Bài giảng lý thuyết Ký sinh trùng y học - Hứa Văn Thước

- Phòng chống trên quy mô rộng lớn: Do có nhiều người mắc và trên diện rộng. Tuỳ bệnh mà chọn quy mô. - Phòng chống trong thời gian lâu dài, có kế hoạch - Kết hợp nhiều biện pháp để phòng chống - Lồng ghép phòng chống bệnh ký sinh trùng với các hoạt động / các chương trình, các dịch vụ y tế sức khoẻ khác. - Xã hội hóa việc phòng chống bệnh ký sinh trùng và có sự tham gia của cộng đồng - Kết hợp phòng chống ký sinh trùng với CSSKBĐ - Lựa chọn vấn đề ký sinh trùng ưu tiên để giải quyết trước - Phòng chống bệnh ký sinh trùng ở người kết hợp chặt chẽ với phòng chống bệnh ký sinh trùng thú y - vật nuôi và môi trường

ppt52 trang | Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 8947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng lý thuyết Ký sinh trùng y học - Hứa Văn Thước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y- DƯỢC THÁI NGUYÊN BỘ MÔN KÝ SINH TRÙNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC BÀI GIẢNG LÝ THUYẾTĐối tượng: Y2 Thái Nguyên, năm 2009* Phần 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG Y HỌC Người giảng: Ths. Hứa Văn Thước* I. Mục tiêu 1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về ký sinh trùng, vật chủ và hiện tượng ký sinh. 2. Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình thái, sinh thái và phân loại ký sinh trùng. 3. Nêu được các đặc điểm dịch tễ bệnh ký sinh trùng ở Việt Nam. 4. Trình bày được các tác hại chủ yếu do ký sinh trùng gây ra . 5. Nêu được các phương pháp chẩn đoán và nguyên tắc điều trị bệnh ký sinh trùng. 6. Phân tích được nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng.*II. Nội dung1.1. Định nghĩa và các khái niệm cơ bản về ký sinh trùng y học1.1.1. Định nghĩa Ký sinh trùng là những sinh vật ký sinh hay sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống; chiếm các chất của sinh vật đó để sống, phát triển và sinh sản.1.1.2. Các khái niệm về ký sinh trùng - Sinh vật phải ký sinh vào một sinh vật khác để tồn tại và phát triển, được gọi là ký sinh trùng (KST). - Sinh vật mà bị ký sinh trùng ký sinh hay sống nhờ, được gọi là vật chủ của ký sinh trùng. - Vì ký sinh trùng là những sinh vật nên chúng có thể thuộc giới động vật hoặc là thực vật tùy loại. - Đối tượng nghiên cứu của ký sinh trùng y học là những ký sinh trùng gây bệnh hoặc truyền bệnh ch người.*GIUN ĐŨA VÀ CÁI GHẺ*TRÙNG ROI Ở ÂM ĐẠO VÀ MUỖI ANOPHELES* 1.2. Khái niệm về hiện tượng ký sinh 1.2.1. Định nghĩa Hiện tượng ký sinh là một sinh vật phải ký sinh hay sống nhờ vào sinh vật khác để tồn tại và phát triển. 1.2.2. Đặc điểm của hiện tượng ký sinh Hiện tượng ký sinh là một hiện tượng đặc biệt xảy ra khi một sinh vật thì hoàn toàn được lợi, còn sinh vật khác thì hoàn toàn bị thiệt hại. 1.2.3.Phân biệt hiện tượng ký sinh với các hiện tượng sau - Hiện tượng quần sinh - Hiện tượng cộng sinh - Hiện tượng hỗ sinh - Hiện tượng huỷ sinh - Hiện tượng hoại sinh - Hiện tượng hội sinh*1.3. Khái niệm về vật chủ của ký sinh trùng 1.3.1. Định nghĩa Vật chủ của ký sinh trùng là những sinh vật bị ký sinh trùng ký sinh hay sống nhờ.1.3.2. Phân loại vật chủ của ký sinh trùng: 3 loại vật chủ - Vật chủ chính (VCC): Là những sinh vật chứa ký sinh trùng hay mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc là ở giai đoạn sinh sản hữu giới. - Vật chủ phụ (VCP): Là những sinh vật chứa ký sinh trùng hay mang ký sinh trùng ở giai đoạn chưa trưởng thành (ấu trùng) hoặc là ở giai đoạn sinh sản vô giới. - Vật chủ trung gian (VCTG): Là những sinh vật đóng vai trò trung gian truyền bệnh (TGTB) từ người sang người hoặc là từ động vật sang người.*1.4. Phân loại sơ bộ về ký sinh trùng y học 1.4.1. Ký sinh trùng gây bệnh - Định nghĩa: Ký sinh trùng gây bệnh là những ký sinh trùng bằng tác hại của chúng, gây ra các triệu chứng hay hội chứng bệnh lý. - Phân loại: Dựa vào vị trí ký sinh chia 2 loại: + Loại nội ký sinh: Bao gồm các ký sinh trùng ở trong nội tạng; trong các tổ chức cơ quan. VD giun đũa + Loại ngoại ký sinh: Bao gồm những ký sinh trùng ký sinh ở da, lông, tóc, móng, các hốc tự nhiên của cơ thể. VD như ghẻ ký sinh ở da, nấm ở tóc*1.4.2. Ký sinh trùng truyền bệnh - Định nghĩa: Ký sinh trùng truyền bệnh là những ký sinh trùng chỉ đóng vai trò làm trung gian tryuền bệnh. Ví dụ như ruồi, bọ chét, ve- Phân loại: + Loại đơn ký (đơn thực): Là những ký sinh trùng chỉ ký sinh và tìm thức ăn trên một loại vật chủ. Ví dụ rận người chỉ ký sinh và hút máu của người, giun đũa người chỉ sống ở cơ thể người.. + Loại đa ký (đa thực): Là những ký sinh trùng có thể ký sinh và tìm thức ăn trên nhiều loại vật chủ. Ví dụ như ve, muỗi (muỗi hút máu người và súc vật) *MỘT SỐ KÝ SINH TRÙNG* 1.4.3. Những khái niệm khác về ký sinh trùng y học - Khái niệm về bội ký sinh trùng- Khái niệm về ký sinh trùng lâu dài và tạm thời- Khái niệm về ký sinh trùng dĩ nhiên và bất ứng- Khái niệm về ký sinh trùng thực thụ và giả hiệu*2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.1. Đặc điểm về hình thể và kích thước - Hình thể và kích thước khác nhau tùy loại ký sinh trùng - Một ký sinh trùng cũng có hình thể và kích thước khác nhau tuỳ từng giai đoạn sống của ký sinh trùng. 2.2. Đặc điểm về cấu tạo cơ quan - Tùy loại ký sinh trùng mà có cấu tạo các cơ quan khác nhau. - Trải qua nhiều thế hệ sống ký sinh nên cấu tạo các cơ quan phải thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh. Một số cơ quan rất phát triển còn một số cơ quan sẽ bị thoái dần hoặc mất đi.*2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng2.3. Đặc điểm về sinh sản Ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản phong phú, sinh sản nhanh và nhiều 2.3.1. Sinh sản hữu giới - Sinh sản hữu giới kiểu đơn giới: Có con đực và cái (một số loài giun). - Sinh sản hữu giới kiểu lưỡng giới: Chỉ có một sinh vật, nhưng trên cơ thể có cấu tạo bộ phận sinh dục đực và cái (sán lá, sán dây). 2.3.2. Sinh sản vô giới Là ký sinh trùng tự chia đôi cơ thể để tạo ra 2 cá thể (đơn bào) 2.3.3. Các hình thức sinh sản khác như phôi tử sinh, sinh sản đa phôi.*GIUN ĐŨA, SÁN LÁ GAN NHỎ* 2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng Đặc diểm sống của ký sinh trùng bị chi phối bởi 3 yếu tố là: - Yếu tố môi trường sống - Yếu tố chu kỳ - Yếu tố vật chủ*2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng2.4.1. Đặc điểm về yếu tố môi trường sống của ký sinh trùng * Những đặc điểm chính - Tất cả ký sinh trùng đều cần có môi trường sống thích hợp để tồn tại. - Mỗi loại ký sinh trùng có môi trường sống riêng. - Môi trường sống của ký sinh trùng không phải là một hằng số cố định hoặc là không thay đổi, mà nó có thể co dãn, dao động trong những giới hạn và biên độ nhất định tuỳ điều kiện hoàn cảnh. - Qua nghiên cứu về môi trường sống của các ký sinh trùng gây bệnh sống trong vật chủ, người ta xác định được môi trường tối thiểu và tối thuận. - Những ký sinh trùng truyền bệnh sống ở ngoại cảnh thì có môi trường lớn và nhỏ. *2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng2.4.1. Đặc điểm về yếu tố môi trường sống của ký sinh trùng* Nhận xét: - Nếu thiếu môi trường sống thích hợp thì ký sinh trùng không tồn tại được, nhưng phải lưu ý là một số ký sinh trùng có khả năng ký sinh tạm thời và thích nghi dần với môi trường sống không thích hợp. - Yếu tố môi trường sống sẽ quyết định sự có mặt và mật độ của ký sinh trùng ở từng vùng; do đó nó quyết định tình hình, mức độ bệnh ký sinh trùng - Cải tạo môi trường sống tốt cũng góp phần quan trọng để phòng chống và tiêu diệt ký sinh trùng.*2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng2.4.2. Đặc điểm về yếu tố chu kỳ của ký sinh trùng * Định nghĩa về chu kỳ: Toàn bộ quá trình thay đổi, phát triển và lớn lên của ký sinh trùng trong giai đoạn sống của nó kể từ khi là mầm sinh vật đầu tiên cho tới khi phát triển thành con trưởng thành; con trưởng thành lại sinh ra mầm sinh vật mới và tạo một thế hệ mới được gọi là chu kỳ hay vòng đời của ký sinh trùng. Chu kỳ là một vòng tròn khép kín. VD chu kỳ của KSTSR*Chu kỳ của KSTSR* 2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4. Đặc điểm sống của ký sinh trùng2.4.2. Đặc điểm về yếu tố chu kỳ của ký sinh trùng* Phân loại chu kỳ - Kiểu chu kỳ thực hiện hoàn toàn ở ngoại cảnh (ruồi, muỗi). - Kiểu chu kỳ thực hiện hoàn toàn trên vật chủ (KST sốt rét, giun chỉ). - Kiểu chu kỳ thực hiện có giai đoạn ở ngoại cảnh và có giai đoạn trên vật chủ (giun đũa, sán lá). - Kiểu chu kỳ cần có vật chủ trung gian (sán lás, KST sốt rét). - Kiểu chu kỳ không cần có vật chủ trung gian (giun đũa, ghẻ, nấm).*2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4.2. Đặc điểm về yếu tố chu kỳ của ký sinh trùng * Nhận xét: - Có chu kỳ đơn giản, có chu kỳ phức tạp; tính đơn giản hay phức tạp của chu kỳ sẽ quyết định tình hình và mức độ bệnh ký sinh trùng. Chu kỳ đơn giản thì bệnh dễ phổ biến nhưng khó phòng chống. - Mỗi ký sinh trùng có tuổi thọ riêng nên bệnh ký sinh trùng cũng có thời hạn, nhưng với điều kiện không bị tái nhiễm. Do đó phòng chống tái nhiễm ký sinh trùng sẽ góp phần quan trọng trong thanh toán bệnh ký sinh trùng. *2. Những đặc điểm chung của ký sinh trùng 2.4.2. Đặc điểm về yếu tố chu kỳ của ký sinh trùng * Nhận xét tiếp - Trong chu kỳ của ký sinh trùng gồm nhiều mắt xích nối với nhau tạo thành một vòng tròn; Nhưng khi phòng chống và tiêu diệt ký sinh trùng thì chọn mắt xích yếu nhất của ký sinh trùng nhưng phải dễ thực hiện để tấn công. - Vì chu kỳ của ký sinh trùng có nhiều kiểu khác nhau, nên cũng có nhiều biện pháp để phá vỡ chu kỳ. Tuỳ loại chu kỳ mà chọn biện pháp thích hợp. - Để thực hiện chu kỳ, ký sinh trùng bắt buộc phải có giai đoạn chuyển vật chủ hoặc là chuyển môi trường; do đó làm hạn chế sự chuyển vật chủ, chuyển môi trường của ký sinh trùng cũng phá vỡ được chu kỳ của ký sinh trùng.*3. Ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ 3.1. Ảnh hưởng của ký sinh trùng và vật chủ - Ký sinh trùng chiếm thức ăn của vật chủ: Mức độ chiếm thức ăn và tác hại của nó thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. - Ký sinh trùng gây độc cho vật chủ. - Ký sinh trùng gây tắc cơ học - Ký sinh trùng gây kích thích - Ký sinh trùng làm chấn thương - Ký sinh trùng vận chuyển mầm bệnh và vật chủ*3. Ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ 3.2. Phản ứng của vật chủ chống lại ký sinh trùng - Phản ứng tại chỗ - Phản ứng toàn thân 3.3. Kết quả của ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ - Vật chủ bị ký sinh nhưng không bị bệnh - Vật chủ bị ký sinh nhưng chưa biểu hiện bệnh - Vật chủ bị bệnh ở các mức độ khác nhau*4. Phân loại ký sinh trùng và cách ghi danh pháp ký sinh trùng 4.1. Phân loại ký sinh trùng Theo phân loại sinh học thì cần phân theo thứ bậc như sau: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, giống và loại. Phân loại đơn giản theo ký sinh trùng y học * Ký sinh trùng thuộc giới động vật: - Ngành đơn bào: Các đơn bào và ký sinh trùng sốt rét - Ngành đa bào: Giun, sán và tiết túc y học. * Ký sinh trùng thuộc giới thực vật - Các loại nấm ký sinh và gây bệnh*4. Phân loại ký sinh trùng và cách ghi danh pháp ký sinh trùng 4.2. Cách ghi danh pháp - Tên khoa học của ký sinh trùng có gốc la tinh - Thường gọi tên kép: Tên giống + Tên loài - Dựa vào nhiều cách để đặt tên và gọi tên ký sinh trùng - Tên giống thì được viết tắt, tên loài không viết tắt (Nếu tên giống đã viét tắt thì tên loài không được viết hoa, ví dụ P. falciparum).*5. Bệnh ký sinh trùng 5.1. Đặc điểm của bệnh ký sinh trùng 5.1.1. Bệnh ký sinh trùng có tính chất phổ biến theo vùng Ở vùng nào có những yếu tố địa lý, khí hậu, nhân sự thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển thì vùng đó sẽ phổ biến bệnh và ngược lại. 5.1.2. Bệnh ký sinh trùng hầu hết đều mang tính chất thời hạn: Bệnh ký sinh trùng mang tính chất có thời hạn vì mỗi ký sinh trùng đều có tuổi thọ nhất định. 5.1.3. Bệnh ký sinh trùng thường kéo dài Bệnh ký sinh trùng thường diễn biến lâu dài hàng tháng, hàng năm, do bệnh ký sinh trùng dễ bị tái nhiễm. 5.1.4. Bệnh ký sinh trùng thường diễn biến thầm lặng *5. Bệnh ký sinh trùng 5.2. Hội chứng bệnh ký sinh trùng 5.2.1. Hiện tượng viêm Tại chỗ xâm nhập của ký sinh trùng vào cơ thể hoặc tại nơi ký sinh trùng ký sinh nhất thiết xẩy ra hiện tượng viêm với các mức độ khác nhau tuỳ loại ký sinh trùng. 5.2.2. Hiện tượng nhiễm độc Thường là kéo dài và mãn tính, ít có cấp tính 5.2.3. Hiện tượng hao tổn chất Do ký sinh trùng thường xuyên chiếm những chất của cơ thể làm thức ăn cho chúng; hiện tượng này thường dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. 5.2.4. Hiện tượng dị ứng Bao giờ cũng xẩy ra với các mức khác nhau tuỳ loại ký sinh trùng*5. Bệnh ký sinh trùng 5.3. Diễn biến của bệnh ký sinh trùng 5.3.1. Hình thức tự diễn biến - Diễn biến tốt: Tự khỏi - Diễn biến xấu: Mắc bệnh ký sinh trùng 5.3.2. Diễn biến do can thiệp điều trị - Diễn biến tốt: Khỏi bệnh Đánh giá mức độ khỏi bệnh: + Khỏi bệnh về mặt lâm sàng. + Khỏi bệnh về mặt cận lâm sàng. + Khỏi bệnh về mặt phục hồi các chức năng. *5. Bệnh ký sinh trùng5.3.2. Diễn biến do can thiệp điều trị- Diễn biến xấu: Không khỏi bệnhKhông khỏi bệnh do nhiều nguyên nhân:+ Do chẩn đoán: Chẩn đoán sai.+ Do thuốc: Có nhiều nguyên nhân do thuốc.+ Do đã có hiện tượng kháng thuốc.*5.3. Diễn biến của bệnh ký sinh trùng 5.3.3. Diễn biến sau khi mắc bệnh - Các bệnh ký sinh trùng sau khi khỏi thì tạo được khả năng miễn dịch cho cơ thể (hình thành kháng thể) - Một số bệnh để lại các di chứng 5.3.4. Tính chất miễn dịch của bệnh ký sinh trùng Tuy có miễn dịch nhưng miễn dịch ký sinh trùng không cao và không bền vững, phải mất một thời gian dài mới kiến lập được. Sự tồn lưu của miễn dịch thì ngắn; khả năng của miễn dịch lại yếu nên không đủ để chống trả lại các đợt tái nhiễm ký sinh trùng. Miễn dịch tự nhiên của các bệnh ký sinh trùng không có hoặc không đáng kể.*6. Dịch tễ bệnh ký sinh trùng 6.1. Nguồn chứa / mang mầm bệnh Mầm bệnh ký sinh trùng có thể có trong vật chủ, sinh vật truyền bệnh, các ổ bệnh hoang dại, xác súc vật, phân, chất thải, đất, nước, rau, hoa, quả, thực phẩm... 6.2. Đường ký sinh trùng thải ra môi trường hoặc vào vật khác - Thải qua phân (các loại trứng giun, sán...) - Qua đờm (trứng sán lá phổi) - Qua da (các loại nấm da) - Qua máu (do côn trùng hút máu...) - Qua dịch tiết (T.vaginalis, nấm candida) - Qua nước tiểu (sán máng)*Trong cua có thể có ấu trùng SLP*Trong cá có thể có ấu trùng SLNƠG*6. Dịch tễ bệnh ký sinh trùng 6.3. Đường xâm nhập của ký sinh trùng vào vật chủ, vào sinh vật - Đường tiêu hoá qua miệng (ăn, uống) - Đường tiêu hoá qua hậu môn (giun kim) - Đường qua da rồi vào máu (côn trùng hút máu rồi đốt qua da vật chủ) - Đường hô hấp. - Đường niêm mạc - Đường qua nhau thai - Đường sinh dục (Bệnh LTQĐTD B)*Giun kim ở hậu môn, muỗi hút máu*6. Dịch tễ bệnh ký sinh trùng 6.4. Khối cảm thụ. Khối cảm thụ là một trong các mắt xích có tính quyết định trong dịch tễ bệnh ký sinh trùng Khối cảm thụ chính là những người lành luôn có nguy cơ bị nhiễm / bệnh ký sinh trùng. - Tuổi: Mọi lứa tuổi có cơ hội nhiễm như nhau - Giới: Nhìn chung không có sự khác biệt, trừ bệnh trùng roi âm đạo - Nghề nghiệp: Mang tính chất nghề nghiệp rõ ràng ở một số bệnh ký sinh trùng (giun móc) - Cơ địa: Có liên quan đến nhiễm ký sinh trùng - Khả năng miễn dịch: Không đáng kể*6. Dịch tễ bệnh ký sinh trùng 6.5. Môi trường: - Môi trường tự nhiên bao gồm: Đất, nước, thổ nhưỡng, khu hệ động vật, khu hệ thực vật, không khí...đều ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng. - Môi trường do con người tạo ra như bản làng, nông thôn, đô thị, đường giao thông, thuỷ lợi, rác thải, khu công nghiệp... cũng có ảnh hưởng rất lớn đến mật độ và phân bố của ký sinh trùng 6.6. Thời tiết khí hậu Ký sinh trùng chịu tác động rất lớn của thời tiết, khí hậu.*6. Dịch tễ bệnh ký sinh trùng 6.7. Các yếu tố kinh tế - văn hoá - xã hội Nhiều bệnh ký sinh trùng là bệnh xã hội, bệnh của người nghèo, bệnh của sự lạc hậu và mê tín dị đoan... - Kinh tế, văn hoá, nền giáo dục, phong tục - tập quán, dân chí, giao thông, hệ thống chính trị, mạng lưới y tế, chiến tranh - hoà bình, mức ổn định xã hội... đều có tính quyết định đến ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng. 6.8. Tình hình bệnh ký sinh trùng - Trên thế giới: Bệnh phổ biến ở nhiều nước, mỗi nước có đặc thù riêng về bệnh ký sinh trùng. - Ở Việt Nam: Nhìn chung bệnh ký sinh trùng còn rất phổ biến và gây nhiều tác hại quan trọng. Tỷ lệ nhiễm cao, cường độ nhiễm lớn, tỷ lệ nhiễm phối hợp cũng cao* Các yếu tố nguy cơ về kinh tế-xã hội đối với DTSR*7. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng 7.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, các triệu chứng và hội chứng bệnh lý do bệnh gây ra. 7.2. Chẩn đoán xét nghiệm Muốn chẩn đoán xác định bệnh ký sinh trùng thì phải xét nghiệm để tìm ký sinh trùng 7.3. Chẩn đoán dịch tễ học, vùng Dựa vào đặc điểm dịch tễ của từng bệnh ký sinh trùng, chẩn đoán cho cộng đồng, cho một vùng dân cư. 7.4. Các kỹ thuật áp dụng trong chẩn đoán KT làm tiêu bản máu, KT xét nghiệm phân Willis, trưc tiếp, KT nhuộm máu...*LẤY MÁU TÌM KSTSR *8. Điều trị bệnh ký sinh trùng Khi tiến hành điều trị bệnh ký sinh trùng cần lưu ý một số điểm sau: 8.1. Liều lượng thuốc Cân nhắc liều điều trị cho cá thể và liều điều trị hàng loạt. Liều theo tuổi hay cân nặng 8.2. Nơi điều trị Tại bệnh viện, tại gia đình hay tại cộng đồng... 8.3. Chu kỳ điều trị Điều trị một lần hay nhiều lần với khoảng cách giữa các đợt điều trị là bao nhiêu 8.4. Đối tượng đích Điều trị cho cá thể hay điều trị hàng loạt *8. Điều trị bệnh ký sinh trùng8.5. Xét nghiệm trước khi điều trị-Xét nghiệm chọn mẫu hay xét nghiệm cho nhiều người.8.6. Xử lý mầm bệnh đào thải ra do điều trị -Cần được xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường.8.7. Điều trị triệu chứng, biến chứng-Điều trị đặc hiệu phải kết hợp với điều trị triệu chứng và biến chứng 8.8. Điều trị phải kết hợp với dự phòng tốt-Do bệnh ký sinh trùng dễ tái nhiễm và tái nhiễm rất nhanh nên dự phòng chống tái nhiễm là quan trọng.*8. Điều trị bệnh ký sinh trùng 8.9. Điều trị ưu tiên, chọn lọc Chọn bệnh ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm cao và gây nhiều tác hại cho cộng đồng, ưu tiên đối tượng có nguy cơ cao. 8.10. Chọn thuốc điều trị - Tác dụng diệt nhiều loại ký sinh trùng - Ít độc, an toàn - Dễ tìm và tiện sử dụng - Giá thành rẻ, người nghèo chấp nhận được.*Bệnh nhân bị sốt rét nặng đang điều trị tại BV*9. Phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng 9.1. Nguyên tắc - Phòng chống trên quy mô rộng lớn: Do có nhiều người mắc và trên diện rộng. Tuỳ bệnh mà chọn quy mô. - Phòng chống trong thời gian lâu dài, có kế hoạch - Kết hợp nhiều biện pháp để phòng chống - Lồng ghép phòng chống bệnh ký sinh trùng với các hoạt động / các chương trình, các dịch vụ y tế sức khoẻ khác. - Xã hội hóa việc phòng chống bệnh ký sinh trùng và có sự tham gia của cộng đồng - Kết hợp phòng chống ký sinh trùng với CSSKBĐ - Lựa chọn vấn đề ký sinh trùng ưu tiên để giải quyết trước - Phòng chống bệnh ký sinh trùng ở người kết hợp chặt chẽ với phòng chống bệnh ký sinh trùng thú y - vật nuôi và môi trường *9. Phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng 9.2. Biện pháp chủ yếu 9.2.1. Diệt ký sinh trùng ở các giai đoạn của chu kỳ - Diệt ký sinh trùng trên vật chủ chính - Diệt ký sinh trùng ở vật chủ phụ - Diệt ký sinh trùng ở vật chủ trung gian - Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh (môi trường)* 9. Phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng - Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh (môi trường) + Biện pháp cơ học và cải tạo môi trường + Biện pháp lý học + Biện pháp hoá học + Biện pháp sinh học*9. Phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng 9.2.2. Cắt đứt các đường trong chu kỳ của ký sinh trùng Tuỳ loại chu kỳ mà chọn biện pháp cho phù hợp 9.2.3. Các biện pháp chung - Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể - Vệ sinh thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt - Quản lý và sử lý phân hợp vệ sinh - Truyền thông giáo dục sức khoẻ - Phát triển kinh tế - xã hội - Nâng cao trình độ giáo dục và dân trí - Phát triển mạng lưới y tế cơ sở*vệ sinh môi trường để PCSR

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptdai_cuong_ve_kst_8788.ppt
Tài liệu liên quan