xẩy ra trong quá trình cai nghiện. VIII. BẠN NÊN LÀM GÌ KHI QUYẾT ĐỊNH TỪ BỎ THUỐC LÁ? · Khi quyết định từ bỏ thuốc lá, chúng ta phải chuẩn bị chu đáo để vấn đề cai nghiện thành công. Phải định ngày để thực hiện quyết tâm bỏ thuốc lá: Thời gian thực hiện việc cai nghiện thuốc lá này nên kéo dài từ 10 đến 15 ngày, trong khoảng thời gian nầy phải tuân theo những yêu cầu sau: -                            Không  nên để thuốc lá trong túi áo, khi thèm hút thuốc ta nên suy tưởng về những hình ảnh đặc biệt hay làm một công việc gì đó để quên cảm giác này đi, bởi vì chỉ cần khoảng 5 – 10 phút cố gắng chống lại với cảm giác thèm hút thuốc thì nhu cầu nầy sẽ biến mất. -                            Khi thèm hút thuốc nên tự hỏi những câu sau để thấy sự vô nghĩa của nó: tại sao tôi phải hút điếu thuốc này? Hút thuốc sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi rất cao cùng với những bệnh lý nguy hiểm khác vậy hút thuốc để làm gì? Tại sao nó nguy hại như vậy mà mình lại hút? Tại sao mình lại tự hủy hoại sức khoẻ của mình, hủy hoại sức khỏe của người thân trong gia đình và những người xung quanh? Sức khỏe đã bị hủy hoại mà lại phải tốn tiền, hãy để dành tiền cho những việc cần thiết và có lợi cho sức khoẻ hơn? Con cái ta đang nhìn ta, chúng sẽ noi theo gương của ta và nghiện thuốc trong tương lai, lúc ấy ta sẽ hối hận đến mức nào? -                            Khi không còn chịu nổi nữa, chúng ta nên đi mua thuốc hơn là để sẵn thuốc ở  nhà hoặc trong túi áo và chỉ nên mua một điếu thôi. -                            Cố gắng kéo dài thời gian giữa hai lần  hút thuốc càng lâu càng tốt. -                            Khi hút thuốc, nên hít khói và giữ ở miệng không nên đưa khói vào sâu hai phổi. Nên hút khoảng nửa điếu rồi vất bỏ, không nên hút đến tận cùng của điếu thuốc (vì như vậy sẽ rất độc hại do lượng nicotine đọng lại ở phần sau điếu thuốc). Khi hút thuốc nên dùng thuốc có đầu lọc hay sử dụng một đầu lọc riêng để lọc bớt lượng nicotine. Trong khoảng cách giữa hai lần hút thuốc, chúng ta nên dùng những chất thay thế như nhai kẹo cao su, ăn kẹo, hay ngậm một số loại thức ăn thích hợp, có thể nhỏ giọt dầu đinh hương vào miệng để làm mất cảm giác thèm thuốc lá. · Đến ngày trọng đại quyết định từ bỏ hẳn thuốc lá, chúng ta có thể tiến hành một số việc sau: -                            Nên tổ chức một buổi tiệc cho người thân trong gia đình và bạn bè tâm giao để tuyên bố rằng: đây là ngày ta sẽ bỏ thuốc lá và nêu ra những yêu cầu cần giúp đỡ. Đề nghị mọi người nên chú ý nhắc nhở nếu ta vi phạm, động viên tinh thần cho ta vượt qua những khó khăn khi có những cơn thèm thuốc xuất hiện, thông báo cho người thân cũng như bạn bè đến thăm không nên hút thuốc trước mặt mình. -                            Loại bỏ tất cả những biểu tượng gì có thể làm cho ta nhớ chuyện hút thuốc lá (thay đổi cảnh vật nơi ta thường hút thuốc lá, vất bỏ các gạt tàn thuốc…). -                            Thay đổi những thói quen thường thực hiện kèm theo việc hút thuốc lá như uống cà phê buổi sáng ở một quán cà phê quen thuộc, với những người bạn  nào đó. Nên tránh gặp mặt những người thường hút thuốc lá chung với mình. -                            Nên tập thể dục thường xuyên, hãy bắt đầu  đi bộ khoảng 30 phút đến 1 giờ. Đi bộ sẽ giúp cho cơ thể sản xuất lượng morphin nội sinh, điều nầy có thể làm mất cảm giác thèm hút thuốc lá. Tập thể dục hay thái cực quyền, khí công… đều giúp cơ thể tiết ra morphin nội sinh. Tập thiền định, thư giãn đều đặn hàng ngày sẽ phát huy những hiệu quả độc đáo của nó, giúp cho cơ thể thoát khỏi sự lệ thuộc đối với thuốc lá, rượu và ngay cả với ma túy nữa. -                            Nếu như vẫn còn cảm giác thèm thuốc xuất hiện chúng ta hãy thực hiện những bước sau để dập tắt ngay ngọn lửa thèm muốn đó: hãy hít vào một hơi thật sâu như khi bạn đang hút thuốc lá, nín hơi càng lâu càng tốt. Uống một ngụm nước (hay có thể uống nhiều ngụm liên tục), uống nhiều nước còn giúp thải nhanh lượng Nicotine ra ngoài cơ thể. Ngậm một cây tăm xỉa răng, một miếng quế hay một lát cam thảo. Ăn một viên kẹo hay nhai một cái kẹo cao su. Nên tìm một công việc, hay thú vui gì đó để làm cho khuây khoả sự thèm muốn hút thuốc lá. Cuối cùng nếu không thể chịu nổi cảm giác thèm thuốc nữa, nên dùng liệu pháp thay thế bằng một viên kẹo cao su có chất nicotine, hay băng keo dán trên da có chứa nicotine. Tìm mọi cách để đừng bị tăng thể trọng sau khi cai thuốc. Phần trên chúng tôi chỉ trình bày phương cách giúp bạn tự cai nghiện thuốc lá. Phương cách này các bạn hoàn toàn có thể thực hiện được nếu thật sự có quyết tâm muốn bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, nếu bạn có quyết tâm cai nghiện thuốc lá mà không thể tự mình thực hiện được hãy tìm đến những trung tâm tư vấn và điều trị nghiện thuốc lá, các chuyên gia sẽ giúp bạn thực hiện ước mơ nầy bằng cách kết hợp nhiều phương pháp khác phức tạp hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập sức bền vật liệu.doc