Bài giảng Lý thuyết sản xuất

Tóm lại: điều kiện để đạt được chi phí thấp nhất hay mức sản lượng cao nhất là: Một là, sự phối hợp đó phải nằm trên đường đồng phí. Tức thỏa điều kiện: TC = L.PL+K.PK Hai là, sự phối hợp này phải nằm trên đường đẳng lượng cao nhất có thể đạt được trong sự ràng buộc về chi phí tức thỏa điều kiện

pdf30 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 2764 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý thuyết sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 LÝ THUYẾT SẢN XUẤT Mai Lê Thúy Vân Khoa Kinh tế Đại học Kinh tế - Luật ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi trẻ em. Vậy bạn sẽ phối hợp bao nhiêu vốn và lao động để có được chi phí thấp nhất (TCmin) với đơn hàng mà khách hàng đã đặt. 2. Với tổng số tiền mà DN bạn hiện có, bạn sẽ phối hợp bao nhiêu vốn và lao động để thu được mức sản lượng cao nhất (Qmax). NỘI DUNG 1. Hàm sản xuất 2. Sản xuất trong ngắn hạn 3. Sản xuất trong dài hạn 4. Sản xuất với chi phí tối thiểu 1. HÀM SẢN XUẤT 1.1 Khái niệm hàm sản xuất  Hàm sản xuất cho biết sản lượng tối đa có thể sản xuất ra với một lượng các đầu vào nhất định trong tình trạng kiến thức kỹ thuật và công nghệ cho trước. Nói cách khác đó là sản lượng tối đa có thể sản xuất với những kết hợp đầu vào khác nhau  Hàm sản xuất có dạng tổng quát sau: Q = f (K, L, T, A …) Trong đó: Q : số lượng sản phẩm đầu ra K, L, T, A … : số lượng các yếu tố đầu vào Hàm sản xuất Cobb - Douglas  Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng tổng quát sau: Q = f (K, L) Q = A× Kα, Lβ Trong đó:  α: Là hệ số co dãn của sản lượng theo vốn, thể hiện khi lượng vốn tăng thêm 1% (lượng lao động không đổi) thì sản lượng tăng thêm α %  β: Là hệ số co dãn của sản lượng theo lao động, thể hiện khi lao động tăng thêm 1% (lượng vốn không đổi) thì sản lượng tăng thêm β % Bảng 1: Mô tả hàm sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng với các kết hợp khác nhau của máy móc và công nhân Mức sản lượng đầu ra (Đồ chơi cho trẻ em/tuần) Đầu vào là máy móc (Số lượng máy) Đầu vào là công nhân (Số công nhân) 346 6 1 346 3 2 346 2 3 346 1 6 490 6 2 490 4 3 490 3 4 490 2 6 1.2 Khái niệm ngắn hạn và dài hạn  Ngắn hạn: là khoảng thời gian có ít nhất 01 yếu tố sản xuất mà DN không thể thay đổi về số lượng  Dài hạn: là thời gian đủ dài để DN thay đổi mọi yếu tố sản xuất NGẮN HẠN DÀI HẠN Yếu tố sản xuất biến đổi Yếu tố sản xuất cố định Dễ thay đổi số lượng sản phẩm. Không thay đổi quy mô sản xuất Yếu tố sản xuất cố định Quy mô sản xuất thay đổi Mục đích của sự phân biệt ngắn hạn và dài hạn  Phân biệt các loại chi phí khác nhau và ảnh hưởng của chúng đến các quyết định sản xuất  Xem xét tác động của việc thay đổi một yếu tố sản xuất và của tất cả các yếu tố sản xuất đến sản lượng 2. SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN 2.1 Năng suất bình quân và năng suất biên  Năng suất bình quân (AP): Là số lượng sản phẩm được tạo ra bởi một đơn vị yếu tố đầu vào.  Công thức tính:  Năng suất biên (MP): Là số lượng sản phẩm tăng thêm được tạo bởi một đơn vị đầu vào tăng thêm.  Công thức tính: L QAPL = LL QL QMP )'(= ∆ ∆ = Bảng 2 Đơn vị lao động L Tổng sản lượng Q Năng suất biên MPL Năng suất bình quân APL 0 0 1 10 10 10.00 2 30 20 15.00 3 60 30 20.00 4 80 20 20.00 5 95 15 19.00 6 105 10 17.50 7 110 5 15.70 8 110 0 13.75 9 107 -3 11.88 10 100 -7 10.00 -20 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng sản lượng Q Năng suất biên MPL Năng suất bình quân APL APL Q MPL 2.2 Mối quan hệ giữa năng suất biên và năng suất bình quân  MPL > APL: APL tăng lên khi tăng L  MPL = APL: APL cực đại  MPL < APL: APL giảm xuống khi tăng L 2.3 Mối quan hệ giữa Q và năng suất biên  MPL > 0: Q tăng khi tăng L  MPL = 0: Q cực đại  MPL < 0: Q giảm khi tăng L 2.4 Quy luật năng suất biên giảm dần Khi một đầu vào được sử dụng ngày càng nhiều hơn (các đầu vào khác cố định) thì sẽ đến một điểm mà kể từ đó, sản phẩm biên của yếu tố sản xuất biến đổi ngày càng giảm ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong ngắn hạn, do có yếu tố sản xuất cố định nên sẽ xuất hiện quy luật lợi tức giảm dần.  Vậy trọng dài hạn tức khi có thể thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào thì sản lượng sẽ thay đổi như thế nào? 3. SẢN XUẤT TRONG DÀI HẠN  Với hàm sản xuất Cobb – Douglas, giả sử ta tăng các yếu tố sản xuất K và L với cùng một tỉ lệ  Ví dụ: Tăng gấp 2 lần K và L thì sản lượng tương ứng là: ( ) ( )βα ×= L2K2Q2 12 Q2LK2Q β+αβαβ+α =×= Kết luận  αβ > 1, Q2 > 2Q1 : Lợi tức tăng dần theo quy mô.  αβ = 1, Q2 = 2Q1 : Lợi tức không đổi theo quy mô.  αβ < 1, Q2 < 2Q1: Lợi tức giảm dần theo quy mô. Thể hiện tính phi kinh tế theo quy mô, nghĩa là càng mở rộng quy mô sản xuất càng kém hiệu quả 4. SẢN XUẤT VỚI CHI PHÍ TỐI THIỂU 4.1 Đường đồng lượng (đẳng lượng) Khái niệm Là đường tập hợp các phối hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng. (Tương tự như đường bàng quan của người tiêu dùng) Hình 1: Sử dụng bảng 1 ta vẽ được đường đồng lượng 346 và 490 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 7 Q = 346 K L Q = 490 Đặc điểm  Những điểm nằm trên đường đẳng lượng cho thấy các phối hợp khác nhau giữa K và L cùng sản xuất ra 346 sản phẩm .  Đường đẳng lượng dốc xuống về bên phải  Đường đẳng lượng lồi về phía gốc tọa độ thể hiện tỉ lệ thay thế có tính chất kỹ thuật của hai yếu tố sản xuất này giảm dần, tỉ lệ này được gọi là tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên. Ký hiệu là MRTS Tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên của L cho K (MRTSLK) Số lượng vốn có thể giảm xuống khi sử dụng thêm một đơn vị lao động nhằm đảm bảo mức sản lượng vẫn không thay đổi. MRTS mang dấu âm và thường giảm dần, nó chính là độ dốc của đường đẳng lượng K L LK MP MP L KMRTS = ∆ ∆ = 4.2 Đường đồng phí (đẳng phí) Khái niệm: Là đường tập hợp các phối hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất mà DN có khả năng thực hiện được với cùng một mức chi phí sản xuất và giá các yếu tố sản xuất đã cho (Giống đường ngân sách) Phương trình đường đồng phí Hay Với: độ dốc của đường đồng phí là LK PLPKTC ×+×= L P P P TCK K L K ×−= K L P P − Mức sản lượng đầu ra (Đồ chơi cho trẻ em/tuần) Đầu vào là máy móc (Số lượng máy) Đầu vào là công nhân (Số công nhân) Tổng chi phí 346 6 1 20 346 3 2 13 346 2 3 12 346 1 6 15 Giả sử để tạo ra được mức sản lượng Q = 346 ta có: PL = 2 USD và PK = 3 USD. Giả sử Giá thuê lao động là: PL = 2 USD Giá của vốn: PK = 3 USD Phối hợp K L A 0 6 B 1 4.5 C 2 3 D 3 1.5 E 4 0 Bảng 3: Các phối hợp khác nhau giữa K và L có cùng một mức chi phí TC = 12 đối với DN. Hình 2: đường đồng phí TC = 12 K L 6 4.5 3 1.5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 4.3 PHỐI HỢP TỐI ƯU  Với giá đầu vào đã biết DN có thể đánh giá tổng chi phí cho tất cả các sự phối hợp giữa công nhân và máy móc nào trên đường đẳng lượng. DN sẽ giảm thiểu chi phí của mình khi nào chọn được điểm trên đường đẳng lượng có chi phí thấp nhất.  Hay nói cách khác là với tổng chi phí sản xuất nhất định, DN phải chọn phối hợp nào để sản xuất được một sản lượng tối đa Kết hợp đường đồng phí và đường đồng lượng vào cùng một đồ thị K L 1 2 3 6 6 4.5 1.5 0 0 1 2 3 4 5 6 7 0 1 2 3 4 5 6 7 Kết luận  Vậy điểm phối hợp tối ưu là điểm mà đường đẳng lượng tiếp xúc với đường đẳng phí thấp nhất. Tại đó DN sẽ tối thiểu hóa được chi phí sản xuất để tạo ra mức sản lượng tối đa.  Tại tiếp điểm độ dốc của đường đẳng lượng đúng bằng độ dốc của đường đẳng phí. Tỉ số giá bằng tỉ lệ thay thế kỹ thuật biên  Hay Tức thỏa dụng biên trên 1 đồng tiêu dùng cuối cùng cho mọi yếu tố đầu vào là như nhau K L K L MP MP P P = K K L L P MP P MP = Tóm lại: điều kiện để đạt được chi phí thấp nhất hay mức sản lượng cao nhất là:  Một là, sự phối hợp đó phải nằm trên đường đồng phí. Tức thỏa điều kiện: TC = L.PL+K.PK  Hai là, sự phối hợp này phải nằm trên đường đẳng lượng cao nhất có thể đạt được trong sự ràng buộc về chi phí tức thỏa điều kiện K K L L P MP P MP =

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchapter4_micro_production_theory_5098.pdf
Tài liệu liên quan