Bài giảng Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Lãi suất huy động và cho vay của các NHTM? • Lãi suất đấu thầu trái phiếu chính phủ? • Lãi suất giao dịch của các loại trái phiếu trên thị trường thứ cấp? • Lãi suất trần thấp và cố định • Quy định bởi nhà nước • Lãi suất dài hạn và ngắn hạn (Dưới 1 năm 7.5%, 12 tháng 9.5%, trên 12 tháng 10 – 10.8%)

pdf72 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 6824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Những vấn đề cơ bản về lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7 Những vấn đề cơ bản về lãi suất Fundamentals of Interest rate 1. Các khái niệm cơ bản và cách tính lãi suất 2. Các phân biệt về lãi suất 3. Lý thuyết về lượng cầu tài sản 4. Các yếu tố tác động đến lãi suất 5. Cấu trúc của lãi suất 6. Lãi suất ở Việt Nam Ths P.M.T.Thủy - Khoa Kinh tế & QTKD 1 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ Khoa Kinh Tế & Quản trị Kinh doanh 1. Các khái niệm cơ bản và cách tính lãi suất Tiền lãi – Interest : - khoản dôi ra ngoài số tiền vốn phải trả cho người cho vay khi đến hạn phải trả. - giá của việc sử dụng vốn. Tiền lãi là khoản tiền mà người vay vốn phải trả cho người cho vay đối với việc sử dụng vốn của người cho vay. • Vốn vay – Principal : tiền gốc (gốc) Po đv tiền tệ • Lãi vay – Interest rate : i % • Kỳ hạn vay - Term: n ngày/ tháng/ năm • Phương thức thanh toán – Disposition : định kỳ, 1 lần trước – sau, cả gốc và lãi,.. 2 Lãi suất – Interest rate: - giá cả của tín dụng/giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau. - Tỷ lệ phần trăm của tiền lãi trên tổng số tiền vốn - i = 3 Ví dụ: An vay của Bình 100 ngàn đồng để mua sách. Bình yêu cầu sau 1 tháng An phải trả Bình số tiền là 110 ngàn đồng. Tiền vốn vay: 100 ngàn Tiền lãi: 110 ngàn – 100 ngàn = 10 ngàn Lãi suất: i = 4 Nhận tiền ngày hôm nay hay 1 năm nữa ??? Nếu bạn được hứa cho 10 triệu đồng 5 Việc nhận ngay tiền cho phép bạn có cơ hội dùng 10 triệu đó để thu được tiền gửi ngân hàng hoặc đem cho vay! 6 Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi sát sao nhất trong nền kinh tế do nó có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống thường nhật và gây ảnh hưởng tới sự lành mạnh của nền kinh tế. - Cá nhân: nên tiêu dùng hay tiết kiệm? Nên mua nhà? Mua xe? Nên đầu tư? v.v.. - Các doanh nghiệp: Nên đầu tư máy móc thiết bị mới? Nên nhận dự án mới?v.v.. => gây ảnh hưởng tới nền kinh tế: tăng trưởng hay suy giảm. 7 Giá trị thời gian của tiền (Time value of money) • Tiền có giá trị theo thời gian. Tại những thời điểm khác nhau thì giá trị của tiền khác nhau. • Lý do: - Lạm phát làm cho giá trị tiền tệ thay đổi - Đem tiền cho vay có thể sinh lời - Các yếu tố khác: Thay đổi tỷ giá, đổi tiền,… • Một đồng trong hiện tại bao giờ cũng giá trị hơn một đồng trong tương lai. 8 • Lãi đơn – Simple Interest rate là tiền lãi phải trả/nhận được chỉ tính trên số tiền gốc ban đầu. Lãi này áp dụng cho những khoản tín dụng thực hiện dưới hình thức vay đơn. SI = P0 x (i)(n) => FVn = P0 + SI =P0 {1+ (i)(n)} PVo = FVn/{1+ (i)(n)} Trong đó: SI: Số tiền lãi đơn FV: Số tiền thu được trong tương lai (sau thời kỳ nào đó) Po: Khoản tiền gốc tại thời điểm 0 i: Lãi suất đơn trong 1 thời kỳ n: Số thời kỳ cho vay 9 • Nếu bạn gửi $100 vào ngân hàng với lãi đơn trong 10 năm. Số tiền lãi thu được là: SI = 100 x 0.08 x 10 = $80 • Để tính giá trị tương lai sau 10 năm của khoản tiền gửi ta cộng tiền lãi với số tiền gửi ban đầu: FVn = Po + SI = $180 • Muốn tính số tiền ban đầu của khoản tiền bạn nhận được $200 sau 10 năm với lãi suất đơn là 8% năm là: Pvo = FVn/{1+ (i)(n)} = 200/(1+0.08 x 10) = $111.11 10 • Ví dụ: Một người gửi tiết kiệm 20 triệu đồng trong 8 tháng, lãi suất 0.5%/tháng, lãi và gốc nhận cuối kỳ. Tính tiền lãi hàng tháng và tổng số tiền nhận được sau 8 tháng? 11 • Lãi kép là tiền lãi phải trả/nhận được tính trên số tiền gốc ban đầu và số tiền lãi phát sinh/các khoản lãi cộng dồn từ trước đó. FV1 = P0 x (1+i) FV2 = FV1 x (1+i) n =P0 x (1+i)^2 FVn = P0 x (1+i) n Trong đó: FV: Số tiền thu được trong tương lai (sau thời kỳ nào đó) Po: Khoản tiền gốc tại thời điểm 0 i: Lãi suất tính theo lãi kép n: Số thời kỳ cho vay • Giá trị hiện tại của một khoản tiền đầu tư theo lãi kép: PVo = FVn / (1+i) n 12 Giá trị hiện tại của một khoản thu nhập $110 sau một năm với lãi suất là 10%/năm là PV= $110/(1+0,1)^1 = $100 Giá trị hiện tại của dòng thu nhập trong 3 năm lần lượt là $10, $10, $110 với lãi suất là 10%/năm là: PV = 10/(1+0.1)^1 + 10/ (1+0.1)^2 + 110/(1+0,1)^3 = 100 Lãi suất 10% ở đây được gọi là lãi suất chiết khấu hay hệ số chiết khấu được dùng để tính giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong tương lai. 13 Ví dụ: Một người gửi tiết kiệm 20 tr đồng trong 8 tháng, lãi suất 0.5%/tháng theo lãi kép, lãi + gốc nhận cuối kỳ. Tính tiền lãi tháng 1,2,3 và tổng số tiền nhận được sau 8 tháng. 14 So sánh lãi đơn và lãi kép Giá trị tương lai của 1 đồng đầu tư với lãi suất 10%/ năm • Â • Từ giá trị hiện tại là 1 đồng có thể tính được giá trị tương lai của 1 đồng đó. 15 Số năm Lãi đơn Lãi kép 1 1.1 1.1 5 1.5 1.61 10 2 2.59 15 2.5 4.18 20 3 6.73 Giá trị hiện tại là một khái niệm vô cùng hữu ích bởi nó giúp ta tìm được giá trị hiện tại của một công cụ trên thị trường tín dụng. Ví dụ: Trúng sổ số 20 triệu đô la với điều kiện nhận 1 triệu đô la trong mỗi năm cho hai mươi năm liên tiếp. Liệu thực sự bạn nhận được 20 triệu đô la hay đây chỉ là lời quảng cáo sai sự thật? Giả sử lãi suất là 10%/năm? 16 4 loại công cụ trên thị trường tín dụng • Cho vay đơn- simple loan: người cho vay cấp cho người đi vay 1 số vốn nhất định. Người đi vay phải hoàn trả cho người vay số gốc vào ngày đáo hạn cộng thêm một khoản tiền lãi. VD: khoản vay thương mại đối với các doanh nghiệp 17 • Cho vay với mức thanh toán cố định (vay trả góp) – fixed payment loan: Người cho vay cấp cho người đi vay một số vốn nhất định. Người đi vay hoàn trả tiền vay bằng cách thanh toán số tiền như nhau trong một thời kỳ (hàng tháng, hàng năm,..) trong đó có cả vốn gốc và tiền lãi quy định cho một số năm. VD: Mua ô tô nên vay 1000 đô la theo hợp đồng vay mỗi năm trả 126 đô la trong 25 năm. 18 • Trái phiếu coupon – Coupon bond: Người chủ sở hữu được nhận một số tiền lãi (tiền thanh toán coupon) nhất định hàng năm cho tới ngày đáo hạn , khi một số tiền nhất định cuối cùng bằng mệnh giá (ghi trên trái phiếu) được hoàn trả. VD: Trái phiếu Coupon mệnh giá 1000 đô la. Mỗi năm nhận được 100 đô la tiền coupon và năm thứ 10 sẽ nhận lại mệnh giá 1000 đô la. 19 • Trái phiếu chiết khấu – Discount bond: Loại trái phiếu này được mua với mệnh giá thấp hơn mệnh giá của nó (mức chiết khấu nhất định) và mệnh giá được hoàn trả vào ngày đáo hạn VD: Trái phiếu mệnh giá 1000 đô la mua với giá 900 đô la sau một năm được hoàn trả theo mệnh giá. 20 4 công cụ này đòi hỏi phải thanh toán tại các thời điểm khác nhau. Vậy loại công cụ nào cho bạn thu nhập cao hơn? => Sử dụng công thức quy về giá trị hiện tại để biết. 21 Lãi suất trái phiếu có thể âm không? • Thông thường lãi suất phải dương • Lãi suất âm = trả tiền cho trái phiếu nhiều hơn số tiền sẽ nhận được trong tương lai. • Tháng 11 năm 1998, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 6 tháng Kho bạc Nhật có lãi suất là – 0.004% • Lý do âm: - sự yếu kém của nền KT nhật - Lạm phát âm • Lý do nhà đầu tư chấp nhận: Nhà đầu tư lớn thấy rằng so với việc nắm giữ một khoản tiền mặt lớn làm phương tiện cất giữ về mặt giá trị thì giữ tín phiếu thuận tiện hơn vì nó có mệnh giá cao hơn và cất dưới dạng điện tử. 22 2. Các phân biệt về lãi suất • Lãi suất danh nghĩa – Norminal interest rate: là lãi suất được công bố đối với một khoản vay hoặc một khoản đầu tư. Được nêu trong hợp đồng vay vốn hoặc trong thuộc tính của một số loại chứng khoán như trái phiếu. • VD: An đi vay ngân hàng 10 triệu đồng đầu kỳ (vay đơn) với lãi suất 14%, cuối kỳ trả cả gốc và lãi thì 14% ở đây là lãi suất danh nghĩa. 23 • Lãi suất hiệu quả - effective interest rate: là lãi suất mà nhà đầu tư thực sự được hưởng tính trên số vốn mà họ đã cho vay. • VD: An gửi ngân hàng món vay đơn, lãi suất 14% nhưng hưởng lãi trước. Lãi mà An thực sự được hưởng là I = 14/86 x 100% = 16.28% Lãi suất hiệu quả 16.28%, lãi suất danh nghĩa là 14%. Ví dụ trước thì lãi suất hiệu quả là 14% 24 • Lãi suất hoàn vốn – Yield to maturity: Là lãi suất mà nhà đầu tư được hưởng khi mua một chứng khoán và giữ cho tới khi đáo hạn. • VD: Trái phiếu mệnh giá $1000, nhà đầu tư mua với giá $950 và giữ trong 5 năm thì lãi suất hoàn vốn là 11.36% • Nếu người đó bán ngay vào năm thứ 3 với giá 1050 thì lãi suất hoàn vốn sẽ là i PV = 950 = 100/(1+i) + 100/ (1+ i)2 + 1150/ (1+ i)3 Hay i= 13.59% 25 • Công thức tổng quát: PV = C/(1+i) + C/ (1+ i)2 + …+ C/ (1+ i)n + F/ (1+ i)n => Cách tính phức tạp nhưng cho kết quả chính xác khi dùng excel .~$Tính lãi suất hoàn vốn IRR.xlsx 26 • Tỷ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập (tiền lãi + chênh lệch giá mua bán) trên số tiền đã bỏ ra đầu tư cho vay: • RET(r ) = (P(t+1) – Pt + C)/ Pt • Trong đó P(t+1) và Pt là giá chứng khoán ở thời điểm t+1 và t • C là khoảng thu nhập do nắm giữ tài sản đó trong thời gian từ t đến t+1 • Cũng ví dụ trên nếu nhà đầu tư mua trái phiếu, giữ 1 năm và bán với giá $1000 thì tỷ suất lợi nhuận của khoản đầu tư này trong 1 năm là • RET = (1000 – 950 +100) / 950 = 15,79% • Tỷ suất lợi nhuận không nhất thiết luôn luôn phải bằng lãi suất hoàn vốn. 27 • Ví dụ : Một nhà đầu tư đầu năm mua cổ phiếu với giá 35000đ/ cổ phiếu, cổ tức trả cho năm đó là 30%, cuối năm giá cổ phiếu là 38000đ/cổ phiếu thì tỷ suất lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu là: RET = (38000 – 35000 +3000)/35000 = 17,14% 28 • Lãi suất hoàn vốn hiện hành – Curent yield: là phép tính gần đúng của lãi suất hoàn vốn. • Là tỷ số giữa tiền thanh toán coupon hàng năm với giá của trái phiếu đó. ic = C/Pcb • Là giá trị gần đúng của lãi suất hoàn vốn đặc biệt trong trường hợp trái phiếu coupon dài hạn hoặc vĩnh viễn. • Lãi suất hoàn vốn hiện hành tỷ lệ nghịch với giá của trái phiếu. • Công thức trên cho kết quả như tính lãi suất hoàn vốn khi thị giá gần với mệnh giá và thời gian đáo hạn của trái phiếu dài và ngược lại. => Các tính đơn giản nhưng kết quả chỉ gần đúng 29 Tại sao với trái phiếu có hạn vĩnh viễn i = C/P? Từ công thức tính giá (thị giá) trái phiếu coupon: P = C/(1+i) + C/ (1+ i)2 + …+ C/ (1+ i)n + F/ (1+ i)n Thì giá của trái phiếu có thời hạn vĩnh viễn sẽ là: P = C/(1+i) + C/ (1+ i)2 + C/ (1+ i)3 + C/ (1+ i)4 +… Đặt 1/(1+i) = x thì công thức trên tương đương với: P = C(x+ x2 + x3 + x4 + ….) = C(1+x+ x2 + x3 + x4 + ….- 1) Với x<1 thì tổng vô hạn của 1+x+ x2 + x3 + x4 +…. = 1/(1-x) Vì vậy P = C(1/(1-x) – 1) = C{1/[1-1/(1+i)] - 1} = C[(1+i)/i – i/i] = C/i Vậy P= C/i hay i = C/P 30 • Ví dụ: Trái phiếu coupon 10% mệnh giá $1000. Thời hạn 20 năm. Nếu giá hiện tại là $1000 thì: Lãi suất hoàn vốn hiện hành: ic = $100/$1000 = 10% Nếu giá hiện tại là $1100 thì: Lãi suất hoàn vốn hiện hành: ic = $100/$1100 = 9.09% 31 • Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm – Yield on a discount basis: • Nguồn gốc từ việc buôn bán trái phiếu kho bạc Mỹ itg = {(F-Ptg)/ F} (360/N) itg : là lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm F: là mệnh giá của trái phiếu Ptg: là giá bán trái phiếu N: là số ngày tới khi đến hạn thanh toán của trái phiếu Cách tính đơn giản nhưng kết quả cũng chỉ gần đúng. • Ví dụ: Trái phiếu thời hạn 1 năm, gián bán là $900, mệnh giá là $1000 thì lãi suất hoàn vốn là: itg = {($1000-$900)/ $1000} (360/365) = 0.099 hay 9.9% 32 • Tỷ lệ (Tỷ suất) lợi nhuận- Return • RET(r) = (C+ Pt+1 – Pt )/ Pt = C/ Pt + (Pt+1 – Pt )/ Pt = ic + g • Pt+1 : giá tại thời điểm t+1 • Pt : Giá tại thời điểm t • C: khoản thu nhập do giữ tài sản đó từ thời gian t tới t+1 • ic : là lãi suất hoàn vốn hiện hành • g: tỷ lệ lãi (lỗ) về vốn 33 • VD: Nhà đầu tư mua trái phiếu với giá $900 giữ trong 1 năm và bán với giá $1000 thì RET =(100+ 1000-900)/900 = 0.2222 hay 22.22% 34 Phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực • Các khái niệm lãi suất trên đều chưa đề cập tới tác động của lạm phát tới chi phí vay mượn – hay lãi suất • Do vậy để chính xác hơn thì lãi suất cần xem xét là lãi suất thực (đã được điều chỉnh cho đúng với những thay đổi dự tính về mức giá) 35 • Lãi suất thực – real interest rate: - Là lãi suất được điều chỉnh để loại trừ những thay đổi dự kiến trong mức giá (lạm phát). - Lãi suất này phản ánh chi phí đi vay chính xác hơn. • ir = in – ii với ii là tỷ lệ lạm phát (ii < 10%) • ir = (in – ii) / (ii+1) (ii > 10%) Trong đó: in : Là lãi suất danh nghĩa ir : Là lãi suất thực ii : Là tỷ lệ lạm phát dự kiến Phương trình của Fisher: 36 Ví dụ: Đầu năm ngân hàng cho vay 100 triệu lãi suất 10% năm – lãi suất danh nghĩa. Đầu năm giá thóc là 2 triệu/tấn – 100 triệu tương đương 50 tấn thóc , cuối năm dự kiến tăng lên 2,1 triệu/tấn. Như vậy số thóc cuối năm dự kiến thu về là 110/2,1 = 52,38 tấn Lãi suất tính theo thóc là: 2,38/50 = 4,76% Đây là lãi suất thực của việc cho vay tiền sau khi đã loại bỏ tác động của lạm phát. 37 - Lãi suất cơ bản của ngân hàng: 3 loại lãi suất cơ bản: • Lãi suất tiền gửi : lãi suất mà ngân hàng thương mại trả cho người gửi tiền tiết kiệm. itg = icb + ii itg : Là lãi suất tiền gửi icb :Là tỷ lệ lãi cơ bản mà ngân hàng trả cho từng loại tiền khác nhau. 38 • Lãi suất cho vay: là lãi suất được tính dựa trên cơ sở lãi suất tiền gửi: icv = itg + X icv là lãi suất cho vay itg Là lãi suất tiền gửi X: Là chi phí hoạt động, phát triển vốn, dự phòng rủi ro,.. Thông thường X được xác định bởi thị trường tuy nhiên ở VN thì X được quy định bởi ngân hàng nhà nước. 39 • Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay tiền nhằm giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn trên các thị trường tiền tệ LIBOR (London Inter-bank offered Rates): Lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng London PIBOR: Paris Inter-bank offered Rates: Lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Paris => Lãi suất cao hay thấp phụ thuộc vào độ rủi ro và thời hạn. 40 Áp dụng các phân biệt về lãi suất • Lãi suất danh nghĩa dùng để xác định các dòng thu nhập danh nghĩa trong tương lai mà một tài sản mang lại cho nhà đầu tư • Lãi suất hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận và lãi suất thực là cơ sở để các nhà đầu tư làm căn cứ để ra các quyết định đầu tư, quyết định lựa chọn loại tài sản để nắm giữ 41 3. Lý thuyết về lượng cầu tài sản – Theory of Asset Demand Khi một cá nhân nắm giữ một khối lượng tiền lớn trong tay (10 triệu đô la), cá nhân đó sẽ sử dụng số tài sản đó như thế nào: • Mua nhà (bất động sản) • Mua cổ phiếu, trái phiếu (chứng khoán) • Mua ô tô, tiêu xài, ăn uống (tiêu dùng) • v.v.. 42 Khi đưa ra quyết định thì cần xem xét những yếu tố sau dựa theo lý thuyết về lượng cầu tài sản: • Của cải - Wealth, tiềm lực kinh tế của bản thân bao gồm tất cả các loại tài sản • Lợi tức dự kiến – Expected return (mong muốn) thu được từ tài sản này so với tài sản khác (lựa chọn khác nhau) • Tính rủi ro - risk, không chắc chắn đi kèm với tài sản này so với tài sản khác • Tính lỏng/ tính thanh khoản - liquidity của tài sản này so với tài sản khác. Mức độ dễ dàng và tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của các loại tài sản so với nhau. 43 Khi các yếu tố khác không đổi: • Lượng cầu tài sản tỷ lệ thuận với của cải nếu tài sản có tính xa xỉ hơn là thiết yếu. • Lượng cầu tài sản tỷ lệ thuận với lợi tức dự tính của nó so với các tài sản khác. • Lượng cầu tài sản tỷ lệ nghịch đối với rủi ro về lợi tức của nó so với các tài sản khác. • Lượng cầu tài sản tỷ lệ thuận với tính thanh khoản của nó so với tài sản thay thế. 44 Bảng tóm tắt lý thuyết lượng cầu về tài sản 45 Biến số Sự thay đổi trong biến số Sự thay đổi của lượng cầu Của cải Lợi tức dự kiến Rủi ro Tính thanh khoản • Lý thuyết về lượng cầu tài sản còn cho ta biết rằng: Việc đa dạng hóa/ nắm giữ nhiều hơn 1 loại tài sản làm lợi cho nhà đầu tư vì nó làm giảm rủi ro mà họ phải đương đầu và lợi ích càng lớn khi lợi tức từ các chứng khoán càng không diễn biến theo sát nhau. 46 Mô hình xác định lãi suất • Dựa trên lý thuyết về lượng cầu tài sản • Áp dụng vào: Phân tích diễn biến lãi suất của thị trường khi có những thay đổi trong lạm phát dự tính, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng. 47 • Giả thiết: - Lãi suất là lãi suất danh nghĩa - Khi lượng cầu (cung) thay đổi do sự thay đổi lãi suất gây nên, ta có sự di chuyển dọc theo đường cầu (cung) - Khi lượng cung (cầu) thay đổi do tác động của một yếu tố ngoài lãi suất gây nên ta có sự dịch chuyển của đường cung (cầu) - Khi xem xét sự thay đổi của một yếu tố tới đường cung (cầu) và lượng cung (cầu) ta giả thiết các yếu tố khác là không thay đổi. 48 Các yếu tố tác động tới cầu trái khoán • Của cải: Trong nền kinh tế đang tăng trưởng thì của cải tăng lên làm lượng cầu trái khoán tăng lên và đường cầu trái khoán dịch chuyển về bên phải và ngược lại • Lợi tức dự tính: Lợi tức dự tính cao hơn trong tương lai làm giảm yêu cầu về trái khoán dài hạn và dịch chuyển đường cầu về bên trái. 49 • Rủi ro: Rủi ro của trái khoán làm cho lượng cầu trái khoán giảm sút và làm cho đường cầu dịch chuyển về bên trái. Nhưng nếu rủi ro của các tài sản thay thế tăng lên làm cho lượng cầu trái khoán tăng lên và làm cho đường cầu dịch chuyển về bên phải. • Tính lỏng: Tính lỏng của trái khoán tăng lên thì dẫn tới lượng cầu của trái khoán tăng lên và đường cầu dịch chuyển về bên phải và ngược lại. 50 51 Các yếu tố tác động tới lượng cung trái khoán • Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư: khi nền kinh tế đang tăng trưởng, nhu cầu đầu tư tăng và làm cho cung về trái khoán tăng, đường cung trái khoán dịch chuyển về bên phải. • Lạm phát dự tính: Với mức lãi suất danh nghĩa cho trước và cố định, khi tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng lên làm cho chi phí thực của việc vay mượn giảm xuống làm cho nhu cầu vay vốn tăng, lượng cung trái khoán tăng lên làm cho đường cung trái khoán dịch chuyển về bên phải. • Các hoạt động kinh tế của chính phủ: Khi thâm hụt ngân sách của chính phủ tăng lên, làm tăng nhu cầu vay vốn trên thị trường và làm dịch chuyển đường cung trái khoán về bên phải. 52 53 Di chuyển dọc đường Cung và Cầu Ví dụ: •Trái phiếu chiết khấu có thời hạn 1 năm, không có coupon với mệnh giá $1000. Nếu giữ trong 1 năm thì lãi suất là: •i=RET = (F-P)/P •Nếu trái phiếu đang được bán với giá $950 thì i=(1000- 950)/1000 = 5.3% •Giả sử tại lãi suất 5.3% thì lượng cầu trái phiếu (quantity of bonds demanded) là $100 tỷ -> điểm A 54 55 • Đường cầu của trái phiếu – Demand curve có chiều đi xuống, có nghĩa rằng khi mọi biến khác không đổi thì giá của trái phiếu càng thấp thì lượng cầu càng cao • Đường cung của trái phiếu – Supply curve có chiều đi lên, khi mọi biến khác không đổi thì giá của trái phiếu càng tăng thì lượng cung càng tăng. • Điểm cân bằng thị trường – Market Equilibrium: Xảy ra khi số người sẵn sàng mua (có nhu cầu) bằng với số người sẵn sàng bán (cung cấp) tại một giá. Bd = Bs hay tại điểm P* = 850 và i* = 17.6. 56 Khi giá được đặt quá cao hơn P* thì số lượng cung trái phiếu nhiều hơn cầu trái phiếu hay còn gọi là Dư cung - excess supply. Khi nhiều người muốn bán hơn số người muốn mua thì giá của trái phiếu giảm và sẽ giảm tới khi đạt điểm cân bằng của thị trường và dừng lại. Khi giá đặt thấp hơn P* thì số lượng cầu trái phoeesi lại lớn hơn số lượng cung trái phiếu gọi là Dư cầu - excess demand. Khi nhiều người mua nhiều hơn số người muốn bán thì giá trái phiếu sẽ tăng lên và tăng cho tới khi đạt điểm cân bằng thị trường và dừng lại. 57 Mô hình cân bằng xác định lãi suất (dựa trên nhu cầu về phương tiện thanh toán) • Mô hình Keynes phát triển bởi John Maynard Keynes • Là phân tích đơn giản hơn về tác động của thay đổi trong thu nhập, mức giá và lượng tiền cung ứng tới lãi suất • Ứng dụng: Cho biết diễn biến của lãi suất sẽ như thế nào khi thu nhập tăng, mức giá tăng, lượng tiền cung ứng tăng. 58 • Giả thiết: - Trong nền kinh tế chỉ có 2 loại tài sản: tiền mặt, tiền séc không sinh lời và trái phiếu mang lại thu nhập - Chi phí cơ hội của việc giữ tiền là phần lãi bị mất đi do không mua trái phiếu 59 Đường cầu về tiền • Đi xuống về bên phải • Lý do: - Khi lãi suất cao người ta sẽ mua trái phiếu nhiều hơn để thu lợi nhuận do vậy lượng cầu về tiền là ít. - Khi lãi suất thấp, người ta thấy không đáng để đầu tư vào trái phiếu nên họ giữ nhiều tiền hơn để chi tiêu và như vậy lượng cầu tiền tăng 60 Đường cung về tiền • Là đường thẳng đứng • Lý do: - Cung tiền là do ngân hàng trung ương quyết đinh mà không phụ thuộc vào mức lãi suất thị trường. => Giao điểm của đường cung và đường cầu tiền xác định lãi suất cân bằng trên thị trường. 61 62 Các yếu tố tác động tới cầu tiền • Thu nhập: - Khi thu nhập tăng, của cải tăng lên, dân chúng sẽ muốn giữ thêm tiền làm phương tiện lưu trữ giá trị. - Khi thu nhập tăng, dân chúng sẽ muốn thực hiện nhiều giao dịch hơn và làm lượng cầu tiền tăng => Đường cầu dịch phải • Mức giá: - Keynes cho rằng khi mức giá tăng, lượng tiền danh nghĩa không còn có giá trị như trước nữa, để đảm bảo giá trị thực tế của tài sản bằng hiện vật, dân chúng sẽ cần nhiều tiền hơn để thực hiện các giao dịch như cũ. => Đường cầu dịch phải 63 Các yếu tố tác động tới cung tiền • Cung tiền do NHTW quyết định Khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền, đường cung tiền dịch phải. 64 65 4. Các yếu tố tác động đến lãi suất • Ảnh hưởng của cung cầu - Thay đổi cơ cấu vốn đầu tư - Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung vốn: + Của cải, thu nhập + Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng + Rủi ro + Tính thanh khoản - Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu vốn: 66 S D Qo + khả năng sinh lời của các cơ hội đầu tư + lạm phát kỳ vọng + Các hoạt động của chính phủ • Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng - Khi lạm phát được dự đoán tăng trong một thời kỳ nào đó thì lãi suất sẽ có xu hướng tăng • Ảnh hưởng của bội chi ngân sách • Những thay đổi về thuế • Những thay đổi trong đời sống xã hội 67 i S D Qo 5. Cấu trúc của lãi suất • Các đặc điểm của lãi suất trên thị trường - có nhiều loại lãi suất khác nhau - các lãi suất thay đổi cùng chiều với nhau - lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn • Cấu trúc của lãi suất - cấu trúc rủi ro của lãi suất (risk structure of interest rate) - cấu trúc kỳ hạn của lãi suất (term structure of interest rate) 68 69 70 6. Lãi suất ở Việt Nam • Lãi suất huy động và cho vay của các NHTM? • Lãi suất đấu thầu trái phiếu chính phủ? • Lãi suất giao dịch của các loại trái phiếu trên thị trường thứ cấp? • Lãi suất trần thấp và cố định • Quy định bởi nhà nước • Lãi suất dài hạn và ngắn hạn (Dưới 1 năm 7.5%, 12 tháng 9.5%, trên 12 tháng 10 – 10.8%) 71 Yêu cầu về nhà: • Tìm hiểu thêm về lãi suất & lạm phát tại Việt Nam • Đọc và trả lời câu hỏi cuối chương. 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_chuong_7_nhung_van_de_co_ban_ve_lai_suat_3946.pdf