Bài giảng Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế

hông chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm X khi mở cửa ra bên ngoài và tiếp tục sản xuất tại A, QGI có thể xuất khẩu 20X để đổi lấy 20Y theo giá cả thế giới thịnh hành là Pw = 1. Sau khi trao đổi, tiêu dùng của quốc gia 1 đạt tới điểm T trên đường bàng quan II. Sự dịch chuyển từ điểm A đến T trong tiêu dùng chính là lợi ích từ trao đổi. 1.2.2 Các thành phần của lợi ích (từ trao đổi mậu dịch và CMH SX) 38  CMH sản xuất không hoàn toàn sản phẩm X và sản xuất đạt điểm B, QGI sẽ trao đổi 60X lấy 60Y với phần còn lại của thế giới PB = Pw =1. Tiêu dùng đạt tới điểm E trên đường bàng quan III. Nếu so sánh với điểm T thì QGI đã tiêu dùng nhiều hơn. Do đó sự chuyển động từ điểm T đến E trong tiêu dùng chính là lợi ích từ chuyên môn hoá.

pdf20 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 5256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8/26/2012 1 LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ Bài giảng 3 Giảng viên Nguyễn Xuân Đạo 2 MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu xong chương này, học viên phải nắm vững các kiến thức sau:  Nguyên nhân; mô thức; và lợi ích của thương mại quốc tế theo quan điểm của các lý thuyết hiện đại.  Những nội dung cơ bản của lợi thế cạnh tranh và phân biệt rõ lợi thế so sánh với lợi thế cạnh tranh.  Nguyên nhân và cách thức di chuyển các nguồn lực kinh tế quốc tế. 3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH 1. Lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế 2. Lý thuyết H – O và bổ sung của Samuelson (lý thuyết H – O – S) 3. Bổ sung của một số lý thuyết mới 4 Các từ viết tắt • Sx : sản xuất • Sp : sản phẩm • CMH: chuyên môn hoá • TMQT: thưong mại quốc tế • QG: quốc gia • LTSS: lợi thế so sánh 5 1. Lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế 1.1. Các điều kiện của mô hình chuẩn về thương mại quốc tế 1.2. Phân tích lợi ích của mậu dịch quốc tế với chi phí cơ hội gia tăng 1.3. Phân tích tỷ lệ mậu dịch 1.4. Nhận xét mô hình chuẩn về mậu dịch quốc tế 6 1.1. Các điều kiện của mô hình chuẩn về thương mại quốc tế 1.1.1. Chi phí cơ hội gia tăng 1.1.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất với chi phí cơ hội gia tăng 1.1.3. Đường bàng quan 1.1.4 Trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa 8/26/2012 2 7 1.1.1. Chi phí cơ hội gia tăng  Chi phí cơ hội tăng là quốc gia phải hy sinh nhiều và nhiều hơn một sản phẩm để dành tài nguyên cho việc sản xuất một đơn vị sản phẩm khác.  Trong điều kiện tài nguyên kinh tế hữu hạn (chi phí khai thác ngày càng tăng), việc tập trung nguồn lực cho các sản phẩm có LTSS (loại 1) làm tăng tương đối chi phí sản xuất của các sản phẩm này. 8  Trình độ sản xuất ngày càng được nâng cao, một số sản phẩm hiện thời chưa phải là LTSS (loại 2) nhưng năng suất sẽ được nâng cao, làm giảm chi phí sản xuất tương đối trong tương lai để trở thành LTSS mới.  Số lượng sản phẩm loại 2 phải hi sinh để có đủ tài nguyên sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm loại 1 sẽ tăng tương đối theo thời gian chứ không phải bất biến. 1.1.1. Chi phí cơ hội gia tăng (tt) 9 1.1.2. Đường giới hạn khả năng SX với chi phí cơ hội gia tăng 120 100 80 60 40 20 0 Y Quốc gia 1 Có LTSS về sản phẩm X Y X X A A’ B B’ ∆Y tăng dần ∆X không đổi ∆X tăng dần ∆Y không đổi Quốc gia 2 Có LTSS về sản phẩm Y 0 10 30 50 70 90 110 130 10  Biểu đồ chỉ ra rằng với mỗi đơn vị thêm vào 20X mà quốc gia 1 sản xuất, phải hy sinh ngày càng nhiều Y hơn.  Đối với mỗi đơn vị tăng thêm 20Y quốc gia 2 phải bỏ ra ngày càng nhiều X hơn.  Đường giới hạn sản xuất là một đường cong, bề lõm hướng vào gốc tọa độ. 1.1.2. Đường giới hạn khả năng SX với chi phí cơ hội gia tăng 11  Mức chi phí cơ hội gia tăng được gọi là tỷ lệ dịch chuyển biên tế (MRT – Marginal Rate of Transformation).  MRT được đo bằng độ dốc tiếp tuyến của đường giới hạn khả năng sản xuất tại điểm sản xuất.  Tỷ lệ biên tế của sự di chuyển của sản phẩm X đối với Y được biểu thị qua số lượng sản phẩm Y mà quốc gia cần phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm X 1.1.2. Đường giới hạn khả năng SX với chi phí cơ hội gia tăng 12 1.1.2. Đường giới hạn khả năng SX với chi phí cơ hội gia tăng 120 100 80 60 40 20 0 A A’ B B’ ∆X tăng dần ∆Y không đổi 1x=1/4y 1x=1y 0 10 30 50 70 90 110 130 Y Y X X Quốc gia 1 Có LTSS về sản phẩm X Quốc gia 2 Có LTSS về sản phẩm Y 8/26/2012 3 13  Khi sx càng nhiều sp, cần dùng nhiều tài nguyên mà ít thích hợp hơn. QG phải bỏ nhiều sp thứ hai để sản xuất sản phẩm thứ 1  Hai đường giới hạn KNSX của 2 QG khác nhau do các yếu tố tài nguyên, kỹ thuật khác nhau: mô hình thực tế hơn đường GHKNSX là đường thẳng  Trên biểu đồ 1 MRT của quốc gia 1 tại điểm A bằng ¼ có nghĩa là quốc gia 1 phải hy sinh ¼ đơn vị sản phẩm Y để có đủ tài nguyên nhằm sản xuất ra. Nếu tại điểm B: MRT=1 nghĩa là quốc gia 1 phải bỏ ra một đơn vị spX. 1.1.2. Đường giới hạn khả năng SX với chi phí cơ hội gia tăng 14  Hai quốc gia có sự khác nhau về các yếu tố sản xuất và tài nguyên, cũng như kỹ thuật mà họ đã sử dụng trong quá trình sản xuất.  Chính điều này đã làm cho mô hình mậu dịch thực tế hơn khi so với các đường giới hạn sản xuất là những đường thẳng với chi phí cơ hội bất biến.  Có sự thay đổi các yếu tố đầu vào, đặc biệt sự gia tăng về kỹ thuật làm cho đường giới hạn sản xuẩt có thể trượt nghiêng. 1.1.2. Đường giới hạn khả năng SX với chi phí cơ hội gia tăng 15 1.1.3. Đường bàng quan  Để chỉ ra những kết hợp khác nhau của 2 sản phẩm mà sản lượng của chúng bằng với sự thoả mãn đúng như nhau của người tiêu dùng người ta dùng khái niệm đường bàng quan. 16  Đường bàng quan càng cao, nằm xa hơn so với gốc toạ độ thể hiện mức độ thoả mãn càng lớn và ngược lại, những đường cong càng thấp (càng gần gốc toạ độ) biểu hiện sự thoả mãn ít.  Đặc điểm của đường cong bàng quan là có độ nghiêng âm (dốc xuống), lồi về điểm gốc toạ độ và không giao nhau.  Khi dịch chuyển trên đường cong, phải giảm một số lượng nhất định mặt hàng này để thêm vào rổ một đơn vị mặt hàng kia, nhưng mức thỏa mãn tiêu dùng vẫn không đổi. 1.1.3. Đường bàng quan (tt) 17 I II III A’ N’ T’ E’ III II I A N H E Quốc gia 1: Xu hướng tiêu dùng: giảm X, tăng Y. Quốc gia 2: Xu hướng tiêu dùng: giảm Y, tăng X. Y Y X X T H’ 1.1.3. Đường bàng quan (tt) 18  Ba đường bàng quan đại chúng của QG1 và QG2 khác nhau bởi thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng khác nhau ở 2 quốc gia.  Điểm N và A là những điểm tương đương nhau về sự thoả mãn đối với người tiêu dùng vì chúng đều nằm trên đường bàng quan I tức là có một độ hữu dụng ngang nhau.  Điểm T và H có một độ thoả mãn cao hơn và cao nhất là điểm E.  Tương tự như vậy đối với QGII. 1.1.3. Đường bàng quan (tt) 8/26/2012 4 19  Sự tiêu dùng của mỗi quốc gia chuyển động trên mỗi đường cong và giữa các đường cong bàng quan khác nhau. Chẳng hạn tiêu dùng của QGI chuyển động từ N đến A trên đường bàng quan I, sản phẩm X sẽ được tiêu dùng nhiều lên nhưng sản phẩm Y sẽ ít đi.  Tại một điểm tiêu dùng, muốn giữ nguyên số lượng mặt hàng này và lấy thêm số lượng mặt hàng kia, người tiêu dùng phải chuyển lên một đường bàng quan khác cao hơn (có mức thỏa mãn tiêu dùng cao hơn). 1.1.3. Đường bàng quan (tt) 20  Bằng cách nào để biểu thị số lượng sản phẩm này phải bỏ ra để thay thế bằng một đơn vị sản phẩm kia mà mức thỏa mãn tiêu dùng vẫn không đổi ?  Người ta dùng đại lượng có tên gọi là tỷ lệ thay thế biên (MRS – Marginal Rate of Substitution).  MRS chính là độ dốc của đường bàng quan tại điểm tiêu dùng. 1.1.3. Đường bàng quan (tt) 21  Trên biểu đồ MRS của đường bàng quan I tại điểm N là lớn hơn so với điểm A, cũng tương tự như vậy MRS của đường cong bàng quan I’ tại điểm A’ lớn hơn so với điểm N’.  Nghiên cứu về tỷ lệ thay thế biên tế cho thấy trong khi tỷ lệ biên tế của sự di chuyển MRT, tức là chi phí cơ hội tăng trong sản xuất biểu hiện bằng độ lõm của đường giới hạn sản xuất thì tỷ lệ thay thế biên tế MRS trong tiêu dùng lại biểu hiện độ lồi của đường bàng quan đại chúng. 1.1.3. Đường bàng quan (tt) 22 1.1.4 Trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa Quốc gia 1: Dựa vào chỉ số so sánh giá cả sản phẩm tại điểm cân bằng (PA < PA’), xác định LTSS ở X. Quốc gia 2: (PA < PA’), có LTSS ở Y. Y Y X X A A’ B B’ I PA = PX/PY = 1/4 PA’ = PX/PY = 4 I’ 20 40 60 80 10 30 50 70 90 110 130 140 140 120 120 100 100 80 80 70 60 60 40 40 20 20 0 0 23  Khi không có mậu dịch, một quốc gia đạt trạng thái cân bằng khi đường cong bàng quan cao nhất gặp đường giới hạn sản xuất tại điểm tiếp tuyến.  Điểm này cho thấy sự cân bằng nội địa tại giá cả sản phẩm so sánh và biểu hiện lợi thế so sánh của quốc gia. 1.1.4 Trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa 24  Như vậy khi không có mậu dịch, điểm cân bằng của QGI chính là điểm A-điểm gặp nhau giữa đường bàng quan I và đường giới hạn sản xuất. Tức là tại điểm này QGI đạt lợi ích cực đại của sản xuất và tiêu dùng.  Tương tự như vậy QGII đạt trạng thái cân bằng tại điểm A’-điểm tiếp tuyến giữa đường bàng quan I’ và đường giới hạn sản xuất. QGII đạt tới lợi ích cực đại khi sản xuất và tiêu dùng tại điểm này. 1.1.4 Trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa 8/26/2012 5 25  Khi không có mậu dịch, giá cả sản phẩm so sánh cân bằng nội địa được xác định bởi độ nghiêng của đường tiếp tuyến chung giữa đường giới hạn sản xuất của quốc gia với đường bàng quan tại điểm cân bằng tức là tại điểm tự cung tự cấp của sản xuất và tiêu dùng. 1.1.4 Trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa 26  PA = Px/Py = (65-60)/(50-30) = ¼  Tại quốc gia 2: PA’ = Px/Py=(60-40)/(80-75) = 4  PA< PA’ , QG I có lợi thế so sánh sp X, QGII có lợi thế so sánh sp Y. 1.1.4 Trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa 30 50 65 60 A MRT 60 40 0 75 80 A’ MRT=4 y x Y x 27  Khi không có trao đổi mậu dịch quốc tế, trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa (Internal Equilibrium Relative Community Price) của một quốc gia xảy ra khi đường giới hạn khả năng sản xuất và đường bàng quan (gần gốc tọa độ) gặp nhau tại một điểm mà độ dốc tiếp tuyến MRT và MRS trùng nhau.Tại đó, lợi ích của sản xuất và tiêu dùng nội địa đạt đến cực đại.  Chỉ số so sánh giá cả sản phẩm tại điểm cân bằng (PX/PY) bằng với độ dốc của các tiếp tuyến MRT và MRS. 1.1.4 Trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa 28 1.2. Phân tích lợi ích của mậu dịch quốc tế với chi phí cơ hội gia tăng 1.2.1 Cơ sở của lợi ích khi có trao đổi mậu dịch 1.2.2 Các thành phần của lợi ích (từ trao đổi mậu dịch và chuyên môn hóa sản xuất) 1.2.3 Lợi ích từ mậu dịch quốc tế trên cơ sở thị hiếu tiêu dùng khác nhau 29 1.2.1 Cơ sở của lợi ích khi có trao đổi mậu dịch Y Y X X A A’ B B’ I I’ III E C PB = 1 III’ PB’ = 1 E’ 140 120 100 80 60 40 20 0 20 40 60 80 10 30 50 70 90 110 130 140 120 100 80 70 60 40 20 0 30  Mỗi quốc gia CMH vào sx sp mà họ có lợi thế so sánh nên phải gánh chịu một chi phí cơ hội tăng lên.  Quá trình CMH sẽ tiếp tục cho đến khi nào giá cả sp so sánh cả hai QG trở nên bằng nhau và tại đó mậu dịch đạt trạng thái cân bằng.  Hai QG đều dùng nhiều hơn so với khi không có mậu dịch với nhau. 1.2.1 Cơ sở của lợi ích khi có trao đổi mậu dịch 8/26/2012 6 31  Bắt đầu từ điểm A (điểm cân bằng khi không có mậu dịch) QGI CMH sp X và chuyển động xuống phía dưới trên đường giới hạn sx, gánh chịu chi phí cơ hội tăng trong sản xuất sản phẩm X (thể hiện độ nghiêng tăng lên của đường giới hạn khả năng sản xuất).  Bắt đầu từ điểm A’, QGII CMH sx sp Y nên nó chuyển động lên phía trên theo đường giới hạn sản xuất, gánh chịu chi phí cơ hội tăng trong sx sp Y thể hiện độ nghiêng giảm của đường giới hạn sản xuất (giảm chi phí cơ hội của sản phẩm X, làm tăng chi phí cơ hội của sp Y). 1.2.1 Cơ sở của lợi ích khi có trao đổi mậu dịch 32  Quá trình CMH cứ tiếp tục đến khi giá sản phẩm so sánh trở nên cân bằng giữa hai quốc gia.  Giá sản phẩm so sánh chung sẽ đạt được ở đâu đấy giữa ¼ và 4 là những giá cả sản phẩm so sánh trước khi có mậu dịch.  Tại điểm này mậu dịch cân bằng PB=PB’=1. 1.2.1 Cơ sở của lợi ích khi có trao đổi mậu dịch 33  Khi có mậu dịch, sx của QGI chuyển động từ điểm A xuống điểm B trên đường giới hạn sản xuất. Tại đây QGI đổi 60X lấy 60Y từ QGII. QGI sẽ tiêu dùng tại điểm E (70X và 80Y) trên đường bàng quan III.  Đó là mức thoả mãn cao nhất mà QGI có thể đạt được nhờ mậu dịch với QGII theo tỷ lệ trao đổi Px/Py=1. Nếu so sánh với trước khi có mậu dịch (điểm A) thì quốc gia I đã có lợi 20X và 20Y. 1.2.1 Cơ sở của lợi ích khi có trao đổi mậu dịch 34  Tương tự, sản xuất của QGII chuyển động từ A’ lên B’ trên đường giới hạn khả năng sản xuất và trao đổi 60X lấy 60Y, đạt điểm tiêu dùng tại E’ (100X và 60Y) trên đường bàng quan III’, nếu so với trước khi có mậu dịch thì QGII có lợi 20X và 20Y. 1.2.1 Cơ sở của lợi ích khi có trao đổi mậu dịch 35  Tại sao PB = PB’ = 1?  Px/Py=2, QGI muốn xk nhiều hơn sp X, trong khi đó QGII không muốn NK với giá cao vậy, giá sp X giảm đi theo hướng về mức cân bằng ở 1.  Px/Py<1, QGII mong NK nhiều X, QGI không XK với giá thấp như vậy, giá sp X tăng lên.  Hai nước không CMH hoàn toàn do chi phí cơ hội tăng lên 1.2.1 Cơ sở của lợi ích khi có trao đổi mậu dịch 36 1.2.2 Các thành phần của lợi ích (từ trao đổi mậu dịch và CMH SX) III II T E B A PB = PW = 1 Y X PW = 1 Quốc gia 1 10 30 50 70 90 110 130 120 100 80 60 40 20 0 8/26/2012 7 37  Không chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm X khi mở cửa ra bên ngoài và tiếp tục sản xuất tại A, QGI có thể xuất khẩu 20X để đổi lấy 20Y theo giá cả thế giới thịnh hành là Pw = 1. Sau khi trao đổi, tiêu dùng của quốc gia 1 đạt tới điểm T trên đường bàng quan II. Sự dịch chuyển từ điểm A đến T trong tiêu dùng chính là lợi ích từ trao đổi. 1.2.2 Các thành phần của lợi ích (từ trao đổi mậu dịch và CMH SX) 38  CMH sản xuất không hoàn toàn sản phẩm X và sản xuất đạt điểm B, QGI sẽ trao đổi 60X lấy 60Y với phần còn lại của thế giới PB = Pw =1. Tiêu dùng đạt tới điểm E trên đường bàng quan III. Nếu so sánh với điểm T thì QGI đã tiêu dùng nhiều hơn. Do đó sự chuyển động từ điểm T đến E trong tiêu dùng chính là lợi ích từ chuyên môn hoá. 1.2.2 Các thành phần của lợi ích (từ trao đổi mậu dịch và CMH SX) 39 1.2.3 Lợi ích từ mậu dịch quốc tế trên cơ sở thị hiếu tiêu dùng khác nhau Y X A C E B B’ A’ C’ E’ III I III’ I’ PA PA’ PB = PB’ Đường giới hạn khả năng sản xuất của 2 quốc gia giống nhau. 20 40 60 80 100 120 140 160 180 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 40 Giá cả so sánh của sp X ở QGI nhỏ hơn so với QGII nên QGI có LTSS đối với sp X, tương tự giá cả so sánh của sp Y ở QGII nhỏ hơn so với QGI nên QGII có LTSS đối với sp Y.  Khi mậu dịch mở ra, QGI sẽ CMH sx sp X và nó chuyển động xuống phía dưới đường giới hạn sx. Trong khi QGII CMH sx sp Y, và chuyển động lên phía trên đường giới hạn sx. Quá trình CMH tiếp tục cho đến khi Px/Py giống nhau ở cả hai QG và lúc đó mậu dịch là cân đối. Điều này xảy ra tại điểm B, trùng với B’, trong đó PB=PB’=1. 1.2.3 Lợi ích từ mậu dịch quốc tế trên cơ sở thị hiếu tiêu dùng khác nhau 41 QGI trao đổi 60X lấy 60Y,và tiêu dùng đạt tại E trên đường bàng quan III so với điểm A là điểm trước khi có mậu dịch, thu được lợi 20X và 20Y. QGII đổi 60Y lấy 60X (tam giác B’C’E’) và cuối cùng tiêu dùng đạt được điểm E’ trên đường bàng quan III’, thu được lợi 20X và 20Y so với điểm A’ là điểm trước khi có mậu dịch.  Dựa vào sự khác nhau về thị hiếu hay sở thích người tiêu dùng thì 2 QG vẫn có lợi ích khi trao đổi với nhau. 1.2.3 Lợi ích từ mậu dịch quốc tế trên cơ sở thị hiếu tiêu dùng khác nhau 42 1.3. Phân tích tỷ lệ mậu dịch 1.3.1.Phân tích cân bằng mậu dịch cục bộ 1.3.2.Đường cong ngoại thương (Offer Curves) đối với quốc gia có lợi thế so sánh về sản phẩm X 1.3.3.Đường cong ngoại thương của QG có lợi thế về sản phẩm Y 1.3.4.Phân tích cân bằng mậu dịch tổng quát 1.3.5.Tỷ lệ mậu dịch (Terms of Trade) 8/26/2012 8 43 1.3.1.Phân tích cân bằng mậu dịch cục bộ X X X PX/PY PX/PY PX/PY P3 P2 P1 A B E Xuất khẩu Nhập khẩu A’ B* E’ B’ E* A* A’’ S SX SX DX DX D 0 0 0 44  Khi không có mậu dịch,  QGI sản xuất và tiêu dùng tại A với giá cả so sánh của sản phẩm X là P1, không có xuất khẩu (A* = 0 trên đường cung mậu dịch quốc tế.)  QGII sản xuất và tiêu dùng tại A’ với giá cả so sánh sản phẩm X là P3, không có nhập khẩu (A’’ = 0 trên đường cầu mậu dịch quốc tế.) 1.3.1.Phân tích cân bằng mậu dịch cục bộ 45 Khi mậu dịch mở ra, Chỉ số giá cả so sánh Px/Py chuyển dịch hướng vào nhau giữa P1 và P2 QGI sẽ sản xuất nhiều sản phẩm hơn mức tiêu dùng để xuất khẩu. QGII sẽ cầu một khối lượng sản phẩm lớn hơn so với phần cung của nội địa và nhập khẩu phần chênh lệch đó từ QGI. 1.3.1.Phân tích cân bằng mậu dịch cục bộ 46 1.3.1.Phân tích cân bằng mậu dịch cục bộ  Khi cung của Quốc gia 1 (BE) đáp ứng được cầu của Quốc gia 2 (B’E’), đường cung và đường cầu mậu dịch quốc tế gặp nhau tại E*, (PX/PY) gặp nhau ở mức P2, khối lượng trao đổi mậu dịch quốc tế là (B*E*).  Phân tích cân bằng mậu dịch cục bộ cho thấy do quan hệ cung – cầu, chỉ số so sánh giá cả sản phẩm tại điểm cân bằng mậu dịch của 2 quốc gia phải bằng nhau. 47 1.3.2. Đường cong ngoại thương đối với quốc gia có LTSS về sản phẩm X 48 QGI bắt đầu từ điểm A, không có mậu dịch chuyển đến điểm B khi xuất hiện mậu dịch với giá cả sản phẩm so sánh PB=Px/Py=1. Tại đó QGI sẽ đổi 60X lấy 60Y với QGII và đạt tới điểm E trên đường bàng quan III.  Tại F (PF = 1/2), sản xuất của QGI sẽ chuyển động từ A đến F, tại đây QGI trao đổi 40X = 20Y,điểm tiêu dùng chuyển lên H trên đường bàng quan II). 1.3.2. Đường cong ngoại thương đối với quốc gia có LTSS về sản phẩm X 8/26/2012 9 49 Tất cả các điểm ở hình 1 được biểu thị qua các điểm tương ứng ở hình 2 ta có được đường cong ngoại thương của QGI, chỉ ra bao nhiêu sản phẩm X mà QGI sẵn sàng xuất khẩu để có được một lượng sp Y nhập khẩu với giá cả so sánh khác nhau. 1.3.2. Đường cong ngoại thương đối với quốc gia có LTSS về sản phẩm X 50 1.3.3.Đường cong ngoại thương của QG có lợi thế về sản phẩm Y PB’ = 1 PA’ = 4 PF’ = 2 Tuyến đề cung của Quốc gia 2 (có LTSS về sản phẩm Y) Y X II III A’ H’ E’ G’ C’ F’ B’ I PF’ = 2 PA = 4 Y X PB’ = 1 H’ G’ C’ E’ Sơ đồ 9: Đường cong ngoại thương của quốc gia 2 51  Bắt đầu từ điểm A’ sản xuất của QGII sẽ chuyển đến điểm B’ khi có mậu dịch với giá cả so sánh PB’=Px/Py=1 Tại điểm này, QGII sẽ đổi 60Y lấy 60X với QGI và tiêu dùng đến điểm E’ trên đường bàng quan III’.  Tại F’ (PF’ = 2), sản xuất QGII chuyển động từ A’ đến F’, tại đây QGII trao đổi 40Y = 20X từ QGI, điểm tiêu dùng chuyển lên H’ trên đường bàng quan II. 1.3.3.Đường cong ngoại thương của QG có lợi thế về sản phẩm Y 52  Tại B’ (PB’ = 1), trao đổi 60Y = 60X (điểm tiêu dùng chuyển lên E’ trên đường bàng quan III, có lợi nhất), QG2 sẵn sàng trao đổi tại điểm cân bằng mậu dịch này. Quĩ tích của những điểm có thể xảy ra trao đổi mậu dịch với tỷ lệ trao đổi khác nhau phụ thuộc vào chỉ số so sánh giá cả ở mỗi điểm (được qui chiếu ra như hình bên phải), là đường cong ngoại thương của Quốc gia 2 (có LTSS về sản phẩm Y). 1.3.3.Đường cong ngoại thương của QG có lợi thế về sản phẩm Y 53 1.3.4. Phân tích cân bằng mậu dịch tổng quát 54  Tại những điểm 2 tuyến đề cung không giao nhau, PX/PY không cân bằng, hành vi thương mại khác nhau:  Tại mức PF = PX/PY = 1/2 (tỷ lệ trao đổi 40X = 20Y), QG1 giảm xuất khẩu X làm tăng PX và PX/PY tăng dần lên điểm cân bằng.  Tại mức PF’ = PX/PY = 2 (tỷ lệ trao đổi 40Y = 20X), QG2 giảm xuất khẩu Y làm tăng PY và PX/PY giảm dần xuống điểm cân bằng. 1.3.4. Phân tích cân bằng mậu dịch tổng quát 8/26/2012 10 55  Khi 2 đường cong ngoại thương gặp nhau, chỉ số so sánh giá cả cân bằng (PB = PB’ = 1), dẫn đến tỷ lệ trao đổi mậu dịch cân bằng (60X = 60Y), lợi ích của 2 quốc gia đạt cực đại (tại E và E’).  Do đó, Quốc gia 1 sẵn sàng xuất khẩu 60X để nhập lại 60Y; và Quốc gia 2 cũng sẵn sàng xuất khẩu 60Y để nhập lại 60X. 1.3.4. Phân tích cân bằng mậu dịch tổng quát 56 1.3.5.Tỷ lệ mậu dịch (Terms of Trade)  Trong mô hình đơn giản (2 quốc gia, 2 sản phẩm), tỷ lệ mậu dịch của một quốc gia là tỷ số giữa giá cả hàng xuất khẩu với giá cả hàng nhập khẩu.  Tỷ lệ mậu dịch của Quốc gia 2 bằng nghịch đảo tỷ lệ mậu dịch của Quốc gia 1. 57  Trong mô hình kinh tế thế giới nhiều hơn 2 quốc gia và 2 sản phẩm, tỷ lệ mậu dịch là tỷ số giữa chỉ số giá cả hàng xuất khẩu với chỉ số giá cả hàng nhập khẩu (tính bằng %). 1.3.5.Tỷ lệ mậu dịch (Terms of Trade) 58  Chỉ số giá hàng XK: +Xi: tỷ lệ sp thứ i trong tổng giá trị XK +Pi: giá cả sp thứ i  Chỉ số giá hàng NK: +Mi: tỷ lệ sp i trong tổng giá trị NK  Tỷ lệ mậu dịch: iiX PXP  iiM PMP  %100x P P N M X 1.3.5.Tỷ lệ mậu dịch (Terms of Trade) 59  Có 2 hướng tác động làm tăng tỷ lệ mậu dịch để làm tăng lợi ích quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế:  Làm cho nhịp độ tăng chỉ số giá cả hàng xuất khẩu nhanh hơn nhịp độ tăng chỉ số giá cả hàng nhập khẩu; hoặc là,  Kìm giữ cho nhịp độ giảm chỉ số giá cả hàng xuất khẩu chậm hơn nhịp độ giảm chỉ số giá cả hàng nhập khẩu. 1.3.5.Tỷ lệ mậu dịch (Terms of Trade) 60  Nghiên cứu trong những điều kiện phù hợp với thực tế:  Chi phí cơ hội gia tăng;  Chuyên môn hóa sản xuất không hoàn toàn;  Có tính đến yếu tố giá cả, quan hệ so sánh giá cả;  Quan hệ cung – cầu và sự khác biệt về cơ cấu nhu cầu tiêu dùng giữa các quốc gia… 1.4. Nhận xét mô hình chuẩn về mậu dịch quốc tế 8/26/2012 11 61  Đã giải thích khá đầy đủ và khoa học về nguyên nhân, cách thức, xu hướng phát triển và hiệu quả của thương mại quốc tế.  Tuy nhiên, lý thuyết chuẩn chưa giải thích rõ vì sao có sự khác nhau về đường giới hạn khả năng sản xuất của các quốc gia (là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến quan hệ trao đổi mậu dịch quốc tế) ?. 1.4. Nhận xét mô hình chuẩn về mậu dịch quốc tế 62 (Lý thuyết H – O do Eli F. Heckscher đề xướng năm 1919; được Bertil Ohlin hoàn thiện năm 1933 trong tác phẩm “Thương mại quốc tế và liên khu vực – Interregional and International Trade”; và Paul Anthony Samuelson bổ sung thành lý thuyết H – O – S vào năm 1948). 2.1. Những giả thiết của Heckscher và Ohlin 2.2. Yếu tố thâm dụng 2.3. Yếu tố dư thừa 2.4. Lý thuyết H – O 2.5. Lý thuyết H – O – S 2.6. Ưu, nhược điểm của lý thuyết H – O – S 2. Lý thuyết H – O và bổ sung của Samuelson (lý thuyết H – O – S) 63  Mô hình gồm 2 quốc gia (1 và 2), 2 sản phẩm (X và Y); 2 yếu tố sản xuất (lao động – L và vốn – K); X là sản phẩm thâm dụng lao động và Y là sản phẩm thâm dụng vốn.  Hai quốc gia có trình độ kỹ thuật – công nghệ như nhau. 2.1. Những giả thiết của Eli F. Heckscher và Bertil Ohlin 64  Lợi suất theo qui mô không đổi (Constant Returns to Scale) trong sản xuất cả 2 sản phẩm ở 2 quốc gia.  Chuyên môn hóa sản xuất không hoàn toàn.  Thị hiếu tiêu dùng ở 2 quốc gia giống nhau.  Thị trường sản phẩm và các yếu tố sản xuất có tính cạnh tranh hoàn hảo. 2.1. Những giả thiết của Eli F. Heckscher và Bertil Ohlin 65 2.1. Những giả thiết của Eli F. Heckscher và Bertil Ohlin  Các yếu tố sản xuất tự do di chuyển trong nước, nhưng không di chuyển giữa các quốc gia với nhau.  Mậu dịch quốc tế là mậu dịch tự do; không tính chi phí vận chuyển; không có thuế quan và những rào cản thương mại khác. 66 2.2. Yếu tố thâm dụng (Intensive Factor) 8 6 4 2 0 2 4 6 8 10 8 6 4 2 0 2 4 6 8 10 Quốc gia 1 Quốc gia 2 K/L(Y) = 1 K/L(X) = 1/4 K/L(Y) = 4 K/L(X) = 1 K K L L 1Y 2Y 1X 2X 2X 1X 2Y 1Y 8/26/2012 12 67  Trong điều kiện giới hạn 2 sản phẩm (X,Y) và 2 yếu tố sản xuất (K – vốn, L – lao động), nếu K/L(Y) > K/L(X), thì: Y là sản phẩm thâm dụng vốn và X là sản phẩm thâm dụng lao động. 2.2. Yếu tố thâm dụng (Intensive Factor)  Trong cả 2 trường hợp trên, độ dốc của đường K/L(Y) đều lớn hơn độ dốc của đường K/L(X), có nghĩa là trong cả 2 quốc gia: sản phẩm Y thâm dụng vốn còn sản phẩm X thâm dụng lao động. 68 2.2. Yếu tố thâm dụng (Intensive Factor)  Lưu ý, yếu tố thâm dụng chỉ mang tính chất tương đối, vì căn cứ vào tỷ số K/L chứ không phải số lượng tuyệt đối của yếu tố K hoặc L được sử dụng trong đơn vị sản phẩm. 69 70 2.3. Yếu tố dư thừa (Abundant Factor)  Khái niệm yếu tố dư thừa chỉ sự dồi dào của một quốc gia về một yếu tố sản xuất (vốn hay lao động), xác định theo 1 trong 2 cách sau:  Tính bằng tổng số vốn và lao động quốc gia sẵn có để dùng vào sản xuất. Nếu TK/TL(QG1) > TK/TL(QG2) thì QG1 dư thừa vốn; QG2 dư thừa lao động.  Tính bằng giá cả các yếu tố sản xuất: PK là lãi suất (r) và PL là tiền lương (W). Nếu PK/PL(QG1) < PK/PL(QG2) thì QG1 dư thừa vốn; QG2 dư thừa lao động. 71 2.3. Yếu tố dư thừa (Abundant Factor)  Lưu ý, sự dư thừa yếu tố sản xuất của một quốc gia cũng chỉ có tính chất tương đối, vì căn cứ vào các tỷ số TK/TL và PK/PL (hay r/W). 72 2.4. Lý thuyết H – O 2.4.1 Nội dung cơ bản của lý thuyết H – O 2.4.2 Quá trình tạo nên sự khác biệt về giá cả sản phẩm giữa các quốc gia 2.4.3 Minh họa lý thuyết H – O 8/26/2012 13 73  Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối;  Đồng thời, nhập khẩu trở lại sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm tương đối. 2.4.1 Nội dung cơ bản của lý thuyết H – O 74  Theo lý thuyết H – O thì:  Nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia qui định sự khác nhau về yếu tố sản xuất dư thừa tương đối, dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia, tạo nên sự khác biệt về giá cả sản phẩm.  Đó là nguồn gốc để xác định lợi thế so sánh và mô hình mậu dịch của mỗi quốc gia (quyết định quốc gia nào sẽ xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm gì ?). 2.4.1 Nội dung cơ bản của lý thuyết H – O 75 2.4.2 Quá trình tạo nên sự khác biệt về giá cả sản phẩm giữa các quốc gia Giá cả sản phẩm – tại điểm cân bằng nội địa Giá cả yếu tố sản xuất Cầu yếu tố sản xuất Cầu sản phẩm cuối cùng Thị hiếu tiêu dùng Phân bố sở hữu yếu tố sản xuất Cung yếu tố sản xuất Kỹ thuật công nghệ 76 2.4.3 Minh họa lý thuyết H – O 77  Thị hiếu tiêu dùng ở 2 quốc gia giống nhau nên khi chưa có trao đổi mậu dịch đường bàng quan I của 2 quốc gia trùng nhau (hình bên trái).  PA < PA’ nên Quốc gia 1 có LTSS sản phẩm X (thâm dụng lao động) và sẽ xuất khẩu X; Quốc gia 2 có LTSS sản phẩm Y (thâm dụng vốn) và sẽ xuất khẩu Y. 2.4.3 Minh họa lý thuyết H – O 78  Quá trình CMHSX diễn ra đến khi PB = PB’, qua trao đổi mậu dịch (BCE = B’C’E’), điểm tiêu dùng của 2 quốc gia chuyển lên đường bàng quan II (E = E’).  Trong điều kiện sự khác biệt giá cả so sánh giữa 2 quốc gia quyết định mậu dịch, lợi ích 2 quốc gia thu được không phải là cao nhất. 2.4.3 Minh họa lý thuyết H – O 8/26/2012 14 79 2.5. Lý thuyết H – O – S 2.5.1 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H – O – S 2.5.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối 80  Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất (bổ sung của Samuelson): “Thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau”. 2.5.1 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H – O – S Samuelson 81  Lý thuyết H – O – S: “Sự khác biệt giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia làm phát sinh thương mại quốc tế; đến lượt nó, thương mại quốc tế làm giảm dần sự khác biệt đó, dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau”. 2.5.1 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H – O – S 82 2.5.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối. Sơ đồ : Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối 83  Cân bằng tương đối: khi điểm cân bằng mậu dịch 2 quốc gia gặp nhau (B = B’), chỉ số so sánh giá cả sản phẩm (PX/PY) 2 quốc gia cũng bằng nhau (PB = PB’) và chỉ số so sánh giá cả yếu tố sản xuất (PL/PK) cũng bằng nhau tại mức (W/r)*. 2.5.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối. 84  Cân bằng tuyệt đối: theo giả thiết của lý thuyết H – O, mậu dịch quốc tế làm tăng giá cả yếu tố sản xuất dư thừa và giảm giá cả yếu tố sản xuất khan hiếm để cuối cùng dẫn đến sự cân bằng tuyệt đối giá cả yếu tố sản xuất giữa 2 quốc gia. 2.5.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối. 8/26/2012 15 85  Kiểm chứng thực tế, có sự di chuyển yếu tố sản xuất giữa các quốc gia theo chiều hướng:  Vốn đi từ nước có lãi suất thấp đến nước có lãi suất cao;  Lao động đi từ nước có giá nhân công thấp đến nước có giá nhân công cao. 2.5.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối. 86  Chỉ rõ nguồn gốc phát sinh thương mại quốc tế là sự khác biệt giá cả yếu tố sản xuất giữa các quốc gia.  Đồng thời, nhận biết được tính qui luật về sự giảm dần cách biệt giá cả yếu tố sản xuất và xu hướng dịch chuyển nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia. Ưu, nhược điểm của lý thuyết H – O – S 87 Ưu, nhược điểm của lý thuyết H – O – S  Nhưng lý thuyết H – O – S vẫn có nhược điểm, hạn chế, như:  Trong chi phí sản xuất chưa tính đến các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn nhân lực (human capital).  Không tính đến lợi thế kinh tế nhờ qui mô bên trong (Economic Scale) và bên ngoài (qui mô các ngành kinh tế). 88  Nhưng lý thuyết H – O – S vẫn có nhược điểm, hạn chế, như: Lý tưởng hóa các điều kiện thương mại phi thực tế: không đề cập đến các hàng rào thương mại, không tính chi phí vận chuyển. Chỉ dựa vào điều kiện thị trường tự do có tính cạnh tranh hoàn hảo mà không đề cập đến vai trò của chính phủ trong việc điều tiết thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… Ưu, nhược điểm của lý thuyết H – O – S 89 3. Bổ sung của một số lý thuyết mới 3.1. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 3.2. Lợi thế cạnh tranh của ngành 3.3. Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life - Cycle) của Raymond Vernon. 3.4. Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của Micheal Porter 3.5. Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF – World Economic Forum). 90 3.1. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp  Vấn đề cơ bản là tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trên hai phương diện: chất lượng và giá cả. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Chất lƣợng sản phẩm Giá cả sản phẩm 8/26/2012 16 91 3.1. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp  Và thường xuyên chăm lo duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách: Đầu tư cải tiến kỹ thuật, học tập kinh nghiệm (Learnning by Doing), nâng cao qui mô lợi suất kinh tế (Economic Scale)… để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cải tiến quản lý để mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu... 92 3.2. Lợi thế cạnh tranh của ngành  5 nhân tố cạnh tranh của ngành:  Sự gia tăng và thâm nhập ngành của các công ty mới.  Sản phẩm hay dịch vụ thay thế.  Vị thế giao kèo với các nhà cung ứng.  Vị thế giao kèo với người mua.  Sức mạnh cạnh tranh của các công ty trong ngành. 93 3.2. Lợi thế cạnh tranh của ngành  Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành phải tính đến:  Dự báo chu kỳ sống của sản phẩm.  Trình độ công nghệ, khả năng giảm chi phí đầu vào.  Chính sách của chính phủ đối với ngành… 94 3.3. Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life-Cycle) (Raymond Vernon nghiên cứu trường hợp nước Mỹ từ thập niên 60 - thế kỷ XX)  Điểm bắt đầu chu kỳ từ một nước công nghiệp phát triển cao, dung lượng thị trường lớn, có lợi thế so sánh về sản phẩm mới nhưng sẽ mất dần lợi thế so sánh vào tay các quốc gia khác.  Cuối cùng quốc gia đó chuyển từ vị thế nhà xuất khẩu thành nhà nhập khẩu khi sản xuất được phân bố tập trung vào những nơi có chi phí thấp. 95 3.3. Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life-Cycle) Giai đoạn đầu Nước đi đầu (phát minh sản phẩm mới) chiếm ưu thế cạnh tranh và dẫn đầu về xuất khẩu Giai đoạn hai Sản xuất tại chỗ ở các nước nhập khẩu tăng, xuất khẩu của nước đi đầu giảm tương ứng Giai đoạn ba Các nước công nghiệp có chi phí rẻ hơn tăng sản xuất để xuất khẩu trở lại nước đi đầu Giai đoạn cuối Sản xuất được di chuyển đến cả một số nước đang phát triển, nơi có chi phí thấp nhất 96 3.4. Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của M. Porter Chiến lựơc, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty Các điều kiện về nhu cầu Các yếu tố thâm dụng Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ 8/26/2012 17 97 3.4. Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của M. Porter  Các yếu tố thâm dụng: yếu tố cơ bản (địa điểm, khí hậu, tài nguyên, nguồn nhân lực); và, yếu tố cao cấp (cơ sở hạ tầng, thông tin, kỹ năng lao động, công nghệ, know-how). Yếu tố cao cấp có vai trò quan trọng hơn. M. Porter 98 3.4. Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của M. Porter  Các điều kiện về nhu cầu: nhu cầu nội địa cao cấp sẽ đặt ra chuẩn mực buộc các doanh nghiệp liên tục cải tiến chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh. 99 3.4. Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của M. Porter  Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ: một ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển mạnh chắc chắn sẽ kéo theo sự phát triển đồng bộ của nhiều ngành công nghiệp liên kết, bổ trợ; và ngược lại. 100 3.4. Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình kim cương của M. Porter  Chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty: khi một công ty có chiến lược phát triển và cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh trong ngành trên thị trường nội địa; cạnh tranh nội địa tạo sức ép đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để cuối cùng sẽ tạo ra những đối thủ cạnh tranh tầm cỡ thế giới. 101 3.5. Lợi thế cạnh tranh quốc gia theo mô hình của WEF 1. Độ mở cửa nền kinh tế 8. Thể chế Năng lực cạnh tranh quốc gia 7. Lao động 6.Trình độ QL của các DN 2. Vai trò của chính phủ 3. Tài chính – tiền tệ 4. Công nghệ 5. Cơ sở hạ tầng 102 Độ mở cửa nền kinh tế  Các hàng rào thương mại (thuế quan, phi thuế quan – nhất là các rào cản phi thuế quan ẩn).  Các định hướng phát triển và khung pháp luật tạo thuận lợi đến mức nào cho tự do hóa thương mại, tài chính và đầu tư. 8/26/2012 18 103 Vai trò của chính phủ  Mức độ hoàn thiện chính sách vĩ mô và năng lực quản lý kinh tế của bộ máy nhà nước.  Tác động của chính sách tài khóa.  Mức độ can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp.  Chất lượng các dịch vụ công của chính phủ. 104 Tài chính – Tiền tệ  Trình độ phát triển của nền tài chính – tiền tệ.  Vai trò và độ rủi ro của thị trường tài chính – tiền tệ trong việc điều chỉnh tương quan tối ưu giữa tiêu dùng và tiết kiệm.  Hiệu quả của cơ quan tài chính trung gian trong việc đưa tiết kiệm vào đầu tư sản xuất. 105 Công nghệ  Mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D).  Trình độ công nghệ.  Khả năng và tốc độ tích lũy kiến thức công nghệ. 106 Cơ sở hạ tầng  Số lượng, chất lượng của mạng lưới giao thông; hệ thống thông tin, liên lạc viễn thông; cung cấp điện, nước; hệ thống kho tàng…  Các tiện ích khác thuộc về cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư. 107 Trình độ quản lý của doanh nghiệp  Quản lý sản xuất.  Quản lý chất lượng sản phẩm.  Hoạt động marketing, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm… Factory Stores Distributor 108 Lao động  Số lượng, chất lượng lao động.  Trình độ quản lý nguồn nhân lực của chính phủ.  Hiệu lực và tính linh hoạt của thị trường lao động. 8/26/2012 19 109 Thể chế  Tính đầy đủ, đồng bộ và hiệu lực của hệ thống luật pháp.  Vấn đề đảm bảo quyền sở hữu.  Tính ổn định của thể chế. 110 Kết luận chƣơng 3 Sự bổ sung của các lý thuyết hiện đại, nhất là các lý thuyết mới xuất hiện trong hậu bán thế kỷ XX, đã góp phần làm cho hệ thống lý thuyết về thương mại quốc tế ngày càng hoàn chỉnh hơn. Chúng ta không chỉ biết rõ nguyên nhân phát sinh thương mại quốc tế là do sự khác biệt về lợi thế so sánh và giá cả yếu tố sản xuất giữa các quốc gia, cũng như hiểu rõ mô hình thương mại quốc tế phổ biến và lợi ích của nó, mà còn nhận thức sâu sắc hơn rằng: 111 Kết luận chƣơng 3  Lợi thế so sánh của mỗi quốc gia sẽ giảm dần theo thời gian (do sự giảm dần cách biệt giá cả yếu tố sản xuất và chi phí cơ hội gia tăng ngày càng nhanh hơn). Từ đó, yêu cầu từng quốc gia phải khai thác triệt để, hợp lý lợi thế so sánh đang có và không ngừng đầu tư phát triển để tạo ra lợi thế so sánh mới cho nền kinh tế. 112 Kết luận chƣơng 3  Hiện tượng yếu tố sản xuất (hay nguồn lực sản xuất) di chuyển giữa các quốc gia là có thực, dẫn đến quan hệ đầu tư quốc tế phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các nước đang (và kém) phát triển có thể khai thác mối quan hệ đó để đẩy mạnh công nghiệp hóa nhằm tạo ra sự chuyển dịch nhanh chóng lợi thế so sánh của nền kinh tế (từ nhóm sản phẩm thâm dụng tài nguyên và lao động sang nhóm sản phẩm thâm dụng vốn và kỹ thuật). 113 1. Chi phí cơ hội gia tăng như thế nào? Nêu ví dụ. 2. Phân tích trạng thái cân bằng nội địa có liên quan đến giá cả hàng hóa. 3. Phân tích lợi ích của mậu dịch quốc tế với chi phí cơ hội gia tăng. 4. Về lý thuyết, tại sao chỉ số so sánh giá cả của các quốc gia bằng nhau (và bằng 1) tại điểm cân bằng mậu dịch ? 114 5. Tỷ lệ mậu dịch là gì ? Cách thức và ý nghĩa của việc làm tăng tỷ lệ mậu dịch của quốc gia ? 6. Trình bày khái niệm và cách thức xác định yếu tố thâm dụng và yếu tố dư thừa tương đối của nền kinh tế quốc gia. 7. Hãy trình bày lý thuyết H – O và phân tích tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất để làm rõ nguyên nhân phát sinh thương mại quốc tế giữa các quốc gia. 8/26/2012 20 115 8. Trình bày lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H – O – S. 9. Phân tích tính qui luật về sự di chuyển nguồn lực kinh tế quốc tế. Nêu mối quan hệ giữa sự di chuyển nguồn lực đầu tư quốc tế với sự chuyển dịch lợi thế so sánh của các quốc gia. 10.Trình bày lợi thế cạnh tranh và cách thức duy trì, nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. 116 11.Trình bày lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm. Nêu ví dụ minh họa. 12.Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành và lợi thế cạnh tranh quốc gia. Trình bày mối liên hệ giữa chúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_3_ly_thuyet_hien_dai_ve_tmqt_8248.pdf