Bài giảng Giới thiệu về thương mại điện tử

9. Muare (C2c) Một trang diễn đàn rao vặt như 5giay được tách ra từ diễn đàn nổi tiếng ttvnol. 10. Gophatdat.com (B2B) Một trang web B2B khá lớn được xây dựng lâu năm tại Việt nam và là trang B2B estore thành công nhất tại Việt nam hiện nay.

ppt102 trang | Chia sẻ: hao_hao | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giới thiệu về thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 UNCITRAL Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL_United Nations Commission on International Trade Law) Định nghĩa về TMDT như sau: TMDT theo Uncitral (tt1) “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; Uncitral (tt2) cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” Theo nghĩa hẹp: TMDTchỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Theo Tổ chức TM Thế giới (WTO): “TMDT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua Internet". Các ngữ nghĩa của TMDT TMDT hiểu theo nghĩa rộng: Là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. Phản ánh các bước TMĐT, theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (MSDP) thông qua các phương tiện điện tử” Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước, theo chiều dọc: TMĐT bao gồm - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT - Thông điệp - Các quy tắc cơ bản - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực - Các ứng dụng UN: với định nghĩa đầy đủ Các góc độ TMDT: Quản Trị Kinh Doanh Trao đổi thông tin Dịch vụ Trực tuyến Các góc độ TMDT (tt1) . 1.Quản Trị Kinh Doanh Là việc ứng dụng công nghệ thông tin và internet vào các quy trình, hoạt động của doanh nghiệp Các góc độ TMDT (tt2) 2.Trao đổi thông tin: TMĐT là quá trình trao đổi thông tin, hàng hoá/dịch vụ hoặc thanh toán qua đường truyền điện thoại, các mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác. Các góc độ TMDT (tt3) 3. Dịch vụ: TMĐT là một công cụ cho mục tiêu cắt giảm chi phí dịch vụ, nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng hàng hoá và tăng tốc độ cung cấp dịch vụ của các hãng, người tiêu dùng và quá trình quản lý. Các góc độ TMDT (tt4) 4. Trực tuyến (online): TMĐT cung cấp khả năng mua và bán các sản phẩm và thông tin trên Internet và các dịch vụ trực tuyến khác. Tính chất TMĐT GDTM (giao dịch thương mại): các hoạt động vi mua bán, cung cấp dịch vụ, đại lý, ủy thác… Phương tiện điện tử: điện thoại, fax, mạng cục bộ, internet Không giấy tờ Thanh toán trực tuyến 1./Các bên tiến hành giao dịch không tiếp xúc trực tiếp, không đòi hỏi phải biết nhau từ trước 2./Các giao dịch TM truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMDT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Đặc trưng của thương mại điện tử 3./Trong hoạt động giao dịch TMDT đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực 4./Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMDT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường Đặc trưng thương mại đt 2 Các giao tiếp TMDT Người với người (qua điện thoại, thư điện tử FAX); Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua WEB); Máy điện tử với người (qua FAX, thư điện tử), và; Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ khôn – minh, mã vạch). Người với người (điện thoại, thư điện tử, FAX) Máy tính điện tử với máy tính điện tử (EDI, thẻ khôn minh, mã vạch) Máy tính điện tử với người (FAX, thư điện tử) Người với máy tính điện tử (mẫu biểu điện tử, Web)  Sơ đồ giao tiếp Hình thức hoạt động chủ yếu TMDT Thư điện tử (e-mail) Thanh toán điện tử(electronic payment) Trao đổi dữ kiện điện tử (electronic data interchange: EDI) Trao gởi số hóa các dung liệu (digital delivery of content) MÔ HÌNH GIAO DỊCH TMĐT Các mối quan hệ TMDT Busines to Consumer B2C Business to Business B2B Business to Government B2G Consumer to Government C2G Government to Government. 1.business-to-business B2B. Là các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Chủ yếu thực hiện trên các hệ thống ứng dụng Tmdt như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch B2B (emarketplaces), dây chuyền cung ứng hàng hóa, cùng liên kết để sản xuất ra 1 sản phẩm : Boeing, AirBus, Toyota, đấu giá B2B (tt) Tỉ trọng B2B chiếm 80% - 90% doanh số trong toàn bộ giao dịch TMDT đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,… Một số website B2B tiêu biểu: www.alibaba.com, www.ec21.com, www.ecvn.com , www.vnemart.com.vn B2B –Bên Bán (một bên bán nhiều bên mua) Là mô hình dựa trên công nghệ web trong đó môt cty bán cho nhiều cty mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: Bán từ catalog điện tử Bán qua quá trình đấu giá Bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thoả thuận trước. Cty bán có thể là nhà sản xuất loại click-and-mortar hoặc nhà trung gian thông thường là nhà phân phối hay đại lý Một bên bán nhiều mua Bán MUA MUA MUA MUA Bên Mua Một bên mua - nhiều bên bán Một nhà kinh doanh siêu thị, cần nhiều nguồn cung cấp khác nhau như: Coop Mart, Metro Mua Bán Bán Bán Sàn Giao Dịch nhiều bên bán - nhiều bên mua Để cả 2 cùng tham gia, vì bên bán có thể mua và bên mua có thể bán Sàn giao dịch giúp cho việc mua bán thuận tiện hơn trên khối lượng và có qui củ Mua Mua Mua Bán Bán Bán Bán 2.business-to-consumer B2C B2C là loại hình giao dịch giữa DN và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có phạm vi ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường DN sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng 2.Một số website B2C tiêu biểu www.amazon.com : doanh nghiệp lập website hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng, ở VN là e-tailing: bán lẽ trực tuyến,thường là B2C www.chodientu.vn 3. Bussiness to Government Là loại hình giao dịch giữa DN với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan NN đóng vai trò khách hàng.. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan NN, tiến hành việc đấu thầu hh, DV và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí 4. Consumer2Consumer Là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau. Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động TM với tư cách là người bán, người cung cấp DV. Một cá nhân có thể tự thiết lập website để KD những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường. 4. Consumer2Consumer (tt)     * Một số website C2C tiêu biểu: www.ebay.com, www.1001shoppings.com, www.heya.com.vn, www.chodientu.vn, www.sieuthihangchatluong.com, www.5giay.vn, www.raovat.com 5. Business2Government B2G là loại hình giao dịch giữa DN với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan NN đóng vai trò khách hàng.. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan NN, tiến hành việc đấu thầu hh, DV và lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công. 6.G2B Goverment2Business Cơ quan nhà nước đóng vai trò quản lý vừa là khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ, hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, quota tự động 7. G2C Chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của Tmdt. Ví dụ: hoạt động đóng thuế qua mạng, đăng ký dịch vụ qua mạng, thông báo lịch làm việc, tiếp dân, thông báo tiến trình, trả phí đăng ký hồ sơ. Hoạt động nầy chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực Chính Phủ Điện Tử (E-Gov) 8. B2B2C và C2B business-to-business-to-consumer (B2B2C) : là mô hình trong đó doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tới doanh nghiệp khác để họ bảo trì sản phẩm với người tiêu dùng của họ. consumer-to-business (C2B): Là mô hình trong đó mỗi cá nhân sử dụng Internet để bán sản phẩm hay dịch vụ tới các tổ chức, hay là các tổ chức tìm kiếm những người tiêu dùng và bán sản phẩm cho họ. 9. M-Commerce và L-Commerce mobile commerce (m-commerce): Các giao dịch và các hoạt động giao tiếp trong TMĐT thực hiện trong môi trường không dây. Location-based commerce (l-commerce) Là giao dịch thương mại không dây (m-commerce) tập trung và một địa điểm nào đó, trong một thời điểm nào đó : hội chợ, hội thảo, các siêu thị… Intrabusiness EC và business2employees B2E intrabusiness EC: là một loại thương mại điện tử bao gồm tất cả các hoạt động trong tổ chức như trao đổi hàng hoá, dịch vụ, hay thông tin giữa các bộ phận và cá nhân trong cùng một cơ quan. business-to-employees (B2E): mô hình TMĐT trong đó tổ chức phân phối các dịch vụ, thông tin, hay sản phẩm cho các nhân viên. C2C và công nghệ P2P peer-to-peer (P2P): là công nghệ sử dụng khả năng của mạng máy tính đơn lẻ chia sẽ dữ liệu và xử lý với những máy khác một cách trực tiếp; có thể được dùng trong C2C, B2B, B2C e-commerce Một số ngành công nghiệp trực tuyến điển hình _1 Bán lẻ trực tuyến, Tạp hóa trực tuyến Dịch vụ y tế / chăm sóc sức khỏe trực tuyến Lữ hành trực tuyến Vận tải trực tuyến Một số ngành công nghiệp trực tuyến điển hình _2 Bán sản phẩm trí tuệ trực tuyến (selling brainpower online) Các dịch vụ trực tuyến: tâm lý, pháp lý, môi giới hôn nhân Kinh doanh bất động sản Dịch vụ dành cho trẻ em Một số ngành công nghiệp trực tuyến điển hình_3 Ngân hàng và đầu tư trực tuyến, thanh toán trực tuyến(hàng hóa, điện, nước, điện thoại, th cáp, học phí, chuyển tiền ảo Học tập trực tuyến Xuất bản trực tuyến Giải trí trực tuyến (game online, phim online, nhạc số online..) Một số ngành công nghiệp trực tuyến điển hình_4 Nhân sự trực tuyến & nguồn nhân lực ngoài (out Sourcing) Giao dịch chứng khoán Giao dich vàng qua sàn kinh doanh vàng (VN đã đóng cửa sàn GD từ tháng 3 năm 2010) Lợi ích Giảm chi phí văn phòng,bán hàng, giao dịch Tăng tốc độ giao dịch Hiệu suất thời gian tăng đáng kể Thu hẹp khoảng cách địa lý Thị trường mở rộng Đối tượng tham gia chọn lọc hơn Đòi hỏi TMDT a. Hạ tầng cơ sở công nghệ b. Hạ tầng cơ sở nhân lực c. Bảo mật an toàn d. Hệ thống thanh toán tự động e. Bảo vệ sở hữu trí tuệ f. Bảo vệ người tiêu dùng g. Môi trường kinh tế và pháp lý h. Tác động văn hóa xã hội i. Lệ thuộc công nghệ 1.6 Lợi ích và hạn chế của TMDT A. Lợi ích Thu thập được nhiều thông tin Giảm chi phí sản xuất Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch Xây dựng quan hệ với đối tác Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức Lợi ích và hạn chế trong TMDT B. Hạn chế Công nghệ thay đổi nhanh chóng: Sớm lạc hậu, cập nhật liên tục (tăng thêm chi phí) Bảo mật& an toàn cơ sở dữ liệu: Rò rĩ, đánh cắp, tấn công Rủi ro trong thanh toán mất tiền- hàng, mất thời gian, mất uy tín Cơ chế pháp lý chưa hoàn thiện:dể tranh chấp, kiện tụng, hầu tòa, tốn tg và nhân lực -> làm nãn lòng 2 bên Hạn chế_1 Hạn chế_2 Hạn chế_3 Hạn chế_4 Hạn chế_5 Thống kê ở VN 02-2010 Ảnh hưởng TMDT Ảnh hưởng của TMDT với xã hội vô cùng to lớn, đó là Cải tiến cách tiếp thị trực tuyến Thay đổi cung cách bán hàng Chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp Tác động lên sản xuất Ảnh hưởng đến ngân hàng 1.Cải tiến tiếp thị trực tiếp Khuyến mãi: tăng hoạt động khuyến mại sản phẩm và dịch vụ thông: qua việc cung cấp đầy đủ thông tin website, email Kênh bán hàng mới: kênh quảng bá, phân phối hàng hoá qua Internet. Tiết kiệm chi phí: giảm chi phí khi doanh nghiệp tiến hành chuyển thông tin đến khách hàng thông qua Internet, đặc biệt các sản phẩm số, phần mềm, nhạc số, ảnh số, tài liệu 1. Cải tiến tiếp thị trực tiếp(tt) Giảm chu kỳ kinh doanh: qui trình sản xuất, quảng cáo, bán, giao nhận sản phẩm được rút ngắn Dịch vụ khách hàng: tăng cường mạnh mẻ từ việc cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết mặt hàng, bảo hành, sử dụng Cũng cố hình ảnh của công ty: Công ty quảng cáo hình ảnh mình một cách rộng rãi, hiệu quả nhờ các công cụ mạnh hiệu quả trên mạng 2. Thay đổi cung cách bán hàng Đáp ứng yêu cầu riêng (Customization): Khách hàng có thể đặt mua hàng hoá và dịch vụ khác nhau theo yêu cầu của mỗi cá nhân. Thay đổi cung cách giao dịch: Thị trường truyền thống không giao hàng tới các điểm mua hàng. Tại các siêu thị ảo, hàng hoá được chuyển giao trực tiếp cho người mua khi quá trình mua hàng kết thúc, làm cho thị trường hoạt động sôi nổi hơn. 3. Chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp Các công ty phải chuyển đổi công nghệ mới, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ, dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp và đáp ứng được thị trường. Quá trình thích ứng có thể gắn liền những thay đổi trong hoạt động chiến lược cũng như cơ cấu tổ chức. Những thay đổi này có thể chuyển đổi cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Các công nghệ mới đòi hỏi các phương pháp tổ chức mới : bao gồm bộ phận sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, vận chuyển, giao nhận, bảo mật, bảo hành 4. Tác động lên sản xuất TMĐT tạo ra sự thay đổi trong hệ thống sản xuất, như từ mô hình sản xuất hàng loạt sang mô hình sản xuất theo nhu cầu của thị trường, cũng như việc áp dụng các phương pháp kiểm soát như quản lý kịp thời (JIT). Ngoài ra dây chuyền sản xuất còn hợp nhất với các bộ phận tài chính, tiếp thị và các bộ phận chức năng khác, cũng như các đối tác kinh doanh, khách hàng. 5. Ảnh hưởng đến ngân hàng Hệ thống thanh toán cũ không phù hợp, hiệu quả thấp, thanh toán trực tuyến đòi hỏi những hỗ trợ đặt biệt từ phía ngân hàng Vấn đề trở nên phức tạp khi sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến (như tiền điện tử, ví điện tử, thanh toán online), liên quan tới vấn đề pháp lý và các cam kết thực hiện chuẩn quốc tế, do đó CNTT đã góp phần lớn cho hoạt động TTTT 5. Ảnh hưởng đến ngân hàng và (tt) Hệ thống ngân hàng có nhiều thay đổi như mở thêm các dịch vụ ngân hàng trên nền Internet gọi là Internet Banking như: E-banking, SMS banking, đồng thời liên kết nhiều công ty hổ trợ thanh toán trực truyến, thanh toán điện nước, hổ trợ các cổng thanh toán trực tuyến Vcoin, Ngân lượng, Bảo kim, qua ví điện tử, và liên kết các tổ chức quốc tế để phát hành thẻ Visa, Master card quốc tế Lợi ích_ (Tham khảo thêm) TMĐT đem lại nhiều lợi ích như chi phí kinh doanh thấp, tạo cơ hội kết nối hàng trăm triệu người v.v…Đồng thời với sự phát triển cở sở hạ tầng máy tính đã đem lại những lợi ích đặc biệt cho toàn xã hội. Ích lợi xét theo 3 lĩnh vực Đối với các tổ chức kinh doanh Đối với khách hàng Đối với xã hội Lợi ích với các tổ chức kinh doanh (Tham khảo thêm) Mở rộng thị trường Vốn ít, doanh ngiệp dễ dàng phát triển khách hàng, đối tác thích hợp trên phạm vi toàn cầu Giảm chi phí về: Xử lý thông tin, phân phối, dự trữ và giảm mức tồn kho, chi phí quản lý, văn phòng, giao dịch Thời gian mua bán, thanh toán giao nhận Nâng cao: Năng lực tổ chức, chuyên môn, quảng cáo hiệu quả, nguồn khách hàng dồi dào Back Lợi ích đối với khách hàng (Tham khảo thêm) Khả năng lựa chọn hàng hóa, đối tác cao Tìm hiểu trước sản phẩm chuẩn bị mua Có điều kiện so sánh về doanh nghiệp, giá cả, chất lượng, hậu mãi Được tham gia các cuộc đấu giá ảo để mua hàng giá rẻ Có thể yêu cầu sản phẩm đặc trưng cho cá nhân (loại hàng phù hợp riêng, cá tính) Liên lạc và trao đổi thông tin lẫn nhau, tạo ra nhóm khách hàng kinh nghiệm, sành điệu back Lợi ích đối với xã hội (Tham khảo thêm) Có thể làm việc tại nhà, giảm di chuyển, giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường. Giá bán có thể thấp hơn, giảm tình trạng tích trữ hàng hoá, kích thích tiêu dùng. next Lợi ích đối với xã hội (Tham khảo thêm) (tt) Nhiều đối tượng nghèo khó, vùng sâu cũng có khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ mới, đặc biệt các sản phẩm mang tính cộng đồng như đào tạo từ xa, tư vấn pháp lý, dạy nghề Người dân giao tiếp với chính phủ dể dàng, các ý nguyện dể đề đạt hơn(Website góp ý, hòm thư dân nguyện) back Các hạn chế của TMĐT(Tham khảo thêm) Mặc dù có ưu điểm vượt trội, nhưng TMDT vẫn còn nhiều tồn tại theo thời gian, công nghệ, trình độ nhận thức của người tiêu dùng lẫn bên bán, đó là: Các hạn chế về công nghệ Các hạn chế về thương mại Các hạn chế về công nghệ (tk) Thiếu các hệ thống hoàn chỉnh về an toàn giao dịch, tính xác thực, các tiêu chuẩn. Yếu kém Bưu chính&viễn thông hạn chế quá trình kết nối Internet, truyền tải thông tin Thiếu các công cụ phát triển phần mềm, nhất là phần mềm TMĐT với các ứng dụng Hạ tầng cơ sở Internet vẫn còn những yếu Một vài phần mềm TMĐT không phù hợp với một số phần cứng hoặc không tương thích. Back Các hạn chế về thương mại (tk) Vấn đề pháp lý, luật lệ ban hành từ phía chính phủ, các tiêu chuẩn chung vẫn còn chờ thông tư hướng dẫn hay một số luật, nghị định không còn phù hợp với sự phát triển mới Thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ Trong rất nhiều ứng dụng, thiếu sự tham gia đầy đủ của người mua cũng như người bán, do đó không khai thác hết được những lợi thế của hoạt động TMĐT. • TMĐT có thể làm ảnh hưởng đến những quan hệ trong xã hội. • Giá cước truy cập Internet & 3G, 4G vẫn cao không thuận tiện giao dịch Tiếp tục Phần liên kết Link Thanh toán điện tử_1 Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v.. thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới Trao đổi dữ liệu điện tử EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI electronic data interchange) là việc trao đổi các dữ liệu "dạng có cấu trúc” (structured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau. Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”. Nội dung EDI Ngày nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng Internet. Để phục vụ cho buôn bán giữa các doanh nghiệp thuận lợi hơn với chi phí truyền thông không quá tốn kém, người ta đã xây dựng một kiểu mạng mới gọi là “mạng riêng ảo” (virtual private network), là mạng riêng dạng intranet của một doanh nghiệp nhưng được thiết lập dựa trên chuẩn trang Web và truyền thông qua mạng Internet. Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau: 1/ Giao dịch kết nối 2/ Đặt hàng 3/ Giao dịch gửi hàng 4/Thanh toán Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính FEDI a. Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. Back Tiền lẻ điện tử b. Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash). Tiền lẻ điện tử đang trên đà phát triển nhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau: Tiền lẻ điện tử (tt) + Dùng để thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền mua báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp); + Có thể tiến hàng giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là vô danh + Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả Tiền lẻ điện tử (tt.) c. Ví điện tử (electronic purse); là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền lẻ điện tử”. Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, có một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ được “chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu (như xác nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là “ đúng” Internet Banking d. Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ: (1) Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, kiôs, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp…, (2) Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị…,) (3) Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng 1.5.4. Truyền dung liệu Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng. Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v.. 1.5.4. Truyền dung liệu (tt_2) Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như của hàng, quầy báo v.v.) để người sử dụng mua và nhận trức tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery). 1.5.4. Truyền dung liệu (tt_3) Các tờ báo, các tư liệu công ty, các ca-ta-lô sản phẩm lần lượt đưa lên Web, người ta gọi là “xuất bản điện tử” (electronic publishing hoặc Web publishing), khoảng 2700 tờ báo đã được đưa lên Web gọi là “sách điện tử”; các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, kể chuyện v.v..cũng được số hóa, truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống (download); và sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử. Chuyển tiền điện tử (EFT) 01 Chuyển tiền điện tử và thẻ nợ trên Internet Chuyển tiền điện tử (Electronic fund transfer-EFT), là một phương pháp thanh toán điện tử phổ biến, chuyển một lượng tiền từ một tài khoản nhà băng tới cùng nhà băng hay nhà băng khác. EFT đã được sử dụng từ những năm 1970 thông qua nhà thanh toán tự động (automated clearing house - ACH). Ngày nay chúng ta có thể sử dụng EFT dựa trên Internet, nhưng phải đảm bảo an toàn cho việc truyền dữ liệu giữa các ngân hàng điện tử. Chuyển tiền điện tử (EFT) 02 Thẻ lưu trữ giá trị và tiền điện tử Mua hàng hóa có giá trị nhỏ Giá trên Internet một bức tranh số hay nghe nhạc là 25 cents. Làm cách nào để người tiêu dùng mua được sản phẩm và thanh toán những khoản này hiệu quả khi chi phí 1 lần để xử lý thanh toán thẻ tín dụng ít nhất là 1 USD Chuyển tiền điện tử (EFT) 02 Thẻ lưu trữ giá trị và tiền điện tử Tiền điện tử: thanh toán nhỏ Tiền điện tử có thể giải quyết được vấn đề này. Nó cũng được sử dụng tương tự như cách thức của thẻ lưu trữ giá trị được dùng để thanh toán xe bus, tàu điện ngầm, điện thoại công cộng. Chuyển tiền điện tử (EFT) 03 Séc giấy (cổ điển) Các hệ thống séc điện tử/séc giấy là một phương pháp phổ biến cho những người thanh toán từ xa ở một vài nước, bao gồm cả nước Mỹ. Chi phí cho việc xử lý séc giấy cao là một vấn đề. Chi phí trung bình cho giao dịch séc giấy là 0.79 đô la cao gấp hai lần chi phí cho một dịch vụ ACH. Chuyển tiền điện tử (EFT) 03 Séc điện tử Vì thế cần thiết phải phát triển hệ thống kinh tế xử lý séc điện tử. Hệ thống séc điện tử được mong muốn trở thành phương tiện thanh toán chính, đặc biệt là cho môi trường TMĐT B2B, trong đó số lượng thanh toán là lớn. Chuyển tiền điện tử (EFT) 03 Séc điện tử Séc điện tử là phiên bản điện tử hoặc yêu cầu xuất trình điện tử đối với séc giấy thông thường. Séc điện tử chứa các thông tin tương tự như séc thường và có thể sử dụng trong mọi trường hợp và séc giấy có thể sử dụng với khung pháp lý điều chỉnh tương tự nhau. Về cơ bản, quy trình vận hành của séc điện tử tương tự như séc giấy, nhưng thực hiện toàn bộ thông qua các phương tiện điện tử, do đó nhanh hơn, ít chi phí hơn và có thể an toàn hơn. Chuyển tiền điện tử (EFT) 04 Séc điện tử Séc điện tử được coi là phù hợp với thực tiễn kinh doanh hiện nay, vừa tận dụng được năng lực của các ngân hàng, vừa giảm thiểu các quy trình xử lý phức tạp. Với công nghệ bảo mật cao hiện nay, séc điện tử có thể được sử dụng cho mọi doanh nghiệp có tài khoản thanh toán tại ngân hàng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hệ thống thanh toán séc điện tử phổ biến hiện nay là eCheck Secure (của CheckFree), eCash. Tình hình TMĐT tại Việt Nam năm 2008 Tính đến tháng 6/2008 số người dùng ở Việt Nam đạt 20.100.000 người, chiếm 23.61% dân số. www.themegallery.com Company Logo Tình hình TMĐT tại Việt Nam năm 2008 www.themegallery.com Company Logo Tình hình TMĐT tại Việt Nam năm 2008 www.themegallery.com Company Logo Tình hình TMĐT tại Việt Nam năm 2008 www.themegallery.com Company Logo Tình hình TMĐT tại Việt Nam năm 2008 www.themegallery.com Company Logo Tình hình TMĐT tại Việt Nam năm 2008 www.themegallery.com Company Logo Tình hình TMĐT tại Việt Nam năm 2008 www.themegallery.com Company Logo Chính sách từ chính phủ Đào tạo và tuyên truyền, phổ cập về thương mại điện tử. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Yêu cầu với các cơ quan Chính phủ về cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử và thực hiện giao dịch điện tử trong mua sắm. www.themegallery.com Company Logo Tiềm Năng TMĐT VN 10 Website TMĐT lớn nhất VN Vinalink là công ty khảo sát trực tuyến số 1 Việt nam đưa ra đánh giá dựa vào các tiêu chí như sau: + Doanh số giao dịch thành công + Hình thức (B2B/B2C/C2C) + Độ phủ + Số lượng traffic (tiep theo) 1. Mua bán (C2c) Là website được IDGvv đầu tư , trang web nổi tiếng với các hình thức rao vặt từ trang Báo in Mua bán , nhanh gọn cập nhật liên tục bởi khách hàng, website nổi bật với các giao dịch nhà đất, tuyển dụng hiệu quả. Doanh số giao dịch thành công đạt tới 2 triệu USD/1 ngày 2. Sàn giao dịch Thép Việt nam (B2B Steel Market place) Doanh thu giao dịch thành công : khoảng 1 triệu USD 1 ngày, khoảng 5000 tỷ giao dịch qua sàn trong năm 2008, tập trung hơn 4000 công ty Thép, kim loại, XD tại Việt nam (tiep theo) 3. Vật giá (B2c) Trang web B2C lớn nhất Việt nam hiện tại với trên 200.000 lượt khách thăm 1 ngày. 4. Én Bạc (C2c) Trang web chào bán thời trang cho chị em phụ nữ số 1 hiện nay. đáp ứng khá nhiều mẫu mã đẹp và rẻ của các nhóm sinh viên kinh doanh chào bán cho dân công sở. 5. 5 Giây (C2c) Cty Nhật Nguyệt khá thành công với website rao mua bán nhanh gọn với hơn 10 triệu lượt rao và 200.000 thành viên (tiep theo) 6. Chợ điện tử (B2C) Rất nổi tiếng với sự hợp tác với Ebay, trang web đấu giá số 1 Thế giới hiện nay, cuối năm 2009 hệ thống ebay sẽ tích hợp với Chodientu để thành hệ thống mua bán trực tuyến đúng nghĩa nhất năm 2009 7. 123Mua (b2c) Một dịch vụ TMĐT dạng B2C của Vinagame với hơn 3000 đơn hàng thành công năm 2008 8. Rongbay.com (C2c) Một trang rao vặt rất tiện dụng của VC, nhanh chóng đạt thứ hạng cao do tính tiện dụng (tiep theo) 9. Muare (C2c) Một trang diễn đàn rao vặt như 5giay được tách ra từ diễn đàn nổi tiếng ttvnol. 10. Gophatdat.com (B2B) Một trang web B2B khá lớn được xây dựng lâu năm tại Việt nam và là trang B2B estore thành công nhất tại Việt nam hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttmdt_ch_1_tong_quan_4449.ppt
Tài liệu liên quan