Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2 Một số vấn đề cơ bản về pháp luật

Đặc điểm của TNPL -Trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi có VPPL. Trách nhiệm pháp lý chứa đựng sự lên án của nhà nước, xã hội đối với chủ thể VPPL. Trách nhiệm pháp lý có liên quan chặt chẽ với cưỡng chế nhà nước. Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là văn bản, quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

ppt83 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 8062 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2 Một số vấn đề cơ bản về pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬTNỘI DUNG CHÍNH2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật+ Khái niệm pháp luật + Đặc điểm của pháp luật+ Các mối quan hệ cơ bản của pháp luật2.2 Quy phạm pháp luật - Khái niệm, phân lọai- Cơ cấu của quy phạm pháp luật2.3 Quan hệ pháp luật2.4 Thực hiện pháp luật2.5. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý2.6. Ý thức pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa NGUồN GốC PHÁP LUậTTrướckhicóPLNGUỒN GỐC PHÁP LUẬTVề phương diện khách quan:Về phương diện chủ quan:Khái niệm pháp luật“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.” ĐẶC ĐiỂM CỦA PHÁP LUẬT Tính ổn địnhTính quy phạm phổ biếnMQH GIỮA PL VỚI CÁC HIỆN TƯỢNG Xà HỘI KHÁC2.2 Quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.Phân loại QPPLCăn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh pháp luật, có thể phân chia quy phạm pháp luật thành các nhóm như: - quy phạm pháp luật hình sự, - quy phạm pháp luật hành chính, - quy phạm pháp luật dân sự Phân loại QPPLCăn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật, có thể chia quy phạm pháp luật thành: - Quy phạm pháp luật định nghĩa - Quy phạm pháp luật điều chỉnh - Quy phạm pháp luật bảo vệ Phân loại QPPLCăn cứ vào cách thức thể hiện mệnh lệnh nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành: - Quy phạm pháp luật dứt khoát - Quy phạm pháp luật không dứt khoát hay còn gọi là quy phạm pháp luật tùy nghi. - Quy phạm pháp luật hướng dẫnPhân loại QPPLCăn cứ vào cách thức thể hiện phần quy định của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành: - Quy phạm pháp luật bắt buộc. - Quy phạm pháp luật cấm đoán. - Quy phạm pháp luật cho phép.CẤU TRÚC CỦA QPPL (1)CẤU TRÚC CỦA QPPL (2)GIẢ ĐỊNHVai trò: xác định phạm vi tác động của Pháp luậtKhái niệm: là một bộ phận của QPPL, nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảyra trong thực tế và cá nhân, tổ chức khi ởtrong những ĐK, HC đó chịu sự điều chỉnhcủa PLCách xác định: trả lời cho câu hỏi: Ai, chủ thể nào? Trong ĐK, hoàn cảnh nào?Yêu cầu: Điều kiện, hoàn cảnh phải rõ ràng,chính xác, sát thực tếCẤU TRÚC CỦA QPPL (3)QUYĐỊNHVai trò: thể hiện ý chí của NNKhái niệm: là một bộ phận của QPPL,nêu lên cách thức xử sự mà cá nhân haytổ chức ở vào ĐK, HC đã nêu trong bộphận giả định được phép hoặc buộc phảithực hiệnCách xác định: trả lời cho câu hỏi: được làm gì, khôngđược làm gì và phải làm như thế nào?Yêu cầu: Mức độ chính xác, rõ ràng, chặt chẽ là 1trong những điều kiện bảo đảm nguyên tắcpháp chế.CẤU TRÚC CỦA QPPL (4)CHẾTÀIKhái niệm: là một bộ phận của QPPL, nêu lên biện pháp tác động mà NN dự kiến sẽáp dụng đối với chủ thể không thực hiệnđúng mệnh lệnh của NN đã nêu ở bộ phậnquy địnhYêu cầu: Tương xứng với tính chất, mức độ vi phạmVai trò: đảm bảo QPPL được thực hiệnnghiêm minhCách xác định: trả lời cho câu hỏi: chủ thể gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi như thế nàoCHế TÀI2.3 Quan hệ pháp luậtKhái niệm, đặc điểmCấu thànhCăn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLKhái niệm Quan hệ pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, theo đó các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Hay: “QHPL là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển và chấm dứt trên cơ sở của các quy phạm pháp luật.” Đặc điểm của QHPLCấu thành của quan hệ pháp luật a/ Chủ thể quan hệ pháp luật Năng lực chủ thểNăng lực pháp luật - Là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. - NLPL xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra và chỉ mất đi khi người đó chết hoặc đối với tổ chức thì từ khi tổ chức được thành lập và mất đi khi tổ chức không còn tồn tại. - NLPL mang tính thụ động. Chủ thể không thể tạo ra cho mình quyền và nghĩa vụ pháp lý mà do ý chí của Nhà nước. Năng lực hành vi - là khả năng thực tế của chủ thể được Nhà nước thừa nhận, bằng chính hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. - Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi cá nhân đã đến độ tuổi nhất định và đạt được những điều kiện nhất địnhĐối với tổ chức, năng lực hành vi xuất hiện cùng một lúc với năng lực pháp luật. - NLHV mang tính chủ động. Các loại chủ thể quan hệ pháp luật: (i) Cá nhân (thể nhân)Cá nhânCông dânNgười không quốc tịchNgười nước ngoài(ii) Pháp nhân1. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.3. Tổ chức kinh tế.4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.5. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.6. Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật dân sự năm 2005.Các loại pháp nhân:(iii) Một số chủ thể có năng lực pháp lý hạn chế* Hộ gia đình: Hộ gia đình là tổ chức bao gồm các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc ở một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. * Tổ hợp tác* Doanh nghiệp tư nhân+ Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào và mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân.* Hộ kinh doanh+ Hộ kinh doanh: là chủ thể kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ đối với hoạt động kinh doanh.* Các đơn vị phụ thuộc của pháp nhân: Như Văn phòng đại diện, chi nhánh, doanh nghiệp thành viên hoạch toán phụ thuộc đều hoạt động dưới danh nghĩa của pháp nhân, bằng tài sản của pháp nhân. Pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch do đơn vị phụ thuộc xác lập, thực hiện; các đơn vị này tham gia quan hệ pháp luật theo sự ủy quyền của pháp nhân.b/ Nội dung quan hệ pháp luậtQuyền chủ thể Nghĩa vụ chủ thể * Quyền chủ thể: Định nghĩa: quyền chủ thể là những cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành nhằm đáp ứng các lợi ích của mình. Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép. * Đặc tính: Phân loại Quyền chủ thể: * Nghĩa vụ chủ thể: - Định nghĩa: Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành nhằm đáp ứng quyền và lợi ích của chủ thể khác. * Đặc tính: * Phân loại Nghĩa vụ chủ thể: c/ Khách thể quan hệ pháp luậtĐịnh nghĩa: Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.* SỰ KIỆN PHÁP LÝĐịnh nghĩa: Sự kiện pháp lý là sự kiện xảy ra trong thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của nó được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. Phân loại sự kiện pháp lý:Phân loại sự kiện pháp lý:* Căn cứ vào dấu hiệu của hành vi phù hợp hay không phù hợp với các quy định của pháp luật, hành vi pháp lý có thể bao gồm:+ Hành vi hợp pháp (như kết hôn, ký kết hợp đồng lao động, vay nợ ngân hàng, thành lập doanh nghiệp) + Hành vi bất hợp pháp (như kinh doanh trái phép, lừa đảo, đánh người, giết người, tham ô, hối lộ, trốn thuế). Phân loại sự kiện pháp lý:* Dựa vào hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý được chia thành 3 loại: + Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật + Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật + Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật: 2.4. THỰC HIỆN PHÁP LUẬTKhái niệm Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật Các hình thức thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luậtÁp dụng pháp luậtSử dụng pháp luậtThi hành pháp luật Tuân thủ pháp luậtTuân thủ pháp luật “Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật nghiêm cấm” Thi hành pháp luật “Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ của mình bằng những hành động tích cực.” Sử dụng pháp luật “Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện)”Áp dụng pháp luật “Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể” Đặc điểm của ADPL-> Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước:-> Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.-> Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể đối với quan hệ xã hội xác định. -> Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo (sáng tạo trong phạm vi quy định của pháp luật). Những trường hợp cần áp dụng pháp luật ->Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hoặc cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó. ->Khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước. -> Khi xảy ra các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không thể tự giải quyết được.->Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó. Văn bản áp dụng pháp luật Khái niệm: “VBADPL là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước, do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được nhà nước ủy quyền ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, nhằm xác định xác quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.” Đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật Thứ nhất, VBADPL do những cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được ủy quyền áp dụng pháp luật ban hành và đảm bảo thực hiện. Thứ hai, VBADPL có tính chất cá biệt, áp dụng một lần đối với cá nhân, tổ chức cụ thể trong trường hợp cụ thể Thứ ba, VBADPL phải hợp pháp (có căn cứ pháp lý) và phù hợp thực tế (có căn cứ thực tế đáng tin cậy) Thứ tư, VBADPL phải được thể hiện trong những hình thức pháp lý nhất định, như: bản án, quyết định, LệnhCác giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật Giai đoạn 1: Phân tích đánh giá vụ việc thực tế đã xảy ra. Giai đọan 2: Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng Giai đoạn 3: Ra văn bản áp dụng pháp luật Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.Áp dụng pháp luật tương tự Thứ nhất, áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh, trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh một trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy (hai sự việc có nội dung gần giống (tương tự) nhau) Thứ hai, áp dụng tương tự pháp luật là giải quyết một vụ việc cụ thể, thực tế nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức pháp luật (dựa vào sự công bằng và lẽ phải mà giải quyết). 2.5 VI PHẠM PHÁP LUẬT & TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝVI PHẠM PHÁP LUẬTKHÁI NIỆMCẤU THÀNH CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬTCÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬTviPhápLuậtạmPha/ Khái niệm VPPL VPPL là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.Đặc điểm của VPPLLà hành vi xác định của chủ thểLà hành vi có lỗi của chủ thểLà hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý tiến hànhLà hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, xâm hại tới các quan hệ pháp luậtCấu thành của VPPLMặt khách quanMặt chủ quanChủ thểKhách thểMặt khách quan- Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của VPPL mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan. - Bao gồm: + Hành vi trái pháp luật + Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả (sự thiệt hại) mà nó gây ra cho xã hội. + Ngoài ra, còn có yếu tố thời gian, địa điểm.Mặt chủ quan- Mặt chủ quan là trạng thái tâm lý của chủ thể VPPL, là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể. - Bao gồm: + Lỗi + Động cơ + Mục đíchLỗiLỗi là trạng thái tâm lý, phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi, tại thời điểm thực hiện hành vi đó.Căn cứ vào mức độ tiêu cực trong thái độ của chủ thể, lỗi chia thành: + Lỗi cố ý + Lỗi vô ýLỗi cố ý Lỗi cố ý trực tiếpChủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng mong muốn hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếpChủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý để mặc hậu quả xảy ra. Lỗi vô ý Lỗi vô ý vì quá tự tinChủ thể nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng hậu quả đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.Lỗi vô ý do cẩu thảChủ thể do cẩu thả nên không nhận thấy hậu quả, thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó.Động cơ, mục đíchĐộng cơ: là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi VPPL. Ví dụ: động cơ vụ lợi, trả thù, đê hèn Mục đích: là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình, chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi VPPL. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là không phải lúc nào kết quả của hành vi VPPL trên thực tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể mong muốn đặt ra trước đó. Chủ thể- Chủ thể của VPPL là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện hành vi VPPL. - Căn cứ xác định năng lực trách nhiệm pháp lý: + Độ tuổi + Khả năng nhận thức + Khả năng điều khiển hành viKhách thể Khách thể của VPPL là những quan hệ xã hội được pháp luật thừa nhận, bảo vệ nhưng bị hành vi VPPL xâm hại đến.Phân biệt khách thể của VPPL và khách thể của QHPL:Khách thể của QHPL là lợi ích mà các bên muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luậtKhách thể của VPPL là những QHXH được pháp luật thừa nhận, bảo vệ nhưng bị hành vi VPPL xâm hại đến. * Các loại VPPL Vi phạm hình sựVi phạm hành chínhVi phạm dân sựVi phạm kỷ luậtVi phạm hình sự (tội phạm)Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.Vi phạm hành chínhVi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt hành chính.Vi phạm dân sựVi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự thực hiện, xâm hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sảnVi phạm kỷ luậtVi phạm kỷ luật là những hành vi có lỗi, trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường họcb/ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝI. Khái niệmII. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý * Cơ sở thực tế * Cơ sở pháp lýIII. Phân loại trách nhiệm pháp lýIV. Truy cứu trách nhiệm pháp lý b/ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝKhái niệm: Trách nhiệm pháp lý là một quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế quy định ở các chế tài của quy phạm pháp luật.Đặc điểm của TNPL-Trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi có VPPL.Trách nhiệm pháp lý chứa đựng sự lên án của nhà nước, xã hội đối với chủ thể VPPL.Trách nhiệm pháp lý có liên quan chặt chẽ với cưỡng chế nhà nước.Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là văn bản, quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Phân loại trách nhiệm pháp lýTrách nhiệm hình sựTrách nhiệm hành chínhTrách nhiệm dân sựTrách nhiệm kỷ luậtTrách nhiệm hình sự (hình phạt)Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với những chủ thể có hành vi phạm tội.Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định.Trách nhiệm hành chínhTrách nhiệm hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước hay các nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính. Trách nhiệm hành chính ít nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự.Trách nhiệm dân sựTrách nhiệm dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án hoặc do các chủ thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật dân sự.Trách nhiệm kỷ luậtTrách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ, công chức, nhân viên, sinh viên của cơ quan, xí nghiệp, trường học của mình khi họ vi phạm pháp luật.Truy cứu trách nhiệm pháp lýTruy cứu TNPL là tiến hành áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.Căn cứ truy cứu TNPL: VPPL, còn thời hiệu, không rơi vào trường hợp miễn trừ TNPL.Mục đích của truy cứu trách nhiệm pháp lý: + Trừng phạt đối với chủ thể vi phạm + Phòng ngừa, cải tạo, giáo dục chủ thể vi phạm; + Răn đe những chủ thể khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbg_phapluatdaicuong_chuong2_7776.ppt
Tài liệu liên quan