Bài giảng Kinh tế vĩ mô Macro - Chương 6 Lạm phát và thất nghiệp

 Khi NHTW cắt giảm tăng trưởng cung tiền để chống lạm phát, nó làm nền kinh tế dịch chuyển dọc đường Phillips ngắn hạn.  Điều này dẫn tới thất nghiệp cao hơn.  Chi phí của việc giảm lạm phát phụ thuộc vào việc kỳ vọng về lạm phát có được điều chỉnh nhanh hay không

pdf43 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 3037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô Macro - Chương 6 Lạm phát và thất nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/5/2010 1 CHƯƠNG 6 LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP ĐỊNH NGHĨA LẠM PHÁT  Lạm phát (Inflation): là sự tăng lên trong mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ  Giảm phát (Deflation): là sự giảm xuống trong mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ (chỉ số giá nhỏ hơn 0 chẳng hạn: -1% hoặc -2%)  Thiểu phát (Disinflation): là sự giảm xuống của tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lạm phát tính theo năm của tháng 1 là 5%, tháng 2 là 4% thì tốc độ tăng giá giảm xuống nhưng giá vẫn đang tăng. (lưu ý là cách dịch thuật ngữ “thiểu phát” và “giảm phát” ở Việt Nam không thống nhất) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên2 CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)  Chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator)  Chỉ số giá bán buôn WPI (Wholesale Price Index)  Chỉ số giá sản xuất PPI (Producer Price Index) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên3 9/5/2010 2 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT Dựa vào định lượng - Lạm phát vừa phải (Moderate Inflation): Lạm phát dưới 2 chữ số - Lạm phát phi mã (Galopping Inflation): Lạm phát từ 2-3 chữ số - Siêu lạm phát (Hyperinflation): trên 3 chữ số 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên4 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT Dựa vào định tính - Lạm phát thuần túy: giá hàng hóa sản xuất và hàng tiêu dùng tăng cùng tỷ lệ trong một đơn vị thời gian - Lạm phát cân bằng và không cân bằng: lạm phát tăng cùng tỷ lệ với mức thu nhập - Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên5 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Có thể chia ra 3 loại nguyên nhân chính: 1. Lạm phát do cầu kéo (Demand Pull Inflation) 2. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost Push Inflation) 3. Lạm phát do quán tính (Inertia Inflation) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên6 9/5/2010 3 AD2 AD1 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT 1. Lạm phát do cầu kéo Lạm phát cầu kéo diễn ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của một quốc gia, điều này kéo theo giá cả tăng lên để làm cân bằng tổng cung và tổng cầu. vi du\Tang cung tien-gdp.mht vi du\Chu quan or khach quan.pdf vi du\Tín dụng nội địa và áp lực lạm phát.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên P1 P YYp AS P2 7 AD1 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT 2. Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi có các cú sốc cung bất lợi, ví dụ như giá cả các yếu tố đầu vào như xăng, dầu, nguyên liệu, nhiên liệu tăng. vi du\nguyên nhân lạm phát.mht . Trần Mạnh Kiên P YYp AS1 P1 AS2 P2 9/5/20108 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT 3. Lạm phát do quán tính Tỷ lệ lạm phát dự kiếnđược đưa vào trong hợpđồng và những thỏa thuận không chính thức được gọi là tỷ lệ lạm phát quán tính Nó thường xảy ra trong các nền kinh tế công nghiệp, nơi lạm phát có tính ỳ cao, tức là nó sẽ giữ nguyên tỉ lệ cho tới khi nào xảy ra các sự kiện kinh tế làm nó thay đổi. Trần Mạnh Kiên P YYp AS1 AS2 AD3 P2 P1 AD2 AD1 AS3 P3 9/5/20109 9/5/2010 4 LÍ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ LẠM PHÁT  Lí thuyết số lượng tiền tệ (Quantity Theory of Money) được sử dụng để giải thích những yếu tố quyết định mức giá và lạm phát trong dài hạn.  Lạm phát là một hiện tượng trong nền kinh tế liên quan tới giá trị trao đổi của đồng tiền trong nền kinh tế.  Khi mức giá chung tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên10 CUNG TIỀN, CẦU TIỀN VÀ CÂN BẰNG TIỀN TỆ  Cung tiền là một biến chính sách được kiểm soát bởi NHTW. – Thông qua các công cụ như thị trưởng mở, NHTW trực tiếp kiểm soát số lượng tiền tệ được cung ứng. - Có nhiều yếu tố quyết định cầu về tiền, bao gồm lãi suất và mức giá chung của nền kinh tế. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên11 CUNG TIỀN, CẦU TIỀN VÀ CÂN BẰNG TIỀN TỆ  Mọi người giữ tiền bởi vì tiền là phương tiện dùng để trao đổi. – Lượng tiền mà mọi người giữ phụ thuộc vào mức giá của hàng hóa và dịch vụ. Trong dài hạn, mức giá chung điều chỉnh tới mức để làm cho cầu tiền bằng cung tiền. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên12 9/5/2010 5 Cung tiền, cầu tiền và mức giá cân bằng Lượng tiền Giá trị của tiền (1/P) Mức giá, P Lượng tiền được ấn định bởi NHTW Cung tiền 0 1 (Thấp) (Cao) (Cao) (Thấp) 1/2 1/4 3/4 1 1.33 2 4 Giá trị cân bằng của tiền Mức giá cân bằng Cầu tiền A 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên13 Tác động của việc bơm thêm tiền Copyright © 2004 South-Western Lượng tiền Giá trị của tiền, 1/P Mức giá, P Cầu tiền 0 1 (Thấp) (Cao) (Cao) (Thấp 1/2 1/4 3/4 1 1.33 2 4 M1 MS1 M2 MS2 2. . . . làm giảm giá trị của tiền 3. . . . và làm tăng mức giá 1. Một sự tăng lên trong cung tiền . A B 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên14 LÍ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ LẠM PHÁT  Lí thuyết số lượng tiền tệ – Lí thuyết số lượng tiền tệ giải thích cách thức mà mức giá được quyết định và tại sao nó thay đổi theo thời gian.  Lượng tiền sẵn có trong nền kinh tế quyết định giá trị của tiền.  Nguyên nhân đầu tiên của lạm phát là do sự tăng trưởng của số lượng tiền tệ. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên15 9/5/2010 6 SỰ PHÂN ĐÔI CỔ ĐIỂN VÀ TÍNH TRUNG LẬP CỦA TIỀN TỆ  Các biến danh nghĩa (Nominal variables) là những biến được đo lường bằng đơn vị tiền tệ.  Các biến thực tế (Real variables) là các biến được đo lường bằng đơn vị hiện vật. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên16 SỰ PHÂN ĐÔI CỔ ĐIỂN VÀ TÍNH TRUNG LẬP CỦA TIỀN TỆ  Theo Hume và những người khác, các biến kinh tế thực không thay đổi theo sự thay đổi của cung tiền. – Theo sự phân đôi cổ điển (classical dichotomy), sự thay đổi tiền tệ tác động khác nhau tới các biến thực và biến danh nghĩa.  Sự thay đổi trong cung tiền tác động tới các biến danh nghĩa chứ không tới các biến thực. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên17 SỰ PHÂN ĐÔI CỔ ĐIỂN VÀ TÍNH TRUNG LẬP CỦA TIỀN TỆ  Việc những thay đổi tiền tệ không tác động tới các biến thực được gọi là sự trung lập của tiền tệ (monetary neutrality). 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên18 9/5/2010 7 TỐC ĐỘ LƯU THÔNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG  Tốc độ lưu thông của tiền tệ (Velocity of money) dùng để chỉ tốc độ di chuyển của một đồng trong nền kinh tế từ túi người này tới túi người khác. V = (P  Y)/M – Với: V = tốc độ P = Mức giá Y = Sản lượng M = Lượng tiền 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên19 TỐC ĐỘ LƯU THÔNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG  Viết lại phương trình trên thành phương trình số lượng: M  V = P  Y Phương trình số lượng (Quantity equation) chỉ ra mối liên hệ giữa số lượng tiền tệ (M) và giá trị tổng sản lượng danh nghĩa (P  Y) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên20 TỐC ĐỘ LƯU THÔNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG  Phương trình số lượng cho thấy một sự tăng lên của lượng tiền trong nền kinh tế nhất định sẽ được phản ánh vào một trong ba biến số: – Mức giá phải tăng lên, – Sản lượng phải tăng lên, hoặc – Tốc độ lưu thông tiền tệ phải giảm. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên21 9/5/2010 8 GDP danh nghĩa, lượng tiền và tốc độ lưu thông tiền tệ ở Mỹ Copyright © 2004 South-Western Indexes (1960 = 100) 2,000 1,000 500 0 1,500 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 Nominal GDP Velocity M2 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên22 TỐC ĐỘ LƯU THÔNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH SỐ LƯỢNG  Mức giá cân bằng, Tỉ lệ lạm phát và Lí thuyết số lượng tiền tệ – Tốc độ lưu thông tiền tệ tương đối ổn định qua thời gian. – Khi NHTW thay đổi số lượng tiền tệ, nó làm tăng một tỉ lệ tương ứng trong giá trị sản lượng danh nghĩa (P  Y). – Bởi vì tiền tệ là trung lập, tiền tệ không tác động vào sản lượng. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên23 Tiền tệ và mức giá trong 4 cuộc siêu lạm phát Copyright © 2004 South-Western (a) Austria (b) Hungary Cung tiền Mức giá Index (Jan. 1921 = 100) Index (July 1921 = 100) Mức giá 100,000 10,000 1,000 100 19251924192319221921 Cung tiền 100,000 10,000 1,000 100 19251924192319221921 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên24 9/5/2010 9 Tiền tệ và mức giá trong 4 cuộc siêu lạm phát Copyright © 2004 South-Western (c) Germany 1 Index (Jan. 1921 = 100) (d) Poland 100,000,000,000,000 1,000,000 10,000,000,000 1,000,000,000,000 100,000,000 10,000 100 Cung tiền Mức giá 19251924192319221921 Mức giá Cung tiền Index (Jan. 1921 = 100) 100 10,000,000 100,000 1,000,000 10,000 1,000 19251924192319221921 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên25 Tăng trưởng tiền tệ và lạm phát ở Việt Nam, 1980-87 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 0 100 200 300 400 500 600 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 Toác ñoä taêng khoái löôïng tieàn Laïm phaùt 26 Quan hệ giữa tăng trưởng tiền tệ và lạm phát ở một số quốc gia 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên27 9/5/2010 10 QUAN HỆ GIỮA TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT MV = PY → log (MV) = log (PY) → log M + log V = log P + log Y → % thay đổi của M + % thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y - Trong dài hạn tốc độ tăng trưởng tiền tệ chỉ tác động tới mức giá - Lạm phát ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào cũng là hiện tượng tiền tệ 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên28 THUẾ LẠM PHÁT  Khi chính phủ muốn tăng thu nhập bằng việc in tiền, người ta nói họ đánh thuế lạm phát (inflation tax).  Thuế lạm phát giống như một loại thuế đánh vào mọi người giữ tiền.  Lạm phát sẽ chấm dứt nếu chính phủ tiến hành cải cách tài chính như cắt giảm chi tiêu. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên29 HIỆU ỨNG FISHER  Hiệu ứng Fisher (Fisher effect) dùng để chỉ mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát.  Theo hiệu ứng Fisher, khi tỉ lệ lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa cũng sẽ tăng cùng tỉ lệ.  Lãi suất thực sẽ vẫn giữ nguyên. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên30 9/5/2010 11 Lãi suất danh nghĩa và tỉ lệ lạm phát vi du\lãi suất-CPI giảm.mht %/năm 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 0 3 6 9 12 15 Lạm phát Lãi suất danh nghĩa 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên31 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Tác động của lạm phát tới tăng trưởng khá phức tạp. Lạm phát có tác động dương tới tăng trưởng khi ở mức khoảng 10%/năm, tác động này trở nên hơi âm khi ở trong khoảng 10 - 15%/năm. Khi lạm phát vượt mức 15% năm thì quan hệ giữa tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng là âm. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên32 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI PHÂN PHỐI THU NHẬP Nếu các tầng lớp có thu nhập cao nắm các tài sản được chỉ số hóa như ngoại tệ phần nhiều trong khi tầng lớp có thu nhập thấp nắm các tài sản bằng đồng nội tệ thì khi lạm phát xảy ra sẽ nâng cao sự bất bình đẳng thậm chí với cả lạm phát được dự tính trước. vi du\Lạm Phát Nghèo 2.mht vi du\Hoãn sinh con vì lạm phát.mht vi du\lam phat-ngheo.mht vi du\doi pho voi lam phat.mht vi du\loi dung tang gia.mht vi du\ngan hang kiem loi.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên33 9/5/2010 12 CÁI GIÁ CỦA LẠM PHÁT  Chi phí mòn giày (Shoeleather costs)  Chi phí thực đơn (Menu costs)  Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực (Relative price variability)  Sự biến dạng của thuế (Tax distortions)  Nhầm lẫn và bất tiện (Confusion and inconvenience)  Tái phân phối của cải một cách tùy tiện (Arbitrary redistribution of wealth) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên34 CHI PHÍ MÒN GIÀY  Chi phí mòn giày (Shoeleather costs) là chi phí bỏ ra để giảm lượng tiền nắm giữ.  Lạm phát làm giảm giá trị thực của tiền nên mọi người có động cơ để tối thiểu hóa lượng tiền mặt họ giữ. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên35 CHI PHÍ MÒN GIÀY  Để giảm bớt lượng tiền mặt mình có thì đòi hỏi mọi người phải thường xuyên tới ngân hàng để rút tiền từ tài khoản.  Chi phí thực sự của việc giảm nắm giữ tiền mặt là thời gian và sự tiện lợi mà bạn phải hi sinh để giảm bớt số lượng tiền mặt đang nắm giữ.  Thêm vào đó, việc phải thường xuyên tới ngân hàng hơn cũng làm hi sinh thời gian để làm những công việc có năng suất cao hơn. vi du\Xứ sở của những tỉ phú.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên36 9/5/2010 13 CHI PHÍ THỰC ĐƠN  Chi phí thực đơn (Menu costs) là chi phí của việc điều chỉnh giá cả.  Trong thời kỳ lạm phát, điều cần thiết là phải cập nhật thường xuyên bảng báo giá và tốn các chi phí như: – Chi phí gửi các tài liệu mới cho khách hàng. – Chi phí quảng cáo giá mới. – Chi phí giải thích giá mới với khách hàng  Đây là quá trình làm lãng phí nguồn lực khỏi những công việc có lợi ích cao hơn. vi du\Nhà băng 'mệt nhoài'.mht vi du\Cước vận tải.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên37 BIẾN ĐỘNG GIÁ TƯƠNG ĐỐI VÀ PHÂN BỔ SAI CÁC NGUỒN LỰC  Lạm phát làm biến dạng giá tương đối.  Lạm phát → giá của các hàng hoá thay đổi khác nhau → giá tương đối của chúng thay đổi → quyết định của khách hàng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên38 LÀM BIẾN DẠNG THUẾ  Lạm phát làm gia tăng qui mô lãi vốn và làm tăng gánh nặng thuế trên loại thu nhập này.  Với loại thuế lũy tiến (progressive taxation), thu nhập từ vốn (capital gains) sẽ bị đánh thuế nặng hơn. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên39 9/5/2010 14 LÀM BIẾN DẠNG THUẾ  Thuế thu nhập coi thu nhập từ lãi suất danh nghĩa tiết kiệm như thu nhập, mặc dù một phần của lãi suất danh nghĩa này chỉ đơn giản là bù cho lạm phát.  Lãi suất thực sau thuế (after-tax real interest rate) giảm làm tiết kiệm trở nên ít hấp dẫn hơn. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên40 LÀM BIẾN DẠNG THUẾ – Năm 1980, mua 1 cổ phiếu: $10. – Năm 2000, bán lại với giá: $50. – Sẽ bị đánh thuế trên số tiền lãi: $40. – Giả sử trong 20 năm này, mức lạm phát tăng gấp đôi. $10 (1980) tương đương $20 (2000) → số tiền lãi thực sự là $30 → luật thuế không tính đến lạm phát → thổi phồng mức lãi → tăng gánh nặng thuế. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên41 Tác hại của lạm phát Lạm phát cao → giảm động cơ tiết kiệm → giảm đầu tư Nền kinh tế 1 (giá ổn định) Nền kinh tế 2 (lạm phát) Lãi suất thực tế Tỷ lệ lạm phát Lãi suất danh nghĩa Thuế suất (25%) Lãi suất danh nghĩa sau thuế Lãi suất thực tế sau thuế 4% 0% 4% 1% 3% 3% 4% 8% 12% 3% 9% 1% 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên42 9/5/2010 15 NHẦM LẪN VÀ BẤT TIỆN  Khi NHTW tăng cung tiền và tạo ra lạm phát, nó làm biến dạng giá trị thực của đơn vị tính toán.  Lạm phát làm cho đồng tiền có giá trị thực khác nhau tại các thời điểm khác nhau.  Do đó, khi có lạm phát, việc so sánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận thực trở nên khó khăn hơn theo thời gian. vi du\Zimbabwe ngập trong tiền.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên43 TÁC HẠI ĐẶC BIỆT CỦA LẠM PHÁT KHÔNG DỰ KIẾN: TÁI PHÂN PHỐI CỦA CẢI MỘT CÁCH TÙY TIỆN  Lạm phát không dự kiến (Unexpected inflation) phân phối của cải giữa những thành viên của xã hội không dựa theo công lao và nhu cầu của họ.  Sự phân phối này xảy ra bởi vì nhiều khoản vay trong nền kinh tế được tính bằng đơn vị tính toán là tiền. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên44 CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT 1. Chính sách tiền tệ 2. Chính sách tài chính 3. Chính sách tỉ giá hối đoái 4. Quản lí giá cả 5. Tăng cung hàng hóa vi du\NQ chong lam phat.mht vi du\lam phat-lang phi.mht vi du\Thái Lan mâu thuẫn.mht vi du\hà nội-lạm phát.mht vi du\thành phố HCM-lạm phát.mht vi du\Trần đình thiên-lạm phát.mht vi du\5 đặc trưng của lạm phát.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên45 9/5/2010 16 ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP  Thất nghiệp (Unemployment) là những người trong lực lượng lao động có khả năng lao động nhưng không có việc làm và đang tìm việc làm. vi du\Định nghĩa thất nghiệp.mht vi du\giá của thất nghiệp.doc  Cơ quan thống kê thường chia người trưởng thành ra thành 3 nhóm: – Có việc làm (Employed) – Thất nghiệp (Unemployed) – Không nằm trong lực lượng lao động (Not in the labor force) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên46 ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP  Lực lượng lao động – Lực lượng lao động là toàn bộ người làm việc, bao gồm cả những người có việc và thất nghiệp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên47 ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP  Một người được coi là có việc làm nếu anh (hoặc chị) ta sử dụng hầu hết thời gian trong những tuần trước đó để làm công việc được trả lương.  Một người được coi là thất nghiệp nếu anh (hoặc chị) ta đang không có việc tạm thời, đang tìm việc hoặc đang đợi ngày để bắt đầu một công việc mới. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên48 9/5/2010 17 ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP Một người không thuộc loại nào như ở trên, như là sinh viên toàn thời gian, làm việc ở nhà hoặc về hưu sẽ khôngđược xếp vào trong lực lượng lao động. vi du\Phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60.mht Dân số Trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động Có việc Thất nghiệp Ngoài lực lượng lao động Ngoài độ tuổi lao động 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên49 ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP  Thất nghiệp được đo bằng tỉ lệ thất nghiệp (là tỉ lệ % số người thất nghiệp trong lực lượng lao động). Ở khu vực nông thôn, đặc biệt với các nước đang phát triển, chỉ số tỉ lệ thất nghiệp ít có ý nghĩa nên người ta thường sử dụng chỉ số “tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng” Tỉ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp × 100% Lực lượng lao động 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên50 THẤT NGHIỆP VÀ ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP vi du\1,7 triệu việc làm mới.mht vi du\Thạc sĩ bán thịt.mht 0 1 2 3 4 5 6 7 % Tỉ lệ thất nghiệp thành thị ở Việt Nam, 1996-2004 Tỉ lệ TN 6.9 6.7 6.4 6.3 6 5.8 5.6 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng, 1996-2004 66 68 70 72 74 76 78 80 % Thời gian LĐ 71.1 73.6 74.2 74.3 75.3 77.7 79.3 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên51 9/5/2010 18 THẤT NGHIỆP VÀ ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP vi du\lexus va cay olive.mht vi du\That nghiep anh.mht vi du\Làm việc 35 giờ ở Pháp.mht vi du\Nhất bên trọng.mht Thất nghiệp ở một số quốc gia phát triển, 1972-2004 (%) 1972 1982 1992 2004 Anh 4 11 10 5 Ailen 8 14 15 5 Italia 6 8 9 9 Pháp 3 10 10 10 EU 3 9 9 9 Mỹ 5 10 8 5 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên52 PHÂN LOẠI THẤT NGHIỆP Thất nghiệp thường được chia thành 2 loại, – Thất nghiệp trong dài hạn và thất nghiệp trong ngắn hạn:  Thất nghiệp dài hạn hay còn được gọi là thất nghiệp tự nhiên (Natural Unemployment)  Thất nghiệp ngắn hạn hay thất nghiệp chu kỳ (Cyclical Unemployment) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên53 XÁC ĐỊNH THẤT NGHIỆP  Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên – Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Natural rate of Unemployment) là tỉ lệ thất nghiệp không biến mất ngay cả trong dài hạn. – Đây là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải chịu. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên54 9/5/2010 19 XÁC ĐỊNH THẤT NGHIỆP  Thất nghiệp chu kỳ – Thất nghiệp chu kỳ dùng để chỉ mức biến động từ năm này qua năm khác của thất nghiệp xung quanh tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. – Nó gắn với sự lên xuống của chu kỳ kinh doanh (business cycle). 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên55 Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên56 XÁC ĐỊNH THẤT NGHIỆP  Mô tả thất nghiệp – 3 câu hỏi căn bản: Chính phủ đo lường tỉ lệ thất nghiệp của nền kinh tế như thế nào? Vấn đề nào sẽ nảy sinh khi giải thích các số liệu về thất nghiệp?  Thời gian không có việc làm của một người thất nghiệp điển hình là bao nhiêu lâu? 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên57 9/5/2010 20 LIỆU VIỆC ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP CÓ CHÍNH XÁC?  Rất khó khăn để phân biệt một người đang thất nghiệp và một người không ở trong lực lượng lao động.  Những công nhân bất mãn (Discouraged workers), là những người muốn làm việc nhưng đã từ bỏ việc đi tìm việc sau khi không thành công khi tìm kiếm việc làm, không thể hiện trong thống kê thất nghiệp. vi du\Nhiều thanh niên chán tìm việc.mht  Một số người khác có thể khai báo đang thất nghiệp để nhận trợ cấp trong khi thậm chí họ không tìm việc. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên58 LIỆU VIỆC ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP CÓ CHÍNH XÁC?  Hầu hết thất nghiệp là ngắn hạn.  Hầu hết thất nghiệp được quan sát tại một thời điểm bất kỳ nào đó là dài hạn.  Hầu hết vấn đề thất nghiệp của nền kinh tế gắn với một số tương đối ít các công nhân không có việc làm trong thời gian dài. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên59 TẠI SAO MỘT SỐ NGƯỜI LUÔN THẤT NGHIỆP  Trong một thị trường lao động lí tưởng, mức lương luôn điều chỉnh để cân bằng cung và cầu lao động và mọi công nhân đều có việc làm. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên60 9/5/2010 21 TẠI SAO MỘT SỐ NGƯỜI LUÔN THẤT NGHIỆP  Thất nghiệp tạm thời (Frictional unemployment) để chỉ thất nghiệp do người công nhân cần có thời gian để tìm công việc phù hợp nhất với khả năng và sở thích của họ.  Thất nghiệp cơ cấu (Structural unemployment) là thất nghiệp do số lượng công việc trong một số thị trường lao động nào đó không đủ cho mọi người đều có việc làm. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên61 TÌM VIỆC  Tìm việc (Job search ) – Quá trình mà trong đó người công nhân tìm kiếm một công việc thích hợp với khả năng và sở thích của họ. – Kết quả từ việc rằng cần phải có thời gian để một người có kỹ năng có thể tìm được công việc phù hợp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên62 TÌM VIỆC  Loại thất nghiệp này khác biệt với các loại thất nghiệp khác. – Nó không phải do lương cao hơn mức cân bằng. – Nó xảy ra là bởi thời gian cần thiết để tìm kiếm công việc “phù hợp” (“right” job). vi du\Lời đề nghị đầu tiên.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên63 9/5/2010 22 TẠI SAO MỘT SỐ THẤT NGHIỆP TẠM THỜI LÀ KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI?  Thất nghiệp tạm thời do tìm việc là không thể tránh khỏi do nền kinh tế luôn thay đổi.  Những sự thay đổi trong cơ cấu nhu cầu giữa các ngành và vùng được gọi sự dịch chuyển khu vực (sectoral shifts).  Cần có thời gian để công nhân có thể tìm kiếm việc làm trong những khu vực mới. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên64 CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ TÌM VIỆC LÀM  Các chương trình của chính phủ có thể tác động tới thời gian để những người thất nghiệp tìm được việc làm mới.  Những chương trình này bao gồm: – Các văn phòng giới thiệu việc làm của chính phủ – Chương trình đào tạo của chính phủ – Bảo hiểm thất nghiệp 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên65 CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ TÌM VIỆC LÀM  Các văn phòng giới thiệu việc làm của chính phủ cung cấp thông tin về các cơ hội việc làm để giúp công nhân và công việc đến với nhau nhanh hơn.  Các chương trình đào tạo của chính phủ có mục đích tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi của công nhân từ các ngành đang suy giảm sang những ngành đang tăng trưởng và giúp đỡ các nhóm dân cư bị thiệt thòi thoát khỏi nghèo đói 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên66 9/5/2010 23 CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ TÌM VIỆC LÀM  Bảo hiểm thất nghiệp (Unemployment insurance) là các chương trình của chính phủ bảo vệ một phần thu nhập của công nhân khi họ thất nghiệp. – Cung cấp sự bảo vệ một phần cho công nhân chống lại sự mất việc. – Cung cấp một phần của khoản lương trước đó trong một khoảng thời gian giới hạn cho những người bị mất việc. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên67 CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ TÌM VIỆC LÀM  Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng lượng thất nghiệp tạm thời.  Nó làm giảm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp.  Nó có thể làm tăng cơ hội của những người công nhân để tìm được việc làm thích hợp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên68 CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ TÌM VIỆC LÀM  Thất nghiệp cấu trúc xảy ra khi lượng cung lao động vượt quá lượng cầu lao động.  Thất nghiệp cấu trúc thường được dùng để giải thích cho thất nghiệp dài hạn. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên69 9/5/2010 24 CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ TÌM VIỆC LÀM  Tại sao lại có thất nghiệp cấu trúc? – Luật tiền lương tối thiểu (Minimum-wage laws) – Công đoàn (Unions) – Tiền lương hiệu quả (Efficiency wages) 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên70 LUẬT TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU  Khi lương tối thiểu được ấn định ở mức cao hơn mức cân bằng, nó sẽ tạo ra thất nghiệp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên71 Thất nghiệp do lương tối thiểu quá cao vi du\Lương tối thiểu thấp.mht Số lượng lao động 0 Thặng dư lao động = Thất nghiệp Cung lao động Cầu lao động Lương Lương tối thiểu LD LS WE LE 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên72 9/5/2010 25 CÔNG ĐOÀN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ  Công đoàn (Union) là một tổ chức của những người lao động để đàm phán với giới chủ về mức lương và điều kiện làm việc.  Vào những năm 40s và 50 của thế kỷ 20, khi các công đoàn đang thịnh nhất, khoảng 1/3 lực lượng lao động Mỹ ở trong công đoàn.  Một công đoàn là một dạng cartel, cố gắng thi hành sức mạnh thị trường của mình. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên73 CÔNG ĐOÀN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ  Quá trình mà qua đó, công đoàn và doanh nghiệp đồng ý về các điều khoản làm việc được gọi là thương lượng tập thể (collective bargaining).  Một cuộc đình công (strike) sẽ được tổ chức nếu công đoàn và doanh nghiệp không đạt đến được thỏa thuận.  Một cuộc đình công là việc một tổ chức công đoàn rút người lao động khỏi doanh nghiệp. vi du\dinh cong-dai loan.mht vi du\thương lượng hơn đối đầu.mht vi du\dinh cong-mam tom.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên74 CÔNG ĐOÀN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ  Đình công sẽ làm một số công nhân được thêm lợi ích và một số công nhân bị thiệt đi.  Những công nhân trong công đoàn (người trong cuộc - insiders) sẽ thu được lợi ích từ thương lượng tập thể trong lúc những công nhân bên ngoài công đoàn (người ngoài cuộc - outsiders) sẽ phải chịu một số thiệt hại. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên75 9/5/2010 26 CÔNG ĐOÀN VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ  Bằng việc hành động như một cartel với khả năng đình công hoặc ấn định những cái giá cao khác cho người sử dụng lao động, công đoàn thường đạt được mức lương cao hơn mức cân bằng (above-equilibrium wages) cho công đoàn viên của mình.  Những công nhân là đoàn viên công đoàn thường kiếm được mức lương cao hơn từ 10-20% những công nhân ngoài công đoàn. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên76 CÔNG ĐOÀN TỐT HAY XẤU CHO NỀN KINH TẾ?  Những người phê phán cho rằng công đoàn là nguyên nhân của việc phân bổ lao động thiếu hiệu quả và không công bằng. – Mức lương ở trên mức cạnh tranh sẽ làm giảm cầu lao động và tạo ra thất nghiệp. – Một số công nhân sẽ được lợi từ thiệt hại của những công nhân khác. vi du\Công đoàn-GM.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên77 CÔNG ĐOÀN TỐT HAY XẤU CHO NỀN KINH TẾ?  Những người ủng hộ công đoàn lại cho rằng công đoàn là cần thiết để chống lại quyền lực thị trường của các doanh nghiệp trong việc thuê mướn công nhân.  Họ cho rằng công đoàn rất quan trọng để giúp đỡ các doanh nghiệp đáp lại một cách hiệu quả mối quan tâm của công nhân. vi du\Cong doan-dinh cong.mht vi du\Cong doan-dinh cong 2.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên78 9/5/2010 27 LÍ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ  Mức lương hiệu quả (Efficiency wages) là mức lương trên mức cân bằng (above- equilibrium) được trả bởi doanh nghiệp để làm tăng năng suất lao động của công nhân.  Lí thuyết về tiền lương hiệu quả cho rằng doanh nghiệp sẽ vận hành hiệu quả hơn nếu lương ở trên mức cân bằng. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên79 LÍ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ  Một doanh nghiệp thích một mức lương cao hơn mức lương cân bằng vì những lí do sau: – Sức khỏe của công nhân (Worker Health): những công nhân được trả lương cao hơn sẽ có bữa ăn tốt hơn và do đó năng suất cao hơn. – Tốc độ thay thế công nhân (Worker Turnover): Một công nhân được trả lương cao hơn sẽ ít có ý muốn đi tìm công việc khác. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên80 LÍ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ  Một doanh nghiệp thích một mức lương cao hơn mức lương cân bằng vì những lí do sau: – Nỗ lực của công nhân (Worker Effort): Công nhân có lương cao hơn sẽ khuyến khích công nhân nỗ lực hơn. – Chất lượng công nhân (Worker Quality): Mức lương cao hơn sẽ thu hút những công nhân có chất lượng cao hơn nộp đơn xin việc. vi du\GS Đặng Phong nói chuyện.mht 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên81 9/5/2010 28 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THẤT NGHIỆP Đối với thất nghiệp tự nhiên (Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu) - Tăng cường công tác đào tạo & đào tạo lại tay nghề cho người lao động để họ đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế từng thời kỳ; - Giúp đỡ học sinh mới tốt nghiệp có được tay nghề và kinh nghiệm ban đầu; - Đẩy mạnh công tác thông tin & tư vấn việc làm; - Tạo điều kiện thuận lợi cho lao động di chuyển giữa các vùng; - Giảm trợ cấp thất nghiệp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên82 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THẤT NGHIỆP Đối với thất nghiệp chu kỳ: Khi nền kinh tế đang suy thoái, tổng cầu thấp → sản lượng và công ăn việc làm thấp → Chính phủ cần có các biện pháp tăng tổng cầu (AD) → tăng sản lượng (Y) & việc làm Các biện pháp mở rộng tài chính, tiền tệ: Giảm thuế, tăng chi tiêu chính phủ, tăng mức cung tiền, hạ lãi suất → tăng tổng cầu (AD) → Tăng sản lượng (Y) & việc làm 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên83 TÓM TẮT  Tỉ lệ thất nghiệp là phần trăm những người muốn có việc nhưng không tìm được việc.  Tỉ lệ thất nghiệp là một thước đo không hoàn hảo cho sự không có việc. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên84 9/5/2010 29 TÓM TẮT  Một lí do cho thất nghiệp là thời gian cần thiết để công nhân có thể tìm kiếm việc làm phù hợp nhất với khả năng và sở thích của họ.  Một lí do nữa khiến nền kinh tế luôn có thất nghiệp là luật tiền lương tối thiểu.  Luật tiền lương tối thiểu làm tăng số lượng lao động được cung cấp và giảm lượng lao động được yêu cầu. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên85 TÓM TẮT  Lí do thứ ba cho thất nghiệp là quyền lực thị trường của các công đoàn.  Lí do thứ tư cho thất nghiệp là do tiền lương tối thiểu.  Lương cao có thể cải thiện sức khỏe công nhân, làm giảm số lượng công nhân bỏ việc, tăng nỗ lực làm việc và tăng chất lượng làm việc. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên86 THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT  Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (The natural rate of unemployment) phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của thị trường lao động.  Ví dụ như luật lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của công đoàn và hiệu quả của việc tìm việc.  Tỉ lệ lạm phát phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng của khối lượng tiền, được kiểm soát bởi NHTW. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên87 9/5/2010 30  Xã hội đối mặt với sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.  Nếu các nhà làm chính sách mở rộng tổng cầu, họ có thể giảm bớt thất nghiệp,nhưng với cái giá là lạm phát cao hơn.  Nếu họ thu hẹp tổng cầu, họ có thể giảm bớt lạm phát nhưng cái giả phải trả là thất nghiệp tạm thời sẽ tăng lên. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT 88 ĐƯỜNG PHILLIPS  Đường Phillips (Phillips curve) mô tả mối liên hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên89 Đường Phillips Tỉ lệ thất nghiệp (%) 0 Tỉ lệ lạm phát (%/năm) Đường Phillips 4 B6 7 A2 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên90 9/5/2010 31 TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS  Đường Phillips cho thấy sự kết hợp ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp khi đường tổng cầu ngắn hạn dịch chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên91  Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ càng cao, tổng sản lượng của nền kinh tế càng lớn và mức giá chung càng cao.  Mức sản lượng cao hơn dẫn tới mức thất nghiệp thấp hơn. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên TỔNG CẦU, TỔNG CUNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS 92 Cách thức đường Phillips liên kết tổng cầu và tổng cung Tổng sản lượng0 Đường tổng cung ngắn hạn (a) Mô hình tổng cầu và tổng cung Tỉ lệ thất nghiệp0 Lạm phátMức giá (b) Đường Phillips Đường PhillipsTổng cầu thấp Tổng cầu cao (sản lượng là 8.000) B 4 6 (sản lượng là 7.500) A 7 2 8,000 (Thất nghiệp là 4%) 106 B (Thất nghiệp là 7%) 7,500 102 A Copyright © 2004 South-Western 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên93 9/5/2010 32 SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS: VAI TRÒ CỦA KỲ VỌNG  Đường Phillips có vẻ đưa ra cho các nhà làm chính sách một thực đơn để lựa chọn giữa các kết quả lạm phát và thất nghiệp khả dĩ. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên94 ĐƯỜNG PHILLIPS DÀI HẠN  Vào những năm 60, Friedman và Phelps kết luận rằng lạm phát và thất nghiệp không có liên hệ trong dài hạn. – Do đó, đường Phillips dài hạn nằm thằng đứng tại tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên. – Chính sách tiền tệ có thể có hiệu quả trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn thì không. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên95 Đường Phillips dài hạn Tỉ lệ thất nghiệp0 Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỉ lệ lạm phát Đường Phillips dài hạn B Lạm phát cao Lạm phát thấp A 2. . . . nhưng thất nghiệp vẫn ở mức tự nhiên trong dài hạn 1. Khi NHNW tăng cung tiền, lạm phát tăng lên Copyright © 2004 South-Western 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên96 9/5/2010 33 Cách đường Phillips liên hệ giữa tổng cung và tổng cầu Tỏng sản lượng Mức sản lượng tự nhiên Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên 0 Mức giá P Tổng cầu, AD1 Đường tổng cung dài hạn Đường Phillips dài hạn (a) Mô hình tổng cầu và tổng cung Tỉ lệ thất nghiệp 0 Tỉ lệ lạm phát (b) Đường Phillips 2. . . . làm mức giá tăng lên 1. Sự tăng lên trong cung tiền làm tăng tổng cầu. A AD2 B A 4. . . . Nhưng làm sản lượng và thất nghiệp rời khỏi mức tự nhiên của chúng 3. . . .và làm tăng tỉ lệ lạm phát ... P2 B Copyright © 2004 South-Western 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên97 KỲ VỌNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS DÀI HẠN  Lạm phát dự kiến (expected inflation) phản ánh qui mô thay đổi của mức giá chung mà mọi người dự kiến. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên98  Trong dài hạn, lạm phát dự kiến điều chỉnh theo sự thay đổi trong tỉ lệ lạm phát thực tế (actual inflation).  Khả năng của NHTW trong việc tạo ra lạm phát không dự kiến (unexpected inflation) chỉ tồn tại trong ngắn hạn. – Khi mọi người dự kiến tỉ lệ lạm phát, cách duy nhất để đưa thất nghiệp về dưới mức tự nhiên là cho tỉ lệ lạm phát thực tế cao hơn tỉ lệ lạm phát dự kiến. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên KỲ VỌNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS DÀI HẠN 99 9/5/2010 34  Phương trình này liên kết tỉ lệ thất nghiệp với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát thực tế và lạm phát dự kiến. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 10 0 Tỉ lệ thất nghiệp = Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên - α(lạm phát thực tế - lạm phát dự kiến) KỲ VỌNG VÀ ĐƯỜNG PHILLIPS NGẮN HẠN Cách lạm phát dự kiến làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn Tỉ lệ thất nghiệp0 Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên Tỉ lệ lạm phát Đường Phillips dài hạn Đường Phillips ngắn hạn với lạm phát dự kiến cao Đường Phillips ngắn hạn với lạm phát dự kiến thấp1. Chính sách mở rộng làm dịch cuyển nền kinh tế dọc đường Phillips ngắn hạn 2. . . . nhưng trong dài hạn lạm phát dự kiến tăng lên và đường Phillips dịch sang phải CB A 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên101 THỰC NGHIỆM TỰ NHIÊN CHO GIẢ THIẾT TỈ LỆ TỰ NHIÊN  Quan điểm cho rằng cuối cùng tỉ lệ thất nghiệp sẽ trở về mức tự nhiên, bất kể tỉ lệ lạm phát được gọi là giả thiết tỉ lệ tự nhiên (natural-rate hypothesis).  Các quan sát lịch sử ủng hộ giả thiết này. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 10 2 9/5/2010 35  Quan niệm về đường Phillips ổn định bị phá vỡ trong những năm thập kỷ 70.  Trong những năm từ 70-80, nền kinh tế Mỹ trải qua một giai đoạn lạm phát và thất nghiệp đồng thời cùng cao. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên THỰC NGHIỆM TỰ NHIÊN CHO GIẢ THIẾT TỈ LỆ TỰ NHIÊN 10 3 Đường Phillips trong những năm 1960s 1 2 3 4 5 6 7 8 9 100 2 4 6 8 10 Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ lạm phát 1968 1966 1961 1962 1963 1967 1965 1964 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên104 Sự sụp đổ của đường Phillips 1 2 3 4 5 6 7 8 9 100 2 4 6 8 10 Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ lạm phát 1973 1966 1972 1971 1961 1962 1963 1967 1968 1969 1970 1965 1964 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên105 9/5/2010 36 SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS: VAI TRÒ CỦA CÁC CÚ SỐC CUNG  Các dữ liệu lịch sử chỉ ra rằng ngay cả đường Phillips ngắn hạn cũng có thể dịch chuyển do sự thay đổi trong kỳ vọng về lạm phát. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 10 6  Đường Phillips ngắn hạn cũng có thể dịch chuyển do các cú sốc của tổng cung. – Những sự đảo ngược lớn trong tổng cung có thể làm tồi tệ đi sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. – Các cú sốc bất lợi về cung (adverse supply shock) gây cho các nhà làm chính sách sự đánh đổi ít mong muốn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS: VAI TRÒ CỦA CÁC CÚ SỐC CUNG 10 7  Một cú sốc về cung (supply shock) is là một sự kiện tác động trực tiếp tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp và qua đó tới giá cả của họ.  Điều này làm dịch chuyển đường tổng cung ...  và qua đó là làm dịch chuyển đường Phillips. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS: VAI TRÒ CỦA CÁC CÚ SỐC CUNG 10 8 9/5/2010 37 Một cú sốc bất lợi của tổng cung Sản lượng0 Mức giá Tổng cầu (a) Mô hình về tổng cung và tỏng cầu Tỉ lệ thất nghiệp0 Lạm phát (b) Đường Phillips 3. . . . và làm tăng mức giá AS2 Tổng cung, AS1 A 1. Một sự dịch chuyển bất lợi của tổng cung 4. . . .tạo cho các nhà làm chính sách sự đánh đổi ít ưa thích hơn giữa thất nghiệp và lạm phát BP2 Y2 P A Y Đường Phillips, PC1 2. . . hạ thấp sản lượng. . . PC2 B 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên109  Vào những năm 70, các nhà làm chính sách phải đối mặt với 2 lựa chọn khi OPEC cắt giảm sản lượng và tăng giá dầu trên toàn cẩu: – Chiến đấu với thất nghiệp bằng cách mở rộng tổng cầu và làm tăng lạm phát. – Chiến đấu với lạm phát bằng cách cắt giảm tổng cầu và chịu đựng thất nghiệp ở mức cao hơn. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS: VAI TRÒ CỦA CÁC CÚ SỐC CUNG 11 0 Các cú sốc cung trong những năm 1970s ở Mỹ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 100 2 4 6 8 10 Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ lạm phát 1972 19751981 1976 1978 1979 1980 1973 1974 1977 Copyright © 2004 South-Western 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên111 9/5/2010 38 CHI PHÍ CỦA VIỆC CẮT GIẢM LẠM PHÁT  Để giảm lạm phát, NHTW phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt.  Khi NHTW giảm tốc độ tăng trưởng tiền tệ, nó làm giảm tổng cầu.  Điều này làm giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất.  Và dẫn tới làm tăng thất nghiệp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 11 2 Chính sách tiền tệ làm giảm lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn Tỉ lệ thất nghiệp0 Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên Lạm phát Đường Phillips dài hạn Đường Phillips ngắn hạn với kỳ vọng cao về lạm phát Đường Phillips ngắn hạn với kỳ vọng lạm phát thấp 1. Chính sách thắt chặt làm dịch chuyền nền kinh tế dọc đường Phillips ngắn hạn 2. . . . nhưng trong dài hạn, tỉ lệ lạm phát dự kiến giảm và đường Phillips ngắn hạn dịch sang trái BC A Copyright © 2004 South-Western 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên113  Để giảm lạm phát, một nền kinh tế phải trải qua một thời kỳ thất nghiệp cao và sản lượng thấp. – Khi NHTW sử dụng chính sách tiền tệ chống lạm phát, nền kinh tế sẽ dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn xuống dưới. – Nền kinh tế sẽ có lạm phát thấp nhưng với cái giá là thất nghiệp cao. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 11 4 CHI PHÍ CỦA VIỆC CẮT GIẢM LẠM PHÁT 9/5/2010 39  Tỉ lệ hi sinh (sacrifice ratio) là % sản lượng hàng năm mất đi khi muốn làm giảm lạm phát 1%. – Ở Mỹ, người ta ước tính tỉ lệ hi sinh là 5. – Để giảm lạm phát từ 10% trong giai đoạn 1979- 1981 xuống 4%, đòi hỏi phải hi sinh 30% sản lượng hàng năm. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 11 5 CHI PHÍ CỦA VIỆC CẮT GIẢM LẠM PHÁT KỲ VỌNG HỢP LÍ VÀ KHẢ NĂNG CẮT GIẢM LẠM PHÁT ÍT TỐN CHI PHÍ  Lí thuyết kỳ vọng hợp lí (theory of rational expectations) cho rằng mọi người thường sử dụng tối ưu mọi thông tin họ có, bao gồm cả thông tin về chính sách của chính phủ khi dự đoán về tương lai. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 11 6  Lạm phát kỳ vọng giải thích tại sao có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn chứ không phải trong dài hạn.  Sự đánh đổi trong ngắn hạn có mất đi nhanh chóng hay không phụ thuộc vào mức độ điều chỉnh nhanh chóng của kỳ vọng. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 11 7 KỲ VỌNG HỢP LÍ VÀ KHẢ NĂNG CẮT GIẢM LẠM PHÁT ÍT TỐN CHI PHÍ 9/5/2010 40  Lí thuyết về kỳ vọng hợp lí cho rằng tỉ lệ hi sinh có thể nhỏ hơn ước tính. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 11 8 KỲ VỌNG HỢP LÍ VÀ KHẢ NĂNG CẮT GIẢM LẠM PHÁT ÍT TỐN CHI PHÍ CHÍNH SÁCH GIẢM LẠM PHÁT CỦA VOLCKER  Khi Paul Volcker làm chủ tịch của Fed trong những năm 1970s, lạm phát ở Mỹ được coi như vấn đề nghiêm trọng nhất của quốc gia vào thời điểm này.  Volcker đã thành công trong việc giảm lạm phát (từ 10% xuống 4%), nhưng với chi phí là thất nghiệp cao (khoảng 10% vào năm 1983). 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 11 9 Chính sách giảm lạm phát của Volcker 1 2 3 4 5 6 7 8 9 100 2 4 6 8 10 Tỉ lệ thất nghiệp Tỉ lệ lạm phát 1980 1981 1982 1984 1986 1985 1979 A 1983 B 1987 C 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên120 9/5/2010 41 THỜI KỲ CỦA GREENSPAN  Nhiệm kỳ thống đốc Fed của Alan Greenspan khởi đầu với những cú sốc thuận lợi về cung. – Vào năm 1986, các nước thành viên OPEC bãi bỏ thỏa thuận của họ về hạn chế sản lượng. – Điều này dẫn tới việc giảm lạm phát và giảm thất nghiệp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 12 1 Thời kỳ Greenspan 1 2 3 4 5 6 7 8 9 100 2 4 6 8 10 Thất nghiệp Tỉ lệ lạm phát 19841991 1985 1992 1986 1993 1994 1988 1987 1995 1996 20021998 1999 2000 2001 1989 1990 1997 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên122  Sự biến động của lạm phát và thất nghiệp trong những năm gần đây tương đối nhỏ vì hành động của Fed. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 12 3 THỜI KỲ CỦA GREENSPAN 9/5/2010 42 TÓM TẮT  Đường Phillips mô tả mối liên hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.  Bằng việc mở rộng tổng cầu, các nhà làm chính sách có thể chọn một điểm trên đường Phillips curve với mức lạm phát cao hơn và thất nghiệp thấp hơn.  Bằng việc cắt giảm tổng cầu, các nhà làm chính sách có thể chọn một điểm có lạm phát thấp hơn và thất nghiệp cao hơn. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 12 4 TÓM TẮT  Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp được mô tả bằng đường Phillips chỉ đúng trong ngắn hạn.  Đường Phillips dài hạn nằm thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự nhiên. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 12 5 TÓM TẮT  Đường Phillips ngắn hạn cũng dịch chuyển khi có các cú sốc về cung.  Một cú sốc bất lợi về cung làm các nhà làm chính sách có sự lựa chọn ít ưa thích hơn giữa lạm phát và thất nghiệp. 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 12 6 9/5/2010 43 TÓM TẮT  Khi NHTW cắt giảm tăng trưởng cung tiền để chống lạm phát, nó làm nền kinh tế dịch chuyển dọc đường Phillips ngắn hạn.  Điều này dẫn tới thất nghiệp cao hơn.  Chi phí của việc giảm lạm phát phụ thuộc vào việc kỳ vọng về lạm phát có được điều chỉnh nhanh hay không 9/5/2010 Trần Mạnh Kiên 12 7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_vi_mo_macro_chinh_qui_249_c6_3071.pdf