Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em - Hệ hô hấp

* Dạy trẻ biết thở đúng: - Dạy trẻ thở bằng mũi để không khí được lọc sạch và sưởi ấm đầy đủ (tại sao?). - Dạy trẻ biết tăng cường nhịp thở, khi vận động không nín thở. * Tạo điều kiện cho trẻ được hít thở không khí trong lành bằng cách: - Thông thoáng phòng học để tạo sự thay đổi không khí. - Cần có các biện pháp phòng chống bụi (vd: sân láng ximăng rải sỏi.) - Trồng cây xanh.

ppt23 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 7039 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em - Hệ hô hấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHẪU SINH LÝ TRẺ EM CHƯƠNG VI: HỆ HÔ HẤP Hãy nêu cấu tạo của hệ hô hấp I- CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN HÔ HẤP Cơ quan hô hấp gồm Bộ phận dẫn khí & bộ phận hô hấp. BỘ PHẬN HÔ HẤP BỘ PHẬN DẪN KHÍ 1- Cấu tạo Các cơ quan trong hệ hô hấp a-Bộ phận dẫn khí (đường hô hấp). - Là 1 loạt các đường ống có đường kính khác nhau, khi hít vào hay thở ra không khí đều vận chuyển qua các ống đó. - Bộ phận dần khí bao gồm: khoang mũi- thanh quản- khí quản- phế quản. * Đường dẫn khí : - Mũi : - Họng : - Thanh quản: - Khí quản: - Phế quản - Có nhiều lông mũi - Có lớp niêm mạc tiết chất nhày - Có lớp mao mạch dày đặc Có nắp thanh quản( sụn thanh thiệt) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp - Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau - Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục Cấu tạo bởi các vòng sụn. Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ b- Bộ phận hô hấp: (gồm 2 lá phổi) Trong mỗi lá phổi có các thuỳ phổi (phổi phải có 3 thuỳ, phổi trái có 2 thuỳ) mỗi thuỳ có nhiều tiểu thuỳ, tận cùng các tiểu thuỳ là phế nang (ở người có khoảng 300 triệu phế nang) thành phế nang rất mỏng, có mang lưới mao mạch dày đặc. Sự trao đổi khí giữa túi phổi & máu được thực hiện qua thành phế nang và mao mạch. Màng phổi: bao bọc bên ngoài phổi gồm lá thành & lá tạng (lá thành lót mặt trong lồng ngực, lá tạng phủ mặt ngoài của phổi) giữa lá thành & lá tạng có lớp dịch mỏng có tác dụng làm giảm sự ma sát giừa 2 lá và tránh sự va chạm của phổi với thành lồng ngực. *Đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí: + Số lượng phế nang lớn làm tăng diện tích trao đổi khí + Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch làm phổi nở rộng và xốp. O2 CO2 O2 O2 CO2 CO2 Hô hấp là quá trình Tiếp nhận O2 từ ngoài vào tế bào và thải CO2 ra môi trường 2-Chức năng II. Chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp : Đường dẫn khí: gồm các cơ quan Mũi→Họng→Thanh quản→Khí quản→Phế quản : Có chức năng dẫn khí, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào và bảo vệ phổi. Hai lá phổi: Gồm rất nhiều phế nang, phổi là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài II- ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÔ HẤP- SỰ HÔ HẤP Ở TRẺ EM. 1- Đặc điểm cơ quan hô hấp trẻ em. Nhìn chung hệ hô của trẻem có kích thước nhỏ hơn người lớn và chưa trưởng thành. Trung tâm điều hoà thân nhiệt chưa hoàn thiện do đó trẻ dễ bị rối loạn hô hấp. Cấu tao và chứac năng sinh lý thay đổi theo quá trình phát triển của cơ thể trẻ. a-Khoang mũi: Trẻ nhỏ (sơ sinh) khoang mũi nhỏ & ngắn cho nên không khí hít vào không được lọc sạch& sưởi ấm đầy đủ. Niêm mạc mềm mịn, nhiều mạch máu do đó khi bị xây xát dễ bị viêm nhiễm, khi bị viêm nhiễm nhẹ niêm mạc cũng đã bị sưng tấy, phù nề, xuất tiết gây sổ mũi, khó thở đặc biệt ở trẻ nhỏ b- Thanh quản, khí quản, phế quản ở trẻ em có đường kính nhỏ, tổ chức đàn hồi ít phát triển, sụn mềm dễ biến dạng, do đó khi bị viêm mhiễm trẻ hay bị khó thở, giản phế quản. Dây thanh âm ngắn nên giọng trẻ thường cao hơn. Từ 12 tuổi trở đi dây thanh âm của trẻ trai dài hơn trẻ gái cho nên giọng trẻ trai trầm hơn. c- Phổi: - Trọng lượng tăng dần theo tuổi: + Sơ sinh phổi có trọng lượng 50 - 60 gr. + 6 tháng có trọng lượng gấp 2. 1 tuổi gấp 3, 12 tuổi gấp 10 lần lúc sơ sinh. - Phế nang: bề mặt hô hấp của phế nang ở trẻ em tương đối lớn so với người lớn (vì cơ thể trẻ đang lớn). Màng phổi: màng phổi trẻ em mỏng dề bị giản khi hít thở vào sâu hoặc khi bị tràn khí tràn dịch màng phổi. Tổ chức phổi của trẻ ít đàn hồi cho nên trẻ dề bị xẹp phổi, giản phế quản nhỏ khi trẻ bi bệnh viêm phổi, bệnh ho gà. 2 - Hoạt động hô hấp ở trẻ em. a - Nhịp thở: thay đổi theo lứa tuổi, trẻ càng nhỏ thở càng nhanh và nông, nhịp thở cuả trẻ như sau: Trẻ sơ sinh: 50 -60lần/ phút. Trẻ 6 tháng: 35-40lần/phút. 7- 12 tháng: 30-35 lần/phút 2- 3 tuổi: 25- 30 lần/phút. 4 – 6 tuổi: 20- 25 lần/phút (người lớn: nam 19lần/phút, nữ 20 lần/phút) b- Kiểu thở: Do đặc điểm xương lồng ngực của trẻ (xương sườn nằm ngang, khó di động khi hô hấp) do đó kiểu thở của trẻ có khác nhau. Trẻ nhỏ trước khi biết đi có kiểu thở bụng. Trẻ 2 tuổi trở lên có kiểu thở hỗn hợp (ngực, bụng). Trẻ > 10 tuổi: trẻ trai thở bụng, trẻ gái thở ngực. (Do lồng ngực trẻ mở rộng, cử động hô hấp lồng ngực tăng) III- NHỮNG RỐI LOẠN VỀ HÔ HẤP Ở TRẺ EM 1- Hiện tượng đói ôxy (Thiếu dưỡng khí) Hiện tượng đói oxy xẩy ra khi phân áp oxy ở phế nang giảm do áp suất khí trời giảm. Phân áp oxy ở phế nang thay đổi rõ rệt khi áp suất khí trời tăng hay giảm: khi áp suất khí trời giảm thì phân áp oxy ở phế nang cũng giảm lúc đó xẩy ra hiện tượng thiếu dưỡng khí. Hiện tượng đói oxy thường gặp: xe đông người, chật chội, đứng lâu. nhà cửa chật chội, nóng bức, đun nấu bếp củi, bếp than trong nhà. 2- Sổ mũi- ngạt mũi: Trẻ em thường bị ngạt mũi- sổ mũi do: - Trong niêm mạc mũi có nhiều mao mạch, tuyến nhầy, hệ thống thần kinh nhạy cảm với kích thích thời tiết làm cho hiện tượng bài tiết dịch tăng lên. - Khi trời lạnh sẽ làm tăng hiện tượng bài tiết dịch do giản mạch lám tăng lượng máu trong mũi nên nước mũi chảy ra nhiều. Vì vậy về mùa lạnh trẻ dễ bị sổ mũi, ngạt mũi do máu cương tụ làm hẹp khe mũi. - Ở trẻ em sổ mũi, ngạt mũi là hiện tượng phổ biến vì đường hô hấp của trẻ còn nhỏ, hẹp, ít tổ chức đàn hồi, nhiều mao mạch và bạch huyết. IV- VỆ SINH HỆ HÔ HẤP CHO TRẺ EM 1- Vệ sinh về sự thở: * Dạy trẻ biết thở đúng: - Dạy trẻ thở bằng mũi để không khí được lọc sạch và sưởi ấm đầy đủ (tại sao?). - Dạy trẻ biết tăng cường nhịp thở, khi vận động không nín thở. * Tạo điều kiện cho trẻ được hít thở không khí trong lành bằng cách: - Thông thoáng phòng học để tạo sự thay đổi không khí. - Cần có các biện pháp phòng chống bụi (vd: sân láng ximăng rải sỏi...) - Trồng cây xanh. 2- Bảo vệ cơ quan hô hấp của trẻ * Chăm sóc sự phát triển lồng ngực của trẻ bằng cách: - Rèn luyện tư thế đúng cho trẻ khi đi, đứng, nằm, ngồi. - Cho trẻ tập thể dục kết hợp thở sâu. - Cho trẻ tập hát, ngâm thơ nhằm phát triển dây thanh âm, thanh quản& phổi Giữ gìn cơ quan hô hấp cho trẻ: - Tránh sự nhiễm lạnh cho trẻ nhất là hai bàn chân. - Không cho trẻ la hét hoặc hát ,đọc thơ quá to tiếng, (tại sao?) - Nhà cửa phải đảm bảo thoang mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông - Giáo dục cho trẻ một số thói quen vệ sinh, giữ gìn mũi, họng như: không lấy tay ngoáy mũi, không cho hột, hạt vào mũi, lấy khăn chùi mũi. THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT CHÚC CÁC EM HỌC TỐT diepnga@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptHệ hô hấp.ppt